Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chuyên đề: KỸ THUẬT NHẢY CAO NẰM NGHIÊNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.35 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TAM ĐẢO

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MÔN THỂ DỤC

Người thực hiện: Nguyễn Thế Anh
Chức vụ: Giáo viên
Tổ chuyên môn: Sử - Địa - Thể dục-GDQP-AN

Tam Đảo, tháng 12/2018
1


Chuyên đề: KỸ THUẬT NHẢY CAO NẰM NGHIÊNG
(8 tiết)
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung 1: Giơí thiệu lịch sử hình thành và phát triển của môn nhảy cao,thành tích
các VĐV đạt được trên thế giới và Việt Nam
2. Nội dung 2:Các bài tập bổ trợ cho môn nhảy cao
3. Nội dung 3: Học kĩ thuật chạy đà (khái niệm, biểu hiện)
4. Nội dung 4: Học kĩ thuật giậm nhảy đá lăng (khái niệm, biểu hiện)
5. Nội dung 5: Hoc kĩ thuật qua xà (khái niệm, biểu hiện)
6. Nội dung 6: Học kĩ thuật tiếp đất (khái niệm, biểu hiện)
II. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nắm được sự hình thành và phát triển của môn nhảy cao nằm nghiêng, thành tích đạt
được của các VĐV trên thế giới và Việt Nam.
- Nắm được một số động tác bổ trợ và kĩ thuật nhảy cao nằm nghiêng .
- Nắm được một số điều luật trong nhảy cao.
2. Kĩ năng


- Thực hành được một số động tác bổ trợ của môn nhảy cao, kĩ thuật nhảy cao nằm
nghiêng ,nắm được luật và làm trọng tài điều khiển thi đấu nội dung môn nhảy xa.
- Nhận biết được kĩ thuật môn nhảy cao nằm nghiêng.
3. Thái độ
Có ý thức tổ chức kỉ luật tinh thần tự giác tích cực trong tập luyện, nêu cao tinh thần tự
giác chấp hành nghiêm sự điều hành giảng dạy của giáo viên. Nhận thức được sự cần
thiết phải tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thân phòng
chống bệnh tật.
4. Định hướng năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Thực hành được một số động tác bổ trợ của môn nhảy cao, kĩ thuật
nhảy cao nghiêng mình, và làm trọng tài điều khiển thi đấu nội dung môn nhảy xa.
- Năng lực chuyên biệt: Nhận thức được sự cần thiết phải tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần phòng chống bệnh tật,có khả
năng hướng dẫn các bạn cùng thực hiện
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
2


Giao án ,Tranh ảnh, máy chiếu, vi deo về kĩ thuật nhảy cao nằm nghiêng, các dụng cụ
phục vụ cho tập luyên như ; cột nhảy cao ,đệm nhảy cao và xà nhảy.
2. Chuẩn bị của HS
Trang phục đúng quy định , giày ba ta , chuẩn bị dụng cụ vệ sinh sân bãi tập luyện.
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

Tiết 1 :Hoạt động 1- Khởi động:
Hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

1. Trong các hình ảnh trên đâu là kĩ thuật nhảy cao nằm nghiêng?
2. Thành tích cao nhất mà các VĐV đạt đươc ? ở Việt Nam và trên thế giới ? (Nam

,nữ).Lịch sử hình thành và phát triển môn nhảy cao.
3


HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1
I. Giơí thiệu lịch sử hình thành và phát triển của môn nhảy cao,thành
tích các VĐV đạt được trên thế giới và Việt Nam
Lịch sử môn nhảy cao(nhảy xà)
Môn nhảy cao tên tiếng anh là High Jumping. Sự ra đời của môn nhảy
cao có nét tương đồng khá giống với bộ môn nhảy sào cũng được phát
hiện vào những năm 1800, và cho tới năm 1886 thì lần đầu tiên bộ môn
nhảy cao được tổ chức thi đấu tại nước Anh.
Và sau đó khoảng gần 10 năm vào đầu những năm 1890 thì bộ môn này
thực sự phát triển với mức phổ rộng trên quy mô toàn thế giới. Lần đầu
tiên nội dung nhảy cao được cho vào cuộc thi Olympic là vào năm 1896
tại Hy Lạp.
Và cho tới thời điểm hiện tại thì môn nhảy cao thực sự đã trở thành một
môn phổ biến trên toàn thế giới, và tại Việt Nam thì bộ môn này đã được
đưa vào trong giảng giạy ở hầu hết các trường trung học phổ thông cũng
như cả hệ đại học.
Thành tích cao nhất mà các VĐV đạt được:
- Trên thế giới.
+ Thành tích nhảy cao nhất của nam là của một VĐV người Cu Ba tên là
Javer Sotomayor với thành tích là 2,45m năm 1993
+ Thành tích nhảy cao nhất của nữ là của một VĐV người Bulgaria tên là
Sterkakostadinova năm 1987 ,với thành tích là 2,09m.
Việt Nam.
+ Thành tích cao nhất của nam là 2,25m của VĐV Nguyễn Duy Bằng vào
năm 2004.
+ Thành tích cao nhất của nữ là 1,94m của VĐV Bùi Thị Nhung vào năm

