Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

BAO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.85 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
1.Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán của công ty...........................................44
2.Giải pháp khắc phục.............................................................................................45
2.1.Xác định chi phí và giá thành..............................................................45
1.Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp................47

1


LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Nó không những đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu nhất của con người cũng như xã hội; ví dụ như nơi ở, đi lại,
đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, tạo cơ sở cho tất cả các loại hình sản xuất
kinh doanh khác. Thực tế đã chứng minh, chỉ khi có một hệ thống cơ sở hạ tầng phát
triển thì những nguồn lực trong nền kinh tế mới dễ dàng di chuyển, góp phần thúc đẩy
việc phân công lao động trong toàn bộ nền kinh tế.
Những công trình xây dựng cơ bản thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài,
lại chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh như giá vật tư, thời tiết, địa
hình… nên công tác khảo sát, tư vấn thiết kế trong xây dựng cơ bản đặc biệt quan
trọng. Trước hết, công tác khảo sát giúp cho nhà đầu tư xác định được đặc điểm địa
hình, từ đó xác định được những yếu tố kỹ thuật, khối lượng công việc cần thực hiện
cho công trình. Công tác tư vấn thiết kế giúp cho nhà đầu tư xây dựng được kế hoạch
chi tiết, khả thi và hiệu quả cho mỗi công trình; góp phần giảm thiểu rủi ro của nhà đầu
tư khi đầu tư vào những công trình lớn, nâng cao tính hiệu quả của công trình. Đặc
biệt, tư vấn thiết kế có khả năng làm giảm lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản
nhờ xây dựng được dự toán chi phí và dựa vào kế hoạch chi tiết đã xây dựng, nhà quản
lý có thể dễ dàng kiểm soát tiến độ thi công, mức độ hao phí nguyên vật liệu và đánh
giá chất lượng công việc…
Nhận thức được mức độ quan trọng của loại hình cung cấp dịch vụ này, trong đợt
thực tập, em chọn Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc đô thị Khánh Hòa làm nơi thực tập.
Trong quá trình thực tập, em đã tìm hiểu một cách có hệ thống bộ máy quản lý kinh


doanh, đặc điểm tổ chức sản xuất cung cấp dịch vụ của công ty. Nhận thấy, hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty luôn thu hút nhiều sự quan tâm từ bên trong và bên
ngoài; em quyết định tìm hiểu về quy trình lập báo cáo tài chính của công ty.

2


Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các
nhân viên Phòng Kế Toán nói riêng và toàn thể nhân viên nói chung, em đã đúc kết
được một số nhận thức khái quát về các hoạt động liên quan đến tổ chức hạch toán kế
toán của công ty để tổng hợp thành báo cáo này. Báo cáo gồm bốn phần:
Phần I: Cơ sở lý thuyết
Phần II: Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
Phần III: Quy trình lập báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn Kiến trúc
đô thị Khánh Hòa
Phần IV: Một số đánh giá chung về Công ty cổ phần tư vấn Kiến trúc đô thị
Khánh Hòa

3


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm báo cáo tài chính (BCTC)
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của Doanh
nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng
sinh lời và thực trạng tài chính của Doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ
Doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)
Theo chế độ quy định, tất cả các Doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần
kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Với các công ty, tổng công ty có các đơn

vị trực thuộc, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất
vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị trực thuộc. Đối với các Doanh
nghiệp nhà nước và các Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài
BCTC năm còn phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ.
Riêng đối với Tổng công ty Nhà nước và các Doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế
toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp (BCTC hợp nhất giữa
niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008). Bắt đầu từ năm 2008, các công ty mẹ
và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và báo cáo hợp nhất cuối niên độ kế
toán và BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh.
2. Vai trò và ý nghĩa của BCTC
2.1.Vai trò:
Vai trò của Báo cáo tài chính là để đánh giá được tình hình tài chính của một
công ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Báo cáo tài chính là một công cụ
hữu ích nhất cho việc đánh giá so sánh giữa các doanh nghiệp. Từ báo cáo tài chính
cho thấy tất cả những gì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một
khoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những báo
cáo cuối cùng của họ.
2.2.Ý nghĩa:
BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý Doanh nghiệp cũng như
đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở
những vấn đề sau đây:
4


- BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách
tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài
chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của Doanh nghiệp.
- BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của Doanh nghiệp
trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và

khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanhcủa Doanh nghiệp.
- BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những
khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanhhoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ
hiện tại và tương lai của Doanh nghiệp.
- BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ
thuật, tài chính của Doanh nghiệp là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện
pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị Doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho Doanh
nghiệp .
Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư. Hội đồng quản
trị Doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công
nhân viên của Doanh nghiệp .
2.3.

