Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường thái lan của công ty cổ phần thú y xanh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.5 KB, 49 trang )

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Việt Nam
trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế bằng chủ trương, chính sách
đúng đắn và bước đi phù hợp đã đem lại những kết quả thắng lợi quan trọng.
Việc hội nhập, hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước trong khu vực và trên
Thế giới giúp nâng cao vị thế cạnh tranh và đẩy mạnh sức bậc phát triển của
Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam tham gia vào tổ chức Thương Mại
WTO mở ra nhiều cơ hội giao thương với các nền kinh tế đa dạng, phong phú.
Hòa cùng với xu thế phát triển của thời đại các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các công ty xuất nhập khẩu nói riêng và công ty cổ phần Thú Y
Xanh đang nỗ lực trong hoạt động kinh doanh để có thể đứng vững trên
thương trường đầy tính cạnh tranh này.
Tham gia hoạt động Thương mại quốc tế đem lại rất nhiều cơ hội và
thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Trước hết là phát huy những lợi thế so
sánh của nền kinh tế nước ta về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên. Mặt khác, sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã giúp Việt
Nam tiếp thu được những thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới giúp Việt
Nam phát triển nền kinh tế, hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước. Hơn nữa tham gia Thương mại quốc tế sẽ đem lại nguồn lợi
nhuận rất lớn cho đất nước và các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động Thương mại quốc tế ẩn chứa rất nhiều rủi ro, có
thể gây ra nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp. Tham gia Thương mại quốc
tế mang lại nguồn lợi nhuận cao nhưng thực tiễn cho thấy lợi nhuận càng cao
thì rủi ro càng lớn. Có thể kể đến một số rủi ro mà các doanh nghiệp nhập
khẩu gặp phải như: rủi ro do sự biến động về giá cả,cung cầu trên thị trường;
rủi ro từ môi trường kinh tế, chính trị , pháp luật; rủi ro do đối tác; rủi ro trong
thanh toán quốc tế
1
Mấy năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hết sức sôi động,
có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Trong đó có lĩnh vực


thuôc thú y, thức ăn chăn nuôi phục vụ cho ngành chăn nuôi trong nước. Các
trang trại lớn được hình thành từ các hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân ngày
càng được nhân rộng về cả số lượng và quy mô. Nhưng thực tế do thiên tai,
khí hậu trong nước những năm gần đây thường bất thường, các dịch lở mồm
long móng xảy ra ở lợn trâu bò, H5N1, dịch tai xanh ở lợn Vì vậy nhu cầu
các loại thuốc thú y ngày càng cấp thiết, nhưng vì chất lượng và số lượng
thuốc trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, không để lỡ cơ hội này các
doanh nghiệp Việt Nam đã bắt tay ngay vào cuộc, họ đã tìm các nguồn hàng ở
các nước trên khu vực để nhập khẩu và phân phối trong nước. Doanh thu từ
khoản lợi nhuận này rất lớn, song rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải cũng
không hề nhỏ, uy tín của các doanh nghiệp cũng bị giảm sút. Chẳng hạn như
từ năm 2007- 2009 những rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải như: do cung
cầu thị trường, giá cả thị trường; môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật; rủi
ro từ phía đối tác; trong quá trình vận chuyển
Trước tình hình trên các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thú y nói chung
và công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam cần đưa ra các giải pháp nhằm
phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề
Trên cơ sở đánh giá quá trình hoạt động và phát triển của các doanh
nghiệp nhập khẩu Thú Y Xanh Việt Nam những năm gần đây cùng với việc
nghiên cứu các rủi ro và tổn thất mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá
trình thực hiện hợp đồng, em lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp là: “Phòng
ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ
thị trường Thái Lan của công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam”. Trong bài
viết này em sẽ nghiên cứu về tiềm năng và triển vọng của lĩnh vực nhập khẩu
thuốc thú y giai đoạn hiện nay và trong tương lai, chủ yếu là nghiên cứu về
các rủi ro thường gặp trong quá trình nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường Thái
2
Lan của công ty Cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam, đồng thời đề ra các giải
pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế tổn thất mà các rủi ro đó gây ra.

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung đi sâu nhận dạng, phân tích
và tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân về rủi ro và tổn thất mà doanh nghiệp
Thú Y Xanh gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu trong
thời gian qua và nguyên nhân của chúng. Tức là giải quyết vấn đề:
(1) Rủi ro mà doanh nghiệp Thú Y Xanh gặp phải trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu từ thị trường Thái Lan là gì?
(2) Tổn thất mà các rủi ro đó mang lại là gi? Mức độ tổn thất như thế
nào?
(3) Nguyên nhân phát sinh những rủi ro đó là gì?
Từ đó đề ra những giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm phòng ngừa và
hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thú y trong tương lai.
Đồng thời đưa ra một số kiến nghị mang tính định hướng đối với các cơ quan
quản lý chuyên ngành nhằm tạo ra một sự phối hợp đồng bộ mang lại hiệu
quả cao trong hoạt động nhập khẩu thuốc thú y cho các doanh nghiêp.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi doanh nghiệp Thú Y Xanh Việt Nam
về những rủi ro và tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
trong thời gian qua và trong thời gian tới. Từ đó đánh giá khái quát về thực
trạng và nguyên nhân những rủi ro và tổn thất để có những cơ sở nêu nên
những giải pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong tương lai.
Thời gian nghiên cứu: 2007 – 2009
Không gian nghiên cứu: nghiên cứu trong phạm vi doanh nghiệp Thú Y
Xanh Việt Nam.
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung vấn đề nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm
1.5.1.1 Khái niệm rủi ro
3
1.5.1.1.1 Khái niệm
Có nhiều định nghĩa đưa ra về rủi ro theo những cách tiếp cận khác

