Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG BA LAN, ESTONIA, LATVIA VÀ LITVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 112 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
THƯƠNG VỤ VIỆT NAM
TẠI BA LAN, ESTONIA, LATVIA VÀ LITVA

GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG
BA LAN, ESTONIA, LATVIA VÀ LITVA

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
Hà Nội - 2013


Mã số: HN 05 TĐ 13


MỤC LỤC
Trang
7

Lời giới thiệu
PHẦN I

9

THỊ TRƯỜNG BA LAN
I.

CỘNG HÒA BA LAN VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

9

1.



Địa lý kinh tế và thể chế chính trị

9

1.1. Tài nguyên thiên nhiên

10

1.2. Tài nguyên con người

11

1.3. Thể chế chính trị, đảng phái

11

1.4. Nghị viện, Tổng thống, Chính phủ, Hệ thống tư pháp

12

2.

Quan hệ quốc tế của Ba Lan

15

2.1. Chính sách đối ngoại, các tổ chức quốc tế và khu vực

15


2.2. Thị trường thống nhất và Liên minh tiền tệ châu Âu

17

2.3. Viện trợ và Quỹ cải cách cơ cấu EU

19

2.4. Tín dụng ưu đãi Việt Nam-Ba Lan

20

II.

KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

20

1.

Kinh tế quốc dân

20

1.1. Chỉ số kinh tế vĩ mô

22

1.2. Luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng


24

1.3. Hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ và kế toán

25

1.4. Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hóa

26

1.5. Mua sắm chính phủ

28

1.6. Thị trường vốn

28


1.7. Thị trường nội địa và thị trường nhân lực

29

1.8. Hệ thống giao thông

31

1.9. Thành lập doanh nghiệp, quyền kinh doanh và giấy phép


32

2.

Quan hệ kinh tế quốc tế

35

2.1. Liên minh thuế quan EU

35

2.2. Đặc khu kinh tế, Khu vực miễn thuế và Kho ngoại quan

37

2.3. Quy định thương mại, Cấp phép xuất nhập khẩu và hải quan

40

2.4. Quyền sở hữu trí tuệ

42

2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài

44

2.6. Hoạt động ngoại thương


46

III.

CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG VÀ CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG

51

1.

Thị trường nông nghiệp và thực phẩm

51

2.

Thị trường dệt may-giày dép

55

3.

Công nghiệp, xe cơ giới, năng lượng, quốc phòng

59

4.

Công nghệ thông tin


65

5.

Thị trường ngành xây dựng, cửa và cửa sổ, đồ nội, ngoại thất

66

6.

Công nghệ sinh học, dược và mỹ phẩm

69

7.

Thị trường ngành du lịch và du lịch y tế

70

8.

Ngành phục chế, thủ công mỹ nghệ

71

9.

Thị trường bán lẻ


73

10. Thị trường sáp nhập mua bán doanh nghiệp M&A

73

IV.

QUAN HỆ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - BA LAN

75

1.

Quan hệ kinh tế hai nước

77


1.1. Hoạt động ngoại thương

77

1.2. Đầu tư của hai nước

79

2.

Quan hệ kinh tế của người Việt ở Ba Lan


80

3.

Thuận lợi và khó khăn trong quan hệ kinh tế

83

PHẦN II
THỊ TRƯỜNG ESTONIA, LATVIA VÀ LITVA

85

I.

ESTONIA, LATVIA, LITVA VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

85

1.

Một số nét tổng quan

85

2.

Thể chế chính trị


86

3.

Quan hệ quốc tế

86

II.

KINH TẾ VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

87

1.

Chỉ số kinh tế vĩ mô

87

2.

Estonia

87

3.

Latvia


89

4.

Litva

90

5.

Đặc khu kinh tế

91

6.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

92

III. QUAN HỆ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM-BA NƯỚC
BALTIC

96

1.

96

Quan hệ ngoại giao



1.1. Việt Nam - Estonia

96

1.2. Việt Nam - Latvia

96

1.3. Việt Nam - Litva

96

2.

Quan hệ kinh tế

97

3.

Cộng đồng người Việt tại ba nước Baltic

98

4.

Một số thuận lợi và khó khăn trong quan hệ kinh tế


99

PHỤ LỤC
CHUẨN BỊ KINH DOANH VỚI BA LAN VÀ BA NƯỚC BALTIC

1. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, Biến đổi khí hậu
2. Chuẩn bị công tác và giao dịch với Ba Lan và ba nước Baltic
3. Quảng cáo và khuyến mại
4. Tranh chấp thương mại
5. Hội nghị thương mại, phòng trưng bày, triển lãm và hội chợ
6. Một số địa chỉ Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva


LỜI GIỚI THIỆU
Cộng hòa Ba Lan được ví như “trái tim của châu Âu”, có vị trí địa
chính trị-kinh tế trọng tâm chiến lược. Ba Lan nằm trên các tuyến thương
mại quan trọng của châu lục, nối Bắc-Nam-Đông-Tây.
Ba Lan cũng là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con
người. Tên Poland còn có nghĩa là đất nước bằng phẳng, phì nhiêu và một
dân tộc hiền hòa trong quá khứ là bất lợi vì dễ bị nước ngoài xâm phạm;
nhưng đã tận dụng thời cơ thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập
trong thời đại toàn cầu hóa.
Ba Lan là thị trường lớn thứ 6 trong khối EU và là đối tác kinh tế lớn
nhất của Việt Nam ở Trung và Đông Âu. Chỉ trong vòng 5 năm, kim ngạch
xuất nhập khẩu hai nước tăng mạnh lên gấp đôi từ 500 triệu USD năm
2007 lên xấp xỉ 1 tỷ USD năm 2012. Đặc biệt, trong số hàng xuất khẩu từ
Việt Nam sang Ba Lan có nửa tỷ USD được trung chuyển hoặc gia công
tiếp và xuất đi các nước khác chứng tỏ vai trò trung tâm đầu mối của Ba
Lan ở châu Âu ngày càng tăng.
Ba Lan là một trong những nước chuyển đổi thành công nhất từ nền

kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế thế giới và khu vực, Ba Lan vẫn có mức tăng trưởng GDP liên tục
là thành tích đáng ghi nhận. Đặc biệt gần đây, Ba Lan cân đối dần cán cân
thương mại giống như Việt Nam.
Nằm ở phía Đông Bắc Ba Lan là ba nước ven biển Baltic: Estonia,
Latvia và Litva (ba nước Baltic) có nhiều điểm tương đồng về lịch sử phát
triển với Ba Lan (Liên minh Ba Lan - Litva có diện tích lớn nhất châu Âukhoảng 1 triệu km2, thế kỷ 17-18). Hiện nay, Ba Lan và ba nước Baltic hợp
tác chặt chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Bốn nước trên có quan
hệ truyền thống hữu nghị với Việt Nam và đang ngày càng phát huy hơn
nữa quan hệ mọi mặt với Việt Nam.
Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva là những thị trường tiềm năng, nằm
giữa châu Âu nên có nhiều thuận lợi.
Cộng đồng người Việt khá đông, năng động trong kinh doanh đóng


góp nhiều vào phát triển quan hệ hữu nghị nói chung và quan hệ kinh tế
nói riêng giữa Việt Nam với các nước này.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan biên soạn cuốn sách
“Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva” nhằm cung cấp
cho doanh nghiệp và bạn đọc những thông tin cơ bản về thị trường, chính
sách thương mại và nhu cầu một số mặt hàng cụ thể của bốn nước; đóng
góp phần nhỏ bé vào phát triển mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các
nước bạn.
Đây là tài liệu được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi thiếu sót.
Ban biên tập rất mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách
hoàn hiện hơn trong lần xuất bản sau.
Trân trọng cảm ơn,

TS. Phạm Kiến Thiết
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam

tại Cộng hòa Ba Lan và Cộng hòa Litva


Thị trường Ba Lan

9

PHẦN I
THỊ TRƯỜNG BA LAN
I. CỘNG HÒA BA LAN VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Địa lý kinh tế và thể chế chính trị
Cộng hòa Ba Lan trên bản
đồ trông như con rùa vàng
nằm bên biển Baltic. Đất
nước chia thành 16 tỉnh
với diện tích khá đều. Ba
Lan nằm khoảng giữa
châu Âu, có vị trí chiến
lược, là mục tiêu tranh
giành giữa các nước lớn,
có lúc bị chia cắt cho Phổ, Nga, Áo, mất tên trên bản đồ thế giới (lịch sử
hiện đại bị mất tên 123 năm, tới 1918 mới gìành lại được độc lập).
Ba Lan có diện tích 312.685 km² (thứ 9 Châu Âu và 69 trên thế giới),
có chung biên giới với các nước Đức ở phía Tây, Cộng hòa Séc và
Slovakia phía Nam, Ucraina, Belorut, Litva và tỉnh Kaliningrad của LB
Nga ở phía Đông.
Ba Lan có 1.163 km biên giới đất liền dài nhất của EU với các nước
phía Đông (Tổng chiều dài biên giới của Ba Lan là 3.511 km).
Bán kính 500km tính từ tâm Ba Lan có thị trường 250 triệu người châu
Âu. Nếu trong bán kính 1000km thì có thị trường 550 triệu người, bao gồm

cả Pháp, Đức, Bắc Âu, ba nước Baltic (Estonia, Latvia và Litva), Belarut,
Ucraina, một phần Nga, Séc, Slovakia…
Nhiệt độ tương đối lạnh từ tháng 12-tháng 3. Tháng 1 nhiệt độ trung
bình -1 đến -5 độ C; nhưng có thể xuống -20 độ C.
Múi giờ là Trung Âu GMT + 1, trừ giờ mùa hè từ tháng 3-tháng 10.
Đất nước chủ yếu đồng bằng, phía Nam là dãy núi biên giới với Cộng
hòa Séc và Slovakia.


10

Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

1.1. Tài nguyên thiên nhiên
Ba Lan là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là than đá (trữ
lượng khoảng 65 tỷ tấn), than nâu (14 tỷ tấn), quặng đồng (1,8 tỷ tấn), lưu
huỳnh (515 tr tấn). Ba Lan có mỏ khí đá phiến, ước tính trữ lượng 5,3
nghìn tỷ m3, lớn nhất EU, bằng nhu cầu của Ba Lan trong 400 năm với
mức tiêu dùng như hiện nay (14 tỷ m3/năm).
Ngoài các quặng năng lượng còn có kim loại, hóa chất và đá. Ðồng khai
thác ở các mỏ ngầm cùng với các kim loại khác như bạc, nickel, chì, vàng.
Những thân quặng sắt mới tìm thấy có dấu vết của titanium và
vanadium ở vùng The Suwalskie gần biên giới phía Đông Bắc Ba Lan.
Khai thác các quặng này chưa khả thi về kinh tế vì nằm sâu dưới lòng đất
(850 tới 2,300 mét) và ở khu vực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra có mỏ chì, kẽm và nickel. Khai thác nickel đã ngừng từ năm
1983 do không kinh tế.
Các vỉa quặng sulphur là một trong các trữ lượng lớn nhất thế giới
nhưng từ khi có công nghệ thu hồi sulphur từ dầu thô và khí ga thì việc
khai thác trực tiếp quặng này giảm dần. Đến nay chỉ còn một mỏ ở Osiek

(Staszów).
Ba Lan có nhiều loại đá, cát và đá dăm có thể khai thác khắp nơi trên
đất nước.
Trữ lượng