Các thành phần của BCTC

2.4. Thời gian nộp và nơi nộp BCTC
Thời gian nộp BCTC đối với các Doanh nghiệp nhà nước được quy định, chậm
nhất là sau 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là sau
30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính. Đối với các tổng
công ty, thời hạn gửi BCTC chậm nhất là 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết
thúc quý và chậm nhất là 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài
chính. Với các đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp
trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

5


Đối với các Doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh, thời hạn nộp BCTC

năm chậm nhất là 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính; còn đối với các Doanh
nghiệp khác còn lại, thời hạn gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc
năm tài chính.
Có thể khái quát thời hạn lập và nơi nhận BCTC của các Doanh nghiệp qua
bảng sau:
Loại hình
doanh nghiệp

Nơi nhận báo cáo

Thời hạn



lập báo

Cơ quan tài

Cơ quan

Cơ quan

DN cấp

cáo

chính

thuế


thống kê

trên

x

x

x

x

ĐKKD
x

x

x

x

x

x

-

x

x


x

x

DN nhà nước Quý, năm
DN có vốn đầu
Năm
tư nước ngoài
Các loại hình
Năm
DN khác

6

quan


PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHÁNH HÒA
1. Giới thiệu chung về công ty
- Công ty cổ phần tư vấn Kiến trúc đô thị Khánh Hòa đi vào hoạt động từ ngày
25/03/2003.
- Mã số thuế: 4200519921
- Tên giao dịch: Công ty cổ phần tư vấn Kiến trúc đô thị Khánh Hòa
- Trụ sở: 168 Bạch Đằng, phường Tân Lập, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Điện thoại: (058) 3523457
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các công trình tiêu biểu do công ty
thực hiện
Không chỉ gói gọn trong việc tư vấn thiết kế nói chung, công ty còn đa dạng

hóa các loại hình dịch vụ của mình, phát triển được rất nhiều loại hình cung cấp, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất:
 Lập quy hoạch giao thông, BCNC tiền khả thi, BCNC khả thi, đầu tư xây
dựng các công trình dân dụng
 Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công các công trình dân dụng
 Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công tuyến có nền đường đặc biệt, đất yếu, đào
sâu đắp cao, các kết cấu mặt đường sử dụng vật liệu mới
 Khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn
 Khảo sát môi sinh, môi trường, đánh giá tác động của môi trường
 Kiểm định, khảo sát đo đạc cầu cống, cải tạo nâng cấp, đánh giá khả năng tận
dụng hiện trạng của từng công trình
 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng ở tất cả các bước về công trình dân dụng
 Kiểm soát chất lượng, quản lý dự án và TVGS công trình
 Tư vấn về mời thầu và thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình
 Tư vấn, dịch vụ và sửa chữa máy quang học
Đi vào hoạt động từ năm 2003, tính đến nay, công ty đã có sự phát triển lớn
mạnh. Nhờ có sự định hướng đúng đắn nên công ty đã thu hút được nguồn vốn đầu tư,
7


xây dựng được lòng tin từ khách hàng. Công ty đã trở thành cộng sự đắc lực của các
nhà đầu tư trong hàng loạt công việc ở tất cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, phát
triển đô thị và quản lý đầu tư. Vì vậy mà hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao, mức
lương của nhân viên ngày được nâng lên. Có thể kế đến một số công trình tiêu biểu do
công ty đảm nhận dưới đây:
- Quy hoạch chi tiết Khu tái định cư Sân bóng Cầu Mới tại thị trấn Diên Khánh,
huyện Diên Khánh, năm 2003
- Thiết kế hệ thống cấp nước các tuyến đường tại thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn
Ninh, năm 2011
- Lập báo cáo KTKT công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị xã

Cam Ranh, năm 2006
- Lập báo cáo KTKT công trình Khu dân cư Phan Dũng - Hạng mục : Hệ thống
thoát nước tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, năm 2007
- Tư vấn giám sát công trình Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa; hạng mục: Khu C
(điều trị nội trú), năm 2006
- Tư vấn giám sát công trình Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh khánh Hòa (giai
đoạn 2), năm 2010
- Tư vấn giám sát công trình Bệnh viện đa khoa huyện Vạn Ninh; hạng mục:
Khối kỹ thuật nghiệp vụ lâm sàng, năm 2009
- Tư vấn giám sát công trình Đường liên xã Ninh An-Ninh Đông-Ninh Trung,
huyện Ninh Hòa, năm 2012
- Tư vấn giám sát công trình Nhà tạm giữ thuộc Công an thành phố Nha Trang;
hạng mục: San nền, phá dỡ hiện trạng, mương thoát nước, nhà làm việc và ở CBCS,
năm 2012
- Tư vấn giám sát công trình Nâng cấp Nhà máy nước Ninh Hòa từ
4.000m3/ngày, đêm lên 6.000m3/ngày, đêm, năm 2013
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
3.1. Hình thức kinh doanh
Nhìn chung, công ty cung cấp hai hình thức dịch vụ chủ yếu là tư vấn và khảo
sát thiết kế. Đây là loại hình dịch vụ khá quan trọng, góp phần tăng hiệu quả cho hoạt

8


động đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và nâng cao chất
lượng công trình.
- Tư vấn: cung cấp kiến thức, kinh nghiệm; đưa ra những lời khuyên về chuyên
môn cho dự án để xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
- Khảo sát thiết kế: tìm giải pháp khả thi, hiệu quả để dự án được hoàn thành
đúng tiến độ và ngân sách đã đề ra.

