Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bình luận về nghề luật và đào tạo luật ở trung quốc. Liên hệ với đào tạo luật và nghề luật ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.47 KB, 11 trang )

A.

LỜI NÓI ĐẦU
Trung Quốc là một quốc gia có quá trình lịch sử lâu đời với nền văn minh

trải dài hàng chục thế kỉ. Vì vậy, hệ thống pháp luật của Trung Quốc cũng có sự
đa dạng, trải dài qua hàng ngàn năm trong quá trình phát triển của mình. Ngày
nay, với vị thế là một cường quốc về kinh tế thì Trung Quốc chú trọng phát triển
rất nhiều ngành nghề, trong đó có nghề luật. Nghề luật và chương trình đào tạo
luật của Trung Quốc có những nét đặc trưng riêng so với các quốc gia khác trên
thế giới. Để làm rõ hơn về nét đặc trưng đó, em xin chọn đề tài tiểu luật: “Bình
luận về nghề luật và đào tạo luật ở trung quốc. Liên hệ với đào tạo luật và nghề
luật ở Việt Nam”.


B.

NỘI DUNG

I.

Khái quát chung về đào tạo luật và nghề luật ở Trung Quốc

1.

Đào tào luật
Cũng giống như các nước trên thế giới thì việc đào tạo luật ở Trung Quốc

là cả một quá trình. Để lấy được bằng cử nhân luật, sinh viên Trung Quốc cũng
cần phải theo học tại các trường đại học trong một thời hạn nhất định và ở đây,
họ phải theo học ba năm. Chương trình giảng dạy được thiết kế tương tự như ở


các nước thuộc dòng họ civil law và tương phản với các nước thuộc dòng họ
common law, đó là chủ yếu tập trung giảng dạy các bộ luật và đạo luật. Sinh
viên buộc phải làm quen với rất nhiều loại luật khác nhau và vì thế có ít thời
gian để đào tạo sâu kiến thức. Trong vài năm gần đây, chương trình giảng dạy
luật đã tang cường nội dung mới đó là giảng dạy về những phán quyết điển hình
của tòa bên cạnh việc giảng dạy luật thành văn.
Sau khi có bằng cử nhân luật, cử nhân có thể học tiếp để lấy bằng thạc sĩ luật
học hoặc tiếng sĩ luật học hoặc có thể dành ra hai năm thực tập nghề luật, tích
lũy kinh nghiệm để tham dự kì thi do đoàn luật sư tổ chức hai lần trong một
năm. Nếu thí sinh vượt qua kì thi nói trên, thí sinh có thể nộp đơn xin cấp chứng
chỉ hành nghề luật sư.
Tuy nhiên, những phẩm chất cần có của một luật sư có thể đạt được mà không
cần có bằng cử nhân luật đó là người có bằng cử nhân không phải là cử nhân
luật đã hoàn tất ba năm thực tập về nghề luật để lấy kinh nghiệm hoặc đã làm
việc với một thẩm phán hoặc một công tố viên cũng có thể được công nhận có
đủ phẩm chất để hành nghề luật và họ cũng phải tham dự kì thi do đoàn luật sư
tổ chức.
2. Nghề luật.
Đối với nghề luật ở Trung Quốc thì tại quốc gia này đã bước đầu được coi
trọng. Từ đầu thập kỉ thứ tám của thế kỉ XX, cùng với việc thực hiện chính sách
cải tổ và mở cửa, Trung Quốc đã tăng cường quan hệ thương mại và hợp tác kĩ


thuật với các nước trên thế giới và vì vậy, nhiều công ty đa quốc gia đã tới Trung
Quốc để mở rộng địa bàn kinh doanh, trong đó có các công ty luật nước ngoài.
Trong bối cảnh như vậy, dịch vụ pháp lý mà quan trọng nhất là nghề luật được
nhà nước, các tổ chức quan tâm, chú trọng phát triển. Tuy trên thực tế có sự xâm
nhập thị trường của các công ty luật nước ngoài nhưng mãi tới năm 1989, Chính
phủ Trung Quốc mới nghiên cứu việc cho phép các công ty luật nước ngoài trực
tiếp thành lập chi nhánh ở Trung Quốc và mãi tới ngày 01 tháng 7 năm 1992,