Số vỉa
quặng

Thăm dò

Thương mại

Khai thác hàng
năm

14

1 819 tr tấn

1 195 tr tấn

24 tr tấn

21

94 tr tấn

17 tr tấn

0,4 tr tấn


4

14 tr tấn

0

0

Muối mỏ

19

85 tỷ tấn

0.7 tỷ tấn

Sulphur

18

515 tr tấn

29 tr tấn

Tài nguyên
Kim loại
Quặng đồng
Kẽm và chì
Nickel

Hóa chất

3 tr tấn
783.000 tấn


Thị trường Ba Lan

11

1.2. Tài nguyên con người
Ba Lan là nước đông dân thứ 6 của toàn EU, thứ nhất của EU ở Trung
và Đông Âu, với hơn 38,56 triệu người (thống kê dân số tháng 3/2011,
chưa kể gần 20 triệu kiều dân gốc Ba Lan ở nước ngoài, riêng ở Mỹ là hơn
10 triệu người). Ba Lan cũng là nước đông dân thứ 29 trên thế giới và là
nền kinh tế lớn thứ 23 thế giới (2011 GDP theo giá hiện hành USD, IMF,
World Economic Outlook Database, April 2013). Mức tăng dân số thấp
0.7% (282.000 người kể từ năm 2002).
Dân số thành thị chiếm 60,8% và 39,2% sống ở nông thôn.
Đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa và tập quán xã hội: Ba Lan có
nền văn hóa hơn 1.000 năm, mang bản sắc các dân tộc Slavơ và là nơi giao
thoa của văn hóa Tây Âu và Đông Âu. Nhiều nhà khoa học, văn hóa và
nghệ thuật nổi tiếng thế giới là người Ba Lan. Ba Lan tự hào về Hiến pháp
Ba Lan là Hiến pháp đầu tiên của châu Âu, thứ hai trên thế giới sau Hiến
pháp của Hoa kỳ là do tầng lớp quý tộc Ba Lan viết ra từ ngày 3/5/1791.
Ngày 3/5 là ngày Quốc khánh quan trọng nhất của Ba Lan và ngày
11/11/1918 là Ngày Độc lập cũng là Quốc lễ lớn.
Về mặt dân tộc học, Ba Lan là một trong những nước có đơn sắc tộc
cao ở châu Âu, với gần 98% dân số là người Ba Lan. Các dân tộc thiểu số
khác là người Đức, Belorut, Ucraina và Rumani. Có tới 89% dân số Ba

Lan theo đạo Thiên chúa.
Tiếng Ba Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Slavo nhưng dùng chữ cái Latinh
và có nhiều điểm tương đồng với các ngôn ngữ như tiếng Đức, Pháp và Anh.
1.3. Thể chế chính trị, đảng phái
Cuối thập niên 80 và đầu 90 thế kỷ 20, Ba Lan tiến hành các cải cách
sâu rộng trong xã hội. Năm 1999, Ba Lan gia nhập NATO và năm 2004
tham gia vào Liên minh châu Âu (EU).
Thể chế chính trị: Hiến pháp là luật pháp cao nhất của nước Cộng
hòa Ba Lan được sửa đổi và Quốc hội thông qua ngày 02/4/1997 và được
trưng cầu dân ý phê chuẩn. Ba Lan là một nước dân chủ đa nguyên, nghị
viện 2 cấp. Cơ cấu tổ chức Nhà nước bao gồm: Tổng thống, Quốc hội,
Chính phủ và Tư pháp. Hệ thống chính quyền dựa theo nguyên tắc tam
quyền phân lập và cân bằng quyền lực giữa lập pháp (Nghị viện/Quốc
hội), hành pháp (Tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng) và tư pháp (tòa án
và hệ thống xét xử).


12

Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

Các tổ chức đảng phái chính: Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia, hiện
nay tại Ba Lan có 78 đảng phái lớn, nhỏ đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, chỉ
có vài đảng phái chính trị lớn, thu hút được nhiều người ủng hộ và tham
gia liên tục các cuộc tranh cử và có mặt trong Quốc hội:
- Đảng “Diễn đàn Công dân” (PO) được thành lập ngày 24 tháng 01
năm 2001 do sự chia rẽ trong Phong trào Công đoàn Đoàn kết.
- Đảng "Liên minh Dân chủ Cánh tả" (SLD) là đảng trung tả thành
lập ngày 15 tháng 4 năm 1999. Đảng được thành lập trên cơ sở liên minh
đa số các tổ chức cánh tả hoạt động tại Ba lan, các đảng viên chủ yếu là từ

Đảng Xã hội Dân chủ Cộng hòa Ba Lan (SDRP) và Đảng Công nhân
Thống nhất Ba Lan.
- Đảng "Luật pháp và Công lý" (PiS) được thành lập ngày 13 tháng 6
năm 2001. Đây là đảng cánh hữu thân Nhà thờ.
- Đảng Nông dân Ba Lan (PSL) là đảng phái hoạt động lâu đời nhất
trên chính trường; Đảng ra đời từ năm 1903, là tập hợp những người
nông dân và trí thức. Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ nông nghiệp
với sự trợ giúp của nhà nước, ủng hộ Ba Lan là thành viên Liên minh
Châu Âu, cải thiện quan hệ với Đức và Nga, rút quân khỏi I-rắc, cải
cách hành chính.
- Phong trào Của Bạn-Twój Ruch (đổi tên tháng 11/2013): Đây là một
đảng phái mới thành lập năm 2011 với tên Phong trào Palikot do một
doanh nhân và là một đảng viên thuộc PO Janusz Palikot làm Chủ tịch. Là
đảng có hơi hướng cánh tả thu hút được nhiều người trước đây là đảng viên
Đảng PO và SLD và một số tổ chức xã hội có thiên hướng ôn hòa. Trong
chương trình của đảng này có một số điểm nổi bật, như bãi bỏ Thượng
viện, hạn chế hoạt động Nhà thờ công giáo, bãi bỏ tiết học về thiên chúa
giáo trong trường học, giảm ngân sách cho quốc phòng ở mức 1% GDP…
Trong bầu cử Quốc hội năm 2011, Đảng này đã giành được kết quả bất
ngờ: 40 ghế trong Quốc hội, chiếm 10,02%.
1.4. Nghị viện, Tổng thống, Chính phủ, Hệ thống tư pháp
Nghị viện
Nghị viện bao gồm lưỡng viện: Hạ viện (SEIJM) bao gồm 460 nghị sỹ
được bầu cho thời hạn 4 năm thông qua hệ thống bầu cử phổ thông
Thượng viện bao gồm 100 thượng nghị sỹ được bầu cho nhiệm kỳ 4
năm thông qua hệ thống bầu cử đa số.