2003

4


Hoạt động 2 ( Ở lớp ): Tìm hiểu các bài tập bổ trợ . (Cá nhân, Thảo luận nhóm,và
thục luyện)
Hoạt động cá nhân:
Bước 1: GV đặt câu hỏi.
Có những bài tập bổ trợ nào giúp học sinh hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích
nhảy cao mà em biết?
Bước 2: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV
nhận xét.
Bước 3: GV thị phạm phân tích kĩ thuật động tác.
Bước 4: Tập luyện.
GV đưa ra một số bài tập bổ trợ sau đó thị phạm và hướng dẫn học sinh thực hiện
Hoạt động ở nhà.
GV giao việc về nhà: +Tập chạy đà giậm nhảy đá vào một vật chuẩn trên cao 5-10 lần
+ Lò cò một chân 5 lần x 50m
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2
II.Tìm hiểu các bài tập bổ trợ
Bài tập bổ trợ kĩ thuật
+ Nhảy tự do có đà để xác định chân giậm nhảy.(2-3 lần)
+ Tại chỗ đá năng soay người. (3-5 lần)
+ Tại chỗ giậm nhảy đá lăng soay người. (3-5 lần)
Bài tập bổ trợ nâng cao thành tích
+ Lò cò một chân
+ Tại chỗ giậm nhảy đá vào một vật chuẩn trên cao 5-10 lần

Tiết 2 : Hoạt động 3 (Ở lớp): Học kĩ thuật chạy đà ,giậm nhảy.

Hoạt động cá nhân:
Bước 1: GV cho học sinh nhảy tự do có đà để xác định chân giậm nhảy.(2-3 lần)
Bước 2: GV chiếu hình ảnh.
5


Hình ảnh chạy đà

Hình ảnh giậm nhảy

Bước 3:Thảo luận; Quan sát hình ảnh sau đó trả lời câu hỏi;
Câu hỏi : Taị sao bước đà cuối cùng lại ngắn hơn các bước đà trước đó?tư thế thân
người cũng đổ về sau nhiều nhất?
Bước 4: Học sinh trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV nhận xét.
Bước 5:Thục luyện GV thị phạm lại kĩ thuật chạy đà giậm nhảy đá năng ( 1-2 lần ) sau
đó cho học sinh tập luyện.
Hoạt động ở nhà.
GV giao việc về nhà:+ Tập chạy đà giậm nhảy đá vào một vật chuẩn trên cao 5-10 lần
+ Lò cò một chân 5 lần x 50m

6


HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 3
III.Ôn tập , Học kĩ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy.
Ôn tập động tác bổ trợ kĩ thuật:
+ Tại chỗ đá năng soay người. (3-5 lần)
+ Tại chỗ giậm nhảy đá lăng soay người. (3-5 lần)
Học kĩ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy
GV thị phạm lại kĩ thuật chạy đà giậm nhảy đá năng ( 1-2 lần ) sau đó cho

học sinh tập luyện.
Chạy đà thẳng giậm nhảy đá lăng GV Cho lớp đứng thành 2 hàng dọc lần
lượt hai học sinh thực hiện một theo dòng nước chảy, mỗi học sinh thực
hiện 3-5 lần ( Mỗi 1 nội dung)
+ Ba bước đà chạy đà thẳng giậm nhảy đá lăng 3-5 lần.
+ Năm – bẩy bước đà chạy đà thẳng giậm nhảy đá lăng qua xà 3-5 lần.
Lưu ý chạy đà thẳng vuông góc với xà
+ GV quan sát và xửa sai cho học sinh đồng thời đôn đốc học sinh tập
luyện

Tiết 3 : Hoạt động 4: Ôn tâp ,Học kĩ thuật qua xà và tiếp đất. (Cá nhân. Ở lớp, ở
nhà)
Hoạt động cá nhân, ở lớp.
Bước 1: GV cho học sinh quan sát hình ảnh sau đó trả lời câu hỏi.
Bước 2: HS trả lời câu hỏi.
Khi qua xà , chân nào qua xà trước? Tư thế thân người ra sao? Chân nào tiếp đất trước?
Bước 3: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi .HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV
nhận xét.
Bước 5:Thục luyện : GV thị phạm lại toàn bộ kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình ( 1-2 lần
) sau đó cho học sinh tập luyện.