3.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Tất cả những hoạt động khảo sát thi công đều được thực hiện thông qua hợp
đồng kinh tế ký kết giữa Giám đốc công ty với từng đơn vị thực hiện. Sau khi ký hợp
đồng với chủ đầu tư, Giám đốc quyết định thành lập tổng thể, bổ nhiệm Chủ nhiệm
tổng thể, Chủ nhiệm đề án… Những người này có trách nhiệm lập ra Đề cương cho
công việc, bao gồm khối lượng, trình tự công việc cần thực hiện; những yêu cầu kỹ
thuật; dự toán chi phí. Dựa vào đây, Giám đốc ký kết hợp đồng giao khoán khối lượng
công việc với từng đơn vị.
Các đơn vị, đúng với phần việc của mình thực hiện hạng mục công việc theo
khối lượng công việc nhận khoán từ Ban giám đốc. Trong quá trình thực hiện, mỗi đơn
vị thực hiện có trách nhiệm tập hợp chứng từ liên quan tới chi phí phát sinh để cuối
quý chuyển về phòng kế toán. Khi công trình bàn giao, bên B thanh toán hợp đồng,
công ty sẽ thực hiện xét duyệt, quyết toán với từng phòng, đơn vị thực hiện dựa trên cơ
sở đề cương, hợp đồng giao khoán giữa giám đốc với từng đơn vị.
Như vậy có thể thấy, đối với những công trình yêu cầu công tác thi công, chi
phí phát sinh được theo dõi ngay tại từng công trình và do đơn vị thực hiện tập hợp.
Đối với những công trình chỉ cần thực hiện công tác thiết kế, tư vấn, công việc diễn ra
ngay tại công ty, nơi đặt các thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu này. Đối với loại
hình này, chi phí phát sinh rất đơn giản, chỉ gồm chi phí vật tư văn phòng phẩm, chi
phí khấu hao máy móc thiết bị và lớn nhất là chi phí tiền lương. Đặc điểm này có ảnh
hưởng sâu sắc tới việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Quy trình thi công của công ty có thể được phản ánh sơ lược thông qua lược đồ:

9


Sơ đồ dòng chảy hoạt động khảo sát, thiết kế
Trách nhiệm



Giám đốc



Đề xuất tham mưu: QLKD, các

Sơ đồ dòng chảy

Bắt đầu

phòng chức năng, các đơn vị
• Thực hiện: QLDK


Phối hợp: Đơn vị sẽ thực hiện
Chuẩn bị thủ tục/ Chạy việc/ Đấu thầu

dự án



Chỉ đạo: Giám đốc
Đề xuất: QLKD, Đơn vị thực

Thông báo giao nhiệm vụ

hiện, VPKT/ QLKT


Chuẩn bị văn bản: QLKD





Phê duyệt: GIám đốc
Đề xuất: Đơn vị thực hiện,

Quyết định thành lập tổng thể:
GĐ ĐHDA, CNTT, CNĐA, KCS…

QLKT


Đơn vị chuẩn bị quyết định:
TCHC




Thu thập số liệu; Đi hiện trường
Lập đề cương khảo sát thiết kế

Quyết định: Giám đốc
Đề xuất và thực hiện: CNTT/

CNĐA, Đơn vị thực hiện


Phối hợp: Tổng thể, QLKT,


QLKD


Soát xét: QLKT, QLKD



Phê duyệt: Giám đốc

Duyệt đề cương
khảo sát thiết kế

(Trang tiếp)

10


• Thực hiện: QLKD
• Phối hợp: Đơn vị thực hiện,
CNTT/ CNĐA
• Chỉ đạo: Giám đốc

(Tiếp)
Chuẩn bị hợp đồng
và dự toán kinh phí







Soát xét: Phòng QLKD, TCKT
Phối hợp: VPKT/ QLKT
Chỉ đạo và phê duyệt: Giám đốc
Khâu phê duyệt của khách hàng




Đề xuất: QLKD
Chỉ đạo: Giám đốc

Phân giao nhiệm vụ trong nhóm
(Khảo sát thiết kế)




