Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SLIDE BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.24 KB, 11 trang )

BẢN TIN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(Tuần từ 05/09-09/09/2011)
Thực hiện:
Trương Đức Trọng – Nguyễn Minh Tuấn
Tuần qua, kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy sự bấp bênh và những dấu hiệu trở lại của một cuộc khủng hoảng
khi tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 tăng cao hơn dự kiến và các chỉ số kinh tế khác chưa thực khả quan. Cuối
tuần, TT Mỹ Barrack Obama đã đề xuất trước Nghị viện về một gói giải cứu thị trường lao động mới. Thị
trường Tài chính Quốc tế vẫn tiếp tục mong ngóng những động thái tiếp theo từ phía Fed. Liệu có hay
không một gói nới lỏng định lượng QE3?
Trong khi nước Mỹ vẫn đang loay hoay với những đề xuất thì tại châu Au, bóng đen của cuộc khủng
hoảng nợ công chưa tan thì những đám mây u ám mới lại xuất hiện. Nguy cơ về một sự ảnh hưởng tiêu
cực từ sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, mối lo lạm phát gia tăng… trở thành mối quan tâm trong cuộc
họp mới nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Các nền kinh tế châu Á cũng không cho thấy những tín hiệu thực sự khả quan. Kinh tế Nhật Bản suy giảm
một cách tồi tệ trong quý II năm 2011. Lạm phát tại Trung Quốc có dấu hiệu giảm nhiệt nhưng vẫn còn ở
mức cao. Các nền kinh tế mới nổi khác tại châu Á đang ở trong tình trạng tăng trưởng chậm chạp và lạm
phát kéo dài, các NHTW đang chờ đợi và quan sát động thái từ các nền kinh tế đầu tàu để quyết định
chính sách tài chính, tiền tệ trong trung hạn.
Những biến động đã trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư kim loại vàng, giá vàng trong tuần có lúc
đã vượt mốc 1900USD/ounce để đạt mức giá cao kỷ lục tuy nhiên sau đó giảm xuống và dao động dưới
ngưỡng 1900USD.
Các chuyên gia tài chính, giới đầu tư, những nhà quan sát vẫn đang theo dõi sát diễn biến thị trường và
chính sách của các Chính Phủ, đặc biệt là việc liệu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke có
công bố gói kích thích kinh tế mới vào phiên họp ngày 20-21/09 hay không?

Điểm tin Tài chính quốc tế trong tuần

Tiêu điểm:
Tổng thống Obama đề nghị kế hoạch 447 tỉ đô la tạo việc làm
Tổng thống Mỹ Barack Obama sáng ngày 9-9 đề nghị kế hoạch tạo công ăn việc làm trị giá 447 tỉ đô
la Mỹ trước lưỡng viện.




Số tiền trên sẽ được bơm vào nền kinh tế
thông qua chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
chính quyền địa phương ngăn ngừa việc sa
thải giáo viên, cắt giảm 1/2 các khoản thuế
thu nhập cho công nhân và chủ doanh
nghiệp nhỏ.
Theo đó, các công ty sẽ nhận được tín dụng
thuế 4.000USD nếu họ tuyển người lao
động đã kiếm việc làm trong khoảng thời
gian hơn 6 tháng và nhận được thêm tiền
nếu tuyển cựu chiến binh vào làm việc.
Kế hoạch đề xuất chi tiêu khoảng 35 tỷ USD để chính quyền các bang trì hoãn sa thải giáo viên và nhân
sự làm việc trong các bộ phận khẩn cấp.
Kế hoạch trị giá 447 tỷ USD của TT Obama tương đương khoảng 3% GDP của nước Mỹ.
Trong động thái mới nhất vào ngày 10/09, hạ viện Mỹ - nơi Đảng Cộng Hòa đang chiếm đa số ghế đã
phát đi tín hiệu bật đèn xanh cho kế hoạch này của Tổng thống.
Trong thư gửi Tổng thống Obama, bốn hạ nghị sỹ hàng đầu của Cộng hòa cho biết Hạ viện sẽ ngay lập
tức nghiên cứu và xem xét kế hoạch trên. Họ nhấn mạnh tạo ra những việc làm lâu dài và ổn định phải là
ưu tiên cao nhất đối với các nhà lãnh đạo do dân bầu của cả hai đảng.
Các nghị sỹ Cộng hòa cũng khẳng định sẽ hợp tác với chính quyền tìm ra tiếng nói chung nhằm giúp nền
kinh tế tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm.
Phần lớn giới chuyên gia nhận định tích cực về kế hoạch giải cứu thị trường lao động của TT Obama.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody’s Analytics thì “Kế hoạch này sẽ giúp ổn định lại
tâm lý, ngăn chặn đợt suy thoái mới và khởi động giai đoạn kinh tế tăng trưởng bền vững”. Nếu không có
hành động, “Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái”.
Ông Zandi cho rằng kế hoạch của ông Obama sẽ khiến GDP của Mỹ trong năm tới tăng thêm 2 điểm phần
trăm, tạo thêm 1,9 triệu việc làm và cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp đi một điểm phần trăm.
JPMorgan nhận xét rằng các khoản đầu tư của chính phủ và thay đổi về thuế trong kế hoạch này sẽ khiến

