Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.02 KB, 25 trang )

Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Mã SKKN

“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ
LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 1”

Lĩnh vực
Cấp học

: Công tác chủ nhiệm
: Tiểu học

0/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
Năm học: 2015 - 2016

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lý luận:
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; sự
nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội và
chúng ta. Chúng ta những người thầy giáo, cô giáo là một trong những nhân tố
quan trọng góp phần xây dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội
giao phó một sứ mệnh lịch sử là: “Trồng người”. Bên cạnh việc truyền đạt kiến


thức cho học sinh, xuất phát từ cái “Tâm” của người làm “Thầy”, ngoài mong
muốn thiết tha nhất là đào tạo cho các em học sinh trở thành những con người có
tri thức trong tương lai, các thầy, cô giáo luôn động viên cho các em biết trau
dồi, học tập những đức tính tốt, những điều hay lẽ phải để trở thành những con
người vừa có tri thức, vừa có phẩm chất đạo đức tốt và một nhân cách đẹp.
Chiếc nôi đầu tiên để các em học sinh tu dưỡng, rèn luyện chính là gia đình và
nhà trường mà ở đó vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng
trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu với sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản
để học sinh tiếp tục học ở các cấp học tiếp theo.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các môn học và hoạt động giáo dục của
học sinh xuyên suốt tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo
dõi các hoạt động năng lực và phẩm chất của học sinh trong giờ chơi, trong các
buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động vui chơi ở nhà của học sinh.
Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học nói chung và giáo
viên chủ nhiệm ở lớp 1 nói riêng đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ từng việc làm, từng
hành động cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết phù hợp với
tâm sinh lí lưá tuổi.
Giáo viên chủ nhiệm cần có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học
sinh, tìm ra các biện pháp giúp học sinh chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm
thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp
(từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học
sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được
học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên ở những năm học trước làm tốt
công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nền nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh
1/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1

phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác, nhưng lên lớp trên, giáo
viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nền nếp lớp học và
chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải
được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nền nếp lớp học, phương pháp
học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo
viên chủ nhiệm chú ý xây dựng ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên
suốt cả cấp học.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế, học sinh lớp 1 vừa rời khỏi môi trường “vui chơi là chính”,
chuyển sang môi trường hoàn toàn mới “ học tập là chính”. Nếu giáo viên không
quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp xây dựng nền nếp mà chỉ chú tâm vào dạy
kiến thức các môn học thì hiệu quả các giờ dạy rất hạn chế.
Trong những năm dạy và chủ nhiệm lớp một, tôi nhận thấy; muốn có chất
lượng giáo dục tốt thì giáo viên phải chú ý điều đầu tiên là làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp.Với những nhận thức và hiểu biết học hỏi được, tôi mạnh dạn đưa ra
sáng kiến: “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1”
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước hình thành các nền nếp trong
mọi hoạt động ở lớp: từ nền nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với
thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình và ngoài xã hội... hình thành kĩ năng
sống cho học sinh giúp cho các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh
hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động. Tạo bước đi vững
chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn
luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này – thành
những con người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp ứng
với sự phát triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỷ XXI.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng khảo sát:
Giáo viên và học sinh lớp 1B, 1C của trường tôi.
Đối tượng thực nghiệm:

Giáo viên và học sinh lớp 1C tôi chủ nhiệm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận:
Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội
với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, giác ngộ học sinh từ
bỏ những thói hư tật xấu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng

2/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
cao nhận thức, tình cảm, tham gia có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước
văn minh hiện đại…
4.2. Điều tra thực trạng.
Đầu năm học, khi nhận lớp xong, tôi tiến hành kiểm tra nền nếp lớp 1B
và 1C như sau:
Cách xếp hàng vào lớp và khi tan học; ý thức ngồi học trong lớp, cách giơ
tay khi muốn phát biểu.
Nói chuyện với một số hoc sinh để nắm bắt cách giao tiếp của các em đối
với người trên, và bạn bè, cách ứng xử trong một số tình huống đơn giản,…
Nắm được lý lịch của từng em ( Nơi ở, tên bố, tên mẹ, hoàn cảnh gia đình…)
4.3. Tổ chức thực nghiệm:
Sau khi điều tra thực trạng hai lớp 1B và 1C, tôi tiến hành áp dụng các
biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1C như sau:
Chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau trong
khâu nền nếp ngay từ đầu năm học cho học sinh như truy bài đầu giờ, trật tự
nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của các
bạn trong tổ, việc rèn luyện nền nếp tốt góp phần lớn quyết định kết quả học tập
của học sinh.
Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh lớp 1C thực hiện

nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp học khác làm cho lớp 1C
chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường. Thông qua
tổ chức tự quản hoạt động của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử,
năng lực tổ chức sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tìm hiểu điều tra
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực hành giao tiếp.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đóng vai.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng nền nếp ban đầu của học sinh lớp 1B, 1C: Tháng 9/ 2015
Thực hiện từ tháng 9/ 2015 đến tháng 5/ 2016.
Nghiệm thu tháng 5/ 2016.

