Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
TỈNH CAO BẰNG”
Mã số: ĐH2016-TN01-01

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ – NCS Hoàng Tuấn Anh

THÁI NGUYÊN, THÁNG 8/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
TỈNH CAO BẰNG”
Mã số: ĐH2016-TN01-01

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)

THÁI NGUYÊN, THÁNG 8/2018

Chủ nhiệm đề tài


(Ký, họ tên)


i

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
S tt

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ

1

Ths. Hoàng Tuấn Anh

Khối Cơ quan - ĐHTN

2

ThS. Nguyễn Thị Kim Huyền

ĐH Kỹ thuật công nghiệp - ĐHTN

3

ThS. Phạm Thị M inh Khuyên

ĐH Kỹ thuật công nghiệp – ĐHTN



ii

MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............i
MỤC LỤC ...........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ ........................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ viii
INFORMATION ON RES EARCH RES ULTS .........................................................xi
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU .......................................................................................13
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.13
1.1.1. Các khái niệm .....................................................................................................13
1.1.1.1. Khái niệm cửa khẩu ........................................................................................ 13
1.1.1.2. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu...................................................................... 14
1.1.1.3. Khái niệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu ..................................................... 16

1.1.2. Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu.....................................................................17
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU. ............................20
1.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu vực cửa khẩu. 21
1.2.2. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ qua khu vực
cửa khẩu ............................................................................................................21
1.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế cửa khẩu. ...23
1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK. ........................24
1.2.5. Biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các KKTCK.24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU. .............................................................26
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô ..................................................................................................26

1.3.2. Các yếu tố vi mô liên quan đến KKTCK..........................................................28
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.29
1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CỦA QUỐC
TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM......................................................30
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Quốc tế.........................30
1.5.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế cửa khẩu Mexico – Mỹ .................................. 30
1.5.1.2.Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Trung Quốc ........................................... 33
1.5.1.3.Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Thái Lan ................................................ 35

1.5.2. Kinh nghiệm phát triển các KKTCK của một số địa phương ở Việt Nam .38


iii

1.5.2.1. Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Quảng Ninh .......................................... 38
1.5.2.2. Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Hà Giang .............................................. 42

1.5.3. Bài học cho tỉnh Cao Bằng ...............................................................................46
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
TỈNH CAO BẰNG ..........................................................................................................48
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU
KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ..............................................................48
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng ........................................48
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Cao Bằng ............................................................ 48
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng ......................................................... 51

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng 53
2.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KKTCK VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI TỈNH CAO BẰNG .................................................................................................55
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO BẰNG. ......................57

2.3.1. Thực trạng quản lý phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.........57
2.3.1.1. Hệ thống quản lý phát triển khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng................. 57
2.3.1.2. Cơ chế, chính sách phát triển KKTCK của Chính phủ, Nhà nước ................. 58
2.3.1.3. Xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển KKTCK của chính
quyền tỉnh Cao Bằng ...................................................................................... 59

2.3.2. Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng .......................60
2.3.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu vực kinh tế cửa khẩu
biên giới .......................................................................................................... 60
2.3.2.2. Phát triển giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ qua khu vực cửa khẩu........ 64
2.3.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các KKTCK. ............................. 72
2.3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK. ........................... 82
2.3.2.5. Thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các
KKTCK (như buôn lậu; hàng nhái, hàng giả; ô nhiễm môi trường).............. 86

2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO
BẰNG ..............................................................................................................................91
2.4.1. Các yếu tố vĩ mô ..................................................................................................91
2.4.2. Các yếu tố vi mô liên quan đến KKTCK tỉnh Cao Bằng ...............................93
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU TỈNH CAO BẰNG ............................................................................................94
2.5.1. Những thành tựu đã đạt được..........................................................................94
2.5.2. Những hạn chế ...................................................................................................95
2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế .........................................................................97


iv

CHƯƠNG III. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM

NHÌN 2025.........................................................................................................................98
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG........................98
3.1.1. Quan điểm phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng........................98
3.1.2. Các mục tiêu phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng ....................99
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO
BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020, TẦM NHÌN 2025 ............................................ 100
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO BẰNG ......... 101
3.3.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng101
3.3.1.1. Định hướng thực hiện giải pháp ................................................................... 101
3.3.1.2. Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 101

3.3.2. Phát triển không gian, lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu vực kinh tế cửa
khẩu biên giới..................................................................................................104
3.3.2.1. Định hướng thực hiện giải pháp: .................................................................. 105
3.3.2.2. Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 105

3.3.3. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ qua khu vực
cửa khẩu;.........................................................................................................108
3.3.3.1. Định hướng thực hiện giải pháp ................................................................... 108
3.3.3.2. Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 108

3.3.4. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các KKTCK..........................111
3.3.4.1. Định hướng thực hiện giải pháp ................................................................... 111
3.3.4.2. Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 111

