Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Báo cáo tham luận của tổ chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.8 KB, 2 trang )

Trường THPT Cam Lộ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ : NGỮ VĂN Độc lập - Tự do - Hạng phúc
BÁO CÁO THAM LUẬN
V/v “ Đổi mới KTĐG & PPDH bộ môn Ngữ văn”
Thực hiện công văn số 94 /GD-GDTrH V/v Tổ chức hội thảo đổi mới PPDH và
KTĐG các môn học phổ thông, Tổ Ngữ văn trường THPT Cam Lộ đã tiến hành cuộc
họp nhằm nhìn nhận đánh giá lại tình hình chất lượng bộ môn ngữ văn của trường
trong năm học 2007-2008 và học kì I và đi đến thống nhất đánh giá về chất lượng bộ
môn như sau:
- Hưởng ứng cuộc vận đông “2 không” với bốn nội dung của Bộ tưởng bộ GD-ĐT, tổ
Ngữ văn trường THPT Cam Lộ chúng tôi đã có những giải pháp thiết thực trong việc
đổi mới Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập bộ môn ngữ văn.
- Chúng tôi nhận thấy rằng: Việc đổi mới Kiểm tra đánh giá các bộ môn văn hoá nói
chung, đặc biệt bộ môn Ngữ văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì nó trực tiếp chi
phối đến việc “Giảng dạy của thầy và học tập của trò”.
- Trước hết: Đối với người dạy cần phải có những trăn trở, suy nghĩ trước những
thực trạng học sinh ngày nay đã có những hành vi “Quay cóp” tinh vi. Khó có thể bao
quát được trong các lần kiểm tra 15 phút; 90 phút ở lớp...Và nhất là những bài viết ở
nhà theo Phân phối chương trình. Học sinh thường “Quay cóp, lắp ghép” thông qua
nhiều kênh tiếp nhận trong thời đại thông tin như hiện nay. Chính vì lẽ đó mà việc ra
đề kiểm tra như thế nào? Để vừa bám sát được chương trình nhưng đồng thời đòi hỏi
người học phải tự bộc lộ, thể hiện được “Những gì mà các em đã lĩnh hội” và thể hiện
qua bài kiểm tra viết. Theo chúng tôi đó chính là mấu chốt của vấn đề “Đổi mới kiểm
tra đánh giá bộ môn Ngữ văn”. Chính vì lẽ đó, mà theo quan điểm của chúng tôi đã có
lần phát biểu trước hội nghị chuyên đề bộ môn hoặc trong đợt chuyên đề theo kế
hoạch hàng năm của Sở: Chúng tôi rất đồng tình về cách đổi mới đánh giá học sinh
theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm của giờ dạy”, “Trò là người chủ động, Thầy
là người chủ đạo”; trên tinh thần gợi mở, định hướng cho các em tìm tòi, sáng tạo phù
hợp với đặc thù của bộ môn. Chúng tôi cũng rất hưởng ứng năm CNTT, đưa Công
nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên cũng cần tôn trọng “Đặc thù của bộ môn Ngữ
văn”...Không thể lạm dụng quá nhiều CNTT trong hướng dẫn Đọc-Hiểu bộ môn này.


Hay nói một cách khác: Không thể đánh đồng tất cả các môn học như nhau trong quá
trình dổi mới kiểm tra, đánh giá. Ví như trong năm học 2007-2008, theo tinh thần chỉ
đạo, ra đề kiểm tra với tỷ lệ 30% trắc nghiệm khách quan. Có 4 phiên bản nhưng theo
chúng tôi nhận thấy kết quả chất lượng cũng không có tính khả thi và dẫn đến một hệ
quả là học sinh tập trung quá nhiều thời gian cho phần này và ảnh hưởng không ít đến
bài luận...
- Đối với người học: Theo quan điểm của chúng tôi đã nhiều lần trao đổi trong các
cuộc họp tổ hàng tuần, tháng theo lịch của nhà trường; nhằm tìm ra giải pháp: Làm
thế nào để các em đổi mới “cách học” tiến kịp, phù hợp với việc đổi mới “Cách dạy”
1
của giáo viên là một câu hỏi đã và đang đặt ra cho người học không phải là đơn giản;
không thể giải quyết “một sớm, một chiều”. Thiết nghĩ, chỉ có đổi mới cách ra đề,
kiểm tra đánh giá và cách thức truyền thụ của giáo viên mà không đồng thời với việc
Đổi mới cách tiếp thu của học sinh thì không thể nào có hiệu quả. Một thực tế học tập
bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay mà chúng ta không thể phủ
nhận đó là: Không ít học sinh chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian cho bộ môn Văn.
Mà các em thường đầu tư rất nhiều đối với các môn tự nhiên. Một thực trạng dễ thấy
là rất nhiều học sinh chuẩn bị bài ở nhà rất kém. Thậm chí chưa chịu đọc trước bài
học...Thì không thể nào có hiệu quả tiếp thu tốt trong các tiết (Hướng dẫn Đọc-Hiểu ở
lớp). Từ thực tế đó mà trong năm học vừa qua, tổ Văn chúng tôi đã đưa ra một cách
làm và bước đầu nhận thấy có hiệu quả trong việc chuẩn bị bài của học sinh. Đó là:
Yêu câu giáo viên phải lên báo giảng hàng tuần, gởi cho em cán sự bộ môn từ đầu
tuần và đặt ra những câu hỏi của giáo viên qua mỗi bài dạy cụ thể. Với cách làm như
vậy, chúng tôi nhận thấy việc “Đầu tư thời gian cho bộ môn ngữ văn” có chiều hướng
tiến bộ rất rõ nét.
Trên đây là một số nhận định đánh giá của tập thể Giáo viên tổ Ngữ văn trường
THPT Cam Lộ. Chúng tôi hy vọng sẽ được lĩnh hội nhiều ý kiến thiết thực thông qua
cuộc hội thảo lần này của Sở GD-ĐT Quảng trị tổ chức./.
Cam Lộ, ngày 18 tháng 2 năm 2009
Tổ trưởng

Hồ Đức Hồng
Email:

2

×