Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC, VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH, VÙNG CẤM, HẠN CHẾ KHAI THÁC VÀ CÁC KHU VỰC PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 174 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ ÁN
“KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC,
VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH, VÙNG CẤM, HẠN CHẾ KHAI THÁC VÀ
CÁC KHU VỰC PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH QUẢNG NINH”

HỢP PHẦN 2: KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ
NGUỒN NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP THUYẾT MINH

QUẢNG NINH, 2018


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ ÁN
“KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC,
VÙNG BẢO HỘ VỆ SINH, VÙNG CẤM, HẠN CHẾ KHAI THÁC VÀ
CÁC KHU VỰC PHẢI ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH QUẢNG NINH”

HỢP PHẦN 2: KHOANH ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
TỈNH QUẢNG NINH

BÁO CÁO TỔNG HỢP THUYẾT MINH


Đơn vị tư vấn
TRUNG TÂM QUY HOẠCH VÀ ĐIỀU TRA
TÀI NGUYÊN NƯỚC QUỐC GIA
TỔNG GIÁM ĐỐC

Đơn vị chủ trì
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Tống Ngọc Thanh

QUẢNG NINH, 2018


MỤC LỤC
1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI ................................................ 1
1.1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN .......................................................................................... 1
1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 1
1.1.2 Đặc điểm địa hình ................................................................................................. 1
1.1.3 Đặc điểm tài nguyên đất ....................................................................................... 2
1.1.4 Đặc điểm khoáng sản ............................................................................................ 3
1.1.5 Đặc điểm du lịch ................................................................................................... 3
1.2
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................... 4
1.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 4
1.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội.................................................................. 5
2 CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP DANH MỤC NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH.............................. 10
2.1
TỔNG HỢP DANH MỤC HỆ THỐNG SÔNG, SUỐI......................................... 10
2.1.1 Các đặc trưng của sông ....................................................................................... 10

2.1.2 Danh mục sông nội tỉnh ...................................................................................... 26
2.2
TỔNG HỢP DANH MỤC HỆ THỐNG CÁC HỒ ................................................ 37
3 CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ ............ 56
3.1
Xác định chức năng nguồn nước ............................................................................ 56
3.1.1 Chức năng nguồn nước sông, suối...................................................................... 56
3.1.2 Chức năng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện .................................... 59
3.1.3 Đối với hồ chứa nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung ............................. 60
3.2
Xác định các nguồn nước cần lập hành lang bảo vệ .............................................. 61
3.2.1 Đối với sông, suối ............................................................................................... 61
3.2.2 Đối với hồ chứa thủy lợi ..................................................................................... 70
3.2.3 Đối với hồ chứa nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung ............................. 72
4 CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI
TỪNG NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ................................................ 73
4.1
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ........... 73
4.1.1 Đối với các sông, suối......................................................................................... 73
4.1.2 Đối với hồ chứa thủy lợi ..................................................................................... 73
4.1.3 Đối với hồ chứa nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung ................................... 74
4.2
Xác định chức năng nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ .................................. 74
4.2.1 Căn cứ xác định .................................................................................................. 74
4.2.2 Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối....................... 74
4.2.3 Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy lợi............. 82
4.2.4 Đối với hồ chứa nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung ............................. 92
4.3
XÁC ĐỊNH PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ĐỐI SÔNG,
SUỐI 92

4.3.1 Xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước theo Nghị định 43.................. 92
4.3.2 Xác định phạm vi hành lang bảo vệ.................................................................... 92
4.4
XÁC ĐỊNH PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ĐỐI HỒ
CHỨA THỦY LỢI ............................................................................................................ 129
4.4.1 Xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước theo Nghị định 43................ 129
4.4.2 Xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.............................................. 129
4.5
XÁC ĐỊNH PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ĐỐI HỒ ĐIỀU
HÒA 141
4.5.1 Hồ Cô Tiên thuộc phường Hồng Hải, TP. Hạ Long ......................................... 141
4.5.2 Hồ Yết Kiêu thuộc phường Yết Kiêu, TP. Hạ Long ........................................ 141
4.5.3 Hồ Độc Lập thuộc phường Hà Lầm, TP. Hạ Long........................................... 142
4.5.4 Hồ Hùng Thắng thuộc phường Hùng Thắng, TP. Hạ Long ............................. 143
4.5.5 Hồ Ba Za thuộc phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả ............................................. 143
4.5.6 Hồ Công Viên (Hồ Sông Sinh) thuộc phường Thanh Sơn, TP. Uông Bí ......... 144

i


5 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN, KẾ HOẠCH CẮM MỐC HÀNH LANG BẢO
VỆ NGUỒN NƯỚC ............................................................................................................... 145
5.1
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CẮM MỐC HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN
NƯỚC 145
5.1.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất, địa giới hành chính và thực trạng vi phạm
hành lang các nguồn nước ............................................................................................. 145
5.1.2 Xác định đối tượng phải di dời ......................................................................... 148
5.1.3 Xác định nội dung, hạng mục phải bồi thường................................................. 148
5.1.4 Kế hoạch tổ chức giải phòng mặt bằng............................................................. 148

5.1.5 Phân công trách nhiệm các cơ quan có liên quan trong giải phóng mặt bằng .. 148
5.2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CẮM MỐC HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
150
5.2.1 Xác định nội dung, khối lượng công việc cắm mốc hành lang......................... 150
5.2.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước............... 151
5.2.3 Phân công trách nhiệm cho đơn vị có liến quan trong việc cắm mốc hành lang
bảo vệ nguồn nước......................................................................................................... 168
6 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 169
6.1
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 169
6.2
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 169

ii


1

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1

Vị trí địa lý

Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam với toạ độ địa lý: Từ 20040’ đến 21040’ vĩ độ Bắc; từ 106025’
đến 108025’ kinh độ Đông; phía bắc giáp với nước CHND Trung Hoa; phía Tây
Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc

Bộ, thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh với 250 km đường bờ biển, có hơn 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3
số đảo cả nước (2077/2779), trong đó có 1.030 đảo có tên. Tổng diện tích các
đảo là 619,913 km². Một số hòn đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là: đảo Trần và
quần đảo Cô Tô (thuộc huyện Cô Tô). Vùng nội thuỷ từ bắc xuống nam có
những đảo chính như đảo Vĩnh Thực, đảo Miễu, đảo Cái Chiên, đảo Thoi Xanh,
đảo Vạn Vược, đảo Thoi Đây, đảo Sậu Nam, đảo Co Bầu, đảo Trà Ngọ, đảo Cao
Lô, đảo Trà Bàn, đảo Chén, đảo Thẻ Vàng, đảo Cảnh Cước, đảo Vạn Cảnh, đảo
Cống Tây, đảo Phượng Hoàng, đảo Nấc Đất, đảo Thượng Mai, đảo Hạ Mai
nhiều đảo nhỏ trong vịnh Bái Tử Long và Hạ Long.

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh

1.1.2

Đặc điểm địa hình

Địa hình Quảng Ninh được chia thành 6 kiểu vùng: vùng núi, đồi, thung
lũng giữa núi, đồng bằng, bờ bãi và vùng biển, hải đảo.
1. Vùng núi bao gồm 5 dãy:
Dãy núi cao (Yên Tử, Bảo Đài) thuộc cánh cung Đông Triều - Móng Cái:
1


