Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÀI BÁO CÁO-PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.47 KB, 22 trang )

PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH - MARKETING
BỘ MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

GVHD: Thầy LÊ VĂN LÂM
LỚP : DL - KHÓA: 33
TP HCM, 02/2010
[1]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
STT HỌ & TÊN LỚP
1 TRƯƠNG THÚY AN DL 1
2 LÊ THỊ DIỄM HỒNG DL 1
3 TRẦN THANH NHÀN DL1
4 LƯƠNG THỊ YẾN THI DL 1
5 TRẦN THỊ TRANG DL 1
6 PHAN THỊ HƯƠNG DL 2
7 TRẦN THANH GIÀU DL 2
8 NGUYỄN THỊ THANH NGÂN DL 2
9 LÊ THỊ THANH THẢO DL 2
10 NGUYỄN THỊ THANH VÂN DL 2
11 NGUYỄN THỊ ANH UYÊN DL 2
[2]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
[3]


PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng & phát triển mạnh mẽ, mức thu
nhập & đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây, người xưa chỉ mơ ước được “ăn
no mặc ấm”, thì ngày nay với nhịp sống hiện đại, mọi người mong muốn một nhu cầu cao hơn,
đó là “ ăn ngon mặc đẹp”.
Trước nhu cầu ngày càng phát triển của người dân. Sữa cũng như các loại thực phẩm từ
sữa ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết để tiếp thêm năng lượng cho cuộc sống mọi người.
Mức độ tiêu thụ sữa trung bình của người Việt Nam hiện nay khoảng 7.8 kg/ người/ năm tức là
gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian tới mức tiêu thụ sữa
sẽ tăng 15-20% ( do thu nhập của người dân tăng).
Hiểu được tâm lý đó, công ty sữa Việt Nam đã không ngừng đa dạng hóa các dòng sản
phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối, duy trì dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa
lợi ích của cổ đông công ty. Tự hào với nhãn hiệu được người tiêu dùng bình chọn “ hàng Việt
Nam chất lượng cao” năm 2005, 2006,2007. Vinamilk đã không ngừng phát triển để chiếm lĩnh
thị phần trong nước và vươn xa ra thế giới.
[4]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
VINAMILK là một trong những doanh nghiệp sản xuất & kinh doanh sữa và những sản
phẩm từ sữa đầu tàu của ngành sữa Việt Nam. Với sứ mạng ” Vinamilk cam kết mang đến cho
cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và
trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”, Vinamilk đã và đang không
ngừng cố gắng phấn đấu để có thể “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người".
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh
doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
• Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới

• Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ
rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn
• Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau
• Xây dựng thương hiệu
• Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp
• Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy.
Các lĩnh vực sản xuất & kinh doanh của Vinamilk:
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu
- Sản xuất và kinh doanh bao bì, in trên bao bì
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải nhựa)
- Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản
- Kinh doanh kho bãi, bến bãi
- Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô
- Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến.
<I> LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 Công ty cổ phần sữa Việt Nam tiền thân là Công ty Sữa & Café Miền Nam (1976), trực
thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất,
Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột
Bích Chi và Lubico.
 Năm 1992, Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Công ty
[5]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm từ sữa.
 Năm 1996, Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập

thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
 Sau đó, chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào 12/2003 và đổi tên thành Công
ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của công ty.
 Năm 2004, Vinamilk mua lại Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn, và tăng vốn điều lệ của công
ty lên 1,590 tỷ đồng.
 Năm 2005, Vinamilk tiếp tục mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty
Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành
Nhà máy Sữa Nghệ An vào 30/06/2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò,
Nghệ An.
 Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào 19/01/2006,
khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là
50.01% vốn điều lệ của Công ty.
 Công ty mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào 9/2007, có trụ sở tại
Khu công nghiệp Lễ Môn, Thanh Hóa.
<II> CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
 1985: Huân chương Lao động Hạng III
 1991: Huân chương Lao động Hạng II
 1996: Huân chương Lao động Hạng I
 2000: Anh Hùng Lao động
 2001: Huân chương Lao động Hạng III cho 3 nhà máy thành viên Vinamilk là Dielac,
Thống Nhất, Trường Thọ
 2005: Huân chương Độc lập Hạng III cho Công ty; Huân chương Lao động Hạng III cho
nhà máy Sữa Hà Nội
 2006: Huân chương Lao động Hạng II cho 3 nhà máy thành viên Vinamilk là Dielac,
Thống Nhất, Trường Thọ; Được tôn vinh và đoạt giải thưởng của Tổ chức sở hữu trí tuệ
Thế giới WIPO; 2006 “Siêu Cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín; Hiệp hội sở
hữu trí tuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
 1991 - 2005: Liên tục nhận cờ luân lưu là "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ngành
Công Nghiệp VN"
 1995 - 2007: Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Báo Sài Gòn tiếp thị

