Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề tài “Tìm hiểu “Suy luận tam đoạn luận”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.64 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
Đề tài
“Tìm hiểu “Suy luận tam đoạn luận”
Môn học : Nhập môn logic học
GIẢNG VIÊN HD : Đoàn Đức Hiểu
Học kì II – Năm học 2018-2019
Học tên sinh viên thực hiện

1. Trần Văn Phúc
2. Lê Hoàng Anh
3. Trần Thị Huyền Trinh
4. Nguyễn Thế Cảnh

MSSV : 17142304
MSSV : 17142206
MSSV : 17142
MSSV : 17142217

TP. Hồ Chí Minh 2019


Mục Lục


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cuộc sống ngày càng hiện đại, xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, và hơn


hết vấn đề giao tiếp trong cuộc sống- một vấn đề cơ bản diễn ra thường ngày trong cuộc
sống của mỗi chúng ta. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống cũng rất quan trọng, nó là
một công cụ hữu ích giúp chúng ta thành công trong công việc. Tuy nhiên, không phải
ai cũng có khả năng giao tiếp tốt, một phần vì hạn chế vốn từ ngữ, một phần do tính
cách hoặc do thiếu suy luận logic trong suy nghĩ. Chính điều đó đã khiến lời nói không
có giá trị biểu đạt và không đạt được hiểu quả giao tiếp như mong muốn. Vì vậy việc
suy nghĩ của mỗi con người cần trở nên hiện đại hơn và ngày càng đề cao tính logic và
sự hợp lý của suy nghĩ. Việc trao đổi, giao tiếp giữa người với người cũng cần đến sự
phát triển trong vấn đề logic hợp lí, nhằm đảm bảo mỗi người đều có thể dễ dàng hiểu
được ý kiến của người đối diện muốn truyền đạt, trao đổi. Đồng thời, bản thân người
nghe cũng cần có sự suy luận một cách hợp lí nhất để hiểu được chính xác người nói
muốn truyền đạt.
Trong cuộc sống cũng có khá nhiều công cụ giúp chúng ta kiểm soát được lời nói
và suy nghĩ và tam đoạn luận là một trong những công cụ cụ thể. Suy luận tam đoạn
luận là một hình thức suy luận hiện đại, là một công cụ vô hình giúp mỗi người có thể
dễ dàng hiểu và tìm ra ý nghĩa, kết quả chính xác nhất trong mỗi lời nói, việc làm, cử
chỉ, ý nghĩ,... của chính bản thân họ cũng như những người xung quanh.
Khi chúng ta đã hiểu rõ vấn đề thì sẽ giúp chúng ta đưa ra được các phương pháp
tốt nhất để giải quyết vấn đề đó.
Suy luận tam đoạn luận không chỉ giúp chúng ta nắm bắt tốt hơn về phương thức
hoạt động của các cá nhân, nắm bắt điểm mạnh của mình và phát huy tốt ở các điểm đó
mà còn nắm bắt được các điểm yếu để đưa ra cách giải quyết các yếu tố đó nhằm hoàn
thiện bản thân. Đồng thời giúp tư duy tốt hơn về các khái niệm vốn có, liên hệ tốt hơn
về các phán đoán đã có để đưa ra phán đoán chính xác hơn. Từ đó chúng ta sẽ:

3


+ Lập luận chặt chẽ, có căn cứ,trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ
ràng, chính xác, mạch lạc hơn.

+ Phát hiện những lỗi logic trong quá trình lập luận,trình bày quan điểm, tư
tưởng của người khác.
+ Vạch ra những thủ thuật ngụy biện của đối phương.
Bài tiểu luận dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về suy luận tam đoạn luận,
khái niệm, vai trò và ý nghĩa của tam đoạn luận trong cuộc sông hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Hiện tại đề tài này có mặt khá nhiều trong bài tiểu luận nhưng vẫn có những thu
hút được khá nhiều sinh viên nghiên cứu, thẩm định tìm hiểu sâu sắc về nội dung này.
Những nội dung này ta có thể tìm kiếm thông tin trên các trang báo, web, sách,... Các
bài viết này làm rõ được thế nào là suy luận tam đoạn luận, vai trò đối với khoa học xã
hội hiên nay. Bước đầu xây dựng các phương pháp và hướng đi để hạn chế các điểm yếu
và phát huy tối đa những ưu điểm. Tuy nhiên thực trạng cho thấy việc làm này đang gặp
nhiều khó khăn, từ đó đặt ra yêu cầu phân tích kĩ hơn nhằm đưa ra biện pháp cụ thể và
thiết thực.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu được như thế nào là suy luận tam đoạn luận, xác định được những ưu,
nhược điểm của các phương pháp suy luận tam đoạn luận. Nhận thức được vai trò, ý
nghĩa của suy luận tam đoạn luận đối với khoa học, xã hội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: suy luận tam đoạn luận.
Phạm vi nghiên cứu: suy luận tam đoạn luận.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp thống kê tổng hợp...
6. Bố cục
+ MỞ ĐẦU