Thị trường Ba Lan


13

Ba Lan là nước dân chủ cộng hòa đa nguyên, phản ánh mô hình hỗn
hợp của mô hình nghị viện và mô hình tổng thống.
Khi họp hỗn hợp, nghị sỹ của cả Thượng và Hạ viện tạo thành Quốc
hội, do Chủ tịch Hạ viện điều hành. Quốc hội được tạo ra thực hiện một
trong ba yêu cầu: Thông qua Hiến pháp mới, nhận tuyên thệ nhậm chức
của Tổng thống mới bầu, hoặc khi buộc tội Tổng thống thông qua Tòa án
Quốc gia.
Thượng viện có quyền khởi sự dự luật và xem xét, rà soát, thông qua
hoặc từ chối dự luật đã được Hạ viện thông qua hoặc đưa ra bổ sung cho
các dự luật này. Tuy nhiên, đa số tuyệt đối bỏ phiếu trong Hạ viện có thể
hủy việc phủ quyết của Thượng viện. Hạ viện là cơ quan quyết định cuối
cùng về văn bản của tất cả các luật được thông qua.
Tổng thống, Hội đồng Bộ trưởng và bất cứ nhóm công dân nào có tối
thiểu 100.000 người cũng có quyền lập pháp tức là đưa ra dự thảo luật.
Hạ viện bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền công dân với thời
hạn 5 năm và được Thượng viện thông qua.
Tổng thống
Tổng thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu với thời hạn 5
năm và có thể làm tối đa hai nhiệm kỳ.
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người đại diện cao nhất của đất
nước trong đối ngoại và là Tổng chỉ huy quân đội. Tổng thống chỉ định
Thủ tướng và thành viên nội các theo đề nghị của Thủ tướng. Tổng thống
cũng có quyền giải thể nghị viện nếu nghị viện không thể thành lập chỉnh
phủ hoặc không thông qua dự thảo ngân sách nhà nước.
Tổng thống cũng có quyền phủ quyết dự luật đã được Nghị viện thông
qua (nhưng phủ quyết này của Tổng thống lại bị Hạ viện hủy bỏ nếu có 3/5
phiếu của Hạ viện).
Chính phủ

Chính phủ của Ba Lan gồm chính quyền địa phương và trung ương:
Văn phòng Tổng thống, Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ và các cơ chế của
chính quyền trung ương.
Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan hành pháp điều hành chính sách quốc
gia, đảm bảo việc thực hiện luật pháp, thông qua dự toán ngân sách, bảo vệ
quyền lợi của Ngân khố quốc gia, và bảo đảm trật tự xã hội cũng như an
ninh nội địa và đối ngoại của quốc gia.


14

Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

Chính phủ hiện nay có 18 Bộ. Bộ Kinh tế do Phó Thủ tướng kiêm Bộ
trưởng- ông Janusz Piechociński-Chủ tịch Đảng Nông dân PSL.
Phân chia hành chính Ba Lan có ba cấp: 16 tỉnh (województwa) có
tỉnh trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm và có Chủ tịch tỉnh do Nghị viện địa
phương bầu ra để điều hành tỉnh. Dưới tỉnh là huyện (boroughs/powiaty),
sau nữa chia ra xã (gmina) là đơn vị hành chính nhỏ nhất.
Hệ thống tư pháp
Theo Hiến pháp Ba Lan, Hệ thống tư pháp bao gồm các tòa án độc
lập với các cơ quan quyền lực khác. Hệ thống tư pháp bao gồm Tòa tối
cao, tòa thông thường, tòa hành chính và tòa quân sự. Thẩm phán là độc
lập và không thể bị bãi nhiệm, họ hoạt động chỉ tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật.
Theo Hiến pháp, có Tòa Hiến pháp (Trybunał Konstytucyjny) và Tòa
Quốc gia (Trybunał Stanu) hoạt động bên ngoài khuôn khổ cấu trúc của hệ
thống tư pháp; nhưng nguyên tắc của “hệ thống tư pháp” thì vẫn áp dụng
cho hai cơ quan này.
Tòa Hiến pháp: là cơ quan tư pháp được thành lập để giải quyết các

tranh chấp trên cơ sở hợp hiến của hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nhiệm vụ chính của Tòa là giám sát sự tuân thủ Hiến pháp. Tòa phán
quyết phù hợp với Hiến pháp, với luật pháp và các hiệp định quốc tế (cũng
như việc phê chuẩn các hiệp định này) và phù hợp với Hiến pháp của các
mục tiêu và hoạt động của các đảng phái chính trị. Phán quyết của Tòa là
cuối cùng.
Tòa Quốc gia: là cơ quan tư pháp, giám sát trách nhiệm hợp hiến của
những người giữ cương vị cao nhất của các cơ quan Nhà nước. Tòa có
trọng trách xem xét việc miễn nhiệm lãnh đạo khỏi cơ quan công quyền,
hủy bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan cấp cao, tước bỏ quyền cá nhân bỏ phiếu
và tự ứng cử, rút lại quyền đã trao và trong các trường hợp hình sự thì áp
dụng hình phạt theo Luật hình sự.
Tổng cục kiểm soát tối cao (Najwyższa Izba Kontroli - NIK) khó phân
biệt là cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp. Đây là cơ quan nhà nước
lâu đời nhất của Ba Lan. NIK có trách nhiệm kiểm toán tất cả các cơ quan
nhà nước, kể cả Ngân hàng nhà nước, cơ quan chính phủ, địa phương,
doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ nếu các tổ chức này thực hiện/nhận
hợp đồng công.


Thị trường Ba Lan

15

Là thành viên của EU, Ba Lan có nghĩa vụ thực hiện với các tổ chức
tư pháp quốc tế như:
Tòa án Tư pháp EU và Tòa sơ thẩm của EU;
Tòa án Tư pháp Quốc tế-Liên hợp quốc;
Tòa án nhân quyền châu Âu - Hội đồng châu Âu;
Tòa án hình sự quốc tế.