Đề xuất: QLKD
Chỉ đạo: Giám đốc

Lập hợp đồng kinh tế giữa
Giám đốc và đơn vị thực hiện



Đơn vị thực hiện





Tập hợp chi phí: Đơn vị thực hiện
Tạm ứng:
- Phê duyệt: Giám đốc
- Thực hiện: Phòng TCKT

Phê duyệt HĐ và dự
toán

Thực hiện hạng mục công việc

Tập hợp
Chi phí

• Thực hiện: QLKD
• Phối hợp: Đơn vị thực hiện,
TCKT, VPKT/ QLKT





Theo dõi
Tạm ứng

Thực hiện công tác nghiệm thu

Thực hiện: TCKT
Phối hợp: QLKD, Đơn vị thực hiện
Đề xuất: QLKD

Chỉ đạo: Giám đốc

Thu & phân bổ kinh phí
(Quyết toán, thanh lý hợp đồng)

Ghi chú
QLKD
Quản lý kinh doanh
VPKT/ QLKT
Văn phòng kỹ thuật/ Quản lý kỹ thuật
TCHC
Tổ chức hành chính
GĐ ĐHDA
Giám đốc điều hành dự án
CBTT
Chủ nhiệm tổng thể
CNĐA
Chủ nhiệm đề án
TCKT
Tài chính kế toán
3.3. Phương tiện, thiết bị chuyên môn
11


Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, trang thiết bị phương tiện của công ty là
một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng cho từng công trình, phát huy hết thế mạnh
về nhân lực mà công ty đang có. Nhằm đảm bảo cho chất lượng kỹ thuật, công ty đã đưa
vào sử dụng rất nhiều phương tiện, thiết bị chuyên môn hiện đại, chất lượng cao để cung
cấp dịch vụ một cách hoàn hảo. có thể kể ra một số thiết bị, phương tiện:
- Thiết bị khoan địa chất của các nước Nga, Trung Quốc, Nhật Bản

- Thiết bị đo đạc địa hình của các công ty điện tử nổi tiếng như Set, Laika,
Nikon… của các nước Nhật Bản, Thụy Sỹ, Đức
- Thiết bị văn phòng phục vụ cho nhu cầu quản lý, thiết kế như máy tính cá
nhân, máy in, máy Photocopy, máy vẽ các loại…
- Máy khảo sát nền mặt của Italia, Anh
- Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng rất nhiều những chương trình phần mềm
phục vụ thiết kế với những phiên bản mới nhất hiện nay do trong và ngoài nước sản
xuất để phục vụ cho công tác thiết kế và tính toán.
- Cuối cùng là phần mềm kế toán doanh nghiệp Hài Hòa phục vụ cho công tác
kế toán của công ty
Nhìn chung, với bề dày kinh nghiệm và uy tín của mình, công ty đã trang bị
cho mình một hệ thống máy móc thiết bị phần cứng cũng như phần mềm hiện đại,
chuyên nghiệp để phục vụ tác nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
3.4. Sơ đồ dòng chảy tác nghiệp quản lý

12


Trách nhiệm

Sơ đồ dòng chảy



Giám đốc



Đề xuất tham mưu: QLKD, các
phòng


chức năng, các Đơn vị
• Thực hiện: QLKD



Phối hợp: Đơn vị sẽ thực hiện dự án
Chỉ đạo: Giám đốc



Thực hiện: QLKD



Phối hợp: Đơn vị thực hiện
Bắt đầu





Chỉ đạo: Giám đốc
Thực hiện: QLKD
Phối hợp: Đơn vị thực hiện, CNTT/
Chuẩn bị thủ tục/ Chạy việc/ Đấu thầu
CNĐA





Đơn vị trình: QLKD
Soát xét: Phòng QLKD, TCKT



Phối hợp: VPLT/ QLKD
Tiếp nhận quyết định



Chỉ đạo và phê duyệt: GIám đốc



Khâu phê duyệt của khách hàng:

-

Thực hiện: QLKD, Đơn vị thực hiện

-

Phối hợp: CNTT/ CNĐA,
Chuẩn VPKT/
bị hợp đồng

giao việc từ cấp trên

và dự toán kinh phí


QLKT
Nhánh 1:


Theo dõi tiến độ: Phòng QLD



Theo dõi chất lượng: VPKT/QLKD

Hệ thống ISO9001
Nhánh 2:


Chưa đạt

Phê duyệt HĐ và
dự toán

Tiếp nhận và trình xử lý thông tin:
Đạt

QLKD, VPKT/ QLKT, CNTT/ CNĐA,
Đơn vị thực hiện


Đầu mối xử lý: Giám đốc




Thực hiện: CNTT/ CNĐA, Đơn vị
thực hiện, VPKT/ QLKT (chất
lượng), QLKD, TCKT
Theo dõi tiến
độ, chất lượng