địa hình dốc, phân cách mạnh.
Dãy núi thấp phía Bắc đường 18B, kéo dài từ Đá Trắng qua Đồng Mô theo
hướng Đông - Tây.
Dãy núi thấp Nội Đồng - Đồng Mô tạo thành một dải hẹp chạy theo hướng
Đông - Tây.
Dãy núi thấp chùa Lôi - Cửa Ông, chiếm phần trung tâm khu vực kéo dài

từ Làng Khách đến Cửa Ông.
Dãy núi thấp Quạt Mo - Cửa Ông, tạo thành một dải chạy sát ven biển.
2. Vùng đồi có 3 dải:
Dải đồi Bắc Hoành Bồ - thôn Một - đồng Rùa, chiếm diện tích không đáng kể.
Dải đồi Vạn Yên - Cao Xanh - Cửa Ông tạo thành một dải hẹp chạy theo
hướng Đông - Tây từ Cẩm Phả đến Cửa Ông.
Dải đồi Bắc Biểu Nghi - Hà Khẩu - Bãi Cháy - Hòn Gai.
3. Vùng thung lũng giữa núi bao gồm:
Thung lũng Đồng Nang - Mông Dương, đây là thung lũng lớn nhất trong
vùng, chiếm phần Đông Bắc khu vực.
Thung lũng Đồng Ho, có hình cánh cung quay phần lõm về phía Tây Bắc.
Thung lũng Yên Lập - Quang Hanh: khu vực Yên Lập thung lũng chạy
theo hướng Đông - Tây; khu vực Quang Hanh theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam.
Đặc điểm chung của các thung lũng là độ cao đáy từ 5 đến 75 ÷ 80 m; phát
triển các thành tạo sông lũ. Mặt thung lũng bằng phẳng, gợn sóng hoặc dạng đồi.
Độ phân cách yếu (15 ÷ 50 m/km2), phân cắt ngang trung bình (0,5÷2 km/km2).
4. Vùng đồng bằng bao gồm:
Đồng bằng Biểu Nghi - Cẩm Phả và đồng bằng ven bờ vịnh Cuốc Bê. Đây
là các bề mặt thềm tích tụ và bãi triều, là vùng tập trung dân cư và đất canh tác.
Độ phân cách rất yếu (15 m/km2), phân cách ngang trung bình.
Vùng bờ bãi bao gồm bờ bãi trũng Yên Lập, vùng Hùng Thắng, bờ bãi cửa
Vịnh Cuốc Bê, Hòn Gai - Khe Cá, Cẩm Phả - Cửa Ông. Vùng này có bề mặt
nghiêng ra biển. Độ phân cắt sâu rất yếu (< 15 m/km2), độ phân cắt ngang rất
lớn (> 2 km/km2).
5. Vùng biển và hải đảo:
Cũng là một nét đặc trưng của địa hình khu vực. Các đảo có diện tích khác
nhau và phát triển trên các đá lục nguyên, đá vôi.
1.1.3


Đặc điểm tài nguyên đất

1.1.3.1 Các loại đất chính
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 610.235 ha, trong đó 50.886 ha đất
nông nghiệp đang sử dụng, 388.394 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có
thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, gần 20.000 ha có thể trồng cây ăn quả.

2


Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 8,3%, đất
có rừng chiếm 63,6%, diện tích chưa sử dụng chiếm 10,9% tập trung ở vùng
miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
1.1.3.2 Tình hình sử dụng đất
Theo quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 610.235 ha
được phân chia thành 14 đơn vị hành chính (huyện, thị xã, thành phố), huyện có
diện tích tự nhiên lớn nhất là Hoành Bồ 84.463.22 ha, chiếm 13,84% diện tích
toàn tỉnh; đơn vị có diện tích nhỏ nhất là huyện Cô Tô 4.750,75 ha, chiếm
0,78% diện tích toàn tỉnh.
BẢNG 1.

TT

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

Cơ cấu sử dụng

Diện tích (ha)

% diện tích


1

Tổng diện tích tự nhiên

610.2 35,3 1

100,0 0

2

Diện tích đất nông nghiệp

460.1 19,3 4

75,40

3

Diện tích đất phi nông nghiệp

83.79 4,82

13,73

4

Diện tích đất chưa sử dụng

66.32 1,15


10,87

1.1.4

Đặc điểm khoáng sản

Quảng Ninh có trữ lượng than tới 6,28 tỷ tấn, là nguồn cung cấp khoảng
90% lượng than khai thác của cả nước. Trong phạm vi Tỉnh, đã ghi nhận được
243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc các nhóm: Khoáng sản
cháy; Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Khoáng chất công
nghiệp; Khoáng sản vật liệu xây dựng; Nước nóng - nước khoáng
Than: than khai thác tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lượng than
cả nước. Quảng Ninh có bể than lớn cung cấp chủ yếu là antraxit với hàm
lượng các-bon cao. Tổng tài nguyên trữ lượng ước đạt khoảng 6,28 tỷ tấn, trải
dài trên diện tích khoảng 1.000 km2 từ Đông Triều đến Cẩm Phả (130 km
chiều dài và 6 -10 km chiều rộng).
Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có
nhiều đá vôi, đất sét và cao lanh. Các khoáng sản này là tài nguyên quan trọng
thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh.
Nước khoáng: các địa phương Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lặc (Tiên
Yên) và Đồng Long (Bình Liêu) có nguồn nước khoáng uống. Ngoài ra, còn
có các suối nước nóng ở Cẩm Phả với hàm lượng khoáng cao, có tác dụng trị
liệu và phục vụ du lịch.
Các khoáng sản khác: ngoài ra, Quảng Ninh còn có trữ lượng nhỏ
inmenit ở Móng Cái; sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn; phốt-pho ở Hoành Bồ và
Đông Triều; vàng ở Tiên Yên và Hải Hà, antimon ở Cẩm Phả và Hải Hà...
1.1.5

Đặc điểm du lịch


Du lịch Quảng Ninh với ưu thế nổi trội là du lịch biển và du lịch lễ hội.
Quảng Ninh với bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, có Vịnh Hạ Long 2 lần
3


UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là một trong bảy kỳ quan
thiên nhiên mới của thế giới. Quảng Ninh có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp,
có nhiều di tích lịch sử có giá trị, nhiều công trình văn hóa đặc sắc, nhiều lễ hội
phong tục tập quán hấp dẫn chứa đựng nhiều tiềm năng về các loại hình du lịch
như lễ hội du lịch biển Bãi Cháy, lễ hội chùa Yên Tử, du lịch thăm quan hang
động Vịnh Hạ Long, du lịch nghỉ dưỡng tắm biển Trà Cổ…
1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1.1 Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2017 khoảng 1.258.100
người, lao động đang làm việc ước đạt 745 nghìn người.
Bảng 1.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14

Dân số năm 2017 tỉnh Quảng Ninh
Huyện, thành phố,
Dân số
Diện tích
thị xã
(nghìn người)
(nghìn ha)
Thành phố Hạ Long
240,8
27,558
Thành phố Móng Cái
100,6
51,959
Thành phố Cẩm Phả
190,5
38,652
Thành phố Uông Bí
116,7
25,546
Thị xã Đông Triều
169,5
39,658
Thị xã Quảng Yên
134,8
30,185

Huyện Hoành Bồ
52,6
84,355
Huyện Vân Đồn
45,7
58,183
Huyện Tiên Yên
50,3
65,208
Huyện Bình Liêu
31,0
47,013
Huyện Ba Chẽ
21,8
60,652
Huyện Đầm Hà
38,2
32,691
Huyện Hải Hà
59,4
51,156
Huyện Cô Tô
6,2
5,005
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2017

1.2.1.2 Thực trạng các ngành kinh tế chính
1.2.1.2.1 Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 Quảng Ninh ước đạt 32.845 tỷ
đồng. Trong đó: Khu vực công nghiệp Trung ương ước đạt 19.687 tỷ đồng, tăng

1,3%; công nghiệp địa phương 4.894 tỷ đồng, bằng 80,6%; công nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 8.264 tỷ đồng, tăng 77,5%.
Sản xuất công nghiệp đã từng bước ổn định và tăng trưởng cao hơn năm
2013. Công nghiệp khai khoáng tăng trưởng thấp (tăng 1,5%); công nghiệp chế
biến chế tạo, điện nước tăng trưởng cao (tăng 7,1% và 33,9%); đặc biệt, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh (tăng 77,5%), thể hiện sự chuyển
đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm công nghiệp khai khoáng, phát triển
công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến.
1.2.1.2.2 Sản xuất nông lâm nghiệp

4


Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây các loại đạt 68.799,7 ha; Lâm nghiệp:
trồng mới rừng tập trung đạt 13.285 ha trồng trên 344 nghìn cây phân tán các
loại, công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường; Thủy sản: Sản lượng đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 94 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng khai thác
ước đạt 55,9 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng ước đạt 38,1 nghìn tấn. Toàn tỉnh
hiện có 8.763 tàu cá lắp máy trong đó loại tàu có công suất từ 90 CV trở lên là
262 cái tăng 58 tàu.
1.2.1.2.3 Dịch vụ
Tình hình cung cầu hàng hóa được đảm bảo, giá cả cơ bản ổn định. Siêu thị
BigC, Trung tâm thương mại Vincom Center Hạ Long đi vào hoạt động đã góp
phần kích cầu tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước
đạt 47.335 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt
1.939 triệu USD.
1.2.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2.1 Định hướng phát triển các ngành kinh tế
1.2.2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công

nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế
của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng
kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường
bền vững. Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững
Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc
của vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc
phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn
định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.2.2.1.2 Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12% - 13%/năm,
trong đó giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14% - 15%/năm; giai đoạn 2020 - 2030 đạt
khoảng 6,7%/năm.
- Cơ cấu GDP đến năm 2020 dịch vụ chiếm 51% - 52%; công nghiệp và
xây dựng chiếm 45% - 46%; nông nghiệp chiếm 3% - 4%. Đến năm 2030, dịch
vụ chiếm khoảng 51%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 46%; nông
nghiệp chiếm khoảng 3%.
- GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 8.000 - 8.500 USD; năm 2030
đạt khoảng 20.000 USD.
b) Về dân số, tự nhiên:
Tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,96%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ
nghèo giảm 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016 5


