Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRÍCH LY TOCOPHEROL, TOCOTRIENOL VÀ γ-ORYZANOL TRONG MỘT SỐ MẪU CÁM GẠO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
----------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRÍCH LY
TOCOPHEROL, TOCOTRIENOL VÀ γ-ORYZANOL
TRONG MỘT SỐ MẪU CÁM GẠO VIỆT NAM

Mã số đề tài: TSV2014-24

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên (TN)

Cần Thơ, 12/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TRÍCH LY TOCOPHEROL,
TOCOTRIENOL VÀ γ-ORYZANOL TRONG MỘT SỐ MẪU
CÁM GẠO VIỆT NAM
Mã số đề tài: TSV2014-24
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên (TN)
Sinh viên thực hiện: Phạm Cảnh Em
Giới tính: Nam


Dân tộc: Kinh
Lớp: KH11Y2A1
Khoa: Khoa học - Tự nhiên
Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Hóa học (chuyên ngành Hóa dược)
Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Đạt

Cần Thơ, 12/2014


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NGHIÊN CỨU

TT

1

Họ và tên

Phạm Cảnh Em

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn

Khoa KH-TN
Lớp: Hóa Dược K37

Trần Minh Quốc
2
Nguyễn Thị Kim Mơ


Khoa KH-TN
Lớp: Hóa Dược K37

Lê Thị Tường Vi
Khoa KH-TN
Lớp:Hóa Dược K37

3
Nguyễn Hữu Phong

Nội dung nghiên cứu cụ thể
được giao

Chữ ký

- Xây dựng quy trình trích ly
các thành phần trong cám gạo
bằng phương pháp trích ly
dung môi trực tiếp và trích ly
dung môi hỗ trợ của vi sóng
và siêu âm. Đánh giá kết quả.
- Định lượng các thành phần
trong cám gạo bằng HPLC
- Viết báo cáo nghiệm thu đề
tài.
- Xây dựng quy trình trích ly
các thành phần trong cám gạo
bằng phương pháp trích ly
dung môi trực tiếp và trích ly
dung môi hỗ trợ của vi sóng.

- Xây dựng quy trình trích ly
các thành phần trong cám gạo
bằng phương pháp trích ly
dung môi trực tiếp và trích ly
dung môi hỗ trợ của sóng siêu
âm.

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
trong và ngoài nước

Bộ môn hóa học - Khoa KHTN

Nội dung phối hợp nghiên cứu
Cung cấp máy móc, thiết bị,
phòng thí nghiệm phục vụ
nghiên cứu

i

Họ và tên người đại diện đơn vị
Nguyễn Trọng Tuân


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................v
PHỤ LỤC......................................................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................vii

TÓM TẮT...................................................................................................................................xiii
ABSTRACT................................................................................................................................xiv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.........................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.............................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................3
1. THÀNH PHẦN CỦA CÁM GẠO..........................................................................................3
2. HOẠT TÍNH CỦA TOCOPHEROL, TOCOTRIENOL VÀ γ-ORYZANOL........................4
3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TOCOPHEROL, TOCOTRIENOL VÀ γORYZANOL...............................................................................................................................6
3.1 Dung môi và phương pháp trích ly.......................................................................................6
3.2 Công trình nghiên cứu..........................................................................................................8
4. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CÁM GẠO BẰNG HPLC...................................................11
4.1 Giới thiệu RP-HPLC...........................................................................................................11
4.2 Một số nghiên cứu phân tích cám gạo bằng HPLC............................................................12
5. PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG (RSM)....................................................................13
5.1 Giới thiệu............................................................................................................................13
5.2 Lý thuyết và các bước ứng dụng RSM...............................................................................14
5.2.1 Sàng lọc biến...................................................................................................................14
5.2.2 Chọn thiết kế thực nghiệm...............................................................................................14
5.2.3 Mã hóa các mức của biến................................................................................................15
5.2.4 Xác định điều kiện tối ưu.................................................................................................16
5.3 Thiết kế thực nghiệm ứng dụng trong Hóa học..................................................................17
5.3.1 Thiết kế nhân tố 3 mức toàn phần...................................................................................17
5.3.2 Thiết kế phức hợp trung tâm............................................................................................19
5.3.3 Thiết kế Doehlert.............................................................................................................20
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................23
1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................23


ii


1.1 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................23
1.2 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................23
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................23
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ....................................25
CHƯƠNG 1: THỰC NGHIỆM................................................................................................25
1. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU..........................................................................................25
1.1 Hóa chất..............................................................................................................................25
1.2 Thiết bị và dụng cụ..............................................................................................................25
2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM.............................................................................................................25
3. ĐỊNH LƯỢNG TOCOPHEROL, TOCOTRIENOL VÀ γ-ORYZANOL............................26
4. TỐI ƯU DUNG MÔI TRÍCH LY.........................................................................................26
5. TỐI ƯU QUY TRÌNH TRÍCH LY BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG............27
6. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................................................29
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................................30
1. XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG CHUẨN Ts, T3s VÀ γ-ORYZANOL..............30
2. TỐI ƯU DUNG MÔI TRÍCH LY.........................................................................................31
3. TỐI ƯU QUY TRÌNH TRÍCH LY BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG............34
4. TINH CHẾ γ-ORYZANOL..................................................................................................47
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................50
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................................50
2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................52
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................56