được sự chấp thuận của Hội đồng Nhà nước, Bộ tư pháp Trung Quốc mới chính
thức thực hiện chương trình thử nghiệp, cho phép các công ty luật nước ngoài
được thành lập và hoạt động tại Trung Quốc. Nghề luật ở Trung Quốc, mặc dù
vậy vẫn ở giai đoạn đang hình thành và kém xa về mức độ phát triển so với nghề
luật ở các nước phát triển.
Sau khi gia nhập WTO, hang rào thuế quan của Trung Quốc được hạ thấp và sự
thừa nhận nền kinh tế đa thành phần đã thu hút các công ty nước ngoài đầu tư
vào Trung Quốc. Các giao dịch thương mại quốc tế tang vọt, tạo them việc làm
cho các luật sư Trung Quốc đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng phải tổ
chức lại và đối mặt với nhiều thách thức cần đến dịch vụ pháp lý do các luật sư
cung cấp. Thực tế này đã đòi hỏi luật sư Trung Quốc phải được trang bị tốt
không chỉ kiến thức pháp luật mà cần có cả ngoại ngữ. Trên thực tế, sau khi gia
nhập WTO, nghề luật sư đã trở thành sự lựa chọn số một ở Trung Quốc.
Theo Luật sư của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996, để trở thành luật sư
ở Trung Quốc, ứng cử viên phải có được phẩm chất nghề nghiệp bằng hai cách:
vượt qua kỳ thi luật quốc gia hoặc được các cơ quan có thẩm quyền của ngành
tư pháp công nhận. Chính phủ sẽ đứng ra tổ chức kỳ thi luật quốc gia để đánh
giá thí sinh có đủ phẩm chất của luật sư hay không. Những người đã được đào
tạo ba năm tại các khoa luật hoặc những người có bằng cử nhân hoặc bằng cao
hơn trong các lĩnh vực khoa học khác đều có thể tham dự kì thi này để được
công nhận có đủ phẩm chất luật sư. Đây là một kì thi nổi tiếng về mức độ khó
của bài thi và tỉ lệ đỗ rất thấp. Theo các con số thống kê, năm 2002 chỉ có 6.68%


thí sinh dự tuyển được chấp nhận; năm 2003,2004 và 2005 tỉ lệ này lần lượt là
8,75%; 11,22%; và 14,39%. Trong năm 2006 có hơn 280 thí sinh dự tuyển
nhưng chỉ có vài thí sinh đỗ ngay lần thi đầu, phần lớn các thí sinh khác phải trải
qua lần thi thứ ba, thứ năm và thậm chí phải thi lại rất nhiều lần khác mới đỗ
được.
Sau khi thi đỗ kì thi nói trên, ứng cử viên còn phải thực tập một năm tại văn

phòng hay công ty luật. Chỉ sau khi đã hoàn tất thời gian thực tập, ứng cử viên
mới được cấp chứng chỉ đỏ để hành nghề luật sư.
Những người đã được đào tạ bốn năm hoặc lâu hơn tại khoa luật và đã công tác
trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu luật và có chức danh nghề nghiệp cao
hoặc có phẩm chất nghề nghiệp tương ứng có thể nộp hồ sơ xin giấy phép hành
nghề tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền của hội đồng nhà nước.
Giấy phép hành nghề luật sư cần được đăng ký lại hang năm tại Văn phòng tư
pháp tỉnh, thành phố hoặc khu tự trị. Những luật sư khôn tuân thủ quy định này,
giấy phép hành nghề của họ sẽ bị vô hiệu hóa. Mỗi luật sư có giấy phép hành
nghề hợp lệ chỉ khi được phép hành nghề tại một văn phòng luật sư, tại một thời
điểm và hành nghề dưới danh nghĩa công ty hoặc văn phòng nơi họ là thành
viên. Việc hành nghề của các luật sư không bị giới hạn về địa giới hành chính.
Người đang làm công tac giảng dạy và nghiên cứu luật không được đồng thời là
thành viên trong công ty luật hợp danh hoặc bất kỳ công ty luật nào.
Các luật sư bắt buộc phải tham gia vào đoàn luật sư địa phương. Thành viên của
đoàn luật sư địa phương cũng đồng thời là thành viên của đoàn luật sư quốc gia.
II.

