Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến tạo môi trường cho trẻ hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.14 KB, 13 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ 4- 5
tuổi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3. Tác giả:
Họ và tên: PHẠM THỊ THÙY LINH

(nữ)

Ngày, tháng, năm sinh: 14/11/1983
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Tân Lập - Huyện Vũ
Thư - Tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 01656.149.004
Tỷ lệ đóng góp sáng kiến: 100%
4. Đồng tác giả: Không có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Tân Lập – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình
Địa chỉ: Xã Tân Lập – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình
Điện thoại: 0227.623.274
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2017
II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ 4- 5
tuổi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
1


3. Mô tả bản chất của sáng kiến:


3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trường học là cái nôi đầu tiên cho trẻ em bắt đầu cuộc sống và lao động. Đặc
biệt là trường mầm non, trẻ đến trường không những được chăm sóc chu đáo, mà
bước đầu trẻ còn được tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống,
những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt
đẹp ban đầu của mỗi con người. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến
sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội
đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập và rèn luyện kỹ năng theo trình độ
khả năng của mỗi cá nhân trẻ. Tạo môi trường hoạt động tốt là tạo cơ hội cho trẻ
được tìm tòi khám phá, trải nghiệm, lĩnh hội kiến thức phát huy khả năng tư duy,
sáng tạo của trẻ.
Năm học 2017 – 2018, là năm thứ hai thực hiện chuyên đề “ Tạo môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào
tạo huyện Vũ Thư cùng với việc thực hiện, kế hoạch cụ thể của nhà trường, việc tổ
chức thực hiện tạo môi trường hoạt động cho trẻ trong và ngoài lớp luôn được
thực hiện một cách tích cực và ngày càng sáng tạo, đạt hiệu quả cao. Nếu trước
kia, tạo môi trường hoạt động cho trẻ, tôi còn mang tính hình thức, cách bố trí các
góc chưa linh hoạt, việc tạo môi trường mới dừng lại ở mức trang trí đẹp, theo
đúng chủ đề đang thực hiện, môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn
mang tính áp đạt, chưa kích thích được tính tò mò, khám phá nên trong quá trình
hoạt động trẻ còn thụ động làm theo hướng dẫn của cô, chưa phát huy hết khả
năng của mình vào các hoạt động. Do đó, sản phẩm ở các góc, chủ đề, mảng tường
đa phần do cô tự làm, không có hoặc có nhưng rất ít sản phẩm của trẻ. Khi thực
hiện chuyên đề này, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức khuyến khích, động viên
chị em đi học tập, tham quan các trường trong và ngoài huyện đã tạo được cảnh
quan môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm về áp dụng xây dựng môi trường
hoạt động cho trẻ ở trường, ở lớp. Trong năm học này, tôi được nhà trường phân
công dạy lớp 4-5 tuổi, yêu cầu giáo viên tập trung nâng cao chất lượng giáo dục
2



trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non sửa đổi, bổ xung theo thông tư số
28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016, của Bộ giáo dục và Đào tạo. Xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường hoạt
động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá cho trẻ. Với tinh thần học
hỏi, tôi đã chọn đề tài “Một số biệp pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ 4 – 5
tuổi”.
* Mục đích của giải pháp:
Khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích
- Nắm vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp khi tạo môi trường cho trẻ
hoạt động.
- Giúp cho trẻ hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo khi được hoạt động.
* Nội dung của giải pháp
Môi trường hoạt động của trẻ ở trường mầm non gồm môi trường bên ngoài và
môi trường bên trong lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc
dạy và học của cô và trẻ. Trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi
khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó. Vì vậy, trẻ cần có cơ hội để
chơi, để học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học.
Biện pháp 1: Tạo môi trường bên ngoài lớp học.
Môi trường bên ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài
lớp học phù hợp, an toàn, sạch sẽ hấp dẫn trẻ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động đáp ứng
nhu cầu vui chơi của trẻ. Do đó, tôi đã tham mưu với nhà trường bố trí các khu
vực chơi chơi cho trẻ một cách khoa học: vườn hoa của bé gần với vườn cây của
bé, vườn cổ tích, khu vui chơi với cát, chơi với nước, vườn rau của bé... và mỗi
khu vực đều có tên gọi, biển hiệu. Để trẻ được vui chơi trải nghiệm, thực hành, tôi
cùng với các đồng nghiệp sử dụng các nguyên liệu phế thải: Chai nước, ống , chai
dầu rửa bát... để làm đồ dùng cho trẻ vui chơi với cát, với nước, hay từ những lốp
3



