Tải bản đầy đủ (.doc) (223 trang)

Tuyển chọn 30 đề văn thi thpt quốc gia năm 2019 có đáp án chi tiết của sở GD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 223 trang )

TUYỂN CHỌN
30 ĐỀ THI MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN
CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
(CÓ MA TRẬN, ĐÁP ÁN CHI TIẾT)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ văn - Lớp: 12
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian
phát đề)

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ
chương trình lớp 10, lớp11 và lớp 12.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài văn
nghị luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. BỘ ĐỀ KIỂM TRA:
A. MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG.
Mức độ cần đạt
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng



I.Đọc - Ngữ liệu: văn- Nhận diện thể loại/- Khái quát chủ đề/- Nhận xét/ đánh giá
hiểu bản nhật dụng/phương thức biểunội dung chính,… màvề tư tưởng/ quan
văn bản nghệđạt/ phong cáchvăn bản đề cập.
điểm/ tình cảm/ thái
thuật.
ngôn ngữ của văn- hiểu được quanđộ của tác giả thể
- Tiêu chí lựabản.
điểm/ tư tưởng,… củahiện trong văn bản.
chọn ngữ liệu: - Chỉ ra chi tiết hìnhtác giả.
- Nhận xét về một
+ 01 đoạn tríchảnh/ biện pháp tu từ,- Hiểu được ý nghĩa/giá trị nội dung/
hoặc 01 văn bản… nổi bật trong văntác dụng của việc sửnghệ thuật của văn
bản.
hoàn chỉnh.
dụng thể loại phươngbản.
thức biểu đạt/ từ ngữ/- Rút ra bài học tư
+ Độ dài khoảng
chi tiết/ hình ảnh/tưởng/ nhận thức.
150 – 300 chữ.
biện pháp tu từ,…
trong văn bản.
- Hiểu được một số
nét đặc sắc về nghệ
thuật theo đặc trưng
thể loại (thơ/ truyện/
kịch/ kí…) hoặc một
số nét đặc sắc về nội
dung của văn bản.
Tổng Số câu

2
1
1
Số điểm
1.0
1.0
1.0
Tỉ lệ
10%
10%
10%

Vận
dụng
cao

Tổng
số

4
3.0
30%


II.
Làm
văn:

Câu 1: Nghị
luận xã hội.

- Khoảng 200
chữ.
- Trình bày suy
nghĩ về vấn đề xã
hội đặt ra trong
văn bản đọc hiểu
ở phần I.
Câu 2: Nghị
luận văn học.
- Nghị luận về
một bài thơ/ đoạn
thơ.
- Nghị luận về
một tác phẩm/
đoạn trích văn
xuôi.
- Nghị luận về
một ý kiến bàn
về văn học.
Tổng Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng Số câu
cộng Số điểm
Tỉ lệ

Viết đoạn văn

Viết bài
văn


2
1.0

1
1.0

1
2.0
20%
2
3.0

10%

10%

30%

1
5.0
50%
1
5.0

2
7.0
70%
6
10.0


50%

100%


B. BIÊN SOẠN ĐỀ CÂU HỎI THEO MA TRẬN.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LUỢNG
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ văn - Lớp: 12
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian
phát đề)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)
I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau mà thực hiện các yêu cầu:

Ta đã đi qua những tháng ngày không ngờ

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

Vô tư quá để bây giờ xao xuyến

“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt

Bèo lục bình mênh mang màu mực tím


Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông…

Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga…

Ta lớn lên bối rối một sắc hồng

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa

Phượng cứ nở hoài như đếm tuổi

Những dấu chân trần, bùn nặng vết

Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội

Ta đi học quen dẫm vào không biết

Ta nhận ra mình đang lớn khôn…

Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa


Đã dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm…

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

Trăm năm rồi ta đếm bước sông Hương

“Tuổi của mụ” con nằm tròn trong mẹ

Vẫn soi thấy niềm đau và nổi giận

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Khuôn mặt trẻ bống già trên lớp sóng

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…

Ngẩng đầu lên, ta thấy mặt quân thù!
(Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa

Điềm)

Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0,5 điểm)



Câu 2.Tìm những hình ảnh đẹp đẽ của những năm tháng tuổi trẻ được tác giả
nhắc đến trong lời mở đầu bản trường ca? (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ tiêu biểu trong văn
bản? (1 điểm)
Câu 4:

Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội
Ta nhận ra mình đang lớn khôn…

Theo anh/chị, tác giảđã thể hiện sự lớn khôn như thế nào thông qua
những lời biếtơn? Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến thế hệ tuổi hồng
cùng thời? (1 điểm)
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về lòng biết ơn của tuổi
trẻ.
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài
(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ
đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (Chí
Phèo- Nam Cao, Ngữ Văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét
về cách nhìn và tình cảm của nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.
……….Hết………….
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh.............................................
Số báo danh...................................................

