Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

skkn một số biện pháp để làm tốt công tác kế toán trường thpt trị an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.19 KB, 19 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRỊ AN



Mã Số:……………


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT
CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG THPT TRỊ AN













Người thực hiện: TRẦN THỊ KIM HƯƠNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: 
- Phương pháp giáo dục bộ môn: ……… 


- Lĩnh vực khác: Quản lý tài chính 

Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

NĂM HỌC: 2012 - 2013
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC



I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRẦN THỊ KIM HƯƠNG
2. Ngày tháng năm sinh: 12/12/1980
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Khu phố 3 – Thị Trấn Vĩnh An - Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0613861143 (CQ)/ ………… (NR); ĐTDĐ: 0938112990
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Tổ phó tổ hành chính
8. Đơn vị công tác: Trường THPT TRỊ AN
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: CỬ NHÂN
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: KẾ TOÁN
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: KẾ TOÁN
- Số năm có kinh nghiệm: 12 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 01
“Một số biện pháp để làm tốt công tác kế toán tại Trường THPT Trị An”

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương

1


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời gian trước đây khi thực hiện những công việc kế toán tại trường
học thường sử dụng công tác thủ công. Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện
nay đã giúp đỡ và hỗ trợ cho con người rất nhiều công việc, trong đó công tác kế
toán là một phần không thể thiếu.
Nhằm rút ngắn thời gian và khối lượng công việc tài chính trong trường học
đồng thời nâng cao chất lượng công tác trong kế toán, được sự thống nhất của Ban
Giám hiệu nhà trường, Hội Phụ huynh học sinh, tôi đã ứng dụng công nghệ thông
tin vào trong cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo và in phiếu thu nhằm thông báo
đến toàn thể phụ huynh học sinh về các khoản đóng góp tự nguyện (Phục vụ, Phụ
huynh học sinh, tiền ôn tập…) để tránh tình trạng học sinh sử dụng tiền vào mục
đích khác và nếu làm công tác thủ công thì gặp rất nhiều sai sót, nhầm lẫn sau khi
tính toán cũng như trong quá trình ghi chép. Trong thời gian công tác tại Trường
THPT Trị An, tôi nhận thấy áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực tính phụ cấp
thâm niên nhà giáo và in các loại phiếu thu đạt độ chính xác cao, tốc độ xử lý
nhanh, sạch sẽ, dễ kiểm tra kiểm soát. Do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp làm
tốt công tác kế toán trong Trường THPT Trị An”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Căn cứ công văn số 465/SGDĐT-TCCB ngày 27/3/2012 về việc hướng dẫn
Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày
30/12/2011 của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Công văn số 843/SGDĐT-GDTrH ngày 07/05/2013 về việc triển khai quyết
định số 25/2013/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đồng Nai về dạy thêm, học thêm
Công văn số 1463/SGDĐT-KHTC ngày 02/08/2012 về việc thực hiện các
khoản thu trong nhà trường năm học 2012-2013


Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
2
Công văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 về việc hướng dẫn,
quản lý sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng theo đúng quy định tại Thông tư số
55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Sau khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn để từ đó vận dụng cụ thể vào
công việc như: Tính phụ cấp thâm niên nhà giáo và in phiếu thu thông báo đến
toàn thể phụ huynh học sinh, CB.GV-CNV qua chương trình Microsoft excel và
Microsoft word.
2.1. Tính phụ cấp thâm niên (PCTN) nhà giáo
Sử dụng các biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2011 để
tính và báo cáo nhu cầu thực hiện chế độ PCTN đối với nhà giáo, trong đó chủ yếu
sử dụng biểu mẫu số 1 và số 2.
Trong quá trình nghiên cứu phương pháp tính phụ cấp thâm niên nhà giáo tại
Công văn số 465/SGDĐT-TCCB ngày 27/3/2012 của Sở GD&ĐT Đồng Nai về
việc hướng dẫn Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-
BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài
chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về chế độ phụ cấp thâm niên đối
với nhà giáo, tôi nhận thấy điều quan trọng nhất là phải chú ý đến các mốc thời
gian trong quá trình công tác của giáo viên. Các yếu tố như: thời điểm bắt đầu tính
PCTN, thời điểm thay đổi mức tính PCTN và sau đó là những dữ liệu quan trọng
để tính chính xác PCTN, đồng thời những dữ liệu này có thể nhập vào chương
trình Microsoft Excel.
Để xử lý các dữ liệu ngày tháng, tính giá trị thời gian giữa hai điểm thời gian
bằng phương pháp thông thường, sẽ phải cần sử dụng rất nhiều hàm về ngày tháng
và nhiều phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) khác nhau. Tuy nhiên tôi nhận thấy