[6]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
<I> BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Khái niệm
 Báo cáo tài chính (Financial Statements)- là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh.
+ Các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định các lĩnh
vực cần thiết phải được can thiệp.
+ Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản
lý như thế nào.
+ Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư.
+ Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra báo cáo tài chính để
xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ đang giao dịch.
 Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn,
luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Báo cáo tài chính của các công ty đều theo mẫu chung thống nhất. Mặc dù một số hạng
mục có thể khác nhau tùy theo đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty, nhưng các báo cáo
tài chính luôn giống nhau về cơ bản, cho phép bạn so sánh việc kinh doanh của công ty
này với các công ty khác.
2. Báo cáo tài chính Việt Nam so với quốc tế
[7]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
[8]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
3. Báo cáo tài chính bao gồm

3.1 Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
+ Còn được gọi là báo cáo về tình trạng tài chính - Statement of financial position -
tại một thời điểm (thời điểm lập báo cáo tài chính).
+ BCĐKTdùng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang
tiến triển thế nào; đánh giá tình hình tài chính, và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp.
+ Sử dụng bảng cân đối kế toán để đảm bảo các khoản vay của doanh nghiệp vì ngân
hàng dựa vào các bảng cân đối kế toán để đánh giá khả năng hoàn trả nợ của doanh
nghiệp.
+ BCĐKT thể hiện theo phương trình: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
[9]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Dạng đầy đủ)
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2009
Mẫu số B 01 – DN/HN
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Đầu năm Cuối năm
1 2 3 4 5
So sánh cơ cấu vốn tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2008 – 2009
TÀI SẢN
Tỷ trọng (%)
SO SÁNH
2008 2009
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 57,68 59,99 + 2.31%
1. Tiền & các khoản tương đương tiền 5,67 4,99 -0,68%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 9,55 27,13 + 17,58%
3. Các khoản phải thu 11,57 9,12 -2,45%
4.Hàng tồn kho 29,99 15,38 -14,61%

5.Tài sản ngắn hạn khác 0,90 3,38 + 2,48%
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 42,32 40,00 -3,32%
1.Các khoản phải thu dài hạn 0,008 0,10 + 0,092%
2.Tài sản cố định 30,84 12,15 -18,69%
3.Bất động sản đầu tư - 0,32 -
4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7,79% 7,06 -0,73
5.Tài sản dài hạn khác 3,68% 2,92 -0,76%
TỔNG TÀI SẢN 100
NGUỒN VỐN
Tỷ trọng (%)
SO SÁNH
2008 2009
A. NỢ PHẢI TRẢ 22,82 21,78 -1,04%
1.Nợ ngắn hạn 20,32 18,77 -1,55%
2.Nợ dài hạn 2,50 3,00 + 0,5%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 77,18 77,81 + 0,63%
1.Vốn chủ sở hữu 75,57 75,67 + 0,1%
2.Nguồn kinh phí & quỹ khác 1,61 2,14 + 0,53%
TỔNG NGUỒN VỐN 100%
 Qua bảng trên, ta thấy tài sản công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng trong tài sản ngắn
hạn (+2,31%) so với năm 2008, cho thấy khả năng thanh khoản cao, nhưng lại có xu
[10]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
hướng giảm tỷ trọng tài sản dài hạn (-3,32%) là do tài sản cố định giảm 18,69% điều này
làm giảm rủi ro kinh doanh do khấu hao làm giảm tổng định phí. Tỷ trọng tài sản ngắn
hạn năm 2008 là 57,68%, đến năm 2009 là 59,99%. Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng
các khoản phải thu (-2,45%) và tiền & các khoản tương đương tiền (-0,68%) do công ty
sữa này đầu tư tiền mặt vào các khoản ngắn hạn, mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm, nhờ

