TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
NGUYỄN CAO CƯỜNG
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẮC YÊN,
TỈNH SƠN LA
HÀ NỘI - 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
NGUYỄN CAO CƯỜNG
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẮC YÊN,
TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và chính sách
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ HOÀNG TOÀN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Cao Cường
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Đỗ
Hoàng Toàn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, người đã hướng dẫn tôi hết sức tận
tâm, nhiệt tình, khoa học để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo
của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các thầy cô trong khoa sau Đại
học đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, những người đã quan
tâm, sát cánh bên cạnh và ủng hộ tôi là động lực cho tôi hoàn thành luận văn này 1
cách thuận lợi.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Cao Cường
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HỘP
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN........8
1.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân...................................................8
1.1.1. Hội đồng nhân dân....................................................................................8
1.1.2. Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm của hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân.............................................................................................................9
1.1.3. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát của HĐND.....................................16
1.2. Nội dung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.................................21
1.2.1. Giám sát báo cáo của Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan
tư pháp cùng cấp...............................................................................................21
1.2.2. Giám sát việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành
viên khác của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan tư pháp.......................................23
1.2.3. Giám sát quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, pháp luật......................24
1.2.4. Giám sát chuyên đề.................................................................................24
1.2.5. Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Hội đồng
nhân dân bầu.....................................................................................................25
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân cấp huyện.....................................................................26
1.3.1. Yếu tố chủ quan của HĐND huyện.........................................................26
1.3.2. Yếu tố về đối tượng giám sát..................................................................29
1.3.3. Các yếu tố bên ngoài...............................................................................31
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN
2016 – 2018.............................................................................................................32
2.1. Khái quát về tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân huyện Bắc Yên nhiệm kỳ
2016 - 2021.............................................................................................................. 32
2.1.1. Đại biểu và cơ cấu đại biểu.....................................................................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của HĐND huyện Bắc Yên............................................34
2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Bắc Yên. . .37
2.2.1. Giám sát đối với báo cáo của Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân, các
cơ quan tư pháp cùng cấp.................................................................................37
2.2.2. Giám sát việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành
viên khác của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan tư pháp.......................................41
2.2.3. Giám sát các quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp xã có dấu hiệu trái với Hiến pháp, pháp luật......................47
2.2.4. Giám sát chuyên đề.................................................................................49
2.2.5. Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Hội đồng
nhân dân bầu.....................................................................................................60
2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân huyện Bắc Yên...........................................................................................62
2.3.1. Những thành công...................................................................................62
2.3.2. Những hạn chế........................................................................................64
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH
SƠN LA ĐẾN NĂM 2026......................................................................................68
3.1. Phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân huyện...............................................................................................68
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện Bắc Yên.......................................................................................................71
3.2.1. Nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát của Hội đồng nhân
dân huyện Bắc Yên...........................................................................................71
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Yên đối với
hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện............................................75
3.2.3. Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện.....................77
3.2.4. Nâng cao năng lực giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân..........78
3.2.5. Nâng cao năng lực giám sát của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân huyện......79
3.2.6. Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho Hội đồng nhân dân.....80
3.2.7. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giám sát giữa Hội đồng nhân dân
huyện với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể..........................80
3.2.8. Tạo các điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân huyện trong hoạt
động giám sát....................................................................................................82
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................83
KẾT LUẬN............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân huyện Bắc Yên khóa XVI, nhiệm kỳ
2011 - 2016...........................................................................................32
Bảng 2.2. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân huyện Bắc Yên khóa XVII, nhiệm kỳ
2016 - 2021...........................................................................................34
Bảng 2.3: Thống kê trình độ đại biểu Hội đồng nhân huyện Bắc Yên khóa XVI,
khóa XVII.............................................................................................34
Bảng 2.4. Số chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bắc Yên khóa XVI,
nhiệm kỳ 2011 - 2016...........................................................................43
Bảng 2.5. Số chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bắc Yên khóa
XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.................................................................43
Bảng 2.6. Các cơ quan, đơn vị trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Hội đồng nhân
dân huyện Bắc Yên khóa XVI, khóa XVI.............................................43
Bảng 2.7. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành từ năm 2011 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên..........................................47
Bảng 2.8. Số lượng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Bắc Yên (tính đến 31/12/2016)............................................48
Bảng 2.9. Thống kê các Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và các
Ban của Hội đồng nhân dân huyện Bắc Yên khóa XVI, khóa XVII.....50
Bảng 2.10. Thống kê về kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân huyện
Bắc Yên theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội...................61
DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1:
Kết quả phỏng vấn về cơ cấu tổ chức và bộ máy chuyên trách của
HĐND huyện........................................................................................36
Hộp 2.2:
Kết quả phỏng vấn về chất lượng thẩm tra, xem xét các báo cáo của các
Ban HĐND huyện Bắc Yên..................................................................41
Hộp 2.3:
Kết quả phỏng vấn về hiệu quả của hoạt động chất vấn tại kỳ họp của
HĐND huyện Bắc Yên.........................................................................47
Hộp 2.4:
Kết quả phỏng vấn về chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát
chuyên đề của HĐND huyện Bắc Yên..................................................60
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn đề tổ chức của
bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng trong đó
có HĐND các cấp là yêu cầu khách quan và tất yếu. HĐND các cấp có 02 chức năng
đó là Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát.