Microsoft Excel đã hỗ trợ hàm DATEDIF để giải quyết vấn đề đang gặp phải.

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
3
Theo mặc định, hàm này không được thể hiện trong cơ sở dữ liệu về các hàm ngày
tháng trong chương trình Microsoft Excel.

Hình 1: Bảng danh sách các hàm xử lí ngày tháng trong chương trình Microsoft Excel
Do đó để sử dụng được hàm này, người sử dụng phải biết và nhập bằng tay
thật chính xác tên và cú pháp hàm DATEDIF.
 Cú pháp:
=DATEDIF(start_date, end_date, “option”)
 Trong đó:
 start_date: ngày bắt đầu của khoảng tính toán
 end_date: ngày kết thúc của khoảng tính toán
 option: dùng để xác định kết quả trả về của việc tính toán (khi dùng
trong hàm phải gõ trong dấu ngoặc kép). Bảng bên dưới gồm danh sách các
tùy chọn:
o “d” : trả về tổng số ngày giữa 2 điểm thời gian
o “m” : trả về tổng số tháng giữa 2 điểm thời gian (lấy số nguyên)
o “y” : trả về tổng số năm giữa 2 điểm thời gian (lấy số nguyên)
o “yd” : trả về tổng số ngày chưa đủ một năm trong 2 điểm thời gian

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
4
o “ym” : trả về tổng số tháng chưa đủ một năm trong 2 điểm thời gian
o “md” : trả về tổng số ngày chưa đủ của tháng trong 2 điểm thời gian
Từ công thức trên, tôi áp dụng vào tính mức phụ cấp thâm niên cho các nhà
giáo đang công tác tại trường.
Ví dụ: Tính PCTN cho Thầy Nguyễn Ngọc Anh

- Thời điểm bắt đầu tính PCTN: tháng 11/1983.
- Thời điểm hưởng PCTN cũ: 31/10/2011.
 Kết quả tính được là 27% (27 năm 11 tháng)
Áp dụng hàm DATEDIF để tính PCTN trong chương trình Microsoft Excel
như sau:
=DATEDIF(D1,E17,"y")/100
Trong đó:
o D17 : là thời điểm bắt đầu tính PCTN (11/1983).
o E17: thời điểm kết thúc PCTN cũ
o “y” : tùy chọn trả về số năm của hàm
 Kết quả sau khi tính là 27%


Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
5

Hình 2: Công thức hàm và kết quả tính PCTN trong Microsoft Excel
Cũng tương tự như công thức ở trên. Ta có thể tính được PCTN mới của
Thầy Nguyễn Ngọc Anh từ 27% lên 28% kể từ ngày 1/11/2011

Hình 3: Công thức hàm và kết quả tính PCTN trong Microsoft Excel
Như vậy, sử dụng công thức hàm DATEDIF chương trình Microsoft Excel
cho ra kết quả tính PCTN nhà giáo một cách ngắn gọn, đơn giản và nhanh chóng
với độ chính xác cao, tránh nhầm lẫn so với cách tính toán bằng tay thông thường
và có thể sử dụng vào những năm tiếp theo.