xe máy, vành xe đạp, các ống nước, dây diều, vỏ hộp sữa... làm thành cổng chui,
khung thành, lật đật , các con vật... cho trẻ hoạt động ở khu phát triển thể chất.
Để môi trường hoạt động của trẻ an toàn, không tai nạn thương tích tôi đã liệt
kê các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ: Các đồ chơi ngoài trời bị ô xi hóa, các loại
đồ chơi gãy, hỏng có thể làm trẻ ngã hay cây xanh có gai, nhựa độc... tôi tham
mưu với ban giám hiệu nhà trường sửa chữa hoặc loại bỏ.
Những khu vực: hành lang, sân trường, sảnh tầng 1, tầng 2, trước cửa lớp, tôi
trồng cây xanh hay cắt đề can dán thành đường dích dắc, các bông hoa, ... dùng
sơn vẽ các đường thẳng ... cho trẻ hoạt động, tìm hiểu mọi lúc.
Biện pháp 2: Tạo môi trường bên trong lớp học.
Môi trường bên trong lớp học ở trường mầm non là các mảng tường, các góc
chơi, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ
cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là
thế nhưng thực hiện hoàn toàn không dễ dàng. Trong lớp, không chỉ có những đồ
dùng, đồ chơi mua sẵn, đồ dùng, đồ chơi tự tạo có sự tham gia của cô và trẻ, có
sản phẩm của cô và của trẻ, có sản phẩm đã hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện
và các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động theo ý thích, mà còn có chủ đề, các góc,
các mảng tường phải bố trí, sắp xếp hợp lý vừa tầm mắt trẻ, màu sắc hài hòa, hình
ảnh ở chủ đề, các góc, mảng tường phải có sự kế thừa giữa chủ đề cũ với chủ đề
mới, giữa nhánh nọ với nhánh kia. Khi hoạt động dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm, trẻ có thể
tháo ra lắp vào một cách thoải mái, như vậy trẻ mới có cơ hội tìm tòi, khám phá,
phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt
động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức, kỹ năng của trẻ
dần được hình thành. Môi trường giáo dục phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm
lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong
suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy tôi đã:
2.1. Lên kế hoạch trang trí, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trong từng chủ đề.

4



Để tạo được môi trường cho trẻ hoạt động hiệu quả thì trước tiên tôi đã lập kế
hoạch rõ ràng từng chủ đề, tôi căn cứ vào chủ đề đó để trang trí môi trường trong
và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên khi lên kế hoạch trang trí trong và
ngoài lớp chủ đề đó, tôi luôn căn cứ vào nhu cầu hứng thú của trẻ và điều chỉnh kế
hoạch cho phù hợp. Để từ đó có sự chuẩn bị về đồ dùng, các hình ảnh trang trí
xung quanh lớp, nguyên vật liệu ở các góc theo từng chủ đề, chủ đề nhánh phù
hợp cho trẻ hoạt động để trẻ được khám phá lần lượt từng chủ đề một cách hiệu
quả.
Ví dụ: Trước khi thực hiện chủ đề: “Thế giới thực vật”. Dựa vào mục tiêu, kế
hoạch nội dung của chủ đề, dựa vào khả năng của trẻ mà tôi lên kế hoạch trang trí
cho chủ đề theo từng chủ đề nhánh:
Tuần 1: Nhánh “Một số loại hoa”
- Trang trí các hình ảnh trong chủ đề nhánh, trong các góc bằng chính sản
phẩm của trẻ làm ra và ảnh về các loại hoa do cô sưu tầm.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu phù hợp với chủ đề nhánh
cho trẻ hoạt động, tạo ra sản phẩm cho riêng mình.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, rửa đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo an toàn
cho trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với các đồ dùng đó.
Tuần 2: Nhánh “Một số loại quả”
- Trang trí các hình ảnh về các loại quả quen thuộc, gần gũi mà trẻ biết.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi về các loại quả. Chuẩn bị các nguyên vật liệu có
hình dáng phù hợp cho trẻ tạo thành các đồ chơi về các loại quả một cách sáng
tạo.
- Cô và trẻ cùng tham gia vệ sinh lớp học gọn gàng ngăn nắp
Tuần 3: Nhánh “Mùa xuân và tết nguyên đán”
- Trang trí các hình ảnh về tết, mùa xuân
5



- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi về mùa xuân và tết nguyên đán. Chuẩn bị các
nguyên vật liệu có hình dáng phù hợp cho trẻ tạo thành các đồ chơi về tết, mùa
xuân một cách sáng tạo.
- Chuẩn bị môi trường lớp học sạch sẽ.
Khi đã đề ra mục tiêu cho việc tạo môi trường tôi bắt tay vào thực hiện trang
trí chủ đề dựa trên kế hoạch mà tôi đã đề ra ở trên. Trong quá trình thực hiện tôi
vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
2.2. Bố trí, sắp xếp các góc và đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ. Các góc chơi ở lớp tôi
luôn bố trí, sắp xếp phù hợp, linh hoạt để trẻ dễ lấy, dễ quan sát. Tên các góc được
đặt đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với trẻ và phải thay đổi nội dung phù hợp với từng
chủ đề.
Ví dụ: Ở góc sách : Khi thực hiện chủ đề “ Gia đình” có thể đặt “Thư viện của
gia đình bé” nhưng sang chủ đề “Thế giới thực vật” có thể đặt “Thư viện của các
loại cây”.
Bố trí sắp xếp các góc chơi phù hợp với nhu cầu hoạt động của trẻ, đáp ứng
được yêu cầu của chương trình tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo
nhóm nhỏ để được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Vì thế
đối với lớp tôi, tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc ồn ào.
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách. Góc xây
dựng tránh lối đi lại, góc khám phá, góc chơi dân gian bố trí ra ngoài hiên để trẻ
hoạt động không bị ảnh hưởng đến các góc chơi khác.
- Các góc có khoảng rộng cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn tuyệt đối khi
trẻ hoạt động.
- Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích
hứng thú cho trẻ.

6



Góc chơi phải phục vụ thật sự cho việc học hỏi của trẻ, chứ không phải để
trang trí. Trẻ phải được tự học theo hứng thú cá nhân và tổ chức hoạt động vui
chơi, tự lựa chọn đồ chơi yêu thích cho mình, trẻ có thể tự hoạt động mà không
cần sự hướng dẫn của cô giáo. Vì vậy, đồ dùng, đồ chơi trong các góc ở lớp tôi
luôn phong phú, đa dạng và được sắp đặt vừa tầm với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất, tự
hoạt động.
Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp luôn được đảm bảo an toàn cho trẻ, được sắp
xếp gọn gàng, ngăn nắp không xa cách, tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ và hứng thú
tham gia các hoạt động trong lớp. Nếu bước vào một lớp học rất đẹp nhưng trẻ
không thấy được sự gần gũi, không dám sờ mó vào bất kỳ thứ gì, hoặc không
được xê dịch mọi thứ thì không thể tạo được môi trường cho trẻ hoạt động. Vì vậy
việc trang trí, sắp xếp các góc làm sao cho trẻ dễ dàng hoạt động cũng là một yếu
tố tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
2.3. Lựa chọn đồ chơi nguyên học liệu cho trẻ tại góc chơi.
Để có một môi trường hoạt động cho trẻ chơi tốt thì việc lựa chọn đồ dùng đồ
chơi nguyên học liệu cho trẻ tại góc chơi rất quan trọng và cần thiết. Chúng ta đã
biết tư duy của trẻ mầm non là thao tác với đồ vật đồ chơi. Vì vậy, khi chơi phải
có phương tiện chơi kèm theo, đó chính là những đồ dùng đồ chơi nguyên học liệu
phục vụ cho trò chơi mà trẻ đang chơi. Nếu thiếu những đồ chơi, nguyên học liệu
đó trẻ không thể thao tác với vai chơi và tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi
được.
Ví dụ: Ở góc chơi nấu ăn trẻ cần rất nhiều đồ chơi như ca, cốc, bát, thìa, tôm,
cua, cá để phục vụ cho vai chơi của mình nấu các món ăn, nếu thiếu những đồ
dùng đó trẻ không thể thực hiện được vai chơi. Như vậy ảnh hưởng tới kết quả
chất lượng của trò chơi. Do đó, tôi luôn chú ý tới việc lựa chọn đồ chơi nguyên
học liệu sao cho phù hợp với từng góc, kích thích sự hứng thú đối với trẻ. Những
đồ chơi tôi chuẩn bị đều có màu sắc đẹp có tiếng kêu và có nhiều chức năng trong
sử dụng, đảm bảo an toàn không gây nguy hiểm. Với nguyên học liệu phục vụ cho
7