3/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số căn cứ khoa học:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Tiểu học:
Mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Mục tiêu giáo dục Tiểu học đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị

kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương
pháp giáo dục cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh.
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Tiểu học nói chung, dạy học lớp 1 nói riêng
nhằm phát triển các năng lực trí tuệ và phát huy tính tích cực hoạt động của học
sinh. Thông qua việc dạy cho học sinh những thao tác tư duy cơ bản, gợi mở cho
học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt từ đó bồi
dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, lành mạnh như: tình cảm gia
đình, tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương đất nước, con người.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học:
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân
cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song hiểu biết sâu sắc
về xã hội còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Do
đó việc dạy cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết” giúp học
sinh tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô giáo là một yêu cầu rất cần thiết.
1.2 Một số khái niệm cơ bản:
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng. Người giáo viên phải có
tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những
yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Song
với lứa tuổi học sinh Tiểu học, sự nhận thức của các em còn non nớt, sự tư duy
chưa đạt tới đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho các em đi vào
nền nếp để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính là

4/25



Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
người giáo viên chủ nhiệm lớp… không có học sinh cá biệt, chỉ có giáo viên chủ
nhiệm không đủ kiên nhẫn cảm hóa học sinh.
Công tác chủ nhiệm là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động giảng
dạy trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm mang một đặc trưng mà giáo viên bộ
môn không thể thay thế được vì mỗi giáo viên chủ nhiệm chính là cố vấn của tất
cả học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ
của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối, quan điểm lý luận giáo dục đồng
thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công
dân tốt mai sau.

5/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1

CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
2.1 Một vài nét về đặc điểm và thực trạng:
2.1.1 Đặc điểm chung của nhà trường:
Trường Tiểu học tôi đang công tác giảng dạy có điều kiện kinh tế xã hội
còn khó khăn. Trong những năm gần đây theo với xu thế phát triển chung của xã
hội, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành thì phong trào giáo dục của xã
cũng tương đối phát triển. Đảng uỷ, chính quyền địa phương cũng đã quan tâm
hơn tới giáo dục, các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc học tập của con
em mình.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy
cũng như chủ nhiệm lớp. Bên cạnh đó lại được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu nhà trường có nhiều
kinh nghiệm trong công tác quản lý nên luôn quan tâm sát sao tới công tác dạy
học và chủ nhiệm ở từng lớp. Nhà trường đã duy trì được 100% các lớp học 2

buổi trên ngày.
Tất cả các phòng lớp học đều được xây dựng kiên cố. Trang thiết bị dạy
học tương đối đảm bảo.
Năm học 2015 - 2016, trường có 689 học sinh/21lớp ( Khối 1 có 153 em/4
lớp).
Về cơ sở vật chất: Trường còn thiếu phòng chức năng như phòng dạy Âm
nhạc, Mĩ thuật, Ngoại Ngữ, Tin học và nhà tập đa năng cho các em học tập.
Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khá khó khăn.
Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn
phó mặc việc giáo dục học sinh cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
2.1.2. Đặc điểm chung của lớp 1C do tôi chủ nhiệm:
Thuận lợi:
Năm học 2015 – 2016, lớp 1C do tôi chủ nhiệm có 40 học sinh, trong đó
có 15 nữ và 25 nam. Phần lớn các em đều ngoan. Vì là lớp đầu cấp nên được
nhà trường rất quan tâm, khả năng nhận thức cũng như ý thức học tập của các
em tương đối tốt, một số cha mẹ đã có ý thức quan tâm tới việc học cũng như
chất lượng học tập của con em.
Khó khăn:
Học sinh lớp 1 dễ hưng phấn nhưng lại chóng chán, khả năng tập trung
chú ý chưa cao, chưa bền.
Có một số em nam hiếu động, tự ý làm theo những điều mình thích

6/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
Khả năng nhận thức của một số em còn hạn chế, nhiều em có hoàn cảnh
gia đình rất khó khăn. Có một số em bố mẹ đi làm xa ở nhà với ông bà nên việc
quan tâm giáo dục cũng còn hạn chế.
2.2 Mục đích và yêu cầu của việc điều tra thực trạng:

2.2.1 Mục đích của điều tra thực trạng:
Nhằm phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp và có biện pháp giáo dục phù
hợp với từng học sinh, duy trì sĩ số học sinh góp phần làm cho công tác phổ cập
giáo dục Tiểu học đạt hiệu quả cao.
2.2.2 Yêu cầu của điều tra thực trạng:
Giáo viên phải nắm vững nơi ở của học sinh, nắm được số lượng học sinh
các thôn trong lớp, đặc điểm địa lý của các thôn đó.
Như vậy, công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải thường
xuyên quan tâm đến học sinh và có nhiều biện pháp giáo dục phù hợp nhằm đạt
chỉ tiêu kế hoạch mà lớp đã đăng ký với nhà trường.
2.3 Nội dung và cách tiến hành điều tra thực trạng:
Ngay từ những ngày đầu tiên nhận lớp, giáo viên đã tiến hành gửi phiếu
thăm dò học sinh tới cha mẹ học sinh trong buổi họp phụ huynh đầu năm như sau:
PHIẾU TÌM HIỂU HỌC SINH
Họ tên học sinh: ……………………………….. ……… Lớp 1C
Họ tên cha (mẹ): …………………………………… Số ĐT: …………
Chỗ ở hiện nay: Thôn………………. xã ………………………………
Gia đình có : …. người
Phụ huynh hãy đánh dấu (x) vào
thích hợp)
Gia đình chính sách:
Hộ nghèo, cận nghèo:
Hộ đông con:
Ở nhà các em thường có những hành vi nào dưới đây:
TT