Bình luận về đào tạo luật và nghệ luật ở Trung Quốc
Trung Quốc chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law. Tuy nhiên,

có thể thấy với tốc độ phát triển kinh tế và quá trình hội nhập ngày càng cao của
Trung Quốc cho tới bây giờ thì quá trình đào tạo luật và nghề luật cũng phải
thay đổi, thể chế pháp luật Trung Quốc cũng ngày càng hoàn thiện sao cho có
thể phù hợp với sự phát triển này. Trong quá trình giảng dạy, với phương pháp


giảng dạy thiên về tìm hiểu lý thuyết pháp luật thành văn giúp cho sinh viên dễ
dàng tự tìm hiểu và hiểu rõ một cách khái quát về từng loại luật, từ đó có thể
phát hiện như chỗ bất cập, thiếu sót của luật và kiến nghị khắc phục những điểm

thiếu sót đó, góp phần hoàn thiện quá trình xây dựng pháp luật thành văn của
Trung Quốc.
Về vấn đề cấp bằng luật ở Trung Quốc thì để được cấp bằng hành nghề luật, các
ứng cử viên phải có được phẩm chất nghề nghiệp bằng hai cách, đó là vượt qua
kì thi luật quốc gia hoặc được các cơ quan có thẩm quyền của ngành tư pháp
công nhận. Việc trải qua kì thi luật quốc gia tương đối khó khiến thí sinh thường
phải thi lại nhiều lần mới vượt qua kì thi này và dựa vào cả số liệu thông kê ở
trên có thể thấy được việc trở thành luật sư ở Trung Quốc là vô cùng khó khăn,
luôn có sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa các ứng cử viên tham gia và quy chế
tuyển chọn chặt chẽ nhằm đào tạo, tìm ra được những người có khả năng nhất.
Điều này sẽ là sự chọn lọc kĩ càng, giúp cho giới luật nói chung ở Trung Quốc
ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, đào tạo luật và nghề luật của Trung Quốc cũng có một số điểm hạn
chế. Phương pháp đào tạo luật ở đây thiên về lý thuyết, rất ít, hầu như không có
tình huống thực tế nào cho sinh viên vận dụng lý thuyết. Có thể việc học lý
thuyết là tốt, giúp sinh viên có thể nắm vững được cơ sở lý thuyết, phương pháp
luận và bản chất của pháp luật nhưng nếu học những lý thuyết cao siêu, sâu rộng
mà không biết áp dụng thì khi gặp tình huống thực tế cụ thể, sinh viên sẽ gặp
khá nhiều khó khăn, có thể dẫn đến bị thụ động, lúng túng trước mọi tình huống.
Nghề luật sư được coi trọng ở Trung Quốc nhưng để được hành nghề luật sư ở
Trung Quốc thì phải trải qua kì thi luật quốc gia tương đối khó làm cho thí sinh
phải thi lại nhiều lần mới vượt qua kì thi dẫn đến không thể đáp ứng đủ chỉ tiêu
hằng năm về nghề luật sư của Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu lý thuyết
có thể đem lại những lợi ích không phủ nhận nhưng có thể thấy, pháp luật cần
phải áp dụng vào thực tiễn thì mới đem lại được hiệu quả nên việc không cho


sinh viên thực tập nhiều tại các cơ sở luật sẽ là một thiếu sót đối với các trường
đại học. Nghề luật sư được coi trọng ở Trung Quốc nhưng để được hành nghề

luật sư ở Trung Quốc thì phải trải qua kì thi luật quốc gia tương đối khó, điều
này có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực về nghề luật sư ở Trung Quốc và sẽ
dẫn đến thiếu hụt nhân lực để phục vụ cho các dịch vụ pháp lý, các công ty tư
vấn luật, những nơi cần đến ngành nghề này.
III.