4



+ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
+ CHƯƠNG 2: KIẾN THỨC VẬN DỤNG
+ KẾT LUẬN
+ TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Hình thức suy luận tam đoạn luận:
Tam đọan luận là một cấu trúc lập luận hai mệnh đề (đại tiền đề và tiểu tiền đề)
và một kết luận là kết quả của hai tiền đề. Đó là một hình thức lý luận, trong đó kết luận
được rút ra (phù hợp hay không) từ hai mệnh đề giả định, mà mỗi mệnh đề đó đều chia
sẻ một cụm từ không kết luận.
Tam đoạn luận gồm ba bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ và kết luận
+ Một đại tiền đề: tất cả B nằm trong A.
+ Một tiểu tiền đề: tất cả C nằm trong B.
+ Kết luận: C nằm trong A.
Nếu kết luận của lập luận là chắc chắn, nghĩa là đi tới mọi kết luận trong mọi
trường hợp, lập luận được xem là đúng (có hiệu lực). Ngược lại, nếu có trường hợp mà
kết luận không thể đạt được, thì lập luận đó là sai (không có hiệu lực).
1.1.1 Tính chất của tam đoạn luận:
Kết luận của tam đoạn luận có giá trị chặt chẽ vì nó là một kết quả tất yếu, không
thể chối bỏ được một khi đã thừa nhận tiền đề. Nếu tiền đề đúng thì kết luận phải đúng.
Nếu tiền đề không đúng thì kết luận không thể đúng, nhưng vẫn hợp lí. Chính vì vậy,
luận lí học phân biệt hai loại chân lí: chân lí nội dung (hay chân lí hiện thực) và chân lí
hình thức.
Diễn biến tam đoạn luận là diễn dịch hình thức.
Dù tam đoạn luận là hình thức chặt chẽ nhất của suy luận, nhưng một vài triết gia
vẫn xem đó là một phương pháp ít giá trị trong cuộc sống tìm kiếm chân lí, do đó cần
hết sức cẩn thận vì dễ rơi vào ngụy biện.

5



Các nhà lí luận học cổ điển đã suy ra tám nguyên tắc để thẩm định giá trị của một
tam đoạn luận:
+ Có ba hạng từ mà thôi.
+ Trong kết luận, các hạng từ không được có ngoại trương lớn hơn trong tiền đề.
+ Trung từ không được có mặt trong kết luận.
+ Trung từ phải có tính phổ quát nào đó.
+ Nếu hai bên tiền đề đều là hai mệnh đề phủ định, thì không thể kết luận được.
+ Với hai tiền đề khẳng định, không thể rút ra kết luận dạng khẳng định.
+ Kết luận nào cũng phải theo tiền đề yếu nhất.
+ Với hai tiền đề đặc thù hoặc mệnh đề đặc thù, người ta không thể kết luận
được.
1.1.2 Trường hợp phép tam đoạn luận không hiệu lực, kết quả sai:
Có nhiều trường hợp cả hai mệnh đề đều đúng nhưng không kết luận rút ra từ hai
mệnh đề thì sai.
Ví dụ:
“Tất cả các loài rắn không có tai” (đại tiền đề)
“Loài chim nào cũng không có tai” (tiểu tiền đề)
Hai mệnh đề trên đều đúng nhưng không thể gom lại một kết quả như câu thứ ba
“Loài chim đều là loài rắn”

 Đây là một kết luận không đúng.
Cũng có trường hợp không thể lập tam đoạn luận vì tiền đề không có những chi
tiết liên quan với nhau.
Ví dụ:
“Loài chim thì có cánh”
“Loài rắn cũng không có chân”