2020; tỷ lệ thất nghiệp thành thị duy trì ở mức dưới 4,3%.
c) Về bảo vệ môi trường:
- Đến năm 2020: trên 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý;
100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng xử lý chất thải

đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 100%/năm; tỷ
lệ che phủ rừng tăng lên 55%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh đạt trên 98%.
- Áp dụng hạn mức ô nhiễm không khí và nguồn nước đối với các khu du
lịch và dân cư theo các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn châu Âu).
d) Về xây dựng nông thôn mới
Đến năm 2017 trên địa bàn Tỉnh đã có 50/111 (45%) xã đạt tiêu chí về
nông thôn mới theo quy định; Phấn đấu đến năm 2020 có 80% số xã đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới; những xã còn lại sẽ đạt tiêu chuẩn nông thôn mới cho tiêu
chí phát triển cơ sở hạ tầng và tỷ lệ nghèo đói.
1.2.2.1.3 Tầm nhìn đến năm đến năm 2030
a) Quy mô và cơ cấu kinh tế
Quảng Ninh sẽ là kinh tế dịch vụ - công nghiệp hiện đại với dịch vụ tiên
tiến và sản xuất sạch, sản xuất công nghệ cao. GDP bình quân trên đầu người
ước đạt 20.000 USD với nền kinh tế đa dạng dựa trên 3 trụ cột chính trên cơ sở
của giai đoạn 2012-2020 để đảm bảo tăng trưởng vững mạnh trước bối cảnh
kinh tế không chắc chắn trong tương lai và sẽ duy trì vai trò là một trong 3 đầu
tàu kinh tế của miền Bắc.
b) Phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Phát triển kinh tế vững chắc, cung cấp các dịch vụ xã hội một cách hiệu
quả trong toàn tỉnh. Quảng Ninh sẽ được công nhận trên phạm vi toàn quốc như
là một hình mẫu về phát triển xanh và bền vững.
c) Đô thị hoá và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
- Đô thị hoá:
Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao tiếp tục
được triển khai gắn liền với việc phát triển mạng lưới đô thị và phân bố dân cư
cũng như phát triển dịch vụ, công nghiệp và kết cấu hạ tầng tạo ra bộ mặt mới
về tổ chức không gian kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
- Phát triển kết cấu hạ tầng:
+ Cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại trên toàn tỉnh,

đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các trung tâm phát triển của tỉnh và các vùng,
lãnh thổ các điểm dân cư trong tỉnh, đảm bảo kết nối dễ dàng với các vùng miền
trong cả nước và quốc tế.
+ Hạ tầng đô thị lớn trong tỉnh được đầu tư với các công trình ngầm hiện
6


đại; hệ thống cấp nước đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở tiêu chuẩn cao theo tiêu
chuẩn quốc tế, cấp điện đủ với chất lượng cao ổn định và hiệu quả.
- Định hướng phát triển công nghiệp
+ Tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh năng lượng,
phát triển bền vững, công nghệ cao đi đôi với bảo vệ môi trường.
+ Quy hoạch phát triển cơ sở công nghiệp lên phía Bắc, phía Tây góp phần
CNH - HĐH nông thôn và ra xa khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.
+ Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao phục vụ cho khai khoáng,
năng lượng, đóng tàu, vật liệu xây dựng và kinh tế biển.
+ Phát triển chuỗi ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao gắn với bảo vệ
môi trường: Công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin, viễn
thông.
- Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất
nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh
(cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày).
+ Về chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, đưa
chăn nuôi trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp.
+ Về lâm nghiệp, chú trọng phát triển rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng
du lịch sinh thái, tăng cường diện tích cây xanh và tổ chức cải tạo cảnh quan
xung quanh và trong các khu đô thị và khu công nghiệp.
+ Về thủy sản: kết hợp chặt chẽ giữa nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ,
hải sản với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất

con giống.
- Ngành thương mại, dịch vụ, du lịch
+ Ngành thương mại, tài chính ngân hàng: Đa dạng hóa, mở rộng quy mô,
nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các loại hình dịch vụ; Xây dựng
Quảng Ninh trở thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hóa dịch vụ giữa các nước Đông Bắc Á với Đông Nam Á và hợp tác kinh tế ASEAN
- Trung Quốc.
+ Ngành du lịch: Tới năm 2020 và xa hơn, du lịch sẽ là một trong những
nguồn tăng trưởng kinh tế chính của tỉnh Quảng Ninh. Tạo điều kiện bảo tồn
các di sản môi trường và văn hóa của Quảng Ninh, thúc đẩy các hoạt động bảo
vệ môi trường, đặc biệt là tại Vịnh Hạ Long; bảo tồn các làng chài; bảo tồn di
tích tại Yên Tử…
- Phát triển các loại hình dịch vụ khác như: cảng biển và hậu cần cảng biển,
hàng không, viễn thông, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục...
1.2.2.2 Định hướng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Đến năm 2020 nâng cấp thành phố Móng Cái lên đô thị loại II, thị trấn Cái
7


Rồng lên đô thị loại III, các thị trấn huyện lỵ lên đô thị loại IV. Toàn tỉnh sẽ có 1
đô thị loại I (Hạ Long), 1 đô thị loại II (Móng Cái), 2 đô thị loại III (Uông Bí,
Cẩm Phả) và 10 đô thị loại IV là các thị trấn huyện lỵ còn lại.
Bên cạnh đó hình thành một số trung tâm cụm xã sau: cửa khẩu Hoành Mô
phát triển quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 5.000 - 6.000 người; xây dựng
Bắc Phong Sinh trở thành đô thị loại V, hình thành thị tứ và các trung tâm cụm
xã ở Biểu Nghi, Phong Cốc và Bến Giang (Quảng Yên), Đạp Thanh, Lương
Mông và Đồn Đạc (Ba Chẽ), Phong Dụ, Đông Ngũ (Tiên Yên), Tràng An (Đông
Triều), Bãi Dài - Hạ Long, Bình Dân, Quan Lạn, Minh Châu (Vân Đồn).
1.2.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở
1. Hệ thống giao thông vận tải
- Đường bộ: nghiên cứu xây dựng đường vận chuyển và cảng than độc lập

với đường và cảng dân sinh, tạo các vành đai cách ly vùng khai thác than với
khu dân cư, khu du lịch bằng thảm cây xanh gắn liền với đường bao, đường sắt
chuyên dùng và các cảng một cách hợp lý.
- Đường sắt: xây dựng đoạn nối ga Hạ Long vào cảng Cái Lân. Nghiên cứu
xây dựng mới tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại nối vào ga Cổ Thành trên
tuyến Kép - Cái Lân, hệ thống ga hành khách hợp lý trên dọc tuyến, xây dựng
tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái và tuyến nối với cửa khẩu Đồng Đăng Lạng Sơn. Xây dựng đường sắt chuyên dùng của ngành than khu vực Vàng
Danh - Uông Bí ra cảng Điền Công; khu vực Cẩm Phả, Cửa Ông cần có đường
bao cách ly với khu dân cư hoặc đường ngầm phía dưới đường dân sinh.
- Hệ thống cảng biển: tập trung nâng cấp cảng Cái Lân cho tàu 4 - 5 vạn
tấn, đạt công suất từ 7 - 8 triệu tấn/năm. Nâng cấp các cảng hiện có như cảng
Cửa Ông (Cẩm Phả), Mũi Chùa (Tiên Yên), Vạn Gia (Móng Cái), Hòn Nét, Con
Ong (vịnh Bái Tử Long). Nâng cấp cảng than Cẩm Phả, nghiên cứu xây dựng
những cảng than độc lập với cảng hàng hoá và cảng dịch vụ tách biệt với khu
dân cư, khu du lịch. Xây dựng cảng du lịch tại Hạ Long. Chú trọng phát triển
các cảng và bến thủy nội địa, mở rộng các bến tàu nhỏ như Dân Tiến, Thọ Xuân,
Đá Đỏ (Móng Cái), Gềnh Võ (Hải Hà), Vạn Hoa (Vân Đồn)... Nghiên cứu các
điều kiện để có thể xây dựng cảng tổng hợp tại khu Đầm Nhà Mạc, Quảng Yên.
- Hàng không: xây dựng sân bay tại Vân Đồn, dự kiến trước mắt sẽ đón
khoảng từ 1 - 1,5 triệu lượt khách/năm.
2. Hệ thống cấp điện
Mở rộng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (công suất 700MW), Quảng Ninh
(Hà Khánh, công suất 600 MW), (công suất 200MW), nhiệt điện Thăng Long
(công suất 600 MW), nhiệt điện Mông Dương 1 và 2 (2.000 MW).
Xây dựng đường dây 220 KV đến Hạ Long, đường dây 110 KV mạch 2
đường 500 KV đến Hoành Mô và Mông Dương ra Móng Cái, các tuyến 35 KV,
22 KV ra Bình Liêu, Hải Hà; mở rộng mạng lưới cấp điện cho Khu kinh tế Vân
Đồn; đưa điện lưới ra các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng. Cải tạo và
8