tăng trưởng 2012 tăng thêm 0,1 điểm phần trăm, thay vì mất đi 1,7 điểm phần trăm dưới các luật lệ hiện
hành.
Goldman Sachs thì ước tính kế hoạch sẽ khiến tăng trưởng Mỹ mạnh thêm 1,5 điểm phần trăm.


Tổng hợp tin Tài chính Quốc tế
Mỹ:
Kế hoạch kích thích đà phục hồi kinh tế Mỹ vẫn còn bỏ ngõ khi những thông tin liên quan đến vấn đề này
chưa được thảo luận tại Jackson Hole vào ngày 26/8 vừa qua.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho biết sẽ có thêm một buổi họp chính sách vào
hai ngày 20-21/9/2011 để thảo luận về các vấn đề kinh tế.
Ông Ben Bernanke cũng khẳng định rằng Fed vẫn còn biện pháp để kích thích kinh tế; tuy nhiên thông tin
chi tiết hay những tín hiệu về thời gian thực thi vẫn chưa được công bố. Như vậy, niềm tin về gói kích cầu
QE3 vẫn còn đó, và điều này đã ít nhiều tác động tích cực lên thị trường chứng khoán Mỹ những ngày sau
đó.

Hình 1: Chỉ số S&P 500 trong tuần (Nguồn: CNN Money: money.cnn.com)
Đà phục hồi kinh tế Mỹ tuy chưa rõ nét, nhưng những thông tin công bố vẫn khả quan hơn so với dự báo
của các nhà kinh tế.
Chi tiêu tiêu dùng trong tháng 7 ở Mỹ đã tăng lên khá mạnh 0.8% so với các tháng trước đó. Thu nhập
cùng tháng cũng tăng 0.3% và tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống mức thấp. Thiệt hại từ cơn bão Irene cũng thấp
hơn so với ước tính. Số đơn đặt hàng nhà máy tăng vọt 2.4% so với con số dự báo giảm 1% của các nhà
kinh tế. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) bang Chicago giảm từ 58.8 xuống 56.5 điểm trong tháng 7, nhưng
vẫn còn cao hơn so với dự báo 53 điểm.
Trong khi đó, thông tin tiêu cực là sự sụt giảm chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng. Cụ thể là chỉ số này
giảm xuống 44.5 trong tháng 8, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009, từ mức 59.2 trong tháng 7. Các nhà
đầu tư cũng đã rất thất vọng khi sau khi chính phủ công bố các số liệu việc làm với tỷ lệ thất nghiệp tháng
Tám vẫn duy trì ở mức cao 9.1% hơn mức đã được dự kiến. Ngoài ra, doanh số nhà chờ bán trong tháng 7
cũng giảm so với mức tăng của những tháng trước đó.



