Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.97 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập

1

LỜI NÓI ĐẦU

Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập là xu hướng tất yếu
khách quan có tính quy luật của kinh tế thị trường. Kiểm toán độc lập chính là công cụ
quản lý kinh tế, tài chính quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế
thị trường. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kiểm toán đã được hình thành và đi vào
hoạt động ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của các công ty kiểm toán độc lập
trong những năm qua ở nước ta đã chứng tỏ điều này.
Một trong những vấn đề luôn được các nhà quản lí doanh nghiệp quan tâm là
vấn đề nhân sự, bởi cơ cấu tổ chức nhân sự không chỉ liên quan đến chi phí tiền lươngmột khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mà còn thể hiện trình độ, năng lực của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ bố
trí một cơ cấu nhân sự hợp lí và xây dựng một hệ thống chi phí tiền lương phù hợp
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, do tiền lương
là một khoản chi phí phức tạp luôn chứa đựng khả năng rủi ro cao nên khi tiến hành
kiểm toán BCTC, các kiểm toán viên rất chú trọng đến kiểm toán chu trình tiền lương
và nhân viên.
Nhận thức được tầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại AASC, em đã
đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong quy
trình kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lí thuyết về kiểm toán, đặc biệt là
kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC vào thực tế công
tác kiểm toán tại AASC. Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và biện
pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên
do AASC thực hiện.

Phan Thị Thanh Hoa


B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

2

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, nội dung của chuyên đề thực tập ngoài phần
mở đầu và kết luận được chia thành 3 phần:
Chương 1: Khái quát về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán (AASC).
Chương 2: Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong
kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện..
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị.

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2007
Sinh viên
Phan Thị Thanh Hoa

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
1

Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

1.1.1 Lịch sử phát triển của công ty.
Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Tên giao dịch: AASC.
( Auditing & Accounting financial consulutancy service company ).
Trụ sở chính:

Số 01- Lê Phụng Hiểu- Hà Nội- Việt Nam.

Điện thoại:

84-4-8241990/1

Fax:

84-4-8253973
Hơn 15 năm trở lại đây, ngành kiểm toán Việt Nam bắt đầu ra đời và phát

triển, vào thời điểm bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước. Công ty
Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC cũng được thành lập vào thời
gian này, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường, trở thành một trong hai tổ chức hợp pháp đầu tiên và
lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ về kế toán, kiểm toán và tư

vấn tài chính, thuế.
Công ty được thành lập khá sớm (13/05/1991 theo Quyết định số 164
TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính ) với tiền thân là Công ty Dịch vụ Kế toán
(ASC- Accounting Company). Trong thời gian đầu hoạt động, Công ty chỉ cung cấp
dịch vụ kế toán, cụ thể là giúp các doanh nghiệp về các nghiệp vụ kế toán như mở sổ,
ghi sổ kế toán, lập bảng cân đối kế toán, lập và phân tích báo cáo quyết toán theo quy
định của Nhà nước, phù hợp với hoạt động của từng loại doanh nghiệp, giúp các doanh
nghiệp xây dựng và thực hiện các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác
kế toán; cung cấp các thông tin tài chính, các biểu mẫu in sẵn về tài chính, kế toán theo
quy định của Nhà nước.

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

4

Với yêu cầu đổi mới hệ thống quản lý nền kinh tế quốc dân, thêm vào đó là sự
lớn mạnh về năng lực hoạt động nghiệp vụ, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ra Quyết định
số 238TC/TCCB ngày 27/01/1993 thành lập lại Công ty và Quyết định số
639/TC/QĐ/TCCB ngày 14/09/1993 đổi tên Công ty thành Công ty Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán – AASC và đó là tên giao dịch chính thức của Công ty cho đến
nay. AASC là một pháp nhân hạch toán độc lập, tự trang trải chi phí hoạt động bằng
nguồn thu được từ các hoạt động dịch vụ do khách hàng trả theo hợp đồng.
Cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đối với hoạt
động kế toán, kiểm toán ngày càng phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó, AASC không

ngừng mở rộng. Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, các chi nhánh tại các tỉnh, thành
phố lần lượt được thành lập. Tháng 3 năm 1992, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
được thành lập, ngày 29/04/1995, chi nhánh Thanh Hóa được thành lập, ngày
02/02/1996 là chi nhánh Quảng Ninh và mở văn phòng đại diện tại Hải Phòng. Tháng
3/1995 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh tách ra thành lập Công ty Tư vấn Tài
chính và Kiểm toán Sài Gòn (AFC Sài Gòn). Đồng thời tại Đà Nẵng, Chi nhánh của
Công ty kết hợp với Chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam thành lập nên Công ty Tư
vấn và Kiểm toán (A&C). Ngày 13/03/1997, Công ty tái lập văn phòng đại diện tại
thành phố Hồ Chí Minh và tháng 05/1998, văn phòng đại diện này được nâng cấp lên
thành chi nhánh lớn nhất của Công ty. Đến ngày 31/12/2004, chi nhánh tại Hải Phòng
không tiếp tục hoạt động. Vì vậy, tính đến nay, Công ty có 4 chi nhánh trên cả nước:
Chi nhánh tại Thanh Hoá, Quảng Ninh, Vũng Tàu và Chi nhánh lớn nhất tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Hiện nay, công ty có trụ sở chính tại Hà Nội:
Trụ sở chính:

Số 01- Lê Phụng Hiểu- Hà Nội- Việt Nam.