các góc chơi tôi luôn tìm tòi và tận dụng những chai lọ nhựa, vỏ hộp sữa, cành cây
khô, len vụn, sách báo, tranh ảnh cũ... và những nguyên vật liệu rẻ tiền dễ kiếm
như bìa cát tông, giấy màu, lá, tre... nguyên học liệu càng phong phú đa dạng bao
nhiều thì sự thu hút đối với trẻ càng nhiều và phát huy trí sáng tạo.
Ví dụ : Góc chơi bán hàng tôi tận dụng lọ dầu gội đầu đã hết cắt trang trí làm
thành những chiếc làn nhỏ xinh xắn, cho trẻ chơi khi sách những chiếc làn đó trẻ
rất thích.
Ví dụ : Góc chơi nghệ thuật từ những cành cây khô tôi đã cắm vào những
chiếc vỏ hộp sữa bên trong có đất nặn để tạo thành chậu cây, trẻ sử dụng chất liệu
giấy màu, len vụn... để kết hợp trang trí thành cây rất đẹp và sống động. Nhờ thực
hiện tốt biện pháp này mà đến nay lớp tôi đã có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết,
nguyên học liệu đa dạng phong phú phù hợp với góc chơi. Trẻ rất thích hoạt động
và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Không những thế, tôi còn thường xuyên vệ sinh các
giá và đồ dùng, đồ chơi, loại bỏ đồ dùng đồ chơi hỏng, các loại đồ chơi gây mất an
toàn để tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ học tập, vui chơi được tốt
2.4. Trang trí chủ đề và các góc chơi bằng chính sản phẩm của trẻ.
Tôi luôn tận dụng các sản phẩm của trẻ lớp tôi để trang trí chủ đề hoặc vào các
góc chơi trong lớp học. Những sản phẩm của trẻ làm ra đơn giản, dễ làm, gần gũi
với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Từ đó mới kích thích được tính tích cực hoạt
động tạo ra sản phẩm của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” trẻ được vẽ, xé dán, gấp, nặn các hình con
vật thông qua hoạt động có chủ đích và hoạt động ở các góc chơi.
Hay: Ở chủ đề “ Thế giới thực vật” nhánh “Mùa xuân và Tết nguyên đán”: Tôi
đã chuẩn bị đồ dùng như: lon nước yến, hộp giấy hình vuông, lá chuối, cành cây
khô, giấy màu, hồ dán, tranh ảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân…khi
trẻ chơi ở các góc trẻ có đủ đồ dùng để tham gia một số nội dung như: Dán hoa
ngày tết, ngày xuân, tận dụng các khối xốp để làm bánh sinh nhật, bánh chưng...
Các sản phẩm của trẻ tạo ra rất phong phú, tôi đã tận dụng các sản phẩm này trang