iii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Ma trận thực nghiệm dựa trên thiết kế các biến nghiên cứu trong 3 mức.................18
Bảng 2.2 Ma trận thực nghiệm trong thiết kế phức hợp trung tâm...........................................20
Bảng 2.3 Ma trận Doehlert........................................................................................................22
Bảng 4.1 Điều kiện pha động trong phân tích HPLC...............................................................26
Bảng 4.2 Xác định phạm vi và mức biến đổi của các nhân tố.................................................28
Bảng 5.1 Phương trình đường chuẩn của Ts, T3s, γ-oryzanol..................................................31
Bảng 5.2 Hàm lượng Ts, T3s và γ-oryzanol ở các phương pháp và dung môi khác nhau.......33
Bảng 5.3 Ma trận và kết quả thí nghiệm của phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM)................35
Bảng 5.4 Phương trình hồi quy của Ts, T3s và γ-oryzanol ở các phương pháp khác nhau......36
Bảng 5.5 Kết quả phân tích R2 và P của các mô hình...............................................................36
Bàng 5.6 Phân tích ANOVA của mô hình trích ly dung môi trực tiếp......................................42
Bàng 5.7 Phân tích ANOVA của mô hình trích ly hỗ trợ của vi sóng.......................................43
Bàng 5.8 Phân tích ANOVA của mô hình trích ly hỗ của sóng siêu âm...................................44
Bảng 5.9 Tổng kết giá trị tối ưu của mô hình..........................................................................45
Bảng 5.10 Kết quả trích ly bằng phương pháp hỗ trợ của vi sóng...........................................45
Bảng 5.11 Kết quả trích ly bằng phương pháp trực tiếp và sóng siêu âm................................46

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cám gạo Nàng Hương...............................................................................................3
Hình 2.2 Thành phần của vitamin E.......................................................................................4
Hình 2.3 Thành phần của γ-oryzanol......................................................................................5
Hình 2.4 Hệ thống HPLC và cột pha đảo (ODS)..................................................................11
Hình 2.5 Đồ thị của mô hình đáp ứng bậc hai.............................................................................. 17
Hình 2.6 Thiết kế thực nghiệm dựa trên nghiên cứu nhiều biến trong 3 mức..................18
Hình 2.7 Thiết kế trung tâm phức hợp trong tối ưu 2 và 3 biến.........................................19

Hình 2.8 Thiết kế Doehlert trong tối ưu 2 biến....................................................................21
Hình 2.9 Thiết kế Doehlert trong tối ưu 3 biến....................................................................21
Hình 5.1 Đường chẩn của γ-oryzanol....................................................................................31
Hình 5.2 Sắc kí đồ phân tích Ts, T3s và γ-Oryzanol bằng RP-HPLC................................32
Hình 5.3 Hàm lượng Ts, T3s và γ-oryzanol khi trích ly bằng methanol............................33
Hình 5.4 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/cám gạo (wt/wt) và nhiệt độ
trích ly (*).................................................................................................................................37
Hình 5.5 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/cám gạo (wt/wt) và thời
gian trích ly (*)........................................................................................................................37
Hình 5.6 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly và thời gian trích ly (*) 37
Hình 5.7 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/cám gạo (wt/wt) và nhiệt độ
trích ly (**)...............................................................................................................................38
Hình 5.8 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/cám gạo (wt/wt) và thời
gian trích ly (**)......................................................................................................................38
Hình 5.9 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly và thời gian trích ly (**)
...................................................................................................................................................38
Hình 5.10 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/cám gạo (wt/wt) và nhiệt
độ trích ly (***).......................................................................................................................39
Hình 5.11 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ methanol/cám gạo (wt/wt) và thời
gian trích ly (***)....................................................................................................................39
Hình 5.12 Đồ thị 3D thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly và thời gian trích ly
(***)..........................................................................................................................................39
Hình 5.13 Sự tương quan giữa thực nghiệm và dự đoán của γ-oryzanol (**)...................40
Hình 5.14 Sự tương quan giữa thực nghiệm và dự đoán của T3s (**)...............................40
Hình 5.15 Sự tương quan giữa thực nghiệm và dự đoán của Ts (**).................................41
Hình 5.16 Hàm lượng γ-oryzanol ở các phướng pháp khác nhau......................................46
Hình 5.17 Quy trình tinh chế γ-oryzanol ở quy mô phòng thí nghiệm..............................47
Hình 5.18 Sự kết tinh của γ-oryzanol....................................................................................48
Hình 5.19 Tinh thể γ-oryzanol sau khi tinh chế...................................................................49


v


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Đường chuẩn của Ts.............................................................................................56
Phụ lục 2: Đường chuẩn của T3s...........................................................................................57
Phụ lục 3: Đồ thị hệ số tương quan r của Ts, T3s và γ-oryzanol trong phương pháp trích
ly dung môi trực tiếp...............................................................................................................58
Phụ lục 3: Đồ thị hệ số tương quan r của Ts, T3s và γ-oryzanol trong phương pháp trích
ly hỗ trợ của sóng siêu âm......................................................................................................59
Phụ lục 5: Bảng diện tích peak trong tối ưu dung môi bằng phương pháp trích ly dung
môi trực tiếp............................................................................................................................60
Phụ lục 6: Bảng diện tích peak trong tối ưu dung môi bằng phương pháp trích ly hỗ trợ
của vi sóng................................................................................................................................61
Phụ lục 7: Bảng diện tích peak trong tối ưu dung môi bằng phương pháp trích ly hỗ trợ
của sóng siêu âm......................................................................................................................62
Phụ lục 8: Bảng diện tích peak trong tối ưu quy trình trích ly...........................................63
Phụ lục 9: Bảng diện tích peak ở điều kiện tối ưu của các loại cám gạo khác nhau.........64