Điện thoại:

84-4-8241990/1

Fax:

84-4-8253973

Email:




Các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước là:
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:
Địa chỉ:
Phan Thị Thanh Hoa
B

Số 29- Võ Thị Sáu- TP Hồ chí Minh- Việt Nam
Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

5

Điện thoại:

84-8-8205942/3/4/7

Fax:



Chi nhánh Vũng Tàu:
Địa chỉ:

Số 273- Lê Lợi- Phường 6- TP Vũng Tàu- Việt Nam.

Điện thoại:

84-64-851608/7


Fax:

84-64-851608/7

Email:



Chi nhánh Thanh Hoá:
Địa chỉ:

Số 25A- Phan chu Trinh- TP Thanh Hoá- Việt Nam.

Điện thoại:

84-37-852040

Fax:

84-37-852040

Chi nhánh Quảng Ninh:
Địa chỉ:

Cột 2- Đường Nguyễn Văn Cừ- Phường Hồng HảiTP Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh.

Điện thoại:

84-033-627571


Fax:

84-033-627572

Với phương châm hoạt động “ Trở thành người bạn đồng hành của các doanh
nghiệp với việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cao
nhất của khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý
kinh tế tài chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao
nhất”; tháng 4/2005, AASC chính thức trở thành Hội viên Hội kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam (VACPA).
Ngày 29/7/2005, AASC đã làm việc với INPACT Thái Bình Dương tại Hồng
Kông. AASC chính thức gia nhập INPACT Quốc tế và trở thành đại diện của INPACT
Quốc tế tại Việt Nam.
Qua 15 năm phát triển,với đội ngũ kiểm toán viên, nhân viên đông đảo (trong
đó có 120 kiểm toán viên cấp Nhà nước, 9 thẩm định viên về giá) có bản lĩnh, nhiều
kinh nghiệm, cùng 31 Tiến sĩ, Thạc sĩ và cán bộ đang theo học cao học, ACCA; Công
ty đã tiến hành và hoàn thành hàng loạt các dịch vụ chuyên ngành về kế toán, kiểm
toán, tài chính, định giá doanh nghiệp và tư vấn thuế cho nhiều tổ chức và đơn vị hoạt
động trên khắp cả nước. Nhiều dịch vụ như: Kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

6


Báo cáo quyết toán vốn đã được các khách hàng và Bộ Tài chính đánh giá chất lượng
tốt. Với bề dày lịch sử và những đóng góp đó, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 586
KT/CT- ngày 15/08/2001 tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba cho AASC,
Quyết định số 737/QĐ/CTN- ngày 09/07/2005 tặng thưởng Huân chương lao động
Hạng Nhì cho AASC và Huân chương lao động Hạng Ba cho Giám đốc AASC.
AASC là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm
toán độc lập vinh dự được hai lần liên tiếp được Chủ tịch nước tặng phần thưởng cao
quý Huân chương lao động Hạng Nhì và Hạng Ba. Ban Giám đốc công ty cũng vinh
dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động và danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua
toàn quốc”.
1.1.2 Các loại hình dịch vụ của công ty.
Nếu như những ngày đầu thành lập, toàn Công ty chỉ có 5 cán bộ nhân viên và
vốn liếng kinh doanh chưa đầy 200 triệu đồng, Công ty cũng chỉ phục vụ nhu cầu của
thị trường trên lĩnh vực kế toán, thì sau hơn 15 năm hoạt động, dịch vụ kiểm toán của
Công ty đã không ngừng lớn mạnh và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường
kiểm toán tại Việt Nam.
Với đội ngũ cán bộ, chuyên gia có chất lượng hàng đầu trên các lĩnh vực tư vấn,
tài chính kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, thuế, quản trị doanh nghiệp, đào tạo;
AASC đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ có giá trị cao như:

Kế toán
Kiểm
toán

Xác định giá
trị doanh
nghiệp & tư
vấn cổ phần
hoá


DỊCH VỤ CHUYÊN
NGHÀNH

Đào tạo &
Hỗ trợ
tuyển dụng

Công
nghệ
thông tin
Tư vấn

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

7

 Dịch vụ kiểm toán:
Đây là loại hình dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu.
Dịch vụ này không ngừng được hoàn thiện và phát triển về phạm vi và chất lượng. Các
dịch vụ kiểm toán của Công ty bao gồm:


Kiểm toán các Báo cáo tài chính




Kiểm toán hoạt động các Dự án



Kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản



Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh



Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp



Kiểm toán theo thủ tục như cam kết



Giám định tài liệu kế toán, tài chính

Trong các dịch vụ kiểm toán của Công ty, kiểm toán BCTC vẫn là hoạt động
chính, là điểm mạnh của Công ty hiện nay. Đồng thời, Công ty AASC cũng tập trung
tổ chức, thực hiện và hoàn thành xuất sắc hoạt động kiểm toán báo cáo quyết toán vốn
đầu tư hoàn thành. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Công ty đã thực hiện
gần 700 Hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
 Dịch vụ kế toán:

Tiền thân của AASC là công ty Dịch vụ Kế toán (ASC), do đó đây là một trong
những lĩnh vực mà Công ty có nguồn lực đông đảo và nhiều kinh nghiệm. Chính vì
vậy Bộ Tài chính và đông đảo khách hàng đánh giá rất cao dịch vụ kế toán của AASC.
Các loại dịch vụ kế toán mà Công ty cung cấp gồm: Tổ chức công tác kế toán và xây
dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập, xây
dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ công tác quản trị- kinh doanh; Rà soát,
phân tích, cải tổ, hợp lí hoá bộ máy kế toán- tài chính đã có sẵn; Tư vấn giúp các
khách hàng thực hiện đúng các quy định về lập & luân chuyển chứng từ, mở & ghi sổ
kế toán, tập hợp chi phí & tính giá thành sản phẩm, soát xét, điều chỉnh số liệu kế toán
& khoá sổ kế toán, lập Báo cáo kế toán, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư…theo quy
định.