8


trí xung quanh lớp ở chủ đề, ở một số góc của lớp để làm nổi bật chủ đề đang thực
hiện. Không tốn công sức, tiền bạc mà còn tạo được môi trường hoạt động cho
trẻ. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự hào về những sản phẩm của mình làm ra, từ đó
tạo cho trẻ sự phấn khởi, tích cực hoạt động ở các chủ đề sau.
Tuy nhiên những hình ảnh trang trí đó đảm bảo phải đẹp, vừa tầm mắt quan sát
của trẻ, để trẻ có thể giao lưu, trò chuyện về sản phẩm của bạn và của mình. Từ
đó, cũng tạo cho trẻ những mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ, giúp trẻ ngày
càng thêm gắn bó, gần gũi, đoàn kết với các bạn trong lớp.
Biện pháp 3: Công tác phối kết hợp phụ huynh
Muốn tạo môi trường hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi có hiệu quả thì bên cạnh việc
chuẩn bị của nhà trường, của cô giáo cũng rất cần sự giúp đỡ tích cực của phụ
huynh học sinh. Chính vì vậy, tôi đã xác định đây là một biện pháp vô cùng quan
trọng, ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý đến khâu tuyên truyền đối với phụ huynh
về việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
Nguyên vật liệu phế thải là một trong những vật liệu quan trọng tạo nên môi
trường hoạt động cho trẻ. Phụ huynh là một lực lượng hỗ trợ đắc lực trong quá
trình sưu tầm, tìm kiếm nguyên vật liệu, nhận thức được điều này tôi tuyên truyền
trực tiếp đến các bậc phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh, qua
giờ đón trả trẻ, qua bảng tuyên truyền của nhóm lớp cùng nhau đóng góp “Ngân
hàng vật liệu” sẵn có ở địa phương để tôi có thể sử dụng vào hoạt động trang trí
môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên, tất cả những
nguyên vật liệu phụ huynh ủng hộ phải đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây
độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Khi có được các nguyên vật
liệu đó, tôi phân loại và rửa sạch sử dụng làm đồ dùng đồ chơi trang trí tạo môi
trường phù hợp với mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề.
Ví dụ : Khi chuẩn bị thực hiện chủ đề “Gia đình”: Tôi tuyên truyền trực tiếp
tới phụ huynh qua giờ đón trả trẻ hay qua bảng tuyên truyền nhóm lớp trước một

tuần để phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu như: Các loại vỏ sữa tươi, sữa
9


chua, thìa sữa chua, mo cau, vải vụn, hộp bánh kẹo…. làm đồ dùng trong gia đình.
Tủ đồ, quần áo, xong, bát, đĩa, dày dép…phục vụ cho chủ đề đó.
Để huy động được sự đóng góp của phụ huynh tạo môi trường hoạt động cho
trẻ, khi nhà trường tổ chức các hội thi, ngày hội, ngày lễ, triển lãm trưng bày đồ
dùng đồ chơi tự tạo hay các tiết học có sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo tôi đều mời
phụ huynh đến tham dự, giới thiệu cho các bậc phụ huynh biết tác dụng của các bộ
đồ chơi, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc tạo môi trường hoạt
động cho trẻ. Chính vì thế, trong năm học này dưới sự ủng hộ của phụ huynh, nhà
trường đã bắn mái tôn khu phát triển vận động. Không những thế, phụ huynh
không chỉ đóng góp các nguyên vật liệu làm đồ dùng, trang trí mà còn trực tiếp
tham gia tạo môi trường hoạt động cho trẻ: Khu chợ quê, góc sáng tạo, góc dân
gian, đích ném thông minh, cầu đa năng, cổng thiên thần...
Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của cô giáo cũng như sự ủng hộ
tích cực từ phía phụ huynh. Vì vậy công tác phối kết hợp với phụ huynh là rất cần
thiết và quan trọng.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Các giải pháp trên được triển khai và áp dụng ngay tại trường, lớp của tôi, nó
đã góp phần giúp cho giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt hơn, trẻ hứng
thú, tích cực chủ động sáng tạo khi được hoạt động ở môi trường trong và ngoài
lớp hơn và có thể áp dụng cho tất cả trẻ lứa tuổi mẫu giáo, cũng có thể áp dụng
rộng rãi tại một số trường Mầm non trong toàn huyện.
3.4. Hiệu quả và lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Qua một năm áp dụng các biện pháp trên ở lớp 4 - 5 tuổi tôi đã đạt được kết
quả sau:
- Môi trường hoạt động trong và ngoài lớp của trẻ được cải tạo, bổ xung phong