nâng cấp mạng lưới điện hiện có. Mở rộng mạng lưới cấp điện cho các KCN
mới hình thành, khu vực nông thôn và miền núi.
3. Hệ thống cấp nước
- Dự án cấp nước Đông Triều - Mạo Khê: tăng công suất nhà máy nước
Đông Triều từ 2.000 m3/ngày đêm lên 3.500 m3/ngày đêm, công suất nhà máy
xử lý nước ngầm khu vực thị trấn Mạo Khê đạt 4.000 m3/ngày đêm, xây dựng
nhà máy khai thác nước Miếu Hương (khai thác trên sông Trung Lương, hồ Bến
Châu) với công suất 18.000 m3/ngày đêm; xây dựng nhà máy nước Khe Chè…
- Dự án cấp nước ở phía Tây Hạ Long - Hoành Bồ - Uông Bí: tăng công
suất nhà máy nước Đồng Ho lên 40.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước Hoành Bồ
lên 20.000 m3/ngày đêm và nhà máy nước Yên Lập lên 300.000 m3/ngày đêm.
Xây dựng hệ thống đường dẫn phân phối nước đến các khu vực lân cận.
- Xây dựng nhà máy nước Điểm lộ 3 Vân Đồn.
- Dự án cấp nước ở Móng Cái: nâng cấp nhà máy nước Quất Đông khai
thác nước từ hồ Quất Đông với công suất 40.000 m3/ngày đêm; xây dựng nhà
máy nước Đoan Tĩnh thay thế nguồn nước sông Ka Long.
- Dự án cấp nước khu công nghiệp cảng biển Hải Hà: dự kiến xây dựng nhà
máy cấp nước cho KCN cảng biển Hải Hà với công suất 200.000 m3/ngày đêm.
4. Hệ thống xử lý chất thải rắn.
Đến năm 2020 thu gom được 95% lượng rác thải tại các trung tâm đô thị và
các khu dân cư tập trung ở vùng nông thôn bằng những công nghệ phù hợp và
xử lý được 95% lượng rác thải trên địa bàn tỉnh bằng công nghệ phù hợp.

9


2 CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP DANH MỤC NGUỒN NƯỚC NỘI TỈNH
2.1 TỔNG HỢP DANH MỤC HỆ THỐNG SÔNG, SUỐI
2.1.1 Các đặc trưng của sông

Căn cứ kết quả xác định danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh thuộc báo cáo thuyết minh danh mục nguồn nước nội tỉnh (hợp
phần 1), kết quả xác định danh mục nguồn nước nội tỉnh được tổng hợp như sau:
1. Sông Kinh Thầy
Sông Kinh Thầy chảy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có chiều dài là 18km
thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Sông chia làm 02 đoạn, từ điểm tiếp giáp
giữa Hải Dương và Quảng Ninh đến xã Yên Thanh, thành phố Uông Bí gọi là
sông Đá Bạch, từ xã Yên Giang, thị xã Quảng Yên đổ ra biểm gọi là sông Bạch
Đằng. Sông rộng trung bình 100m, độ sâu khoảng 4m.
2. Sông Khe Chè
Sông Khe Chè có chiều dài 26 km, diện tích lưu vực là 67 km2. Sông bắt
nguồn từ xã An Sinh, thị xã Đông Triều rồi nhập lưu với sông Kinh Thầy tại xã
Hồng Phong, thị xã Đông Triều. Địa hình đoạn sông đầu nguồn chủ yếu là đồi
núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng sông quanh co,
uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy liên tục, chiều rộng của sông trên thượng
nguồn từ 20 – 30 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 80 – 100m.
Hướng dòng chảy chủ yếu là hướng Bắc – Nam , vận tốc dòng chảy trung bình
từ 0,3-0,5 m/s
3. Sông Cầm
Sông Cầm có chiều dài 41 km, diện tích lưu vực là 331 km2. Sông bắt
nguồn từ xã Thượng Yên Công, thị xã Đông Triều, rồi nhập lưu với sông Đá
Vách tại phường Kim Sơn, thị xã Đông Triều. Địa hình đoạn sông đầu nguồn
chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng
sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy liên tục, chiều rộng của
sông trên thượng nguồn từ 20 – 30 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn
hơn từ 80 – 100m. Hướng dòng chảy chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam ,
vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,4-0,6 m/s. Sông là nguồn cấp nước chính cho
nhà máy nước Miếu Hương, với công suất là 6000 m3/ngày đêm.
4. Sông Bình Khê (phụ lưu số 01)
Sông Bình Khê là sông nhánh cấp 1 của sông Cầm, sông có chiều dài

11km, diện tích lưu vực là 37 km2, chiều dòng chảy theo hướng Bắc – Nam.
Sông chủ yếu là cấp nước nông nghiệp cho người dân 2 xã Bình Khê và Tràng
An.

10


5. Sông Tiên Yên
Dòng chính Tiên Yên có chiều dài 68 km, thượng nguồn từ cửa khẩu
Hoành Mô - Bình Liêu - Quảng Ninh do sông Đồng Mô đổ vào hướng chảy
Đông - Tây, chảy qua thị trấn Bình Liêu, hợp với nhánh sông Tiên Mơ đổ vào
và chảy xuôi xuống huyện Tiên Yên- Quảng Ninh, đến thị trấn Tiên Yên, sông
Tiên Yên lại hợp với sông Phố Cũ (Bắt nguồn từ Sơn Động - Bắc Giang) và
chảy ra cảng Mũi Chùa Tiên Yên. Bờ sông 2 bên là đồi núi bao quanh hiểm trở,
độ dốc bờ lớn, cấu tạo địa chất là đá, cuội sỏi, thảm thực vật chủ yếu là cây
trồng như ngô, đậu tương và rừng keo trồng để lấy gỗ, lòng sông quanh co, uốn
khúc. Độ rộng lòng sông trên thượng nguồn khoảng 50m – 70m, càng xuôi
xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 80m đến 210m, độ sâu nước dao động từ
0,7-4m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,01- 1,2 m/s. Thượng nguồn sông là
đồi núi cao, dốc bao quanh kéo dài liên tiếp, càng xuôi xuống hạ lưu gần giáp
cửa sông đổ ra biển tại đây người dân tập trung sống đông đúc hai bên bờ sông.
6. Sông Đồng Văn
Sông Đồng Văn có chiều dài 13km, diện tích lưu vực là 37 km2. Sông bắt
nguồn từ xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu rồi nhập lưu với sông Tiên Yên. Địa
hình đoạn sông đầu nguồn chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân
cắt, độ dốc bờ lớn, lòng sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy
liên tục, chiều rộng của sông trên thượng nguồn từ 20 – 30 m, càng xuôi xuống
hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 50 – 80m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,3-0,5
m/s.
7. Sông Bắc Cương

