Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi lịch sử 9- phần Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.97 KB, 10 trang )

ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 9
Câu 1: Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1920-1930?
TL: Công lao to lớn của NAQ từ năm 1920-1930
- Năm 1920: Đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc
địa, tìm con đường cứu nước đúng đắn: Kết hợp độc lập dân tộc với CNXH, gắn CMVN
với CMTG.
- 1920-1930: Chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập ĐCSVN.
+ Năm 1921: Ra báo “Người cùng khổ” vạch trần chính sách đàn áp, bốc lột dã man của chũ
nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
+ Năm 1923: Sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông Dân, sau đó làm việc ở QTCS
+ Năm 1924: Dự đại hội QTCS lần thứ V
Ngoài ra, Người còn viết cho nhiều báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi
tiếng “bản án chế độ thực dân Pháp”- đòn tấn công quyết liệt vào chũ nghĩa thực dân Pháp
 Những hoạt động của NAQ nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào nước ta
- Năm 1925: NAQ về Quảng Châu(TQ) Tại đây Người tập hợp một số thanh niên Việt
Nam hăng hái cách mạng và lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp giảng
bài, đào tạo họ thành cán bộ cách mạng…( đây là tổ chức tiền thân của ĐCSVN)
+ Năm 1930: NAQ triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành ĐCSVN(3/2/1930)
Tại hội nghị thành lập Đảng, NAQ đã trình bày Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt:
Xác định đường lối đúng đắn cho CMVN.
Câu 2: Lập bảng so sánh về chủ trương, biện pháp cách mạng của 3 tổ chức: Hội Việt Nam
Cách Mạng Thanh Niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng?
Nội dung so sánh HVNCMTN TVCMĐ VNQDĐ
Chủ trương Tổ chức cách mạng
hướng theo con đường
của CN Mác- Lê Nin:
Tiến hành cách mạng
dân tộc, dân chủ, tiếp
đó là cách mạng xã
hội chũ nghĩa.
Làm CM quốc gia, rồi


làm CMTG
Xây dựng nước Việt
Nam phát triển theo
con đường tư bản chủ
nghĩa
Biện pháp CM Theo gương CMT10,
đoàn kết với giai cấp
vô sản và phong trào
CMTG
Hoạt động theo hình
mẩu của hội
VNCMTN
Dùng vũ lực đánh
đuổi TDP giành độc
lập
Câu 3: Vì sao Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945? Trình bày diển biến của cao trào kháng
Nhật cứu nước và phân tích thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945?
• Vì sao Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945
- Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc, Đức liên tiếp thất bại, Nhật khốn đốn
- Thủ đô Pa ri được giải phóng, chính phủ Đơ Gôn về Pa ri. TDP ở Đông Dương ráo riết
hoạt động chờ đợi quân đồng minh.
- Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương, không
cho Pháp ngóc đầu dậy.
• Diển biến của cao trào kháng Nhật cứu nước
- Vùng trung du và trung du Bắc kì: chiến tranh du kích được đảy mạnh. Việt Nam giải
phóng quân ra đời. khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cả nước.
- Vùng đô thị: Mít tin, biểu tình, diển thuyết, các đội Việt Minh trừ khử việt gian nguy
hiểm.
- Ở Bắc kì và trung kì: Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói
- Các nhà lao: Chiến sỉ cộng sản vượt ngục…

- Cao trào kháng Nhật cứu nước biến thành cao trào tiền khởi nghĩa, đã tạo nên một khí thế
sẳn sàng tổng khởi nghĩa trong cả nước.
• Thời cơ
- Thời cơ là khoảng thời gian có cơ hội để hành động thành công, là sự kết hợp nhuần
nhuyển các điều kiện bên trong với bên ngoài, trong đó điều kiện bên trong giữ vai trò
quyết định.
+ Bắt đầu: Từ khi Nhật đầu hàng đồng minh, bọn Nhật ở Việt Nam hoang mang, lo sợ
+ Kết thúc khi quân đồng minh vào Đông Dương
- Chủ trương của hội nghị toàn quốc của Đảng từ 14 đến 15/8/1945, nhận định thời cơ đã tới
và phát lệnh tổng khởi nghĩa..
Câu 4: Em hãy nêu rõ sách lược đấu tranh của Đảng và chính phủ ta chống bọn phản động
Tưởng Giới Thạch và TDP từ sau CMT8/1945 đến trước ngày 19/12/1946?
• Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 6/3/1946 hoà với Tưởng chống Pháp
- Hoà với Tưởng ở miền Bắc
+ Mềm dẻo: Nhượng cho chúng 70 ghế trong quốc hội khoá I…, cung cấp lương thực thực
phẩm cho quân Tưởng…
+ Kiên quyết: Bác bỏ yêu sách đòi CTHCMinh từ chức, thay đổi quốc kì, quốc ca…Ta đã han
hạn chế được hành động phá hoại của chúng.
- Chống Pháp ở miền nam: Nhân dân Nam Bộ với gậy tầm vong, giáo mác nhất tề đứng
lên…Cả nước ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
• Từ 6/3/1946 đến 19/12/1946: hoà với Pháp để gạt Tưởng
- Pháp - Tưởng thoả hiệp sau khi Pháp chiếm được Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên.
- Ta hoà hoản với Pháp bằng cách kí Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, cho
Pháp vào miền Bắc thay Tưởng để bớt đi một kẻ thù và có thời gian chuẩn bị kháng chiến
lâu dài.
Hiệp ước sơ bộ:
+ Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam DCCH là một quốc gia tự do
+ Ta thoả thuận cho quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng
+ Ngừng bắn, chuẩn bị đàm phán ở Pa ri