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

8

Đặc biệt, AASC đã hỗ trợ cơ quan thuế, cơ quan tài chính nắm bắt được tình
hình hoạt động của các hộ kinh doanh, từ đó có cơ sở để điều chỉnh mức thu và có căn
cứ nghiên cứu chính sách thuế đối với khu vực kinh tế này thông qua việc đã cùng cán
bộ của Tổng cục thuế và các Cục thuế ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Hưng
Yên, Hải Phòng… giúp đỡ và hướng dẫn hàng vạn doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh
doanh tư nhân mở và ghi chép sổ kế toán theo quy định của Nhà nước.
 Dịch vụ Tư vấn:
Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, một thế mạnh của Công ty, Ban lãnh đạo Công

ty còn rất chú trọng đến dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế. AASC đã và đang cung
cấp các dịch vụ về tư vấn như: Tư vấn về thuế, tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài
chính, tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư hướng dẫn thủ tục đăng kí
kinh doanh, tư vấn về thẩm định giá tài sản, tư vấn thẩm định dự án đầu tư XDCB,
soạn thảo các phương án đầu tư, tư vấn soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư, tư
vấn sáp nhập và giải thể doanh nghiệp. Đặc biệt, dịch vụ tư vấn thuế mà Công ty cung
cấp cho khách hàng sẽ đảm bảo các loại thuế mà doanh nghiệp hay các nhân phải nộp
sẽ phù hợp với thực tế và tuân thủ các chính sách thuế hiện hành.
 Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá:
AASC là một trong những công ty đầu tiên được Bộ Tài chính chấp thuận và
đưa vào danh sách các công ty có đủ khả năng thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh
nghiệp và tư vấn cổ phần. Các dịch vụ cụ thể trong việc xác định giá trị doanh nghiệp
và tư vấn cổ phần hoá bao gồm: Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá ;
Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp; Tư vấn đề xuất phương án
xử lí lao động sau khi chuyển sang công ty cổ phần ; Tư vấn xây dựng phương án kinh
doanh sau khi chuyển sang công ty cổ phần; Tư vấn xây dựng điều lệ công ty cổ phần;
Tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông; Tư vấn các công việc phải thực hiện sau khi
chuyển đổi doanh nghiệp.
 Dịch vụ đào tạo & hỗ trợ tuyển dụng:
Đào tạo nhân viên là một chiến lược nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn
cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Ban đào tạo Công ty đã trực tiếp tổ chức thực
hiện hoặc hợp tác với các trường đại học, các ngành, các địa phương ở trong nước và
các tổ chức quốc tế, mở các khoá bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập


9

kinh doanh, kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế... mở nhiều lớp tập huấn, phổ biến nội
dung các chủ trương, chính sách của Nhà nước mới ban hành cho hàng chục ngàn cán
bộ làm công tác quản lý tài chính, kế toán – kiểm toán trong các ngành, các địa
phương và các đơn vị trong cả nước.
Bên cạnh đó, dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng sẽ giúp khách hàng tìm kiếm và tuyển
dụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp nhất, dựa trên những hiểu biết cụ thể về
vị trí cần tuyển dụng, cũng như các yêu cầu về hoạt động, quản lý chung của khách
hàng. Tuỳ theo yêu cầu của công việc, trình độ kiến thức hay kinh nghiệm cần thiết,
AASC sẽ lựa chọn phương pháp tuyển dụng hợp lý với chi phí hiệu quả nhất.
 Dịch vụ công nghệ thông tin:
Các dịch vụ công nghệ thông tin mà AASC đang cung cấp gồm: Xây dựng và
cung cấp các sản phẩm phần mềm quản lý, đặc biệt là các phần mềm chuyên ngành tài
chính, kế toán.; thẩm định các ứng dụng công nghệ thông tin.; Tư vấn giải pháp xây
dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý và điều hành; Cung cấp thiết bị
xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin; Đào tạo và hướng dẫn
sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.
Một số sản phẩm phầm mềm của Công ty đang được khách hàng tín dụng và sử
dụng nhiều như:


Phần mềm kế toán: A-ASPLus 3.0 kế toán đơn vị hành chính sự

nghiệp, E- ASPLus 3.0 kế toán doanh nghiệp, P- ASPLus 2.0 kế toán đơn vị chủ
đầu tư.


