Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Điều tra, đánh giá hệ số phát thải rắn từ các hộ dân ở phường Tân Thành, quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.17 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
-------oOo-------

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN NCKH NĂM 2017

TÊN ĐỀ TÀI
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ PHÁT THẢI RẮN TỪ CÁC HỘ DÂN Ở
PHƯỜNG TÂN THÀNH, QUẬN TÂN PHÚ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã số đề tài: 2017.

/HĐ - NCKH

Chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia:

STT
Họ và tên
1
Lê Thị Như Ngọc
2
Nguyễn Thành Minh

MSSV
1311519916
1411533662

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Khuê
Khoa: Môi trường- Thực phẩm - Hóa



TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018

I

Lớp
13DTNMT02
14DTNMT01


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều
cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bài tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và cơ quan lãnh đạo đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết chúng tôi xin gửi tới các thầy cô khoa Môi Trường-Thực Phẩm-Hóa
trường Đại Học Nguyễn Tất Thành lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ
bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay chúng tôi đã có thể hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học của mình.
Đặc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô ThS.Nguyễn Hữu
Khuê đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn chúng tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa
học trong thời gian qua.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại Học Nguyễn Tất
Thành, các phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ chúng tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại phòng
Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường Quận Tân Phú đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những
số liệu quý báu để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của chúng tôi, đề tài
này không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo,

đóng góp ý kiến của các thầy cô để có điều kiện bổ sung, nâng cao hiểu biết của bản
thân, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!

II


TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài “Điều tra, đánh giá hệ số phát thải rắn từ các hộ dân ở phường Tân Thành,
Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh”. Thời gian từ tháng 09/2017 đến 02/2018.
Mục đích của đề tài là khảo sát đánh giá hiện trạng phân loại rác thải sinh hoạt
tại nguồn trên địa bàn và đề xuất giải pháp sao cho phù hợp với các vấn đề môi trường
tại địa bàn quận Tân Phú
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
 Phương pháp khảo sát thực địa.
 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu.
 Phương pháp mô hình hóa.
- Các kết quả thu được:
 Tổng quan về tình hình quản lý rác thải tại địa bàn quận Tân Phú.
 Kết quả khảo sát thực trạng phân loại rác thải tại nguồn của quận Tân Phú.
 Mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cho quận Tân Phú.

III


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 7
1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................... 7
1.1.1 Quận Tân Phú...................................................................................... 7
1.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội .................................................................... 7
1.2.3 Công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn quận Tân Phú ............................................................. 9
1.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 12
1.2.1 Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt ..................................................... 12
1.2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ...................................... 12
1.2.3 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt ........................... 12
1.2.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường ...................... 15
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu phân loại rác thải sinh hoạt trên thế giới
và tại nước ta. ................................................................................................ 16
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 16
1.3.2 Tại Việt Nam ..................................................................................... 18
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 20
2.1 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................ 20
2.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu ........................................ 20
2.3 Phương pháp mô hình hóa ....................................................................... 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 22
3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Tân Phú ................... 22
3.1.1 Hệ thống quản lý ............................................................................... 22
3.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Phú ................ 22
3.1.3 Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt quận Tân Phú ....... 23
IV


3.1.4 Hiện trạng hệ thống thu gom ............................................................. 23
3.1.5 Hiện trạng hệ thống trung chuyển và vận chuyển .............................. 26
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 31

KẾT LUẬN................................................................................................... 31
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 32

V


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Tân Phú
....................................................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2: Thành phần CTRSH của các nguồn thải trên địa bàn quận Tân Phú .... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 1.3: Khối lượng rác thu gom trên địa bàn quận Tân Phú ... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 1.4: Lộ trình thu gom, vận chuyển CTRSH bằng xe ép 5 tấn về Bãi chôn lấp số 2
- Khu liên hiệp xử lý CTR Tây Bắc – Củ Chi...............Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.5: Lộ trình thu gom, vân chuyển CTRSH bằng xe ép 7 tấn về bãi chôn lấp số 2
– Khu liên hiệp xử lý CTR Phước Hiệp .......................Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.6: Lộ trình thu gom, vân chuyển CTRSH bằng xe ép 10 tấn về bãi chôn lấp số
2 – Khu liên hiệp xử lý CTR Phước Hiệp.....................Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.7: Số đơn vị thu gom CTRSH trên các xã của quận Tân Phú Error! Bookmark
not defined.
Bảng 1.8: Mức phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTR thông thường đối
với hộ gia đình ........................................................................................................... 10
Bảng 1.9: Mức phí VS và phí BVMT đối với CTR thông thường đối với đối tượng
ngoài hộ gia đình ....................................................................................................... 10
Bảng 1.10: Định nghĩa thành phần của CTRSH ......................................................... 13
Bảng 1.11: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt ................................. 13
Bảng 3.1: Bảng thống kê khối lượng rác thải kg/người/ngày của hộ gia đình ...... Error!
Bookmark not defined.