đó mà số lượng hàng tồn kho giảm 14,61%. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng
mạnh (+17,58%).
 Về nguồn vốn, vào năm 2009 công ty Vinamilk đã giảm 1,04% nợ phải trả, nợ ngắn hạn
giảm 1,55%, nhưng nợ dài hạn tăng 0.5% so với năm 2008. Vốn chủ sở hữu năm 2009
tăng 0,63 % so với năm 2008, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 0,1%, điều này
chứng tỏ năm 2009 công ty Vinamilk tăng nguồn vốn của công ty bằng đa số vốn đầu tư
thêm của chủ sở hữu.
Kết luận: cơ cấu vốn tài sản và nguồn vốn của Vinamilk năm 2009 so với năm 2008
không có biến động lớn và có xu hướng tốt hơn.
3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ)
+ cho biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền sau khi đã trừ hết các chi phí.
+ cho biết doanh thu và chi phí tại một khoảng thời gian nhất định.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY VINAMILK
Năm 2009
MẨU SỐ B02-DN/NH
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU

số
Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
1 3 6 7
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.1 10.821.195.385.815 8.380.562.493.132
2. Các khoản giảm trừ 3 VI.1 (203.370.629.645) (171.580.600.304)
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (10=01+03)
10 VI.1 10.614.824.756.170 8.208.981.892.828
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.2 (6.736.215.420.796) (5.610.968.563.053)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (20 = 10 + 11)
20 3.878.609.335.374 2.598.013.329.775
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.3 439.936.099.518 264.810.320.889
7. Chí phí tài chính 22 VI.4 (184.827.894.243) (197.621.967.048)
8. Chí phí bán hàng 24 VI.8 (1.245.476.021.840) (1.052.307.508.224)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 VI.8 (292.762.880.656) (297.804.167.761)
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {30 = 20 + (21+22) + (24+25)}
30 2.595.478.638.153 1.315.090.007.631
11. Thu nhập khác 31 VI.5 147.640.500.135 136.902.216.356
12. Chi phí khác 32 VI.6 (11.408.794.114) (6.729.682.745)
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 + 32) 40 136.231.706.021 130.172.533.611
14. Phần lổ trong liên doanh - (73.949.506.654)
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50= 30 + 40)
50 2.731.710.344.174 1.371.313.034.588
16. Chí phí thuế TNDN hiện hành 51 (361.536.490.197) (161.873.920.364)
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 6.245.696.829 39.258.388.334
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50+51+52)
60 2.376.419.550.806 1.248.697.502.558
Phân bổ cho
Cổ đông thiểu số 427.841.875 (1.421.985.144)
[11]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
Cổ đông của Công ty 2.375.991.708.931 1.250.119.487.702
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 VI.7 6.770 3.563
a. doanh thu thuần = ∑doanh thu – các khoản giảm trừ

DT
TVinamilk2009
= 10.821.195.385.815 + 439.936.099.518 – 1.245.476.021.840 – 292.762.880.656
= 9,722892578 x 10
12
VND
 9,722892578 x 10
12
VND là phần còn lại của tổng doanh thu (doanh thu từ hoạt động sản
xuất kinh doanh và các hoạt động tài chính) cả năm 2009 sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), nó phản ánh số thu nhập từ bán
hàng và cung ứng dịch vụ mà Vinamilk thực sự hưởng thụ.
b. Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
LN
GVinamilk2009
= 9,722892578 x 10
12
- 6.736.215.420.796 = 2,986677158 X 10
12
VND
 2,986677158 X 10
12
VND là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán
năm 2009 của Vinamilk.
c. Tỷ suất lợi nhuận gộp = LN
G
/ DT
T
H
Tỷ suất LN

G Vinamilk2009
= 2,986677158 X 10
12
/ 9,722892578 x 10
12
= 0,31
 0,31 phản ánh mức lợi nhuận gộp 31 VND có được từ 100 VND doanh thu thuần.
d. LN hoạt động kinh doanh chính = DT
T
– GVHB – CP
BH
– CP
QLDN
LN
HDKDC Vinamilk2009
= 9,722892578 x 10
12
- 6.736.215.420.796 - 1.245.476.021.840 -
292.762.880.656 = 1,448438256 x 10
12
VND
e. LN từ hoạt động tài chính = DT từ hoạt động tài chính – CF cho hoạt động tài chính
LN
HDTC Vinamilk2009
= 439.936.099.518 – 184.827.894.243 = 2,551083053 x 10
11
VND
 Hooạt động tài chính của Vinamilk liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng vốn nhàn
rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra bên ngoài. 2,551083053 x 10
11