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ANOVA
CCRD
CV
DMSO
EtOH

FFA
g
HDL
HPLC
H2SO4
IBM
IsOH
LC
LDL
MeCN
MeOH
MG
MPa
NaCl
NaOH
Na2SO4
ODS
P
r
RBO
RP-HPLC
RSM
SFE
SPSS
TCVN
Ts
T3s
TG
THF


Từ viết đầy đủ
Analysis of variance
Central composite rotatable design
Coefficient of variation
Dimethyl sulfoxide
Ethanol
Fatty free acid
Gam
High density lipoprotein
High-performance liquid chromatography
Sulfuric acid
International Business Machines company
Isopropyl alcohol
Liquid chromatography
Low-density lipoprotein
Acetonitrile
Methanol
Monoglycerides
Megapascal
Sodium chloride
Sodium hydroxide
Sodium sulfate
Octadecylsilane
Probability
Coefficient of correlation
Rice bran oil
Reverse phase HPLC
Response surface methodology
Supercritical fluid extraction
Statistical package for the social sciences

Tiêu chuẩn Việt Nam
Tocopherols
Tocotrienols
Triglyceride
Tetrahydrofuran
vii


TLC
USA
UV-Vis
v/w
wt/wt
µg
*
**
***

Thin layer chromatography
United States of American
Ultraviolet-Visible
Volume/weight
Weight/weight
Microgam
Trích ly dung môi trực tiếp
Trích ly hỗ trợ của vi sóng
Trích ly hỗ trợ của sóng siêu âm

viii



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
Tên đề tài: “Nghiên cứu quy trình trích ly các thành phần tocopherol,
tocotrienol và γ-oryzanol trong một số mẫu cám gạo của Việt Nam”.
Sinh viên thực hiện: Phạm Cảnh Em
Lớp: KH11Y2A1 Khoa: Khoa học - Tự nhiên
Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Đạt

Năm thứ: 4

Số năm đào tạo: 4

2. Mục tiêu đề tài:
Xây dựng quy trình tối ưu để trích ly tocopherol, tocotrienol và γ-oryzanol từ một
số mẫu cám gạo của Việt Nam.
3. Tính mới và sáng tạo:
Áp dụng phương pháp bề mặt đáp ứng (Response surface methodology) để tối ưu
quy trình trích ly tocopherol, tocotrienol và γ-oryzanol trong cám gạo.
Sử dụng các phương pháp hiện đại như: Hỗ trợ của vi sóng và sóng siêu âm trong
trích ly cám gạo nhằm so sánh với phương pháp trích ly dung môi trực tiếp.
Xây dựng quy trình tinh chế γ-oryzanol có thể ứng dụng vào quy mô công
nghiệp.
4. Kết quả nghiên cứu:
Xây dựng thành công quy trình trích ly tocopherol, tocotrienol và γ-oryzanol
trong cám gạo bằng phương pháp trích ly dung môi trực tiếp, trích ly hỗ trợ của vi
sóng và sóng siêu âm.
Xây dựng thành công quy trình tinh chế γ-oryzanol từ dầu cám gạo thông qua

phương pháp kết tinh.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bậc học đại học ở trường Đại Học
Cần Thơ.
Kết quả của đề tài có thể dùng cho các mục đích liên quan đến giáo dục và đào
tạo như: giảng dạy và cung cấp kiến thức cơ bản về phương pháp trích ly các hợp chất
thiên nhiên.
ix


Đề tài cũng góp phần phát triển các sản phẩm phục vụ sức khỏe con người từ các
thành phần trong cám gạo, nâng cao giá trị của cám gạo.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):

Cần Thơ, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ
(ký tên và đóng dấu)

x


Cần Thơ, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Ảnh 4x6

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Phạm Cảnh Em
Sinh ngày: 03 tháng 03 năm 1993
Nơi sinh: xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
Lớp: Hóa Dược (KH11Y2A1)

Khóa: 37

Khoa: Khoa học - Tự nhiên
Địa chỉ liên hệ: Số 391, Ấp Vĩnh Lợi II, Châu Phong, Tân Châu, An Giang
Điện thoại: 01698629691

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Hóa học (Hóa dược)


Khoa: Khoa học - Tự nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Khen thưởng trong mùa hè tình nguyện.
* Năm thứ 2:
Ngành học: Hóa học (Hóa dược)

Khoa: Khoa học - Tự nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Sinh viên toàn diện của Khoa, khen thưởng cấp trường về hoạt
động tự quản ngoại trú.
* Năm thứ 3:
Ngành học Hóa học (Hóa dược)

Khoa: Khoa học - Tự nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Sinh viên toàn diện của Khoa, gửi 2 bài báo nghiên cứu Biodiesel
trên tạp chí trường Đại học Cần Thơ (đã thẩm định).
xi


* Năm thứ 4:
Ngành học Hóa học (Hóa dược)

Khoa: Khoa học - Tự nhiên

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Sinh viên toàn diện của Khoa, gửi 1 bài báo nghiên cứu tổng hợp

các dẫn xuất Benzimidazol trên tạp chí trường Đại học Cần Thơ. Tốt nghiệp xếp loại
xuất sắc.

Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ
(ký tên và đóng dấu)

xii

Cần Thơ, ngày 29 tháng 12 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


TÓM TẮT
Các hợp chất tocopherol (Ts), tocotrienol (T3s) và γ-oryzanol là các hoạt chất tự
nhiên (phytochemical) có hoạt tính kháng oxy hóa và có tiềm năng cải thiện sức khỏe.
Thành phần và tỉ lệ các hoạt chất này trong cám gạo khác nhau giữa các giống ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và giống tiềm năng sẽ cho thấy thành phần hoạt chất tự
nhiên cao và tỉ lệ ưu đãi hơn. Phương pháp có thể tối ưu hóa quy trình trích ly và tinh
chế các hoạt chất này là vô cùng cần thiết. Do đó, phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM)
được sử dụng để tối ưu hóa các điều kiện của quá trình trích ly dung môi trực tiếp,
trích ly hỗ trợ của vi sóng và sóng siêu âm với methanol là dung môi trích ly. Các điều
kiện tối ưu để trích ly hoạt chất tự nhiên trong cám gạo được xác định như sau: tỉ lệ
methanol/cám gạo 16 (khối lượng/khối lượng); nhiệt độ 51-55ºC và thời gian 9-10
phút. Ngoài ra, quy trình tinh chế γ-oryzanol cũng được xây dựng và kết quả cho thấy
độ tinh khiết đạt 92%.
Từ khóa: Hoạt chất tự nhiên; tocopherol; tocotrienol; γ-oryzanol; phương pháp
bề mặt đáp ứng.


xiii


ABSTRACT
Tocopherol, tocotrienol and γ-oryzanol compounds are phytochemicals with
antioxidant activities and potential health benefits. Their contents and isomer ratios in
rice bran vary among Mekong River Delta cultivars, suggesting that breeding for
higher contents or a favorable ratio of these phytochemicals is feasible. Methods that
can optimize of phytochemicals extraction and purification are very necessary.
Therefore, Response surface methodology (RSM) was employed to optimize the
process conditions for the direct solvent, microwave and ultrasonic-assisted extraction
of rice bran extract with methanol as the extraction solvent. The optimal conditions for
extracting rice bran extract were determined as follows: methanol/rice bran ratio of 16
(weight/weight); extraction temperature of 51-55ºC and extraction time of 9-10 min. In
addition, the procedure for purification of γ-oryzanol was also built and the result
showed that purity of 92%.
Key words: Phytochemical; tocopherol; tocotrienol; γ-oryzanol; RSM.

xiv


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cám gạo ngoài những thành phần có giá trị dinh dưỡng như protein, lipid,
glucoside,... cám gạo còn chứa các hợp chất đặc biệt quan trọng đó là Ts, T3s và γoryzanol. Trong các nghiên cứu trước đây, α-Ts được xem là đồng đẳng của Ts, T3s có
giá trị lớn nhất do có hoạt tính sinh học cao, tuy nhiên gần đây α-T3s được công bố có
hoạt tính làm sạch các gốc tự do gấp ba lần so với α-Ts trong thử nghiệm in vitro [1].
T3s cũng được công bố có hoạt tính ức chế tổng hợp cholesterol, hạ thấp cholesterol

huyết thanh trong các mô động vật, ngăn chặn sự di căn của các tế bào ưng thư và với
đồng đẳng γ-T3s và δ-T3s thể hiện tiềm năng lớn hơn cả đồng đẳng α-T3s [2]. Hoạt
chất γ-oryzanol hiện diện gấp 13 đến 20 lần (wt/wt) tổng lượng Ts và T3s trong cám
gạo [3] với hoạt tính làm giảm nồng độ cholesterol huyết thanh ở động vật, có tác dụng
chống viêm và có thể ức chế quá trình oxy hóa cholesterol trong thử nghiệm in vitro,
tác dụng chống acid hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của tia cực tím, phòng chống nám
da, kháng ung thư [4-6].
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hàng năm
Việt Nam sản xuất khoảng gần 40 triệu tấn gạo. Và cám gạo là một sản phẩm phụ của
quá trình xay xát lúa gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng của hạt gạo thô. Do vậy
lượng cám gạo tạo ra rất lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào để tách các hợp chất Ts,
T3s và γ-oryzanol giàu tiềm năng phục vụ cho việc cải thiện sức khỏe con người. Tuy
nhiên hiện nay, lượng cám gạo chủ yếu làm thức ăn trong chăn nuôi. Một trong những
nguyên nhân là còn quá ít các công trình nghiên cứu về lý thuyết cũng như về ứng
dụng quy trình công nghệ tách các hợp chất giàu tiềm năng trong cám gạo ở Việt Nam.
Trong khi trên thế giới ở những năm gần đây, cám gạo đã được nghiên cứu rộng rãi về
tác dụng kháng oxy hóa và tác nhân trị liệu đa dạng như giảm nguy cơ hình thành ung
thư, cải thiện bệnh mạch vành và hạ cholesterol, chống viêm, ức chế quá trình oxy hóa
cholesterol. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về cám gạo ở Việt Nam là vô cùng cần thiết
nhằm đem lại lợi ích cho đất nước, cải thiện sức khỏe con người.
Đề tài nghiên cứu “Tối ưu quy trình trích ly các thành phần Ts, T3s và γ-oryzanol
trong một số mẫu cám gạo của Việt Nam” được thực hiện nhằm góp phần xây dựng
những cơ sở lý thuyết và xác định các thông số công nghệ cơ bản của quá trình trích ly
và định lượng các hợp chất Ts, T3s và γ-oryzanol trong cám gạo ở Việt Nam.