3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK. ......................112
3.3.5.1. Định hướng thực hiện giải pháp ................................................................... 113
3.3.5.2. Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 113


3.3.6. Thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển
các KKTCK ......................................................................................................115
3.3.6.1. Định hướng thực hiện giải pháp ................................................................... 115
3.3.6.2. Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 116

3.4. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ......................................... 117
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 121
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 126


v

DANH MỤC BẢNG, B IỂU, HÌNH VẼ

Danh mục các Bảng:
Bảng 2.1: Đóng góp theo các chỉ tiêu KT-XH của KKTCK .......................................56
cho tỉnh Cao Bằng năm 2015......................................................................56
Bảng 2.2: Thu nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2017.....................................57
Bảng 2.3: Phí đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu,
lối mở biên giới giai đoạn 2011-2017........................................................57
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016.................64
Bảng 2.5. Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016................65
Bảng 2.6: Kim ngạch XNK tại các cửa khẩu lối mở trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2011-2016 ..................................................................66
Bảng 2.7: Thông tin Khách du lịch đã điều tra..............................................................69
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của khách du lịch................................................................70
Bảng 2.9: Đánh giá của Khách du lịch về du lịch KKTCK Cao Bằng .......................70
Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
Khách du lịch ................................................................................................72

Bảng 2.11: Danh sách một số dự án đã và đang thực hiện tại KKTCK Cao Bằng ...75
Bảng 2.12: Thông tin về các doanh nghiệp điều tra......................................................79
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng khi đầu tư kinh doanh tại KKTCK
Cao Bằng .......................................................................................................80
Bảng 2.14: Đánh giá của doanh nghiệp và nhà đầu tư về các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng khi đầu tư, kinh doanh tại KKTCK Cao Bằng .....................80
Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
doanh nghiệp, nhà đầu tư ............................................................................81
Bảng 2.16: Thông tin về dân cư điều tra.........................................................................87
Bảng 2.17: Sự hài lòng của các đối tượng dân cư .........................................................88
Bảng 2.18: Mức độ nhất trí với bản quy hoạch và chính sách phát triển địa phương
........................................................................................................................88
Bảng 2.19: Sự thay đổi trong đời sống của người dân..................................................89


vi

Danh mục các hình:
Hình 1.1:

Mức độ ảnh hưởng của chính sách hợp tác quản lý phát triển KTVBG
của Mexico – Mỹ..........................................................................................31

Hình 2.1:

Hệ thống cơ quan quản lý phát triển khu KTCK tỉnh Cao Bằng ...........58

Hình 2.2:

Quy hoạch xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 ................................62


Hình 2.3:

Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Cao Bằng đến năm 2020...................62

Hình 2.4:

Bản đồ du lịch Cao Bằng.............................................................................68

Hình 3.1:

Chiến lược marketing địa phương xây dựng hình ảnh điểm đến ........ 103


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

DN

Doanh nghiệp

2

KCN

Khu công nghiệp

3


KKTCK

Khu Kinh tế cửa khẩu

4

KTCK

Kinh tế cửa khẩu

5

KT-XH

Kinh tế xã hội

6

UBND

Ủy ban nhân dân

6

XNK

Xuất nhập khẩu



viii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
- Mã số: ĐH2016-TN01-01
- Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Tuấn Anh
- Tổ chức chủ trì: Đại Học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 01/2016 – 12/2017
2. Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói chung, vấn đề phát triển
khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và đánh giá thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao
Bằng, đề tài đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh
trong việc phát triển KKTCK t ỉnh trong thời gian tới.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa
khẩu, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về KKTCK cho những
nghiên cứu tiếp theo.
- Đề tài đã đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển KKTCK
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thông qua hệ thống các các phương pháp phân tích, xử
lý dữ liệu, cũng như dựa trên các phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới
phát triển KKTCK tại Cao Bằng. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tế
và khoa học phát triển KKTCK.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạt
định chính sách có một cái nhìn toàn diện, có cơ sở xây dựng và triển khai có hiệu
quả hơn các chương trình chính sách phát triển KKTCK tại Cao Bằng từ nay đến
năm 2020, tầm nhìn 2025, từ đó đóng góp cho sự phát triển KTXH chung của tỉnh
Cao Bằng.
4. Kết quả nghiên cứu:

- Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn về kinh tế biên
giới, kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu.


ix

- Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới
trong việc xây dựng chính sách, cũng như thực tiễn phát triển các khu kinh tế cửa
khẩu từ đó đưa ra bài học đối với vấn đề phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và chính sách
phát triển KTCK của Nhà nước đối với tỉnh, chính sách phát triển của tỉnh đối với
KKTCK của chính địa phương này.
- Đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong
việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học
2 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc gia có trong danh mục tính
điểm theo quy định của Hội đồng Chức danh Giáo sư:
-

Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Huyền, Phạm Thị Minh Khuyên (2017),
“Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tỉnh Cao Bằng: Thực trạng và định hướng
chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, số 27 (6/ 2017), tr. 12-17.

