Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Đường lối xây dựng văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.2 KB, 16 trang )

Đường lối xây dựng văn hóa Việt
Nam của Đảng trước và trong quá
trình đổi mới đất nước
Nhóm 7 : Nguyễn Văn Hoàng
Ngô Minh Hoàng
Phạm Thanh Hùng


Nội dung bài thuyết trình :
• 1. Khái niệm “văn hóa”
• 2. Đường lối xây dựng văn hóa của Đảng
• 2.1. Đường lối xây dựng văn hóa của Đảng trước thời kì đổi mới
• 2.2. Đường lối xây dựng văn hóa của Đảng trong thời kì đổi mới

• 3. So sánh đường lối xây dựng văn hóa của Đảng trong hai thời kì
• 3.1. Giống nhau
• 3.2. Khác nhau


1. Khái niệm “văn hóa”
• Nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và
tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá
trình dựng nước và giữ nước”.
• Ở đây, chủ yếu được sử dụng theo nghĩa hẹp:





“Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”
“Văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống”


“Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc
“Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với các dân
tộc khác.


2. Đường lối xây dựng nền văn hóa mới
• 2.1. Trước đổi mới
• 2.1.1 Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới

* Trong những năm 1943-1954:
- Năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua bản “Đề
cương văn hóa Việt Nam” do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo.
+ Đây là lần đầu tiên kể từ thành lập, Đảng ta họp bàn và có chủ
trương kịp thời về văn hóa Việt Nam.
+ Đề cương xác định văn hóa là một trong ba mặt trận của cách
mạng Việt Nam: kinh tế, chính trị, văn hóa


Trong những năm 1943-1954:
+ Đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hóa mới:
• Dân tộc hóa: chống lại mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa
• Đại chúng hóa: chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại
hoặc xa rời quần chúng
• Khoa học hóa: chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái
khoa học


Trong những năm 1943-1954:
- Ngày 03/09/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ đầu tiên về xây dựng nền

văn hóa của nước Việt Nam độc lập là: chống nạn mù chữ và giáo dục
lại tinh thần nhân dân.
+ Chống nạn mù chữ: hơn 90% đồng bào mù chữ, do đó cần có một
chiến dịch xóa nạn mù chữ;
+ Giáo dục lại tinh thần nhân dân: chế độ thực dân đã hủ hóa cho dân
tộc ta những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô,…do đó cần giáo
dục lại về mặt tinh thần cho nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm,
liêm, chính.


Đường lối Văn hóa kháng chiến được dần hình thành tại Chỉ
thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Kháng chiến kiến
quốc (tháng 11/1945).
• Đường lối gồm các nội dung:
+ Xác định mối quan hệ giữa văn hóa và cách mạng giải phóng dân tộc, cổ động văn hóa cứu quốc;
+ Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng;
+ Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài
trừ cách học nhồi sọ;
+ Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới, phát triển cái hay trong văn hóa dân tộc;
+ Bài trừ cái xấu xa hủ hại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hóa thực dân, phản động;
+ Học cái hay cái tốt của văn hóa thế giới;
+ Hình thành đội ngũ trí thức mới, đóng góp tích cực cho công cuộc kháng chiến kiến quốc 9 năm
và cho cách mạng Việt Nam.


Trong những năm 1955-1986:
- Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn cách mạng xã hội
chủ nghĩa được hình thành bắt đầu từ Đại hội III (năm 1960).
+ Mục tiêu: làm cho nhân dân thoát nạn mù chữ và thói hư tật xấu do xã hội cũ
để lại, có trình độ văn hóa ngày càng cao, có hiểu biết về khoa học – kỹ thuật

tiên tiến để xây dựng CNXH, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa.
- Đại hội IV và V tiếp tục tục đường lối phát triển văn hóa của Đại hội III.
+ Nhiệm vụ: tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước, phát triển mạnh khoa
học, văn hóa nghệ thuật, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư
sản và tàn dư tư tưởng phong kiến, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, xóa bỏ ảnh
hưởng của tư tưởng, văn hóa thực dân mới ở miền Nam.


2.2. Trong thời kỳ đổi mới
• 2.2.1. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng phát triển nền văn hóa
- Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững
của đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hội nhập quốc tế.
- Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa
dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng của dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học.
- Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát
triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách,
lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần
cù, sáng tạo.
- Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng
đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con
người trong phát triển kinh tế.
- Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng


3. So sánh đường lối xây dựng và phát triển nền văn
hóa của Đảng trước và trong thời kỳ đổi mới
• 3.1. Giống nhau
a. Giống nhau

- Một là, trước đây cũng như hiện nay Đảng ta đều quan niệm văn hóa là một mặt trận, có vai
trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
+ Trước đổi mới : thể hiện trong Đề cương văn hóa – Trường Chinh (1943) : “ Văn hóa là
một trong ba mặt trận Kinh tế- Chính trị- Văn hóa của Cách mạng Việt Nam” và trong nội dung
quan điểm của Đảng về Văn hóa thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược : “ Xác định mối
quan hệ giữa văn hóa và Cách mạng giải phóng dân tộc, mặt trận thơ văn yêu nước có vai trò
quan trọng cổ động tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc”
+ Trong đổi mới : “ Thể hiện trong quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát
triển văn hóa của Đảng trong thời kì đổi mới : “ Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát
triển văn hóa là một sự nghiệp lâu dài”


3.1. Giống nhau
• - Hai là, đều chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong
phú và đa dạng có nội dung nhân đạo, dân chủ; kế thừa và phát huy những truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chống tư tưởng văn hóa phản
tiến bộ trai với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người.
• - Ba là, đều đánh giá vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức trong quá trình xây dựng và
phát triển nền văn hóa

+ Trước đổi mới : Thể hiện trong nội dung quan điểm của Đảng về văn hóa thời kỳ
kháng chiến chống Pháp : “ Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công
cuộc kháng chiến kiến quốc và cho Cách mạng Việt Nam”

+ Trong đổi mới : Thể hiện trọng quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát
triển văn hóa của Đảng trong đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng”
• - Bốn là, xem giáo dục nhân dân là chủ trương quan trọng trong xây dựng và phát triển nền
văn hóa



b. Lý do
• - Vị trí và vai trò của văn hóa là không thay đổi trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước
• - Cả hai giai đoạn đều hướng tới một mục đích là xây dựng và phát
triển một nền văn hóa tốt đẹp


3.2. Khác nhau
• a. Khác nhau
- Một là, khác nhau về quan điểm chủ trương
+ Trước đổi mới : Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới. phát triển
cái hay trong văn hóa dân tộc, bài trừ cái xấu xa hủ bại
Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở Đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh
thần mới; chống lại chính sách ngu dân, tệ nạn xã hội mà thực dân Pháp đã áp dụng cho
nước ta
+ Trong đổi mới : Sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ là
quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực của sự phát triển xã hội.
Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển Kinh tế- Xã hội và hội nhập quốc tế.


3.2 Khác Nhau
• - Hai là, khác nhau về nội dung phương châm
+ Trước đổi mới : Đại hội IV và V : nền văn hóa mới là nền văn hóa
có nội dung XHCN có tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân
 
+ Trong đổi mới : Đại hội VII : nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm trước đổi mới



b. Lý do
- Hoàn cảnh đất nước những năm trước và trong đổi mới khác nhau dẫn
đến những sự khác nhau về đường lối xây dựng văn hóa
- Sự đổi mới về tư duy, nhận thức đưa đến đổi mới đường lối, quan điểm
của Đảng trong xây dựng văn hóa.


Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe



×