Các phần mềm quản lý: phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm


quản lý tài sản cố định, phần mềm quản lý công văn, phần mềm quản lý doanh
nghiệp.
1.1.3. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty
Trong hơn 15 năm qua AASC đã thực hiện kiểm toán cho mọi đối tượng khách
hàng trong nước và quốc tế với doanh thu tăng trưởng không ngừng tăng. Mức tăng
trưởng doanh thu bình quân qua các năm từ 2001 đến 2004 là 13% năm. Riêng 2005

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

10

doanh thu tăng đột biến đạt hơn 41 tỷ đồng. Tính đến tháng 11 năm 2006, doanh thu
của Công ty đạt 33.096 triệu đồng.
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh của Công ty trong 5 năm 2001 – 2005
Đơn viị́: triệu đồng

STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu

Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp Ngân sách
Thu nhập bình quân/tháng

2001
19.352
2.871
2.741
2,1

2002
21.174
2.033
2.904
2,5

2003
25.972
1.920
3.039
2,7

2004
32.274
1.977
3.309
3,3

2005

41.005
2.756
3.700
4,2

Biều 1.1: Biểu đồ các chỉ tiểu phát triển của Công ty trong 6 năm 2001 – 2005

Đơn vịị́: tỷ đồng VND
(Nguồń: Báo cáo của Giám đốc Công ty trong Hội nghị tổng kết công tác năm
2005 và tổng kết 5 năm 2001 – 2005)
Năm 2007, toàn công ty đã chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện các hợp
đồng đã kí kết, đồng thời tích cực tìm kiếm phát triển khách hàng mới, kí kết và thực
hiện được nhiều hợp đồng dịch vụ chuyên ngành với các doanh nghiệp, dự án, tổ chức
kinh tế xã hội trong cả nước. Với mong muốn đem lại những dịch vụ có chất lượng tốt
nhất cho khách hàng, định hướng phát triển của AASC trong thời gian tới:


Đa dạng hoá cung cấp loại hình dịch vụ, trong đó chú trọng phát triển

các dịch vụ tư vấn.


Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tương xứng trình độ khu vực và

quốc tế.
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán



Chuyên đề thực tập



11

Mở rộng hợp tác và xây dựng các mối quan hệ thành viên với các hãng

kiểm toán quốc tế
Hiện nay theo lộ trình chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp của Nhà nước cũng
như các doanh nghiệp Nhà nước khác AASC đang trong giai đoạn chuản bị chuyển đổi
sang mô hình công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên vào năm 2007.
1.1.4 Khách hàng.
Với bề dày lịch sử 15 năm hoạt động, AASC đã có những bước tiến vững chắc
và trở thành một công ty Kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Dịch vụ của AASC được
biết đến và được tín nhiệm ở nhiều tổ chức trong và ngoài nước.
AASC là một trong sáu công ty kiểm toán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tham gia kiểm toán các tổ chức
phát hành và kinh doanh chứng khoán; AASC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toán các tổ chức tín dụng
trong nước. AASC là một trong những công ty đầu tiên được Bộ Tài chính chấp thuận
và đưa vào danh sách các công ty có đủ khả năng thực hiện dịch vụ xác định giá trị
doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá.
AASC là một trong bốn công ty kiểm toán Việt Nam cùng với bốn công ty kiểm
toán quốc tế hoạt động tại Việt Nam được phép tham gia kiểm toán các dự án tài trợ
bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á
( ADB) và các tổ chức khác…
Ngày 29/07/2005, AASC được chính thức công nhận là thành viên của Mạng
lưới Quốc tế về Kế toán và Kiểm toán INPACT.

Trên đây là những lí do mà hiện nay AASC đã có hàng nghìn khách hàng hoạt
động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, các dự án tài trợ bởi các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế, Ngân hàng phát
triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới… Để đạt được số lượng hơn 1500 khách hàng như
hiện nay là nhờ sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn thể Công ty trong công tác tiếp thị,
tìm kiếm khách hàng.
Ngoài kết quả tăng cao doanh thu, một kết quả đạt được rất lớn trong 2 năm trở
lại đây là Công ty đã ký kết được với nhiều Công ty mới, nhiều Dự án, nhiều khách
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

12

hàng lớn. Uy tín, vị thế và hệ số tín nhiệm của Công ty ngày càng được khẳng định và
nâng cao. Các khách hàng tín nhiệm cao của Công ty AASC gồḿ:1 Ngân hàng, bảo
hiểm và dịch vụ tài chính, 2. Năng lượng, dầu khí. 3.Viễn thông, điện lực. 4.Công
nghiệp, nông nghiệp. 5.Giao thông, thuỷ lợi. 6.Hàng không và hàng hải. 7.Than, thép,
ximăng. 8.Khách sạn, du lịch, thương mại.
Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, kế toán, kiểm
toán, thuế giúp AASC phục vụ với chất lượng tốt nhất bất kỳ dịch vụ chuyên ngành
nào mà khách hàng yêu cầu.
2

Đặc điểm tổ chức quản lí hoạt đông kinh doanh của công ty.


1.2.1 Nhân sự của AASC.
Nhân viên của AASC được đào tạo có hệ thống, có nhiều năm kinh nghiệm
thực tế, có hiểu biết sâu rộng và đặc biệt các kiểm toán viên thường xuyên được tham
gia kiểm toán và tư vấn cho nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau trong nhiều năm qua.
Bảng 1.2 : Một số chỉ tiêu về nhân sự của AASC
TT

Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Tổng số cán bộ nhân viên.
Trong đó

286

300

345

Kiểm toán viên quốc gia

98

105


118

Thẩm định viên về giá

09

Trình độ học vấn
+ Tiến sĩ

2

1

1

+ Thạc sĩ

6

8

10

+ Đang học cao học, ACCA

17

18


21

+ Đại học

251

265

289

+ Cao đẳng, trung cấp

10

10

10

Trong năm 2006, Công ty đã tiếp nhận thêm 25 cán bộ nhân viên mới, bên cạnh
đó một số cán bộ nhân viên trong Công ty đã tham gia kì thi kiểm toán viên cấp quốc
gia, nâng số kiểm toán viên cấp quốc gia lên 120 kiểm toán viên.
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