Chức năng giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt
động của UBND, từ đó sẽ Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.
HĐND gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ
của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên (theo khoản 1 điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương) vì vậy HĐND Thực
hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả
hoạt động của HĐND. Thực trạng của huyện Bắc Yên có nhiều khó khăn làm ảnh
hưởng không nhỏ tới việc hoạt động giám sát của HĐND như: (địa hình rất phức
tạp, bị chia cắt mạnh, dốc đứng, núi cao, khe sâu, diện tích đất bằng ít. Độ cao trung
bình 1.000 m so với mực nước biển; khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, 8 xã vùng cao có 9
tháng trong năm có xương mù bao phủ; tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 97%;
tỷ lệ hộ nghèo trên 39%; trình độ dân trí thấp; công tác quản lý của chính quyền địa
phương của Bắc Yên …), là những thách thức trong quá trình phát triển của huyện.
Vấn đề đang đặt ra đối với chính quyền địa phương của huyện là phải thay đổi tư duy,
phải tạo bước đột phá, tăng tốc độ phát triển trên mọi mặt, nhất là kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội mang tính chất chiến lược, nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao dân
trí trên địa bàn huyện tạo đà cho sự phát triển cao hơn trong những năm tiếp theo và
sớm đưa huyện Bắc Yên thoát nghèo. Để tạo bước đột phá đó thì HĐND huyện có
vai trò hết sức quan trọng đó là giám sát việc thực thi các chính sách của UBND và
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
2
Năm 2016 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05
năm, giai đoạn 2011 - 2016 của huyện Bắc Yên, Bên cạnh những thành tựu phát
triển đã đạt được, thì vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong việc sử dụng các nguồn
vốn phân tán, đầu tư dàn trải, nợ xây dựng cơ bản lớn, gây lãng phí, thất thoát, hiệu
quả đầu tư thấp, tỷ lệ hộ nghèo, học sinh bỏ học vẫn còn cao, y tế chưa đáp ứng
được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến những bất cập này là hoạt động quản lý của Nhà nước nói chung và hoạt động
giám sát của HĐND nói riêng chưa hiệu quả. Bởi vậy, tác giả chọn đề tài “Hoàn
thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La” làm đề tài luận
văn Thạc sỹ Quản kinh tế & Chính sách nhằm phân tích những thuận lợi, khó khăn,
những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động giám sát của HĐND huyện Bắc Yên, trên
cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện hoạt động giám
sát của HĐND huyện Bắc Yên, góp phần phát triển bền vững, toàn diện kinh tế, văn
hóa, xã hội huyện Bắc Yên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Trải qua gần 70 mươi năm kể từ khi ra đời, vị trí, vai trò của HĐND các cấp
trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được khẳng định. Vấn đề hoạt
động giám sát của HĐND đã được nhiều chuyên gia và các nhà khoa học đề cập
nhiều trên sách báo, tạp chí, có những đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về vấn
đề này.Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau đây:
- Đinh Ngọc Quang. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2/2005. “Về đổi mới tổ
chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004- 2009”. Tạp trí
đã nêu ra những vấn đề cần thiết phải ban hành Luật Tổ chức Hội dồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân năm 2003. Sự cần thiết phải đổi mới về cơ cấu tổ chức và chức
năng hoạt động của HĐND.