6



1.1.3 Những trường hợp phức tạp:
Trường hợp các câu trong tiền đề bao hàm trọn tập hợp, có nhiều tập hợp cắt
chéo lên nhau chứ không bao giờ nao hàm trọn trong nhau.
Đó là chưa kể mỗi câu tiền đề có thể sai ngay trong bản thân của nó.
Ví dụ:
Các tiền đề:
+ Một số vật dụng không phải cái bàn.
+ Tất cả cái ghế là cái bàn.
+ Không có cái chăn nào là đồ vật.
Kết luận:
+ Một số vật dụng không phải cái bàn không phải cái ghế.
+ Một số bàn không phải là cái chăn.
Những câu kết luận rút ra từ các vùng cắt khác nhau do trùng khớp hoặc loại bỏ,
rất phức tạp nếu không nắm vững về khái niệm tập hợp thì có thể dẫn tới kết luận sai
lầm rất dễ dàng.
1.1.4 Trường hợp không thể lập tam đoạn luận:
Lại có những tiền đề không thể thiết lập tương quan tam đoạn luận vì không thể
diễn tả bằng tập hợp bao hàm trong mỗi tiền đề.
Ví dụ:
Trường hợp chọn lựa:
+ Giữa cây bút mực và cây bút chì, tôi thích cây bút chì hơn.
+ Bạn cùng phòng của tôi thích cây bút mực.

 Vậy chỉ có thể nói rằng bạn cùng phòng của tôi và tôi có sở thích khác nhau nhưng
không thể rút ra kết luận ai đúng ai sai cả.
Ví dụ:
Trường hợp khác khái niệm
+ Đại tiền đề: nếu cho tôi chọn áo thun và áo sơ mi, tôi chọn áo thun.


7


+ Tiểu tiền đề: tôi mặc áo sơ mi.

 Vậy có thể vì tôi không còn sự lựa chọn nào khác vì áo thun không thích hợp với
công việc của tôi. Không thể kết luận tôi mặc áo sơ mi nên tôi xấu, việc tôi thích và
việc tôi mặc là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, mặc áo sơ mi có thể xấu
theo quan niệm kiểu dáng và màu sắc của tôi nhưng tôi không phán đoán người xấu
hay tốt dựa vào một kiểu quần áo nào đó.
1.2 Các hình thức suy luận của tam đoạn luận:
1.2.1 Tam đoạn luận xác quyết:
Người ta dùng các kí hiệu sau đây để chỉ các hạn từ (thuật ngữ) trong tam đoạn
luận:
+ S: chủ từ ( Subject ) trong kết luận, được gọi là tiểu từ (hay thuật ngữ nhỏ, petit
terme) trong tiền đề.
+ P: thuộc từ (predicat) trong kết luận, được gọi là đại từ (hay thuật ngữ lớn,
grand terme) trong tiền đề.
+ S và P trong hai tiền đề được gọi chung là hạn từ biên (hay thuật ngữ bên).
+ M: hạn từ xuất hiện trong cả hai tiền đề nhưng không xuất hiện trong kết luận,
được gọi là trung từ (hay thuật ngữ giữa, moyen terme). Trung từ đóng vai trò kết nối
hai hạn từ biên, từ đó ta mới có thể rút ra kết luận từ hai tiền đề.
+ Tiền đề chứa S được gọi là tiểu tiền đề.
+ Tiền đề chứa P được gọi là đại tiền đề.
Theo đó, ta có thể xác định các hạn từ và các phán đoán trong tam đoạn luận như
sau:
“Mọi trẻ emđều phải đi học” => đại tiền đề vì có chứ P
M


P

“Duylà trẻ em” => tiểu tiền đề vì có chứa S
S

M

“Vậy Duycũng phải đi học” => kết luận
S

P

8


Trên đây là tam đoạn luận bắt đầu đại tiền đề (trật tự thuận). Tam đoạn luận cũng
có thể bắt đầu từ tiểu tiền đề.
Ví dụ:
“Đôlà công nhân Việt Nam” => tiểu tiền đề vì có chứa S
S

M

“Mà mọi công nhân Việt Namđều phải đóng thuế” => đại tiền đề vì có chứa P
M

P

“Cho nên Đôcũng phải đóng thuế” => kết luận
S


P

1.2.2 Tam đoạn luận tỉnh lược:
Tỉnh lược là một hiện tượng thường thấy trong diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Tam đoạn luận tỉnh lược là một loại tam đoạn luận xác quyết đơn, trong đó có một sự
phán đoán không được nói, viết ra nhưng người nghe có thể ngầm hiểu một cách tự nhiên
và do đó nó có thể được phục hồi.
Tam đoạn luận tỉnh lược chia làm ba loại: tam đoạn luận tiền đề lớn, tam đoạn
luận tỉnh lược nhỏ và tam đoạn luận tỉnh lược kết luận.
+ Tam đoạn luận đại tiền đề.
Ví dụ: Khi lập tam đoạn luận “Anh là sinh viên, anh phải đi học”