Bảng 3.2: Bảng thống kê số người dân trong hộ gia đình ........... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.3: Bảng thống kê thành phần rác thải sinh hoạt phường Tân Thành ........ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.4: Tỉ lệ hộ dân đăng kí tham gia thu gom rác thải tại các hộ gia đình ...... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.5 Thống kê tỉ lệ % các phương pháp xử lí rác thải tại các hộ gia đình ..... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.6 Thống kê thời gian thu gom rác thải tại các hộ gia đình .... Error! Bookmark
not defined.


Bảng 3.7 Thống kê số liệu hộ dân có phân loại rác tại nguồn ..... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.8 Thống kê mức độ hiểu biết của người dân về rác thải vô cơ và hữu cơ . Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.9 Thống kê mức độ đồng ý hợp tác của người dân khi áp dụng mô hình
PLRTN. .......................................................................Error! Bookmark not defined.

2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính quận Tân Phú .................Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2: Thành phần CTRSH của các nguồn thải trên địa bàn quận Tân Phú .... Error!
Bookmark not defined.
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống thu gom rác trên địa bàn quận Tân Phú .... Error! Bookmark
not defined.
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện thành phần % rác thải sinh hoạt ....... Error! Bookmark not
defined.

Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện % tỉ lệ hộ dân đăng kì thu gom rác thải ... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.5 Thống kê tỉ lệ % các phương pháp xử lí rác thải tại các hộ gia đình ..... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % các phương pháp xử lí rác của các hộ gia đình
....................................................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.4: Mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ........... Error! Bookmark not
defined.

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng việt

PLRTN

Phân loại rác tại nguồn

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

TP.HCM


Thành Phố Hồ Chí Minh

BVMT

Bảo vệ môi trường

TNHH MTV

Trách nhiệm hưu hạn một thành viên

DVCI

Dịch vụ công ích

BCL

Bãi chôn lấp



Quyết Định

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường


TL

Tỉnh lộ

UBND

Ủy ban nhân dân

4


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Xử lí rác thải là một quá trình quan trọng trong hoạt động kinh tế- xã hội hiện
nay của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các nguy cơ
gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của con người.
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, nhìn chung công tác thu gom rác
thải đã và đang diễn ra theo phương pháp truyền thống: Toàn bộ rác thải được thu gom
rồi đưa về nơi chôn lấp hoặc xử lí tùy theo từng thành phần của rác thải. Do yêu cầu giải
quyết vấn đề quỹ đất ngày càng hạn hẹp và vận dụng các chất tái chế, tái sử dụng nên
việc quản lí rác thải cần tập trung vào việc giải quyết yêu cầu “hạn chế tới mức tối thiểu
lượng rác thải đem chôn lấp và tăng tối đa lượng rác thải đem tái chế, tái sử dụng”.
Chính vì thế chúng ta nên tiếp cận với một cách làm hầu hết các nước tiên tiến trên thế
giới đã và đang áp dụng như một cách thức quản lí hiệu quả nhất đối với rác thải sinh
hoạt tại nguồn đó là việc thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Ở Việt Nam trước đây, việc quản lý rác thải chỉ đơn thuần theo hình thức: thu
gom- vận chuyển- xử lí chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên trong một vài năm
gần đây, một số tỉnh thành ở nước ta đã bước đầu thực hiện thí điểm việc phân loại rác

tại nguồn (PLRTN). Cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai thí điểm tại
một số quận huyện. Nhưng nhìn chung dự án phân loại này vẫn chưa đạt được kết quả
mong muốn và chưa thể tiến hành thực hiện đồng bộ.
Hiện nay, trên địa bàn quận Tân Phú, tình trạng rác thải tại các đường phố, khu
nhà dân còn đổ bừa bãi xuống sông, ao, hồ, các khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm
môi trường, đe dọa đến nguy cơ suy thoái tài nguyên đất, nước, không khí và làm ảnh
hưởng tới sức khỏe người dân. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn mức độ ô
nhiễm ngày càng gia tăng như hiện nay. Do đó, nhằm giải quyết những vướng mắc trên,
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Điều tra, đánh giá hệ số phát thải rắn từ các hộ dân
ở phường Tân Thành, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh” với hy vọng việc thực
hiện PLRTN đạt hiệu quả và mang lại ý nghĩa lớn khi hằng năm có hàng ngàn tấn rác
được tận dụng tái chế, tái sử dụng, phục vụ sản xuất, nâng cao lợi ích kinh tế và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.
5


2. Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra và đánh giá hệ số phát thải rắn trên địa bàn quận Tân Phú. Từ đó, đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn sao cho
phù hợp với các vấn đề môi trường tại địa bàn quận Tân Phú.
Thu thập, biên hội các thông tin về hệ thống thu gom vận chuyển CTR trên địa
bàn quận Tân Phú
3. Phạm vị nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ số phát thải rắn ở các hộ gia đình.
Về không gian: Địa bàn quận Tân Phú, thí điểm là phường Tân Thành.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian 06 tháng từ 01/09/2017 đến
01/02/2018.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập tài liệu, số liệu về rác thải sinh hoạt trên địa bàn:
Công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn.

Thực hiện khảo sát thực tế:
 Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở các hộ gia đình trên địa bàn
(dự kiến 10% tổng số hộ dân).
 Phân tích, đánh giá và thống kê các tài liệu, số liệu từ quá trình khảo sát
thực tế.
Đề xuất giải pháp, mô hình nhằm nâng cao hiệu quả việc chất thải rắn trên địa
bàn quận Tân Phú nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
5. Các kết quả cần đạt được
Hoàn thành phiếu thông kê thực tế tình hình phân loại rác trên thí điểm phường
Tân Thành.
6. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài này được thực hiện với hy vọng hoàn thịện công tác quản lý rác thải trên
địa bàn quận Tân Phú nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Hạn chế được
lượng rác thải phải đem chôn lấp và tận dụng được tối đa nguồn rác thải có thể tái chế
mang lại hiệu quả cao về kinh tế.

6


7. Cấu trúc đề tài
 Mở Đầu
 Chương 1: Tổng Quan Tài Liệu
 Chương 2: Phương Pháp Nghiên Cứu
 Chương 3: Kết Quả Nghiên Cứu
 Kết Luận

7


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.1.1 Quận Tân Phú
a. Vị trí địa lý
Quận Tân Phú là một quận nội thành của TP.HCM. Quận vừa được thành lập vào ngày
02/12/2003 sau khi tách ra từ quận Tân Bình cũ. Quận Tân Phú có toàn bộ diện tích, dân
số của các phường 16, 17, 18, 19, 20 và một phần diện tích, dân số của phường 14, 15
quận Tân Bình.
Về vị trí địa lý: quận nằm ở phía Tây thành phố và giáp với các quận:
- Phía Đông giáp Tân Bình.
- Phía Tây giáp Bình Tân.
- Phía Nam giáp Quận 6 và Quận 11.
- Phía Bắc giáp Quận 12.
Về quy mô lãnh thổ: quận Tân Phú có tổng diện tích tự nhiên là 16,0698 km2
Hiện nay, Quận đã thành lập 11 phường và diện tích các phường không đồng đều.
b. Đặc điểm khí hậu
Quận Tân Phú là một quận của TP.HCM nên quận có khí hậu giống khí hậu của
TP.HCM đó là khí hậu nóng ẩm và chòu ảnh hưởng của gió mùa. Quận có hai mùa mưa
nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5 năm
sau. Nhiệt độ trung bình năm là: 28,10C. Nhiệt độ cao nhất là 390C và thấp nhất là 250C.
Số giờ nắng trung bình năm là 2.245,9 giờ. Lượng mưa trung bình năm: 1.779,4 mm và
độ ẩm trung bình là 74%.
1.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội
a. Dân số
Hiện nay, dân số quận Tân Phú là 361.747 người với mật độ dân số là 22.511người/km2.
Toàn Quận có 84.036 hộ và 1.125 tổ dân phố với 62 khu phố. (Khái niệm hộ
gia đình được đònh nghóa theo điều tra dân số giữa kỳ 2004 bao gồm những người
ăn chung, ở chung). Quận có tỷ lệ sinh là 1,47% và tỷ lệ chết là 0,31%.
b. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
Chỉ sau một năm công bố thành lập, quận Tân Phú nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp

lãnh đạo Đảng, chính quyền, sự phấn đấu của các đơn vò, sự nỗ lực đóng góp của nhân
dân, năm 2004 quận Tân Phú đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về kinh tế – xã hội.Kinh
tế giữ vững kế hoạch phát triển, công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu
8