7


Hình ảnh qua xà và tiếp đất trong KT nhảy cao nghiêng mình
Hoạt động ở nhà.
GV giao việc về nhà: : Tập chạy đà giậm nhảy đá vào một vật chuẩn trên cao 5-10 lần
+ Lò cò một chân 5 lần x 50m

HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 4

IV. Ôn tập kĩ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy, Học kĩ thuật qua xà
tiếp đất
Ôn tập kĩ thuật chạy đà giậm nhảy.
Tập mô phỏng chạy đà giậm nhảy đá lăng soay người
Chạy đà thẳng giậm nhảy đá năng qua xà 5-6 lần
Học kĩ thuật qua xà tiếp đất.
Một bước đà giậm nhảy đá lăng soay người ( thực hiện trên xà ,đệm) 3-4
lần
3-5 bước đà giậm nhảy đá lăng soay người ( 3-4 lân)
Thực hiện toàn bộ kĩ thuật động tác nhảy cao nằm nghiêng 5- 7 lần mức
xà thấp.

Tiết 4: Hoạt động 5: Giới thiệu luật thi đấu và hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao
nghiêng mình.
Hoạt động ở lớp.
8


Bước 1: GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết trong thi đấu nhảy cao ở mỗi một mức xà
VĐV được thực hiên mấy lượt nhảy? Khi VĐV thực hiện lần nhảy của mình
nhưng không nhảy lại chui qua xà có được tính mất một lượt nhảy không?
Bước 2: HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. GV nhận xét và giới
thiệu về luật nhảy cao cho học sinh nắm được.
Bước 3: GV Gọi 2-3 học sinh lên thực hiện toàn bộ kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình.
Bước 4: HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Bước 5: Thục luyện.
Hoạt động ở nhà.
+ Tập chạy đà giậm nhảy đá vào một vật chuẩn trên cao 5-10 lần
+ Lò cò một chân 5 lần x 50m


Hình ảnh Toàn bộ kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình
9


HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 5
V.Giới thiệu luật thi đấu và hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao nghiêng
mình.
* Giới thiệu luật.
Cũng giống như luật thi đấu môn nhảy xa, khi mới bắt đầu các
vận động viên có thể được nhảy khởi động để làm quen với
đường chạy cũng như đo đà.
Trước khi vào thi ban trọng tài sẽ thống nhất để thông báo cho
vận động viên về mức xà khởi đầu và mức nâng xà sau mỗi lượt
nhảy. Mức nâng xà chỉ dừng lại khi chỉ còn lại một VĐV và là
người thắng cuộc
Khi chưa tìm ra được người cuối cùng thắng cuộc thì.
+ Mức nâng xà thấp nhất cho mỗi lần nâng sẽ là 2cm, mỗi lần
nâng xà thì mức nâng là như nhau.
+ Khi chỉ còn một vận động viên cuối cùng thì mức nâng sẽ là
mức cao kỷ lục thế giới ở thời điểm đó. Và mức nâng sẽ phụ
thuộc vào quyết định của VĐV đó.
Trong luật nhảy xà có quy định, mức nâng với thể thức các môn
phối hợp thì mức nâng thấp nhất trong mỗi lần nâng là 3cm.
Khi giậm nhảy thì các vận động viên chỉ được phép giậm nhảy
bằng một chân.
Thời điểm một VĐV đang thực hiện phần thi của mình các VĐV
khác không được ở khu vực thi.
Từ thời điểm trọng tài gọi tên VĐV vào thi cho tới khi VĐV đo
thực hiện xong phần thi của mình thời gian tối đa là 1 phút.
Mức xà bắt đầu nhảy của một VĐV sẽ do người đó quyết định,

hoặc do tổ trọng tài đề xuất. Trong luật thi đấu nhảy cao có quy
10
định VĐV nhảy hỏng 3 lần liên tiếp ở bất kỳ mức xà nào sẽ bị
loại khỏi cuộc thi.