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
6
2.2. In phiếu thu
Sau khi tiến hành thu các khoản thông qua giáo viên chủ nhiệm. Kế toán tiến

hành kiểm tra, đối chiếu từ danh sách GVCN nộp và từ danh sách sẵn có của
Trường, tiến hành loại bỏ những học sinh không đóng vì những lý do khác nhau
như: hoàn cảnh gia đình khó khăn, con em giáo viên…
 Bước 01: Tạo 2 tập tin có tên là mau phieu thu và danh sach vào thư
mục cac khoan dong gop nam hoc 2012-2013 trong ổ đĩa D với cách làm như
sau:
a. Trước hết ta phải tạo mẫu phiếu thu (C30-BB) theo quyết định số
19/2006/QĐ—BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài Chính. Tạo khổ giấy là A5 nằm
ngang trong File/Page setup/Margins/Landscape từ Page setup/Papers/papers
size/A5/OK

Ghi chú: Mỗi khối sẽ ra phiếu thu số tiền khác nhau.

b. Tạo tiếp một tập tin thứ 02 theo mẫu:

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
7

Sothutu Hovaten Lop
1

Nguy
ễn An Bảo Anh

10A1

2 Phan Bảo Châu 10A2
…. … …
400 Hà Lê Hùng Cường 10A11
Lưu ý: Hàng trên cùng Sothutu, Hovaten, Lop la những mục tương ứng

với nội dung của phiếu thu và không viết rời, không dấu. Mỗi khối ta tạo một tập
tin riêng. Sau đó lưu lại và đặt tên là danh sach thu tien khoi(10,11,12) nam hoc
2012-2013 trong thư mục cac khoan dong gop nam hoc 2012-2013 tại ổ đĩa D.
 Bước 02: Tiến hành trộn phiếu thu như sau:
Mở tập tin có tên mau phieu thu ra và đặt con trỏ vào hàng có chữ số:….
Nhấp vào Tools \ Letters and Mailings \ Mail Merge \ Use an existing list như
hình bên dưới


Nhấp tiếp vào mục Next: Write your letter trong tools


Từ Mycomputer chọn ổ đĩa D tìm thư mục cac khoan dong gop nam hoc
2012-2013 chọn danh sach thu tien khoi 10 nam hoc 2012-2013

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
8


Sau đó bấm Open sẽ xuất hiện hộp thoại


Bấm OK. Ta nhấn tiếp một lần vào Next: Write your letter như hình bên
dưới:



Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
9
Thấy một thực đơn mới xuất hiện, nhấn vào mục More items.



Hộp thoại Insert Marge Field hiện ra ta nháy vào mục Sothutu, chọn
Insert, sau đó nhấn Close

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
10


Ta lại tiếp tục đặt con trỏ vào mục vào More items ở trong Mau phieu thu,
nhấn tiếp vào mục Hovaten, chọn Insert, nhấn Close.


Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
11



Mục Lop làm tương tự như các bước ở trên.
Nhấp chuột vào thực đơn Tools \ Letters and Mailings\Show Mail Merge
Tools Bar. Xuất hiện thanh công cụ mới Mail Merge nhấp chuột vào nút công cụ
có tên là Merge to New Document, hộp thoại Merge to New Document hiện ra
nhấp chuột vào All, sau đó vào OK, hoàn tất việc trộn thư.



Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
12



Khi đó sẽ ra được số lượng phiếu thu mà ta muốn in


Qua quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc kế toán tôi nhận
thấy ưu điểm của công nghệ thông tin là tốc độ xử lý nhanh, trình bày rõ ràng, sạch
sẽ, độ chính xác cao, truyền đạt đến CB - Viên chức trong trường học, phụ huynh
học sinh những nội dung một cách đầy đủ, chính xác.


Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
13
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trước đây khi làm bằng công tác thủ công, ít nhất phải mất 01 tuần hoặc có
thể 02 tuần tôi mới có thể hoàn thành xong công tác viết phiếu thu. Nhưng từ khi
tôi áp dụng công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực này thì thời gian rút ngắn đi rất
nhiều. Từ 01 đến 02 ngày tôi có thể hoàn tất được tất cả các loại phiếu thu.
Và tương tự khi tính phụ cấp thâm niên nhà giáo mà không áp dụng công
thức trên máy tính thì rất lâu và dễ bị nhầm lẫn. Chính vì vậy tôi đã đưa công nghệ
thông tin vào áp dụng và kết quả cho thấy đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được thời
gian và công sức rất nhiều.
Qua thực tiễn cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán
là một điều rất cần thiết và cấp bách, không những nó có thể giúp cho công việc
được rút ngắn thời gian mà còn đưa đến độ chính xác rất cao. Điều nay góp phần
làm cho công tác kế toán của trường THPT Trị An nhìn chung đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Công tác kế toán có tầm quan trọng góp phần vào sự phát triển của đơn vị sự
nghiệp nói chung, đơn vị trường học nói riêng. Vì vậy, để công tác kế toán trường
THPT Trị An ngày càng được đổi mới thì đòi hỏi cần có sự quan tâm, tạo điều kiện
hơn nữa của Ban giám hiệu nhà trường đến đội ngũ kế toán. Thường xuyên tạo

điều kiện cho cán bộ kế toán có cơ hội được học tập nâng cao trình độ và bồi
dưỡng nghiệp vụ kế toán, đầu tư trang bị máy vi tính, mua sắm phần mềm, máy in
có tốc độ cao để hỗ trợ cho công tác kế toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong
công tác kế toán, phục vụ đắc lực cho hoạt động của nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể sử dụng cho những năm tiếp theo tại
trường.
Trong quá trình hoàn tất sáng kiến kinh nghiệm không thể không tránh khỏi
thiếu sót, hạn chế. Rất mong hội đồng khoa học góp ý, bổ sung những thiếu sót,
hạn chế để cho tôi có thể dần hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm này được tốt hơn

Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
14
và có thể áp dụng vào đơn vị mình nhằm góp phần rút ngắn được thời gian trong
công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh An, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Người thực hiện


Trần Thị Kim Hương


Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
15
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tin học cơ sở – Tác giả: TS.Nguyễn Ngọc Cương (chủ biên);
ThS. Vũ Đình Hiệp; ThS. Vũ Chí Quang – Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông
– Năm xuất bản 2011.
2. Giáo trình và lý thuyết thực hành tin học văn phòng (Tập 3: Excel XP) –
Tác giả Nguyễn Đình Tê – Nhà xuất bản lao động xã hội – Năm xuất bản 2007.

3. MS Excel nâng cao – Nguyễn Văn Thông – NXB Thống kê – 1998.



Người thực hiện: Trần Thị Kim Hương
16
MỤC LỤC

Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1
1. Cơ sở lý luận 1
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2
2.1. Tính phụ cấp thâm niên (PCTN) nhà giáo 2
2.2. In phiếu thu 6
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 13
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 13
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Trị An Độc lập - Tự do - hạnh phúc.

Vĩnh An, ngày … / … / ……

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2012-2013

Tên sáng kiến kinh nghiêm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TRƯỜNG THPT TRỊ AN.
Họ và tên tác giả: Trần Thị Kim Hương. Chức vụ: Tổ phó tổ hành chính
Đơn vị: TRƯỜNG THPT TRỊ AN

Lĩnh vực:
- Quản lý giáo dục: …………. - Phương pháp dạy học bộ môn… 
- Phương pháp giáo dục: ……. - Lĩnh vực khác: Quản lý tài chính . 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới:
+ Có giải pháp hoàn toàn mới: 
+ Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có : 
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai , áp dụng trong ngành có hi
ệu quả cao: □

- Có tính cải tiến hoăc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng toàn
ngành có hi
ệu quả cao □

- Hoàn toàn mới và áp dụng trong đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng toàn đơn
vị có hiệu quả cao 
3. Khả năng áp dụng:
+Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách:
 Tốt  Khá  đạt
+ Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:  Tốt  Khá  đạt
+ Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng có hiệu quả trong
phạm vi rộng:  Tốt  Khá  đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



×