2. Quan hệ quốc tế của Ba Lan
2.1. Chính sách đối ngoại, các tổ chức quốc tế và khu vực
Chính sách đối ngoại: Theo "Những ưu tiên trong chính sách đối
ngoại của Ba Lan 2013-2016" được Chính phủ thông qua tháng 3 năm
2012 bao gồm:
- Thúc đẩy hòa nhập mạnh mẽ và sâu sắc hơn nữa với EU, nhằm xây
dựng một EU mang tính cạnh tranh, thống nhất, cởi mở và an ninh; có
trách nhiệm chung về tương lai phát triển cả khối, bảo đảm quyền lợi của
Ba Lan và các thành viên; bảo đảm sự tham gia tích cực trong những quyết
sách của EU. Khai thác triệt để những lợi thế trong thúc đẩy quá trình tự
do hóa lưu thông hàng hóa, lao động, dịch vụ và đầu tư giữa các nước
thuộc EU.
- Ba Lan là liên minh đáng tin cậy của NATO, xây dựng tiềm lực bảo
đảm nền an ninh trong nước và EU, thúc đẩy xây dựng quan hệ trên nền
tảng tin cậy lẫn nhau với Nga; hợp tác chặt chẽ với Ukraina, các nước phía
Đông khác.
- Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực,
nhất là các nước trong nhóm Vysehrad.
- Thúc đẩy hơn nữa quan hệ với cộng đồng (Ba Lan) ở nước ngoài trên
cơ sở đối tác nhằm mục tiêu tăng cường sự ủng hộ hiệu quả của cộng đồng
trong việc tạo dựng hình ảnh và vị thế của đất nước ở nước ngoài.
Ba Lan và các tổ chức quốc tế: Ba Lan tham gia Liên hợp quốc và
các tổ chức của Liên hợp quốc năm 1946.
Sau 1989, Ba Lan bắt đầu giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, được
ủng hộ bởi việc trở thành thành viên của hàng loạt tổ chức quốc tế. Việc đó
giúp gia tăng phát triển, xúc tiến quảng bá kinh tế Ba Lan ra toàn cầu và
hợp tác với các nước khác. Hiện nay, Ba Lan là thành viên của:


16


Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

- Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) năm 1996. Việc là
thành viên của OECD, vị thế của Ba Lan trên trường quốc tế được nâng
cao, tạo tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quy định về đầu tư nước
ngoài và thay đổi luật chuyển đổi ngoại hối của Ba Lan được thực hiện
nhanh chóng. Thành viên của OECD cho phép tiếp cận đến các nguồn tín
dụng ưu đãi do các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp.
- Tổ chức quân sự NATO năm 1999 là một sự kiện trọng đại trong lịch
sử hiện đại của Ba Lan. Đây là cơ sở của việc đảm bảo quốc phòng và an
ninh của Ba Lan
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Ba Lan là một trong những
thành viên sáng lập Tổ chức Thương mại Thế giới.
- Ngân hàng Thế giới (WB): Ba Lan là thành viên năm 1986. Trong
những năm 1990-1996, WB đã hỗ trợ Ba Lan trên 3,3 tỉ USD cho công
cuộc chuyển đổi thể chế và cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng kinh tế
thị trường.
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): Ba Lan tham gia năm 1986.
- Diễn đàn kinh tế thế giới tại Krynica, Ba Lan: Diễn đàn này được ví
như Diễn đàn kinh tế thế giới Davos của Ba Lan. Đây là Diễn đàn thường
niên có hơn 2000 đại biểu tham gia, trong đó có nguyên thủ nhiều nước và
tổ chức quốc tế, doanh nghiệp hàng đầu. Việt Nam đã dự Diễn đàn năm
2012, 2013 và Việt Nam có thể tham gia tích cực và mạnh mẽ hơn tại Diễn
đàn sắp tới vào tháng 9/2014 với một số chuyên đề riêng về Việt Nam, thu
hút sự chú ý của các nước tham gia Diễn đàn, thúc đẩy hơn nữa quan hệ
kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Ba Lan và các tổ chức khu vực: Tổ chức Tự do Thương mại Trung
Âu (CEFTA) thành lập năm 1992 gồm 3 nước Ba Lan, Tiệp khắc và Hungga-ri. Năm 2003 mở rộng thêm 4 nước Trung-Đông Âu.
- Hội đồng Các quốc gia Baltic (RPB), thành lập năm 1992 gồm 10

nước khu vực Baltic.
- Nhóm Wyszehrad, thành lập năm 1991 gồm 4 nước Ba Lan, Hungga-ri, Séc và Slovakia.
- Đối tác phương Đông: Từ 2009, Ba Lan và Thụy điển có sáng kiến
thành lập nhóm Đối tác Phương Đông gồm 6 nước thuộc Liên Xô cũ
(Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Moldova and Ukraine) để hỗ trợ
các nước này hội nhập kinh tế với EU.


Thị trường Ba Lan

17

2.2. Thị trường thống nhất và Liên minh tiền tệ châu Âu
Ba Lan và Liên minh châu Âu: Ba Lan trở thành thành viên của
Liên minh châu Âu từ ngày 01/5/2004 cùng với 9 nước khác (đàm phán
từ 1998).
Ngày 21/12/2007, Ba Lan tham gia khối Schengen: lãnh thổ chung
không có kiểm soát ở cửa khẩu nội địa giữa 22 nước EU và 4 nước không
là thành viên EU (tới ngày 31/10/2013).
Lợi ích chính của Ba Lan sau khi thành thành viên của EU:
- Hài hòa luật của Ba Lan với các quy định của EU;
- Tiếp cận với thị trường hơn 460 triệu dân/người tiêu dùng trong EU;
- Cơ hội xin quỹ cấu trúc của EU;
- Phát triển hạ tầng.
Hài hòa luật của Ba Lan cũng như tiếp cận với các quỹ cấu trúc của
EU đã giúp tăng tính hấp dẫn của Ba Lan với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ba Lan và Thị trường thống nhất châu Âu: Là thành viên của Liên
minh châu Âu, Ba Lan tham gia Thị trường thống nhất châu Âu. EU trở
thành đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan với khoảng hơn 70% xuất
khẩu và gần 60% nhập khẩu vào Ba Lan.