Tuy nhiên, điểm sáng tuần qua là báo cáo về giá nhà ở tại Mỹ trong tháng 6 tăng 1.1% so với tháng 5; và
tính cả quý 2, giá nhà ở tăng 3.6% so với quý 1.
Sáng thứ 6, 09/09, thị trường đã phản ứng tích cực sau đề xuất của Tổng thống Mỹ trước lưỡng viện về
một kế hoạch giải cứu thị trường lao động Mỹ trị giá 447 tỷ USD. Ông Obama kêu gọi thông qua dự luật
việc làm Mỹ, trong đó bao gồm chi tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, giảm thuế, hỗ trợ việc làm và một số
hình thức hỗ trợ khác.
Tháng 09 sẽ là tháng quan trọng trên các thị trường. Cuộc họp tiếp theo nhằm quyết định lãi suất của Mỹ
sẽ bắt đầu vào ngày 20 tháng 9 và kéo dài trong hai ngày. Dự kiến rằng cuộc họp sẽ bao gồm một cuộc
thảo luận sâu rộng giữa các thành viên Ủy ban trong đó Chủ tịch của Fed, Ông Ben Bernanke, có thể sẽ
trình bày đề xuất về một chương trình định lượng cứu trợ thứ ba hoặc thay vào đó sẽ trình bày các bước
tiến mới của Mỹ nhằm giúp tăng tốc phục hồi nền kinh tế Mỹ mà cho đến nay đang cho thấy những dấu
hiệu phục hồi không rõ ràng.

Châu Âu:
Đồng Franc thụy Sỹ hạ giá chưa từng có
Đồng franc hạ giá chưa từng có so với đồng euro sau khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ áp tỷ giá sàn
đối với tỷ giá đồng tiền này và khẳng định sẽ bảo vệ mục tiêu này với quyết tâm cao nhất. Theo thông báo
mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ, việc đồng franc Thụy Sỹ tăng giá quá cao tiềm ẩn rủi ro lớn
đối với kinh tế Thụy Sỹ và có thể dẫn đến tình trạng giảm phát.
So với đồng USD, đồng franc đã hạ 9,5% xuống khoảng 86,21 cent/USD. So với 16 loại tiền tệ được giao
dịch nhiều nhất, đồng franc Thụy Sỹ hạ ít nhất khoảng 8,2%. Đồng euro hạ 0,7% xuống 1,3998USD/euro
và chạm mức thấp nhất từ ngày 13/07/2011.
ECB: Nền kinh tế châu Âu tiềm ẩn những nguy cơ
Theo Ủy ban châu Âu (EC), chỉ số niềm tin kinh tế của Eurozone giảm từ 103 trong tháng 7 xuống 98.3
trong tháng 8, thấp hơn so với dự báo giảm nhẹ xuống 100.5 của các nhà kinh tế. Chỉ số niềm tin tiêu
dùng cùng tháng giảm xuống -16.5 từ mức -11.2 trong tháng 7, trong khi chỉ số niềm tin công nghiệp
giảm từ 0.9 xuống -2.9.
Cũng trong tháng 8, chỉ số dịch vụ giảm từ 7.9 xuống 3.7, chỉ số giao dịch bán lẻ giảm từ -3.6 xuống -8.7.
Điểm sáng yếu ớt là chỉ số xây dựng được cải thiện từ -24.3 lên -23.3.

Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cho biết: “Nguy cơ lạm phát của khu
vực đồng tiền chung châu Âu đang ngày càng rõ rệt hơn và kêu gọi các quan chức trong nền kinh tế này
phải có những hành động mạnh mẽ hơn.”
Trong buổi họp báo ở Đức, lãnh đạo EBC nhận định: “triển vọng của nền kinh tế đang rất bấp bênh trong
khi nguy cơ sụt giảm lại đang ngày càng mạnh lên”.