-

Hoàng Tuấn Anh, Dương Thị Thùy Linh (2018), “Chính sách thương mại biên
giới Việt Nam và Trung Quốc: Những khác biệt và giải pháp hạn chế”, Tạp chí
Công thương, số 4 tháng 4/2018, tr. 75-79.
1 bài báo đăng toàn văn trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế:


-

Hoang Tuan Anh, Do Anh Tai (2017), “Managing the development of border
economic zone – Experimental study in Cao Bang province”, The Sixth
International Conference on Entrepreneurship and Business Management,
Hanoi, Vietnam, November 2017, pp.315-325.

5.2. Sản phẩm ứng dụng
-

01 tư liệu khoa học: “Thực trạng và giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng” được ứng dụng sử dụng tại Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu và các giải pháp được đề xuất của đề tài đã được trao đổi
với Ban quản lý KKTCK t ỉnh Cao Bằng để có thể ứng dụng thực tiễn cho Kế hoạch
phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018 – 2020 định hướng tới năm 2025.


x

Ngày

Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)

tháng


năm 2018

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)


xi

INFORMATION ON RES EARCH RES ULTS
1. General information:
Project title: Solutions for development of Cao Bang border gate economic zone
Code number: ĐH2016- TN01-01
Coordinator: Hoang Tuan Anh
Implementing institution: Thainguyen University
Duration: from Jan, 2016 to Dec, 2017
2. Objective(s):

Based on the research on the border gate economic zone in general, the
development of the border gate economic zone in particular and the assessment of
the actual development of the Cao Bang province, authors proposed solutions to
develope Cao Bang border gate economic zone in the future.
3. Creativeness and innovativeness:

- The research focuses on clarifying the basic concepts of developing border
gate economic zones, thereby providing some theoretical and practical basis for the
next research.
- The research has objectively and scientifically assessed the situation of
development of the border gate economic zone in Cao Bang province through the
system of data analysis and processing methods, as well as based on the analysis of

environmental factors affecting the development of the border gate economic zone
in Cao Bang province. These results is the basis for proposing practical and the
scientific solutions for the development of the border gate economic zone in Cao
Bang province.
- The research results of the project are the scientific basis to help policy
makers have a comprehensive view and have more effective basis to develop and
implement policies on development the border gate economic zone in Cao Bang
province from now to 2020, vision to 2025, thereby contributing to the overall
socio-economic development of the province.
4. Research results:

- Systemize theoretical and practical issues on border economic, border-gate
economic, border-gate economic zones and border-gate economic zones
development.


xii

- Study the experiences of China and some other countries in the world in
developing policies and practices for the development of border gate economic
zones, thus introducing lessons for the development of border gate economic zones
in Cao Bang in particular, and the development of border gate economic zones in
Vietnam's in general.
- Analyze the status of Cao Bang border gate economic zones and the state
development policy for the province, the development policy of the province for the
border gate economic zones of this province.
- Propos ed solutions to the policy makers on the developing the border gate
economic zones in the coming time.
5. Products:
5.1. Scientific products


- National articles:
Hoang Tuan Anh, Nguyen Thi Kim Huyen, Pham Thi Minh Khuyen,
“Development of Cao Bang border gate economic zone: current situation and policy
orientation”, Trade research review, No 27 (06/2017), pp.12-17.
Hoang Tuan Anh, Duong Thi Thuy Linh (2018), “Trade policies between
Vietnam and China: Differences and restrictions”, Vietnam Trade and Industry
Review, No 4 (4/2018), pp.75-79.
- Article in International Conference proceeding:
Hoang Tuan Anh, Do Anh Tai (2017), “Managing the development of border
economic zone – Experimental study in Cao Bang province”, The Sixth
International Conference on Entrepreneurship and Business Management, Hanoi,
Vietnam, November 2017, pp.315-325.
5.2. Aplication products: 01 scientific document: "The current situation and
solutions to develop Cao Bang border gate economic zone" is applied for use at the
management board of Cao Bang border gate economic zone.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research
results: Research results and suggested solutions of the project have been discussed

with the Management Board of Cao Bang Border Gate economic Zone to be able to
apply practically to the Bang Border Gate economic Zone development plan for
2018 – 2020, vision to 2025.