Tự do di chuyển thể nhân, hàng hóa, vốn và dịch vụ làm cho thị
trường này trở nên hấp dẫn hơn.
Tự do di chuyển thể nhân là rất quan trọng, đặc biệt liên quan đến tự
do di chuyển của nhân công. Tuy nhiên, một số nước thành viên khác áp
dụng các hạn chế với nhân công từ các nước thành viên EU mới vì quyền
làm việc ở tất cả các thành viên có thể ảnh hưởng đáng kể tới thị trường lao
động trong khu vực EU.
Tự do di chuyển hàng hóa là một trong những nguyên tắc nền tảng của
Thị trường thống nhất. Nó bao gồm việc cấm áp dụng các hạn chế định
lượng đối với xuất khẩu và nhập khẩu giữa các Thành viên. Quy định là
sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của Thành viên nơi xuất xứ cũng sẽ được
coi là đáp ứng với tiêu chuẩn của Thành viên nơi hàng đến.
Tự do di chuyển dịch vụ hàm ý quyền của thể nhân và doanh nghiệp
chào và cung cấp dịch vụ trong tất cả các Thành viên EU mà không bị cản
trở gì. Các quy định của Hiệp ước EU về tự do di chuyển dịch vụ về cơ bản


18

Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

bao trùm tất cả các loại dịch vụ liên quan đến thanh toán. Các công dân và
doanh nghiệp có quyền chào và cung cấp dịch vụ ở các Thành viên với
cùng những điều kiện như áp dụng ở nước chủ nhà của chính công dân và
doanh nghiệp đó.
Ba Lan có thời kỳ chuyển đổi quan trọng 12 năm cho việc mua đất
nông nghiệp và rừng.
Theo quy định của Hiệp ước EU thì mọi hạn chế về tự do di chuyển
vốn đều bị cấm. Mọi công dân EU đều có thể chuyển lượng tiền không hạn
chế giữa các Thành viên, mở tài khoản ngân hàng, quỹ đầu tư hoặc vay

tiền ở các nước Thành viên khác. Công dân EU chuyển đến nước Thành
viên khác làm việc hoặc về hưu có quyền chuyển tiền từ nước này sang
nước đó.
Luật về giao dịch thương mại điện tử của EU đã được thông qua và có
hiệu lực từ 2012 giúp tạo cơ sở cho thương mại xuyên biên giới (nội bộ
EU) được thống nhất.
Ba Lan và Liên minh tiền tệ: Giai đoạn tiếp theo của hội nhập là gia
nhập Liên minh tiền tệ cũng như việc thông qua đồng Euro là đồng tiền
chính thức của Ba Lan. Mặc dù các tuyên bố chính thức nói rằng Ba Lan sẽ
gia nhập Khu vực đồng Euro vào 2012-2013, nhưng vẫn còn rất nhiều điều
kiện phải đáp ứng. Mặt khác, để chấp nhận Euro, cần phải thay đổi Hiến
pháp của Ba Lan.
Những yêu cầu cơ bản tham gia Euro là tiêu chí Maastricht về hội
nhập kinh tế, bao gồm tài chính (thâm hụt ngân sách chính phủ chung và
nợ công) và tiêu chí tiền tệ (ổn định giá cả, ổn định của tỷ giá và lãi suất
dài hạn). Tiêu chí liên quan đến thâm hụt ngân sách chung dẫn đến phải cải
cách sâu rộng tài chính công ở Ba Lan. Hoàn thành tiêu chí tỷ giá trước khi
gia nhập vào ERM-2.
Từ ngày 24/01/2009, đã có thể ký kết các hợp đồng và cung cấp dịch
vụ ngoại hối ở Ba Lan căn cứ vào điều chỉnh Điều 358 Bộ luật Dân sự và
việc hủy mục §9 Phần15 của Luật về chuyển đổi tiền tệ. Đến nay không có
bất cứ cản trở nào đến thanh toán bằng euro nữa.
Vì khủng hoảng kinh tế thế giới, khó khăn của EU và khu vực EURO,
chính sách riêng của Ba Lan, việc gia nhập khu vực đồng EURO của đồng
Zloty-PLN còn xa vời.


Thị trường Ba Lan

19


Biểu đồ tỷ giá 1 euro so
với PLN từ 6/11/123/7/13. Tỷ giá tháng
10/2013 là
1euro =
4,16PLN và 1USD =
3,1PLN .

.
2.3. Viện trợ và Quỹ cải cách cơ cấu EU

Ba Lan tuy là thành viên OECD, nhưng viện trợ phát triển (ODA) cho
các nước nghèo còn ở mức độ khiêm tốn, chưa bằng 50% mức yêu cầu của
EU (EU hàng năm dành khoảng 70 tỷ euro, chiếm 0,4% GDP giúp các
nước nghèo). Năm 2010, Ba Lan dành cho mục tiêu này khoảng 300 triệu
USD (chiếm 0,08% GDP). Viện trợ phát triển của Ba Lan hiện chỉ dành
cho 7 nước kém phát triển.
Quỹ cải cách cơ cấu EU
Ba Lan luôn là nước thành viên nhận được nhiều viện trợ và hỗ trợ lớn
của EU từ sau khi gia nhập. Ba Lan nhận được 67,3 tỷ euro và đối ứng 20
tỷ cho giai đoạn 2007-2013. Ba chương trình cụ thể: Hạ tầng và môi
trường, Kinh tế sáng tạo và Tài nguyên con người. Khoản viện trợ 67 tỷ
euro giúp cho bộ mặt của Ba Lan thay đổi đáng kể. Ba Lan đã xây dựng,
nâng cấp hàng nghìn km đường bộ, đường tàu hỏa, cầu cống, đường dẫn
nước và nước thải tại nhiều thành phố và thị trấn, tạo công ăn việc làm cho
hàng vạn lao động, cải thiện đáng kể điều kiện sống cho người dân. Nguồn
vốn của EU tiếp tục tăng cho Ba Lan giai đoạn 2014-2020 đã được EU
thông qua là 105,8 tỷ euro, trong đó có 72,9 tỷ euro theo khuôn khổ Chính
sách hài hòa và 28,5 tỷ theo Chính sách Nông nghiệp chung. Như vậy, Ba
Lan là nước hưởng lợi lớn nhất từ các nguồn vốn ngân sách của EU trong