Buổi họp báo đã diễn ra sau khi tổ chức này tuyên bố tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở 1,5%, bất chấp
nhiều lời kêu gọi giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế nội khối.
Nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản London
Công ty bất động sản PPR Estates nhận định bong bóng thị trường bất động sản ở London có nguy cơ sắp
nổ tung sau khi lần đầu tiên số người đăng ký bán nhà dưới giá thị trường đã tăng lên.
PPR Estates cho biết trong vài năm qua ở Anh đã xuất hiện tình trạng người dân và các doanh nghiệp gặp
khó khăn về tài chính phải bán nhà dưới giá thị trường. Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ xảy ra ở London
do đây là thủ phủ của nước Anh, có quỹ đất hạn hẹp và được nhiều người nước ngoài giàu có chọn làm
nơi đầu tư bất động sản. Dẫn lời giám đốc PPR Estates, ông Nick Hopkinson nhận định thất nghiệp gia
tăng, kinh doanh ế ẩm và khách mua nhà sụt giảm là những nguyên nhân chính khiến nhiều người phải
đăng ký bán vội, chấp nhận dưới giá thị trường.

Châu Á
Nền kinh tế Nhật bị sụt giảm một cách tồi tệ.
Báo cáo gần nhất ngày 9/9/2011 vừa được chính phủ Nhật Bản được phát đi cho thấy nền kinh tế của
Nhật bị sụt giảm một cách tồi tệ.
Quý II vừa qua, nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm mạnh hơn rất nhiều so với các ước tính ban đầu bởi đầu tư
giảm và mối quan ngại đồng yên tăng giá cao sẽ kiềm chế đà phục hồi của quốc gia này kể từ sau thảm
hoạ động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm nay.
3 tháng qua, đồng yên tăng giá khoảng 3% so với đồng USD. Đồng yên lên giá so bất ổn xung quanh triển
vọng của kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ châu Âu.
Để cải thiện tình hình, Tân Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đang phác thảo gói hỗ trợ kinh tế thứ 3 cho
Nhật (tính từ sau động đất, sóng thần ngày 11/03/2011). Ông cho biết chính phủ Nhật đang cân nhắc các

biện pháp giúp các công ty ứng phó với tình trạng đồng yên tăng giá quá mạnh.
Ngày 06 tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi cũng cho biết, ông sẽ kêu gọi các
đồng sự trong nhóm G7 tiến hành thảo luận về vấn đề đồng yên tăng giá quá cao đang gây tổn thương cho
nền kinh tế Nhật Bản. Dự kiến, cuộc thảo luận sẽ diễn ra trong khoảng vài ngày tới tại Marseille, nước
Pháp.
Trung Quốc: Lạm phát giảm trong tháng 8 ở mức 6,2%
Nỗ lực của Trung Quốc trong việc hạ nhiệt đà tăng giá kéo dài dường như đã bắt đầu có hiệu quả khi mà
tốc độ lạm phát đã chậm lại trong tháng 8 sau mức cao kỷ lục trong vòng ba năm qua vào hồi tháng 6 vừa
rồi. Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc, chỉ báo chính về lạm phát đã tăng 6,2% trong tháng 8 so với


cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 6,5% trong tháng 6, theo số liệu mới công bố vào thứ 6
(09/09/2011) của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Yiping Huang, kinh tế gia tại Barclays Capital nhận định rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển đổi
từ một phép lạ tăng trưởng thần kì trở về với những gì được coi là bình thường, hay còn gọi là mặt trái
vốn có của mọi sự phát triển quá nhanh.

Hình 2: Lạm phát tại Trung Quốc (nguồn: TradingEconomics.com)
Tuy nhiên, chỉ số này vẫn còn ở mức cao và còn có thể tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm,
khi vào mùa lễ hội và tết cổ truyền.
Tình thế lưỡng nan của các nền kinh tế mới nổi tại châu Á
Những nền kinh tế mới nổi và tăng trưởng nhanh ở châu Á đang phải đối mặt với một tình huống kết hợp
hết sức phức tạp giữa tăng trưởng chậm chạp và lạm phát kéo dài, những quyết định đưa ra sẽ khó khăn
hơn cho các NHTW, cơ quan mà dường như đang bằng lòng với hiện tại theo cách tiếp cận “chờ đợi và
theo dõi”. Với việc nền kinh tế toàn cầu đang nguội lạnh, các NHTW tại Hàn Quốc, Philipines, Indonesia
và Malaysia đã cùng nhau giữ nguyên các mức lãi suất chính sách.
Động thái này có thể xem như các ngân hàng trung ương "tạm ngưng cuộc chiến" đối phó với lạm phát,
nhằm đánh giá lại mức độ ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Mỹ và châu Âu đối với nền
kinh tế trong nước.
Một số nhà kinh tế dự báo bốn ngân hàng trung ương này có thể tạm ngưng chuỗi tăng lãi suất từ nay cho

tới cuối năm nay, nếu sức ép lạm phát dịu đi trong những tháng tới.