1


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: cám gạo và các thành phần trong cám gạo.
Phạm vi nghiên cứu: các mẫu cám gạo của các giống lúa OM 2514, IR 50404,
Nàng Hương. Đây là 3 giống lúa phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó IR
50404 được trồng nhiều nhất và Nàng Hương là giống lúa đặc trưng của Việt Nam.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài hướng đến phát triển quy trình trích ly các thành phần tiềm năng trong
cám gạo. Đặc biệt, góp phần phát triển các sản phẩm phục vụ sức khỏe con người từ
các hoạt chất Ts, T3s và γ-oryzanol, nâng cao giá trị của cám gạo.

2


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. THÀNH PHẦN CỦA CÁM GẠO
Hàng năm trên thế giới có khoảng 40-45 triệu tấn cám gạo và 90% tập trung ở
châu Á. Cám gạo thường ở dạng bột, mềm và mịn. Cám gạo là hỗn hợp lớp vỏ ngoài
của gạo và lớp aloron. Những thành phần được thu hồi khi xay xát và chế biến gạo
được gọi chung là cám gạo (Hình 2.1).

Hình 2.1 Cám gạo Nàng Hương

Cám gạo chứa khoảng 20-22% dầu, là nguồn chứa lượng dầu lớn nhất trong các
loại sản phẩm khác từ lúa. Dầu cám gạo chứa khoảng 88-89% chất béo trung tính, 34% sáp, 0,1-0,14% các thành phần vitamin E và 0,9-2,9% γ-oryzanol. Tỉ lệ của các
thành phần trong cám gạo có thể thay đổi tùy theo loại cám gạo từng vùng [7, 8].
Theo các nghiên cứu, cám gạo là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng của hạt gạo
(65%). Thành phần các chất dinh dưỡng trong cám gạo rất tốt cho con người. Tuy
nhiên, cám gạo thường được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và thủy sản. Nguyên
nhân là do cám gạo chứa nhiều enzym oxy hóa nhóm chất béo chưa no nên chế biến

tạo mùi hôi khó chịu. Hơn nữa, công nghệ xay xát gạo trong nước chưa cao và ít được
đầu tư theo hướng thu cám sạch nên cám thường lẫn rất nhiều tạp chất.
Đặc biệt, cám gạo có chứa hàm lượng cao một số hoạt chất tự nhiên
(phytochemical) có hoạt tính kháng oxy hóa, có lợi cho sức khỏe con người đã được
công bố. Trong số các hoạt chất tự nhiên, Ts, T3s [9] và γ-oryzanol [10, 11] nhận được
sự quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Vitamin E gồm 4 đồng đẳng α, β, γ, δ của Ts và
T3s trong đó γ-T3s có hoạt tính sinh học cao nhất. Vitamin E thường có màu vàng, là
chất béo nhớt, không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Các yếu
tố như oxy, ánh sáng, nhiệt độ, kiềm và hydroperoxide có thể làm phân hủy các thành
phần vitamin E. Tất cả các thành phần của vitamin E đều có cấu trúc amphyphilic với
3


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
một phần thân dầu (vòng thơm) và một phần thân nước (chuỗi bên isoprenoid) (Hình
2.2).

α:
β:
γ:
δ:

R’ = -CH3, R” = -CH3
R’ = -CH3, R” = H
R’ = H, R” = -CH3
R’ = H, R” = H

Hình 2.2 Thành phần của vitamin E

Cấu trúc của Ts khác với T3s bởi sự hiện diện của 3 nối đôi dạng trans trong

mạch hydrocacbon. Thêm vào đó các đồng đẳng α, β, δ, và γ của Ts và T3s khác nhau
về số lượng và vị trí của nhóm –CH 3 trên vòng benzene. Trong đó, hai đồng đẳng β, γ
khác nhau rất ít về cấu trúc và khối lượng phân tử do vậy không dễ tách bằng phương
pháp sắc ký trong thời gian ngắn.
Hoạt tính giảm cholesterol của cám gạo đã được đánh giá từ các phân đoạn khác
nhau của cám gạo như chất sơ tinh sạch, hemicellulose, dầu cám gạo và thành phần
không xà phòng hóa. So sánh với các dầu thực vật, dầu cám gạo chứa lượng đáng kể
các thành phần không xà phòng hóa (4%) gồm phytosterol, triterpene, alcohol, Ts, T3s
và γ-oryzanol. Đặc biệt, γ-oryzanol có hàm lượng khoảng 20-30% thành phần không
xà phòng hóa trong cám gạo và có nhiều hoạt tính dược lý hấp dẫn như thúc đẩy quá
trình sinh trưởng, điều hòa quá trình sinh lý, hoạt tính kháng các tác nhân oxy hóa [12,
13].
2. HOẠT TÍNH CỦA TOCOPHEROL, TOCOTRIENOL VÀ γ-ORYZANOL
Chất kháng oxy hóa là chất bảo vệ các mô, tế bào khỏi các thoái hóa qua trung
gian các gốc tự do và lão hóa. Các chất kháng oxy hóa được phân loại theo nhóm thân
dầu hay thân nước, theo thành phần cấu tạo (protein hay các phân tử nhỏ) hoặc dựa
trên chức năng trong huyết tương. Trong huyết tương, các chất kháng oxy hóa cơ bản
có khả năng liên kết với các ion kim loại và làm giảm quá trình peroxide hóa lipid hay
làm giảm sự truyền và khuếch đại chuỗi peroxide hóa lipid.