- Phạm Quang Hưng (2007). Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, với
đề tài “Năng lực thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Hải
Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai”. Đề tài đã khái quát năng lực
thực hiện chức năng giám sát của Đại biểu HĐND huyện Hải Dương về lĩnh vự đất
3
đai; Làm rõ được thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sau giám
sát; năng lực của Đại biểu HĐND huyện nói chung, Thường trực, các Ban của HĐND
huyện nói riêng
- Nguyễn Thị Lợi (2014). Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội, với đề tài “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh – qua thực tiễn
tỉnh Nghệ An”. Đề tài đã nêu lên thực trạng về công tác tổ chức và hoạt động
của HĐND tỉnh Nghệ An và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An.
- Lê Thị Bình Tuyết (2014). Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội, với đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực
tiễn tỉnh Thanh Hóa”. Đề tài đã nêu lên thực trạng về hoạt động giám sát của
HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sự cần thiết phải đổi mới về
hoạt động giám sát cũng như những giải để nâng cao hiệu quả giám sát.
- Trịnh Đình Bá (2016). Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã
hội, với đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện từ thực
tiễn tỉnh Quảng Ngãi”. Đề tài đã nêu lên thực trạng về hoạt động giám sát của
HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đồng thời đề tài cũng đưa ra
những quan điểm và giải pháp để tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp huyện ở Việt Nam hiện nay
Tình hình trên cho thấy việc nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND các
cấp trong những năm qua đã được chú trọng và có bước phát triển đáng kể. Tuy
nhiên các công trình nêu trên chủ yếu tiếp cận HĐND từ góc độ tổ chức và hoạt
động một cách chung chung chưa cụ thể, còn về chức năng giám sát của HĐND chỉ
khai thác ở khía cạnh nâng cao hiệu lực. Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện
đã có nhiều vấn đề mới được đặt ra cả về lý luận và thực tiễn, nhưng chưa nhiều các
công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ, nhất là ở
một địa bàn cụ thể như giám sát của HĐND huyện Bắc Yên đối với UBND huyện
Bắc Yên. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu quan trọng cho việc
nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện trên một địa bàn cụ
4
thể ở Sơn La với tính chất là một đề tài độc lập đi sâu nghiên cứu thực tiễn, để đánh
giá mặt được, mặt chưa được qua đó đưa ra những giải pháp có giá trị thực tiễn
nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND huyện trên địa
bàn tỉnh Sơn La nói chung và HĐND huyện Bắc Yên nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận hoạt động giám sát của HĐND
cấp huyện nói chung và phân tích thực trạng về hoạt động giám sát của HĐND cấp
huyện Bắc Yên nói riêng, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát
của HĐND huyện trong thời gian tới. Luận văn được thực hiện nhằm hướng tới các
mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định khung nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện
- Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của HĐND huyện Bắc Yên giai
đoạn 2016 – 2018; xác định điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt đông giám sát và
nguyên nhân của các điểm yếu.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND huyện
Bắc Yên đến năm 2026.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Bắc Yên
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2016- 2018; đề xuất giải pháp đến 2026
5
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Yếu tố ảnh hưởng đến
Nội dung hoạt động
Mục tiêu hoạt động
hoạt động giám sát của
giám sát của HĐND
giám sát của HĐND
HĐND cấp huyện
cấp huyện
cấp huyện
- Giám sát báo cáo của
Thực hiện được các
(HĐND huyện)
Thường trực HĐND,
mục tiêu của hoạt động
- Sự quyết tâm của bộ
Uỷ ban nhân dân, các
giám sát đối với cơ
máy lãnh đạo
cơ quan tư pháp cùng
quan quản lý nhà nước
cấp.
và thực thi pháp luật.
đại biểu HĐND trong
- Giám sát việc trả lời
- Nâng cao được hiệu
hoạt động giám sát
chất vấn của Chủ tịch
quả, hiệu lực của
Uỷ ban nhân dân, các
pháp luật, chính sách
thành viên khác của Uỷ
của Nhà nước và nghị
ban nhân dân, các cơ
quyết của HĐND
quan tư pháp.