C.ĐÁP ÁN.



Phần

Nội dung đáp án

Câu

Đọc – hiểu.

I

Điểm
3.0

1

- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.

0.5

2

- Những hình ảnh được tác giả nhắc đến: màu mực tím, sắc hồng hoa
phượng. Đó là những hình ảnh làm toát lên vẻ đẹp tuổi trẻ trong sáng
vô tư của tuổi học trò đã trưởng thành qua năm tháng đấu tranh.
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp cú pháp: Biết ơn..
- Tác dụng: Thể hiện sự biết ơn đối với năm tháng tuổi trẻ đã đi qua
và đó cũng chính là tình yêu đối với những gì nhỏ bé, gần gũi.

0.5


- Sự lớn khôn được tác giả thể hiện thông qua lời biết ơn: Vạn vật hi
sinh cống hiến để làm nên cuộc sống. Vì vậy, tuổi trẻ phải biết ơn,
trân trọng và đề đáp trở lại.
- Bài học: Tuổi trẻ phải biết ghi nhận những gì mình có được và phải
biết đấu tranh với kẻ thù đề bảo vệ quê hương.
Làm văn

0.5

3

4

II
1

 Nghị luận xã hội:

0.5
0.5

0.5
7.0
2.0

Vấn đề nghị luận: Sự biếtơn của tuổi trẻ.
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Yêu cầu về kỹ năng:

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu, lập luận chặt chẽ…
- Thể hiên sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích:
- Biết ơn: biết ơn là nhớ tới nguồn cội vật chất và tinh thần. Của cải
vật chất kết tinh từ lao động vất vả và chắt chiu. Hòa bình đượcđánh
đổi bằng hi sinh xương máu.
2. Phân tích, chứng minh:
- Biết ơn là nét đẹp đạo lí của con người Việt Nam. Con người sống
luôn biết hiến dâng vảo vệ quê hương Tổ quốc. Để có được cuộc
sống hôm nay, phải biết trân trọng những gì ta đang được hưởng và
phải biết sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước đã xây dựng.

0.25

0.25
0.25
1.25


2

3. Bàn luận, mở rộng:
-Đôi khi ta quên biết ơn bởi vì cuộc sống máy móc và bận rộn. Chưa
suy nghĩ đến nguồn gốc những thành quả.
- Đừng để nguồn cội đi vào quên lãng. Hãy để sự biết ơn trở thành
một phẩm chất và hành động trong mỗi con người.
4. Bài học và liên hệ bản thân:
- Mỗi cá nhân phải biết phát huy tinh thần và truyền thống biếtơn.

Phải ý thức được điều mình nên làm vì Tổ quốc.
- Luôn tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ. Mỗi cá nhân phải
biết tiếp bước cha anh, sẵn sàng cống hiến hi sinh vì Tổ quốc.
 Nghị luận văn học.

5.0

Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận.
- Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu loát, chữ viết rõ ràng.
Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể triển
khai theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

0.5

Giới thiệu chung:giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm
“Vợ chồng A Phủ” và nhân vật Mị.

0.5

Phân tích.

3.5


* Giới thiệu về nhân vật Mị:
- Là cô gái có nhan sắc, tài năng cùng một phẩm chất hiếu thảo, tự
tin.

- Số phận rơi vào bi kịch khi trở thành con dâu gạt nợ.
* Hình tượng Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Nguyên nhân thức dậy sức sống tiềm tàng:
+ Do sực tác động của khung cảnh ngày xuân ở Hồng Ngài. Ở đó
cảnh vật hiện lên với những màu sắc rực rỡ, tươi vui, âm thanh náo
nhiệt, tưng bừng của tiếng trẻ con cười đùa.
+ Sự tác động của tiếng sáo gọi bạn đã dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi
nhớ.
+ Hơi rượu giúp Mị lãng quên hiện tai và sống lại quá khứ tươi vui.
- Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để
tìm lại chính mình:
+ Mâu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu: Mị cảm
thấy phơi phới trở lại, Mị đã ý thức được tuổi trẻ và khát vọng của
mình, Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi mà lại đi vào buồng
để uống rượu.
+ Trong hơi rượu – sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy: Mị như ở trạng
thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.
+ Hành động vượt thoát hoàn cảnh bị chặn đứng bởi A Sử: Mị vẫn
thả hồn theo tiếng sáo đế với những cuộc chơi. -> dây trói chỉ trói
được thân xác Mị chứ không trói được khát vọng và sức sống của Mị.
+ Sáng hôm sau, Mị tỉnh lại quay về với thực tại và nhận ra tình thế
bi đát của mình.


* Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh
rượu:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo và
cuộc đời nhân vật Chí Phèo.
- Chí Phèo trong cảnh sáng hopom đầu tiên khi tỉnh rượu:
+ Nguyên nhân: Chí Phèo trúng gió, nôn mửa và tỉnh rượu, từ đó Chí

đã nhận thức được cuộc sống xung quanh mình. Vì nhận thức được
cuộc sống xung quanh nên Chí đã nhận thức rõ hơn về bản thân mình
trong thực tại.
+ Biểu hiện sự hồi sinh:
++ Giọt nước mắt thức tỉnh tính người khi Chí nhận bát cháo hành
và sự săn sóc của Thị Nở.
++ Thức tỉnh tình người khi Chí biết yêu. Chí thấy Thị Nở có duyên,
Chí khao khát sống chung với Thị Nở, Chí vẫn uống rượu nhưng cố
uống cho thật ít và từ đó ta thấy Chí trở nên hiền lành đến khó tin.
++ Thức tỉnh khát vọng làm người. Chí muốn hoàn lương về sống
hòa thuận với mọi người.
* Cách nhìn và tình cảm của nhà văn đối với người lao động nghèo
trong xã hội cũ:
- Điểm tương đồng: dù trong hoàn cảnh nào, nhà văn vẫn luôn phát
hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng của nhân vật. Từ đó, nhà văn thông cảm,
đồng cảm với số phận của những người lao động nghèo. Nhà văn tố
cáo, tố cáo những thế lực gây ra số phận đau khổ cho người lao động.
Họ luôn tin vào nhân cách, phẩm chất của người lao động.
- Điểm khác biệt:
+ Nam cao nhìn con người trong số phận bi kịch, nhân vật của ông
chưa tìm được con đường đi, con đường giải phóng cho chính mình.
+ Tô Hoài nhìn con người trong sự vận động đến với cuộc sống tốt
đẹp, tương lai tươi sáng.
Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI

0,5
10,00



SỞ GD&ĐT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 - 2019

(Đề có 02 trang)

MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
(1) Trong cuộc sống, không ai là không có ước mơ, dù chỉ là ước mơ
đơn giản. Nếu không có ước mơ, cuộc sống sẽ đơn điệu, buồn chán biết
bao. Cuộc đời của các em là do các em nắm giữ! Dù đánh mất tất cả cũng
đừng bao giờ đánh mất niềm tin của các em. Dù người khác có nói những
ước mơ, hoài bão và mục tiêu của các em là không tưởng các em cũng đừng
bao giờ từ bỏ nó! Nếu các em từ bỏ nó cuộc sống với các em sẽ chẳng còn ý
nghĩa gì! Còn niềm tin còn hi vọng, chỉ cần các em còn hi vọng các em sẽ lại
dám thách thức với những khó khăn để chinh phục những đỉnh cao! Chỉ khi
nào các em thực sự từ bỏ lúc ấy thất bại mới thực sự đến với các em!
(2) Đừng bao giờ ngừng thôi hi vọng, một ngọn lửa nhỏ sẽ thắp sáng
cho vô vàn những nến khác. Dù tận cùng thất bại cũng đừng bao giờ nói
rằng Tôi không thể! Không có gì là không thể chỉ cần chúng ta có đủ quyết
tâm có đủ niềm tin, ý chí và nghị lực thì chúng ta sẽ làm được những gì mình
muốn! Nhạc sĩ thiên tài Beethoven bị khiếm thính nhưng vẫn để lại cho đời
những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời. Giáo sư Stephen Hawking bị khuyết tật
nhưng vẫn có nhiều đóng góp lớn cho vật lý lý thuyết thế giới. Nick Vujicic
từ khi sinh ra, anh bị khuyết tật: không chân, không tay. Bằng ý chí và nghị

