Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Công đoàn với việc xây dựng quan hệ lao động tại Công ty Cổ phần phần mềm y tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.5 KB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, ổn định mang ý nghĩa vô cùng quan
trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể kể đến một số lợi ích trực tiếp của
quan hệ lao động hiệu quả như:
- Đóng góp cho sự phát triển kinh tế.
- Cải thiện tinh thần của người lao động
- Giảm nguy cơ tranh chấp và đình công tốn kém.
- Thúc đẩy dân chủ lao động.
- Tăng cường làm việc theo nhóm, đổi mới và năng suất cao hơn.
- Giúp người lao động hiểu và điều chỉnh theo những thay đổi trong công ty.
- Giúp các nhà quản lý hiểu được những vấn đề mà người lao động phải đối
mặt và điều chỉnh tình hình để có thể chia sẻ lợi ích.
- Có thể cải thiện mối quan hệ của doanh nghiệp với người mua hàng và khách
hàng, vì họ có thể nhận thấy sự phát triển của một nơi làm việc công bằng hơn.
Trong khi đó Công đoàn- tổ chức đại diện tập thể cho người lao động có vai
trò rất lớn. Là tổ chức đại diện đứng ra để thỏa thuận cũng như đem lại được những
lợi ích thực sự xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Vì vậy trong lần thực tập lần này, em lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Công đoàn với việc xây dựng quan hệ lao động tại Công ty Cổ phần phần mềm
y tế Việt Nam”. Đây là công ty hàng đầu về sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế trên
cả nước. Vì nên việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong công ty
đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động Công đoàn trong xây dựng quan
hệ lao động tại Công ty Cổ phần phần mềm y tế Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ
-Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về xây dựng quan hệ lao động trong
doanh nghiệp


1


-Phân tích làm rõ thực trạng hoạt động Công đoàn trong xây dựng quan hệ
lao động tại Công ty cổ phần phần mềm y tế Việt Nam rút ra ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân để khắc phục
-Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động Công đoàn trong xây dựng quan
hệ lao động trong doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Công Đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động trong công
ty cổ phần phần mềm y tế Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Công ty cổ phần phần mềm y tế Việt Nam
-Về thời gian : nghiên cứu thực trạng về hoạt động của công đoàn trong xây
dựng quan hệ lao động tại Công ty cổ phần phần mềm y tế Việt Nam giai đoạn
2015-2017 và giải pháp đến năm 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê
5. Kết cấu nội dung đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, nội dung báo cáo tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
- Chương 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động của công đoàn trong xây dựng
quan hệ lao động trong doanh nghiệp
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động của công đoàn trong xây dựng quan
hệ lao động tại Công ty Cổ phần phần mềm y tế Việt Nam
- Chương 3 : Các giải pháp hoàn thiện hoạt động của công đoàn trong
xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại Công ty Cổ phần phần mềm y tế

Việt Nam

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN THAM GIA
XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận cơ bản về Công Đoàn Việt Nam
1.1.1 Khái niệm Công Đoàn
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và
của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao
động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra,
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những
vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động
người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp
luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". 1
Vị trí của Công đoàn Việt Nam:
Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam- Với
Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ dựa vững
chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.
- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng
lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công
đoàn hoạt động.
- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn
trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch…)
1.1.2 Chức năng của CĐVN
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kéo

theo sự phát triển của quan hệ lao động . Do vậy, vai trò của tổ chức Công đoàn
trong quan hệ lao động cũng đượ phát huy tối đa để bảo vệ quyền lợi cho người lao
động khi quan hệ lao động đang ngày càng trở nên phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Tổ
chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định trong Hiến pháp năm 2013,
Luật Công Đoàn năm 2012 và Bộ Luật lao động năm 2012.
1

Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2014

3


Theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013 thì “Công đoàn Việt Nam là
tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành
lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý
kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ
của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình
độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Luật Công đoàn năm 2012 quy định “Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội
rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự
nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công
nhânvà những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh
tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng
cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”( Điều 1).
Về vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định tại Điều
188 Bộ Luật lao động năm 2012. Theo đó, Công đoàn có những vai trò cơ bản sau :
Thứ nhất, Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
Thứ hai, Công đoàn tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực
hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy
chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức
Thứ ba, Công đoàn tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Khi xảy
ra tranh chấp lao động về lợi ích, Công đoàn là tổ chức phối hợp, lãnh đạo người lao
động tiến hành đình công.

4


Thứ tư, Công đoàn tham gia đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây
dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức Công đoàn
có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò không một tổ
chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao
động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn chỉnh.
Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về chức năng, vai trò của Công đoàn
trong quan hệ lao động. Nhưng trên thực tế vai trò này vẫn chưa thực sự được phát
huy một cách có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Vì việc áp dụng
các quy định của pháp luật vào thực tiễn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có
yếu tố thực lực của chính bản than mỗi tổ chức Công đoàn.
1.2 Một số vấn đề lý luận về quan hệ lao động
1.2.1 Khái niệm quan hệ lao động
Quan hệ lao động (QHLĐ) trong doanh nghiệp được hiểu là quan hệ giữa

người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm được
hưởng lương, các điều kiện lao động, những tranh chấp về lao động và một số quan
hệ khác có liên quan trực tiếp đến việc thuê và sử dụng lao động.
Theo tổ chức quan hệ quốc tế (ILO) thì: Quan hệ lao động hay quan hệ công
nghiệp (Labour relations, industrial relations) là những mối quan hệ cá nhận và tập
thể giữa những người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng
như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với Nhà nước.
Thứ nhất, quan hệ lao động (cá nhân) là quan hệ giữa người lao động làm
thuê và người đi thuê lao động. Hai người này thỏa thuận với nhau về công việc
người làm thuê cần phải thực hiện, về điều kiện để người làm thuê làm việc và về
những thứ mà người làm thuê được người thuê trả công vì những công việc và
người làm thuê đã thực hiện theo yêu cầu của người thuê. Nếu người thuê lao động
thuê nhiều hơn 1 người (ví dụ 100 người chẳng hạn) và những người này liên kết lại
với nhau, bầu ra đại diện cho mình để đối thoại, thương lượng và/hoặc ký thỏa ước
lao động tập thể giữa tập thể người lao động làm thuê và người thuê lao động thì khi
đó đã hình thành quan hệ lao động tập thể. Ở đây phải hết sức lưu ý kẻo lại nhầm
giữa quan hệ lao động tập thể với một tập hơp các quan hệ lao động cá nhân. Sự
5