phú, đa dạng với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị đầy đủ,
hấp dẫn hơn, sinh động, hấp dẫn hơn, trẻ tích cực chủ động hoạt động, tìm tòi
10


khám phá, sáng tạo thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ. Không
những thế, giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường
xung quanh cởi mở, thân thiện hơn, tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, tâm tư, nguyện
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau
hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ
yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
- Lớp tôi, đã làm được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, phong phú về chủng loại, đa
dạng về màu sắc.Trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động, tạo ra nhiều sản
phẩm đẹp, sáng tạo, phong phú, nhiều chủng loại theo các chủ đề của lớp học. Sự
giao lưu giữa trẻ với trẻ tạo nên tình cảm gần gũi, yêu thương, đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau, cùng nhau tổ chức và thực hiện trò chơi tốt hơn, sáng tạo hơn.
Các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc tạo môi trường hoạt động
trong và ngoài lớp cho trẻ hơn. Để từ đó, phối kết hợp cùng với cô giáo đóng góp
các nguyên vật liệu, ủng hộ tài chính để tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Điều đó
cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Địa điểm học


Chức danh

1

Hoàng Thị Huệ

1973

Lớp 4 Tuổi A

Giáo viên 4 tuổi

2

Đinh thị Thuận

1980

Lớp 4 Tuổi B

Giáo viên 4 tuổi

3

Bùi Thị Tươi

1988

Lớp 4 Tuổi C


Giáo viên 4 tuổi

4

Hoàng Thị Thơm

1989

Lớp 4 Tuổi D

Giáo viên 4 tuổi

3.6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Từ những kết quả đạt được và sau một thời tôi đã áp dụng sáng kiến tôi đã rút
ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân như:
11


- Giáo viên phải yêu nghề mến trẻ .
- Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và có kết quả cao thì giáo viên tạo môi
trường hoạt động cho trẻ phải an toàn, thân thiện có nhiều những đồ dùng, đồ chơi
đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ.
- Khi tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực thì giáo viên phải trang trí
xung quanh môi trường lớp bằng các hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường ngày
của trẻ và tận dụng chính sản phẩm của trẻ, đồ dùng đồ chơi trẻ tạo ra để trang trí
ở các mảng tường, ở các góc chơi.
- Giáo viên phải có kế hoạch trang trí môi trường lớp học ngay từ đầu tháng để
có sự chuẩn bị về hình ảnh trang trí, về đồ dùng đồ chơi ở các góc làm sao cho phù
hợp, làm toát lên chủ đề đang thực hiện.

- Cô phải chuẩn bị các nguyên vật liệu phế thải phù hợp với từng chủ đề,
phong phú nhiều chủng loại để kích thích được sự sáng tạo của trẻ, tạo cho trẻ
niềm say mê, hứng thú tham gia các hoạt động để tạo ra sản phẩm cho riêng mình
- Đồ dùng, đồ chơi phải phong phú, đa dạng, màu sắc đẹp, hấp dẫn trẻ. Phải
thay đổi theo từng chủ đề để trẻ không nhàm chán mà kích thích được sự tích cực
của trẻ.
- Chú trọng tuyên truyền phối kết hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ học sinh và
cộng đồng.
- Cần rà soát, loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn từ đầu năm học để có kế

hoạch tham mưu với nhà trường sửa chữa, loại bỏ hoặc bổ sung đảm bảo an toàn
cho trẻ hoạt động.
3.8. Tài liệu kèm: Không có
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền: Tôi xin cam kết báo
cáo sáng kiến này không sao chép hoặc vi phạm bản quyền nào, nếu sai tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng sáng kiến các cấp và trước pháp luật.
Tân Lập, ngày 28 tháng 3 năm 2018
12


CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Phạm Thị Thùy Linh

13




×