Sông Bắc Cương có chiều dài 12 km, thượng nguồn từ bản Bắc Cương xã
Hoành Mô – huyện Bình Liêu - Quảng Ninh, đổ vào sông Tiên Yên tại bản Nà
Sa xã Hoành Mô - Bình Liêu - Quảng Ninh. Địa chất lòng sông là cuội, sỏi, đá
lăn, lòng sông quanh co, uốn khúc, hướng chảy của suối chủ yếu Tây Bắc Đông Nam, độ rộng lòng suối trên thượng nguồn khoảng 5 m – 12 m, càng xuôi
xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 20 m đến 35 m, độ sâu nước dao động từ 0,1
- 0,4 m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,1 – 0,35 m/s.
8. Sông Nà Đang
Suối Nà Đang có chiều dài 11 km, thượng nguồn từ bản Sam Quang xã
Đồng Tâm – huyện Bình Liêu - Quảng Ninh, đổ vào sông Tiên Yên tại bản Pắc
Pò xã Đồng Tâm - Bình Liêu - Quảng Ninh. Địa hình đoạn suối chủ yếu là đồi
núi bao quanh, lòng sông quanh co, uốn khúc, hướng chảy của suối chủ yếu Tây
Bắc - Đông Nam, độ rộng lòng suối trên thượng nguồn khoảng 10 m – 12 m,
càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 20 m đến 30 m, độ sâu nước dao

11


động từ 0,1 - 0,3 m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,1 – 0,35 m/s.
9. Sông Ngàn Kheo
Sông Ngàn Kheo có chiều dài 13 km, thượng nguồn từ bản Phiêng Mùng
xã Hoành Mô – huyện Bình Liêu - Quảng Ninh, đổ vào sông Tiên Yên tại bản
Pạt xã Lục Hồn - Bình Liêu - Quảng Ninh. Đoạn sông này sông uốc khúc quanh
co, thực vật hai bờ là cây bụi và rừng trồng, địa chất là đá to và cuội, hướng
chảy của suối chủ yếu Đông Nam – Tây Bắc, độ rộng lòng suối trên thượng
nguồn khoảng 5 m – 10 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 20 m
đến 35 m, độ sâu nước dao động từ 0,15 - 0,4 m, vận tốc dòng chảy trung bình
từ 0,1 – 0,4 m/s.
10. Sông Bắc Phe
Sông Bắc Phe có chiều dài 10 km, thượng nguồn từ bản Ngàn Phe xã Đồng
Tâm – huyện Bình Liêu - Quảng Ninh, đổ vào sông Tiên Yên tại bản Bản Pạt xã

Tình Húc - Bình Liêu - Quảng Ninh. Cấu tạo địa chất phía chân bờ suối lộ lớp
đá gốc, lòng suối gồ ghề, thực vật hai bên bờ chủ yếu là cây bụi, hướng chảy của
suối chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam, độ rộng lòng suối trên thượng nguồn
khoảng 5 m – 10 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 20 m đến 40
m, độ sâu nước dao động từ 0,2 - 0,55 m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,2 –
0,35 m/s.
11. Suối Tiên Mơ
Suối Tiên Mơ có chiều dài 21 km, thượng nguồn từ bản Xú Cáu - Húc
Động - Bình Liêu - Quảng Ninh tọa độ X= 761100; Y= 2378880, chảy qua xã
Tĩnh Húc đổ vào sông Tiên Yên. Địa hình hai bên bờ sông chủ yếu là đồi núi,
xen kẽ có bãi sông trên đó có trồng các loại cây hoa màu như ngô, lạc, lòng sông
chủ yếu là đá, cuội sỏi gồ ghề, lởm chởm. Độ rộng lòng sông trên thượng nguồn
khoảng 5 m – 11 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 12 m đến 40
m, độ sâu nước dao động từ 0,25-1,1 m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,25 –
0,54 m/s.
12. Sông Khe Vù
Sông Khe Vù có chiều dài 11 km, thượng nguồn từ bản Há xã Yên Than –
Tiên Yên - Quảng Ninh, đổ vào sông Tiên Yên tại bản Nà Phiên xã Yên Than –
Tiên Yên - Quảng Ninh, hướng chảy của suối chủ yếu Đông Bắc - Tây Nam, độ
rộng lòng suối trên thượng nguồn khoảng 3 m – 4 m, càng xuôi xuống hạ nguồn
độ rộng lớn hơn từ 6 m đến 7 m, độ sâu nước dao động từ 0,1-0,6 m, vận tốc
dòng chảy trung bình từ 0,2 – 0,6 m/s.
13. Suối Ngạn Chi
Suối Ngàn Chi có chiều dài 17 km, thượng nguồn từ bản Ngàn Chi xã Vô

12


Ngại – Bình Liêu - Quảng Ninh, đổ vào sông Tiên Yên tại bản Khủi Lương xã
Vô Ngại - Bình Liêu - Quảng Ninh, hướng chảy của suối chủ yếu Tây Bắc Đông Nam, độ rộng lòng suối trên thượng nguồn khoảng 5 m – 10 m, càng xuôi

xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 20 m đến 40 m, độ sâu nước dao động từ 0,2
- 1,5 m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,25 – 0,8 m/s.
14. Suối Bản Lòng (suối Bản Làng theo tên địa phương)
Suối Bản Làng có chiều dài 11 km, thượng nguồn từ bản Làng xã Vô Ngại
– Bình Liêu - Quảng Ninh, đổ vào sông Tiên Yên tại bản Làng xã Vô Ngại Bình Liêu - Quảng Ninh, hướng chảy của suối chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam,
độ rộng lòng suối trên thượng nguồn khoảng 5 m – 8 m, càng xuôi xuống hạ
nguồn độ rộng lớn hơn từ 10 m đến 15 m, độ sâu nước dao động từ 0,5-1 m, vận
tốc dòng chảy trung bình từ 0,23 – 0,4 m/s.
15. Sông Phố Cũ
Sông Phố Cũ có chiều dài 57 km, chảy qua hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng
Ninh diện tích toàn lưu vực 415 km2. Đoạn sông điều tra nằm trên tỉnh Quảng
Ninh có chiều dài 35,6 km, được bắt từ bản Dà Tứ, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên
rồi đổ ra sông Tiên Yên thuộc Long Tiên, TT Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh. Địa hình chủ yếu là đồi núi bao quanh, thực vật hai bên bờ là cây
màu và cây trồng lâu năm để lấy gỗ, lòng sông quanh co, uốn khúc, địa chất
lòng sông là đá, cuội, sỏi. Độ rộng lòng sông trên thượng nguồn khoảng 30 – 40
m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 80 đến 90m, độ sâu nước dao
động từ 0,3-4 m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,1- 1 m/s. Thượng nguồn
sông là đồi núi cao, dốc bao quanh kéo dài liên tiếp nên dân cư sống thưa thớt 2
bên bờ. Càng xuôi xuống hạ lưu giáp cửa đổ ra sông Tiên Yên tọa độ
(X=748313, Y= 2360171) là thung lũng rộng, tại đây người dân canh tác trồng
lúa ở 2 bên bờ với diện tích rộng.
16. Suối Khe Liềng
Suối Khe Liềng có chiều dài 10 km, thượng nguồn từ bản Liềng xã Hà Lâu
– Tiên Yên - Quảng Ninh, đổ vào sông Phố Cũ tại bản Tam xã Hà Lâu – Tiên
Yên - Quảng Ninh, hướng chảy của suối chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam, độ rộng
lòng suối trên thượng nguồn khoảng 3 m – 6 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ
rộng lớn hơn từ 10 m đến 30 m, độ sâu nước dao động từ 0,1-0,6 m, vận tốc
dòng chảy trung bình từ 0,1 – 0,2 m/s.
17. Suối Khe Min

Suối Khe Min có chiều dài 21 km, thượng nguồn từ bản Đanh xã Hà Lâu –
Tiên Yên - Quảng Ninh, đổ vào sông Phố Cũ tại bản Nà Mìn xã Hà Lâu – Tiên
Yên - Quảng Ninh, hướng chảy của suối chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam, độ rộng