VND là phần chênh
lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính năm 2009 của
Vinamilk. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí vay, chi phí hoạt động đầu tư tài
chính, chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng và các khoản lỗ phát sinh từ hoạt động
đầu tư tài chính và lỗ do chênh lệch tỷ giá.
f. LN khác = thu nhập khác – chi phí khác
LN
KVinamilk2009
= 147.640.500.135 – 11.408.794.114 = 1,36231706 x 10
11
VND
 1,36231706 x 10
11
VND là phần lợi nhuận Vinamilk thu được từ các nghiệp vụ khác biệt
với hoạt động thông thường của Vinamilk, chẳng hạn như nhượng bán, thanh lý TSCĐ,
tiền phạt, bồi thường được hưởng do đối tác vi phạm hợp đồng, thu hồi các khoản phải
thu đã xử lý…đây là khoản lợi nhuận phát sinh không thường xuyên, không ổn định, do
vậy mức tăng lên của khoản lợi nhuận này thường được xem là kết quả tốt.
g. LN sau thuế (EBT) = ∑LN kế toán trước thuế – Chi phí thuế TNDN
EBT
Vinamilk2009
= 2.731.710.344.174 - 361.536.490.197 = 2,370173854 x 10
12
VND
[12]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
 2,370173854 x 10
12

VND là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế với số thuế
thu nhập doanh nghiệp Vinamilk phải nộp, đây chính là số thu nhập mà chủ sở hữu
Vinamilk được hưởng.
Bảng xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính
Đơn vị: 1.000.000
VND
Chỉ tiêu
Gía trị
2008 2009 So sánh
1. Doanh thu thuần 9.722.892,578
2. Gía vốn hàng bán
6.736.215,420796
3. Lợi nhuận gộp 2.986.677,158
4. Chi phí bán hàng
1.245.476,021.840
5. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
292.762,880.656
6. LN hoạt động kinh doanh
chính
1.448.438,256
3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flows)
+ Phản ánh các khoản thu, chi tiền trong kỳ kinh doanh theo từng loại hoạt động: hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
+ Cho người sử dụng thông tin đánh giá được hiệu quả của từng loại hoạt động của
doanh nghiệp, biết được tiền của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào.
+ Thông qua báo cáo LCTT có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tương lai của
doanh nghiệp, khả năng thanh toán và nhu cầu tài chính cho đầu tư trong tương lai
của doanh nghiệp.
3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Dùng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư
hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
+ Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
- Các chính sách kế toán áp dụng.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo
cáo KQ HĐKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
<II> CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH
1. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản
1.1 Khái niệm
[13]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
Cơ cấu vốn là quan hệ về tỷ trọng của từng loại vốn dài hạn bao gồm vốn vay, vốn cổ
phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty.
Vốn điều lệ là số vốn do tất cả thành viên góp và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn góp
có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị
quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công
ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. Vốn điều lệ là do các thành viên tự
thoả thuận và cam kết góp vốn. Trên cơ sở đó doanh nghiệp kê khai và đăng ký với cơ
quan đăng ký kinh doanh. (khoản 6, điều 3 Luật doanh nghiệp 2005)
1.2 Các chỉ số liên quan
 Tỷ số nợ trên tổng vốn (D/A): cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc
vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện
chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.

(D/A) = tổng nợ / tổng vốn
Trong đó:
Tổng nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
Tổng vốn = tổng nợ + tổng vốn chủ sở hữu.
Theo đó, từ Bảng cân đối kế toán của Vinamilk ngày 31/12/2009, ta thấy:
Tổng nợ của công ty = 1.601.363.156.731 + 256.294.578.495 = 1,857657734 x 10
12