13


1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lí của công ty.
AASC là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán. Theo Quyết định số
556/1998/QĐ-BTC, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty gồm:
Ban giám đốc: Có nhiệm vụ chỉ đạo, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương
án kinh doanh, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức. Ban giám đốc bao gồm 6 thành viên:
1 Giám đốc, và 5 Phó Giám đốc.
Giám đốc Công ty (Ông Ngô Đức Đoàn): Là người đứng đầu có toàn quyền
quyết định các vấn đề trong mọi mặt hoạt động của Công ty. Đồng thời, Giám đốc
cũng là người đại diện cho Công ty chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và
Pháp luật.
Phó Giám đốc: Là người thực hiện hoạt động chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ
đối với các chi nhánh và đưa ra ý kiến, giải pháp nhằm hỗ trợ, tư vấn cho Giám đốc
Công ty. Trong đó:
Phó Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng phụ trách phòng kiểm toán dự án và phòng
đào tạo và hợp tác quốc tế.
Phó Giám đốc Lê đăng Khoa phụ trách phòng kiểm toán XDCB và các chi
nhánh Quảng Ninh, Vững Tàu, thanh Hoá.
Phó Giám đốc Lê Quang Đức phụ trách phòng tư vấn & kiểm toán và phòng
kiểm toán các ngành TMDV.
Phó Giám đốc Bùi Văn Thảo phụ trách phòng kiểm toán các ngành SXVC.
Phó Giám đốc Tạ Quang Tạo phụ trách chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh kiêm
Giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Giám đốc các chi nhánh : Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ, nhân viên dưới quyền
hợp lí để cung cấp các dịch vụ của công ty tại địa bàn mà chi nhánh của mình đặt trụ
sở, vạch kế hoạch cung cấp các loại hình dịch vụ trong một năm và hướng phát triển
trong nhiều năm để đệ trình Giám đốc phê duyệt. Ngoài ra, Giám đốc chi nhánh còn có

Phan Thị Thanh Hoa

B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

14

trách nhiệm cố vấn cho Giám đốc trong việc mở rộng địa bàn để cung cấp các loại
dịch vụ của công ty.
Trưởng các phòng ban, bộ phận trong công ty : Có trách nhiệm tổ chức, lãnh
đạo các nhân viên dưới quyền làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ các phòng ban,
bộ phận mà mình lãnh đạo. Đòng thời, trưởng các ban, phòng, bộ phận có toàn quyền
quyết địnhcác công việc có liên quan tới các lĩnh vực mà mình phụ trách.
Các thành viên trong công ty : Có nhiệm vụ tiến hành các dịch vụ, công việc
do trưởng các phòng ban, bộ phận giao phó và được hưởng các quyền lợi theo đúng
quy định mà công ty đã đề ra.
Hiện nay, Công ty bao gồm 3 phòng hành chính sự nghiệp và 6 phòng nghiệp
vụ. Các phòng được chia theo mặt quản lý hành chính, tạo điều kiện cho công tác quản
lý và phân công trách nhiệm.
Phòng kiểm toán các dự án ( 28 thành viên, 2 phó phòng trong đó có 1 phụ
trách phòng) : Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu về kiểm toán của các dự án. Từ đó, xây
dựng các chương trình kiểm toán thích hợp với từng dự án. Hiện nay, các dự án đang
tăng rất mạnh tại Việt Nam, thị phần kiểm toán của AASC về các chương trình dự án
chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường kiểm toán dự án của cả nước.
Phòng đào tạo và hợp tác quốc tế ( 10 thành viên, 1 trưởng phòng, 3 phó
phòng): Có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu đào tạo, hỗ trợ khách hàng tuyển dụng các ứng
cử viên có năng lực và thích hợp nhất ; đồng thời mở rộng hợp tác với các công ty, tổ
chức quốc tế.

Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản ( 19 thành viên, 1 trưởng phòng, 2 phó
phòng) : Thực hiện kiểm toán quyết toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư hoặc các
hạng mục công trình hoàn thành thuộc sở hữu Nhà nước.
Phòng tư vấn và kiểm toán ( 28 thành viên, 2 phó phòng trong đó có 1 phụ
trách phòng) : Thực hiện các hợp đồng tư vấn cho khách hàng như : tư vấn về xây
dựng mô hình kế toán, tư vấn thuế, tư vấn lập báo cáo tài chính, tư vấn lập báo cáo
quyết toán vốn đầu tư…Phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và quốc tế