Giải quyết
khiếu nại khách
hàng

13
(Trang tiếp)


(Tiếp)




Thực hiện: QLKD
Phối hợp: Đơn vị thực hiện CNTT/
CNĐA

Tiếp nhận và giao nộp hồ sơ




Thực hiện: QLKD

Phối hợp: Đơn vị thực hiện, TCKT,
VPKT/ QLKT

Thực hiện công tác nghiệm thu





Thực hiện: QLKD
Phối hợp: Đơn vị thực hiện, TCKT
Chỉ đạo: Giám đốc

Lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán






Soát xét: Phòng QLKD
Phối hợp: TCKT, Đơn vị thực hiện
Trình duyệt: QLKD
Phê duyệt: Giám đốc

Xem xét hồ sơ,
nghiệm thu
thanh toán

Chưa đạt


Đạt





Thực hiện: TCKT
Phối hợp: QLKD, Đơn vị thực hiện
Chỉ đạo: Giám đốc






Đề xuất: QLKD
Phối hợp: Đơn vị thực hiện
Soát xét: TCKT
Quyết định: Giám đốc

Thu kinh phí

Phân bổ kinh phí

• Thực hiện: TCKT (Theo dõi công
nợ), QLKD (kết thúc hợp đồng)
• Phối hợp và soát xét: QLKD, Đơn vị
thực hiện
• Chỉ đạo: Giám đốc



Các Đơn vị nghiệp vụ





Thực hiện: TCKT
Phối hợp: QLKD
Chỉ đạo: Giám đốc

Theo dõi công nợ
và kết thúc hợp đồng

Lưu trữ hồ sơ quản lý

Quyết toán và bảo vệ quyết toán

(Ghi chú: Như trang 12)
14


4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

4.2. Chức năng của từng phòng ban cụ thể
4.2.1. Ban giám đốc
- Giám đốc: điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


Dựa trên những thông tin, góp ý tham mưu của các trưởng phòng, giám đốc đưa ra
những quyết định đồng thời chịu trách nhiệm trướcc pháp luật về những hoạt động của
công ty.
- Phó giám đốc: phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo, chịu trách nhiệm tiến trình chung

của sản xuất; phụ trách những vấn đề liên quan tới chất lượng sản xuất, tiền lương
15


công nhân viên, quản lý, giám sát hoạt động ký kết hợp đồng với bên B, với nhà thầu
phụ…
4.2.2. Khối quản lý
- Phòng Quản lý kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng là xây dựng kế hoạch sản

xuất tiêu thụ ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch năm sau. Đồng thời, phòng có nhiệm vụ
xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách
từng mặt hàng trước khi đưa vào sản xuất. Mặt khác, phòng có nhiệm vụ đảm bảo
cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất; bố trí sắp xếp lao
động trong công ty về số lượng cũng như trình độ tay nghề ở từng phòng ban.
- Phòng Tài chính kế toán: Bộ phận rất quan trọng của công ty, có trách

nhiệm phản ánh tình hình tài chính của công ty lên hệ thống sổ sách, hoạch định những
chính sách vè tài chính ngắn hạn, dài hạn. Bên cạnh đó, phòng còn có trách nhiệm
kiểm tra, hướng dẫn các nhóm dự án thực hiện đúng quy định, chế độ kế toán khi thực
hiện tập hợp chứng từ quyết toán.
- Phòng quản lý kỹ thuật: Đây là bộ phận có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất

lượng (KCS) sản phẩm của công ty trước khi xuất. Phòng còn có nhiệm vụ lưu trữ các
tài liệu kỹ thuật, các quy trình, quy phạm thiết kế của Việt Nam và quốc tế.
4.2.3.


Khối sản xuất trực tiếp

- Phòng Thiết kế: Các phòng có nhiệm vụ tư vấn, thiết kế các công trình.
- Phòng Nền mặt đường
- Phòng Địa chất
- Phòng Khảo sát: Thực hiện nhiệm vụ khảo sát
- Các nhóm dự án: Đứng đầu là chủ nhiệm dự án, có nhiệm vụ thực hiện từng

hạng mục công việc ở các công trình cụ thể.
o Tổ Hồ sơ: Có trách nhiệm in ấn, sao chép hồ sơ tài liệu, phục vụ tất cả những
nhu cầu liên quan tới giấy tờ của doanh nghiệp.
o Trạm quang học: Chịu trách nhiệm chính về việc sửa chữa, bào trì, theo dõi
các thiết bị quang học như các thiết bị đo lượng, khảo sát…
5. Tóm tắt tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm trở lại đây
Là một doanh nghiệp có nhiều thâm niên và uy tín vô cùng to lớn, công ty Cổ
phần tư vấn Kiến trúc đô thị Khánh Hòa có một lợi thế tương đối tốt so với các doanh
16


nghiệp cùng loại trong địa phương, để từ đó, công ty đã phát huy thế mạnh của mình
và trở thành một trong những công ty tư vấn hàng đầu về lĩnh vực Khảo sát thiết kế và
tư vấn xây dựng cơ bản trong mắt các chủ đầu tư. Sự lớn mạnh không ngừng của công
ty không chỉ thể hiện ở trình độ kỹ thuật mà còn cụ thể hóa qua tốc độ tăng doanh thu
và lợi nhuận trước thuế hàng năm của công ty:
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận
trước thuế