13


lòng suối trên thượng nguồn khoảng 2 m – 6 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ
rộng lớn hơn từ 10 m đến 28 m, độ sâu nước dao động từ 0,2-0,9 m, vận tốc
dòng chảy trung bình từ 0,1 – 0,2 m/s.
18. Suối Khe Buông
Suối Khe Buông có chiều dài 14 km, thượng nguồn từ bản Buông xã Hà
Lâu – Tiên Yên - Quảng Ninh, đổ vào sông Phố Cũ tại bản Pác Buông xã Hà
Lâu – Tiên Yên - Quảng Ninh, hướng chảy của suối chủ yếu Tây Bắc - Đông
Nam, độ rộng lòng suối trên thượng nguồn khoảng 4 m – 6 m, càng xuôi xuống
hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 9 m đến 25 m, độ sâu nước dao động từ 0,2-0,3 m,
vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,1 – 0,2 m/s.
19. Suối Khe Tát
Suối Khe Tát có chiều dài 8,5 km, thượng nguồn từ bản Cầu xã Điền Xá –
Tiên Yên - Quảng Ninh, đổ vào sông Phố Cũ tại bản Nà Buổng xã Điền Xá –
Tiên Yên - Quảng Ninh. Địa hình hai bên bờ là đồi núi, địa chất lòng sông là đá,
cuội gồ ghề, hướng chảy của suối chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam, độ rộng lòng
suối trên thượng nguồn khoảng 10 m – 15 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng
lớn hơn từ 20 m đến 30 m, độ sâu nước dao động từ 0,2-1,2 m, vận tốc dòng
chảy trung bình từ 0,1 – 0,2 m/s.
2-. Sông Ba Chẽ
Sông Ba Chẽ là sông dài nhất trong hệ thống sông suối trong tỉnh Quảng
Ninh. Bắt nguồn từ núi An Váp huyện Hoành Bồ, diện tích lưu vực 978 km2 với
chiều dài sông chính 78,5km, chạy quanh co, uốn khúc và đổ ra biển tại ngã ba
Đồng Rui huyện Tiên Yên. Lưu lượng nước sông Ba Chẽ tương đối cao nhưng

thay đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều, về mùa khô mặn thường
xâm nhập đến thị trấn Ba Chẽ. Sông Ba Chẽ có nhiều nhánh cấp 1 như sông
Quánh từ Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, Sông Đoáng bắt nguồn
từ xã Đạp Thanh, sông Làng Cống từ xã Đồn Đạc.
21. Suối Tân Ốc
Suối Tân Ốc có chiều dài 16km, diện tích lưu vực là 22 km2. Suối bắt
nguồn từ huyện Hoành Bồ, chảy về xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ. Địa hình đoạn
suối đầu nguồn chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc
bờ lớn, lòng sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy liên tục và
chảy theo hướng chung là Đông Nam – Tây Bắc, chiều rộng của sông trên
thượng nguồn từ 10 – 20 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 50 –
80m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,4-0,5 m/s.
22. Suối Khe Buông
Suối Khe Buông có chiều dài 14km, diện tích lưu vực là 42 km2. Suối nằm

14


hoàn toàn trong địa phận xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ. Mục đích sử dụng
chính của suối là cấp nước tưới cho người dân trong xã Lương Mông.
23. Sông Quách
Sông Quách có chiều dài 20 km, diện tích lưu vực là 65 km2. Sông bắt
nguồn từ xã Đồng Sơn, huyện Hoành Bồ rồi nhập lưu với sông Ba Chẽ tại xã
Minh Cầm, huyện Ba Chẽ. Địa hình đoạn sông đầu nguồn chủ yếu là đồi núi bao
quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng sông quanh co, uốn khúc,
thay đổi hướng dòng chảy liên tục và chảy theo hướng chung là Đông Nam –
Tây Bắc, chiều rộng của sông trên thượng nguồn từ 10 – 20 m, càng xuôi xuống
hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 50 – 80m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,4-0,5
m/s.
24. Sông Đoáng

Sông Đoáng có chiều dài 25 km, diện tích lưu vực là 77 km2. Sông bắt
nguồn từ Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ chảy về xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ.
Địa hình đoạn sông đầu nguồn chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình
phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng dòng
chảy liên tục và chảy theo hướng chung là Đông Nam – Tây Bắc, chiều rộng của
sông trên thượng nguồn từ 10 – 25 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn
hơn từ 50 – 80m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,4-0,5 m/s.
25. Sông Khe Tập
Sông Khe Tập có chiều dài 11 km, diện tích lưu vực là 21 km2. Sông nằm
hoàn toàn trong xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ Địa hình đoạn sông đầu nguồn
chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng
sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy liên tục và chảy theo hướng
chung là Đông Nam – Tây Bắc, chiều rộng của sông trên thượng nguồn từ 10 –
25 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 50 – 80m, vận tốc dòng
chảy trung bình từ 0,4-0,5 m/s.
26. Sông Khe Pụt
Sông Khe Pụt có chiều dài 12 km, diện tích lưu vực là 37 km2. Sông nằm
hoàn toàn trong xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ Địa hình đoạn sông đầu nguồn
chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng
sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy liên tục và chảy theo hướng
chung là Đông Nam – Tây Bắc, chiều rộng của sông trên thượng nguồn từ 10 –
25 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 50 – 80m, vận tốc dòng
chảy trung bình từ 0,4-0,5 m/s.
27. Sông Khe Lọng
Sông Khe Lọng có chiều dài 14 km, diện tích lưu vực là 44 km2. Sông nằm

15


hoàn toàn trong xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ. Địa hình đoạn sông đầu nguồn

chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng
sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy liên tục và chảy theo hướng
chung là Bắc –Nam, chiều rộng của sông trên thượng nguồn từ 10 – 25 m, càng
xuôi xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 50 – 80m, vận tốc dòng chảy trung
bình từ 0,4-0,5 m/s.
28. Sông Cổng (sông Làng Cổng)
Sông Làng Cổng có chiều dài 30 km, diện tích lưu vực là 119 km2. Sông
bắt nguồn từ xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ chảy về xã Đồn Đạc, huyện Ba
Chẽ. Địa hình đoạn sông đầu nguồn chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm trở, địa
hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, lòng sông quanh co, uốn khúc, thay đổi hướng
dòng chảy liên tục và chảy theo hướng chung là Đông Bắc – Tây Nam, chiều
rộng của sông trên thượng nguồn từ 10 – 20 m, càng xuôi xuống hạ nguồn độ
rộng lớn hơn từ 50 – 80m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,4-0,6 m/s.
29. Suối Khe Tâm
Suối Khe Tâm có chiều dài 13 km, diện tích lưu vực là 15 km2. Suối chảy
từ xã Điền Xá, huyện Tiên Yên về xã Thanh Sơn huyện ba Chẽ, chiều dòng
chảy theo hướng Bắc - Nam. Mục đích sử dụng chính của suối là cấp nước tưới
cho người dân trong xã Điền Xá và xã Thanh Sơn.
30. Suối Khe Hố
Suối Khe Hố có chiều dài 11 km, diện tích lưu vực là 25 km2. Suối chảy từ
xã Điền Xá, huyện Tiên Yên về xã Nam Sơn huyện ba Chẽ, chiều dòng chảy
theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Mục đích sử dụng chính của suối là cấp nước
tưới cho người dân trong xã Điền Xá và xã Nam Sơn.
31. Suối Nam Kim
Suối Khe Hố có chiều dài 13 km, diện tích lưu vực là 41 km2. Suối chảy từ
xã Đồn Đac, huyện Ba Chẽ về xã Nam Sơn huyện ba Chẽ, chiều dòng chảy theo
hướng Tây Nam – Đông bắc. Mục đích sử dụng chính của suối là cấp nước sinh
hoạt cho thôn Nam Kim, xã Nam Sơn và cấp nước tưới cho xã Đồn Đạc và xã
Nam Sơn.
32. Sông Ka Long

Sông Ka Long còn có tên gọi là sông Bắc Luân, mang trong mình giá trị
lịch sử, chính trị quan trọng do vị trí địa lý thuộc khu vực biên giới ngăn cách
giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Sông bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn
Đại Sơn, Phòng Thành, Trung Quốc, dọc theo biên giới Đông Hưng – Móng
Cái, với bên bờ phía nam là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và bờ bắc là
huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây. Tại địa phận Móng Cái, dòng Ka Long chia

16


thành hai nhánh: một nhánh chảy theo hướng nam xuyên qua thành phố Móng
Cái ra biển; một nhánh tiếp tục đi dọc theo biên giới đổ ra biển Bắc Bộ tại cửa
biển Bắc Luân, phía đông bắc phường Hải Hoà. Sông Ka Long có tổng chiều dài
109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt – Trung kéo dài 60 km.
33. Sông Thín Cóng
Sông Thín Cóng có chiều dài 33 km, diện tích lưu vực là 181 km2. Sông
được tạo bởi hợp lưu của sông Đầu và sông Tràng Vinh. Địa hình sông khá bằng
phẳng, chảy theo hướng chung là Bắc –Nam, chiều rộng của sông trên thượng
nguồn từ 100 – 120 m, càng xuôi xuống hạ nguồn trước khi đổ ra biển độ rộng
lớn hơn từ 150 – 180m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,4-0,6 m/s.
34. Sông Tràng Vinh
Sông Tràng Vinh có chiều dài 11 km, diện tích lưu vực là 29 km2. Sông bắt
nguồn từ xã Hải Sơn, chảy xuống tập trung thành hồ Tràng Vinh, sau đó chảy
nhập lưu với sông Đầu tạo thành sông Thín Cóng. Địa hình thượng lưu sông chủ
yếu là đồi núi thấp, càng về hạ lưu thì khá bằng phẳng, chảy theo hướng chung
là Đông Bắc – Tây Nam.
35. Suối Đầu
Suối đầu là nhánh cấp 1 của sông Thín Cóng, suối có chiều dài 24 km, diện
tích lưu vực là 97 km2. Xong có nhiệm vụ cấp nước nông nghiệp cho xã Quảng
Đức và Quảng Nghĩa.