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

15

phục vụ cho công việc thẩm định giá trị tài sản. Đây là thị trường đầy tiềm năng trong
tương lai.
Phòng kiểm toán các ngành thương mại dịch vụ ( 25 thành viên, 1 phụ trách
phòng, 1 phó phòng) : Cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ( chủ yếu là các ngân hàng và khách sạn) hay các
phòng ban của Bộ thương mại.
Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất ( 27 thành viên, 1 trưởng phòng,
2 phó phòng): Ngoài việc cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán kiểm toán còn thực hiện
các hoạt động tiếp thị của công ty.
Phòng hành chính tổng hợp ( 22 thành viên, 1 trưởng phòng phòng, 1 phó
phòng) : Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức nhân sự,
xây dựng lực lượng cán bộ CNV theo nhu cầu nhiệm vụ, xây dựng các quy chế quản lí

nội bộ.
Phòng công nghệ thông tin ( 4 thành viên, 1 phụ trách phòng) : Thực hiện
chức năng xây dựng, phát triển các chương trình phần mềm kế toán cho các loại hình
doanh nghiệp.
Phòng kế toán ( 3 thành viên, 1 trưởng phòng kế toán, 1 kế toán tổng hợp, 1
thủ quỹ): Có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính hiện hành của công ty, đáp
ứng yêu cầu công tác quản lí, nâng cao sức cạnh tranh của công ty, rà soát các kế
hoạch kinh doanh, xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính, chủ động phối hợp với
các phòng nghiệp vụ, đôn đốc khách hàng thanh toán, phát hành công văn đòi nợ, đề
xuất biện pháp giải quyết các vướng mắc về thu chi cho Ban Giám đốc.
Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tương hỗ nhau và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Ban Giám đốc. Hình
thức tổ chức quản lý trực tuyến – chức năng tỏ ra phù hợp với Công ty vì nó vừa phát
huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của
hệ thống trực tuyến.

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

16

Giám đốc công ty
Ngô Đức Đoàn

Phó giám đốc

Nguyễn Thanh
Tùng

Phòng
kiểm
toán
Dự án

Phòng
Đào
tạo và
hợp
tác
quốc


Phó giám đốc
Lê Đăng Khoa

Phòng
kiểm
toán
XDCB

Chi nhánh
Quảng Ninh

Phó giám đốc
Lê Quang Đức


Phòng
Tư vấn
& kiểm
toán

Chi nhánh
Vũng Tàu

Phòng
kiểm
toán các
ngành
TMDV

Phó giám đốc
Bùi Văn Thảo

Phòng
kiểm
toán các
ngành
SXVC

Chi nhánh
Thanh Hoá

Sơ đồ 1.1 : Tổ chức bộ máy quản lý

Phan Thị Thanh Hoa


Kiểm toán B

Phó giám đốc
Tạ Quang Tạo

Phòng
Hành
chính
tổng
hợp

Phòng
tài
chínhK
ế toán

Phòng
Công
nghệ
thông
tin

Chi nhánh
TP HCM


17

Chuyên đề thực tập
1.2.3 Tổ chức về công tác kế toán


Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh , loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp, tình
trạng trang bị các phương tiện kỹ thuật, trình độ cán bộ, nhân viên kế toán, công ty tổ
chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
 Bộ máy tổ chức:
Trưởng phòng kế toán

Kế toán
tổng hợp

Thủ quỹ

Sơ đồ 1.2: Bộ máy kết toán.
Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của công ty. Phòng
kế toán của công ty có 3 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp và 1 thủ quỹ.
Ngoài chức năng quản lý tài chính phòng kế toán còn có chức năng làm công
tác kế toán. Nhiệm vụ chính của phòng kế toán là ghi chép thông tin kế toán và chuẩn
bị các Báo cáo tài chính. Nhiệm vụ của các nhân viên kế toán là:
Trưởng phòng kế toán: Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác tài
chính kế toán, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê, phân tích hoạt động kinh
doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và trước pháp luật về
công tác tài chính kế toán của công ty.
Báo cáo: Lãnh đạo công ty về công tác quản lý kế toán tài chính doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp: Tham gia công tác quản lý tài chính doanh nghiệp; Thu thập
kiểm tra hồ sơ, chứng từ, hoá đơn; Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình hoạt động của công ty, Báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp, lập Báo cáo
quyết toán tài chính theo quy định của Bộ tài chính.
Báo cáo: Trưởng phòng kế toán về nhiệm vụ được giao.
Thủ quỹ: Tham gia công tác quản lý tài chính tại công ty; Kiểm tra tính hợp lí,
hợp lệ, hợp pháp cảu toàn bộ chứng từ thanh toán trước khi xuất quỹ; Phụ trách các

nghiệp vụ về thu chi tồn quỹ, theo dõi các chi nhánh và vấn đề tiếp thị; Thanh toán
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

18

lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty;Thanh quyết toán BHXH, kiểm
tra chứng từ thanh toán BHXH.
Báo cáo: Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.
 Hệ thống kế toán :
Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định
số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995; Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày
25/10/2000; các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo,
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006.
 Niên độ kế toán:
Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm, trừ năm bắt đầu thành
lập thì niên độ kế toán bắt đầu từ 14/09/1991 đến 31/12/1991.
 Hệ thống tài khoản kế toán:
Bao gồm các tài khoản sau: 111,112,128,131,136,138,139,141,142,144,153,156,
211,213,214,241,311,331,333,334,335,338,351,352,411,414,415,421,431,511,515,
622, 627,632,635,641,642,711,811,911.
Tài khoản ngoài bảng: 007
 Báo cáo tài chính:

Báo cáo do Nhà nước quy định:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh Báo cáo tài chính.
Cơ sở lập Báo cáo tài chính: BCTC được lập bằng đồng Việt Nam theo nguyên
tắc giá gốc ( giá phí, giá thực tế) và phù hợp với các quy định hiện hành của chế độ kế
toán Việt Nam.
 Hạch toán chuyển đổi ngoại tệ:
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam
theo tỉ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Cuối năm, các khoản mục tiền tệ có
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