khác biệt là ở chỗ quan hệ lao động tập thể thì phải có chủ thể đại diện cho cái tập
thể đó, còn nếu không có chủ thể đại diện thì lúc đó, tuy về hình thức mình có thể
thấy có nhiều người lao động tham gia vào mối quan hệ này nhưng thực ra nó chỉ là
phép cộng cơ học của các mối quan hệ lao động cá nhân nên nó chỉ là một tập hợp
các quan hệ lao động cá nhân chứ chưa phải là quan hệ lao động tập thể.
Thứ hai, hai chủ thể trên (cá nhân hoặc đại diện như nói ở trên, tùy loại quan
hệ lao động) sẽ mặc cả, thỏa thuận với nhau về công việc người lao động làm thuê
phải thực hiện, về điều kiện để thực hiện các công việc đó và đặc biệt là về những
thứ mà người lao động làm thuê sẽ nhận được từ người thuê lao động (gọi tắt là tiền
lương) và có thể về nhiều thứ nữa mà tôi cũng không thể thống kê hết vì chỉ có

người trong cuộc mới biết là họ cần mặc cả với nhau cái gì thôi (gắn với trường hợp
cụ thể với bối cảnh cụ thể).
1.2.2 Vấn đề xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ
• Khái niệm QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ
Hài hòa trong Quan hệ lao động là sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi,
nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Mục đích hoạt động chủ yếu của
doanh nghiệp là lợi nhuận; mục đích của người lao động là lợi ích, tiền công, tiền
lương và các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, được trả công tương
xứng với thành quả lao động đã đạt được. Các bên cần có quan hệ gắn kết với nhau
để đều đạt được mục đích của mình với mức phù hợp nhất. Hài hòa trong QHLĐ
còn là cách ứng xử giữa các bên, ngoài các quy định của pháp luật, thì sự thương
lượng để đạt được thỏa thuận giữa các bên về lợi ích là giải pháp tốt nhất để góp
phần làm hài hòa QHLĐ.
Ổn định trong QHLĐ là việc làm, thu nhập, thời gian làm việc của NLĐ
ổn định, không có biến động đáng kể về sản xuất, kinh doanh, hợp đồng đặt hàng,
số lượng, cơ cấu công nhân của doang nghiệp.Đó là duy trì trạng thái cân bằng về
lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn phát sinh, không có xung đột lớn về lợi ích. Các bên
luôn lựa chọn thương lượng hợp tác hơn là đấu tranh, đòi hỏi. Sự ổn định của
QHLĐ là tương đối khi có mâu thuẫn, nếu được giải quyết hiệu quả sẽ tạo ra được
một quan hệ mới lành mạnh hơn, đưa doanh nghiệp phát triển, không ngừng nâng
cao thu nhập đời sống cho NLĐ.

6


Tiến bộ là sự vận động của QHLĐ phát triển theo hướng đi lên ngày càng
tốt hơn trước. Các bên trong QHLĐ có động thái tích cực hơn, luôn mong muốn
hợp tác để đạt được mối quan hệ hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn, gắn kết với nhau hơn
trong xu thế phát triển của doanh nghiệp. QHLĐ chỉ thật sự tiến bộ, lành mạnh, thúc
đẩy doạnh nghiệp phát triển khi mục tiêu và lợi ích các bên được đảm bảo và ;ngày

càng thỏa mãn. NSDLĐ ngày càng quan tâm hơn đến chế độ cho NLĐ, như tiền
thưởng, phụ cấp, các khoản hỗ trợ... chú trọng xây dựng nguồn nhân lực, có chính
sách đãi ngộ thu hút nhân tài, tạo môi trường, điều kiện làm việc tốt hơn, luôn có ý
thức làm việc với tinh thần trách nhiệm đạt năng xuất, chất lượng, hiệu quả ngày
càng cao.
Như vậy, Quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, lành mạnh là QHLĐ
trong đó tồn taị sự hài hòa về lợi ích, có sự tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau
trong thực hiện nhiệm vụ, các bên tham gia QHLĐ cùng phấn đấu vì lợi ích chung,
vì phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
• Nguyên tắc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong
doanh nghiệp:
Nguyên tắc thực thi pháp luật :
Đây là một trong những nguyên tắc hàng đầu để xây dựng Quan hệ lao động
hài hòa, ổn định và tiến bộ. Nguyên tắc cơ bản là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo
quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động. Nội dung các nguyên tắc
cơ bản của Luật lao động thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về lĩnh vực lao động.2
Tăng cường vai trò lãnh đạo ủa các cấp ủy Đảng trong việc xây dựng QHLĐ
hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của nhà nước về xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn
định, tiến bộ trong các doanh nghiệp.
Nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng giữa các bên trong QHLĐ:
Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối
xử của người lao động
Nguyên tắc cơ bản của luật lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo
quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động. Để phát huy trí sáng tạo và
tài năng của người lao động góp phần phát huy sức sáng tạo và tài năng của người
2