Tổng vốn = 1,857657734 x 10
12
+ 6.455.773.448.690 = 8,313431182 x 10
12
 D/A = 22,35%,
 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (D/E): cho thấy tỷ lệ vốn dài hạn so với
vốn chủ sợ hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
D/E = vốn vay / vốn cổ phần
Trong đó:
Tỷ số nợ dài hạn = nợ dài hạn / (nợ dài hạn + vốn cổ phần)
D/E
vinamilk
= 256.394.578.495 / 6.455.773.448.690 = 3,97%
 Số lần thanh toán lãi vay từ thu nhập (TIE): cho thấy khả năng thanh toán lãi
vay từ thu nhập của một doanh nghiệp. Ngoài ra, TIE còn đo lường rủi ro mất khả
năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp.
TIE = EBIT / I
Trong đó:
EBIT: thu nhập trước thuế và lãi vay
I : lãi vay phải trả
EBIT
vinamilk2009

= 3.878.609.335.374 – 1.254.476.021.840 – 292.762.880.656 =
2.331.370.433.000
 Vốn lưu động = TSNH – Các khoản phải trả ngắn hạn
VLĐ
Vinamilk
= 5.118.618.135.307 – 789.866.508.433 – 77.584.157.132 – 399.962.484.363 –
28.687.738.983 – 83.848.669.881 = 3,738668576 x 10
12
VND (1)
 3,738668576 x 10
12
VND là nguốn vốn huy động để tài trợ cho tài sản ngắn hạn của
Vinamilk. Nó cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động đó
là tài sản ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn (phải trả người bán, người mua trả
trước tiền, thuế & các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, phải trả nội
[14]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
bộ, các khoản phải trả & nộp khác). Khi những yếu tố trong tài sản ngắn hạn tăng sẽ làm
tăng vốn lưu động và ngược lại.
 Vốn lưu động ròng = TSNH – Nợ ngắn hạn
VLĐR = 5.118.618.135.307 – 1.601.657.735.226 = 3,5169604 x 10
12
VND (2)
 Tỷ lệ VLĐR trên VLĐ = (2) / (1) =94,07%
Ta thấy 94,07% là một con số khá cao, điều này cho thấy Vinamilk có cơ cấu tài chính ổn
định, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán thấp. Tuy nhiên, điều này cũng cũng sẽ làm
tăng chi phí sử dụng vốn, đồng thời làm cho việc sử dụng vốn kém linh hoạt, dẽ dẫn đến
tình trạng thừa vốn, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm.

Vốn lưu động và vốn lưu động ròng của Vinamilk năm 2009
Đơn vị: 1.000.000
VND
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm So sánh
1. Vốn lưu động 3.738.668,576 2.547.194,84
8
+1.191.473,729
2. Vốn lưu động ròng 3.516.960,4 2.215.102,57
1
+1.301.857,829
3. Tỷ lệ VLĐR / VLĐ 94,07% 86,96% -7,11%
 Ta thấy vốn lưu động ròng có xu hướng tăng (+1.301.857,829) giữa đầu năm và cuối
năm 2009. Tuy nhiên, nếu con số này quá lớn thì Vinamilk sẽ phải gánh chịu mức chi phí
tài chính cao, do chi phí nguồn vốn dài hạn cao hơn chi phí nguồn vốn ngắn hạn. Ngoài
ra, việc chỉ sử dụng nguồn vốn dài hạn sẽ làm giảm tính mềm dẻo của cơ cầu tài chính,
Vinamilk sẽ khó điều chỉnh nguồn vốn huy động để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu
vốn, dẫn tới dư thừa vốn.
2. Chứng khoán
2.1 Các khái niệm
 Chứng khoán là hàng hoá trên thị trường chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái
phiếu và một số loại khác như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đổng tương lai, hợp
đổng quyền lựa chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó, chủ yếu là trái phiếu và cổ
phiếu.
 Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Khi sở hữu cổ phiếu,
người sở hữu sẽ trở thành cổ đông của công ty đó.
2.2 Các tỷ số đánh giá
 Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập của 1 cổ phiếu (P/E): dùng để đo lường tỷ số
thị giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu. Các nhà đầu tư dựa vào P/E để dự
đoán thời gian thu lại vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

P/E=
EPS
P
0
Trong đó:
P
0
: giá cổ phiếu
ESP: thu nhập trên một cổ phiếu
P/E = 71.291 / 6770 = 10,53
[15]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
 cho thấy để có 1 đồng lợi nhuận của Vinamilk, thị trường phải đầu tư 10,53 đồng vốn.
 Suất sinh lợi tương đối trên vốn đầu tư (E/P)
E/P=
0
P
EPS

 E/P = 0,095
 Tỷ số thị giá cổ phiếu thư trên thư giá cố phiếu (M/B)
Tỷ số=
B
Po
Trong đó:
P
O
: thị giá cổ phiếu