 Người nói đã lược đi đại tiền đề “Mọi sinh viên đều phải đi học”
+ Tam đoạn luận tỉnh lược tiểu tiền đề.
Ví dụ: “Mọi sinh viên đều phải đi học đúng giờ. Vì thế Hào phải đi học đúng
giờ”

 Người nói đã ngầm giả định “ Hào là sinh viên”
+ Tam đoạn luận tỉnh lược.
Ví dụ: “Mọi sinh viên phải đi học đúng giờ. Hào là sinh viên”

 Người nghe phải tự ngầm hiểu và rút ra kết luận “Hào phải đi học đúng giờ”
9


Phán đoán nào trong tam đoạn luận đều có tỉnh lược nhưng thường gặp nhất là
tỉnh lược đại tiền đề.
Tam đoạn này thường được giao tiếp hằng ngày nhưng cũng dễ mắc sai lầm.
1.2.3 Tam đoạn luận lựa chọn:

Đây là tam đoạn luận, là một hay nhiều tiền đề của nó là phán đoán lựa chọn.
Loại tiền đề này trong toán học gọi là quy tắc lựa chọn.
Có hai loại tam đoạn luận lựa chọn: tam đoạn lựa chọn thuần túy và tam đoạn
luận xác huyết – lựa chọn.
Tam đoạn luận lựa chọn thuần túy là tam đoạn luận có tiền đề và kết quả là phán
đoán lựa chọn.
Tam đoạn lựa chọn xác quyết – lựa chọn là tam đoạn luận có đại tiền đề là phán
đoán lựa chọn, tiểu tiền đề và kết luận là phán đoán xác quyết.
1.2.4 Tam đoạn luận phức:
Tam đoạn luận phức là tam đoạn được xây dựng bằng cách liên kết nhiều ma
trận đoạn luận xác quyết đơn với nhau, trong đó phán xét kết luận của tam đoạn luận
trước là tiền đề của tam đoạn luận sau.
1.2.5 Tam đoạn luận hợp hai:
Đây là một loại tam đoạn luận phức, trong đó có hai tiền đề là tam đoạn luận tỉnh
lược.
1.2.6 Tam đoạn luận lựa chọn – có điều kiện (song quan luận):
Tam đoạn luận lựa chọn – có điều kiện là hình thức suy diễn gián tiếp trong đó
có tiền đề là phán đoán lựa chọn và phán đoán có điều kiện.
Trong tam đoạn này, tiền đề có thể chứa nhiều khả năng lựa chọn (“song đề”,
“tam đề”...). Lập luận đa đề cũng tương tự song đề, nên ở đây chúng ta tìm hiểu về song
đề: song đề kiến thiết và song đề phá hủy.
+ Song đề kiến thiết chia làm hai loại: song đề kiến thiết đơn và song đề kiến
thiết phức.
+ Song đề phá hủy chia làm hai loại: song đề phá hủy đơn và song đề phá hủy
phức.

10


CHƯƠNG 2 KIẾN THỨC VẬN DỤNG

2.1 Ví dụ về tam đoạn luận:
Ví dụ 1:
Mọi sinh vật điều phải chết, người là sinh vật nên người cũng phải chết, A là
người nên A phải chết.
Ví dụ 2:
Học sinh nam trong lớp 12A1 đều đẹp trai, Dũng là học sinh lớp 12A1 nên Dũng
đẹp trai.
Ví dụ 3:
Cá không sống trên cạn, con vật này sống trên cạn. Vậy con vật này không phải
là cá.
Ví dụ 4:
Vật chất tồn tại vĩnh viễn, ghế là vật chất. Vậy ghế tồn tại vĩnh viễn.
Ví dụ 5:
Hầu hết sinh viên trường Nhạc viện đều thích âm nhạc. Bình là sinh viên trường
nhạc viện, chắc chắn Bĩnh cũng thích âm nhạc.
Ví dụ 6:
Các loài lưỡng cư có thể sống dưới nước và trên cạn, ếch sống dưới nước và
trên cạn. Vậy ếch thuộc loài lưỡng cư.
Ví dụ 7:
Trâu bò là loài nhai lại, trâu bò là gia súc. Vậy gia súc là loài nhai lại.
Ví dụ 8:
Một số hoa quả là dược liệu, dược liệu là chất được dùng chế thuốc chữa bệnh.
Vậy có chất dùng dể chế thuốc chữa bệnh là hoa quả.
Ví dụ 9:

11


Mọi sinh viên khoa Triết đầu là đoàn viên
Mọi sinh viên khoa Triết đều là người cần học logic hiện đại

Vậy một số đoàn viên là người cần học logic hiện đại
Ví dụ 10:
Vật chết tồn tại vĩnh viễn, cái bàn là vật chất. Vậy cái bàn tồn tại vính viễn.
Ví dụ 11:
Mọi kim loại điều là chất dẫn điện, nước là chất dẫn điện. Vậy nước là kim loại.
Ví dụ 12:
Mọi sinh viên đầu học ngoại ngữ, Lan không là sinh viên. Vậy Lan không học
ngoại ngữ.
2.2 Vai trò, ý nghĩa của suy luận tam đoạn luận đối với nhận thức
khoa học:
Suy luận tam đoạn luận là một phần của logic hình thức, ta xét vai trò và ý
nghĩa của logic hình thức đối với nhận thức khoa học.
Đặc trưng của nhận thức khoa học là khái quát hóa các tri thức kinh nghiệm
đểm tìm kiếm các quy luật phổ biến, rồi bằng cách tổng hợp các quy luật phổ biến từ
nhiều khía cách khác nhau trở lại nhận thức cách hiện tượng và sự vật cụ thể.
Trải qua hơn hai nghìn năm, từ thời Arixtot đến nay, logic hình thức đã là công
cụ đắc lực góp phần vào hình thành và phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau, nó
cũng là công cụ tư duy hợp lý trong mọi mặt đời sống nhận thứ của con người. Ngày
nay, ở giai đoạn con người đang có tham vọng dùng máy móc để tự động hóa từng bước
các hoạt động trí tuệ của chính mình, logic không chỉ là công cụ để nghiên cứu, mà bản
thân nó cũng trở thành đối tượng để nghiên cứu. Và từ đó nhiều vấn đề mới nảy sinh,
mà việc nghiên cứu chắc chắn sẽ đưa đến những hiểu biết phong phú mới về hoạt động
tư duy và nhận thức con người.
Logic hình thức cho ta các quy luật để hình thành các khái niệm, các phán đoán
và đặc biệt các phương pháp suy lý để tiến hành các lập luận trên các phán đoán đó.
Một đặc điểm của logic hình thức là xem mỗi phán đoán có một giá trị chân lý xác định,
tức là mỗi phán đoán hoặc đúng hoặc sai. Và các quy luật suy lý cho ta cách lập luận từ
các giá trị chân lý của một phán đoán đang xét.

12



Như vậy, logic hình thức không quan tâm đến nội dung của các phán đoán, mà
chỉ quan tâm đến các quan hệ chuyền đổi giá trị chân lý của các phán đoán mà thôi. Về
sau này, với việc sử dụng các phương pháp kí hiệu của toán học, các phán đoán trong
logic hình thức có thể được xem như kí hiệu A, B, p, q… được gán giá trị I (đúng) hoặc
0 (sai).
Các quy luật cơ bản của logic hình thức là quy luật đồng nhất (A là A), quy luật
bài trung (A hoặc không A), quy luật phi mâu thuẫn (không thể đúng cả A và không A).
Luật suy lý cơ bản là tam đoạn luận dưới dạng thu gọn là modus ponens, nói rằng nếu A
và A-B đều đúng thì B đúng. Các quy luật bài trung và phi mâu thuẫn khẳng định rằng
logic hình thức là logic hai giá trị và trong logic đó mỗi phán đoán chỉ có thể nhận một
trong hai giá trị đó (đúng hoặc sai). Khi xét cấu trúc chủ từ - tân từ của các phán đoán,
ta được logic tân từ và các quy luật về mối quan hệ giữ các loại phán đoán phổ biến, đặc
thù, đơn nhất. Thí dụ, quy luật nếu không phải mọi vật đều có thuộc tính A thì ắt có một
vật có thuộc tính không A cho ta khẳng định một phán đoán tồn tại (đặc thù) từ việc ph ủ
định một phán đoán phổ biến.
Hơn bất kỳ ngành khoa học nào khác, toán học có đối tượng nghiên cứu là các
quan hệ và cấu trúc dưới dạng trừu tượng và khái quát nhất, nên toán học cũng là địa hạt
mà logic hình thức được ứng dụng một cách đầy đủ và rộng rãi nhất. Và đến lượt minh,
toán học cung cấp các kiểu mô hình trừu tượng và các phương pháp xử lý trong các mô
hình trừu tượng đó cho các ngành khoa học khác trong việc phân tích và nghiên cứu các
đối tượng của mình. Logic hình thức là công cụ của tư duy trừu tượng, do đó nó cũng là
công cụ quan trọng của mọi nhận thức khoa học.
Hệ thống các quy luật của logic hình thức đã dược sừ dụng ổn dịnh trong suốt
hơn hai nghìn năm nay, và dường như tinh đúng của nó không còn bàn cãi. Với các
phương pháp tiền đề hóa các hình thức hóa của đầu thể ki XX. Logic hình thức dưới
dạng cổ điển của nó đã được chứng minh là phi mâu thuẫn và đầy đủ. Thế nhung, nếu
như nó có thể là đầy đủ tư nó, thì cung vẫn đáng hoài nghi tính đầy đủ của nó với tư
cách là công cụ của tư duy nhận thức.