Tạm ước 14/9
+ Ta công nhận cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hoá ở Việt Nam
Câu 5: Lập bảng so sách về phong trào công nhân và nông dân 1930-1931, phong trào dân tộc
dân chủ 1936-1939 (mục tiêu đấu tranh, lực lượng tham gia, phương pháp đấu tranh, kết quả
và ý nghĩa?
Phong trào công nhân và nông dân
1930-1931
Phong trào dân tộc, dân chủ 1936-
1939
Mục tiêu đấu
tranh
- Chống đế quốc
- Chống phong kiến
- Tạm gác nhiệm vụ đánh đổ đế
quốc, phong kiến, thay đổi bằng
các khẩu hiệu:
- Chống phát xít, chống chiến
tranh, chống phản động thuộc
địa và tay sai
- Đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà
bình
Lực lượng tham
gia
- Công nhân
- Nông đan
- Công nhân
- Nông dân
- Trí thức
- Dân nghèo thành thị
- Các đoàn thể, các giới, các lứa

tuổi
Phương pháp và
hình thức đấu
tranh
- Chính trị: Bải công, biểu tình
- Vủ trang: Đánh phá huyện lị,
đồn điền nhà ga, trại giam…
- Chính trị- Công khai
+ Thu thập nguyện vọng của nhân
dân…
+ Xuất bản báo chí
+ Hội ái hửu
+ Biểu tình, mít tinh..
- Bí mật
- Nửa hợp pháp
Kết quả và ý
nghĩa
- Quần chúng hưởng ứng
đường lối của Đảng.
- Khẳng định sự lãnh đạo của
Đảng
- Khẳng định lòng yêu nước
của nhân dân
- Lần đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam công nông vùng lên
áp đảo chính quyền phản
động ở nhiều vùng nông thôn,
chính quyền xô viết quản lí
xã hội trong một thời gian dài
- Bị TDP đàn áp

- Phong trào dân tộc, dân chủ
rộng lớn
- Thể hiện năng lực thực hiện
chính sách mặt trận của Đảng
- Xây dựng được đội quân chính
trị đông đảo, cán bộ trưởng
thành
- Tổ chức Đảng được củng cố,
tăng cường uy tín của Đảng
- Kinh nghiệm xác định nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài, kinh
nghiệm đấu tranh chính trị.
Câu 6: Lập bảng thống kê về các tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ sau
1930 đến 1945 theo nội dung: Thời gian hoạt động, chủ trương, kết quả.
STT Tên mặt trận Thời gian
hoạt động
Chủ trương Kết quả
1 - Mặt trận
phản đế
Đông
1936-1939 Chống chủ nghĩa phát xít
và bọn phản động Pháp,
dành tự do, dân chủ, cải
Dấy lên một cao trào cách
mạng dân tộc, dân chủ
rộng lớn: Uy tín của Đảng
Dương
- Mặt trận
dân chủ
Đông

Dương
thiện dân sinh và bảo vệ
hoà bình
nâng cao, tập hợp đông
đảo lực lượng quần chúng
2 Mặt trận dân tộc
thống nhất phản
đế Đông Dương
1939-1941 Chĩa mủi nhọn vào kẻ thù
chủ yếu, trước mắt là chủ
nghĩa đế quốc phát xít,
giành lại độc lập cho toàn
thể nhân dân Việt Nam
Dấy lên một cao trào cách
mạng rộng lớn, tập họp
mọi tầng lớp nhân dân để
đấu tranh chống kẻ thù
chủ yếu trước mắt
3 Mặt trận Việt
Minh, Hội Liên
Hợp Quốc dân
Việt Nam(Liên
Việt)
1941-1951 Liên hiệp hết thảy các giới
đồng bào yêu nước, không
phân biệt giàu nghèo.
Góp phần rất quan trọng
cho cách mạng háng Tám
thành công, kháng chiến
thắng lợi