lực phi thường, Nick đã tốt nghiệp đại học khoa tài chính kế toán và trở
thành diễn giả nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống…
(3) Đừng bao giờ gói tròn giới hạn của bản thân! Chúng ta chỉ sống
có một lần và tuổi trẻ cũng chỉ đến với chúng ta một lần duy nhất, hãy sống
sao để mỗi khi nhìn lại các em sẽ tự hào về nó! Dù ước mơ có lớn đến đâu,
đẹp đẽ đến nhường nào thì nó cũng phải gắn liền với thực tế! Những người
thực hiện ước mơ là những người đã hành động và tự tạo cho mình cơ hội để
phát triển.
(Dẫn theo />December 2018)

Thursday, 20

Câu 1. Chỉ ra tác hại của cuộc sống không có ước mơ được nêu trong văn
bản trích.
Câu 2. Theo anh/chị, vì sao tác giả lại khuyên đừng bao giờ nói rằng Tôi
không thể ?


Câu 3. Việc tác giả dẫn chứng những tấm gương: Beethoven, Stephen
Hawking, Nick Vujicic có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/chị có cho rằng: Những người thực hiện ước mơ là những người
đã hành động và tự tạo cho mình cơ hội để phát triển không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để thực hiện được mơ ước của
mình.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố
Hữu.
“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
(Dẫn theo Sgk Ngữ văn 12, tập1, Nxb
GD, tr 109)
---------- HẾT ----------

SỞ GD&ĐT

HƯỚNG DẪN CHẤM


ĐỀ KIỂM HỌC KÌ I
(Hướng dẫn chấm – thang điểm có 03
trang)

NĂM HỌC : 2018-2019
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 12

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng
quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Giám khảo cần chủ động và linh hoạt khi vận
dụng Hướng dẫn chấm này;
- Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu
hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày sáng tạo;
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
- Trình bày bài làm rõ ràng, khoa học;
- Thể hiện được sự tích hợp kiến thức.
2. Yêu cầu về kiến thức
CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Tác hại của cuộc sống không có ước mơ trong văn bản trích:
1

Cuộc sống sẽ đơn điệu, buồn chán biết bao,…
(Bài làm có thể trả lời bằng nhiều cách – miễn đúng ý)

2

Tác giả khuyên đừng bao giờ nói rằng “Tôi không thể”

0,5


Vì khả năng của con người là không giới hạn, chỉ cần chúng
ta có đủ quyết tâm có đủ niềm tin, ý chí và nghị lực thì chúng

0,5


ta sẽ làm được những gì mình muốn.
(Bài làm có thể trả lời bằng nhiều cách – miễn đúng ý)
Dẫn chứng những tấm gương: Beethoven, Stephen Hawking, Nick
3

Vujicic có tác dụng:
- Củng cố niềm tin cho người đọc về những lập luận và lí lẽ

0,5

đưa ra

0,5

- Nhằm động viên, khích lệ con người theo đuổi mơ ước.
Những người thực hiện ước mơ là những người đã hành động và tự
4

tạo cho mình cơ hội để phát triển? Vì sao?
- Quan niệm đúng đắn

0,5

- Vì nếu không hành động và chủ động thì ước mơ vẫn chỉ là

0,5

mơ ước.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
- Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức ngữ văn và kĩ năng vận dụng
các thao tác lập luận viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị
luận văn học;
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; hạn
chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về xã hội và văn học cùng những kiến thức thuộc
phạm vi đề bài, bài làm cần thể hiện được những suy cảm chân thành, có cách
nhìn riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lí (câu 01); phân tích, cảm nhận được vẻ
đẹp đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc (câu 02).


1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để thực hiện đượ
mơ ước
- Viết đúng yêu cầu đoạn văn; vận dụng được một số thao tác lập luận; các

0,5

phép liên kết nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn; không được quá
dài hoặc quá ngắn.
- Bài làm có thể trình bày heo nhiều hướng khác nhau, miễn là hợp lí, thuyết
phục.
Sau đây là một số gợi ý:

1,5

+ Đừng bao giờ gói tròn giới hạn của bản thân!

+ Biết nuôi dưỡng, dám hành động và biết tự tạo cho mình cơ hội để hiện thực
hóa.
+ Mơ ước phải phù hợp với thực tế; không thoái chí, nản lòng,..