36. Suối Pạt Cạp
Suối Pạt Cạp là nhánh cấp 2 của sông Thín Cóng và là nhánh cấp 1 của
suối Đầu. Suối có chiều dài 18km, diện tích lưu vực là 42 km2.
37. Suối Khe Dát
Suối Khe Dát cũng là nhánh cấp 1 của sông Thín Cóng, suối có chiều dài
20km, diện tích lưu vực là 34 km2. Suối nằm hoàn toàn trong địa phận xã Hải
Tiến, thành phố Móng Cái.
38. Suối Bến Mười
Suối Bến mười cũng là nhánh cấp 1 của sông Thín Cóng. Suối có chiều dài
16km, diện tích lưu vực là 49 km2, suối nằm hoàn toàn trong địa phận xã Hải
Đông, thành phố Móng Cái.
39. Lạch Hải Yến
Lạch Hải Yến là phụ lưu cấp 2 của sông Thín Cóng và là phụ lưu cấp 1 của
suối Bến Mười. Lạch có chiều dài 12 km, diện tích lưu vực là 17 km2. Lạch nằm
hoàn toàn trong địa phận xã Hải Yên, thành phố Móng Cái.
40. Sông Quang Thành
Sông Quang Thành bắt nguồn từ xã Quang Thành, huyện Hải Hà rồi chảy

17


ra Biển tại xã Quảng Minh, huyện Hải Hà. Sông có chiều dài là 22 km, diện tích
lưu vực là 46 km2.
41. Sông Hà Cối
Sông Hà Cối có chiều dài khoảng 36 km, diện tích toàn lưu vực 211 km2,
được bắt nguồn từ đỉnh núi Quảng Nam Châu thuộc bản Lý Quáng, xã Quảng
Sơn, huyện Hải Hà, chảy qua địa phận các xã Quảng Sơn, Quảng Long, Quảng
Chính, Quảng Thịnh, Quảng Minh và thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, rồi đổ
ra biển tại vị trí thôn Nam, xã Phú Hải, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Từ dãy
núi Quảng Nam Châu ở độ cao 900m thuộc bản Lý xã Quảng Sơn, huyện Hải

Hà, tỉnh Quảng Ninh, chảy theo hướng chính là Đông Nam và đổ ra biển ở độ
cao khoảng 0m tại thôn Nam, xã Phú Hải, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Dòng chảy uốn khúc mạnh, chảy theo nhiều hướng khác nhau trước khi đổ ra
biển. Dòng chảy bắt đầu tại dãy núi Quảng Nam Châu chảy theo hướng NamĐông Nam khoảng 1650 với chiều dài đoạn sông khoảng 6,5km, độ dốc dòng
chảy tương đối lớn từ 10-200, vẫn tốc dòng chảy từ 0,6-0,8m/s. Dòng chảy đổi
hướng theo hướng Đông tại vị trí hợp lưu giữa sông Hà Cối và sông Chúc Bài
Sơn thuộc thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà. Đoạn sông có chiều dài khoảng
4km, lòng sông tương đối thoải, độ dốc khoảng 10-150, vận tốc trung bình từ
0,5-0,7m/s. Dòng sông tiếp tục đổi hướng dòng chảy theo hướng Đông-Đông
Nam khoảng 1200 tại đập tràn Quảng Long thuộc bản Siềng Thầm, xã Quảng
Sơn, huyện Hải Hà, đoạn sông có chiều dài khoảng 3,3km, lòng sông tương đối
thoải, độ dốc khoảng 3-60, vận tốc trung bình 0,4-0,6m/s. Dòng chảy lại đổi
hướng sang hướng Tây Bắc tại vị trí đập Viêng Chăn thuộc thôn 3, xã Quảng
Long, huyện Hải Hà, lòng sông thoải, độ dốc 3-50, dòng chảy uốn khúc mạnh,
hai bên bờ là đồi, núi thấp. Dòng chảy kéo dài khoảng 2km đến vị trí thôn 2 xã
Quảng Thịnh, huyện Hải Hà lại đổi sang hướng Tây Nam. Đoạn sông này có
chiều dài khoảng 6,5km, lòng sông tương đối thoải, độ dốc khoảng 2-40. Dòng
sông lại tiếp tục đổi hướng một lần nữa theo hướng Nam - Tây Nam trước khi
đổ ra biển Đông tại vị trí hợp lưu giữa sông Hà Cối và sông Tài Chi thuộc thôn
Minh Tân, xã Quảng Minh huyện Hải Hà. Đoạn sông này có chiều dài khoảng
1,5km tiếp giáp với biển vận tốc rất nhỏ và chịu ảnh hưởng của thủy triều, độ
dốc lòng sông thoải khoảng 1-20. Nhìn chung ở vùng hạ lưu thì dòng sông tương
đối thoải, càng về phía thượng lưu sông càng dốc và hẹp, vận tốc dòng chảy
không lớn, trung bình khoảng 0,1-0,8m/s.
42. Sông Chúc Bài Sơn
Sông Chúc Bài Sơn có chiều dài khoảng 12 km, là phụ lưu nằm trong lưu vực
sông Hà Cối, được bắt nguồn từ 1 khe nhỏ trên dãy núi Quảng Nam Châu thuộc bản

18



Keo Tiên, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, chỉ chảy trong địa phận xã Quảng Sơn,
huyện Hải Hà, rồi nhập lưu vào sông Hà Cối thuộc bản Keo Tiên, xã Quảng Sơn,
huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Địa hình dòng sông chảy qua chủ yếu dạng đồi, núi thấp, chuyển sang núi
cao, phân cắt mạnh, độ cao dao động từ 108 m đến 1162 m. Thảm phủ thực vật
dọc hai bên bờ sông từ hạ lưu đến thượng nguồn đa dạng và phong phú bao gồm
các loại cây thân gỗ, thân bụi, cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cỏ dại, ...
phát triển.
Đặc điểm sông ngắn, dốc, hình dạng uốn lượn gấp khúc mạnh, dòng chảy
chủ yếu theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, lòng sông chủ yếu là cuội sỏi, tảng,
cát, bột, sét, chiều rộng dao động khoảng 12-20m, độ rộng mép nước khoảng 615m, vận tốc dao động 0,2-0,16m/s, độ sâu mực nước từ 0,2 đến 1,5m.
43. Sông Tài Chi
Sông Tài Chi có chiều dài khoảng 27 km, diện tích lưu vực khoảng 50km2,
là phụ lưu nằm trong lưu vực sông Hà Cối, được bắt nguồn từ 1 khe nhỏ trên
dãy núi Quảng Nam Châu thuộc bản Cấu Lìm, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà,
chảy qua địa phận các xã Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Thành, Quảng Minh
và thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, rồi nhập lưu vào sông Hà Cối tại vị trí
thuộc thôn Minh Tân, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Địa hình dòng sông chảy qua rất phức tạp từ vùng đồng bằng ven biển
đến vùng trung du, đồi, núi thấp rồi chuyển sang địa hình núi cao, độ cao địa
hình từ 8m đến 1161 m. Thực vật dọc hai bên bờ sông rất đa dạng, phong phú
gồm cây lương thực, hoa màu, cây thân gỗ, cây thân bụi, cỏ dại... rất phát triển.
- Đặc điểm dòng sông ngắn, dốc, hình dạng uốn lượn, gấp khúc mạnh,
dòng chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Lòng sông chủ yếu cuội,
tảng, sạn, sỏi, bột , sét, chiều rộng mép nước khoảng 5-45m, vận tốc dao động từ
0,22-1,3m/s, độ sâu mực nước dao động từ 0,2m đến 2,0m.
44. Sông Tài Kỳ (sông Tài Ký)
Sông Tài Ký có chiều dài khoảng 10 km, là phụ lưu nằm trong lưu vực
sông Hà Cối, được bắt nguồn từ 1 khe nhỏ trên đỉnh núi Cao Ba Lanh thuộc bản