Liên hệ so sánh với đào tạo luật, nghề luật ở Việt Nam

1.

Đào tạo luật, nghề luật ở Việt Nam.
Trước khi liên hệ so sánh đào tạo luật, nghề luật ở Trung Quốc và ở Việt

Nam thì chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về công tác đào tạo luật và nghề luật ở
Việt Nam.
Thứ nhất, xét về chương trình đào tạo luật ở Việt Nam thì đào tạo luật ở Việt
Nam cũng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đầu tiên, về mục tiêu đào tạo
thì ở Việt Nam, đào tạo luật nhằm hướng tới hai cấp độ mục tiêu, đó là trang bị
kiến thức khoa học pháp lý cho người học, giúp người học có được tấm bằng cử
nhân luật với các cấp độ khác nhau theo lực học của các cử nhân luật sau khi kết
thúc chương trình học và dạy nghề nhằm cấp chứng chỉ hành nghề cho họ. Về
tiêu chuẩn học luật thì ở Việt Nam, học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH phải trải
qua kì thi đại học, nếu vượt qua được thì họ sẽ thành sinh viên trường luật. Về
quy trình đào tạo thì sinh viên phải trải qua hai giai đoạn đó là đào tạo cử nhân
luật (giai đoạn này cung cấp cho sinh viên khoa học pháp lý cơ bản, kiến thức
mà bất cứ người hành nghề luật nào cũng phải nắm vững) và đào tạo nghề luật
khi sinh viên thực tập, học thêm về nghiệp vụ. Về phương pháp giảng dạy thì
các trường đại học ở Việt Nam tập trung chủ yếu sử dụng phương pháp giảng
dạy tiến hành dưới dạng lý thuyết, thuyết trình, giảng dạy trên các giảng đường.
Trong giờ học và giờ thảo luận, sinh viên được phép đưa ra các câu hỏi, các thắc

mắc và yêu cầu giảng viên phụ trách bộ môn đó giải đáp thắc mắc cho mình.


Thứ hai, về nghề luật ở Việt Nam thì có thể thấy rằng sau khi Pháp lệnh luật sư
và đặc biệt là Luật Luật sư 2006 được ban hành, đội ngũ luật sư đã có sự phát
triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự phát triển, thay đổi của đội ngũ luật sư
một phần do những quy định đổi mới của Luật Luật sư về các tiêu chí như tiêu
chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật sư, quy trình trở thành luật sư, các quy
định về tập sự, gia nhập Đoàn Luật sư... Theo thống kê của Liên đoàn Luật sư
cho thấy, hiện cả nước có gần 5.800 luật sư và hơn 2.000 luật sư tập sự. Tuy
nhiên, vấn đề đội ngũ luật sư còn gặp một số bất cập chưa được khắc phục như
số lượng luật sư còn thấp so với dân số cả nước, số lượng luật sư phát triển
không đồng đều, phân bố không cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng
bằng và miền núi, chủ yếu là các Đoàn luật sư lớn tập trung ở các thành phố
trung tâm. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế. Vẫn còn
một số lượng lớn các luật sư không được đào tạo bài bản về kĩ năng hành nghề,
hiệu quả tham gia tố tụng của các luật sư chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng
tại phiên tòa theo nhu cầu của cải cách tư pháp, trình độ ngoại ngữ của các luật
sư còn nhiều yếu kém, điều này có thể dẫn đến bất lợi trong các tranh chấp có
yếu tố liên quan đến người nước ngoài,…
2.