-
- Giám sát quyết định
chỉnh việc thực thi
của Uỷ ban nhân dân
của cơ quan quản lý
huyện, nghị quyết của
nhà nước (UBND)
Hội đồng nhân dân cấp
- Sau giám sát phải
xã có dấu hiệu trái với
thay đổi về công tác
Hiến pháp, pháp luật.
quản lý trong thực thi
- Giám sát chuyên đề
pháp luật và chính
- Lấy phiếu tín nhiệm
sách.
và bỏ phiếu tín nhiệm
- Là tiền đề cho việc
đối với người do Hội
quyết định các vấn đề
đồng nhân dân bầu.
quan trọng của địa
*
Yếu
tố
chủ
quan
- Năng lực và thái độ của
* Yếu tố về đối tượng
giám sát:
- Việc thực thi Pháp luật,
chính sách của UBND,
các cơ quan chuyên môn,
các cơ quan tư pháp, các
tổ chức, cá nhân.
- Sự tuân thủ của các tổ
chức, cá nhân trong việc
chấp
hành
pháp
luật,
chính sách.
* Các yếu tố bên ngoài:
- Điều kiện tự nhiên.
- Tình hình kinh tế, xã
hội.
Góp
phương.
phần
điều
6
5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập từ
các tài liệu, các báo cáo kết quả hoạt động do HĐND huyện và UBND huyện công bố
chính thức. Sau đó được xử lý bằng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh.
Dữ liệu sơ cấp: Ngoài số liệu thứ cấp, tác giả còn thực hiện phỏng vấn một
số cán bộ của huyện để có được thông tin về tổ chức thực hiện hoạt động giám sát
của HĐND huyện đối với UBND huyện, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan khối
tư pháp để nắm bắt những thông tin về hoạt động giám sát của HĐND huyện.
Đối tượng phỏng vấn: Thường trực HĐND huyện, lãnh đạo UBND huyện,
lãnh đạo các Ban của HĐND huyện thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực
hiện hoạt động giám sát; thời gian phỏng vấn đầu năm 2018 tại huyện Bắc Yên.
Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 04 người, gồm:
1- Đ/c Lừ Văn Lày – Phó Bí thư huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện
2- Đ/c Nguyễn Tuấn Toàn – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện
3- Đ/c Đỗ Văn Xiêm – Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy – Trưởng Ban Kinh tế
xã hội của HĐND huyện
4- Đ/c Lê Văn Kỳ – Phó Bí thư huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện
Mục đích phỏng vấn: Nhằm làm rõ thực trạng về cơ cấu nhân sự và hoạt
động giám sát của HĐND huyện
- Xử lý dữ liệu sơ cấp: Tổng hợp, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cán bộ, công chức trong các cơ quan
nhà nước nhìn nhận đúng đắn về chức năng hoạt động giám sát của HĐND cấp
huyện nói chung và của HĐND huyện Bắc Yên nói riêng.
- Góp phần giải quyết đúng đắn chức năng, vị trí, vai trò của HĐND trong
mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước với cơ quan hành chính. Qua đó đưa
7
ra được phương hướng và các giải pháp đổi mới về hoạt động giám sát của HĐND
huyện Bắc Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân cấp huyện
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyệnBắc Yên, tỉnh Sơn La giai đoạn 2016– 2018
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của
Hộiđồng nhân dân huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đến năm 2026.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
1.1.1. Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân do Nhân dân bầu ra theo lối phiếu phổ thông và trực tiếp
đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân. Theo đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan đại
diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân trực tiếp bầu ra.
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Đảng và nhà nước ta
đã quan tâm đến việc xây dựng, củng cố và phát triển Hội đồng nhân dân. Theo đó,
Hội đồng nhân dân đã làm được nhiều việc ích nước, lợi dân, đã thể hiện được vai
trò là cơ quan đại biểu của Nhân dân, là chỗ dựa vững chắc để Nhân dân xây dựng,
củng cố chính quyền cách mạng ngày càng lớn mạnh.
Để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, phát triển đi lên của đất nước trong từng
giai đoạn lịch sử, mô hình Hội đồng nhân dân ngày càng hoàn thiện; địa vị pháp lý
của Hội đồng nhân dân ngày càng được đề cao, là cơ quan dân cử ở địa phương, đại
diện cho Nhân dân địa phương, thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan
trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên
địa bàn. Theo đó, Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013
đều có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và được cụ thể hóa
tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994, Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015.
9
Tại Hiến pháp năm 2013 quy định: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của
Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên" [45, Điều 113].
Và tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015 quy định: "Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri
ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân
dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên".