2

Cảm nhận 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận có ba phần

0,25

b.Xác định đúng trọng tâm nghị luận: cảm nhận vẻ đẹp nội dung và hình thức

0,25

8 câu đầu bài “Việt Bắc”.

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận
kết hợp tốt lí lẽ và dẫn chứng.
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ

0,5


* Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ
- Nội dung
+ Người ở lên tiếng gợi nhắc một thời cách mạng, một vùng đất kháng chiến.
+ Mở ra khung cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn giữa người đi - kẻ ở sau
bao năm gắn bó thiết tha mặn nồng, khẳng định tình cảm thủy chung son sắt.


3,0

- Nghệ thuật:
+ Sắc thái dân gian đậm đà qua lối kết cấu, cấu tứ, lối xưng hô, thể thơ,…
+Sử dụng hay các biện pháp nghệ thuật (ngắt nhịp, từ láy, tiểu đối,…), phép
tu từ (điệp từ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, hoán dụ)
* Nhận xét:
+ Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức

0,5

+ Có giá trị nhật dụng sâu sắc – lẽ sống Uống nước nhớ nguồn.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Không mắc lỗi chính tả, đảm bảo ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của đoạn thơ.
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,0

TRƯỜNG THPT

ĐỀ THI KSNL, NĂM HỌC 2018 - 2019


TỔ NGỮ VĂN


MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 02
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
…Ngày 15/2/2018, Peter Wang, cậu bé 15 tuổi, lẽ ra đã không phải chết cùng
16 người khác trong vụ xả súng đẫm máu tại Florida, Mỹ. Nhưng cậu đã lựa chọn
đứng lại giữ cánh cửa cho bạn bè mình chạy thoát. Viên đạn của tên sát thủ khép
lại cánh cửa cuộc đời một cậu bé, nhưng lại mở ra bao nhiêu cánh cửa khâm phục,
yêu thương khác.
Không ai chọn việc trả giá mạng sống của mình để nổi tiếng. "Thằng bé rất tử
tế với mọi người và không bao giờ quan tâm tới việc nổi tiếng hay không" – người
thân của Peter nói thế.
Trong khoảnh khắc ấy, Peter trở thành hiệp sĩ đúng nghĩa vì tự cậu thấy mình
không được chạy theo tiếng gọi bản năng. Bạn bè cậu cần cậu. Nước Mỹ hay bất cứ
nước nào khác, dù phát triển đến trình độ văn minh cao đến thế nào chăng nữa,
cũng không thể xóa hết những "chuyện bất bằng", không thể loại bỏ hoàn toàn tội
phạm. Và khi xã hội còn chuyện bất bằng, còn xả súng, còn đâm chém… thì vẫn
còn cần đến nhiều Lục Vân Tiên – hiệp sĩ tự nguyện.
…Vợ bỏ, con ghét, gia đình la rầy, kinh tế khó khăn… là rất nhiều cái phải hy
sinh của hiệp sĩ. Không một chiếc bằng khen nào, vinh dự nào có thể thay thế được
những mất mát đó. Nhưng họ vẫn lựa chọn, đơn giản vì họ coi nó là sứ mạng. "Có
lẽ do kiếp trước nợ người dân quá nhiều nên kiếp này phải phục vụ để trả ơn" Nguyễn Thanh Hải, đội trưởng CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (Bình
Dương), đã nói như vậy. "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần
ai" - hiệp sĩ Nguyễn Việt Sin cũng đã nói như thế sau khi khẳng định các anh không
chùn bước trước tội phạm, kể cả khi đồng đội của mình ngã xuống.
Hai hiệp sĩ ngã xuống, vài hiệp sĩ khác bị thương, là lúc phải nhìn lại: Các hiệp
sĩ nên làm gì tốt nhất để bảo vệ mạng sống của mình và chúng ta cần làm gì để bảo

vệ tính mạng cho những người trượng nghĩa? Xã hội này, cuộc sống này, cần nhiều
hơn thế những hiệp sĩ xuất hiện. Họ chính là người châm lửa để đốt đi những que
củi vô cảm trong xã hội. Sự hy sinh ấy không thể trở thành cái cớ để chê trách,
phán xét họ "ngu si", "nhắm mắt làm liều", "làm thay việc của công an"; không
phải cái cớ để sổ toẹt: "Mấy ông đừng làm hiệp sĩ nữa".
Chiều nay, một nhà báo viết trên facebook: "Nghĩa khí, thực ra là một thứ tài
sản nội sinh của mỗi người. Nó không phải là hành động để dư luận đánh giá đúng,
hay sai, hơn, thiệt". Còn một sinh viên thì viết: "Thưa các vị, hiệp sĩ không cần ai
dạy bảo về cách sống. Làm ơn đừng đâm họ thêm một lần nữa".