4 Mặt trận Liên
Việt
1951-1954 Liên hiệp hết thảy các giới
đồng bào yêu nước, không
phân biệt giàu nghèo.
Góp phần rất quan trọng
cho cách mạng háng Tám
thành công, kháng chiến
thắng lợi.
Câu 7: Tại sao ta chọn ĐBP làm trận quyết chiến lược và tại sao nói chiến thắng ĐBP “đã
dược ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi lăng hay một Đống Đa ở thế kỷ XX
và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì củ hệ thống nô dịch
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”
TL:
• Ta chọn ĐPB làm trận quyết chiến chiến lược vì:
- ĐBP là trung tâm của kế hoạch Na –va
- Đánh thắng địch ở ĐBP sẻ quyết định số phận của kế hoạch Na- va, mở ra cục diện mới
của cuộc kháng chiến.
• Nói chiến thắng ĐBP “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một
Chi Lăng hay một Đống Đa ở thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến
công chói lọi đột phá hành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc ”vì:
- Chiến thắng ĐBP đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na- va, giáng một đòn quyết định vào ý
chí xâm lược của TDP, làm xoay chuyển cục diện đấu tranh, tạo huận lợi cho đấu tranh
ngoại giao, buộc Pháp và Mỹ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hoà bình ở Đông
Dương, kết thúc cuộc kháng chiến chông Pháp và can thiệp Mỹ.
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào hệ thống thực dân, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa
thực dân củ.
- Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Câu 8: Sự lảnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng và HCM đã thể hiện trong cách mạng Tháng

8/1945 như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng tháng Tám ?
• Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch HCM trong cách mạng
tháng Tám thể hiện ở các điểm sau:
- Phân tích thời cơ: Nhật đầu hàng đồng minh không điều kện, quân đồng minh chưa kịp
vào nước ta, quần chúng sẵn sàng nổi dậy. Đảng đã chuẩn bị đầy đủ sẵn sàng.
- Quyết định kịp thời của Đảng thể hiện các sự kiện sau:
+ Hội nghị toàn quốc của Đảng (14 đến 15/8/1945)
+ Quốc dân Đại hội Tân Trào (16/8/1945)
- Lãnh đạo sáng tạo của Đảng trong khởi nghĩa: Giành chính quyền trong 15 ngày
• Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám
- Nguyên nhân thành công:
+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất
+ Tình đoàn kết của tất cả các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, đặc biệt công nhân và nông
dân
+ Vai trò lãnh đạo của ĐCS Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch HCM
- Nhờ hoàn cảch thuận lợi: Phát xít Nhật bị hồng quân Liên Xô và Đồng minh đánh bại.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đối với dân tộc: Là một biến cố vĩ đại, phá tan 2 tầng xiềng xích Pháp - Nhật, lật nhào chế
độ phong kiến. Việt Nam trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa
nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.
+ Đối với thế giới: Thắng lợi của cách mạng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân
dân các nước thuộc địa và nữa thuộc địa trên thế giới.
Câu 9: Trình bày quá trình thành lập ĐCSVN? Vì sao nói sự thành lập ĐCSVN năm 1930 là
bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
• Quá trình thành lập ĐCSVN:
- Sau khi tìm được con đường cứu nước và trở thành người cộng sản, lãnh tụ NAQ đã tích
cực truyền bá lí luận cách mạng mới về trông nước…
- Từ sau khi xuất hiện 3 tổ chức cộng sản, tình trạng chia rẻ về mặt tổ chức diển ra trong
hàng ngũ những người cộng sản Việt Nam. Một yêu cầu cấp thiết được đề ra là phải
thống nhất những người cộng sản Việt Nam trong một Đảng duy nhất, có như thế mới

thống nhất được lực lượng quần chúng…
- Trong bối cảnh đó, hội nghị thành lập Đảng được diển ra ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng
dưới sự chủ toạ của lãnh tụ NAQ.
- Các đại biểu đã phân tích tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, thấy rõ sự cần
thiết phải chấm dứt tình trạng chia rẽ và lập một Đảng thống nhất trong toàn quốc.
- ĐCSVN ra đời ngày 3/2/1930. Trong hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương
vắn tắt do NAQ soạn thảo, trình bày ngắn gọn những nội dung cơ bản của đường lối cách
mạng Việt Nam
• Sự thành lập ĐCSVN năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt
Nam:
- Đề ra đường lối đúng đắn, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo
- Mở đầu thời kì cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 10: Tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam từ 1954 đến năm 1960?
• Phong trào đấu tranh của nhận dân miền Nam

×