nhau. Nhưng về cơ bản các định nghĩa đều cho rằng: rủi ro là những sự kiện
bất ngờ ngoài sự mong đợi của con người và gây ra những thiệt hại cho cong
người trong các hoạt động của mình. Mặc dù rủi ro là những sự kiện khách
quan nằm ngoài mong muốn của con người nhưng con người hoàn toàn có thể
kiểm soát được ở những mức độ khác nhau, từ đó có những biện pháp hạn chế
tối đa những tổn thất do rủi ro mang đến.
Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Bất ngờ là con người không thể
lường trước được một cách chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm
bất kỳ trong tương lai và bất kỳ ở đâu
Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất. Khi rủi ro xảy ra, luôn để lại
những hậu quả (có thể là hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng,
hậu quả trực tiếp hoặc hậu quả gián tiếp)
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi. Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất
ngờ và vì thế, nó là điều không được mong đợi của mọi người trong mọi hoạt
động.
1.5.1.1.2 Phân loại rủi ro
Xuất phát từ những mục đích và hướng tiếp cận khác nhau, người ta có
thể phân chia rủi ro trong kinh doanh nói chung và thương mại quốc tế nói
riêng thành các loại khác nhau dựa trên những dấu hiệu (tiêu chí phân loại)
khác nhau.
 Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro, chia ra: Rủi ro cơ bản (là
những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con
người) và rủi ro riêng biệt (là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan
và khách quan liên quan đến hành vi của con người).
 Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô, chia ra: Rủi ro
kinh tế (do các yếu tố kinh tế gây ra), rủi ro chính trị (do các yếu tố thuộc về
thể chế chính trị gây ra), rủi ro pháp lý (do sự thay đổi luật pháp, các quy tắc,
4
tập quán…), rủi ro cạnh tranh (do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm
mới…), rủi ro thông tin (thông tin sai lệch, thiếu…).

 Dựa vào phạm vi được bảo hiểm, chia ra: Rủi ro được bảo hiểm (là
những rủi ro được ghi trong các hợp đồng bảo hiểm, trong đó lại được chia
nhỏ hơn thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt), rủi ro không được bảo
hiểm (là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểm bồi thường khi có
tổn thất xảy ra, lại được chia nhỏ hơn thành rủi ro loại trừ và rủi ro không
thoả thuận).
 Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp
thương mại quốc tế, chia ra: Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết
hợp đồng (là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đàm phán
và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế), rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất
khẩu (là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất khẩu, gồm cả
thu gom, sản xuất, gia công, tái chế), rủi ro trong giao nhận hàng hoá (là
những rủi ro xảy ra xảy ra trong quá trình giao nhận đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu); rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hoá (là những
rủi ro xảy ra xảy ra trong quá trình), rủi ro trong thanh toán tiền hàng (là
những rủi ro xảy ra xảy ra trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
tiền hàng, tiền bảo lãnh, tiền đặt cọc…), rủi ro trong khiếu nại và giải quyết
khiếu nại (là những rủi ro xảy ra xảy ra trong quá trình thực hiện việc khiếu
nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế) và các rủi ro khác.
Nói đến rủi ro là phải luôn nói đến những tổn thất mà rủi ro mang lại.
Đối với tổn thất người ta thường dựa vào các dấu hiệu sau để phân loại:
 Dựa vào mức độ của tổn thất, chia ra: Tổn thất toàn bộ, tổn thất bộ
phận
 Dựa vào tính chất của tổn thất, chia ra: Tổn thất riêng, tổn thất
chung
5
 Dựa vào đối tượng bị thiệt hại, chia ra: Tổn thất hữu hình (là những
thiệt hại về tài sản, hàng hoá, tiền bạc…), tổn thất vô hình (là những tổn thất
về tinh thần, uy tín trong kinh doanh).
1.5.1.2 Khái niệm nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu

1.5.1.2.1 Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua
hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà
sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong
nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của
IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và
đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục
cán cân phi thương mại.
1.5.1.2.1 Khái niệm hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa
hàng hóa về nước mình nhằm mục đích tiêu dùng trong nước, hoặc phuc vụ
các ngành sản xuất, chế biến trong nước.
1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nhận dạng, phân tích, tìm nguyên nhân rủi ro
xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường
Thái Lan của công ty cổ phần Thú Y Xanh với năm nghiên cứu mới, với số
liệu mới, từ đó xây dụng giải pháp phòng ngừa.
1.5.2.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và những rủi ro thường
gặp
1.5.2.1.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
1.5.2.1.1.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu là công cụ quản lý của nhà nước đối với một mặt
hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước. Tại Việt Nam hiện nay hầu hết các
mặt hàng không cần phải xin giấy phép nhập khẩu, chỉ có một số ít hàng hóa
phải xin giấy phép nhập khẩu và một số ít hàng hóa nhập khẩu theo hạn
6
ngạch. Khi muốn nhập khẩu loại hàng hóa trong danh mục hàng hóa nhập
khẩu phải có giấy phép của chính phủ, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập
khẩu trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
1.5.2.1.1.2 Mở L/C (nếu cần)