tăng, thu chi ngân sách đạt và vượt kế hoạch. Công tác cải cách hành chính gắn với thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng cơ bản được triển khai
thực hiện 152 công trình và đã hoàn thành đưa vào sử dụng 72 công trình. Cơ cấu kinh
tế của Quận: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 70%, dịch vụ 20% và các ngành
nghề khác chỉ chiếm 10%. Cơ cấu kinh tế này ảnh hưởng nhiều đến khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt của Quận.
Đối với công tác quy hoạch tỉ lệ 1/5000 của quận và quy hoạch 1/2000 của 11 phường,
quận Tân Phú đã được đánh giá là một trong những quận thực hiện sớm. Tình hình chính
trị – quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội ổn đònh. Các loại tội phạm giảm so
với 2003. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc do văn hoá,
thương mại, dịch vụ còn hạn chế, hạ tầng cơ sở kém hoàn chỉnh đồng bộ. Việc thực hiện
di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng thiếu tính đồng bộ, triệt để.
Về giáo dục, tốc độ phát triển trường lớp chưa đáp ứng kòp nhu cầu của nhân dân, việc
phổ cập giáo dục còn nhiều khó khăn. Trung tâm y tế quận và các trạm y tế một số
phường còn đang trong quá trình xây dựng, nhân sự thiếu nên việc chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng và kiểm tra dịch vụ hành nghề y dược tư nhân còn nhiều hạn chế. Chương
trình “Xoá đói giảm nghèo” chưa đảm bảo tính căn bản, chỉ mới dừng ở việc thực hiện
cho vay vốn, tìm việc làm và trợ cấp khó khăn.
Công tác giải quyết yêu cầu hành chính của dân vẫn còn chậm, tinh thần, tác phong, thái
độ phục vụ của cán bộ, công chức ở một số bộ phận, một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu,
nghiệp vụ hành chánh còn yếu, nhất là ở cơ sở nên hiệu quả công việc mang lại ở một
số lãnh vực không đáp ứng được sự mong muốn của xã hội. Ý thức chấp hành pháp luật
một số bộ phận nhân dân còn thấp. Ý thức của người dân chưa cao nên việc tuyên truyền
giáo dục về môi trường nói chung và CTR nói riêng gặp nhiều khó khăn, người dân vứt

rác bừa bãi khắp nơi.
c. Cơ sở hạ tầng
Toàn Quận hiện nay có 12 chợ trong đó: 6 chợ tự phát và 6 chợ có đăng ký.
Quận có 2 siêu thị và 16 nhà hàng, khách sạn.
Về giáo dục: Toàn Quận có 45 trường học, trong đó:
- Trường mẫu giáo (mầm non): 13
- Trường tiểu học: 15
- Trường trung học cơ sở: 7
- Trường đại học: chưa có. Quận chỉ có 2 trường Phổ thông trung học.
- Trường dạy nghề: 8
Ngoài 45 trường học nêu trên, còn có 2 trung tâm có chức năng dạy nghề:
9


Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm giáo dục dạy nghề.
Quận có 1 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Tân Bình) và 3.631 cơ sở sản xuất, trong
đó:
- Hộ kinh doanh cá thể: 1.312 cơ sở.
- Doanh nghiệp: 2.319, trong đó:
+ Doanh nghiệp tư nhân: 525
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn: 1.097
+ Công ty cổ phần: 86
+ Chi nhánh: 313
+ Phân xưởng: 144
+ Kho: 14
+ Cửa hàng trực thuộc: 35
Về y tế: Hiện nay Quận có 1 Trung tâm y tế quận và số cơ sở y tế tư nhân do Phòng Y
Tế quản lý trên đòa bàn quận là 450 cơ sở, trong đó: 2 bệnh viện tư nhân, 2 nhà hộ sinh
tư, 173 phòng khám bác só tư, 212 nhà thuốc tư nhân, 55 cơ sở y học dân tộc, 4 nha
công, 2 massage. Các hoạt động trung tâm y tế trên đòa bàn quận như sau: 1 phòng khám