1

LỜI MỞ ĐẦU
l. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Ngày 25/4/2008, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 52/2008/QĐ/TTg, về
việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) của

Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu xây dựng các KKTCK trên địa bàn các tỉnh
có biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng thành các vùng kinh tế động lực của
từng tỉnh. Đồng thời, phải xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức
quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 KKTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu
kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, KKTCK Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang
và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch
vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính
quyền địa phương có KKTCK đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, về vốn vay,
mặt bằng đất đai... với mục đích hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển kinh
doanh, đồng thời thúc đẩy các KKTCK phát triển.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, các KKTCK Việt Nam tồn tại khá nhiều vấn
đề như: Phát triển nóng; Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, không đáp ứng
được yêu cầu của quá trình phát triển; Phần lớn các cửa khẩu đều thiếu hệ thống
kho bãi, thiết bị bốc dỡ; Nguồn vốn đầu tư cho các KKTCK vẫn chủ yếu là ngân
sách nhà nước, do đó bị hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (như hệ thống
đường giao thông, quy hoạch chuỗi siêu thị, chợ, kho bãi, khu tái định cư…); Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tăng trưởng thiếu ổn định,
bền vững; Các địa phương có KKTCK vẫn loay hoay trong việc xây dựng chính
sách phát triển phù hợp với đặc thù của địa phương mình, để làm sao phát huy được
thế mạnh, lợi thế so sánh, thu hút được đầu tư và hạn chế các điểm yếu, những tồn
tại đang có. Ngoài ra, các KKTCK còn đang gặp phải các vấn đề khó quản lý và
giải quyết liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, hàng nhái, hàng giả.
Cao Bằng là một trong số các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, dài
333.403 km, với cửa khẩu quốc tế Tà Lùng – Thủy Khẩu thuộc huyện Phục Hòa, 03
cặp cửa khẩu chính (song phương quốc gia) là cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) –
Long Bang (Trung Quốc), Sóc Giang (Việt Nam) – Bình Mãng (Trung Quốc), Lý
Vạn (Việt Nam) – Thạch Long (Trung Quốc) và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở
khác trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản
lý, thuận lợi trong hoạt động xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại,



2

bảo đảm đúng tiêu chí và điều kiện “bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không
tách biệt về không gian” theo quy định của Chính Phủ, ngày 30/8/2013, Thủ tướng
chính phủ ký quyết định số 1513/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và
Tầm nhìn đến năm 2030”, đã quyết định sát nhập 3 cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, Trà
Lĩnh, Sóc Giang của tỉnh thành KKTCK tỉnh Cao Bằng.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của tỉnh Cao Bằng đến
năm 2020, tỉnh phấn phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 –
20%/năm. Vậy để có thể đạt được con số tăng trưởng này, Cao Bằng cần có các
biện pháp cụ thể nhằm phát triển bền vững KKTCK tỉnh, phát huy được lợi thế cạnh
tranh, thu hút đầu tư, đồng thời khắc phục được những tồn tại mà phần lớn các
KKTCK Việt Nam đang gặp phải. Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài “Giải
pháp phát triển k hu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng” được chọn làm đề tài nghiên
cứu khoa học năm 2016 – 2017.
2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài
Kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu là một trong những nội
dung nghiên cứu của kinh tế vùng biên giới. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, đây
là chủ đề được nhiều nhà kinh tế, nhà hoạch định chiến lược, nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu.
2.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biên giới
Hansen, Niles (1977), trong cuốn “Khu vực biên giới: Nghiên cứu học thuyết
không gian và trường hợp nghiên cứu Châu Âu”, đã đưa ra những đánh giá tóm tắt
về bản chất, ý nghĩa của lý thuyết vị trí và tốc độ gia tăng các vấn đề, chính sách
liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới. Theo tác giả, đây là căn
cứ xây dựng cơ sở lý thuyết thỏa đáng cho việc xây dựng chính sách, phát triển khu

vực biên giới các quốc gia thông qua nghiên cứu một số quốc gia Châu Âu. Bài viết
cũng đưa ra những nhân tố tác động đến vấn đề phân tích đặc điểm khu vực biên
giới, với việc nhấn mạnh lợi thế khu vực cũng như những khó khăn của chúng.
Nhóm tác giả Gibs on, Lay James và Alfonso Corona Renteria (1985), “Hoa
Kỳ và Mexico: Phát triển khu vực biên giới và kinh tế quốc gia”, nghiên cứu về mối
quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico với mục đích phát triển KTCK nói riêng,
kinh tế quốc gia nói chung của 2 nước. Từ những đánh giá về đặc điểm vị trí khu
vực cửa khẩu, sự dịch chuyển của luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn; tác giả đã đưa ra