Nếu như hai bên chọn phương thức thanh toán bằng L/C thì mở L/C là
một bước rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Mở L/C giống như
một lời cam kết sẽ nhận được hàng và thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp
nhập khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, trước khi mở L/C , người
mua cần kiểm tra để chắc chắn là người bán có hàng để giao và chắc chắn
người bán sẽ giao hàng.
Thanh toán bằng thư tín dụng là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay bởi tính an toàn và công bằng của nó đối với cả hai bên. Tuy nhiên
thanh toán bằng thư tín dụng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro. Do vậy khi
mở L/C cần chú ý đến sự phù hợp của chứng từ đối với L/C, doanh nghiệp
cần chú ý đến sự phù hợp của chứng từ đối với L/C, sự chính xác của L/C để
tránh mọi sự tu chỉnh có thể dẫn đến sự chậm trễ trong giao hàng hoặc mất
chi phí tu chỉnh.
1.5.2.1.1.3 Thuê phương tiện vận tải
Đây không phải là bước bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.
Hiện nay có rất nhiều phương thức vận tải như: đường biển, đường sắt, đường
bộ, đường hàng không Khi lựa chọn thường dựa vào các căn cứ dưới đây:
- Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng: Nếu trong hợp đồng quy
định điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người mua phải
có trác nhiệm thuê phương tiện vận tải
- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa: Tùy theo
đặc điểm hàng hóa, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển mà các doanh
nghiệp có thể lựa chọn phương tiện vận tải. Ví như hàng hóa có khối lượng
lớn, cồng kềnh hoặc các loại hàng hóa khô, hàng bách hóa thì nên sử dụng
7
phương tiện vận tải biển, còn đối với hàng hóa nhẹ, giá trị cao thì nên dùng
phương tiện vận tải hàng không.
- Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng dời hay hàng đóng trong
container, là hàng hóa thông dụng hay hàng hóa đặc biệt. Vận chuyển trên
tuyến đường đặc biệt hay tuyến đường thông dung, vận tải một chiều hay vận

tải hai chiều
1.5.2.1.1.4 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Bảo hiểm thực chất là sự cam kết của người bảo hiểm bối thường
cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại đối với đối
tượng bảo hiểm. Mua bảo hiểm cho hàng hóa không thể tránh được rủi ro
nhưng có thể giảm thiểu được thiệt hại xảy ra. Để quyết định có nên mua bảo
hiểm không, mua bảo hiểm loại nào, các doanh nghiệp thường căn cứ vào :
- Điều kiện giao hàng: Theo quy định của Incoterm thì điều kiện giao
hàng CIF hay CIP thì người bán có trách nhiêm phải mua bảo hiểm, tuy nhiên
người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu – điều
kiên C.
- Hàng hóa mua bán cũng là một căn cứ quan trọng để quyết định mua
bảo hiểm. Nếu lô hàng có giá trị lớn, dễ bi ảnh hưởng bởi vận chuyển thì mặc
dù điều kiện giao hàng là CIF hay là CIP người bán vẫn có thể mua bảo hiểm
và mua theo điều kiện A, ngược lại, những lô hàng có giá trị nhỏ, ít bị ảnh
hưởng bởi điều kiện vận chuyển thì người mua có thể mua bảo hiểm với điều
kiện thấp hơn.
- Điều kiện vận chuyển như tuyến đường vận chuyện, loại phương
tiện vận chuyển, chất lượng phương tiện vận chuyển, loại bao bì, điều kiện
bốc dỡ cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng hàng hóa. Vì vậy
nhà nhập khẩu cần xem xét yếu tố này trước khi mua bảo hiểm.
1.5.2.1.1.5 Thủ tục hải quan
Mỗi quốc gia có quy định riêng về thủ tục hải quan. Theo quy định của
luật pháp Việt Nam thì thủ tục bao gồm 3 bước sau:
8
-Khai và nộp tờ hải quan: Hàng hóa nhập khẩu khi về đến cửa khẩu phải làm
thủ tục nhập khẩu trong vong 30 ngày kể từ ngày hàng về tới cửa khẩu. Việc
kê khai hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai do Tổng cục Hải quan quy
định. Hình thức kê khai truyền thống là đến cơ quan hải quan để thực hiện,
hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kê khai bằng hải

quan điện tử.
-Xuất trình hàng hóa: là việc đưa hàng hóa đến địa điểm quy định để kiểm tra
thực tế hàng hóa. Có ba hình thức kiểm tra: miễm kiểm tra đối với hàng hóa,
kiểm tra đại diện và kiểm tra toàn bộ.
-Nộp thuế và thực hiện các quyết định hải quan: sau khi kiểm tra hàng hóa sẽ
đưa ra các quyết định sau:
• Cho phép hàng hóa thông
quan
• Cho phép hàng hóa thông quan có điều kiện sử chữa, khắc phục lại, nộp
thuế.
• Cấm không cho nhập khẩu
1.5.2.1.1.6 Nhận hàng nhập khẩu
Khi hàng hóa đến nơi giao hàng doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ
nhận hàng. Việc nhận hàng phải tiến hành nhanh chóng, vì nó ảnh hưởng đến
kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác nếu chậm trễ thì doanh ngiệp
sẽ bi phạt nếu hợp đồng quy đinh và chịu chi phí lưu kho
1.5.2.1.1.7 Kiểm tra hàng nhập khẩu
Sau khi nhân được hàng các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra hàng
hóa xác nhận hàng hóa có phù hợp trong quy định của hợp đồng. Việc kiểm
tra nhập khẩu do yêu cầu của Chính Phủ nước nhập khẩu hoặc do yêu cầu của
doanh nghiệp nhập khẩu. Mục đích kiểm tra hàng hóa là bảo vệ quyền lợi của
người nhập khẩu, làm cơ sở cho việc khiếu nại. Để bảo vệ cho người nhập
khẩu việc kiểm tra được thực hiện ở cảng dỡ hàng, việc kiểm tra thường do
9
công ty giám định như SGS, INTERTEK tiến hành. Kết quả kiểm tra phải
được lập thành văn bản, có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan kiểm tra.
1.5.2.1.1.8 Thanh toán
Thanh toán là một khâu rất quan trọng trong quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu, nó quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh
doanh. Nhưng thanh toán lại là khâu dễ xảy ra rủi ro nhất trong quá trình thực