Hành vi

Thường xuyên


Chưa
thường xuyên

1
Ngoan ngoãn
2
Chăm học
3
Hiếu thảo
4
Tham gia tốt ATGT
5
Góc học tập ở nhà
6
Vệ sinh cá nhân
7
Giao tiếp
8
Đòi mua quà vặt
9
Nhõng nhẽo
Sở thích: ………………………………………………………
Năng khiếu nổi trội : …………………………………………
7/25

Không


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
Những thông tin khác : …………………………………………

(Chữ ký của cha mẹ học sinh)
2.4. Kết quả của điều tra thực trạng:
Kết quả nội dun
khảo
1C
Ghi chú
sát
1B
Tổng số học sinh.
40
40
Nữ.
22
15
Học sinh thuộc diện hộ nghèo
0
3
Học sinh thuộc gia đình đông con
2
3
Số học sinh ngoan có ý thức học tập tốt.
25
26
Số học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, giao tiếp
1
còn hạn chế.
15
Số học sinh hay nói tự do, ý thức tổ chức kỷ
0
luật chưa tốt, chưa tích cực trong học tập.

20
Ý thức tự quản
Khá
Khá
Phiếu thăm dò này đã giúp giáo viên hiểu rõ và phân loại đối tượng học
sinh tương đối chính xác.
Nguyên nhân:
Học sinh còn nhỏ, mới từ mẫu giáo lên nên đối với các em mọi thứ đều
còn mới mẻ, xa lạ.
Một số học sinh được gia đình chiều theo ý muốn.
Các em còn nhỏ (lớp 1) nên việc tự đánh giá xếp theo tuần, theo tháng
gặp rất nhiều khó khăn.
Do các em chưa được làm quen thường xuyên với cách sinh hoạt.
Khả năng nói thành câu của học sinh lớp 1 chưa thành thạo.
2.5 Đề xuất giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng nền nếp lớp học.
Giải pháp 2: Rèn nền nếp học tập trên lớp.
Giải pháp 3: Việc rèn nếp cần được tiến hành thường xuyên liên tục trong
tất cả các môn học.
Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp.
Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành
mạnh.

8/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
3.1 Mục đích và yêu cầu của thực nghiệm khoa học:

3.1.1 Mục đích:
Nhằm giải quyết thực trạng học sinh chưa thực hiện tốt các nền nếp, nội
quy của lớp, của trường xây dựng lớp có nền nếp học tập tích cực, ý thức tổ
chức kỷ luật tốt.
3.1.2 Yêu cầu:
Việc tiến hành phải căn cứ vào cơ sở thực trạng của học sinh để tiến hành
vận dụng các phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với từng đối tượng học
sinh giúp các em thành công trong việc hoàn thiện nhân cách thông qua các giờ
học, các hoạt động và tiết sinh hoạt.
Tổ chức thực nghiệm phải khách quan, trung thực,
3.2 Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm khoa học:
Giải pháp 1: Xây dựng nền nếp lớp học:
Nắm thông tin về học sinh:
Đầu năm khi nhận số lượng học sinh và học sinh cụ thể trên lớp. Tôi lập
phiếu tìm hiểu học sinh nhằm thu thập thông tin học sinh để nắm bắt hoàn cảnh
từng em và tạo điều kiện liên hệ với cha mẹ học sinh để trao đổi phương pháp
học tập cho các em sau này.
Tổ chức bầu cán sự lớp:
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ cán sự lớp là một công việc rất quan
trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận
lớp mới. Những năm học trước, đội ngũ cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn
lựa và chỉ định học sinh làm, nhưng năm nay tôi tổ chức cho các em ứng cử và
bầu cử để chọn lựa đội ngũ cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn đội ngũ cán sự
lớp được diễn ra như sau:
Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của
người lớp trưởng, lớp phó.
Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 3 học sinh tiêu
biểu để cả lớp bầu chọn bằng cách giơ tay.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán sự lớp:
Sau khi đã bầu chọn được đội ngũ cán sự của lớp, giáo viên giao nhiệm vụ

cụ thể cho từng em như sau:
Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
Điểm danh và báo sĩ số của lớp cho giáo viên chủ nhiệm ngay sau khi xếp
hàng vào lớp.
9/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng
tập thể dục.
Giữ trật tự lớp trong quá trình hoạt động tập thể như dự lễ chào cờ đầu tuần,
tham gia thể dục giữa giờ,...
Đề nghị giáo viên tuyên dương, nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể.
Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
Tổ chức cho lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học chưa hoàn
thành việc học bài, làm bài.
Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi
giáo viên yêu cầu.
Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học môn chuyên biệt.
Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
Nhiệm vụ của lớp phó văn thể:
Phân công, theo dõi và nhắc nhở các tổ trong việc giữ vệ sinh lớp học, vệ
sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về, làm
nhiệm vụ quản ca trong lớp.
Giải pháp 2: Rèn nền nếp học tập trên lớp:
Khi bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về
nền nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em là hoàn toàn mới mẻ, khác
hẳn với ở lớp mẫu giáo, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học ví dụ
như việc tìm một quyển sách đã có trong cặp nhưng tìm mãi không thấy, rồi việc