4


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
Nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của các thành phần vitamin E trong việc
ngăn chặn các bệnh mãn tính, bệnh ở người già như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,
ung thư, viêm khớp, Alzheimer và Parkinson. Các nghiên cứu này cũng xác định mối
liên hệ giữa hoạt động và chức năng của vitamin E cũng như vai trò của nó trong chuỗi
kháng oxy hóa làm dừng phản ứng của gốc tự do. Các nhóm tocopheroxyl,
tocotrienoxyl khá bền do điện tử tự do của nguyên tử oxy không định cư trong vòng

thơm. Độ bền cao của gốc tocopheroxyl, tocotrienoxyl giúp liên kết dễ dàng với các
gốc tự do để hình thành sản phẩm trung hòa hay chuyển về dạng Ts, T3s. Các nghiên
cứu cũng cho thấy vitamin E ngăn chặn sự peroxide hóa lipid trong thử nghiệm in
vitro và in vivo [12].

Hình 2.3 Thành phần của γ-oryzanol

γ-Oryzanol là một hỗn hợp các ester ferulate của sterol (Hình 2.3). Đây là một
hoạt chất tự nhiên có giá trị nhất trong cám gạo vì hàm lượng cao, có nhiều hoạt tính
tiềm năng ứng dụng trong điều trị bệnh. γ-Oryzanol là chất kháng oxy hóa quan trọng,
chống viêm loét đặc biệt là loét dạ dày, có hoạt tính giống như estrogen, cải thiện lưu
thông máu, giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của
tia cực tím, phòng chống nám da, kháng ung thư,… Hiện nay, γ-oryzanol từ cám gạo
được ứng dụng làm nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất thực
phẩm chức năng chống lão hóa cho phụ nữ, làm đẹp và mịn da, giúp bảo vệ và tăng
cường miễn dịch, giảm quá trình lão hóa. Ngoài ra, γ-oryzanol còn được dùng như
thực phẩm hỗ trợ phát triển thể hình, tăng testosterone, kích thích phát triển endorphin
5


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
và sản xuất hormone tăng trưởng cho người, thường dùng làm thực phẩm bổ sung cho
các vận động viên thể thao. Bên cạnh các tác dụng có lợi cho sức khỏe, γ-oryzanol còn
là chất phụ gia tiềm năng trong các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm và thuốc [13, 14].
3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TOCOPHEROL, TOCOTRIENOL VÀ γORYZANOL
3.1 Dung môi và phương pháp trích ly
Nhiều kỹ thuật sử dụng để trích ly, phân lập và tinh chế các hợp chất kháng oxy
hóa trong dầu cám gạo đã được nghiên cứu. Các hợp chất kháng oxy hóa là thành phần
quan trọng trong suốt quá trình trích ly. Nếu cám gạo được giữ ở nhiệt độ cao thì các
hợp chất kháng oxy hóa nội sinh có thể bị phân hủy khi bảo quản trong thời gian dài.

Do đó, cám gạo dùng để trích ly cần được xử lý ngay và bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Cám gạo có thể nhanh chóng bị oxy hóa thành các acid béo tự do làm ảnh hưởng
đến chất lượng dầu cám gạo. Sau quá trình xay xát, hoạt động của lipase hình thành
acid béo tự do khoảng 5-7% khối lượng dầu cám gạo mỗi ngày. Do vậy, xử lý cám gạo
sau khi xay xát là bước quan trọng trong phân tích thành phần dầu cám gạo. Phơi khô
là phương pháp được áp dụng rộng rãi. Tăng độ bền của cám gạo bằng cách kiểm soát
hoạt động của lipase. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như bảo quản lạnh và bổ
sung các chất làm bền. Một số nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm khảo sát ảnh
hưởng của điều kiện bảo quản đến độ bền của các thành phần vitamin E và γ-oryzanol.
Nhiệt độ bảo quản và sự thay đổi thành phần của cám gạo thô được khảo sát trong suốt
1 năm. Chỉ trong 35 ngày, tổng lượng vitamin E giảm 44% trong đó tốc độ phân hủy
như sau: α-Ts > α-T3s > γ-T3s > γ-Ts > δ-T3s > β-Ts > δ-Ts > γ-oryzanol. Dựa vào đó,
α-Ts và α-T3s kém bền nhất. Ts và T3s bị oxy hóa rất chậm bởi oxy không khí và điều
kiện không ánh sáng. Trong môi trường không có oxy, Ts và T3s có thể đun đến 200ºC
mà không bị phân hủy [7, 15, 16].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến quá trình trích ly, độ tan của dầu
cám gạo trong isopropanol tăng theo nhiệt độ, 30ºC tan 67%, 50ºC tan hoàn toàn.
Thậm chí dầu cám gạo tan gần như hoàn toàn trong hexane ở nhiệt độ phòng. Nói
chung, khi dùng dung môi phân cực, độ tan của dầu cám gạo thay đổi theo nhiệt độ,
hiệu suất trích ly cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ khi so sánh với dùng dung
môi không phân cực. Vì vậy, bản chất của dung môi rất quan trọng đối với quá trình
trích ly. Những alcohol mạch ngắn phân cực là những dung môi thay thế đầy hứa hẹn
cho dung môi không phân cực trong trích ly dầu và các hợp chất kháng oxy hóa từ cám
gạo [17].