3

những nhận định về sự tác động của những vấn đề về văn hóa, kinh tế, nhân khẩu
học của khu vực biên giới giữa 2 quốc gia tới sự phát triển công nghiệp khu vực
biên giới, cũng như những vấn đề tác động tới nền kinh tế quốc gia, mối quan hệ
hợp tác kinh tế khu vực biên giới nói riêng, hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico
nói chung.
Annekatrin Niebuhr Silvia Stiller (2002), “Hiệu quả hội nhập khu vực biên
giới – Xem xét lý thuyết k inh tế và nghiên cứu thực nghiệm”, đưa ra nội dung một
cuộc khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu, s o sánh giữa lý thuyết kinh tế và nghiên cứu
thực nghiệm đối với vấn đề khu vực biên giới và hiệu quả hội nhập của khu vực này
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như lý thuyết kinh tế chỉ cho phép đưa
ra những nhận định chung về những lợi ích hay khó khăn mà hội nhập kinh tế quốc
tế mang lại, thì nghiên cứu thực nghiệm trên khu vực cửa khẩu, biên giới cụ thể sẽ
mang lại những kết luận khác nhau liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội và văn
hóa tại vùng biên giới. Song, tóm lại, cuộc khảo sát cho thấy vấn đề phân tích lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm một cách nghiêm túc sẽ đưa ra đánh giá chính
xác về tác động của hội nhập kinh tế đối với khu KTCK nói riêng và kinh tế biên
giới nói chung.
Mã Tuệ Quỳnh (2006), “Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên giới,

thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt” đã đề cập đến
thực trạng phát triển kinh tế thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây sau hơn 15
năm, kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991; thực
trạng phát triển KTCK của tỉnh QuảngTây; những vấn đề tồn tại trong quá trình
phát triển kinh tế thương mại biêngiới và đối sách áp dụng để phát huy ưu thế
thương mại biên giới, mở rộngquan hệ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và
Việt Nam.
2.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài về khu kinh tế cửa khẩu
Rick Van Schoik, Erik Lee, and Christopher Wilson (2014), “KTCK Hoa Kỳ Mexico trong quá trình chuyển đổi: Bài viết tham dự Diễn đàn năng lực cạnh tranh
của kinh tế khu vực năm 2014”. Dựa trên những thực tế Hoa Kỳ và Mexico đã áp
dụng cho phát triển KTCK 2 quốc gia, tác giả tập trung đưa ra những giải pháp,
sáng kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực KTCK, chất lượng đời
sống dân cư sinh sống tại khu vực này, đồng thời hoạch định chính sách phát triển
phù hợp cho các cơ quan từ địa phương, tới tiểu bang và liên bang.
Guo Rongxing (1991 - 2015), với loạt nghiên cứu và công bố đóng góp cho


4

kinh tế thế giới các vấn đề mang tính lý thuyết, cũng như mô hình thực tiễn về vấn
đề phát triển khu vực biên giới đặc biệt là KKTCK một số quốc gia, như: Các vấn
đề lý thuyết về KKTCK; Những nghiên cứu sơ bộ về các khu KTCK Trung Quốc;
Các yếu tố tác động và giải pháp phát triển các KKTCK thuộc các tỉnh biên giới
Trung Quốc; Và nhiều vấn đề có liên quan đến KTCK, kinh tế biên giới. Trong đó
nội dung phát triển KKTCK đề cập đến các vấn đề: phát triển không gian lãnh thổ,
phát triển giao lưu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và quản lý các vấn đề an ninh
chính trị khi phát triển KKTCK.
Lưu Kiến Văn (2006), “Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyênquốc
gia Trung - Việt.Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia ĐôngHưng –
Móng Cái”. Đã phân tích quá trình và đề xuất các giải pháp phát triển khu hợp tác

kinh tế xuyên quốc gia giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đã đăng tải trong các kỷ yếu hội thảo, hội nghị của
hai nước như: “Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh
tế Trung - Việt”, báo cáo Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên
giới Trung - Việt, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc,tổ chức tại Côn Minh tháng 6
năm 2008. Tài liệu đã nêu bật được ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng các đặc
khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đề xuất tư duy tổng thể cho việc xây dựng các đặc
khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đưa ra những trở ngại chủ yếu của việc xây dựng
đặc khu hợp tác kinhtế Trung – Việt; kiến nghị một số chính sách mang tính chiến
lược đối với các đặc khu hợp tác kinh tế…
2.3. Một số công trình nghiên cứu trong nước về khu kinh tế cửa khẩu
Trong những năm qua, KTCK là một nội dung nằm trong chiến lược phát triển
kinh tế quan trọng được nhiều tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu.
Nguyễn Mạnh Hùng (2000), “Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu
KTCK Việt Nam”, đã đưa ra những đánh giá, phân tích liên quan đến chính sách
khuyến khích đầu tư, xúc tiến thương mại cho các khu KTCK nước ta. Những đánh
giá, phân tích này góp phần vào công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hanh
động tích cực.
Phạm Văn Linh (2001), “ Các khu KTCK biên giới Việt – Trung và tác động
của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam”, đây là cuốn sách đầu tiên đi
vào phân tích các vấn đề cụ thể liên quan đến khu KTCK, bao gồm: Phân tích vị trí,
tầm quan trọng của khu KTCK trong sự phát triển kinh tế hàng hóa; Vấn đề hội
nhập và mở cửa kinh tế; Quá trình hình thành, phát triển và tác động của 4 khu


5

KTCK biên giới Việt – Trung. Từ những phân tích này, tác giả đã đưa ra những đề
xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô
hình KTCK ở Việt Nam.