Như đã nói trên, logic hinh thức là logic hai giá trị, nó đòi hỏi mọi phán
đoán mà nó xét phải có giá trị đúng hoặc sai.

13


Nhưng trong thực tiễn nhận thức của đời sống, ta lại thường gặp nhiều phán đoán
mà tính đúng sai khó xác định rõ ràng. Vậy trong trường hợp đó, liệu có thề tiến hành
các lập luận logic được không? Tất nhiên là không, nếu ta dừng lại ở logic hình thức cổ
điển. Có thể mở rộng để có những logic khác nhau trong đó cho phéptiến hành các lập
luận trên những tri thức mà tính đúng sai không dược xác định rò ràng hoặc chỉ rõ ràng
ở những mức độ khác nhau? Người ta đã phát triển nhiều lý thuyết theo hướng đó, như
logic nhiều giá trị, logic modal, logic mở (fuzzy), logic xác suất... Ta sẽ trở lại vấn đề
này trong phần sau.
Ngay trong phạm vi hai giá trị của logic hình thức cũng có không ít vấn đề không
thể giải quyết một cách dễ dàng. Đa số những vấn đề này đều liên quan đến tính trừu
tượng khá cực đoan của bản thân logic hình thức khi đòi hỏi tính chân lý của các phán
đoán phải được xét độc lập với nội dung ngữ nghĩa của các phán đoán đó. Thí dụ, nói về
tính đúng sai của phán đoán phức hợp "nếu A thì B" sẽ vô nghĩa nếu chỉ đề cập đến tính
đúng sai của các phán đoán thành phần A và B mà không quan tâm gì đến quan hệ nội
dung có tính chất nhân quả giữa A và B. Nếu như để khẳng định một phán đoán về sự
tồn tại của một đối tượng thuộc loại nào đó ta không cần biết tập hợp tất cả các đối
tượng loại đó, thì để phủ định sự tồn tại, oái oăm thay ta lại cần biết tập hợp tất cả các
đối tượng loại đó, tất nhiên biết tập hợp với tư cách tập hợp chứ không phải biết cụ thể
từng đối tượng trong tập hợp đó. Cái không đôi khi gây nên những nghịch lý logic, thí
dụ nếu bảo không có Thượng đế là đúng thì hẳn bạn phải mô tả được thượng đế là gì để
bảo là nó không có chứ, nhưng khi đã mô tả được nó thì cũng có nghĩa là nó đã tồn tại
dưới một dạng nào đó rồi! Trong toán học, chứng minh cái không thường khó hơn nhiều
so với chứng minh cái có. Chẳng hạn, từ hàng nghìn năm trước người ta đã chứng minh
được có thuật toán này thuật toán nọ, nhưng phải đợi đến giữa thế kỷ XX này, sau khi

xây dựng được những lý thuyết đầy đủ về thuật toán, khó khăn lắm người ta mới chứng
minh được sự không có thuật toán để giải một số bài toán nhất định.
Một nhược điểm khác của logic hình thức là tách rời hành vi lập luận với đối
tượng của lập luận. Chú ý rằng đối tượng của lập luận logic là các khái niệm trừu tượng,
đẩy xa sự trừu tượng hóa đến một độ nào đó thì có thể làm cho các quy luật logic mất đi
những giá trị mà nó vốn có từ đầu Thí dụ rõ rệt nhất là việc sử dụng sự trừu tượng hóa
về vô hạn thực tại (actual infnite) trong toán học để xây dựng các khái niệm của giải