6


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
Dung môi hexane là dung môi thường dùng để trích ly dầu cám gạo. Nhưng

trong các nghiên cứu tối ưu điều kiện trích ly hoạt chất tự nhiên gần đây cho thấy
dung môi phân cực isopropanol hay isopropanol:hexane (1:1, v/v) trích ly nhiều Ts,
T3s và γ-oryzanol từ cám gạo hơn so với hexane mặc dù hexane trích ly nhiều dầu
cám gạo [16, 18]. Ngoài ra, trích ly dầu cám gạo bằng isopropanol sẽ tăng lượng
vitamin B, trích ly bằng ethanol tăng lượng Ts và vitamin B. Một số nghiên cứu cũng
chứng minh rằng lượng dầu cám gạo thô, vitamin E và γ-oryzanol tăng khi tăng tỉ lệ
dung môi/cám gạo từ 2:1 lên 3:1 (v/wt) và nhiệt độ từ 40ºC đến 60ºC. Methanol là
dung môi phân cực hơn isopropanol và hexane, cũng được dùng trong phương pháp
trích ly dung môi trực tiếp để phân tích hàm lượng hợp chất Ts, T3s và khả năng kháng
oxy hóa [19]. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến trích ly Ts, T3s và γ-oryzanol
bằng dung môi methanol chưa có nhiều, do đó cần có thêm các nghiên cứu so sánh các
dạng Ts, T3s và γ-oryzanol trong dịch trích ly của methanol với hexane và isopropanol
trong cùng điều kiện nhiệt độ thông qua các phương pháp trích ly khác nhau.
Phương pháp trích ly cân bằng nhanh được sử dụng để trích ly dầu từ bột đậu
nành và cám gạo [20-22]. Một phút trích ly với hexane ở điều kiện thường thu được
98% dầu từ đậu nành và 90% dầu từ cám gạo. Khi sử dụng isopropanol làm dung môi
trích ly đối chứng với hexane, kết quả là cho cùng lượng dầu trích ly từ cám gạo trong
một phút. Nhưng dầu trích ly từ isopropanol ổn định hơn dầu trích ly từ hexane về sự
oxy hóa bởi nhiệt, điều đó cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa tốt hơn khi được trích ly
bằng isopropanol nói riêng hay dung môi phân cực nói chung.
Việc định lượng thành phần Ts, T3s và γ-oryzanol trong cám gạo liên quan đến
trích ly dầu cám gạo (RBO), sau đó phân tích thành phần các chất kháng oxy hóa tiềm
năng trong dầu cám gạo bằng HPLC. Các phương pháp trích ly dầu cám gạo bao gồm
trích ly lỏng-lỏng, pha rắn, hỗ trợ của vi sóng, sóng siêu âm và trích ly dung môi trực
tiếp [16-18]. Trong số đó, phương pháp trích ly hỗ trợ của vi sóng, sóng siêu âm và
trích ly dung môi trực tiếp được sử dụng nhiều nhất.
Trích ly hỗ trợ của vi sóng là phương pháp mới có thể thay thế trong trích ly dầu
cám gạo. Hệ thống vi sóng được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở nhiệt độ cao và áp
suất được kiểm soát bởi đầu dò quang nhiệt. Các thông số cần tối ưu hóa trích ly hỗ trợ
của vi sóng thấp hơn và cài đặt dễ dàng hơn trích ly dung môi siêu tới hạn. Bất lợi của

trích ly dung môi siêu tới hạn là thiết bị đắt tiền và sự hiện diện của H 2O trong hệ
thống. Các thông số thường được nghiên cứu để tối ưu hóa trong trích ly hỗ trợ của vi
sóng là áp suất hoặc nhiệt độ, thời gian, năng lượng vi sóng, thành phần và thể tích
dung môi.

7


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
Lựa chọn dung môi là bước quan trọng để có kết quả trích ly tối ưu. Dung môi
tốt nhất cho trích ly hỗ trợ vi sóng phải hấp thụ năng lượng vi sóng tốt, thông thường
là các dung môi có hằng số điện môi cao. Nhưng dung môi có hằng số điện môi thấp
(hấp thụ năng lượng vi sóng thấp) vẫn dùng trong trích ly hỗ trợ của vi sóng nhằm
ngăn chặn sự phân hủy của các thành phần kém bền nhiệt. Những lợi ích của trích ly
hỗ trợ của vi sóng là có thể hoàn thành trong thời gian ngắn, sử dụng dung môi phân
cực hoặc không phân cực, các thông số trích ly được phần mềm kiểm soát với độ
chính xác cao, độ thu hồi cao khi so sánh với các phương pháp khác và chỉ cần dùng
lượng nhỏ dung môi [23, 24].
3.2 Công trình nghiên cứu
Dầu cám gạo là dầu ăn phổ biến ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc,
Trung Quốc và Indonesia. Điều đó cho thấy rằng dầu cám gạo là loại dầu ăn và dầu
salad tốt do nhiệt bay hơi cao và mùi nhẹ. Định lượng thành phần và nghiên cứu lợi
ích sức khỏe của dầu cám gạo được tiến hành từ lâu. Đặc biệt là sự quan tâm nghiên
cứu các thành phần không xà phòng hóa có kích thước micro trong dầu cám gạo như
vitamin E, γ-oryzanol, phytosterol, polyphenol và squalene [25-28].
Kato và công sự (1981) đã nghiên cứu dạng ester của Ts và T3s trong dầu cám
gạo, dầu đậu nành, dầu vừng được tách ra từ Ts và T3s tự do bằng TLC. Sau khi xà
phòng hóa ester, Ts và T3s được xác định bằng HPLC. Dầu cám gạo thô chứa 40 µg/g
α-Ts, 3 µg/g β-Ts, 3 µg/g γ-Ts và 5 µg/g γ-T3s. Dầu đậu nành thô chứa 3 µg/g γ-Ts và
3 µg/g δ-Ts. Và Ts có khoảng 7 µg/g tồn tại dạng ester trong dầu vừng thương mại.