2013
3.364.493.61
8
542.567.608

2014
100%

3.006.887.632

89,37%

100%

477.287.167

87,97%

2015
3.370.147.27
1
243.882.817

100,17%
44,95%

Sự phát triển của công ty còn thể hiện rõ hơn khi ta tìm hiểu về một số chỉ tiêu
tài chính quan trọng:
STT
Chỉ tiêu

1
Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu TSCĐ
- Tài sản cố định/ Tổng tài sản
- Tài sản lưu động/Tổng tài sản
1.2 Bố trí cớ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
2
Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toánh nhanh
3
Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

2013

2014

2015

Có thể thấy, tuy chỉ tiêu Tổng tài sản của công ty biến động không ổn định (vì

lý do công nợ, các khoản phải thu, phải trả trong xây lắp là không ổn định) nhưng tốc
độ tăng doanh thu, tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động của công ty thể hiện rất tốt. Chỉ
tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty ở mức cao, thể hiện đúng sức mạnh,
vị thế của công ty.
17


Những công trình của công ty chủ yếu thông qua hai nguồn chính: một là do
công ty tự đấu thầu và hai là do công ty được mời tham gia thi công. Khối lượng khách
hàng và số đầu công trình mà công ty đang có là tương đối lớn. Hiện nay, công ty đang
tham gia tư vấn thiết kế cho hơn 50 công trình và hạng mục thi công của khoảng 40
khách hàng lớn nhỏ khác nhau. Điều này chứng tỏ vị thế lớn mạnh và chất lượng, uy
tín của công ty đối với thị trường.
6. Quy trình lập báo cáo tài chính
Công ty Cổ phần tư vấn Kiến trúc đô thị Khánh Hòa hoạt động ở nhiều mảng
chuyên môn khác nhau, do đó theo quy định của Nhà nước, và cũng để những người
quan tâm tới tình hình tài chính của công ty có cái nhìn đầy đủ, chính xác và bao quát
hơn, công ty đã thực hiện báo cáo tài chính hằng năm.
6.1.

Nhân sự thực hiện
Phòng kế toán bao gồm ba người, được tổ chức như sau:

Ghi chú

Quan hệ chỉ đạo
Chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán:
Kế toán trưởng (Kiêm trưởng phòng Tài chính - Kế toán)
- Tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, kiểm tra kiểm soát và sử lý mọi


nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
18


nghiệp, tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp các thông tin tài chính của Công ty thành
các báo cáo có ý nghĩa giúp cho việc xử lý và ra quyết định của lãnh đạo Công ty.
- Kế toán trưởng đồng thời cũng là trưởng phòng Kế toán tài chính, có nhiệm

vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong việc hoạch định, soát xét và phê duyệt những
quyết định những chính sách tài chính cho công ty.
Kế toán thanh toán
- Hạch toán thanh toán nội bộ: theo dõi các khoản ứng trước và kiểm tra hồ sơ

chứng từ quyết toán của công ty với từng phòng ban, cá nhân.
- Hạch toán tiền mặt: phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới

tiền mặt.
- Hạch toán tổng hợp: tổng hợp số liệu về chi thu và các nghiệp vụ khác ở kế

toán viên để làm nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, công trình cũng
như là việc lập các báo cáo cần thiết.
- Hạch toán thanh toán với người mua, người bán: theo dõi, đối chiếu tải khoàn

tiền gửi ngân hàng và tình hình thanh toán với người mua, người bán.
Kế toán TSCĐ, Tiền lương, Thuế…
- Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Mở sổ theo dõi chi tiết từng loại

vật tư, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho. Tính toán vật liệu xuất kho, phân bổ
công cụ, dụng cụ, chuyển giao đối chiếu bảng kê đã lập với kế toán tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, công nợ, tổng hợp.

- Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Tổng hợp các chứng từ

có liên quan và tính lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng như các
khoản trích theo lương và thực hiện các chế độ khen thưởng đối với cán bộ công nhân
viên để tổng hợp lương và các khoản trích theo lương.
- Hạch toán Tài sản cố định: Theo dõi việc mua sắm Tài sản cố định, tính khấu

hao, trích và phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng.
Thủ quỹ:
- Bảo quản tiền mặt, nhận tiền và chi tiền theo lệnh, mua sắm, giao vật tư, chịu

sự điều hành của kế toán trưởng, kế toán phần hành có liên quan.
- Quản lý, vận chuyển công văn giấy tờ

6.2. Đặc điểm áp dụng chế độ kế toán
19


Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn kiến trúc và tư vấn đầu thầu nên chế độ
của công ty được quy định bởi những văn bản pháp quy trong lĩnh vực này:
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25 tháng 09 năm 1990. Nghị định

số 17/ HĐBT ngày 16/01/1990, sửa đổi bổ xung bằng Nghị định số 17/HĐBT ra ngày
16/01/1990
- Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn

một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.
- Thông Tư Số 01/2015/TT-BKHĐT Ngày 14/02/2015 Quy Định Chi Tiết Lập

Hồ Sơ Mời Quan Tâm, Hồ Sơ Mời Thầu, Hồ Sơ Yêu Cầu Dịch Vụ Tư Vấn

- Luật Số 43/2013/QH13 Ngày 26/11/2013: Luật Đấu Thầu
- Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Các chuẩn mực kế toán.

6.2.1. Hệ thống tài khoản sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán của công ty cũng khá đơn giản với khoảng 40 tài khoản.
Đặc biệt, do tất cả những nghiệp vụ liên quan từ chi phí thi công phát sinh tại
công trình đến tiền lương, chi phí khấu hao đều được tập hợp vào tài khoản 627 với 5
tiểu khoản nên trong phần doanh thu và chi phí không có hai tài khoản 621 và 622
Dưới đây là bảng hệ thống tài khoản công ty sử dụng:
Loại tài khoản

Tài khoản sử dụng
111, 112, 131, 133, 138, 141, 142, 144,

Tiền, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

152, 153, 154
211, 213, 214, 221, 242
311, 331, 333, 334, 335, 336, 338
411, 414, 415, 421, 431
511, 515, 627, 632, 635, 642, 711, 811
911

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Công nợ và các khoản phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Doanh thu và chi phí
Xác định kết quả kinh doanh
6.2.2.


Hệ thống chứng từ sử dụng

Nhìn chung hệ thống chứng từ của công ty đều theo đúng biểu mẫu mà nhà
nước quy định. Hệ thống chứng từ công ty sử dụng gồm
- Lao động tiền lương.

20


- Hàng tồn kho
- Bán hàng
- Tiền tệ
- Tài sản cố định

Ngoài ra, do điều kiện cụ thể, công ty còn sử dụng một số mẫu chứng từ tự lập khác.
6.2.3. Hệ thống sổ sách kế toán
Do đặc điểm công ty với khối lượng nghiệp vụ không nhiều, quy mô sổ sách
đơn giản và ở dụng phần mềm kê toán máy nên kế toán ghi sổ theo hình thức Chứng từ
ghi sổ là rất thích hợp.
Hình thức ghi sổ này có đặc điểm là:
- Căn cứ ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”
- Việc ghi sổ kế toán gồm:

o Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
o Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Sổ sách kế toán chủ yếu:
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết


Do đặc điểm công ty kết hợp cả kế toán thủ công và máy vi tính, những sổ chi tiết
của một số phần hành được ghi chép trên phần mềm kế toán Excel nên việc tổ chức các sổ
chi tiết khá đơn giản. Tất cả các sổ chi tiết đều được thiết kế theo kiểu tờ rời, mỗi đối
tượng theo dõi chi tiết là một tờ sổ (tương ứng một “sheet” trên file dữ liệu).
Chứng từ ghi sổ cũng được kế toán tổng hợp thực hiện bằng tay. Sau khi được
kế toán trưởng xét duyệt, kế toán tổng hợp bắt đầu định khoản vào máy tính. Do việc
áp dụng phần mềm vào kế toán, công việc hạch toán tổng hợp được thực hiện rất
nhanh gọn, chỉ cần có lệnh, số liệu do kế toán tổng hợp nhập vào sẽ được chuyển sang
các sổ cái, các báo cáo tổng hợp hết sức nhanh chóng.
Trình tự ghi Sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:

21


Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ

Sổ, thẻ
kế toán chi
tiết

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Chứng từ ghi sổ


Nhập dữ liệu
vào phần
mềm

Sổ Cái

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Chuyển sổ (phần mềm)
Ghi định kỳ (phần mềm)
6.2.4.
Hệ thống báo cáo tài chính
Theo quy định chung, công ty sử dụng hệ thống báo cáo tổng hợp sau:
- Bảng cân đối kế toán: phản ánh tình trạng tài sản, nguồn vốn của công ty tại

thời điểm lập báo cáo.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Báo cáo tổng hợp, phản ánh doanh

thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định của doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh dòng tiền và việc sử dụng dòng tiền


trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thuyết minh báo cáo tài chính: giải trình cho người sử dụng hiểu rõ số liệu,

nội dung trình bày trong các báo cáo.
Tùy theo yêu cầu quản lý, hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp có thể lập thành
nhiều bản và gửi đến những đơn vị liên quan theo đúng quy định.