14


tích toán học. Logic hình thức áp đụng lên các khái niệm đó đã đưa đến những khẳng
định về sự tồn tại của nhiều đối tượng mà toán học không có cách gì chỉ ra được chúng
tồn tại ờ đâu, làm sao tìm được chúng. Nói chúng tồn tại mà không có cách nào tìm
được chúng thì liệu một lý thuyết trừu tượng như vậy còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
nào không. Sự phê phán này đã từng làm xuất hiện các yêu cầu xây dựng lại toán học
trên cơ sở các quan điềm của chủ nghĩa trực quan và chủ nghĩa kiến thiết, các quan
điểm này đòi hỏi không được sử dụng những phép trừu tượng hóa quá "phóng khoáng"
như về vô hạn thực tại, và không công nhận tính phổ dụng của các quy luật logic hình
thức cho mọi thế giới, đặc biệt cho cả những thế giới của những đối tượng được hình
thành nên từ những phép trừu tượng hóa quá phóng khoáng nói trên.
Trong vài chục năm gần đây, việc ứng dụng ngày càng rộng rãi máy tính điện tử
đã thúc đấy việc nghiên cứu và thực hiện tự động hoá nhiều quá trình hoạt động từ tuệ
về nguyên tắc, cho đến nay máy tính điện tử chỉ có thể thực hiện được những quá trình
mang tỉnh chất thuật toán, nhưng liệu có thể chăng quy về thuật toán nhiều hoạt động trí
tuệ của con người, nhất là khi máy tính có tốc độ và năng suất tính toán cực lớn? Ngành
trí tuệ nhân tạo ra đời, gần đây được phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn là phát triển
trong những tham vọng và những nghịch lý.
Để cho máy tính có khả năng trí tuệ "nhân tạo", thì phải cấp cho nó tổ chức và
khả năng tập luận, lý giải trên cơ sở tri thức đó như hoặc gần như con người vốn có. Mà

ngoài toán học và những gì liên quan đến toán học ra, thì tri thức con người vốn có
thường không chính xác và không chắc chắn.Không chính xác vì nhiều khái niệm được
sử dụng trong cuộc sổng vốn không có nội dung chính xác, không chắc chắn vì tuy sự
kiện khách quan có thể chắc nhưng ta không đủ khả năng để biết chắc. Rõ ràng, với loại
tri thức này thì logic hình thức cổ điển hai giá trị không thể thích dụng được. Con người
thực chúng ta hàng ngày đã xử lý chúng như thế nào, ta cũng chưa biết rõ. Phải chăng
cần có những logic khác cho các loại tri thức đó? Và, nếu biết được các logic đó, phải
chăng ta có thể "thuật toán hóa" chúng để rồi cho máy tính bắt chước? Mô tả tính không
chính xác của tri thức bằng khái niệm mờ (fuzzy), người ta đã xây dựng lý thuyết logic
mờ, mô tà tính không chắc chắn của tri thức bằng một số đo xác suất hoặc bằng một
hàm tin tưởng (belief function), người ta đã phát triển các lý thuyết logic xác suất và lý
thuyết về sự tin tưởng...

15


Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ mà con người gán vào cho máy. Không biết đến bao
giờ thì máy mới có được khả năng trừu tượng hóa như người để có thể hình dung ra
những thứ như "vô hạn", chứ như hiện nay thì dù có khả năng lưu trữ hàng tỷ bytes, trí
nhớ của máy vẫn luôn luôn là hữu hạn. Logic hình thức cổ điển tự cho mình cái năng
lực phổ dụng, bất chấp đối tượng là hữu hạn hay vô hạn, vì vậy nó có thể không thích
hợp với tri thức của máy. Thí dụ, nếu trong bộ nhớ của máy lưu trữ một danh sách 1000
người toàn đàn ông, thì đối với câu hỏi "có đàn bà trên thế gian này không" chắc chắn
nó sẽ trả lời "không”. Tính hữu hạn và thiếu khả năng tưởng tượng của máy buộc phải
tìm cho nó những lôgic khác, những logic này thường cỏ tính chất không đơn điệu,
nghĩa là việc mở rộng tri thức không nhất thiết kéo theo việc mở rộng tập hợp các đinh
lý của nó.
Việc nghiên cứu và phát triển nhiều lý thuyết logic kể trên có làm giảm vai trò
của logic hình thức (cổ điển) trong tư duy trừu tượng của con người hay không. Con
người, trọng hoạt động tư duy trừu tượng của mình vẫn chỉ dùng logic hình thức như