Nguyễn Minh Hiếu (2008), “Một số vấn đề về KTCK Việt Nam trong quá trình
hội nhập”, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề chung nhất liên quan đến KTCK
nước ta trong quá trình hội nhập, như: Khái niệm về khu KTCK, các nhân tố ảnh
hưởng đến s ự hình thành và phát triển các khu KKTCK, một số mô hình của các
KKTCK, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển KKTCK, bao gồm:
Ô nhiễm môi trường, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, nhân lực. Hạn chế của tác phẩm là
tác giả chưa đánh giá được tác động của các KKTCK đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong thời gian qua, cũng có nhiểu công trình nghiên cứu của các tác giả về
vấn đề KKTCK, kinh tế biên giới, có thể kể đến các đề tài như:
Đào Thị Hồng Duyên (2010), “Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn”. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra
những đánh giá, phân tích về thực trạng mối quan hệ thương mại qua biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc – thông qua thực tế ở Lạng Sơn - với những tác động tích
cực và tiêu cực của nó tới sự phát triển kinh tế văn hóa và xã hội khu vực phía Bắc,
cũng như ngân sách nhà nước trên từng địa bàn. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc
đẩy quan hệ thương mại qua biên giới này giữa Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh
Lạng Sơn.
Đặng Xuân Phong (2012), “Phát triển khu KTCK biên giới phía Bắc Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề
cơ bản về phát triển KKTCK phía Bắc nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế
giới hiện nay trong đó nội dung phát triển KKTCK tập trung vào 2 nội dung chính
là phát triển không gian lãnh thổ và phát triển giao lưu kinh tế qua KKTCK, đồng
thời đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của các KKTCK
trong thời gian tới.
Giàng Thị Dung (2014), “Phát triển khu KTCK với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh
Lào Cai”. Qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận có liên
quan đến KKTCK nói chung, cũng như đánh giá thực trạng phát triển KKTCK gắn
với công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời gian qua. Từ
đó đề xuất một số định hướng, giải pháp chủ yếu, làm căn cứ lý luận, cơ sở thực
tiễn tiếp tục phát triển KKTCK gắn với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai.



6

Mới đây nhất, tại hội thảo KT-XH t ỉnh Hà Giang (Tháng 3/2015), có rất nhiều
tham luận xoay quanh vấn đề phát triển thương mại biên mậu dịch, cũng như
KKTCK của tỉnh Hà Giang. Có thể kể đến một số tham luận tiêu biểu gồm:
Nguyễn Ngọc Sơn (2015), “Phát triển các KKTCK tỉnh Hà Giang”. Bài viết
đã đưa ra những đánh giá tương đối sát với thực trạng phát triển các KKTCK của
tỉnh (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm), qua đó đề xuất các quan điểm, định
hướng nhằm phát triển các KKTCK của tỉnh Hà Giang.
Phạm Đình Thi (2015), “Một số định hướng chính sách tài chính nhằm phát
triển kinh tế biên mậu – Tuyến thương mại biên giới tỉnh Hà Giang”. Dưới góc độ
của một nhà hoạch định chính sách thuế, Vụ trưởng đã đưa ra những đánh giá,
những vấn đề còn tồn tại của tuyến thương mại biên giới; Đề xuất về định hướng
phát triển khu KTCK và thương mại biên giới tỉnh Hà Giang trên các khía cạnh:
Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, KKTCK; Cơ chế sử dụng nguồn thu thuế
xuất nhập khẩu và một số vấn đề liên quan khác.
Nguyễn Mạnh Hùng (2015), “Vấn đề chống hàng giả, hàng nhái trên tuyến
biên giới đất liền và bảo vệ người tiên dùng”. Dưới góc độ của một nhà hoạt động
trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dung, tác giả đã đề cập đến 1 trong những vấn đề
nóng hiện nay là chống hàng giả, hàng nhái được đưa vào nội địa qua biên giới.
Theo tác giả, để phát triển bền vững KTCK, chính quyền tỉnh Hà Giang cần sớm có
những quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống buôn lậu trên các
tuyến biên giới, cửa khẩu.
Kết luận:
Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều
vấn đề khác nhau liên quan đến mô hình, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và một số
chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KKTCK cũng như nghiên cứu điển hình ở một số khu
vực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tổng hợp các nội dung trên

theo định hướng quản lý nhà nước đối với KKTCK tại địa phương cụ thể như tỉnh
Cao Bằng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói
chung, vấn đề phát triển khu kinh tế cửa khẩu nói riêng, đề xuất giải pháp nhằm tư
vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong việc phát triển KKTCK t ỉnh trong
thời gian tới.