hiện hợp đồng. Trong thực hiện hợp đồng cả hai bên đều muốn nắm quyền
chủ động trong thanh toán. Mỗi phương thức thanh toán có ưu và nhược điểm
riêng:
- Thanh toán bằng tiền mặt
- Thanh toán bằng chuyển tiền
- Thanh toán bằng nhờ thu
- Thanh toán bằng thư tín dung
Trong đó thanh toán bằng thư tín dung (L/C) và phương thức thanh toán
chuyển tiền (T.T) được sử dụng phổ biến nhất.
1.5.2.1.1.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực
hiện hợp đồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các
giải pháp mang tính pháp lý thỏa mãm hay không thỏa mãm yêu cầu của bên
khiếu nại. Thời gian khiếu nại, cách thức khiếu nại được quy định rõ trong
hợp đồng.
1.5.2.2 Những rủi ro thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng
1.5.2.2.1 Rủi ro do sự biến động của giá cả cung cầu, giá cả thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự biến động về cung cầu, giá cả
hàng hóa là không thể tránh khỏi, do đó các doanh nghiệp khi tham gia vào
kinh doanh rất dễ gặp rủi ro do giá cả thay đổi.
Người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu khi giá hàng hóa tăng lên
sau khi ký hợp đồng. Nguyên nhân là do người bán không thể gom đủ hàng
hoặc do chi phí của người bán bỏ ra quá lớn so với lợi nhuận thu được. Khi đó
10
người mua bị thiệt hại về nhiều mặt như lỡ kế hoạch sản xuất, không thực
hiện hợp đồng với bạn hàng trong nước, mất uy tín với khách hàng,bị phạt do
không thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp ngược lại, sau khi ký hợp đồng mà giá hàng hóa mà
giảm đi so với giá ký hợp đồng. Người nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc
tiêu thụ hàng hóa, thậm chí có thể bị lỗ.

1.5.2.2.2 Rủi ro từ môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp.
Hoạt đông thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố của
môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật trong nước cũng như quốc gia đối tác.
Do đó những biến đông về kinh tế, chính trị, pháp luật như đình công, chiến
tranh, cấm vận thì cả người bán và người mua đều có thể gặp rủi ro.
Tại nước xuất khẩu ảy ra chiến tranh, bạo động đình công hoặc nội
chiến khiến người bán khó khăn trong việc chuẩn bị hàng hoặc vận chuyển,
giao hàng, nếu là nước nhập khẩu thì người mua không thể nhân được hàng.
Khi chính phủ nước nhập khẩu thay đổi chính sách nhập khẩu, cấm vận hoặc
hạn chế nhập khẩu một mặt hàng nhất định, hoặc thay đổi thủ tục hải quan có
thể khiến cho người nhập khẩu không thể đưa hàng vào trong nước, không thể
sản xuất kinh doanh.
Trong những trường hợp này tổn thất của người mua là rất lớn. Bên cạnh
những tổn thất có thể đo lường được như chi phí bỏ ra thực hiện hợp đồng hay
chi phí phạt do không thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp còn mất cơ hội kinh
doanh, hay mất uy tín với khách hàng.
Khi thay đổi tỷ giá hối đoái có thể mang nhiều rủi ro choa cả hai bên, khi
tỷ giá tăng lên, đồng tiền trong nước mất giá doanh nghiệp nhập khẩu sẽ mất
đi nhiều chi phía hơn cho việc thanh toán. Hay khi nhà nước thắt chặt ngoại
tệ, không cho thanh toán bằng ngoại tệ ra nước ngoài thì doanh nghiệp không
thể thanh toán tiền hàng dẫn đến mất uy tín với khách hàng.
1.5.2.2.3 Rủi ro do đối tác.
11
Trong thực tế nhiều trường hợp người mua bị lừa đảo, do không tìm hiểu
kỹ về đối tác. Một số rủi ro từ phía người bán mà người mua có thể gặp phải
như: người bán mạo danh, giao chứng từ giả, giao hàng giả những rủi ro này
gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có biện pháp
phòng ngừa sớm, có nhiều doanh nghiệp bị phá sản do bị đối tác lừa.
1.5.2.2.4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế.
Một trong những lo ngại lớn nhất của người nhập khẩu là khi đã trả tiền

mà không nhận được hàng. Hiện nay, phần lớn các hợp đồng thương mại
thường chọn đô la Mỹ làm đồng tiền thanh toán. Điều này tăng nguy cơ cho
các bên do phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Có rất nhiều phương thức thanh toán phương phương thức phổ biến nhất là
phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C bởi tính an toàn và công bằng
của nó. Song không phải là không có rủi ro, một số nguyên nhân điển hình
dẫn đến những rủi ro trong thanh toán L/C như:
- Giả mạo chứng từ trong thanh toán của người bán: ngân hàng thanh toán
cho người bán chỉ dựa trên bộ chứng từ được xuất từ mà không kiểm tra hàng
hóa được giao nhận. Trong trường hợp người bán xuất trình chứng từ giả thì
người mua vẫn phải thanh toán cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã thanh
toán cho người hưởng lợi.
Khi cần có sự điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng thì người mua
phải điều chỉnh L/C. Việc điều chỉnh sửa đổi L/C vừa gây mất chi phí vừa
mất thời gianvà có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc xuất trình L/C và thời
gian giao hàng.
1.5.2.2.5 Rủi ro trong vận chuyển
Hàng hóa trong thương mại quốc tế phải vận chuyển qua một quãng đường
dài từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, do đó rất dễ gặp các rủi ro trên
đường vận chuyển, nhất là ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như bão lũ, động
đất có thể ảnh hưởng đến lịch trình vận chuyển, ảnh hưởng đến thời hạn giao
hàng. Một số loại rủi ro, tổn thất thường xảy ra trên đường vận chuyển như:
12
• Hàng hóa bị hư hại, suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển do
không được bảo quản tốt.
• Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như thiên tai, bão lũ, động đất
nên người vận chuyển phải vứt bỏ hàng hóa hoặc thời gian vận chuyển kéo
dài hơn so với quy định trong hợp đồng. Vì là trường hợp bất khả kháng nên
thiệt hại thuộc về người mua. Hay do không tìm hiểu kỹ tàu nên người bán
hoặc người mua thuê những con tàu quá cũ, không đủ tiêu chuẩn vận chuyển