Cuốn Gíao trình Luật Lao động- NXB Tư Pháp, trang 93

7


lao động trí óc và lao động chân tay; người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất,
chất lượng và tiến bộ trong sử dụng và quản lý lao động pháp luật lao động đã quy
định nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên trong
lĩnh vực lao động.3
1.3 Nội dung hoạt động của Công Đoàn trong xây dựng QHLĐ lành
mạnh trong doanh nghiệp
1.3.1 Nội dung hoạt động chăm lo , bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao
động của CĐ
Để hoạt động công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức, lao động, công
đoàn cơ sở cần tập trung vào những hoạt động sau:
- Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký giao kết hợp đồng với người sử
dụng lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
Trong quá trình sản xuất ở doanh nghiệp hình thành nên quan hệ lao động
dựa vào pháp luật lao động. Đó là mối quan hệ lao động mang tính chất chung nhất
của những người lao động và những người sử dụng lao động, ở mọi loại hình doanh
nghiệp, mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Còn khi tập thể lao động và người
sử dụng lao động đã ký Thỏa ước lao động tập thể thì quan hệ đó đã mang những
nét cụ thể dựa trên những đặc điểm của doanh nghiệp, như trình độ công nghệ,
ngành nghề, địa bàn sản xuất kinh doanh, khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và năng lực của người lao động.
- Công đoàn cơ sở đại diện cho công nhân, viên chức, lao động tham gia xây
dựng Thỏa ước lao động tập thể: tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động tham
gia xây dựng Thỏa ước lao động tập thể và đại diện cho công nhân, viên chức, lao

động thương lượng với người sử dụng lao động.
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động (hoặc đại diện người sử dụng lao động) về điều kiện lao
động, điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ
lao động.
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu trong doanh nghiệp để từ
đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, giữa tập thể lao động với
3

Cuốn Gíao trình Luật Lao động- NXB Tư Pháp, trang 97

8


người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể tạo nên
sự cộng đồng trách nhiệm của cả tập thể người lao động và người sử dụng lao động,
trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động.
Thông qua Thỏa ước lao động tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân,
viên chức, lao động được bảo đảm như quy định của pháp luật, được áp dụng vào
điều kiện thực tế tại doanh nghiệp và có thể còn được hưởng nhiều quyền lợi cao
hơn các quy định của pháp luật.
Thỏa ước lao động tập thể tạo ra mối quan hệ hài hòa hơn giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Thông qua việc thương lượng, ký kết những nội
dung của Thỏa ước lao động tập thể người lao động và người sử dụng lao động hiểu
nhau hơn. Vì vậy, hạn chế được những mâu thuẫn, bất đồng không cần thiết, tạo
điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gắn bó với nhau hơn trong
quan hệ lao động.
Thực hiện tốt Thỏa ước lao động tập thể sẽ tạo ra sự ổn định, hài hòa trong
quan hệ lao động tại doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Người sử dụng lao động cũng chính vì thế mà có nhiều thời gian dành cho

việc nghiên cứu thị trường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp...
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở, là công cụ có tính pháp lý, là căn cứ để
người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động, đồng thời là
cơ sở, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp lao động về lợi ích. Thông qua theo
dõi, quản lý việc thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể của các doanh
nghiệp trong các thành phần kinh tế, Nhà nước có những tài liệu thực tiễn phong
phú cần thiết để điều chỉnh các chế độ chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế
tại doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Công đoàn cơ sở thay mặt công nhân, viên chức, lao động ký kết Thỏa ước
lao động tập thể với chủ doanh nghiệp.
Tổ chức công đoàn đại diện tập thể công nhân, viên chức, lao động xây
dựng, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể với chủ doanh nghiệp. Thông
qua hoạt động này, công đoàn cơ sở sâu sát công nhân lao động hơn, hiểu rõ hơn
hoạt động của doanh nghiệp và các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi
9


ích của công nhân viên chức, lao động. Công đoàn đại diện, mang tiếng nói của
công nhân, viên chức, lao động đến người sử dụng lao động, củng cố vị trí, tăng
cường vai trò của công đoàn trong đơn vị. Thông qua việc thương lượng, ký kết
Thỏa ước lao động tập thể, công đoàn mang lại quyền và lợi ích cho công nhân,
viên chức, lao động như quy định của pháp luật. Vì vậy, được người lao động tin
tưởng, tạo ra sức thu hút, tập hợp người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và
tham gia hoạt động công đoàn.
- Sau khi Thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết, công đoàn vận động, tổ
chức công nhân, viên chức, lao động thực hiện tốt Thỏa ước lao động tập thể và
giám sát việc thực hiện những quy định trong Thỏa ước lao động tập thể do các bên
ký kết. Công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động, vệ sinh
an toàn lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và các biện pháp phòng ngừa

bệnh nghề nghiệp…
- Tổ chức giúp đỡ công nhân, viên chức, lao động phát triển kinh tế gia đình.
Hoạt động chăm lo đến đời sống công nhân, lao động của tổ chức công đoàn cơ sơ
còn là tổ chức giúp đỡ công nhân lao động phát triển kinh tế gia đình, làm giàu hợp
pháp theo những điều kiện cụ thể của mỗi người. Công đoàn tín chấp giúp công
nhân, viên chức, lao động vay được vốn từ ngân hàng để có vốn tăng gia sản xuất
cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho gia đình.
1.3.2 Nội dung hoạt động của công đoàn trong việc tham gia quản lý
Nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở trong việc tham gia quản lý bao gồm:
- Tổ chức Đại hội công nhân viên chức, hoặc Hội nghị cán bộ công chức theo
quy định của pháp luật và hướng dẫn liên tịch của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; xây dựng quan hệ lao động hài hòa,
tiến bộ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên
chức, lao động.
Tổ chức thi đua trong điều kiện hiện nay thực chất là khơi dậy truyền thống
yêu nước, yêu lao động sản xuất của giai cấp công nhân Việt Nam. Qua phong trào
thi đua mà rèn luyện công nhân, viên chức, lao động trở thành những người lao
động giỏi, có tác phong công nghiệp, có đạo đức xã hội chủ nghĩa.
10


Phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động gồm nhiều nội dung,
như: cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến nghiệp vụ, lề lối công tác, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật và các sáng chế, đổi mới thiết bị, phương pháp sản xuất
hiện đại nhằm từng bước tạo ra sự biến đổi về chất của lực lượng sản xuất, đem lại
hiệu qủa to lớn cho đơn vị mình và cho toàn bộ xã hội…
- Công đoàn có trách nhiệm tham gia với chuyên môn và các tổ chức, đoàn
thể trong đơn vị phối hợp tổ chức, chỉ đạo mọi hoạt động phát huy sáng kiến, sáng
chế; công đoàn tham gia xét duyệt, công nhận sang kiến, sáng chế ở cơ sở, thúc đẩy

phong trào lao động sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động, đóng góp tích
cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao động nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, đạt năng suất,
chất lượng tốt, có tinh thần tự lực cánh sinh, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Để đẩy mạnh phong trào lao động giỏi, công đoàn cơ sở cần xây dựng kế
hoạch tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi hàng năm, tuyên truyền vận động
công nhân, viên chức, lao động đăng ký thi đua. Công đoàn tham gia xét duyệt công
nhận danh hiệu lao động giỏi, tổng kết kinh nghiệm tổ chức phong trào.
- Công đoàn động viên công nhân, viên chức, lao động thực hành tiết kiệm,
chống tham nhũng, lãng phí; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nếp
sống văn minh và gia đình văn hóa, phong trào thi đua người tốt, việc tốt trong cơ
quan doanh nghiệp…
Những phong trào này khi đã được công nhân, lao động ủng hộ, tham gia
tích cực sẽ không chỉ củng cố phát huy truyền thống thi đua yêu nước trong giai cấp
công nhân mà còn tạo động lực để hoàn thành nhiệm vụ công tác, sản xuất, kinh
doanh, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
- Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên
quan đến người lao động.
Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chế độ, chính sách pháp luật liên
quan đến người lao động là nhiệm vụ quan trọng của công đoàn. Công đoàn tham
gia trực tiếp vào việc soạn thảo các văn bản, pháp luật, chính sách, chế độ có liên
quan thực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; chủ động đề xuất
11


những kiến nghị, các dự án luật ra trước cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn
bản pháp luật; tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động thảo luận, tham gia ý
kiến xây dựng luật, pháp lệnh liên quan đến quyền nghĩa vụ và lợi ích của mình.
- Tham gia với các cấp quản lý nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình

phát triển kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, quản
lý xã hội có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của công nhân, viên chức lao
động, đặc biệt là các vấn đề về tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, nghỉ
ngơi dưỡng sức. . .
Với tư cách đại diện cho người lao động, công đoàn có quyền kiến nghị với
các cơ quan nhà nước xử lý các hành động vi phạm quyền, lợi ích của công nhân,
viên chức, lao động theo quy định của pháp luật.
- Công đoàn tham gia triển khai thực hiện các chế độ chính sách về tiền
lương, về thi hành chế độ bảo hiểm xã hội, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho
công nhân, viên chức, lao động, cho môi trường sinh thái.
Trong một số lĩnh vực, công đoàn có quyền được thỏa thuận với các cấp
quản lý trước khi thủ trưởng các cấp quản lý ban hành các quyết định văn bản
- Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và
Ủy ban Kiểm tra công đoàn.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của công đoàn cơ sở là tham
gia xây dựng và giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến công
nhân, viên chức, lao động. Đậy là một nội dung của chức năng tham gia quản lý của
Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các cấp công đoàn tham gia với cơ quan thanh tra nhà nước kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định của pháp luật như: kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về hợp đồng lao động; kiểm tra việc tuyển dụng và cho thôi việc, tiền lương, tiền
thưởng, bảo hộ lao động, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Công đoàn giám
sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
người lao động.
Trong các doanh nghiệp, công đoàn cử cán bộ tham gia các hội đồng cơ sở
với tư cách đại diện cho tập thể công nhân, viên chức, lao động giải quyết những
vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động; tổ
12



chức cho công nhân, lao động tham gia xây dựng và thực hiện tốt nội quy, quy chế
trong cơ quan, doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách
và các nội quy, quy chế trong cơ quan, doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chế độ, chính sách và các nội quy, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp; tham
gia các hoạt động xã hội và thực hiện tốt công các kế hoạch hóa gia đình; thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của nữ công nhân, viên
chức, lao động.
1.3.3 Nội dung hoạt động của công đoàn trong việc tuyên truyền, giáo
dục
Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước đến đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ, trong đó trọng tâm là công tác triển
khai các Nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam thực hiện Nghị quyết. Đổi mới hình thức, nội dung công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, thông tin, tuyên truyền. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
các ngày lễ lớn của đất nước, của Đảng và tổ chức Công đoàn.
Tập trung tuyên truyền Đại hội Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành trung
ương và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam theo Hướng dẫn số 85/HD-TLĐ ngày
20/01/2017, từ đó làm nổi bật sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân
và tổ chức Công đoàn, tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội.
Trong đó, chú ý tuyên truyền về vị trí, ý nghĩa của đại hội; những thành tựu
nổi bật của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn đóng góp vào sự phát triển của
địa phương, ngành và đất nước; các phong trào thi đua, công trình sản phẩm chào
mừng đại hội. Tổ chức thông báo kết quả đại hội; học tập, quán triệt Nghị quyết Đại
hội Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành trung ương và Đại hội XII Công đoàn
Việt Nam.
Tuyên truyền sâu rộng về chăm lo lợi ích, phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên
công đoàn; nâng cao đời sống của CNLĐ thông qua việc đầu tư xây dựng các thiết
chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo Quyết định 655/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ góp phần nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của tổ chức
công đoàn trong mối quan hệ chính trị với Đảng, chính quyền và trong xã hội, góp
phần tập hợp, phát triển đoàn viên công đoàn.