một thời gian dài liên tục.
Hỗ trợ kinh tế được cung cấp không phải chỉ là cấp cho đầu tư (tăng
dần đến mức hạn chế của hỗ trợ khu vực) mà còn theo các dạng tài trợ
khác như:
- Cấp cho hoạt động nghiên cứu R&D;
- Cấp cho hoạt động môi trường;
- Cấp cho hoạt động đào tạo.


20

Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

Hỗ trợ được cấp dưới dạng chuyển thanh toán cho chi phí thực chi có
nghĩa là nhà đầu tư phải có tài chính của chính mình lo được (có thể là tự
đi vay).
Trường hợp hỗ trợ đầu tư, cần phải nhấn mạnh rằng hỗ trợ sẽ chỉ dành
cho tạo ra công nghệ mới, các giải pháp logistics, sản phẩm, dịch vụ, dự án
đảm bảo tăng năng suất và xuất khẩu hoặc thực hiện những thay đổi
logistic đáng kể trong công ty.
Nguồn tài trợ đầu tư lớn như trên là cơ sở và động lực giúp thúc đẩy
xây dựng hạ tầng, cầu cống, sân vận động (một phần cho EURO 2012) tạo
đà tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời tạo động lực
phát triển công nghệ mới, môi trường…
2.4. Tín dụng ưu đãi Việt Nam-Ba Lan
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Ba Lan phối hợp với Việt Nam
muốn đưa các công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ xanh, môi
trường vào Việt Nam cũng là cơ hội để tận dụng các hỗ trợ nêu trên
của EU và Ba Lan.
Chính phủ Ba Lan dành cho Việt Nam nguồn tài trợ với lãi suất ưu đãi

tương tự như ODA với tổng trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ để các doanh
nghiệp hai nước triển khai một số dự án hợp tác công nghiệp và thương
mại trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm như đóng tàu, khai mỏ, bảo
tồn di sản…
II. KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Kinh tế quốc dân
Việc trở thành thành viên OECD là sự khẳng định thành tựu và phát
triển bền vững của kinh tế Ba Lan. Từ năm 1989, Ba Lan thực hiện chính
sách tự do hoá kinh tế và hiện đã trở thành một trong những nước thành
công nhất trong việc chuyển tiếp từ một nền kinh tế kế hoạch hóa - bao cấp
sang một nền kinh tế thị trường chủ yếu sở hữu tư nhân.
Ba Lan được đánh giá là nước dẫn đầu thế giới về cải cách kinh tế hiệu
quả trong nhiều năm. Đặc biệt, Ba Lan nổi tiếng về cải cách thúc đẩy các
doanh nghiệp nội địa phát triển.
Theo báo cáo xếp hạng của tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
về tính cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế, năm 2011, Ba Lan từ vị trí 46
lên vị trí 39 trong tổng số 139 nước trên thế giới, vượt 13 nước EU như


Thị trường Ba Lan

21

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hung-ga-ri, Slovakia, Rumani, Bungari,
Hy Lạp....
Ba Lan được Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2013 đánh giá các
chính sách thông minh hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Doing Business
2013: Smarter Regulations for Small and Medium-Size Enterprises) ở 185
nước và nền kinh tế thế giới của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính
Quốc tể IFC đã tăng điểm vị trí cho Ba Lan lên vị trí thứ 55 (năm 2011 vị

trí 74).
Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2014 mới ra gần đây thì Ba Lan lại
tăng thêm 10 bậc nữa so với năm trước, lên vị trí 45 ở 189 nước và nền
kinh tế với tăng điểm ở hầu hết các tiêu chí trên.
Các nghiên cứu và đánh giá trong các lĩnh vực chủ chốt dưới đây của
Ba Lan:
Khu vực

OECD thu nhập cao

Hạng thu nhập

Cao

Dân số

38,500,000

GNI Per Capita (US$)

12,670

Xếp hạng Môi trường Xếp hạng Môi trường Thay đổi trong xếp
kinh doanh 2014
kinh doanh 2012
hạng
45

55


10

Môi
trường
kinh Môi
trường
kinh Cải thiện (% điểm)
doanh-DB 2013 (% doanh 2012 (% điểm)
điểm)
69.4
Xếp hạng trong ngành
nghề
Khởi nghiệp

63.8

5.6

Vị trí DB
2014

Vị trí DB
2013

Thay đổi trong
xếp hạng

116

129


5


22

Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

Cấp phép xây dựng

88

157

-4

Tiếp cận điện năng

137

130

-7

Đăng ký tài sản

62

87


25

Vay vốn

3

4

1

Bảo hộ nhà đầu tư

49

46

-3

Nộp thuế

114

124

10

Thương mại quốc tế

49


50

1

Chứng từ xuất khẩu
(số lượng)

5

Thời gian xuất khẩu
được (ngày)

17

Chi phí xuất khẩu
(USD/cont.)

1.050

Chứng từ nhập khẩu
(số lượng)

4

Thời gian nhập khẩu
được (ngày)

14

Chi phí xuất khẩu

(USD/cont.)

1.025

Thực thi hợp đồng

56

84

28

Xử lý doanh nghiệp
mất khả năng thanh
toán

37

91

54

1.1. Chỉ số kinh tế vĩ mô
Tổng sản phẩm quốc dân-GDP: GDP của Ba Lan gồm công nghiệp
(31.7%), dịch vụ (65.5%) và nông nghiệp (2.8%). Tỉnh Mazowieckie đóng


Thị trường Ba Lan

23


góp lớn nhất vào GDP: 21.6%, mà trong đó riêng Thủ đô Vacsava (nằm
trong tỉnh này) đóng góp 13% GDP. GDP theo đầu người ở Vacsava cao
gấp 3 lần bình quân toàn Ba Lan.