khu vực, 2 đội vệ sinh phòng dịch, 7 trạm y tế phường.
Về hoạt động văn hoá: Quận có 4 nhà văn hoá, 1 thư viện, 48 tụ điểm văn nghệ, 127
trạm tin ảnh, 60 đội văn nghệ, 1 nhà triển lãm và 69 câu lạc bộ thể thao. Hệ thống đường
xá trên đòa bàn Quận nhiều nơi vẫn còn kém, đường nhiều ổ gà, trời mưa không thấm
nước. Quận còn nhiều tuyến đường nhỏ và dài với mật độ giao thông cao nên dễ gây ùn
tắc giao thông nhất là tuyến đường Lũy Bán Bích. Trên địa bàn Quận hiện nay có 80%
tuyến đường đã được trải nhựa và Quận cũng có một số tuyến đường mới, đẹp và rộng
rãi. Chất lượng một số tuyến đường chưa cao nên công tác thu gom, vận chuyển chất
thải trên địa bàn quận Tân Phú gặp nhiều khó khăn.
1.2.3 Công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Tân Phú
1.2.3.1 Công tác thu phí vệ sinh và phí BVMT đối với chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn quận Tân Phú
Thực hiện quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 cua UBND Thành
phố Hồ Chí Minh về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải răn thông
thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
a. Đối tượng nộp phí và miễn nộp phí
10


Đối tượng nộp phí gồm: các cơ quan, tổ chức,cá nhân được cung ứng dịch vụ
quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn.
Đối tượng được miển nộp phí gồm: các hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo có
mã số.
Trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp,
chất thải nguy hại ( công nghiệp, y tế) phải đảm bảo thực hiện từ khâu thu gom đến việc
vận chuyển và xử lý loại chất thải này theo các quy định hiện hành.
b. Mức phí
Đối với hộ gia đình
Quận Tân Phú thuộc huyện ngoại thành nên mức phí đối với hộ gia đình thuộc

khu vực ngoại thành như sau:
Bảng 1.8: Mức phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với CTR thông thường đối với
hộ gia đình
Đối tượng
Nội thành

Mức phí ( đồng/tháng)
Mặt tiền đường

20.000

Trong hẻm

15.000

(Nguồn: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND Thành phố)
Đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, bao gồm các nhóm và mức phí như sau:
Bảng 1.9: Mức phí VS và phí BVMT đối với CTR thông thường đối với đối tượng
ngoài hộ gia đình
Đối tượng ngoài hộ dân

Mức phí (bao gồm thu gom,
vận chuyển, xử lý BVMT)

Nhóm 1:
- Các quán ăn - uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được
phép sử dụng

60.000


- Cơ sở thương nghiệp nhỏ

đồng/cơ sở/tháng

- Trường học, thư viện
- Cơ quan hành chánh, sự nghiệp
Có khối lượng chất thải rắn phát sinh < 250kg/tháng
11


Nhóm 2:
- Các quán ăn-uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được
phép sử dụng
- Cơ sở thương nghiệp nhỏ

110.000

- Trường học, thư viện

đồng/cơ sở/tháng

- Cơ quan hành chánh, sự nghiệp
Có khối lượng chất thải rắn phát sinh >250kg/tháng
≤420kg/tháng
Nhóm 3:
- Các đối tượng còn lại: các quán ăn trong nhà cả ngày
- Nhà hàng, khách sạn, thương nghiệp lớn
- Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

176.800

đồng/m3/tháng
(Hệ số quy đổi 1m3 CTR=

- Rác sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất, y tế, địa điểm vui

420 kg CTR)

chơi, công trình xây dựng…
(Nguồn: Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND Thành phố)
c. Cơ quan thu phí bao gồm
Đối với các chủ nguồn thải do công ty TNHH MTV Công Ích quận Tân Phú thu
gom thì đơn vị thu phí là do công ty đảm nhiệm.
Đối với các chủ nguồn thải do các tổ chức dân lập thu gom thì đơn vị thu phí là
do Ủy ban nhân dân các phường đảm nhiệm.
d. Nội dung quản lý và sử dụng tiền phí
Phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường được
dùng để chi cho các nội dung sau:
 Chi phí quản lý của đơn vị thu phí.
 Chi phí thu gom tại nguồn của đơn vị thu gom chất thải rắn.
Trích nộp ngân sách để bù đắp một phần chi phí vận chuyển và chi phí xử lý CTR
của ngân sách thành phố.
Căn cứ kết luận của chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố trong thông báo số 413/TBVP ngày 18/6/2009 tạm thời mức trích để lại cho công tác thu phí là 10% trên tổng số
thu phí được.
12


Mức phí trích nộp ngân sách:
Đối với phí vệ sinh:
Trường hợp chủ nguồn thải thuộc đối tượng gia đình: không nộp ngân sách
Trường hợp chủ nguồn thải thuộc đối tượng ngoài gia đình.