13


Cung cấp thông tin, làm rõ các nội dung đổi mới công tác tài chính công
đoàn; thu kinh phí công đoàn qua một tài khoản Tổng Liên đoàn trong cán bộ công
đoàn các cấp, chủ doanh nghiệp, từ đó tạo sự đồng thuận, triển khai đồng bộ, có
hiệu quả Nghị quyết 9c /NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng
LĐLĐVN và quy định của Tổng Liên đoàn.
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên,
CNVCLĐ; xây dựng và củng cố mạng lưới nắm bắt dư luận xã hội trong CNVCLĐ;
nắm bắt và phản ánh kịp thời diễn biến tình hình tâm trạng, tư tưởng của CNVCLĐ,
nhất là CNLĐ trong các KCN, KCX. Triển khai các hướng dẫn của Tổng Liên đoàn
về thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là những bài học về Bác Hồ với
công nhân và tổ chức Công đoàn. Tăng cường tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền trong sạch vững mạnh; chú trọng công tác giới thiệu phát triển Đảng trong
doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Vận động đoàn viên, CNVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị,
văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy,
quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền, vận động
người sử dụng lao động tạo điều kiện để CNVCLĐ được tham gia học tập, nâng cao
trình độ nhằm triển khai sâu rộng Quyết định 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công
nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”.
Phát động và triển khai hiệu quả Tháng Công nhân năm 2018 với những hoạt
động thiết thực, trong đó cần tham mưu với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền
và người sử dụng lao động huy động mọi nguồn lực để quan tâm chăm lo cho đoàn
viên, người lao động; gắn với kỷ niệm 132 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Tiếp tục triển khai công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với thực
hiện Nghị quyết 3a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam (khóa XI) về “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ khu công
nghiệp, khu chế xuất”; Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”.
14


Đổi mới hoạt động của các Cung văn hóa, Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa,
Điểm sinh hoạt văn hóa... từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đoàn
viên, CNLĐ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác khen thưởng chuyên đề văn
hóa thể thao góp phần thúc đẩy công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong
CNVCLĐ.
Tiếp tục triển khai công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS,
tội phạm, ma túy, mại dâm; phòng chống tác hại thuốc lá, xây dựng môi trường làm
việc không khói thuốc và tuyên truyền về an toàn giao thông, văn hóa giao thông
nhằm phòng ngừa các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông thiết thực chăm lo, bảo vệ
tính mạng và sức khỏe của CNVCLĐ.
Tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TLĐ, ngày 06/01/2014, của
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn”. Phối hợp với các cơ quan
báo chí vận động các phóng viên, cộng tác viên tham gia Cuộc thi báo chí viết về
công nhân và công đoàn năm 2017-2018. Ban tổ chức sẽ kết thúc nhận tác phẩm
vào tháng 5/2018 theo Kế hoạch số 32/KH-TLĐ ngày 01/8/2017.
Nâng cao hiệu quả tổ chức thông tin tuyên truyền về phong trào công nhân,
các chủ trương, nội dung, phương thức mới trong hoạt động công đoàn trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, hệ thống thông tin cơ sở.
Bên cạnh đó, cần chú trọng nghiên cứu, phát triển việc truyền thông, nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng của đoàn viên, CNLĐ qua mạng xã hội.
1.4 Sự cần thiết xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ
Lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức lao động bao gồm lợi

ích vật chất, lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất đối với công nhân viên chức, lao
động hiện nay là bảo đảm việc làm ổn định, phù hợp với năng lực, trình độ, sức
khỏe, thời gian lao động hợp lý, có thu nhập tương xứng với kết quả lao động và
bảo đảm đời sống của bản thân: gia đình, cải thiện điều kiện lao động. Lợi ích tinh
thần là mọi người được đối xử bình đẳng, được tạo điều kiện, cơ hội như nhau trong
lao động, học tập và công tác; được quan tâm đến đời sống văn hóa.
Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên
chức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động, đến sự phát
15


triển sản xuất của doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước nói chung. Vì vậy, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên
chức, lao động là nhiệm vụ quan trọng của công đoàn cơ sở.
Tham gia quản lý doanh nghiệp là một trong những chức năng của công
đoàn. Thực chất của tham gia quản lý doanh nghiệp là nhằm phát huy quyền làm
chủ của người lao động, bảo vệ lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân, lợi
ích tập thể của người lao động.
Tùy theo điều kiện hoạt động của công đoàn cơ sở, việc thực hiện chức năng
này có nội dung khác nhau chia làm ba nhóm là: công đoàn cơ sở trong các đơn vị
hành chính sự nghiệp; công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp nhà nước; công đoàn cơ sở
trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tuy nhiên, dù ở đơn vị nào
công đoàn cũng có chức năng tham gia quản lý dưới các hình thức phù hợp, được
quy định bởi pháp luật, thể hiện quyền làm chủ của người lao động.

16


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRONG XÂY DỰNG

QUAN HỆ LAO ĐỘNG LÀNH MẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN PHẦN
MỀM Y TẾ VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần phần mềm y tế Việt Nam
2.1.1 Thông tin chung về công ty
Công ty Cổ Phần Phần Mềm Y Tế Việt Nam (viết tắt là VIMES., JSC) là
công ty phần mềm thành lập năm 2005. Sức mạnh của VIMES là trình độ chuyên
môn cao, sự đoàn kết chặt chẽ và sự nỗ lực của các thành viên.
VIMES được điều hành bởi Giám đốc Phan Văn Hạnh, là một bác sĩ - thạc sĩ
y tế tốt nghiệp tại trường đại học Liverpool - Vương Quốc Anh, ông Phan Văn Hạnh
có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn tại bệnh viện Lao & Phổi, đồng
thời từng tham gia quản lý các dự án lớn của nước ngoài liên quan tới y tế: GTZ,
Lux Development.
VIMES vinh dự được sự tham gia quản lý của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương
với vai trò cố vấn. Anh Nguyễn Hồng Chương là một nhà quản lý chuyên nghiệp
thuộc thế hệ đầu tiên xây dựng nên nền móng của ngành tin học Việt Nam, cùng với
các tên tuổi như Nguyễn Quang A, Trương Gia Bình, Nguyễn Thành Nam v.v. Hiện
nay anh còn là nhà quản lý của các đơn vị như APTECH Computer Education,
Thames Business School, Tập đoàn FINTEC ...
Các thành viên chủ chốt của đội ngũ kỹ thuật viên, lập trình viên như Hoàng
Văn Hay của VIMES đã đoạt giải Nhì cuộc thi sản phẩm phần mềm hàng đầu "Trí
Tuệ Việt Nam 2004" do công ty FPT và Báo Lao Động, VTV3 tổ chức. Hiện tại ông
Hoàng Văn Hay đang giữ chức chủ tịch HĐQT & Quản lý đội kỹ thuật của VIMES.
Điểm khác biệt của VIMES với các công ty phần mềm y tế khác là chúng tôi
hoàn toàn tập trung vào phát triển các phần mềm quản lý liên quan tới y tế, đặc biệt
là quy mô bệnh viện và phòng khám. Mục tiêu của VIMES trở thành công ty hàng
đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm y tế. Hiện nay VIMES đã và đang tiến
hành hợp tác với các phòng khám, bệnh viện, sở y tế các tổ chức UNFPA, JICA, EC
và ADB.