19

Chuyên đề thực tập

gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố vào ngày lập BCTC. Chênh lệch tỉ giá phát sinh trong kì hoặc đánh
giá lại số dư các khoản mục tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu
hoạt động tài chính và chi phí tài chính trong kì kế toán.
 Hệ thống sổ kế toán áp dụng:
Công ty thường áp dụng hình thức nhật kí chung. Đây là hình thức ghi sổ chính,
công ty thống nhất sử dụng ghi chép, hạch toán nhằm thống nhất hệ thống chứng từ, sổ
sách. Bảo đảm nguyên tắc hạch toán trong kế toán, bảo đảm chế độ kế toán hiện hành.
Bên cạnh đó, nhằm giúp cho công việc kế toán nhanh, chính xác; từ năm 2004

công ty đã sử dụng kế toán máy với phần mềm E-ASPlus 3.0.
 TSCĐ và khấu hao TSCĐ:
TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được phản
ánh theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại khấu hao được trích theo
phương pháp đường thẳng.
 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả giao dịch đó được xác
định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kì
thì doanh thu được ghi nhận trong kì theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày
lập bảng cân đối kế toán của kì đó.
 Phân phối lợi nhuận:
Lợi nhuận sau thuế được phân phối theo quy định tại Nghị định số
199/2004/NĐ- CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính
của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đàu tư vào doanh nghiệp khác.
 Các thay đổi trong chính sách kế toán:
Từ ngày 01/01/2004, việc hạch toán chênh lệch tỉ giá hối đoái, nguyên tắc lập
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo các quy định mới tại Thông tư số
105/2003/TT-BTC ngày 01/11/2003 do Bộ Tài chính ban hành.
3

Quy trình kiểm toán của công ty.


Hệ thống chương trình kiểm toán gồm:

 Hệ thống hồ sơ kiểm toán
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán



20

Chuyên đề thực tập

 Hệ thống các câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
 Các mẫu quy định chung về lập kế hoạch kiểm toán
 Chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục trên BCTC đối với
các doanh nghiệp nói chung.
 Khái quát phương pháp kiểm toán tại công ty:
AASC là một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ, các bộ phận được phân công phân
nhiệm rõ ràng, mục tiêu hoạt động là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trên
lĩnh vực kiểm toán, công ty đã xây dựng một chương trình kiểm toán BCTC hoàn
chỉnh, chu trình kiểm toán theo các bước sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC

Lập kế hoạch kiểm toán

Điều tra khách
hàng và kí hợp
đồng

Lập kế hoạch kiểm
toán chi tiết

Lập kế hoạch
kiểm toán tổng
thể


Lập kế hoạch
kiểm toán chiến
lược

Thực hiện kiểm toán
- Thử nghiệm kiểm soát
- Thử nghiệm cơ bản

Kết thúc kiểm toán

Kết luận về cuộc kiểm toán

Lập Báo cáo kiểm toán

Các hoạt động sau kiểm
toán

Trình tự này được áp dụng đối với mọi khách hàng, tuy nhiên tuỳ thuộc vào
đó là khách hàng mới hay khách hàng truyền thống của công ty mà nội dung, thời gian
của từng giai đoạn kiểm toán là khác nhau.
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

21


1.3.1.1 Công việc thực hiện trước khi kiểm toán.
-

Đánh giá khảo sát khách hàng nhằm đưa ra quyết định có nên chấp nhận

kiểm toán không. Từ đó đưa ra giá phí và số lượng nhân viên cho cuộc kiểm toán.
Đánh giá khảo sát khách hàng để biết được thực sự nhu cầu của khách hàng
là gì? ( Bàn giao cho Ban Giám đốc mới hay kiểm toán BCTC năm…) nhằm đưa ra kế
hoạch kiểm toán phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.


Đánh giá, kiểm soát và xử lí các rủi ro kiểm toán.



Kí hợp đồng cung cấp dịch vụ: Hai bên kí hợp đồng kiểm toán dựa trên

các thoả thuận được chấp nhận như nội dung dịch vụ của hoạt động, trách
nhiệm của công ty kiểm toán ( Bên A), trách nhiệm của khách hàng ( Bên B),
báo cáo thời gian thực hiện và hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng.
1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược.
Công ty Dịch vụ và Tư vấn Kế toán và Kiểm toán có chương trình kiểm toán
mẫu cho khách hàng, tuỳ thuộc vào loại hình khách hàng và rủi ro mà có chương trình
kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược thường thực hiện đối với những khách hàng
có quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC nhiều năm.
1.3.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể.
 Thu thập các thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách
hàng như vốn hoạt động, nhân sự, cơ cấu, tổ chức của công ty, cơ cấu tổ

chức bộ máy kế toán của công ty khách hàng, môi trường và lĩnh vực hoạt
động, đặc điểm hoạt động kinh doanh, các chính sách kế toán chủ yếu.
 Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát.
 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro.
 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát.
1.3.1.4 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.
1.3.2. Thực hiện kiểm toán.
 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản ( thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết)
Trong đó thủ tục phân tích:
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


22

Chuyên đề thực tập
+

Xem xét tính độc lập và tin cậy của số liệu tài sản và

nguồn vốn của khách hàng.
+

Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ.

+


Phân tích nguyên nhân chênh lệch.

+

Xem xét các phát hiện qua kiểm toán.

Và kiểm tra chi tiết:
+

Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết.

+

Thực hiện các biện pháp kĩ thuật để kiểm tra chi tiết trên

các khoản mục đã chọn.
+

Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết.

+

Xử lí chênh lệch kiểm toán.