Mức xà mới sẽ cần được các trọng tài đo trước khi một VĐV
thực hiện phần thi của mình. Các trọng tài sẽ phải đo lại mức xà
nhảy ở mỗi lần khi xà ở độ cao kỷ lục thời điểm đó, tức là ngay
sau khi một VĐV nhảy xong thì trọng tài sẽ đo lại xà, tránh
trường hợp VĐV khi nhảy đã tác động tới xà.
10. Trong trường hợp các VĐV có thành tích bằng nhau.
+ VĐV đạt thành tích cao hơn sẽ là người vượt qua mức xà cao
nhất với ít lần nhảy nhất.
+ Trong trường hợp 2 VĐV vẫn bằng thành tích thì ai là người nhảy
ít hỏng hơn sẽ là người xếp cao hơn.
+ Nếu như 2 phương án trên vẫn không phân định được thì các
VĐV sẽ nhảy thêm một lần nữa với mức xà cao hơn, ai nhảy qua sẽ
được xếp cao hơn. Cả 2 đều không qua sẽ hạ chiều cao xuống và
làm tương tự cho tới khi tìm được người chiến thắng(mỗi lần nâng
hạ là 2cm)
* Thục luyện kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình.
- Chạy đà thẳng giậm nhảy đá lăng qua xà.
- Ba bước đà thực hiện toàn bộ kĩ thuật động tác.
- Thực hiện toàn đà ở mức xà thấp, sau đó nâng dần mức xà.
Tiết 5,6,7: Hoạt động 6: Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình, và nâng cao
thành tích.
Hoạt động ở lớp.
Bước 1: GV Gọi 2-3 học sinh lên thực hiện toàn bộ kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình.
Bước 2: HS khác nhận xét, GV nhận xét.

Bước 3: Thục luyện
Hoạt động ở nhà.
+ Tập chạy đà giậm nhảy đá vào một vật chuẩn trên cao 5-10 lần
+ Lò cò một chân 7 lần x 50m.
+ Luyện tập chạy bền.

11


HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 6
VI. Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình, và nâng cao thành
tích.
3-5 bước đà giậm nhảy đá lăng soay người ( 3-4 lân)
Thực hiện toàn bộ kĩ thuật động tác nhảy cao nằm nghiêng 2- 3 lần mức
xà thấp.
Thực hiện toàn bộ kĩ thuật nhảy cao nghiêng mình ở đà tự do và nâng dần
mức xà

Tiết 8 : Hoạt động 7: Đánh giá, tổng kết chuyên đề và hoạt động kết nối.
Bước 1: GV đặt câu hỏi
1. Ở trên thế giới và Việt Nam có bao nhiêu kĩ thuật nhảy cao?
2. Vì sao thành tích nhảy cao của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiêu so với thế giới?
3. GV gọi 3-4 học sinh nên thực hiện toàn bộ kĩ thuật nhảy cao nằm nghiêng.
Bước 2: HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tiễn để giải thích. GV nhận xét,
bổ sung
VII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng mô tả các yêu cầu đánh giá chuyên đề
Nội
Dung


THUẬ
T
NHẢY
CAO
NẰM
NGHI
ÊNG

Nhận biết
- Nhận biết được đâu là
kĩ thuật nhảy cao nằm
nghiêng
- Các tập bổ trợ
- Các kĩ thuật giúp hoàn
thiện kĩ thuật nhảy cao
nằm nghiêng.

Thông hiểu

Vận dụng thấp

- Biết cách tập
luyện nâng cao
- Thực hành được thành tích và rèn
kĩ thuật nhảy cao luyện sức khỏe
nằm nghiêng
cho bản thân
- Có thể làm
trọng tài điều
khiển thi đấu về

nội dung nhảy
cao
- Nắm chắc luật

2. Kiểm tra thực hành về kĩ thuật nhảy cao nằm nghiêng
12

Vận
dụng cao
- Có thể
huấn
luyện
được đội
tuyển
tham gia
thi
đấu
nhảy cao

địa
phương.


Nội dung

Thực hiện kĩ thuật động tác

Thành tích của học sinh đạt được

KỸ

Số học sinh thực hiện tốt kĩ thuật Thành tích được nâng lên sau khi tập
THUẬT
nhảy cao nằm nghiêng là 100% luyện.
NHẢY
đạt yêu cầu.
CAO
NẰM
NGHIÊNG

13



×