Mức phí trích nộp ngân sách: Tổng thu phí vệ sinh – chi phí cho công tác thu phí
– chi phí thu gom tại nguồn.
Đối với phí bảo vệ môi trường đối với chất thải thông thường:
Mức phí trích nộp ngân sách: Tổng thu phí bảo vệ môi trường – chi phí cho công tác thu
phí.
1.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1 Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo
thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương
mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch
ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thùa họa quá hạn sử dụng, xương động
vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả...
1.2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn góc rác thải sinh hoạt được phát sinh từ :
-

Khu dân cư

-

Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ...)

-

Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện...)

-

Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng


-

Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường

-

Nhà máy xử lý chất thải

-

Hoạt động công nghiệp và nông nghiệp

phố...)

1.2.3 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
1.2.3.1 Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào mùa khí hậu vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
13


Bảng 1.10: Định nghĩa thành phần của CTRSH
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
Giấy


Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh...

Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon...

Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau, vỏ quả, thức ăn
thừa...

Cỏ, gỗ củi, rơm Các vật liệu và sản phẩm được chế Đồ dùng bằng gỗ như bàn
rạ

tạo từ gỗ, tre,...

ghế, vỏ dừa

Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được chế Phim cuộn, túi chất dẻo,
tạo từ chất dẻo

Da và cao su


chai nhựa...

Các vật liệu và sản phẩm được chế Bóng, giày, ví...
tạo từ da và cao su

2. Các chất không cháy
Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế Dao, sắt vụn...
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Các kim loại Các vật liệu và sản phẩm được chế Dao, sắt vụn...
phi sắt

tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ Chai, lọ, đồ dựng bằng thủy
tinh, bóng đèn

thủy tinh
Đá và sành sứ

Bất kỳ các loại vật liệu không cháy Gạch, đá, gốm...
khác ngoài kim loại và thủy tinh

3. Các chất hỗn Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, đất, cát, tóc...
hợp

phân loại trong bảng này


(Nguồn: www.gree-vn.com)
Mỗi nguồn thải khác nhau có các loại chất thải đặc trưng khác nhau cho từng
nguồn thải. Các loại CTRSH phát sinh từ các nguồn thải được trình bày trong bảng 1.11.
Bảng 1.11: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
STT Nguồn phát sinh

Loại CTR
14


1

Hộ gia đình

Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nylon, vải, rác
vườn, gỗ, thủy tinh, nhôm, thiết, sắt, các kim loại khác,
tro, lá cây, các chất thải đặc biệt bao gồm pin, dầu nhớt
xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa...

2

Khu thương mại

Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại, các chất thải đặc biệt như vật dụng gia
đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ,...), đồ điện hư hỏng
(máy, radio, tivi,...), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin dầu
nhớt xe, săm lớp, sơn thừa...

3


Công sở

Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại, chất thải đặc biệt kệ sách, đèn, tủ hỏng,
pin, dầu nhớt xe, săm lớp, sơn thừa.

4

Xây dựng

Gỗ, thép, bê tông, đất, cát...

5

Khu công cộng

Giấy, túi nylon, lá cây.

6

Trạm xử lý nước thải

Bùn hóa lý, bùn sinh học

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước, giáo trình quản lý và sử dụng chất thải rắn)
Thông thường trong CTR đô thị, CTR từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ
lệ cao nhất 50-75%. Tỷ lệ của mỗi thành phần chất thải sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại
hình hoạt động: xây dựng, sửa chữa, dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong
xử lý nước. Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa

trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.
1.2.3.2 Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Tính chất vật lý: Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn sinh
hoạt gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm thực tế và
độ xốp của CTR. Trong đó khối lượng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất
trong công tác quản lý chất thải rắn.
Tính chất hóa học: Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên
CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái
sinh gồm hàm lượng chất hưu cơ, điểm nóng chảy của tro, thành phần nguyên tố và nhiệt
trị chất thải rắn.
15


Tính chất sinh học: Tính chất quan trọng nhất của CTR là hầu hết các thành phần
hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất
vô cơ. Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi cũng kiên quan đến tính dễ phân hủy của các vật
liệu hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt chẳng hạn như rác thực phẩm.
1.2.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
1.2.4.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường đất
Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt,
các chất thải của quá trình xử lý nước. Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp
vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi pH của đất.
Sự phân hủy các chất hữu cơ cũng gây ô nhiễm do các sản phẩm trung gian hoặc
vi khuẩn gây bệnh nếu chôn rác không đúng kỹ thuật. Đối với rác không phân hủy như
hựa, cao su nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm
độ phì nhiêu của đất.
1.2.4.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường không khí
Rác thải phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác gây ô
nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong
rác là amoni, hydrosunfur, amin... Ngoài ra quá trình đốt rác sẽ phát sinh nhiều khí ô

nhiễm như SO2, NOx, CO2, bụi...
1.2.4.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước
CTRSH không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với
không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây
mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt
bị suy thoái. CTR hữu cơ phân hủy và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước
thành màu đen, có mùi khó chịu.
1.2.4.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
CTR, đặc biệt là CTRSH nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm
giảm mỹ quan đô thị. Nó mang lại những hình ảnh không đẹp trong các đô thị.