Tại Khoản 2 Điều 6 quy định: "Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại
diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử
tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
đại biểu của mình".
Để cụ thể hóa Điều 110, 111 Hiến pháp 2013, tại Khoản 1, Điều 4 Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định" Cấp chính quyền địa phương
gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành
chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật
này". Theo đó, Hội đồng nhân dân được hình thành ở ba cấp đó là cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã. Hội đồng nhân dân cấp huyện là cơ quan đại diện cho Nhân dân
địa phương trong huyện, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân
địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Vì vậy, Hội đồng nhân dân cấp huyện có
vị trí, vai trò quan trọng, trực tiếp quyết định những vấn đề trên các lĩnh vực phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương và giám sát hoạt
động tuân theo Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân theo đúng
quy định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm của hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân
1.1.2.1. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
10
Để nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò, nội dung và hình thức thực hiện
chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung, trước hết cần hiểu toàn diện,
đầy đủ khái niệm giám sát. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm
giám sát. "Giám sát" nguyên gốc là từ Hán - Việt, được hiểu là xem xét và đàn
hạch. Theo quan niệm này, giám sát là xem xét, kiểm tra; ngoài ra đối tượng bị giám
sát phải chịu sự chất vấn của chủ thể giám sát.
Trong từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Hồng Đức biên soạn, “giám sát” được
hiểu là động từ chỉ “sự theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng quy định không ?”
Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng (trang 139, năm 3003) thì định
nghĩa “giám sát” là việc theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều
quy định không? là chức quan thời xưa trông nom, coi sóc một loại công việc nhất
định. Còn Đại từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin chì định
nghĩa “giám sát là theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ”
Trên phương diện khoa học, cuốn “Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử
ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, giám sát mang tính quyền lực nhà nước là “sự
theo dõi, quan sát hoạt động của một chủ thể quyền lực mang tính chủ động,
thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để bắt
buộc và hướng hoạt động của các tổ chức quyền lực chịu sự giám sát đi đúng quỹ
đạo, đúng quy chế nhằm giới hạn quyền lực, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ
nghiêm minh”
Như vậy, tuy cách diễn đạt cả về lĩnh vực ngôn ngữ và khoa học có những
cách diễn đạt khác nhau, nhưng tựu chung lại từ "giám sát" có nội dung cơ bản là:
Giám sát là quá trình các chủ thể nắm quyền lực tiến hành thường xuyên, liên tục
một hoặc một số hoạt động theo dõi, kiểm tra các chủ thể thực hiện quyền lực để
trên cơ sở đó đánh giá, kiến nghị, đưa ra các biện pháp đình chỉ, hủy bỏ các hành vi
vi phạm pháp luật của các đối tượng bị giám sát, buộc các chủ thể đó tuân thủ chức
năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Xét trên phương diện pháp lý, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
được chính thức quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
11
dân năm 1983. Trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm
1994, chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân một lần nữa được quy định đầy
đủ, cụ thể hơn. Với sự ra đời của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân năm 2003, chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân đã được quy định trong
chương III với 24 điều (từ Điều 57 đến Điều 81) với những quy định khá chi tiết, cụ
thể đã góp phần giúp Hội đồng nhân dân thuận lợi trong quá trình giám sát, đồng
thời nâng cao vị thế, vai trò của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân vẫn chưa giải thích một cách cụ thể, rõ ràng
thuật ngữ này.
Để quy định cụ thể hơn chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân, ngày
20/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Luật Hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định giám sát là "việc chủ thể giám sát theo
dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử
lý". Giám sát của Hội đồng nhân dân huyện bao gồm giám sát của Hội đồng nhân
dân tại kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Mặc
dù vậy, trong tất cả các văn bản pháp luật nêu trên đều không đưa ra định nghĩa
hoàn chỉnh về giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp
huyện nói riêng.
Từ những phân tích trên, dưới góc độ khoa học pháp lý, theo tác giả khái
niệm giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp huyện
nói riêng được hiểu là: Việc Hội đồng nhân dân theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt
động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến
pháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; từ đó đưa ra các kết luận và kiến
nghị xử lý theo thẩm quyền, góp phần phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa
12
phương để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng và văn minh.