nên xảy ra tai nạn trên đường đi
1.5.2.2.6 Rủi ro chất lượng hàng hóa trong quá trình kiểm tra nhận hàng
tại cảng
Do chủ quan nên một số doanh nghiệp đã không chú ý đến khâu kiểm tra
hàng hóa khi nhận hàng ở cảng, tin cậy quá mức vào phía cơ quan kiểm tra và
phía đối tác. Vì vậy khi hàng vận chuyển về tới kho mới phát hiện hàng có
chất lượng kém, không đúng mẫu mã, chủng loại như trong hợp đồng. Rủi ro
được chuyển giao cho người mua tại “ lan can”, vì vậy bên mua phải chịu
thiệt hại, tổn thất.
13
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích
thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
Đề tài được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận về kỹ thuật ngoại
thương, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với quá trình nghiên cứu đề tài. Việc thu thập dữ liệu thường tốn nhiều thời
gian, công sức và chi phí; do đó cần phải lựa chọn phương pháp thu thập dữ
liệu thích hợp.
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này, em tiến hành thu thập
dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
 Dữ liệu sơ cấp: em tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hai
phương pháp: Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phương pháp điều tra
thông qua bảng câu hỏi.
 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Với phương pháp này em trực
tiếp đến doanh nghiệp nhập khẩu Thú Y Xanh Việt Nam để phỏng vấn sâu
các khách thể tham gia vào thực hiện hợp đồng nhâp khẩu của công ty như:
phó giám đốc kinh doanh, trưởng phòng, nhân viên kinh doanh xuất nhập
khẩu, nhân viên thu mua. Phỏng vấn để tìm hiểu cac rủi ro và tổn thất của

doanh nghiệp thường gặp phải trong qua trình thực hiện hợp đồng, đặc biệt là
các giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra.
Cụ thể sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong quá trình
nghiên cứu đề tài “ Phòng ngừa rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu
14
thuốc thú y từ thị trường Thái Lan của công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt
Nam”
- Bước 1: Xây dựng kịch bản phỏng vấn:
+ Đưa ra dự trù về thời gian, địa điểm, đối tượng phỏng vấn: Đối tượng
phỏng vấn ở đây là: Trưởng phòng, nhân viên xuất nhập khẩu, trưởng phòng
bộ phận tài chính…
+ Chuẩn bị bảng câu hỏi: Các câu hỏi phải liên quan chặt chẽ đến vấn
đề nghiên cứu và phù hợp với đối tượng được hỏi.
- Bước 2: Phỏng vấn:
+ Thông báo trước cho người được phỏng vấn, hẹn gặp.
+ Tiến hành phỏng vấn theo kịch bản phỏng vấn đã xây dựng hoặc tuỳ
thuộc quá trình phỏng vấn, các phát hiên mới mà có thể đưa ra thêm các câu
hỏi để hiểu sâu hơn vấn đề.
- Bước 3: Viết biên bản phỏng vấn:
Tổng kết các kết quả phỏng vấn được, ghi rõ thời gian, địa điểm, đối
tượng phỏng vấn.
 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra :
Để làm rõ hơn vấn đề mà thông tin từ phỏng vấn chuyên gia chưa rõ thì
ta có thể sử dụng phiếu điều tra, cụ thể:
- Xác định mục đích điều tra: làm rõ rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ thị trường Thái Lan của công ty.
- Xác định đối tượng điều tra: Một số cán bộ lãnh đạo và nhân viên
trong công ty. Từ đó xác định số lượng phiếu điều tra sẽ phát (phát 10 phiếu)
Xây dựng nội dung phiếu điều tra: Nội dung phiếu điều tra sẽ được chia
thành nhiều mục nhỏ, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến vấn đề

rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng tại các doanh nghiệp.
- Phát và thu hồi phiếu điều tra, trên cơ sở những phiếu điều tra đã thu
thập được tiến hành tổng hợp và phân tích.
15
Mục đích sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp là nhằm nhận dạng, phân tích,
tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
thủy sản là gì? Và mức độ tổn thất là như thế nào? Từ đó, xây dựng giải pháp
phòng ngừa và hạn chế hiệu quả nhất.
 Dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu thông qua các báo cáo kinh doanh
của ngành, báo cáo hoạt động xuất khẩu của ngành, tài liệu thống kê, các công
trình khoa học đã thực hiện, qua Internet…
Mục đích sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là nhằm tìm hiểu về năng lực
và tình hình hoạt động kinh doanh của ngành chăn nuôi nói chung và các
doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thú y nói riêng. Qua đó có thể thấy được
nguyên nhân của rủi ro từ bản thân công ty hay môi trường bên ngoài
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu, xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu thì tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu đó. Việc
phân tích, xử lý dữ liệu là rất quan trọng. Các phương pháp phân tích dữ liệu
được sử dụng như:
 Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu: Sau khi thu thập dữ liệu
cho đề tài em tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các năm để từ đó đánh giá
hiệu quả hoạt động kính doanh của doanh nghiệp nói riêng và của ngành chăn
nuôi nói chung, đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành trong mấy năm qua;
đặc biệt là đánh giá mức độ tổn thất mà rủi ro gây ra đối với doanh nghiệp
nhập khẩu thuốc thú y Việt Nam.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu:
Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được theo các phương pháp trên, tư các
tài liệu khác như: Internet, sách, báo, báo cáo tài chính, website của công ty…
tiến hành phân tích, tổng hơp và đưa ra các kết quả nghiên cứu.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố

môi trường đến vấn đề nghiên cứu.
2.2.1 Khái quát về công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam.
16
Công ty cổ phần Thú Y Xanh Việt Nam là công ty thành viên thuộc
Tổng công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái. Được thành lập từ năm 2002, Công
ty Cổ phần Thú y Xanh Việt Nam mà tiền thân của nó là công ty TNHH
Thú y Xanh VN với các lĩnh vực hoạt động chính hiện nay là cung cấp các
sản phẩm thuốc thú y dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuốc thú y thuỷ
sản, phụ gia dùng trong ngành chế biến thức ăn gia súc, giết mổ và chế biến
thực phẩm sạch, cung ứng các trang thiết bị dùng trong chăn nuôi, tất cả
lĩnh vực kinh doanh của công ty đều kiên định theo con đường đã chọn – “con
đường an toàn sinh học”
* Mục tiêu dài hạn của công ty.
• Kiên định với hướng phát triển “công nghệ Xanh” an toàn sinh học
– phát triển bền vững vì sức khoẻ cộng đồng
• Đến năm 2010 tức là sau 10năm hoạt động, sẽ phấn đấu trở thành
công ty dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi tại
Viêt Nam
• Phát triển đa ngành nghề, khép kín– phát triển theo hướng tập đoàn
trong ngành chăn nuôi Việt Nam
* Lĩnh vực công ty nhập khẩu
 Thuốc thú y
 Thuốc thú y thủy sản
 Phụ gia thức ăn gia súc
 Dụng cụ trang thiết bị dùng trong chăn nuôi
* Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp
17
Với gần 200 nhân viên, Công ty CP Thú Y Xanh Việt Nam đã xây
dựng được mạng lưới phân phối bán sỉ rộng khắp trên phạm vi cả nước.Công
ty CP Thú Y Xanh Việt Nam kế hoạch phát triển 9 đơn vị thành viên - hiện tại

đang có 5 đơn vị được hình thành và đang phát triển trên toàn quốc. Với định
hướng chiến lược đúng đắn, Công ty CP Thú Y Xanh Việt Nam đã và đang
đạt tốc độ tăng trưởng liên tục đạt trên 40%/ năm.
* Trụ sở của công ty
Địa chỉ: 186 Trường Chinh-Đống Đa-Hà Nội-Việt Nam
Tel: (84.4) 565 92340/ 5659099 Fax: (84.4) 565 9088
Email : info@phuthaigroup.
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu
2.2.2.1. Nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp
• Chính sách quản lý của chính phủ
Chính phủ quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu. Khi nhà nước thắt chặt, hạn
chế không cho đồng ngoại tệ ra ngoài nước, doanh nghiệp sẽ không có đủ
lượng ngoại tệ cần thiết khi thanh toán, doanh nghiệp không thực hiện được
nghĩa vụ của mình và có thể bị khiếu nại.
18
BAN
GIÁM
ĐỐC
GIÁM C
PHÓ GIÁM
ĐỐC
GREEN
VET
GREEN
PHARMA
GREEN
FARM
GREEN
FEED

GREEN
TECH
KHỐI
VĂN
PHÒNG
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
TRƯỞNG
PKD
CHI
NHÁNH
HÀ NỘI
CHI
NHÁNH
TP HCM
ĐẠI LÝ/
TRẠI
ĐẠI LÝ/
TRẠIĐẠI
TRƯỞNG
PKD
ĐẠI LÝ
TRƯỞNG
PKD
TRẠI
PHỤ
TRÁCH
NHÀ
MÁY

TRƯỞNG
PKD
ĐẠI LÝ
TRƯỞNG
PHÒNG
NHÂN
VIÊN
PHỤ
TRÁCH
SX
• Tình hình chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế.
Hoạt động nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ pháp luật
trong nước và quốc tế. Luật trong nước ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
như: loại hàng hóa được phép nhập khẩu, loại hàng hóa phải có giấy phép
nhập khẩu, loại nào bị cấm, quy định về thủ tục hải quan Việc hiểu đúng luật
sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động nhanh hơn, chính xác hơn, và là căn cứ quan
trọng trong trường hợp có tranh chấp.
Chính trị cũng là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động nhập khẩu. Chính
trị ổn định thì mới đảm bảo cho các hoạt động diễn ra bình thường, nếu chính
trị bất ổn định như xảy ra chiến tranh, bạo động, đình công thì sẽ cản chở việc
thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp.
• Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quốc gia.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng của quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và doanh nghiệp nhập
khẩu nói riêng. Nó tạo điều kiện cho các hoạt động của doanh nghiệp thực
hiện nghiệp vụ thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm công sức và thời gian.
• Cạnh tranh
Yếu tố cạnh tranh bao gồm cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Sự cạnh
tranh là động lực cho doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên sự cạnh tranh quá
khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí còn phá sản. Nếu trong