22


Ngoài ra, để nâng cao chất lượng quản lý, công ty cũng có tổ chức một hệ thống
Báo cáo quản trị cung cấp những thông tin tóm lược nhất về tình hình của công ty.
Hàng tuần, Kế toán trưởng lập một báo cáo gồm một số khoản mục chủ yếu như:
- Tiền mặt tại quỹ
- Số dư tìên gửi ngân hàng
- Tình hình phải thu, phải trả
- Tình hình tạm ứng với từng phòng ban

Báo cáo này thể hiện mức độ quan tâm của ban quản lý đối với những thông tin
kế toán quan trọng, góp phần vào việc ra quyết định của Ban giám đốc.
7.
Từ năm 2015 trở đi, Thông tư 200/2014/TT-BTC ra đời thay thế cho Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC. Do đó, kế toán của công ty đã cập nhật và làm báo cáo tài
chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC báo cáo tài chính gồm có những mẫu biểu sau:

Trước khi bảng cân đối kế toán được lập, kế toán tại công ty sẽ trình tự thực
hiện các bước sau:
Bước 1: Chốt số liệu các tài khoản
- Đảm bảo số liệu PS nợ, P có, số dư tại 31/12 giữa sổ chi tiết từng ngân hàng

với sao kê ngân hàng khớp nhau;
- Đối chiếu công nợ: phải thu, phải trả, công nợ khác, công nợ nội bộ, tạm ứng;
- Đối chiếu số dư TK 214, 242 với bảng tính phân bổ khấu hao; phân bổ chi phí
trả trước dài hạn; Nguyên giá TSCĐ với số dư TK 211.
- Đối chiếu số dư TK 152,153,155,156 với bảng tổng hợp Nhập – Xuât - Tồn
theo từng kho; không mã hàng tồn kho nào bị âm;
23


-

Nhìn tổng thể Bảng cân đối phát sinh tài khoản đảm bảo bên Nợ, bên Có

luôn bằng nhau;
Bước 2: Đối chiếu số liệu giữa Tờ khai thuế và sổ sách kế toán
- Đối chiếu doanh thu; VAT đầu ra, VAT đầu vào trên các tờ khai thuế GTGT
trong năm khớp với số phát sinh 511, 3331, 133 trên sổ chi tiết TK. Nếu có sai lệch
phải tìm nguyên nhân và làm điều chỉnh kịp thời trước khi quyết toán thuế;
- Kiểm tra thông tin Công ty mình trên hoá đơn đầu vào đảm bảo chính xác
theo đăng ký kinh doanh;
- Kiểm tra việc nộp tiền thuế vào NSNN, xem doanh nghiệp còn nợ tiền thuế không;
Bước 3: Cân đối lãi, lỗ, xác định nghĩa vụ thuế TNDN
- Kiểm tra việc hạch toán chi phí các TK: 621, 622, 627, 154, 632, 641, 642,
811 đủ điều kiện ghi nhận vào chi phí được trừ; Chi phí nào không đủ điều kiện là chi
phí được trừ khi tính thuế TNDN cần tập hợp vào bảng kê để khi làm Tờ khai quyết
toán thuế TNDN đưa vào chỉ tiêu B4 - Các khoản chi không được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế;
- Lập các bút toán kết chuyển; thực hiện kết chuyển cuối kỳ;
- Xem số liệu lãi lỗ, căn chỉnh lãi lỗ phù hợp;
1. Lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán tại công ty được lập với những điểm lưu ý sau:
- Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày

Báo cáo tài chính.
- Các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được trình bày riêng biệt thành ngắn

hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
và được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
 Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12
tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
 Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ
thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
- Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Các tài liệu sử dụng:
24


+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
+ Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
+ Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).
– Trên bảng cân đối kế toán gồm có 5 cột:
+ Cột 1: Chỉ tiêu.
+ Cột 2: Mã số – Mã số của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
+ Cột 3: Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Cột 5: Số đầu năm – Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của báo cáo này năm
nay được căn cứ vào số liệu ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng
của báo cáo này năm trước.
+ Cột 4: Số cuối năm – Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của báo cáo này tại
ngày kết thúc kỳ kế toán năm

- TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100)

TSNH phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản
ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không
quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số
140 + Mã số 150.
- TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN (MÃ SỐ 110)

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền
hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.
+ Tiền (Mã số 111)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 111, Tài khoản 112,
Tài khoản 113.
+ Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chủ yếu vào: Dư Nợ Tài khoản 1281 +
Dự Nợ Tài khoản 1288
Các khoản ghi vào chỉ tiêu này có kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng.
Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu
kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng…
25


×