Như vậy, giám sát của Hội đồng nhân dân thực chất là thực hiện sự ủy nhiệm
quyền lực của Nhân dân để giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
đúng quy định của pháp luật, là một hình thức thực hiện quyền giám sát của Nhân
dân được thực hiện bằng pháp luật, thông qua cơ quan quyền lực nhà nước là Hội
đồng nhân dân các cấp. Hoạt động giám sát nhằm kiểm soát thực thi quyền lực nhà
nước. Giám sát chứa đựng những yếu tố thuộc tính của công tác kiểm tra, kiểm soát
và thanh tra. Trong quá trình giám sát, chủ thể giám sát có quyền yêu cầu các cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp và các
điều kiện cần thiết khác để hoạt động giám sát được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
1.1.2.2. Mục tiêu và đặc điểm của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân huyện
Mục tiêu của hoạt động giám sát là nhằm bảo đảm việc thi hành các văn bản
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND ở địa phương
được nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả; giám sát để khẳng định những kết quả
đạt được, đồng thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó
kiến nghị, đề xuất, quyết định các biện pháp, giải pháp thực hiện tốt hơn.
Căn cứ theo các quy định của pháp luật, hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp huyện có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, về chủ thể của hoạt động giám sát. Theo Điều 57 Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện bao gồm: giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, giám sát của Thường
trực Hội đồng nhân dân, giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân và giám sát
của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Tuy nhiên, tại Điều 87, chương VI, mục 1, hoạt động của Hội đồng nhân dân
tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và quy định tại điểm d, Khoản
13
5, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có quy
định thêm giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Đây là quy định mới của
Luật, mở rộng thêm chủ thể giám sát để nâng cao vị thế, tạo thuận lợi cho Hội đồng
nhân dân huyện trong hoạt động giám sát.
Như vậy, chủ thể thực hiện quyền giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
bao gồm: Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo đó, chủ thể giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm toàn thể các cơ quan
trong Hội đồng nhân dân và cá nhân từng đại biểu Hội đồng nhân dân. Với quy định
như vậy nhằm mục đích để các cơ quan trong Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng
nhân dân huyện chủ động thực hiện tốt và có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ
giám sát, thể hiện bản chất là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân
dân địa phương.
Hai là, giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện tuân theo một quy trình,
thủ tục nhất định. Theo đó, để hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện
thực sự hiệu lực, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật phải trải qua 2 giai
đoạn, đó là: giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra (nghiên cứu hồ sơ, khảo sát,
phỏng vấn các đối tượng giám sát và các tổ chức, cá nhân có liên quan) và giai đoạn
đánh giá, đưa ra kiến nghị, kết luận. Trong đó, giai đoạn thứ nhất là cơ sở để thực
hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra thực hiện tốt thì
việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả và
ngược lại.
Ba là, đối tượng bị giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện rất đa dạng,
phong phú. Theo pháp luật hiện hành, đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân
cấp huyện rất phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phương và những người có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể đối tượng bị giám sát gồm:
- Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân cùng cấp.
14
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác
của Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân ở địa phương.
Như vậy đối tượng bị giám sát là rất đa dạng, gồm các chủ thể đại diện cho
Nhân dân, đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các cơ quan
thuộc khối tư pháp và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Qua đó thấy rằng,
hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện là rất quan trọng, vô cùng
phức tạp và trên bình diện rất rộng. Để hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện thực sự có hiệu lực, hiệu quả, các chủ thể giám sát của Hội đồng nhân dân
phải thực sự có kinh nghiệm, năng lực, bản lĩnh thì mới đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ.
Bốn là, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện là hoạt động có
mục đích, đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
được thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn. Trước hết, mục đích của giám sát là đưa
ra được những nhận định chính xác của chủ thể giám sát đối với hoạt động của đối
tượng chịu giám sát, xem hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát có đúng quy
định của pháp luật không, từ đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp xử lý đối với
những việc làm sai trái (nếu có) nhằm bảo đảm cho những quy định của pháp luật
được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Như vậy, mục đích chung của giám sát
nhà nước cũng như giám sát xã hội là bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, minh
bạch, liên tục của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức vụ quyền hạn trong bộ máy
nhà nước, trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và
thẩm quyền của họ.
Mặt khác, thông qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, niềm
tin, sự đồng thuận của cử tri và Nhân dân địa phương với các cơ quan nhà nước, với
cá nhân có chức vụ trong bộ máy nhà nước được củng cố, tăng cường, đây là điều
15
kiện quan trọng để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính
sách của Đảng và nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện.