Tại Hàn Quốc, mức lãi suất cơ bản 3,25% hiện vẫn thấp hơn 2 điểm % so với thời điểm trước cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008, có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) vẫn phải trải qua chặng
đường dài trước khi đưa lãi suất trở lại mức bình thường.
Bank Indonesia (BI) - ngân hàng Trung ương Indonesia - đã giữ nguyên lãi suất huy động ở mức 6,5%
như dự báo, nhưng nới rộng biên độ lãi suất cho vay liên ngân hàng.
Biện pháp này cho phép các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh sự biến động mạnh về tiền mặt
và đẩy lãi suất thị trường xuống thấp hơn theo yêu cầu. BI đã giữ nguyên lãi suất kể từ tháng 2/2011, tức
là tăng kém quyết liệt hơn rất nhiều so với các ngân hàng trung ương châu Á khác, mặc dù Indonesia vẫn
đang vật lộn để kiểm soát lạm phát.
Sức ép lạm phạt đã gia tăng tại Hàn Quốc và Indonesia trong tháng 8/2011 và Hàn Quốc ngày 8/9 đã thừa
nhận nước này có thể không đạt mục tiêu lạm phát 4% trong năm nay. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ ở
châu Âu và nỗi lo kinh tế Mỹ có thể tái rơi vào suy thoái đang đặt các nhà hoạch định chính sách của châu
Á trong trạng thái chờ đợi.
Tại các cuộc họp chính sách tiền tệ trong tuần này, các ngân hàng trung ương Australia, Nhật Bản,
Canada và Thụy Điển đều không thay đổi lãi suất. Động thái chung này phản ánh nỗi lo ngày càng tăng
của chính phủ các nước trên toàn cầu về thể trạng của nền kinh tế thế giới./.
Tình thế khó khăn của Dollar Hồng Kông:
Trong tuần vừa qua, đồng franc Thụy Sỹ đã hạ giá chưa từng có so với đồng euro sau khi Ngân hàng
Trung ương Thụy Sỹ áp tỷ giá sàn đối với tỷ giá đồng tiền này và khẳng định sẽ bảo vệ mục tiêu này với
quyết tâm cao nhất nhằm tránh cho đồng Franc khỏi tăng giá quá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt.
Cũng trong tình cảnh tăng giá trị tương tự là đồng dollar HongKong. Tại khu đặc quyền kinh tế này, một
cuộc tranh luận đã nổ ra liên quan đến việc có nên chấm dứt lịch sử 27 năm cố định đồng tiền với dollar
Mỹ hay không khi mà USD ngày càng có dấu hiệu suy yếu. Cơ chế cho phép đồng tiền của HongKong
neo tỷ giá cố định với USD ở mức tỷ giá HK$7.80 đổi US$1 đã phục vụ tốt cho nền kinh tế Hongkong từ
khi được đưa ra vào năm 1983. Cơ chế này vẫn tồn tại từ khi Anh trao trả chủ quyền Hongkong về cho
Trung Quốc, trải qua cả thời kỳ khủng hoảng tiền tệ châu Á và đứng vững trước nhiều đợt tấn công của
giới đầu cơ tiền tệ.

Thành lập trung tâm tài chính World Bank – Singapore
Theo Channelnewsasia. Vào ngày 6/9/11, Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ trưởng Tài chính Singapore
Tharman Shanmugaratnam và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick đã ký một thỏa thuận thiết
lập Trung tâm tài chính WB - Singapore.
Đây sẽ là văn phòng đầu tiên của WB bên ngoài Washington nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của
WB cho khách hàng.