(Trích Thưa các vị, hiệp sĩ không cần ai dạy bảo cách sống - Bùi Hải, Trí thức trẻ,
16/05/2018)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
Câu 2. Theo anh/chị, vì sao cậu bé Peter Wang đã trở thành hiệp sĩ đúng nghĩa ?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: “Họ (những hiệp sĩ) chính là người châm lửa để
đốt đi những que củi vô cảm trong xã hội”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Và khi xã hội còn chuyện bất bằng, còn
xả súng, còn đâm chém… thì vẫn còn cần đến nhiều Lục Vân Tiên – hiệp sĩ tự
nguyện”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về
Nghĩa khí của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Từ đó liên hệ với khổ thơ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Trích Tràng giang – Huy Cận)
để nhận xét về cảm hứng của hai thi nhân đối với thiên nhiên.
------ Hết -----Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

TRƯỜNG THPT

ĐỀ THI KSNL, NĂM HỌC 2018 - 2019


TỔ NGỮ VĂN

MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đáp án – thang điểm gồm 03 trang)
ĐÁP ÁN

ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm)

3,0


Câu 1.

0,5

- HS trả lời theo một trong ba ý:
+ PC Chính luận
+ PC Báo chí
+ Cả Chính luận và Báo chí

Câu 2.

- Peter Wang đã trở thành hiệp sĩ đúng nghĩa vì cậu đã lựa chọn “đứng
lại giữ cánh cửa để bạn bè cậu chạy thoát”, Peter đã không chạy theo
tiếng gọi của bản năng, cậu đã hi sinh mạng sống của mình vì mọi
người và vì chính nghĩa…

0,5

(HS có thể có cách diễn đạt khác miễn là hợp lí)
Câu 3.

- Vì việc làm của Họ (những hiệp sĩ) đã lan tỏa những điều tốt đẹp, xóa
bỏ sự thờ ơ, vô cảm, đánh thức tinh thần chính nghĩa, tạo nên làn sóng
trượng nghĩa… khiến cho tất thảy đều khâm phục, tự hào, yêu quý

1,0

(HS có thể có cách diễn đạt khác miễn là hợp lí)
Câu 4.


- HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, chủ yếu phải có
cách lí giải hợp lí.

1,0

+ Đồng tình hoặc không đồng tình 0,25đ
+ Phần lí giải 0,75đ
II. LÀM VĂN. (7,0 điểm)
Câu 1. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về nghĩa khí của con người trong cuộc sống.

2,0


a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận

0,25

Có đủ ba phần câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Mở đoạn nêu
được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,25

nghĩa khí của con người trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý cụ thể; thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng, có thể theo hướng sau:

1,0


- Giải thích:
+ Nghĩa khí được hiểu đơn giản là chí khí của những người làm việc nghĩa
- Bàn luận:
+ Nghĩa khí là phẩm chất đáng quý của con người, giúp con người có chí khí để
làm những điều đúng đắn, nghĩa hiệp…
+ Có nghĩa khí giúp con người dễ dàng “thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ”,
từ đó sẽ góp phần loại bỏ những điều ác độc, xấu xa…
+ Với nghĩa khí con người sẽ lan tỏa những điều tốt đẹp, những thông điệp nhân
văn: hành hiệp trượng nghĩa, bảo vệ lẽ phải, thực thi chính nghĩa…Từ đó góp
phần xóa bỏ sự thờ ơ, vô cảm, thúc đẩy con người đấu tranh vì chính nghĩa…
+ Người có nghĩa khí sẽ góp phần giúp XH tốt đẹp hơn.
+ Ca ngợi những tấm gương nghĩa khí trong cuộc sống…
+ Phê phán những người không có nghĩa khí trong cuộc sống…
- Bài học:
+ Thế hệ trẻ cần làm gì để có được nghĩa khí…
d. Sáng tạo

0,25

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25


Câu 2. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến – QD, liên hệ với đoạn thơ
trong bài Tràng giang – HC, nhận xét về cảm hứng đối với thiên nhiên của hai
nhà thơ.