7

Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn về kinh tế biên
giới, kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới
trong việc xây dựng chính sách, cũng như thực tiễn phát triển các khu kinh tế cửa
khẩu từ đó đưa ra bài học đối với vấn đề phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng nói
riêng, phát triển KKTCK Việt Nam nói chung.
- Phân tích thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và chính sách
phát triển KTCK của Nhà nước đối với tỉnh, chính sách phát triển của tỉnh đối với
KKTCK của chính địa phương này.
- Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói chung, vấn đề phát triển
khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và đánh giá thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao
Bằng, đề tài đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh
trong việc phát triển KKTCK t ỉnh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển KKTCK t ỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và các

tiêu chí đánh giá phát triển KKTCK.
+ Về không gian:
Điều tra nhóm đối tượng doanh nghiệp: Được thu thập tại các khu vực trong toàn
tình để thấy được tác động của sự phát triển KKTCK với các khu vực khác, theo 3 nhóm
khu vực: 1. Khu vực thành phố Cao Bằng; 2. Khu vực các huyện có KKTCK; 3. Các
huyện khác.
Điều tra nhóm Khách du lịch của KKTCK: được thu thập từ các khu cửa khẩu
chính: Khu trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh và khu vực cửa
khẩu Sóc Giang là các địa điểm đón khách du lịch chính của KKTCK.
Điều tra nhóm dân cư: được thu thập trên địa bàn 4 huyện có khu KTCK: Hà
Quảng, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Phục Hòa để đánh giá tác động của phát triển KKTCK
với người dân ở khu vực này.
+ Về thời gian: Các số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ giai đoạn 2011 –
2015. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn từ tháng 10-12 năm 2016.


8

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để nhìn nhận và phân
tích các sự việc hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của các KKTCK. Trên
cơ sở phương pháp luận trên, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Các phương pháp tiếp cận
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phát triển KKTCK không đơn giản là chỉ
tập trung vào một cá nhân hay tổ chức nào, chiến lược phát triển KKTCK cần được
đánh giá một cách có hệ thống các nội dung hoạt động thông qua tiếp cận các đối
tượng liên quan đến phát triển KKTCK.
+ Phương pháp tiếp cận vùng: Trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên,
KT-XH và lợi thế so sánh của các vùng trong địa phương để phân chia các vùng
nghiên cứu phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tác

giả thực hiện chia địa bàn nghiên cứu của tỉnh Cao Bằng thành các khu vực:
KKTCK; Thành phố Cao Bằng và các huyện khác không có KKTCK.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Sử dụng phương pháp này trong việc
tìm hiểu và rút ra các nhận xét đánh giá của cán bộ, lãnh đạo tỉnh, của cán bộ, lãnh
đạo các doanh nghiệp và các chủ đầu tư, nhân dân địa phương đối với các nội dung
về thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp phát triển KKTCK.
- Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin bao gồm:
Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp sẽ được thu thập qua các nguồn
như: Sách, báo, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học đã công bố có liên
quan đến đề tài ở Việt Nam và các nước trên thế giới; Các báo cáo tổng kết và
những số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài của UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Công
Thương, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê Tỉnh Cao Bằng, Cục thuế, Ban quản lý
KKTCK Cao Bằng; Các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ và tỉnh Cao
Bằng có liên quan đến đề tài.
Thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp về đánh giá của doanh nghiệp; các
doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư; người dân; khách du lịch về các chính sách phát
triển KKTCK được thực hiện tại tỉnh Cao bằng trong thời gian qua.
+ Phương pháp chọn mẫu:
Do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện, số lượng mẫu được lựa chọn


9

theo nguyên tắc phân nhóm các đối tượng nghiên cứu, mỗi nhóm nghiên cứu lấy
mức tối thiểu 30 mẫu để đảm bảo ý nghĩa thống kê cần thiết cho nghiên cứu.
Với đối tượng DN và nhà đầu tư: Để đánh giá chọn mẫu nghiên cứu với nhóm
DN ở các khu vực, nhóm nghiên cứu chia các vùng nghiên cứu thành 3 khu vực như
sau: (1): Khu vực thành phố Cao Bằng; (2) Khu vực các huyện có cửa khẩu quốc
gia và quốc tế; (3): Khu vực các huyện khác.

Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố: Chính sách đầu tư;
Yếu tố đầu vào và Cơ cở hạ tầng tới Sự hài lòng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp
vì vậy theo kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2005), quy mô mẫu tối thiểu tính
theo công thức N= 50+8p (Với p là số yếu tố đưa vào mô hình hồi quy) sẽ là:
50+8*3=74. Vì vậy số lượng mẫu dự kiến cho nghiên cứu là 100, tỉ lệ mẫu khảo sát
bị loại do phiếu điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra
thực tế là: 110. Tổng thể các DN và số lượng mẫu dự kiến tại các khu vực như sau:
S ố lượng Doanh nghiệp

S ố lượng mẫu

TỔNG SỐ

904

110

Thành phố Cao Bằng

559

44

Các huyện có cửa khẩu

103

33

Các huyện khác


242

33

Sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách tại mỗ i khu vực được
cung cấp từ Sở kế hoạch đầu tư.
Với đối tượng người dân: Chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ dân số ở các huyện và
đối tượng hộ dân. Nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra sự hài lòng với các chính
sách phát triển khu KTCK với dân cư ở 4 huyện chính có cửa khẩu quốc gia và
quốc tế của Tỉnh Cao Bằng.
Với số lượng mẫu dự kiến cho nghiên cứu là 200, tỉ lệ mẫu khảo sát bị loại do
phiếu điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra thực tế là:
220. Tổng thể dân cư và lượng mẫu lựa chọn cụ thể tại 4 huyện như sau:
Dân số trung bình

Tỉ lệ

Lượng mẫu

(Người)

(%)

(Người)

TỔNG SỐ

104.722


100

220

Huy ện Hà Quảng

34.001

32,5

70


10

Huy ện Trà Lĩnh

21.775

20,8

46

Huy ện Hạ Lang

25.662

24,5

54


Huy ện Phục Hòa

23.284

22,2

50

Sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách tại mỗi khu vực do cán
bộ các huyện cung cấp.
Với khách du lịch: Nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra sự hài lòng với các
chính sách phát triển khu KTCK với 2 nhóm khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế.
Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố: Tài nguyên du lịch,
cơ sở hạ tầng, quản lý điểm, thái độ của dân cư và giá cả vì vậy theo kinh nghiệm
của Nguyễn Đình Thọ (2005), quy mô mẫu tối thiểu tính theo công thức N= 50+8p
(Với p là số yếu tố đưa vào mô hình hồi quy) sẽ là: 50+8*5= 90. Vì vậy số lượng
mẫu dự kiến cho nghiên cứu được chọn là 200, t ỉ lệ mẫu khảo sát bị loại do phiếu
điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra thực tế là: 220.
Tổng thể và mẫu nghiên cứu của nhóm này như sau:
Sơ bộ năm 2015

S ố lượng mẫu

Khách trong nước (Lượt người)

160.251

180


Khách quốc tế (Lượt người)

9.943

40

TỔNG CỘNG

170.194

220

Chọn mẫu ngẫu nhiên tại các điểm du lịch chính trong KKTCK.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Đối với thông tin thứ cấp: Thực hiện tổng hợp, phân loại và sắp xếp các thông
tin thu thập được theo từng nhóm phù hợp với nội dung và thời gian nghiên cứu.
Đối với thông tin sơ cấp: Các thông tin thu thập được bằng phương pháp điều
tra thông qua việc sử dụng mẫu phiếu điều tra để phỏng vấn, người nghiên cứu sử
dụng phần mềm Exce l và SPSS 22.0 để tổng hợp, xử lý số liệu.
+ Phương pháp phân tích
Phương pháp định tính: Các phương pháp định tính được sử dụng trong đề tài
gồm: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về các nội dung cũng như phương pháp
nghiên cứu phát triển KKTCK và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển KKTCK
Phương pháp định lượng gồm:


11

Phương pháp thống kê mô tả (Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số

bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân
tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng phát triển KKTCK tại Cao Bằng); Các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhóm đối tượng được xây dựng theo thang đo
Likert 5, kết quả giá trị trung bình của các yếu tố được diễn giải theo quy ước sau:
1- dưới 1.8: Rất kém tích cực/ Rất không hài lòng
1.8- dưới 2.6: Kém tích cực/ Không hài lòng
2.6- dưới 3.4: Bình thường
3.4- dưới 4.2: Tích cực/ Hài lòng
4.2-5: Rất tích cực/ Rất hài lòng
Phương pháp so sánh (Được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng
kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua
xác định mức biến động tương đối và tuyệt đối để so sánh các thông tin từ các
nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những
nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số
tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của phát triển
KKTCK Cao Bằng qua các năm);
Phương pháp phân tích tương quan (Thực hiện kiểm tra tương quan giữa các
biến phụ thuộc với từng biến độc lập và tương quan giữa các biến với nhau);
Phân tích hồi quy bội MLR (Multiple Linera Regsion: Mô hình phân tích hồi
quy bội MLR được sử dụng để xác đ ịnh mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố
chính tới đánh giá hiệu quả chính sách quản lý KKTCK tỉnh Cao Bằng).
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa
khẩu, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về KKTCK, đồng thời
hoàn thiện thêm về phương pháp cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo.
- Đề tài đã đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển KKTCK
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thông qua hệ thống các các phương pháp phân tích, xử
lý dữ liệu, cũng như dựa trên các phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới
phát triển KKTCK tại Cao Bằng. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tế
và khoa học phát triển KKTCK.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạt


×