Thành phần lipid trung tính trong dầu cám gạo được nghiên cứu bởi Shimasaki
và Ueta (1983). Sắc ký lỏng được sử dụng để phân lập lipid trung tính từ dầu cám gạo
và các dẫn xuất tương ứng. Ngoài ra, γ-oryzanol là thành phần chính thể hiện hoạt tính
sinh học trong dầu cám gạo chiếm 1,1-2,6% được nghiên cứu bởi Seetharamaiad và
cộng sự (1986).
Chakrabarty (1989) đã nghiên cứu tác dụng của dầu cám gạo đối với sức khỏe
con người. Dầu cám gạo là loại dầu ăn và dầu salad tốt do giá trị dinh dưỡng, lợi ích
sức khỏe, nhiệt bay hơi cao và mùi nhẹ. Dầu cám gạo giàu các thành phần không xà
phòng hóa (4,2%) bao gồm các thành phần dinh dưỡng và kháng oxy hóa như vitamin
E, γ-oryzanol, phytosterol, polyphenol và squalene. Sự hiện diện của các thành phần
kháng oxy hóa là yếu tố tốt để so sánh dầu cám gạo với các loại dầu ăn khác. Độ nhớt
thấp làm giảm lượng dầu hấp thụ trong quá trình nấu ăn do đó làm giảm calo toàn
phần.

8


ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG
Joshi và công sự (1993) nghiên cứu thành công một loại bơ được chuẩn bị từ chất
béo cơ bản chứa 70% dầu cám gạo được hydro hóa một phần có tinh thể dạng “β” bền
và 30% dầu cám gạo thô. Đây là bơ thực vật nên có kết cấu mịn và là nguồn chất béo
tốt cho sức khỏe.
Hiện nay, các loại dầu pha trộn phổ biến trên toàn thế giới do nhiều lợi ích như
cải thiện ổn định nhiệt, ổn định oxy hóa, lợi ích dinh dưỡng và khả năng tạo ra các đặc
tính mong muốn theo nghiên cứu của Sharma và cộng sự (1996). Nhưng trong quy
định thực phẩm của Ấn Độ không cho phép thêm vào dầu thực vật các thành phần tăng
cường sức khỏe (ví dụ như oryzanol, T3s và chất kháng oxy hóa lignan) ở nồng độ
cao.
Taylor và cộng sự (1996) đã chứng minh thành phần quan trọng trong dầu cám
gạo là γ-oryzanol có tác dụng tăng HDL, giảm LDL và triglyceride. Một số lượng lớn

nghiên cứu cũng cho thấy dầu cám gạo làm giảm LDL như Sugano (1997), Nicolosi và
cộng sự (1991), Sharma va Rukmini (1987).
Quy trình hiệu quả làm giàu các hợp chất kháng oxy hóa trong dầu cám gạo thô
đã được công bố bởi Cherukuri và cộng sự (1999). Quá trình này bao gồm trích ly dầu
cám gạo thô ở 25-77ºC bằng alcohol, tiếp theo là quá trình tinh chế để làm giàu RBO.
RBO được làm giàu có chứa các hợp chất kháng oxy hóa nhiều hơn 74-300% so với
RBO thô.
RBO không tạo ra một số phản ứng mẫn cảm, dị ứng khi sử dụng như một số dầu
thực vật khác theo nghiên cứu của Crevel và công sự (2000).
Gopala Krishna và cộng sự (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các bước xử lý
tinh chế γ-oryzanol trong các giống lúa Ấn Độ. Thành phần γ-oryzanol dao động từ
1,1-1,74% trong RBO đã xử lý vật lý trong khi RBO đã xử lý kiềm là 0,19-0,20%.
RBO đã xử lý vật lý (mẫu thương mại) giữ lại bản chất ban đầu của γ-oryzanol sau khi
tinh chỉnh là 1,60 và 1,74%, trong khi RBO tinh chế hóa học cho thấy một con số thấp
hơn đáng kể (0,19%). Như vậy, γ-oryzanol bị mất trong quá trình tinh chế hóa học đã
chuyển vào cặn xà phòng. Thành phần γ-oryzanol của RBO thô và RBO đã xử lý xà
phòng được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao cho tín hiệu như sau: 24methylenecycloartanyl ferulate (30-38%) và campesteryl ferulate (24,4-26,9%).
Các thành phần của RBO và ba loại dầu thực vật thương mại được khảo sát bởi
Gopala Krishna và cộng sự (2006). Tinh chế dầu lạc, dầu hạt hướng dương và dầu cây
rum, giá trị màu là 1,5-2,0 đơn vị Lovibond, 0,15-1,40% thành phần không xà phòng
hóa, 30-60% Ts và mức FFA là 0,05-0,10% trong khi mẫu RBO tinh cho thấy giá trị
cao hơn 7,6-15,5 đơn vị Lovibond, 2,5-3,2% thành phần không xà phòng hóa, 48-70%
9


×