sử dụng đúng sách, vở, đồ dùng học tập cho từng môn học; hay lấy được sách
rồi lại loay hoay với việc tìm bài học...
Vì vậy, ngay từ những ngày đầu giáo viên đưa ra qui định với học sinh là:
khi đến lớp thì mỗi em cần lấy hết sách, vở, đồ dùng trong cặp ra, xếp ngay ngắn
dưới ngăn bàn của mình còn cặp thì treo vào cái móc ở đầu bàn. Khi cần lấy đồ
dùng gì thì giáo viên đưa đồ dùng đó lên và học sinh chỉ cần nhìn vào ngăn bàn
mình và lấy đồ dùng nhẹ nhàng để dùng, xong việc lại cất gọn vào trong ngăn
bàn. Cuối giờ học các em cất hết các đồ dùng vào trong cặp, kiểm tra lại ngăn
bàn trước khi về. Như vậy các em đỡ mất thời gian tìm trong cặp lại không gây
ồn trong lớp kể cả lúc chuyển tiết, lại không bỏ quên đồ dùng trong lớp.
Đến lớp học sinh được rèn nhiều kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết. Tất cả
các kĩ năng đó được rèn luyện thường xuyên trở thành thói quen, thành nền nếp
trong học tập.
Trong giờ học vần, học sinh khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn,
phân tích tiếng hay luyện nói, giơ bảng... đều theo hiệu lệnh của giáo viên.

10/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
Khi đánh vần, giáo viên chỉ và giữa âm, vần, tiếng, từ. Khi đọc trơn thì
giáo viên chỉ từ đầu âm, vần, tiếng, từ ...
Ví dụ: Khi cho học sinh đánh vần vần ia, giáo viên chỉ thước vào giữa i
và a, khi cho học sinh đọc trơn vần ia thì giáo viên chỉ thước vào i...
Khi phân tích, giáo viên đặt ngang thước dưới tiếng hay từ cần phân tích,
học sinh thực hành theo dãy hàng ngang, đặt dọc thước học sinh thực hành theo
hàng dọc.....
Khi cần lấy bảng, giáo viên viết vào góc bảng lớp chữ b, số 1 2 3, khi
giáo viên chỉ số 1: từng học sinh hai tay cầm hai mép bảng, giáo viên chỉ số 2:
học sinh giơ bảng, khi giáo viên chỉ số 3: học sinh hạ bảng xuống và xóa bảng.

Khi dùng bảng xong, giáo viên gạch chân chữ b ( b) học sinh cất bảng vào ngăn
bàn. Khi cần lấy sách, giáo viên viết vào góc bảng chữ S, khi cần lấy vở, giáo
viên viết vào góc bảng chữ V, khi cất cũng gạch chân như chữ b ..v..v...Khi đọc
sách cần để sách ở khoảng cách vừa phải (cách mắt từ 25 đến 30cm). Trước khi
đọc cần nói: Thưa cô con đọc (khi đọc nối tiếp thì những em đọc sau không cần
thưa cô). Khi học đến bài nào các em kẹp vào đó một que chỉ để khi mở sách ra
các em mở dễ dàng hơn rất nhiều.
Tất cả những việc ấy đều cần có một nền nếp tốt được làm thường xuyên,
lặp đi lặp lại ở tất cả các tiết học cho tới khi trở thành thói quen ( Hay nói cách
khác là đã tạo thành phản xạ điều kiện) nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
học tập của một giờ học.
Trên thực tế một số buổi đầu năm học khi đi học có em còn thiếu sách vở
đồ dùng: giờ toán quên sách toán; giờ học vần quên sách Tiếng Việt, hoặc có
sách thì quên bảng, phấn; giờ viết không có bút... cá biệt có em không mang cả
cặp sách vì sáng ra dậy muộn, gia đình quên nhắc nhở v.v... vì vậy, các em
không hoạt động học tập cùng các bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của
cả lớp. Do đó, việc hình thành nền nếp học tập, tạo thói quen cho học sinh giờ
nào việc nấy là việc làm cần thiết không thể thiếu được.
Trong những giờ học tập trên lớp, để đảm bảo không khí “học mà vui, vui
mà học”, giáo viên cần hướng cho học sinh có nếp giơ tay phát biểu ý kiến, nếp
chăm chú nghe giảng hay ý thức tham gia các trò chơi học tập v.v...
Việc này cần có định hướng vì tâm lý lứa tuổi các em còn nhỏ lại chưa
bao giờ được uốn nắn trong việc học tập nên khi giáo viên hỏi, các em thường
trả lời tự do, hoặc nói leo lúc giáo viên chưa cho phép hoặc có em đã biết giơ tay
xin phát biểu, nhưng chưa đúng cách.
Để có thể dạy một tiết học đủ thời gian quy định có chất lượng và đảm
bảo được không khí học tập của lớp thì phải đưa các em vào nền nếp học tập
11/25



Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
ngay từ đầu năm học. Khi các em muốn phát biểu hay muốn ra ngoài phải giơ
tay xin phép. Chỉ khi nào được sự cho phép hoặc gọi tên của giáo viên thì các
em mới được đứng dậy trả lời hay ra ngoài. Trước khi phát biểu cần nói ‘‘con
thưa cô’’ và khi trả lời cần rèn cho học sinh cần trả lời đủ câu.
Để gây hứng thú học tập cho học sinh, để việc học tập trở thành niềm vui
tạo không khí học tập phấn khởi hăng say cho học sinh, đồng thời giáo viên vẫn
đảm bảo việc duy trì nền nếp cho học sinh trong học tập thì người giáo viên cần
hướng dẫn học sinh kỹ càng tỉ mỉ ngay từ đầu:
Bước vào học lớp một, các em chưa biết đọc, biết viết nên đầu năm học
giáo viên phát cho mỗi em một thời khoá biểu, hướng dẫn các em mang về dán
ở góc học tập để bố mẹ theo dõi và giúp các em chuẩn bị sách vở. Tại lớp trong
từng môn học, giáo viên hướng dẫn kỹ càng về sách vở, đồ dùng học tập cho
từng môn. Các em có thể nhận biết các loại sách vở qua bìa của sách và nội
dung bài học của từng ngày. Đồ dùng học tập của các em ngay từ đầu năm, giáo
viên yêu cầu mỗi em luôn có hai bút chì đã gọt đầu, tẩy, thước, bảng con, giẻ lau
ẩm, que chỉ, bộ đồ dùng học toán và Tiếng Việt, đến giữa học kỳ 1 có thêm 2 bút
mực, khăn lau bút....
Đồng thời qua buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên nêu yêu cầu kết
hợp giữa giáo viên ở lớp và phụ huynh ở nhà trong việc hướng dẫn các em
chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau.
Ví dụ: Thứ hai có: Học vần; Đạo đức; Toán thì học sinh phải mang đủ:
Sách Tiếng Việt
Bộ thực hành Toán và Tiếng Việt.
Hộp bút.
Vở bài tập Đạo đức.
Bảng con + phấn + giẻ lau ẩm.
Việc rèn nếp cần tiến hành thường xuyên, liên tục trong từng môn, từng
ngày, từng tuần, hàng tháng (nếu có em nào chưa thực sự có ý thức - phải uốn
nắn, nhắc nhở riêng kịp thời).

Giải pháp 3: Việc rèn nếp cần được tiến hành thường xuyên liên tục trong
tất cả các môn học:
Để các em có sự chuyển biến nếp học tập tốt hơn lên trong từng tuần,
từng tháng. Hết học kỳ 1 các em phải có nếp học tốt, nếp học đó phải trở thành
kỹ năng của các em, ở lớp cô không phải nhắc mà các em vẫn thực hiện tốt.
Cuối năm vẫn duy trì được nếp đó và tiếp các năm sau các em vẫn thực hiện tốt.
Giáo viên cần chú ý xác định rõ học lực và hoàn cảnh từng em, đề ra yêu
cầu cụ thể, có hướng giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.
12/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
Tuy nhiên, trong từng tiết học mục đích của giáo viên là đảm bảo chất
lượng dạy và học - học sinh thực sự học mà vui, vui mà học, không khí học tập
không căng thẳng mà nhẹ nhàng sôi nổi.
Để học sinh không quên việc chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau, bao giờ
giáo viên cũng giao việc về nhà: đọc lại phần bài vừa học, sau đó các em sẽ phải
chuẩn bị sách vở ngày hôm sau (cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh).
Hàng ngày các em đều qua sự kiểm tra của cán bộ lớp trong giờ truy bài về việc
chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập, do đó giáo viên chủ nhiệm nắm được cụ thể
từng ngày thực hiện của các em. Như vậy việc đọc lại bài của các em đã trở
thành việc nhắc nhở các em phải chuẩn bị sách vở cho hôm sau mà các em
không quên được.
Việc học sinh chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, rất cần thiết cho
việc xây dựng nền nếp học tập ở các em. Việc này cần trở thành một thói quen,
một phần không thể thiếu của ngày đi học. Có như vậy mới phát huy tác dụng
trong việc rèn các em vào nền nếp trong học tập. Việc này giáo viên cũng cần
kiểm tra thường xuyên (thông qua cán bộ lớp) để các em ý thức được việc học
tập của mình. Đồng thời cô giáo cần luôn rèn luyện tác phong gương mẫu giờ
nào việc nấy tạo ấn tượng tốt cho học sinh. Luôn trau dồi kiến thức, xây dựng