nước có nhiều doanh nghiệp cùng nhập một mặt hàng, rất dễ xảy ra sự tranh
dành nguồn cung cấp hàng hóa cũng như tiêu thụ trong nước, dẫn đến giá
hàng hóa tiêu thụ trong nước giảm dẫn đến lợi nhuận suy giảm
2.2.2.2 Yếu tố bên trong của doanh nghiệp
• Nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thanh toán rất nhiều
khoản: tiền đặt cọc, tiền ký quỹ, tiền thuê nhân công, thuê phương tiện vận
tải, thanh toán tiên hàng Vì vậy nguồn vốn của doanh nghiệp phải đủ lớn để
19
chi trả các khoản phí và thanh toán đó. Nếu doanh nghiệp có vốn lớn sẽ có
nhiều cơ hôi tham gia vào những hợp đồng có giá trị lớn, và đi cùng là những
khoản lợi nhuận lớn.
• Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp
Trình độ cán bộ, công nhân viên quyết định trực tiếp đến hiệu quả thực hiện
hợp đồng. Nếu doanh nghiệp có cán bộ nhân viên có trình độ, nhiệt tình thì
tiến độ thực hiện hợp đồng nhanh chóng, chính xác và ít có tranh chấp phát
sinh. Ngược lại, trình độ nhân viên không được đảm bảo thì dễ dàng phát sinh
sự việc ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện hợp đồng.
• Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp thể hiện ở điều kiện công sở, máy móc trang
thiết bị dùng trong công việc như máy fax, điện thoại, vi tính, kho bãi, nhà
máy Nó tác động vào tiến độ thực hiện và hiệu quả công việc. Cơ sở hạ tầng
vững mạnh thì công việc tiến hành nhanh chóng, tiết kiêm thời gian, chi phí,
nâng cao hiệu quả. Các thiết bị máy móc tiên tiến không những giúp công ty
liên lạc với đối tác một cách nhanh chóng mà còn giúp công ty nắm bắt được
sự việc phát sinh để có thể đưa ra các quyết định kịp thời, giảm thiểu thiệt hại
do các sự việc phát sinh gây ra.
2.2.3 Các thị trường nhập khẩu thuốc thú y của công ty cổ phần Thú Y
Xanh.

STT Thị trường NK Năm 2007
Giá trị NK
(USD)
Năm 2008
Giá trị NK
(USD)
Năm 2009
Giá trị NK
(USD)
1 Thái Lan 307.319,80 1.048.404,00 469.600,00
2 Indonesia 63.660,00 83.024,00 224.538,80
3 Mỹ 104.767,60 93.275,40 158.405,50
5 Ân Độ 32.775,00 150.950,00 72.750,00
5 Trung quốc 140.000,00 34.593,85 0
20
6 Các thị trường khác 77.698,35 6.045,00 35.510,00
Tổng GT Nhập Khẩu 726.220,75 1.416.292,25 956.804,30

Thị trường nhập khẩu của công ty qua các năm đều là các thị trường
quen thuộc, có mối làm ăn lâu dài với công ty. Các thị trường chủ yếu gồm:
Thái Lan, Indonesia, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc Trong đó Mỹ và Thái Lan,
Indonesia là những thị trường chính của công ty và luôn chiếm tỷ trọng cao
qua cao năm, Thái Lan là một trong những nguồn nhập khẩu chính của công
ty, năm 2007 là 307.319,80 USD tương đương với tỷ trọng 42,32%, năm
2008 là 1.048.404,00 USD tương đương với 72,02%, năm 2009 là 469.600,00
USD tương đương là 48,66%. Qua đó ta thấy năm 2008 là năm mà công ty
nhập số lượng thuốc từ thị trường Thái Lan gần 3,4 lần so với năm 2007, và
năm 2009 lại giảm 2,23 lần so năm 2008, cũng như tổng giá trị nhập khẩu
của công ty năm 2008 tăng gấp 1,953 lần so với năm 2007 và năm 2009 giảm
gần một nửa. Vậy sự biến động bất thường này là do nguyên nhân nào?

2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập
2.3.1 Tổng hợp quá trình điều tra phỏng vấn
Bảng tổng hợp phiếu phỏng vấn
Em đã phỏng vấn 5 cán bộ của một công ty kinh doanh trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Thú Y Xanh và tổng hợp kết quả phỏng
vấn trong bảng sau
STT Câu hỏi Trả lời
1
Tầm quan trọng của việc thực hiện hợp
đồng nhập khẩu đối với quá trình sản
xuất
kinh doanh của công ty
100% Quan trọng
0% trung bình, không quan trọng
21
2
Rủi ro thường gặp trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu là ở khâu
nào?
40% Mở L/C.
20% thuê phương tiện vận tải, mua
bảo hiểm.
20% làm thủ tục thông quan
60% thanh toán.
3
Mức độ rủi ro mà công ty gặp phải khi
thực hiện hợp đồng nhập khâu từ thị
trường Thái Lan?
60% thường xuyên
60% trung bình, ít

4
Yếu tố nào thường gây rủi ro thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thuốc thú y từ
Thái Lan?
100% môi trường kinh tế, chính trị,
pháp luật
20% sự biến động giá
40% do phía đối tác
40% thanh toán quốc tế
40% vận chuyển
20% khâu kiểm tra hàng hóa khi
giao
nhận
5
Rủi ro do sự biến động của giá cả thị
trường, cung cầu thị trường là gì?
40% giá cả hàng hóa trong nước
giảm đi so với giá ký hợp đồng.
40% bên bán không đủ hàng để
giao
đúng như số lượng ký trong hợp
đồng
6
Mức độ tổn thất do thay đổi về giá cả
là?
100% lỗ vốn
100% không đủ hàng giao cho đối
Tác trong nước, mất uy tín
7
Rủi ro do môi trường chính trị, kinh tế,

pháp luật là gì?
100% sự bạo động, đình công, nội
chiến
20% chính phủ Thái Lan thay đổi
chính sách ngoại giao, thương mại.
20% chính phủ quy định về hạn
ngạch xuất nhập khẩu
22
8
Mức độ tổn thất do môi trường chính trị
kinh tế, pháp luật từ thị trường Thái Lan
gây ra là?
20% thanh toán tiền nhưng không
nhận được hàng
80% thời gian giao hàng hoãn mất
cơ hội kinh doanh.
60% không đủ nguồn hàng để cung
cấp trong nước, mất cơ hội kinh
doanh.
9
Rủi ro do đối tác tại thị trường Thái Lan
là gì?
20% giả danh
20% lừa đảo tiền hàng
60% không giao hàng đúng hợp
đồng
10
Mức độ tổn thất do rủi ro phía đối tác là
gì?
20% mất toàn bộ tiền hàng