B: thư giá cổ phiếu
Thư giá (B) = vốn CSH bình quân / ∑số CP đang lưu hành
Thư giá (giá trị sổ sách một cổ phiếu) bao gồm giá phát hành một CP và các khoản lợi nhuận giữ
lại, lợi nhuận chưa phân phối tính cho một CP.
B = ((6455773448690 + 4665714594626) / 2) / 175.450.597 = 15.842
VND
/CP
 P
O
= B x tỷ giá = 15.842 x 4,5 = 71.291
VND
/CP
(với B = 4,5 theo tính toán của công ty)
 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) (earning per share) là phần lợi nhuận mà
công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS
được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phần ưu đãi) /∑C thường đang lưu hành
= ROE x giá trị sổ sách một CP (B)
 Đối với các cổ đông của công ty Vinamilk, thu nhập trên mỗi cổ phần thường năm 2009:
EPS = (2.376.419.550.806 – 427.841.875) / 175.450.597 = 6.770
VND
/CP
= 42,7% x 15.842 = 6.766 = 6770
VND
/CP
 Cổ tức chi trả cho mỗi cổ phần (DPS) (devidend per share)
DPS =(TR – cổ tức CP ưu đãi - TNGL) / ∑ CP thường đang lưu hành
3. Chỉ số khả năng thanh toán
[16]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR) (current ratio): đo lường khả năng doanh
nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn (ở mức 2-3 được xem là tốt). Chỉ
số này càng thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa
vụ của mình nhưng nếu quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt - vì nó cho thấy
tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy
thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
CR=
NoNganHan
HanTaiSanNgan
CR
vinamilk cuối năm2009
= 5.118.618.135.307 / 1.601.363.156.731 = 3,196413
CR
vinamilk dau nam2009
= 3187605013312 / 972502442356 = 3,2777347
 Ta thấy CR của Vinamilk đều > 1 và ổn định ở mức trên 3, chứng tỏ Vinamilk có đủ tài
sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.
 Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) (quick ratio): đo lường mức thanh khoản cao hơn.
Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng
tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính
thanh khoản của chúng rất thấp.
QR = (tiền + đầu tu ngắn hạn + khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn
QR
Vinamilk cuối năm2009
= (376.134.657.958 + 2.400.760.431.792 + 778.010.643.038) /
1.601.363.156.731 = 2,2199247
QR
vinamilk đầu năm2009

= (132.976.253.257 + 496.998.072.070 + 646.384.971.761) / 972.502.442.356
= 1,3124484
 QR cao cho thấy, các tài sản ngắn hản của Vinamilk có tính thanh khoản cao.
 Kỳ thu tiền bình quân (DSO): Là thời giant rung bình để doanh nghiệp thu được
tiền bán hàng trả chậm, đó chính là thời gian luân chuyển của các khoản phải thu
khách hàng hay còn gọi là thời gian tồn đọng khoản phải thu khách hàng.
DSO = Gia trị khoản phải thu x360 / DT hàng năm
DSO
vinamilk nam 2008
= 646.384.971.761 x 360/ 3.187.605.013.312 = 28 ngày
DSO
vinamilk nam 2009
= 778.010.643.038 x 360 / 10.821.195.385.815 = 26 ngày
 Kết quả cho thấy, kỳ thu tiền bình quân năm 2009 so với năm 2008 của Vinamilk giảm 2
ngày.
 Vòng quay các khoản phải thu (L) = 360 / DSO
[17]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
L
Vinamilk2008
= 360 / 22.77336568 = 15,81
L
vinamilk2009
= 360 / 18.70007374 = 19,25
 DT bán chịu bình quân/ngày = ∑DT / 360
DT
BCBQ1NVinamilk nam 2009
= 10.821.195.385.815 /360 = 30.058.876.060 VND