trước hay đã dùng đồng thời nhiều logic khác nhau. Có lẽ câu trả lời thích đáng là: các
loại logic kể trên vê thực chất là sự mô phỏng hoạt động nhận thức của con người trong
những tình huống tri thức khác nhau, sự mô phỏng đó có thể có chút gì tương tự, nhưng
không nhất thiết phù hợp với thực tế nhận thức của con người trong các tình huống đó,
điều mà đối với chúng ta vẫn còn là bí ẩn. Vì vậy, các loại logic đó cũng chỉ là những
đối tượng của nghiên cứu khoa học, được xem như đối tượng của tư duy chứ không phải
là công cụ của tư duy trừu tượng như logic hình thức cổ điển.
Trên đây là trình bày sơ lược một vài nét phát triển của logic hình thức và các
vấn đề liên quan đến nó trong những năm gần đây. Ngày nay, khi khoa học đã đạt đến
trình độ phát triển cực kỳ rực rỡ thì cũng là lúc con người nhận thấy rõ ràng rằng nhận
thức bằng con đường khoa học không phải là phương pháp duy nhất của nhận thức nói
chung. Con đường khoa học, bằng tư duy trừu tượng với việc vận dụng logic hình thức
nhằm đạt tới các quy luật phổ biến rồi từ các quy luật phổ biến trở lại nhận thức cái cụ
thể, dẫu là sâu sắc vẫn có tính chất gián tiếp, và luôn cho ta những chân lý tương đối,
những sự thật xấp xỉ. Ta đã từng biết các nhược điểm đó, và ta cũng từng tin rằng dẫu có
nhược điểm nhưng nhận thức không có cách nào khác. Nhưng phải chăng sự thật là thế,
phải chăng, cùng với phương pháp nhận thức khoa học, con người vốn vẫn có những

16


cách nhận thức khác, không nhất thiết qua hình thức học và trừu tượng, mà là trực tiếp
từ cụ thể đến cụ thể, trong một kiểu hòa nhập nào đó giữa chủ thể nhận thức và đối
tượng nhận thức? Và có thể chăng, trong bối cảnh đó ta sẽ xác đinh được đúng đắn hơn
vị trí và sức mạnh của tư duy trừu tượng và logic hình thức trong toàn bộ hoạt động
nhận thức của con người.

KẾT LUẬN
Cuộc sống không ngừng đi lên. Tính logic cũng theo đó mà không ngừng thay
đồi, không ngừng phát triền. Hiểu được tính quan trọng của tính logic cũng như vận

dụng được nhưng công cụ hỗ trợ suy luận logic như suy luận tam đoạn luận sẽ giúp cho
mỗi người không chỉ phát triển tốt về mặt suy nghĩ mà còn giúp cho việc truyền đạt và
tiếp thu ý nghĩa của lời nói, hành động, cử chỉ... trong cuộc sống hằng ngày càng dễ
dàng hơn, nhanh chóng hơn, tạo động lực cho sự phát triển cùa xã hội.

17


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Phan Đình Diệu - Tạp chí Triết học, Logic hình thức và nhận thức khoa học,
< xem 20/11/2018
2. Vương Tất Đạt. Lôgíc học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
3. V.K.Astafev. Các quy luật của tư duy trong lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng.
Nxb Đại học Tổng hợp Lvov, 1968
4. Phạm Đình Nghiệm. Lôgíc học. Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006
5. TS. Lê Thanh Thập. Lôgíc học hình thức. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000
6.Lý Thái. Tam Đoạn Luận - Khi Nào Đúng và Khi Nào Sai?
< />fbclid=IwAR13ZtDxsWLVe8WYGvjauQtKtv5Soq3TZAm5UoKzkYz82fqhFjfQOp
bQe74 >xem 20/11/2018
7.Logic hình thức - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,
< />


×