16


1.2.4.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người
Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường,
góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác lộ thiên mà không được xử lý đây sẽ là nơi
nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột... là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh. Nhiều bệnh như
đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn...
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu phân loại rác thải sinh hoạt trên thế giới và tại
nước ta.
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới việc phân loại rác tại nguồn được các quốc gia rất chú trọng do vấn
đề khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng. Rác có thể gây ra những
gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng như tài chính cho Chính phủ các nước. Các
quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với
điều kiện riêng. Một số nước đi đầu trong lĩnh vực PLRTN là:
Nhật Bản: Theo thống kê trung bình mỗi năm một người Nhật thải ra khoảng
365kg rác. Như vậy tổng số rác thải mỗi năm của cả nước Nhật là 45.360.000 tấn, đứng

thứ 8 trên thế giới. Những con số này cho chúng ta thấy rằng Nhật Bản là đất nước cần
đối mặt với việc giải quyết một lượng rác thải khổng lồ. Với điều kiện tự nhiên khá hạn
chế, Nhật Bản không có nhiều diện tích để chôn lấp rác thải và chính vì vậy mà chính
phủ Nhật Bản đã phải nghĩ ra những cách tốt nhất cho vấn đề này, và kết quả mang lại
đã khiến Nhật Bản trở thành quốc gia đi đầu về xử lý rác thải trên thế giới.
Chính phủ xác định rằng việc đầu tiên cần thực hiện không phải là cho xây dựng những
nhà máy xử lý rác thải khổng lồ mà chính là làm sao để người dân có ý thức bảo vệ môi
trường . Chính ý thức tự giác và tinh thần cộng đồng của người dân được xây dựng nên
từ hệ thống giáo dục hoàn chỉnh với định hướng chính xác đã là yếu tố đầu tiên giúp
nước Nhật giữ được môi trường trong lành, sạch sẽ dù phải đối mặt với một lượng rác
thải khổng lồ.
Rác ở Nhật được chia làm 4 loại chính là rác cháy được, rác không cháy được, rác tài
nguyên và rác có hại. Ngoài ra còn có những loại rác khác là rác cồng kềnh và rác không
thể thu gom.
Cách xử lý rác
17


– Đối với rác cháy được ( xương cá , lá khô , đũa gỗ…)
+Khi bỏ rác , bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa nilon.
+Rác nhà bếp phải được vắt hết nước , dùng giấy báo gói lại trước khi vứt.
+Gỗ vụn, cành cây trong vườn được cắt 50cm, dùng dây cột bó lại trước khi vứt .
– Đối với rác không cháy được ( bóng đèn , cốc , kéo…)
+Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nilon trước khi đi vứt .
+Những thứ to lớn không thể cho vào bao khi vận chuyển đừng để rơi rớt.
+Lọ, bình xịt cần phải cho xì hết hơi trước khi vứt .
+Vật nguy hiểm như lưỡi dao lam phải bọc trong giấy và ghi “nguy hiểm” trước khi vứt.
– Đối với rác tài nguyên (giấy báo,vỏ hộp, chai lọ…)
+Giấy và quần áo phải chia theo loại và buộc vào dây theo hình chữ thập.
+Chai và lon phải rửa một lần trước khi vứt đi.

+Thủy tinh dễ vỡ cho vào bao phải gói bằng giấy báo bỏ vào bao ghi “thủy tinh nguy
hiểm”.
– Đối với rác có hại ( dao , kéo , bình ác quy , bình ga mini đã hết …)
+Cho vào nilon trước khi vứt .
+Bên ngoài bao bì ghi rõ “rác có hại” trước khi vứt và không bỏ lẫn với rác tài nguyên
.
-Rác cồng kềnh (tủ, ghế..)
+Đồ gỗ cắt ra khoảng 50cm, bó lại rồi bỏ vào ngày rác đốt được và bỏ ra nơi mà xe rác
có thể vào được .
+Bỏ theo chế độ xin bỏ rác theo điện thoại.
-Rác không thể thu gom (tivi, máy giặt , tủ lạnh .. đã hỏng)
+ liên hệ với chính quyền thành phố để biết lịch thu gom.
+ liên hệ với chính quyền thành phố để biết lịch thu gom.
Ngoài qui trình phân loại và xử lý rác cơ bản nêu trên Nhật Bản còn có điều đặc biệt để
nâng cao tối đa mức độ bảo vệ môi trường như:
+Ra ngõ phải mang theo túi rác .
+Xây bể bơi ngay cạnh nơi tiêu hủy rác .
+Bước vào nhà máy rác phải đổi giầy .
18