5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được
vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

3,5

* Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến, khổ thơ

0,5

0,5

* Cảm nhận về khổ thơ
- Về nội dung: khổ thơ tả cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, bảng
lảng khói sương qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. Hình ảnh thiên nhiên và con
người được gợi tả mộc mạc mà duyên dáng, trữ tình.

2,0

- Về nghệ thuật: Ngôn ngữ tinh tế; lối biểu đạt lịch lãm, tài hoa…
* Liên hệ đến khổ thơ trong bài Tràng giang


0,5

- Về nội dung: khổ thơ gợi khung cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, rộng lớn nhưng
vẫn gợi buồn. Có cảm giác con người bé nhỏ, mong manh. Tâm trạng nhớ nhà
nhớ quê hương cũng là tâm sự yêu nước thầm kín của thi nhân…
- Về nghệ thuật: bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại, ngôn ngữ tinh tế, tả cảnh
ngụ tình…
* Nhận xét
- Giống nhau: cả hai thi nhân đều có cách cảm nhận vô cùng tinh tế, đặc sắc, phát
họa được những vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên…
- Khác nhau: cảm hứng thiên nhiên của Quang Dũng khởi phát từ nỗi nhớ về
đồng đội, đồng chí, về kỉ niệm kháng chiến nên có phần bâng khuâng, da diết…
Cảm hứng thiên nhiên của Huy Cận được khởi phát từ tâm sự cô đơn, từ nỗi
buồn li quê và cả tâm sự yêu nước thầm kín…nên mang nỗi buồn đau man mác.

0,5


- Lí giải: do hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm…Do lập trường, quan điểm sáng
tác của từng nhà thơ…

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn
đề nghị luận

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
Số báo danh
Chữ ký thí sinh
………….
…………………..

Họ và tên thí sinh
……………………………………………….
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người phương Tây nói rằng mỗi người già là một thư viện. Khi người già mất
đi, cái thư viện biến mất. Tôi vẫn còn một cái thư viện – mẹ tôi ở quê nhà, cách gần
một nửa chiều dài non nước. Tôi vẫn thường xuyên “tra cứu” mỗi lần gặp trúc trắc
trên đường đời. Những lúc buồn nhất tôi chỉ cần về ôm cái thư viện vài giây là lòng
lại được an ủi, thảnh thơi. Tôi vẫn thường xuyên lo sợ về một ngày cái “thư viện”
ấy không còn nữa, để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi, như cảm giác của
tôi mỗi lần tôi về lại quê nhà thắp hương cho bà ngoại, giữa bạt ngàn hoang mộ.

Nếu em đang được sống với ông bà, em nhớ là em đang rất giàu có đấy nhé.
Những cái thư viện rất đặc biệt có thể cho em cả sự thông tuệ, tâm hồn và tình yêu
thương. Nhưng tin buồn là cuộc sống vô thường, những “thư viện” mang ánh nắng
cuối ngày không còn dài lâu. Bà ngoại của Nôbita đã về trời. Bà ngoại của tôi cũng
như đám mây trắng bay về bên kia núi. Bà của Hồng Nhung không biết có còn? Bà

ngoại của Vĩnh Tiến cũng chỉ còn trong nỗi nhớ. Nhớ bà tôi một trăm năm rồi ngọn
cỏ hoá mây trời. Hàng triệu thư viện quý giá như vậy đang bay về trời. Vậy thì em
hãy “đọc” đi, “đọc” nhanh nhanh lên nhé! Nào, lao vào lòng “thư viện” đi nào!
(Trích Hàng triệu thư viện đang bay về trời, Đoàn Công
Lê Huy,
Dẫn theo />Câu 1. Nêu những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Tại sao lại có quan điểm cho rằng “mỗi người già là một thư viện”?
Câu 3. “Thư viện” mà văn bản trên đề cập giống và khác gì so với những thư viện
sách mà anh(chị) vẫn biết?
Câu 4. Lời nhắn của tác giả trong câu cuối đoạn trích “Vậy thì em hãy “đọc” đi,
“đọc” nhanh nhanh lên nhé! Nào, lao vào lòng “thư viện” đi nào!” gợi cho
anh(chị) những suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh(chị) viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc tích lũy kiến thức của con người trước
thời gian.
Câu 2. (5,0 điểm)


Cảm nhận của anh(chị) về tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng của
Xuân Quỳnh. Liên hệ với bài Tự tình của Hồ Xuân Hương và bài ca dao Khăn
thương nhớ ai…trong chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mà em đã học
để chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tình yêu của các nhân vật trữ tình.
---Hết--Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

A. Hướng dẫn chung
- Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà.
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc
và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm.
B. Đáp án và thang điểm
Phần

Câu

I
1

2

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

3

Những phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, biểu cảm.
Mỗi người già là một thư viện bởi vì họ đã biết tích lũy, trau dồi
kiến thức, kinh nghiệm suốt chiều dài thời gian. Kho tri thức, kinh

nghiệm ấy ngày một dày, phong phú, đa dạng khác nhau và cao lên
theo độ tuổi. Đây là những thư viện vô giá.