các giờ học mẫu mực, vui vẻ nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp học sinh thêm yêu
việc học tập.
Giáo viên cũng cần tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và
xây dựng những đôi bạn cùng tiến để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp
và các em giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Để học sinh có thói quen giờ nào việc nấy thì việc giáo viên thực hiện tốt
lần lượt đầy đủ các môn học là cần thiết. Các tiết học không được kéo dài, gây
cho học sinh mệt mỏi, chán nản. Dạy đủ thời gian quy định của một tiết học ( 35
phút cộng trừ 5 phút) , giữa tiết các em được nghỉ 2-3 phút. Khi chuyển tiết các
em được hát và nghỉ 5 phút để chuẩn bị cho tiết học sau.
Thời gian đầu (một tháng) giáo viên kiểm tra hàng ngày từng em. Khi đã
thành nền nếp rồi giáo viên giao việc kiểm tra cho cán bộ lớp, cụ thể là các em
tổ trưởng, sau báo cáo lại cho giáo viên. Phải có sự kiểm tra thường xuyên tất
nhiên phải có em thực hiện tốt, có em chưa tốt. Giáo viên hướng dẫn các em tổ
trưởng ghi lại kết quả kiểm tra của các em vào sổ thi đua của tổ, cuối tuần tổng
kết vào buổi sinh hoạt lớp. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương có
phần thưởng ( Khen hoặc thưởng có khi chỉ là một viên phấn, cục tẩy hoặc mỗi
em một nhãn vở). Còn em nào chưa tốt hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì sẽ

13/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp, nếu nhiều lần giáo viên sẽ ghi vào sổ liên
lạc và kết hợp cùng phụ huynh học sinh để khắc phục.
Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu
tố quan trọng giúp các em học tập tốt. Giáo viên hướng dẫn các em cách lấy
sách vở nhanh không gây tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo
viên yêu cầu, ví dụ: b: lấy bảng; b: cất bảng; s: sách giáo khoa… Em nào đã sắp
xếp sách vở một cách khoa học thì lấy vở nhanh, giáo viên cho các em thi đua

xem em nào, tổ nào làm nhanh (trong thời gian đầu) khi cô nói và viết tên môn
học trên bảng thì là lúc các em lấy sách vở của môn đó ra, và khi cô giáo giới
thiệu bài học, viết tên bài học trên bảng thì các em phải mở đúng sách vở phần
bài học. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng thì tiết học sẽ nhẹ
nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập.
Trong tiết học khi cần phát biểu, giáo viên hướng dẫn học sinh nếp giơ tay
phát biểu như: khi giơ tay cần giơ tay trái, khuỷu tay để vuông góc trên mặt bàn,
các ngón tay khép lại; không nói leo, gây ồn ào trong giờ học.
Trong giờ học vần: Khi gọi các em đọc bài sách giáo khoa tôi luôn luốn
nắn cách cầm sách: một tay đỡ gáy sách, tay kia cầm vào mép sách không được
bẻ gáy sách, giữ sách không bị quăn mép. Khi đứng đọc cần đứng thẳng, hai
chân song song, không choãi chân ra, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lấy hơi
để các em đọc to và rõ ràng.
Hoặc trong giờ tập viết: Ngoài việc hướng dẫn các em viết đúng chữ,
đúng kỹ thuật và đẹp các em còn phải biết sử dụng bút khi viết, không được ấn
mạnh quá sẽ gẫy ngòi, hoặc sẽ rách vở, không tỳ tay làm quăn mép vở…Việc
rèn nếp giữ vở sạch đẹp là vô cùng quan trọng trong nếp học tập của người học sinh.
Như vậy việc rèn nếp thường xuyên, liên tục trong giờ học – học sinh
được hướng dẫn thực tế và uốn nắn kịp thời, lâu dần sẽ hình thành ở các em thói
quen tốt.
Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp
Xây dựng mối quan hệ thầy- trò:
Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn - ban ơn; bề trên - kẻ dưới;
giảng giải - ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công hợp tác. Thầy thiết kế - trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc - trò làm theo mẫu
của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “mệnh lệnh” (một lời giao nhiệm vụ ).
Do vậy, mọi yêu cầu giáo viên đưa ra, học trò phải thực hiện thật nghiêm. Ngay
từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì làm
lại khi nào đúng thì thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc
làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và
14/25



Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
học trò là quan hệ hợp tác làm việc: giáo viên giao việc - học trò làm; giáo viên
hướng dẫn - học trò thực hiện.
Khi giao việc, giáo viên chỉ nói một lần, yêu cầu 1 – 2 học sinh trong lớp
nhắc lại. Với cách làm này, giáo viên nói ít, học trò làm nhiều. Làm việc như thế
nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức
kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình
thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng,
nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo.
Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa
trước mặt học sinh.
Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, giáo viên giúp đỡ, hướng dẫn học sinh
làm lại ngay tại lớp chứ không phê bình em. Bởi các em còn nhỏ có khi bản thân
các em cũng không biết mình làm sai ở chỗ nào, giáo viên chỉ ra lỗi sai của các
em không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà để nhằm phát hiện những chỗ
chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với
cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin,
trung thực, không gian dối.
Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, giáo viên cần kiềm chế và tôn trọng
học sinh, tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em
sửa chữa, không có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi nàycác em
chưa hiểu nhiều nhưng chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm ảnh hưởng không tốt
tâm hồn trẻ thơ.. ..
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học
chưa tốt hoặc có hôm không chịu học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn
toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em không hiểu nên
không làm bài. Nhưng cũng có em không làm bài là do những điều kiện khách

quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải
em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.
Có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi
cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của con
cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ... Những sóng gió đó đã tác
động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên
không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận, rồi la mắng, trừng
phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy - trò sau này. Vì vậy, đứng
trước một học sinh hay nói chuyện riêng, hay lơ đãng không học bài, làm bài,
giáo viên không trừng phạt ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng
15/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc
nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu nguyên
nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
Hàng ngày, giáo viên luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen
ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn. Tôi cố tìm ra những ưu điểm nhỏ
nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, giáo viên cũng
không quên chỉ ra những thiếu sót, những tồn tại mà các em mắc phải, đưa ra
những biện pháp cụ thể để học sinh sửa chữa.
Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi chỉ ra những thiếu sót, những tồn
tại của học sinh, giáo viên luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương
của một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm
của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân
ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và
cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng
nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy
như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.