+Vứt rác cũng phải theo lịch định trước.
+Chai và nắp chai phải đặt ở hai nơi khác nhau.
+Đẩy mạnh truyền thông qua trẻ em để nâng cao hiệu quả giáo dục.
+Việc mua hàng tái chế được người dân rất ủng hộ.
Singapore: Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore
được phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...). Nhờ vậy 56% số rác
thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000
tấn) được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Cuối cùng, mỗi ngày chừng
1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau

Landfill.
Tro và rác thải không đốt được sẽ được đem chôn tại hòn đảo chôn rác nhân tạo Semakau
Landfill - bãi chôn rác duy nhất hiện nay của Singapore, 8km theo đường chim bay
ngoài khơi bờ biển phía nam đảo quốc sư tử.
Chưa hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung
cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore.
Mỹ: mỗi hộ gia đình đều có 3 thùng rác dành cho mỗi loại rác khác nhau. Thùng
màu xám đựng các loại rác có chất liệu bằng giấy, kim loại, ni lông, nhựa, thủy tinh và
những loại có thể tái chế; thùng màu đen đựng rác thực phẩm nhà bếp; thùng màu xanh
chứa rác làm vườn (cành, lá cây, cỏ). Để làm được điều này, người ta đã phải mất nhiều
năm tuyên truyền, vận động người dân trong việc phân loại rác tại nguồn.
Tại Mỹ, 70% lượng rác thải có thể tái chế, 15% là rác hữu cơ dùng làm phân vi sinh,
còn lại được chôn lấp hợp vệ sinh. Do lượng rác tái chế khổng lồ như vậy nên ngành tái
chế từ rác mỗi năm đem lại cho nước Mỹ doanh số hơn 90 tỉ USD và tạo việc làm cho
khoảng 460.000 người. Việc phân loại rác tại nguồn đã đem lại nhiều lợi ích cho xã hội
và người dân, giúp cho ngành tái chế của Mỹ đạt được những con số phấn khởi nêu trên.
1.3.2 Tại Việt Nam
Các khu đô thị chiếm 34,7% trên tổng số 95 triệu người( Số liệu thống kê tháng
1 năm 2017) nhưng phát thải trên 15 triệu tấn. Trước đây, việc quản lý rác thải ở các đô
thị chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom - vận chuyển – chôn lấp. Những năm gần
đây, ở một số nơi chu trình quản lý này đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực
19


ở công đoạn cuối, đó là rác thải sinh hoạt đô thị đã được tạp trung và xử lý tại nhà máy
xử lý rác. Tuy nhiên số lượng các nhà máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ có
vài nơi có nhà máy xử lý một phần rác đô thị, còn lại hầu hết phải xử lý theo hình thức
chôn lấp. Rác thải không được phân loại tại nguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lý
không những ở các nhà máy mà còn đối với cả hình thức chôn lấp. Mặt khác, chính vì
không được phân loại nên khả năng tận dụng để tái chế, tận dụng nguồn nguyên liệu từ

rác cũng bị hạn chế và trên hết là nguy cơ ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi.
Vài năm gần đây một số nơi đã bắt đầu thí điểm việc PLRTN. Các hộ gia đình, cơ quan
, trường học,…được hướng dẫn cách phân loại rác thành hai loại, một là có thể làm phân
compost và loại còn lại, được phát túi nilon hai màu để phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên,
hiệu quả của chương trình chưa cao. Có thể thấy được sự thành công của việc sử dụng
lại và tái chế rác thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan với nhau: một là quá trình
kiên trình vận động, tuyên truyền, cưỡng chế người dân thực hiện phân loại rác thải tại
nguồn; hai là sự đầu tư thỏa đáng của nhà nước và xã hội tại các cơ sở tái chế thải đủ
năng lực để tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại
nguồn; ba là trình độ phát triển của xã hội cả về kinh tế, nhận thức, sự đầu tư cơ sở vật
chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý tái chế phần lớn lượng rác thải ra hằng ngày
và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải. Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái
chế, tái sử dụng chất thải khó thành công.

20


×