So sánh đào tạo luật, nghề luật ở Trung Quốc

Giống nhau: Phương pháp đào tạo luật đều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp
luật thuộc dòng học Civil law. Phương pháp giảng dạy đều tập trung vào lý
thuyết luật thành văn kèm theo dạy thuyết trình. Chương trình đào tạo nặng nề,
sinh viên được cung cấp kiến thức chung nhiều hơn là kiến thức chuyên sâu.
Phương pháp đào tạo còn nặng về truyền thụ lí thuyết, chưa chú trọng chất
lượng truyền đạt. Ngoài ra, điểm giống nhau tiếp theo đó là cho phép những

sinh viên đã có bằng cử nhân hoặc bằng cao hơn trong lĩnh vực khoa học khác
có thể trở thành luật sư sau quá trình học tập và thực tập mà ở Trung Quốc quá
trình học để công nhận phẩm chất luật sư còn ở Việt Nam là học văn bằng hai.
Khác nhau:


Thứ nhất, về thời gian đào tạo luật thì ở Trung Quốc, để lấy bằng cử nhân luật
sinh viên phải theo học ba năm tại trường đại học. Còn ở Việt Nam chương trình
đào tạo cử nhân luật có thời hạn ít nhất 4 năm.
Thứ hai, về đào tạo luật cũng có sự khác nhau giữa hai nước. Ở Trung Quốc thì
quá trình để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư khi mà người theo học ba
năm tại các khoa luật tham gia kì thi luật quốc gia do chính phủ tổ chức. Còn ở
Việt Nam, để trở thành luật sư thì một cá nhân phải hoàn thành các khóa học,
chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định. Các điều kiện cơ bản để trở
thành luật sư là phải có bằng cử nhân luật; có bằng tốt nghiệp chương trình đào
tạo luật sư (lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp, sau đó đạt kết quả qua
kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp luật sư);
trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề luật sư; đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập
sự hành nghề luật sư được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, nếu không đạt điểm
theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại, và nếu kỳ
kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề luật sư phải đăng
ký tập sự lại từ đầu.
IV.

Một số đề xuất cho công tác đào tạo luạt, nghề luật ở Việt Nam

Có thể thấy được rằng công tác giảng dạy luật ở Việt Nam vẫn còn mang nặng
tính lý thuyết, gây chán nản cho sinh viên. Do đó cần phải đổi mới phương pháp
dạy, tích cực sử dụng các phương pháp đòi hỏi phát huy được tính năng động,
chủ động, tư duy nhiều hơn. Điều này sẽ giúp sinh viên có cách tư duy pháp lý

về vấn đề pháp luật và cách tiếp cận với vô số vấn đề pháp lý mà họ có thể gặp
sau này và có thể đây cũng là một phương pháp thách thức và thú vị đối với cả
giảng viên lẫn sinh viên.
Đa dạng hoá hoạt động đào tạo, tổ chức các cuộc gặp giữa các thẩm phán, luật
sư có uy tín để giảng dạy, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho các sinh viên,
học viên và luật sư tập sự trong đào tạo luật sư ở Việt Nam.


Ngoài ra, các trường đào tạo luật hay các khoa luật cũng cần phải chú trọng vào
điều kiện khách quan như không gian, trang thiết bị dạy và học, tài liệu tham
khảo nhằm tạo điều kiện tối đa để có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc học tập của
sinh viên.


C.

KẾT LUẬN
Với một chương trình đào tạo luật và nghề luật như hiện nay ở Trung

Quốc thì có thể thấy việc chú trọng quan tâm của đất nước Trung Quốc đối với
nghề luật là như thế nào. Những phân tích nêu trên phần nào cho chúng ta thấy
sự khó khăn, cạnh tranh và quyết liệt trong vấn đề luật sự phát triển nghề luật
của Trung Quốc và qua đây chúng ta có thể rút ra được kinh nghiệm, cải tổ, phát
triển hơn nữa nghề luật ở Việt Nam, lấy chất lượng làm hàng đầu.


D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật so sánh, Nxb. CAND

2. />3. .
4.



×