Xây dựng mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy. Nếu các em có
nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học tốt sẽ giúp những em học chưa tốt; ngược
lại, em chưa hoàn thành cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không
phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp
học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò. Các em chia bè phái, phân biệt giàu
nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay rỗi hay hờn
giận. Còn các em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây
ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và
chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cần luôn
quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó
thì tôi sẽ xây dựng được nền nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập
thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc
chắn sẽ được nâng cao.
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng
giúp đỡ nhau trong học tập, giáo viên luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi
hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
Trong mỗi tiết học, giáo viên thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết
học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung
16/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
nhóm với bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có
em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì
làm; có nhóm lại cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau
không chịu ghi kết quả thảo luận vào phiếu, dẫn đến không hoàn thành nhiệm
vụ. Trước tình trạng đó, giáo viên tuyên bố sẽ kiểm tra kết quả của từng nhóm

và lấy kết quả đó chung cho tất cả các thành viên của nhóm. Do đó, những em
học sinh có năng khiếu buộc phải tích cực hơn. Còn những em không tích cực
hợp tác, giáo viên cho làm toàn bộ công việc của một nhóm. Vì một mình nên
không thể hoàn thành công việc, trong khi các bạn ở các nhóm đều được khen.
Các em đó sẽ không dám hờ hững nữa. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của
học sinh trong lớp đã được cải thiện.
Giáo viên khuyến khích học sinh tự nói ra những điều em chưa đồng ý về
việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp
chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em nói ra,
nếu là những điều tốt thì giáo viên tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều
các em không đồng tình thì giáo viên phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó
mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn không đồng tình, yêu cầu các em
phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, giáo viên kịp thời can
thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Giáo viên
gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi.
Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó
giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại.
Đầu năm học, giáo viên thỏa thuận với phụ huynh cả lớp rằng nếu trong
lớp mình có bạn nào đau ốm phải nằm viện thì cả lớp sẽ quyên góp tiền để mua
quà đến thăm bạn, động viên bạn an tâm chữa bệnh. Khi bạn khỏi bệnh, những
học sinh năng khiếu sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình.
Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở
thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt
tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi
mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài
ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện
nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các

hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.

17/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi
có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt
ngoài giờ lên lớp.
Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa
Giữa hai tiết học căng thẳng, giáo viên thường tổ chức cho các em múa
hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát, diễn hài,...
Trong các tiết Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, giáo viên tổ chức cho các em
chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống trong môn
Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn
luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, giáo viên nắm được khả năng của
từng em nên giáo viên phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với
từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình.
Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia.
Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như
trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ
năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình
chính khóa. Nếu các hoạt động này diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì
sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo
léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt
động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, giáo viên tổ chức cho học sinh

tham gia trái buổi, mỗi tuần một buổi.
Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung
chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung
thi được tôi soạn bằng chương trình PowerPoint nên gây được sự thích thú, hào
hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.
Tổ chức cho học sinh xem phim tài liệu kỉ niệm các sự kiện lịch sử trọng
đại của đất nước như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám, Kỉ
niệm ngày Quốc khánh, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày giải
phóng miền Nam,...Những đoạn phim tài liệu này, được sưu tầm, chọn lọc trên
mạng Internet rồi kết nối với máy chiếu, chiếu lên cho học sinh xem.
Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và
làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè.
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả
18/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo.Điều quan trọng là tôi
đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
3.3 Kết quả đạt được của thực nghiệm:
Sau một thời gian thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của gia
đình học sinh. Học sinh lớp 1C đã có chuyển biến rõ rệt về năng lực phẩm chất
cũng như chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục. Trong giờ học sự kết
hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí
học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “ học mà vui, vui mà học”. Các em rất
hứng thú say mê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học
sinh lớp một không những làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy
đủ đồ dùng học tập, có ý thức nền nếp trong từng môn học mà còn giúp các em

chủ động sáng tạo hơn khi học.
1B

1C

Kết quả nội dung khảo sát

Đối
chứng

Thực
nghiệm

Đối
chứng

Thực
nghiệm

Tổng số học sinh.
Nữ.
Học sinh thuộc diện hộ nghèo
Học sinh thuộc gia đình đông con
Số học sinh ngoan có ý thức học
tập tốt.
Số học sinh nhút nhát, thiếu tự tin,
giao tiếp còn hạn chế.
Số học sinh hay nói tự do, ý thức tổ
chức kỷ luật chưa tốt, chưa tích cực
trong học tập.

Ý thức tự quản.