80% không có đủ hàng giao cho đối
tác trong nước, mất uy tín
20% dính níu đến pháp luật
11
Nguyên nhân từ rủi ro do phía đối tác là
gì?
40% không tìm hiểu thông tin, tình
hình tài chính, hoạt động kinh
doanh của đối tác
40% đối tác làm ăn thua lỗ sau
thời điểm ký hợp đồng
12
Rủi ro trong quá trình thanh toán là gì? 40% chứng từ giả mạo
40% ngân hàng không thực hiện
đúng cam kết
20% sai sót trong nội dung L/C
13
Mức độ tổn thất trong quá trình thanh
toán là gì?
40% mất toàn bộ tiền hàng khi chưa
nhận được hàng hoặc giao hàng
không đúng quy định
20% thêm chi phí sửa đổi L/C
40% thời gian nhận hàng kéo dài
14
Nguyên nhân của rủi ro trong thanh toán
là?
40% nội dung L/C chưa chính xác,
Chặt chẽ
20% chọn ngân hàng không tin cậy

60% lừa đảo trong thương mại
quốc tế.
23
15
Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm
là gì?
40% xếp hàng không đúng quy
cách,
lịch trình không đúng quy định
80% tai họa tiềm ẩn trong quá trình
vận chuyển
20% do bị mất cắp hàng hóa, trục
lợi, cướp biển
16
Mức độ tổn thất do quá trình vận chuyển
gây ra là?
40% mất hàng, hàng hư hỏng
100% lợi nhuận bị suy giảm
60% mất cơ hội kinh doanh
17
Nguyên nhân của rủi ro trong quá
trình vận chuyển,mua bảo hiểm thực
hiện hợp đồng từ thị trường Thái Lan
là?
80% do điều kiện tự nhiên, chiến
tranh, bạo động
40% do không thỏa thuận với đối
tác lịch trình và tuyến đường vận
chuyển
18

Rủi ro nào gây tổn thất lớn nhất cho
công
ty khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu
thuốc từ thị trường Thái Lan ?
100% do môi trường kinh tế chính
trị, kinh tế, pháp luật
40% sự thay đổi của giá cả cung
cầu
20% đối tác
40% vận chuyển
40% thanh toán
2.3.2. Phân tích các kết quả điều tra phỏng vấn
Qua kết quả đã thu thập được, em thấy công ty thường gặp những rủi
ro sau:
2.3.2.1 Rủi ro từ sự biến động của giá cả: 20% ( tổng số phiếu)
Những năm gần đây, giá cả của thị trường thuốc thú y thường xuyên biến
động bất thường, giá thuốc thú y tại thời điểm năm 2004, tăng gấp 10 lần so
với mấy năm trước đó, sau đó lại giảm. Tháng 3/2007 công ty ký hợp đồng
nhập khẩu thuốc thú y với giá trị 100.000 USD thuốc vacxin, Prenacin II,
Combi-pharm , Bocin-pharm, Doxytyl-F ( kháng sinh, kháng khuẩn tiêm) và
24
Pharcalci-F , Pharcalci-C , Vitamin K, Phartigum B, Phar-Complex C, Phar-C
vimix ( nhóm thuốc trợ lực, thốc bổ) Vào thời điểm đó với tính toán của
công ty, sau khi nhập lô hàng về cộng với tất cả các loại chi phí về vận
chuyển, bảo quản, chi phí ngân hàng thì mỗi thùng hàng công ty sẽ thu về
lợi nhuận 500,000 VND, vì thời điểm đó giá thuốc thu y đang tăng mạnh, nhu
cầu thuốc trong nước đang trở nên cấp bách. Tuy nhiên vì thị trường trong
nước xuất hiện nhiều loại thuốc của Trung Quốc với giá cả rẻ hơn, nên được
người chăn nuôi ưa chuộng hơn. Nếu bán với giá trên thị trường thì công ty
hòa vốn, công ty quyết định không bán và lưu kho, do đó ngoài chi phí đã tính

công ty còn phải mất chi phí lưu kho bảo quản lô hàng.
Đây là một trong số rất nhiều ví dụ mà công ty đã gặp phải khi giá cả hàng
hóa biến đổi thất thường, không đưa lại cho công ty mức lợi nhuận như mong
muốn, lỗ vốn; không đủ hàng giao cho đối tác trong nước, dẫn đến việc mât
uy tin, cơ hội kinh doanh.
2.3.2.2 Rủi ro môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật: 100% ( tổng số
phiếu).
Theo đánh giá của các cán bộ, công nhân viên thì rủi ro lớn nhất, thường
xuyên nhất gây tổn thất cho công ty tại thị trường Thái Lan này là do môi
trường kinh tế, chính trị, pháp luật chiếm 100% tổng số phiếu điều tra, nguyên
nhân là do:
Thái Lan là một trong số nước bất ổn chính trị nghiêm trọng nhất trong
thời gian vừa qua,Thái Lan lâm vào tình trạng bất ổn chính trị từ năm 2005,
nhưng đỉnh điểm chính trị bùng lên năm 2008. Các cuộc biểu tình chống
chính phủ ở Bangkok của Pd đã bắt đầu vào tháng 5 năm 2008 và lên đến
mức căng thẳng vào cuối tháng 8 khi tòa nhà chính phủ và nhiều bộ khác bị
những người biểu tình bao vây phong tỏa. Tình trạng khẩn cấp đã được ban
bố ở Bangkok vào ngày 2 tháng 9. Các cuộc biểu tình, đình công xảy ra liên
tục. Nhưng vào thời điểm trước đó 2 tháng công ty đã ký một hợp đồng với
công ty CU Agrivet, vào thời điểm tháng 10/2008 là giao hàng, nhưng sự bất
25

×