DT
BCBQ1Nvinamilk nam 2008
= 8.380.562.493.132 / 360 = 23.279.340.260 VND
 Vòng quay hàng tồn kho (V) = DT / Gía trị hàng tồn kho
V
Vinamilk2008
= 8.380.562.493.132 / 1.789.645.993.109 = 4,68
V
vinamilk2009
= 10.821.195.385.815 / 1.321.292.673.484 = 8,19
 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2009 tăng 3,51 so năm 2008, điều này thể hiện
vinamilk hoạt động tốt, việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm tăng giá vốn
hàng bán (từ 5.610.968.563.053
VND
lên 6.736.215.420.796
VND
).
 Số ngày tồn kho (N) = 360 / V
N
Vinamilk2008
= 360 / 4,68 = 76,92 ngày
N
Vinamilk2009
= 360 / 8,19 = 43,96 ngày
4. Các chỉ số về khả năng sinh lời
 Lợi nhuận biên tế (suất doanh thu) là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong 1
đồng doanh thu thu được. cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc kiểm tra
mức chi phí liên quan đến doanh thu. Chẳng hạn từ 1 mức doanh thu nào đó
doanh nghiệp có thể tăng lãi ròng bằng cách giảm các loại chi phí.
LN

M
= Lãi ròng / doanh thu
LN
MVinamilkdau nam 2009
= 1.248.697.502.558/8.380.562.493.132=0,148999247
LN
M vinamilkcuoi nam 2009
= 2.376.419.550.806 / 10.821.195.385.815=0,219607859
 Lợi nhuận biên tế của Vinamilk có sự thay đổi theo hướng tích cực, cụ thể tăng 0,0706.
Tức lãi ròng có trong 1 đồng doanh thu vinamilk thu được đã tăng thêm 0,0706 đồng.

 Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): đo lường hiệu quả hoạt động của 1 công
ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân
biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu.
ROA=
TongVon
LR
ROA
Vinamilkdau nam 2009
= 1.248.697.502.558/5.966.958.226.276= 20,93%
ROA
Vinamilkcuoi nam 2009
= 2.376.419.550.806 / 8.531.061.983.065= 27,86%
 ROA của vinamilk năm 2009 tăng so với 2008, chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả
(trong việc sử dụng tài sản) vì lợi nhuận sau thuế đã tăng 6,93%.
 Suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROE): Là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn
chủ sở hữu (VCSH). ROE dùng đo lường hiệu quả sử dụng VCSH của một doanh
nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông cổ phần thường, nói cách khác
nó đo lường thu nhập trên một đồng VCSH được đưa vào SXKD. Như vậy, việc
[18]

PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
đo lường khả năng sinh lời này sẽ được kết hợp với kết quả của hoạt động SXKD,
đầu tư và các quyết định huy động vốn.
ROE=
VCSHBQ
LNR
ROE
Vinamilk
= 2.375.991.708.931 / ((6.455.773.448.690 + 4.665.714.594.626) / 2) = 42,7%
 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư - Return on Investment - (ROI): đo lường khả năng tạo ra
lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư vào công ty, không phân biệt vốn đầu tư được
hình thành từ những nguồn nào, một đồng vốn đầu tư vào công ty tạo ra cho nền
kinh tế bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROI=
hQuanTongVonBin
EBIT
5. Chỉ số tăng trưởng bền vững
Khái niệm: Tỷ số tăng trưởng bền vững (g) là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng
tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Nó cho biết tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu không tăng vốn chủ sở
hữu.
Tỷ số tăng trưởng bền vững (g) = 100%
x
Lợi nhuận giữ
lại
Vốn chủ sở hữu
= (1 – cổ tức trên mỗi CP / EPS) x ROE
g

vinamilk2009
= (1 – 30% x 10.000) / 6.770 x 42,7% = 23,78%
1. Điểm mạnh
 Thương hiệu Vinamilk gắn liền với sữa và các sản phẩm từ sữa đã
được người tiêu dùng tín nhiệm nhiều năm qua.Thương hiệu này được
bình chọn là một “thương hiệu nổi tiếng” và là một trong nhóm 100
thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công thương bình chọn năm
2006.Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình chọn trong “Top10
hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến 2009.
 Vinamilk là một trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam,
là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
chiếm lĩnh 37% thị phần cả nước với 125.000 điểm bán hàng, bao
phủ 65/65 tỉnh thành phố.
[19]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33
 Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản
xuất trong nước. Điều này giúp cho Vinamilk có sức mạnh chi phối
về giá sữa tươi nguyên liệu trên thị trường
 Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa,
ngoài ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, từ đó công ty chủ động
hơn về nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có dự
án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu
và sữa thành phẩm nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ
động về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò
sữa tiên tiến ơ nước này.
 Hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Sản phẩm
của công ty được phân phối thong qua hệ thống Metro,siêu thị đến
người tiêu dung( kênh hiện đại); nhà phân phối đến điểm bá lẻ đến