Việc mở trung tâm mới sẽ mở lối cho những nguồn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại các
nước đang phát triển tại Đông Á. Trung tâm sẽ cung cấp các gói dịch vụ từ Tổng công ty Tài chính Quốc
tế (IFC) và Hãng bảo hiểm đầu tư địa phương (MIGA).

Giá cả trên thị trường quốc tế
Giá vàng
Giá vàng trong nước đã có một tuần đầy biến động. Hồi đầu tuần, trước các thông tin xấu đến từ tỷ lệ thất
nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao cùng với nỗi lo về nợ công ở khu vực châu Âu khiến nhà đầu tư bán đổ bán
tháo các tài sản tài chính để tìm đến tài sản an toàn như vàng. Mở đầu phiên giao dịch ngày 06/09 giá
vàng đã vượt mốc 1900 USD để tiến tới một kỷ lục mới 1921,5 USD/ounce. Tuy nhiên, kỷ lục này chỉ
duy trì được trong vòng khoảng 5’, từ đó đến cuối phiên, vàng lại quay đầu giảm giá về mức dưới 1900
USD/ounce do áp lực chốt lời. Đà giảm giá này còn duy trì tới ngày hôm sau khi đồng USD có dấu hiệu
mạnh lên trong khi một đồng tiền được coi là an toàn khác là franc Thụy Sỹ lại giảm giá sau tuyên bố của
NHTW nước này. Áp lực mua vào trong các ngày sau đó đã đẩy giá vàng tăng trở lại, dao động ở mức
1860-1880 USD/ounce tuy nhiên ngay sau bài phát biểu của TT Obama vào cuối tuần trước lưỡng viện,
giá vàng có giảm đi chút ít và hiện ở mức khoảng gần 1860USD/ounce. Bài phát biểu của ông Obama đã
làm “dịu đi” sự gia tăng của giá vàng vì các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào việc nền kinh tế Mỹ sẽ phục
hồi trong những tháng cuối năm, vàng với tư cách là nơi “trú bão” sẽ không còn hấp dẫn như hiện tại dù
vẫn được hậu thuẫn bởi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và xu hướng lạm phát ở các nền kinh tế mới
nổi.

Hình 3: Giá vàng tuần qua (nguồn: www.kitco.com)


Giá dầu
Giá dầu đã tăng hồi giữa tuần sau đó giảm trong hai ngày cuối tuần. Đến thứ 6, giá dầu đã giảm ngày thứ
hai ở New York, mất đà tăng giá tuần thứ ba khi nhà đầu tư dự đoán kinh tế Mỹ chậm lại cho thấy nhu
cầu nhiên liệu tại đây sẽ giảm


Dầu thô giảm 0.7% sau khi chủ tịch Fed cho biết nền kinh tế vẫn đang rất mong manh. Nguồn cung nhiên
liệu đã tăng 199,000 thùng tuần trước
Dầu thô giao tháng 10 giảm 65 cent xuống $88.40 trên New York Mercantile Exchange và giao dịch ở
$88.58 lúc 9h sáng, giờ Sydney. Hợp đồng hôm qua đã giảm 29 cent xuống $89.05.
Giá dầu Brent giao tháng 10 chốt tuần ở mức giá khoảng 112,5 USD/thùng.

Hình 3: Giá dầu Brent giao tháng 10 trong tuần (nguồn: )

Tiêu điểm kinh tế tuần tới
Tiêu điểm kinh tế thế giới tuần từ ngày 12/09 đến ngày 16/09 là công bố lãi suất của Ngân hàng Trung
ương của New Zealand (RBNZ) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB). Tại Mỹ, hai chỉ báo kinh tế
quan trọng là chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cũng sẽ được công bố lần lượt
vào ngày 14/09 và 15/09. Trước đó, Bộ Tài chính cũng sẽ có báo cáo về tình hình ngân sách trong tháng
8/2011.

Kinh tế Mỹ


Các nền kinh tế khác

Nguồn:



Tài liệu tham khảo:
www.vietstock.vn

www.vinacorp.vn

www.taichinhthegioi.net

www.money.cnn.com

www.vneconomy.vn

www.livecharts.co.uk

www.thesaigontimes.vn

www.ft.com

www.kitco.com

www.tradingeconomics.com



×