 Đánh giá kết quả.
 Hình thành các kiến nghị.
1.3.3 Kết thúc kiểm toán.
1.3.3.1 Kết luận về cuộc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán.
 Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày phát hành BCTC.
 Thu thập các thư giải trình của Ban Giám đốc khách hàng.

 Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán.
 Lập Báo cáo kiểm toán.
 Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán.
1.3.3.2 Các hoạt động sau kiểm toán.
 Đánh giá kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán.
 Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày kí Báo cáo kiểm toán.
Mặc dù Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 không bắt buộc công ty kiểm
toán phải áp dụng hay xem xét những vấn đề liên quan đến BCTC sau ngày kí Báo cáo
kiểm toán. Tuy nhiên với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán; khi nhận
thông báo của đơn vị khách hàng hoặc nhờ sự cập nhật thông tin mà được biết về các
sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày kí Báo cáo kiểm toán đến ngày công bố
Báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của tổ chức đã được kiểm toán;
Công ty sẽ cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và Báo cáo kiểm toán hay không và
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

23

thảo luận với Giám đốc đơn vị được kiểm toán để có biện pháp phù hợp trong từng
trường hợp cụ thể.

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán



24

Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN
LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN
2.1 Giới thiệu về khách hàng kiểm toán.
Trước khi tiến hành bất kì một cuộc kiểm toán nào, kiểm toán viên cũng phải có
được những hiểu biết sơ bộ về khách hàng mà mình sẽ thực hiện kiểm toán. Đây là
việc làm hết sức cần thiết trong cuộc kiểm toán, giúp cho kiểm toán viên xác định
được những sự kiện, nghiệp vụ và cách thức thực hiện để trên cơ sở xét đoán của mình
có thể xác định những ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc kiểm toán BCTC. Những hiểu
biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp cho kiểm toán viên xem xét tính
hợp lí của rủi ro được đánh giá ban đầu và đưa ra một kế hoạch kiểm toán cụ thể đối
với việc kiểm toán tiền lương và các trích theo lương. Những thông tin này sẽ giúp ích
cho việc thu thập các bằng chứng kiểm toán. Khách hàng của AASC là Công ty A và
Công ty B. Năm 2006 là năm đầu tiên AASC tiến hành kiểm toán cho Công ty B. Còn
A là khách hàng thường xuyên của AASC.
Công ty A:
Công ty A là doanh nghiệp đa sở hữu nguồn vốn trực thuộc Tổng Công ty xây
dựng và phát triển hạ tầng. Công ty được thành thành lập từ rất sớm (năm 1960), sau
nhiều lần chuyển đổi, ngày 10/06/2005, Công ty A chính thức hoạt động theo mô hình
Công ty cổ phần theo quyết định số 2008/QĐ-BXD ngày 29/12/2004 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103008046 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư Hà Nội cấp. Công ty có trụ sở tại quận Thanh Xuân- Hà Nội với tổng số
nhân viên trên 350 người.

Công ty có số vốn điều lệ 10 tỉ VNĐ, trong đó cổ phần Nhà nước chiếm 51%,
cổ phần người lao động nắm giữ 49%.
Công ty A là một đơn vị chủ lực trong lĩnh vực san nền, xử lí nền móng các
công trình xây dựng lớn trọng điểm của đất nước. Những năm gần đây, Công ty đã
Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


Chuyên đề thực tập

25

phát triển đa dạng hoá ngành nghề, sản phẩm với các lĩnh vực mới: Hạ tầng kĩ thuật đô
thị và khu công nghiệp, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh vật liệu xây
dựng, cho thuê thiết bị….
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các
phòng nghiệp vụ và các đội thi công.
Ban Giám đốc Công ty gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm
quản lí điều hành các hoạt động của Công ty, tham gia kí kết đấu thầu các công trình.
Phòng nghiệp vụ: Công ty có 5 phòng nghiệp vụ là phòng tổ chức hành chính,
phòng kinh tế kĩ thuật, phòng cơ giới vật tư, ban quản lí các dự án, phòng tài chính kế
toán.
Đội thi công: Hoạt động thi công của Công ty chia thành các đội công trình
gồm 7 đội thi công. Mỗi đội thi công có 1 đội trưởng, 1 đội phó, các nhân viên kĩ
thuật, 1 kế toán làm công tác thống kê, thu thập các chứng từ ban đầu sau đó nộp về
Công ty và công nhân trực tiếp thi công.
Dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm toán viên thu thập một số các thông
tin cần thiết về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng như:

-

Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty.

-

Báo cáo kiểm toán năm 2005 đã được AASC thực hiện.

-

Biên bản họp Ban Giám đốc.

-

Báo cáo kiểm tra của Tổng Công ty năm 2005.

-

BCTC năm 2006 của Công ty.

Công ty B:
Công ty B là một DNNN- thành viên hạch toán độc lập thuộc Thành uỷ Hà Nội,
được thành lập theo quyết định số 873/QĐ-UB ngày 02/03/1993 của UBND thành phố
Hà Nội về việc thành lập xí nghiệp B, quyết định số 1048/QĐ-UB ngày 15/03/2000
của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên xí nghiệp B thành Công ty B.
Theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh DNNN số 200510 ngày 20/04/1993
do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp và Quyết định số 1048/QĐ-UB ngày
15/03/2000 của UBND Thành phố Hà Nội thì ngành nghề kinh doanh của Công ty
gồm:
 In báo B.

Phan Thị Thanh Hoa
B

Kiểm toán


×