17



Sản phẩm của VIMES đã được ứng dụng rộng rãi tại 60 bệnh viện trên quy
mô toàn quốc, từ các Phòng khám tới các bệnh viện tuyến Huyện, Tỉnh và Trung
ương.
Sự thành công của VIMES tới từ kết quả của việc phối hợp giữa các tiêu
chuẩn chuyên môn về y tế theo tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ, các tiêu chuẩn về Quản
Lý Y Tế tại Việt Nam, từ đó đem lại hiệu quả tốt nhất về lâu dài cho khách hàng.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập năm 2004, lấy tên là “Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Y Tế
Việt Nam” – VietNam Medical SoftWare Join Stock Company(Viết tắt
VIMES.,JSC).
Năm 2004, VIMES giải nhì cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam” do đài VTV3 tổ chức.
Từ năm 2004 trở đi, Chiến lược của VIMES trở thành công ty phần mềm y tế
số 1 việt nam.
Năm 2013 – đạt giải “Sao Khuê” do VINASA tổ chức hàng năm.
Từ năm 2013 trở đi đầu tư, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhất trong
Quản Lý Phần Mềm Tổng Thể Bệnh Viện.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

18


2.1.4 Những thành tựu nổi bật

2.2 Thực trạng hoạt động của CĐ trong xây dựng lành mạnh tại Công ty
cổ phần phần mềm y tế Việt Nam
2.2.1 Công Đoàn công ty bảo vệ lợi ích cho đoàn viên và NLĐ
Về việc kí kết hợp đồng lao động:
Theo thực tế Công đoàn VIMES có vai trò rất nhỏ trong việc bảo vệ quyền

lợi hay là giúp đỡ người lao động trong công ty trong việc kí kết hợp đồng lao động.
Bởi vì theo như em quan sát phần lớn người lao động trong VIMES đều là người có
trình độ cao đẳng, đại học trở lên vì vậy việc Công đoàn tham gia trong giai đoạn kí
kết hợp đồng lao động này không đáng kể. Hợp đồng lao động được kí kết giữa
những người lao động trong công ty đều qua sự thỏa thuận giữa 2 bên và phải được
sự đồng ý của người lao động.
Tuy nhiên với công nhân sản xuất thì Công đoàn có vai trò hết sức quan
trọng. Như việc Công đoàn VIMES đã tiến hành thỏa thuận với Hội đồng quản trị
19


và ban nhân sự của công ty thỏa thuận ra một bản hợp đồng “mẫu” cho tất cả các
công nhân sản xuất với những điều khoản có lợi nhất cho người lao động. Bởi vì lao
động ở giai đoạn sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông vì vậy việc được thỏa
thuận hợp đồng với chủ sử dụng là rất ít. Lúc này Công đoàn VIMES mới đóng vai
trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công đoàn tiến
hành 1 cuộc họp hàng năm vào tháng 12 với 1 số thành viên chủ chốt trong Hội
đồng quản trị và chủ yếu là ban Nhân sự của công ty. Các điều khoản chủ yếu được
đề xuất là lương, thưởng, BHYT, BHXH và BHTN..
Với bản hợp đồng mẫu này, nhưng quyền lợi của người lao động rất được
đảm bảo. Nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo tinh thần làm việc thỏa mái
và lành mạnh cho người lao động.
Về việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể :
Thoả ước lao động tập thể được coi là “bộ luật con” tại doanh nghiệp, đơn vị
sản xuất, kinh doanh; là công cụ, phương tiện điều chỉnh quan hệ lao động, là nguồn
bổ sung của pháp luật lao động. Chính vì vậy, việc thương lượng, ký kết và thực
hiện thoả ước lao động tập thể (thảo ước) có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ lao
động và hoạt động của tổ chức công đoàn.
Năm qua, các công đoàn VIMES đã chủ động đề xuất với người sử dụng lao
động để thương lượng, ký kết và sửa đổi, bổ sung thảo ước với nội dung có lợi hơn

cho người lao động và phù hợp với khả năng điều kiện của doanh nghiệp; tập trung
vào những vấn đề như: chế độ phúc lợi tập thể, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi, tiền lương, thăm hỏi khi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất, hiếu hỷ, mừng
sinh nhật…
Nội dung thương lượng, ký kết có nhiều điểm có lợi hơn so với quy định của
pháp luật như: chế độ hiếu hỷ, bảo đảm việc làm, mức lương cơ bản, chế độ nâng
bậc lương, giảm giờ làm việc, bồi dưỡng sức khoẻ, chi trả trợ cấp thôi việc, lương
tháng 13, chế độ ăn ca, tặng quà sinh nhật, khen thưởng, trợ cấp khó khăn đột xuất,
chế độ khen thưởng phúc lợi khác... các bản thảo ước phát huy tác dụng, là cơ sở để
ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả; đồng thời xây dựng mối quan
hệ lao động hài hoà, hạn chế tranh chấp, đình công...
20