Ba Lan là nước có GDP cao thứ 23 trên thế giới năm 2011,
giá hiện hành, tỷ USD (nguồn: IMF,2013)

Trong mấy năm gần đây, GDP Ba Lan duy trì được mức tăng trưởng
cao (năm 2007 đạt 6,6%; 2008 đạt 4,8%). Mặc dù khủng hoảng kinh tế,
năm 2009, Ba Lan là nước duy nhất trong EU có mức tăng trưởng dương
1,8%. Năm 2010 đạt 3,8% (Séc đạt 2,3%, Hungari - 1,2%, Pháp - 1,5%,
Lit-va - 1,3%). Năm 2011 đạt 519 tỷ USD (GDP của Việt Nam năm 2011
đạt khoảng 119 tỷ USD). GDP tính theo đầu người (sức mua tương đương
PPP) năm 2011 đạt 20.334 USD (Séc - 27.062 USD, Hung - 19.591 USD,
Đức - 37.897 USD, Anh - 36.090 USD).
Năm 2012, GDP của Ba Lan tăng nhanh thứ 5 chỉ sau ba nước Baltic
và Slovakia trong tổng số 27 nước (quy mô của Ba Lan lớn hơn 4 nước
trên cộng lại). mức tăng có thể chậm lại còn 1,1% cho năm 2013 nhưng
sau sẽ tăng 2,2% vào năm 2014.


24

Giới thiệu thị trường Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva

Mức tăng % GDP của 27 nước EU năm 2012 so với năm 2011. Ba Lan đứng
vị trí thứ 5 từ trái sang (nguồn: Eurostat)

Thu nhập quốc dân tính trên đầu người của Ba Lan tăng nhanh và

theo sát các nước Tây Âu, cụ thể năm 1995 GDP per capita của Ba Lan
chiếm 43% mức trung bình của EU, năm 2000 lên 48%, và năm 2011 - đã
lên 64%.
Nợ công của Ba Lan ở mức trên 50% GDP (năm 2010 - 54,7%, năm
2011 - 53,7% và dự kiến 2012 - 52,4%).
Thâm hụt ngân sách năm 2010 là 3,8%, năm 2011 là 5,2%
Lạm phát: 3,1% (2010), 4,3% (2011) và 2012 là 4%.
Ba Lan cũng được EU đánh giá cao về thành tích tổ chức Euro 2012
không để xảy ra những chuyện bất ngờ, các vụ việc lớn liên quan đến nạn
holigan, phân biệt chủng tộc… do các phần tử cực hữu/cổ động viên quá
khích gây ra. Dự đoán là nhờ chuẩn bị và thúc đẩy Euro nên GDP sẽ tăng
thêm 18-30 tỷ PLN (5.1-8.6 tỷ USD) cho tới năm 2020.

1.2. Luật cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
“Hiến pháp của nền kinh tế thị trường” là Luật cạnh tranh về bảo vệ
người tiêu dùng Ba Lan ngày 16/2/2007 (Pháp luật về Cạnh tranh và bảo
vệ người tiêu dùng của Ba Lan đã được hài hòa nhất thể hóa với hệ thống
luật lệ của EU từ sau khi gia nhập 2004).
Cơ quan quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (UOKiK
www.uokik.gov.pl) thành lập từ năm 1990 trên cơ sở Cơ quan chống độc
quyền và bắt đầu thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế Ba Lan từ kế hoạch hóa
tập trung sang kinh tế thị trường.


Thị trường Ba Lan

25

Chống các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường và kiểm soát tập trung kinh tế của các doanh nghiệp và bảo vệ

người tiêu dùng là những nhiệm vụ trọng yếu của cơ quan này.
Năm 2000, UOKIK bắt đầu giám sát cả hỗ trợ của chính phủ cho
doanh nghiệp và an toàn thương phẩm. UOKIK liên tục được gia tăng
quyền hạn, nhân lực và tài chính để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm môi
trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước, doanh
nghiệp EU và từ nước ngoài vào kinh doanh, đầu tư và bảo vệ người
tiêu dùng.
Năm 2012, UOKIK có 465 cán bộ viên chức và được nhà nước cấp 55
triệu PLN (gần 15 tr. USD).
UOKIK đã phạt thu về cho ngân sách 166 tr PLN (hơn 30 tr USD)
trong đó 95 tr PLN phạt vi phạm hạn chế cạnh tranh và 68 tr PLN phạt vi
phạm quyền lợi người tiêu dùng theo khiếu nại nhóm.
Quyết định xử phạt của Chủ tịch Cơ quan cạnh tranh UOKIK có thể
được khiếu nại lên một tòa đặc biệt được thành lập trong khuôn khổ Tòa
khu vực của Vacsava.
1.3. Hệ thống ngân hàng, tài chính, tiền tệ và kế toán
Hệ thống ngân hàng xây dựng trên 3 trụ cột:
- Ngân hàng Trung ương
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng hợp tác xã
Giai đoạn từ 1990-2000 là thời kỳ Ba Lan chuyển đổi kinh tế đặc biệt
và chuyển đổi thành công ngành ngân hàng.
Năm 2011, Ba Lan có 646 ngân hàng và chi nhánh các tổ chức tài
chính tham gia thị trường. Trong đó chỉ có 49 ngân hàng thương mại; chi
nhánh tổ chức tài chính tăng từ 18 lên 21 và số hợp tác xã tín dụng
(cooperative banks) là 576 được nhóm thành 3 khu vực địa phương.
Về sở hữu: Các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 10 ngân hàng TM và
toàn bộ HTX tín dụng, thị phần tăng lên 34%; Các nhà đầu tư nước ngoài
(18 nước, dẫn đầu là Đức và Hà Lan).
Nền kinh tế Ba Lan phát triển tốt là có công lao của ngành ngân hàng



×