người tiêu dùng( kênh truyền thống). Mạng lưới phân phối rộng khắp
65 tỉnh thành,với 250 nhà phân phối, hơn 125000 điểm bán lẻ trên
toàn quốc.
 Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công
ty thông qua các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người
nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các
hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của công ty đối với người tiêu
dùng. Từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh thu.
2. Điểm yếu
 Nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước không đáp ứng đủ, lượng sữa tươi chỉ
đáp ứng được 28% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu bột sữa. Do
vậy, chi phí đầu vào bị tác động mạnh bởi giá sữa thế giới và biến động tỷ
giá. Năm 2007 là năm có nhiều biến động mạnh ,có lúc giá bột sữa lên đến
5400 USD/ tấn, nhung đến nay đã giảm. Năm 2009, giá bột sữa lại có xu
hướng tăng liên tục, so với cuối năm 2008, tăng đến 80%. Hiện nay, giá sữa
bột nguyên kem vào khoảng 3600 USD/tấn, tuy nhiêm Vinamilk đã kí kết
hợp đồng mua nguyên liệu bột sữa với giá cố định từ đầu năm nên tình hình
kinh doanh năm 2009 ít biến động nhiều so với giá sữa thế giới.
 Khởi đầu năm 2010 cho thấy giá bột sữa nguyên liệu sẽ giao động theo chiều
hướng tăng .Vì vậy, ngay từ đầu năm Vinamilk đã tăng giá một số sản phẩm.
Nhiều sản phẩm sữa trong và ngoài nước cũng đống loạt tăng giá 5-10%.
Mặc dù vậy cũng không ảnh hưởng đến sức cầu do tính chất là sản phẩm
thiết yếu.
 30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq,
Campuchia và một số nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq có thể khiến
doanh thu từ hàng xuất khẩu sang thị trương này suy giảm.
[20]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33

 Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong
khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được công ty đầu tư
mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công
Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như
Dutch Lady, Abbott…
3. Cơ hội
 Với quy mô dân số trên 86 triệu dân, tốc độ tăng bình quân 1.2% năm, cho
thấy Việt Nam là thị trường hấp dẫn.
 Mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ở Việt Nam ước
đạt 12,3lít/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với 35 lít/người/năm của
trung bình châu Á (nguồn Euromonitor International, trích tại Vinamilk,
2008), so với Thái Lan là 30lít/người/năm, Trung Quốc là 60 lít/người/năm
và Hàn Quốc là 100 lít/người/năm.
 Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam đặt ra chỉ tiêu phát triển ngành sữa với các mục tiêu
tới 2010 ngành sữa sẽ đạt sản lượng 380 ngàn tấn, 2015 đạt sản lượng 700
ngàn tấn và 2020 sẽ đạt sản lượng là 1 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đề
về nguyên liệu cho công ty sẽ không còn là gánh nặng quá lớn.
 Đối thủ cạnh tranh lớn( Dutch Lady) đang mất lòng tin với khách hàng về
chất lượng sản phẩm.
4. Thách thức
 Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu
tiêu dùng trong nước, vì vậy tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng nguyên
liệu, giá cả và tỷ giá hối đoái.
 Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân cùng với việc chăn nuôi bò sữa
theo phong trào, quy mô nhỏ lẻ (1 – 20 con chiếm 94%) cũng gây ra
những thách thức không nhỏ đối với sự ổn định của nguồn nguyên liệu sữa.
 Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát
triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn
nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng.

 Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm tới 70% giá bán sữa trong khi đó,
chi phí này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan thì chưa đến 43%. Đây
là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá
nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi
bò sữa không mặn mà lắm với công việc của mình.
 Cạnh tranh tù nguồn sữa ngoại rất lớn,nhất là mặt hàng sữa bột.Đó là những
sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như: Úc.Nhật,Hà Lan ,Mỹ …Bên cạnh
đó tâm lý ưa thích sử dụng hàng ngoại của người VN cũng là thách thức lón
đối với Vinamilk và các doanh nghiệp khác trong ngành.
[21]
PHÂN TÍCH BÁO CÁO CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
GVHD: THẦY LÊ VĂN LÂM
LỚP: DL - KHÓA: 33

[22]

×