Về bảo hiểm :
Đến cuối năm 2017, tỉ lệ NLĐ tham gia BHXH, BHYT là 100%. CĐ Cty
cùng đại diện công đoàn chủ động soạn thảo và ký kết TƯLĐTT với những nội
dung có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật đồng thời giám sát việc
thực hiện của doanh nghiệp. Về quy chế dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ cơ
sở, CĐ tổ chức đối thoại định kỳ với người sử dụng lao động theo lịch và đối thoại
đột xuất linh động dưới nhiều hình thức như lồng ghép trong họp giao ban của Cty,
cử đại diện BCH gặp trực tiếp ban tổng giám đốc. Những cuộc đối thoại định kỳ và
đột xuất thường xuyên đã giúp cho BCH CĐCS kịp thời nói lên những nguyện
vọng, đề xuất, yêu cầu hợp lý của NLĐ; đồng thời cũng kịp thời tiếp thu những chủ
trương, chính sách mới của Cty để phổ biến, lan tỏa đến mọi nhân viên. Để chăm lo
bữa ăn ca cho NLĐ, Cty có nhà ăn khang trang với sức chứa tối đa 800 người, gắn
máy lạnh, tivi, quạt; trang thiết bị nấu bếp hiện đại, hợp tiêu chuẩn vệ sinh. Hiện tại,
nhà ăn đang phục vụ bình quân 360 suất ăn trưa và 100 suất ăn ca chiều với giá trị
mỗi bữa ăn là 35.000 đồng. CĐ cùng với doanh nghiệp tổ chức những chuyến tham

quan, nghỉ mát cho 100% số NLĐ với trị giá 4,5 triệu đồng/người, tạo điều kiện cho
NLĐ có thời gian nghỉ dưỡng, giao lưu, đoàn kết, gắn bó và đồng hành cùng với
Cty.
Về lương, thưởng, trợ cấp xã hội :

( nguồn : phòng tài chính kế toán )
Công đoàn quan tâm đến chế độ khen thưởng thường xuyên và đột xuất để
động viên, khuyến khích các cán bộ, nhân viên nỗ lực thi đua hoàn thành nhiệm vụ.
Duy trì thu nhập tăng thêm ngoài lương trung bình khoảng 1 triệu đồng/tháng/người,
21


góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị.
Hàng năm, công đoàn kết hợp với chính quyền tổ chức cho cán bộ, nhân viên đi thăm
quan, nghỉ mát tăng tính đoàn kết, gắn bó giữa các phòng ban.
Ban chấp hành công đoàn đã thực hiện tốt việc thăm hỏi, hiếu hỷ, ốm đau đối
với các đoàn viên công đoàn. Kịp thời động viên và trợ cấp cho đoàn viên khi gia
đình gặp khó khăn, tai nạn rủi ro hoặc nghỉ ốm dài ngày. Vào các dịp kỷ niệm ngày
thương binh liệt sĩ 27/7, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 công
đoàn đều cùng với Đảng ủy, Ban giám đốc tổ chức gặp mặt thân mật, thăm hỏi,
động viên và tặng quà những đoàn viên công đoàn trong diện gia đình chính sách.
Hàng năm, công đoàn đều tổ chức khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho
100% cán bộ, viên chức, người lao động, chú ý tầm soát phát hiện sớm bệnh ung
thư, bệnh nghề nghiệp. Trong nhiệm kỳ đã có 398 lượt đoàn viên công đoàn được
khám, kiểm tra sức khỏe.
Công ty đầu tư số tiền hàng trăm triệu đồng để xây dựng sân thi đấu, nhà thi
đấu, các trang thiết bị phục vụ các nhu cầu văn hóa của các bộ NLĐ. Các hoạt động
đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân được duy trì và cải
thiện. Hằng tháng Công đoàn, Giám đốc Cty tổ chức chúc mừng sinh nhật cho các
công nhân có ngày sinh trong tháng. Nhiều năm qua, nhân ngày doanh nhân Việt

Nam, Giám đốc gửi cho mỗi công nhân một lá thư cảm ơn và gửi quà mỗi người
100 nghìn đồng. Mỗi năm 1 lần, Cty phối hợp cùng tổ chức công đoàn cho toàn bộ
công nhân đi nghỉ mát 2 ngày. Đối với Công ty nhiều năm qua, nhân dịp kỷ niệm
Chiến thắng 30-4, Ngày Quốc tế Lao động 1-5 và Tháng Công nhân, Ban Giám đốc
đã phối hợp với Công đoàn Cty tổ chức “Ngày hội người lao động” với nhiều hoạt
động thiết thực nhằm cám ơn và khích lệ người lao động như: Tổ chức giải bóng đá,
thi kéo co, giao lưu văn nghệ quần chúng; trao thưởng cho các tập thể và cá nhân
tiêu biểu xuất sắc; tổ chức “bốc thăm trúng thưởng” cho CNLĐ với nhiều hiện vật
có giá trị như xe máy, tivi, tủ lạnh, máy giặt..
2.2.3 Công Đoàn công ty tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên và NLĐ
Hàng năm, công đoàn đều tổ chức khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho
100% cán bộ, viên chức, người lao động, chú ý tầm soát phát hiện sớm bệnh ung
22


thư, bệnh nghề nghiệp. Trong nhiệm kỳ đã có 398 lượt đoàn viên công đoàn được
khám, kiểm tra sức khỏe.
Công đoàn VIMES đã xây dựng kế hoạch và tổ chức “Tháng An toàn vệ sinh
lao động” hàng năm. Quan tâm, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động tại doanh
nghiệp, phối hợp với chính quyền tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn thực hiện an
toàn lao động cho đoàn viên công đoàn. 398 đoàn viên công đoàn đã được tập huấn
quy trình vệ sinh tay, quy trình làm việc phòng chống nhiễm khuẩn để phòng lây
nhiễm, phơi nhiễm; 153 đoàn viên công đoàn đã tham gia lớp tập huấn về công tác
phòng chống cháy nổ; 180 đoàn viên công đoàn được tập huấn và cấp chứng chỉ về
an toàn vệ sinh lao động..
Không chỉ vậy, hàng năm, công đoàn phối hợp với chính quyền phát động
phong trào “Tết trồng cây - vì một môi trường bệnh viện xanh - sạch - đẹp” tới toàn
thể các tổ công đoàn. 100% các tổ công đoàn tham gia đóng góp mua cây trồng
trong bệnh viện.
Cùng với các cấp, CĐ tại công ty thực hiện Chương trình “Nâng cao chất

lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”.
Vận động đoàn viên đóng góp 01 ngày lương vào quỹ “Đoàn viên về hưu, gặp hoạn
nạn” số tiền 176.600.000đ; quỹ “Mái ấm Công đoàn” trên 100 triệu, xây mới 03 nhà
và sửa chữa 03 nhà ở theo phân bổ của LĐLĐ thành phố và 01 nhà Mái ấm Công
đoàn làm công trình chào mừng Đại hội Công đoàn thành phố; tuyên truyền về biển,
đảo và biên giới trên đất liền trong cán bộ, đoàn viên, tuyên truyền bảo đảm trật tự
An toàn giao thông; văn hóa công sở và công nhân; tổ chức Gameshow giờ thứ 9….
Với sự tham mưu, chỉ đạo, đóng góp ý kiến của Công đoàn tại công ty. Các
bộ phận như hội đồng quản trị, ban giám đốc, công đoàn, đoàn thanh niên, cán bộ
quản lý đã từng bước quan tâm chỉ đạo, phát huy tốt quyền làm chủ của người lao
động, như: Việc công khai, dân chủ về kế hoạch sản xuất kinh doanh; chế độ chính
sách có liên quan đến người lao động; nội quy, quy chế của doanh nghiệp; công
khai tài chính, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội; xây dựng quy chế phối hợp
giữa công đoàn với lãnh đạo doanh nghiệp, ký TƯLĐTT....Nhờ vậy, quyền và lợi
ích chính đáng của người lao động được đảm bảo. Ngoài ra, công ty còn khắc phục
khó khăn, chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, áp dụng thành tựu
23


khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo
môi trường an toàn, vệ sinh cho người lao động. Nhờ vậy, nhiều năm qua trong
ngành không xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào.
Trong những năm qua, hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ đạt
nhiều kết quả. Công đoàn công ty đã bàn bạc và thống nhất triển khai các mô hình
vào hoạt động công đoàn là việc làm rất cần thiết. Đồng thời, để mô hình hoạt động
có hiệu quả thì việc nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn là vô cùng quan trọng,
nhằm triển khai mô hình đến với đoàn viên để thực hiện đạt kết quả. Để triển khai,
Công đoàn đã xây dựng hướng dẫn mô hình “Nơi làm việc không có khói thuốc lá”
và mô hình “Tổ chức Công đoàn không có đoàn viên là người gây bạo lực gia đình”
để triển khai đến các CĐCS đăng ký và phát động thi đua thực hiện.

Với những hoạt động thiết thực của phong trào xây dựng đời sống văn hoá
trong CNVCLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, trình độ dân trí, mức
hưởng thụ văn hoá của CNVCLĐ ngày càng được cải thiện tốt hơn đã tạo môi
trường sống và làm việc lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, từng bước góp phần
nâng cao đời sống văn hoá ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
2.2.4 Công tác thi đua, khen thưởng của Công Đoàn
Triển khai mý mô hình “Nơi làm việc không khói thuốc lá”. Qua kiểm tra,
các đơn vị đăng ký đều thực hiện đảm bảo 9 tiêu chí và 6 bước như hướng dẫn đã
đề ra. Kết quả thực tế sau thời gian triển khai mô hình đã không có CNVCLĐ hút
thuốc lá tại nơi làm việc. Số CNVCLĐ nghiện thuốc lá giảm hút tiến tới cai được,
không có thêm người hút thuốc lá. Còn với mô hình “Tổ chức Công đoàn không có
đoàn viên là người gây bạo lực gia đình”. Có 65 CĐCS đăng ký xây dựng
9 tiêu chí :
1. Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người qua lại trong
cơ quan.
2. Có treo biển cấm hút thuốc lá trong phòng họp, phòng làm việc, phòng ăn,
hành lang, cầu thang và các khu vực công cộng khác trong cơ quan có quy định cấm
hút thuốc lá. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, được treo hoặc đặt ở những vị trí
dễ quan sát.
3. Có kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
24


4. Có tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
5. Không có hiện tượng mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong
khuôn viên cơ quan.
6. Không có các vật dụng liên quan đến việc hút thuốc như gạt tàn, bật lửa
trong phòng họp, phòng làm việc…
7. Không nhận sự hỗ trợ hoặc tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các công ty
thuốc lá hay các tổ chức liên quan đến công ty thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.

8. Đưa nội dung không hút thuốc lá vào tiêu chí thi đua của cán bộ, công chức
9. Không có hiện tượng hút thuốc, đầu mẩu thuốc lá tại các khu vực cấm hút
thuốc của cơ quan, đơn vị.
6 bước :
Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo
Bước 2: Khảo sát hiện trạng nơi làm việc trước khi triển khai
Bước 3: Xây dựng nội quy và kế hoạch thực hiện
Bước 4: Phổ biến nội quy
Bước 5: Triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ
Bước 6: Giám sát, đánh giá kết quả hoạt động
Công đoàn phối hợp với các chuyên môn đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước và được 100% công nhân viên chức người lao động hưởng ứng tích cực. Qua
các phong trào, đã có nhiều tấm gương “người tốt việc tốt”, “lao động giỏi”... được
tuyên dương, khen thưởng. Nhiều tập thể, cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến
cấp ngành, được Chính phủ và thành phố khen thưởng. Với đội ngũ cán bộ công
đoàn nữ chiếm hơn 80% nên hoạt động của Ban nữ công được công đoàn đặc biệt
quan tâm. Trong 5 năm qua, đã có 1.204 lượt cá nhân đạt danh hiệu “giỏi việc nước,
đảm việc nhà”, 128 cá nhân đạt danh hiệu “người tốt việc tốt” cấp ngành, 1.145 lượt
cán bộ nhân viên được khen gia đình công nhân viên chức tiêu biểu bệnh.
Với những hoạt động thiết thực của phong trào xây dựng đời sống văn hoá
trong CNVCLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, trình độ dân trí, mức
hưởng thụ văn hoá của CNVCLĐ ngày càng được cải thiện tốt hơn đã tạo môi
trường sống và làm việc lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, từng bước góp phần
nâng cao đời sống văn hoá ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
25


×