0.5
0.5


3

4

II

“Thư viện” (chỉ những người già) và thư viện sách mà ta vẫn hay
biết có điểm điểm tương đồng và khác biệt. Khi đã gọi là thư viện
thì đều chỉ nơi lưu trữ tri thức nhân loại, là nơi mọi người đều có thể
đến và tra cứu. Thế nhưng nếu như thư viện sách chỉ có thể giúp ta
hiểu biết và trau dồi tri thức, ta chỉ tìm đến khi ta cần, thì “thư viện”
(chỉ người già) không chỉ là nơi ta có thể tra cứu, mà là nơi ta được
che chở, được yêu thương và dạy bảo. Nếu như thư viện sách có thể
tồn tại rất lâu, qua biết bao thế hệ, thì “thư viện” (chỉ người già) lại
bị giới hạn bởi dòng chảy thời gian.

1.0

Thông điệp câu kết của đoạn trích là lời nhắn sâu sắc, ý nghĩa: “Thư
viện” (chỉ người già) có thể mất đi bất cứ lúc nào. Mỗi người già là
một kho tri thức vô giá. Chúng ta hãy trân quý, nâng niu họ từng
phút giây khi còn được kề bên.


1.0

Làm văn
1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự
cần thiết của việc tích lũy kiến thức của con người trước thời
gian.

2,0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận

0,25

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo yêu cầu diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích, song hành.
a

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
“suy nghĩ về sự cần thiết của việc tích lũy kiến thức của con người
trước thời gian”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh chọn lựa thao tác phù hợp để trình bày suy nghĩ của mình
về vấn đề được nêu trong yêu cầu. Có thể định hướng như sau:
- Tích lũy kiến thức là gì
- Làm thế nào để tích lũy kiến thức
- Vai trò, sự cần thiết với việc tích lũy kiến thức
Từ đó, hướng con người có ý thức tốt đẹp để mỗi người thành một
thư viện.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diên đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
2

Cảm nhận của anh (chị) về tình yêu của người phụ nữ qua bài
thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Liên hệ vói bài Tự tình của Hồ

0,25

1,0

0,25
0,25
5.0


Xuân Hương và bài ca dao Khăn thương nhớ ai… trong chùm
ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mà em đã học để chỉ ra
điểm giống và khác nhau trong tình yêu của các nhân vật trữ
tình.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0.25

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn
đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng liên hệ Tự tình và bài

ca dao Khăn thương nhớ ai…Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong
tình yêu của các nhân vật trữ tình.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
* Tình yêu của người phụ nữ qua bài thơ Sóng

1.25

- Tình yêu với nhiều sắc thái cung bậc cảm xúc
- Khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời của con người và luôn
gắn với nhu cầu tìm hiểu khám phá lí giải về tình yêu.
- Tình yêu chân thực luôn gắn liền với nỗi nhớ, niềm tin và lòng
chung thủy.
- Khát vọng vĩnh hằng hóa tình yêu.
- Nghệ thuật:

0.5

+ Hình tượng sóng và em tồn tại song song bổ sung cho nhau làm
nổi bật khát vọng tình yêu
+ Thể thơ 5 chữ với cách gieo vần và ngắt nhịp linh hoat
+ Bài thơ không có dấu câu như là những lớp sóng nhịp nhàng gối
lên nhau diễn tả những sắc thái cung bậc khác nhau trong tình yêu
+Giọng thơ chân thành tha thiết
*Tình yêu của người phụ nữ trong Tự tình và Khăn thương nhớ
ai
- Bài thơ Tự tình:
Đó là tâm sự của người phụ nữ trong đêm khuya vắng. nhận ra

nghịch lí cuộc đời “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” từ đó
ngậm ngùi cho thân phận.

0.75


×