Nhìn chung, mục tiêu giám sát là để đảm bảo rằng hoạt động của các cơ quan
nhà nước phải đáp ứng, tuân thủ những nguyên tắc, thủ tục pháp lý theo quy định,
đồng thời hài hòa lợi ích giữa nhà nước và Nhân dân.
Năm là, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện là hoạt động
mang tính dân chủ, khách quan, minh bạch. Đảng và nhà nước ta đang xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Theo đó, trong một nhà nước, xã hội dân chủ, thượng tôn pháp luật thì mục tiêu
hoạt động của các cơ quan nhà nước đều hướng đến dân chủ, vì lợi ích của Nhân
dân, lấy Nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Dân chủ được xem
xét không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là phương pháp thực hiện thông qua
hoạt động giám sát. Vì mục tiêu dân chủ, giám sát của Hội đồng nhân dân cấp
huyện thể hiện ý chí của Nhân dân về sự kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân ở địa phương, đảm bảo rằng Hiến pháp, pháp luật, các văn
bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân huyện được thực thi nghiêm túc tại địa phương, do đó Hội đồng nhân dân
huyện phải chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương - những người bầu ra mình để
tiến hành hoạt động giám sát. Đây là một kênh thông tin để cử tri và Nhân dân kiểm
soát các công việc của các cơ quan nhà nước. Đây cũng là nơi duy nhất ở địa
phương mà các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải báo cáo, giải trình trước Hội
đồng nhân dân trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao. Các chất vấn được nêu
tại kỳ họp, các cuộc giám sát chuyên đề đều xuất phát từ ý kiến, kiến nghị của cử tri
và Nhân dân. Do đó, việc Hội đồng nhân dân thường xuyên báo cáo kết quả hoạt
động giám sát của mình với cử tri và Nhân dân là hoạt động hết sức cần thiết.
Thông qua việc báo cáo về kết quả giám sát, cử tri và Nhân dân địa phương sẽ nắm
bắt, giám sát lại hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng như hoạt động chấp hành
pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan. Qua đó, nếu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân thực sự hiệu lực,
16
hiệu quả thì mối quan hệ giữa Nhân dân địa phương với Hội đồng nhân dân được
củng cố, tăng cường. Vì vậy Hội đồng nhân dân tiến hành hoạt động giám sát vì
Nhân dân, các hoạt động giám sát đó diễn ra dân chủ, khách quan, minh bạch và
dưới sự giám sát của Nhân dân.
Sáu là, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng
nhân dân cấp huyện nói riêng là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở phạm vi lãnh thổ của cấp chính quyền
địa phương.
Theo mô hình tổ chức quyền lực ở Việt Nam hiện nay, Hội đồng nhân dân cấp
huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cũng là cơ quan dân cử, cơ
quan được ủy nhiệm quyền lực của người dân địa phương trong phạm vi lãnh thổ
địa phương. Hội đồng nhân dân có chức năng tổ chức quyền lực và giám sát quyền
lực trong phạm vi địa phương. Vì vậy, giám sát việc thực hiện quyền lực là một
chức năng đặc biệt quan trong của cơ quan dân cử địa phương qua đó thể hiện được
sứ mệnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và là cơ quan dân cử, cơ quan
đại diện của Nhân dân.
1.1.3. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát của HĐND
Để hoạt động giám sát của HĐND huyện được thực hiện một cách đồng bộ,
xứng đáng với vị thế và trách nhiệm của cơ quan dân cử, cần đảm bảo các yêu cầu
sau đây:
Thứ nhất, hoạt động giám sát của HĐND huyện phải được tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật và phải đảm bảo tôn trọng sự thật khách quan
Để có cơ sở thực tế và căn cứ khoa học cho HĐND đưa ra các nhận xét, đánh
giá, kết luận, kiến nghị hoặc ra nghị quyết đối với hoạt động của các đối tượng chịu
giám sát, thì hoạt động giám sát phải được tiến hành một cách khoa học và phải tôn
trọng sự thật khách quan. Giám sát phải được tiến hành theo đúng quy định của
Hiến pháp và pháp luật, có nghĩa hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện phải
được tiến hành theo những quy trình và quy định do pháp luật định. Đây là cơ sở