Tân Đức, xã Quảng Đức, huyện Hải Hà, chảy qua địa phận các xã Quảng Đức,
Quảng Thành, huyện Hải Hà, rồi nhập lưu vào sông Tài Chi tại vị trí thuộc thôn
1, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Địa hình dọc 2 bên bờ sông chủ yếu là dạng đồi, núi thấp, mức độ phân
cắt trung bình, độ cao dao động từ 52 m đến 148 m. Thảm phủ thực vật dọc hai
bên bờ sông từ hạ lưu đến thượng nguồn đa dạng và phong phú bao gồm các loại
cây thân gỗ, thân bụi, cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cỏ dại, ....... phát

19


triển.
Đặc điểm sông ngắn dốc, hình dạng uốn lượn gấp khúc mạnh, dòng chảy
chủ yếu theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, dòng sông chủ yếu là cuội, sạn, dăm,
sỏi, tảng, cát, bột, sét, chiều rộng dao động từ 7-20m. độ rộng mép nước khoảng
7-15m, vận tốc từ 0,17-0,84m/s, độ sâu mực nước dao động từ 0,1m đến 2,5m.
45. Sông Khe Hèo
Khe Hèo có chiều dài khoảng 24 km, diện tích toàn lưu vực 50 km2, được
bắt nguồn từ đỉnh núi Tài Vòng Mỏ Lẳng thuộc bản Mố Kiệt, xã Quảng Sơn,
huyện Hải Hà, chảy qua địa phận xã Quảng Sơn, Quảng Long, Đường Hoa,
huyện Hải Hà, rồi đổ ra biển thuộc thôn 3, xã Quảng Phong, hyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh. Địa hình đoạn sông đầu nguồn chủ yếu là đồi núi bao quanh hiểm
trở, địa hình phân cắt, độ dốc bờ lớn, cấu tạo địa chất phía chân bờ suối lộ lớp đá
gốc, phía trên là lớp phong hóa gần như triệt để, thảm thực vật chủ yếu là cỏ dại,
cây bụi, dây leo, và các cây thân gỗ đường kính từ 5-15 cm, lòng suối quanh co,
uốn khúc, thay đổi hướng dòng chảy liên tục và chảy theo hướng chung là Tây
Bắc – Đông Nam, độ rộng lòng suối trên thượng nguồn từ 1 – 1,5m, càng xuôi
xuống hạ nguồn độ rộng lớn hơn từ 5-6m và 9-10m, độ sâu nước dao động từ
0,0-0,3m, vận tốc dòng chảy trung bình từ 0,5-0,3 m/s.
46. Sông Đường Hoa

Sông Đường Hoa 1 có chiều dài khoảng 16 km, là phụ lưu cấp 1 của sông
Khe Hèo, được bắt nguồn từ 1 khe nhỏ trên đỉnh núi Tài Vòng thuộc thôn Tài
Sẹc, xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, chảy qua địa phận xã Quảng Lâm, Tân
Bình, huyện Đầm Hà, xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, rồi đổ ra biển thuộc thôn 3,
xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Địa hình đoạn sông ở đầu nguồn chủ yếu là đồi núi cao bao quanh, địa hình
phân cắt, hiểm trở, độ dốc bờ lớn. Lòng suối có độ rộng từ 4-5m, hướng dòng
chảy chúng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, lòng sông gồ ghề, lổm chổm, lộ đá
gốc, cát , cuội, sỏi, đá lăn. Độ sâu nước dao động từ 0,1-0,2m, vận tốc dòng
chảy trung bình 04m/s, có độ dốc lòng sông từ 1-20. Bờ sông chủ yếu là đồi núi
bao quanh, phía chân bờ sông là đá gốc, phía trên là lớp phủ phong hóa gần như
triệt để.
Sông Đường Hoa 2 có chiều dài khoảng 11 km, là phụ lưu cấp 1 của sông
Khe Hèo, được bắt nguồn từ 1 khe nhỏ trên đỉnh núi Tài Vòng Mỏ Lẳng thuộc
thôn Tài Sẹc, xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, chảy qua địa phận xã Quảng Sơn,
Đường Hoa, huyện Hải Hà, rồi nhập lưu vào sông Khe Hèo thuộc thôn 3, xã
Tiến Tới, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Địa hình đoạn sông ở đầu nguồn là đồi núi bao quanh, có độ dốc lớn, phía

20


dưới lộ đá gốc, phía trên lộ lớp phủ phong hóa triệt để, thảm phủ thực vật chủ
yếu là cỏ dại, cây bụi, các cây thân gỗ đường kính nhỏ từ 5-10cm, độ rộng lòng
suối trung bình từ 9-10m, có chỗ từ 3-4m. Hướng dòng chảy là Tây Bắc – Đông
Nam. Lòng suối gồ ghề, lỗm chổm lộ cát, cuội sỏi, đường kính nhỏ. Độ sâu
nước dao động từ 0,1-0,3m. Vận tốc dòng chảy (ước lượng) từ 0,1-0,5m/s.
47. Sông Đầm Hà
Sông Đầm Hà có chiều dài khoảng 31 km, diện tích lưu vực sông 92 km2,
được bắt nguồn từ 1 khe nhỏ trên đỉnh núi Tam Long thuộc bản Lý Khoái, xã

Quảng Lâm, huyện Đầm Hà, chảy qua địa phận xã Quảng Lâm, Quảng Lợi,
Quảng Tân, Tân Bình, và thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà, rồi đổ ra biển thuộc
thôn 5, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Thượng nguồn sông bắt
đầu từ đỉnh núi Tam Long ở độ cao 1126m thuộc xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà,
chảy theo hướng Đông - Đông Nam, đoạn sông này có chiều dài khoảng 5,8km,
mặt cắt ngang dạng chữ V, hai bên bờ đều là sườn núi dốc, thực vật chủ yếu là
cây thân gỗ, thân bụi, một ít cây lương thực, hoa màu dân trồng ở dọc bờ sông.
Lòng sông tương đối dốc, độ dốc khoảng 7-100, lòng sông uốn lượn quanh co, độ
rộng lòng sông trung bình khoảng 3-25m. Vận tốc dòng chảy trung bình khoảng
0,35-0.6 m/s. Độ sâu mực nước trung bình 0,1-0,4m. Dòng chảy kéo dài đến thôn
Sẹc Lống Mìn, xã Quảng An rồi đổi hướng dòng chảy sang hướng Nam-Đông
Nam, đoạn sông này có chiều dài 4,2km trước khi đổ vào hồ thủy lợi Đầm Hà
Động tại Đập tràn Bình Hồ. Lòng sông đoạn này ít dốc hơn đoạn trên. Độ dốc
khoảng 5-60, lòng sông cũng uốn lượn quanh co, mặt cắt ngang dạng chữ V, hai
bên bờ đều là các sườn núi, độ dốc vách sườn khoảng 30-550, thực vật dộc hai bên
bờ là cây thân gỗ, thân bụi, cây lương thực, hoa màu rất phát triển. Độ rộng lòng
sông trung bình khoảng 17-30m, độ sâu mực nước khoảng 0,45-1,5m, vận tốc
dòng chảy khoảng 0,1-0,3 m/s. Dòng sông lại đổi hướng tại Đập tràn Bình Hồ đổ
vào hồ chứa Đầm Hà Động, đoạn sông này kéo dài khoảng 4,0km đến đập chính
chính ngăn ngang sông Đầm Hà để giữ nước lại trong hồ. Rồi từ đập chính dòng
chảy theo hướng Nam-Đông Nam với chiều dài đoạn sông khoảng 17km trước
khi đổ ra biển tại thôn 5 xã Đầm Hà, địa hình dọc đoạn sông này chủ yếu dạng
đồng bằng ở phía hạ lưu thuộc các xã Đầm Hà, Tân Bình, Quảng An và thị trấn
Đầm Hà, còn phía thượng lưu đoạn sông thuộc xã Quảng Lợi là dạng địa hình
trung du. Lòng sông đoạn này tương đối thoải, độ dốc khoảng 0-30, mặt cắt ngang
sông dạng chữ U, độ rộng lòng sông trung bình khoảng 20-750m, vận tốc dòng
chảy trung bình khoảng 0,0-0,2 m/s. Độ sâu mực nước trung bình khoảng 0,63,0m. Thành phần đất đá lòng sông gồm cuội, sỏi, cát, bột, sét, dăm sạn, tảng lăn..
Dọc hai bên bờ sông chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp, càng về phía hạ lưu,

21



×