40
22
0
2

40
22
0
2

40
15
3
3

40
15
3
3

25

30

26

40


12

10

15

0

20

15

20

0

Khá

Ghi
chú

Tốt

Kết quả thu được như trên đã chứng tỏ các biện pháp tôi đưa ra áp dụng
có tác dụng đến kết quả học tập, rèn nền nếp của lớp, giúp nâng cao chất lượng
dạy và học.
Ngoài ra, áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm này, lớp tôi còn tham gia rất tốt
các hoạt động của nhà trường, hoàn thành vượt mức các hoạt động như:
Phong trào thu nộp kế hoạch nhỏ đạt tốt.
Giải toán qua Internet cấp huyện 6 em đạt, trong đó có:

19/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
2 giải nhất.
3 giải nhì.
1 giải ba.
Thi viết chữ viết đẹp cấp huyện 2 em đạt giải, trong đó có :
1 giải nhất.
1 giải nhì.
Phong trào VSCĐ huyện kiểm tra đạt 28 em chữ viết loại A.
Kết quả thu được như trên đã chứng tỏ những biện pháp tôi đưa ra áp
dụng có tác động đến kết quả học của học sinh, giúp nâng cao chất lượng dạy-học
cũng như công tác chủ nhiệm lớp.

20/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận chung:
Qua việc nghiên cứu đề tài, áp dụng vào thực nghiệm tại lớp 1C trong
suốt một năm học tôi nhận thấy: những biện pháp tôi đã làm đạt được kết quả rất
khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày
càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng
và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy - trò, bạn bè ngày càng gắn bó
và thân thiện.
Theo tôi, muốn trở thành một một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, ta phải
khéo léo, tinh tế trong ứng xử cũng như thành công trong việc giáo dục học sinh

và mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần:
Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu
rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen,...của từng
học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban cán sự lớp, huấn luyện để các em
trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba.
Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ
thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp
tình, hợp lí; tránh trách nhầm học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin
vào người thầy.
Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy động viên khen ngợi
những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng
cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn.
Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy
đối với học sinh. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một
sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh.
Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh
tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”.
Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh
tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
2. Khuyến nghị:
Trong việc giáo dục nền nếp cho học sinh hiện nay, ngoài việc giáo viên
cần làm gương tốt: ‘‘Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức cho học
sinh noi theo’’ thì việc nêu gương - khen thưởng những học sinh thực hiện tốt
nền nếp là rất cần thiết. Vậy tôi thiết nghĩ việc này nên tổ chức thường xuyên
trong các giờ chào cờ đầu tuần, có sự tham gia của học sinh toàn trường để các
21/25



Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
em được biết những tấm gương sáng ở ngay gần mình mà học tập, noi theo. Có
như vậy hiệu quả giáo dục nền nếp mới tăng cao, học sinh chắc chắn sẽ vui vẻ
thực hiện, đua nhau thực hiện tốt các quy định mà ban thi đua nhà trường đưa ra.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện trong việc rèn các nề nếp
cho học sinh lớp mình trong năm học 2015 - 2016.
Đề tài này không chỉ áp dụng với học sinh lớp 1C mà còn có thể áp dụng
cho tất cả các học sinh lớp 1 khác trong trường tôi. Trong quá trình viết và thực
hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong được sự
quan tâm giúp đỡ và những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng
nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện, được phát huy rộng rãi và đem lại
hiệu quả cao hơn.
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm do bản thân viết, không
sao chép nội dung của người khác.
Xin trân trọng cảm ơn!

22/25


Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu : Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Tài liệu : Hướng dẫn giảng dạy nếp sống thanh lịch, văn minh
Sách giáo viên.
Sử dụng tài liệu giáo dục tiểu học.
Thông tư 30.
Luật giáo dục.

23/25



Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:...............................................................................................1
1.1. Cơ sở lý luận:.................................................................................................1
1.2. Cơ sở thực tiễn:..............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................................2
4.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận:.................................................................2
4.2. Điều tra thực trạng..........................................................................................3
4.3. Tổ chức thực nghiệm:.....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:......................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................................4
1.1 Một số căn cứ khoa học:..................................................................................4
1.2 Một số khái niệm cơ bản:................................................................................4
CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG........................................................6
2.1 Một vài nét về đặc điểm và thực trạng:...........................................................6
2.1.1 Đặc điểm chung của nhà trường:..................................................................6
2.2 Mục đích và yêu cầu của việc điều tra thực trạng:..........................................7
2.2.1 Mục đích của điều tra thực trạng:.................................................................7
2.2.2 Yêu cầu của điều tra thực trạng:...................................................................7
2.3 Nội dung và cách tiến hành điều tra thực trạng:..............................................7
2.4. Kết quả của điều tra thực trạng:.....................................................................8
2.5 Đề xuất giải pháp:............................................................................................8
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM......................................................9

3.1 Mục đích và yêu cầu của thực nghiệm khoa học:...........................................9
3.1.1 Mục đích:......................................................................................................9
3.1.2 Yêu cầu:........................................................................................................9
3.2 Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm khoa học:.......................................9
3.3 Kết quả đạt được của thực nghiệm:...............................................................19
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................21
1. Kết luận chung:...............................................................................................21
2. Khuyến nghị:...................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23

24/25


×