Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

BẢN CÁO BẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 63 trang )

BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG
KHÁNH HÒA

Khánh Hòa, tháng 02 năm 2016


ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA
CÔNG CHÚNG CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC ĐĂNG KÝ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU ĐÃ THỰC HIỆN THEO
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA
CỔ PHIẾU. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP.

BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH
HÒA

(Giấy Chứng nhận ĐKKD số 4200283916 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày
09/06/2006 đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 03/08/2015
CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
(Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 2244/UBCK-QLCB do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước cấp ngày 28 tháng 4 năm 2016)
TỔ CHỨC TƯ VẤN
CÔNGTYCỔ PHẦN CHỨNG

KHOÁN ĐẠI NAM

Bản cáo bạch này và các tài liệu bổ sung sẽ được cung cấp tại:
Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa
Địa chỉ:


Thôn Cây Sung, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: 058 3783359
Fax: 058 3783572
Website :
/>Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Nam
Địa chỉ:
Tầng 12A, Center Building Hapulico complex, số 01 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh
Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.7304.7304
Fax: 04 6262 0656
Website :

Phụ trách công bố thông tin
Họ tên:
Lương Văn Thảo
Chức vụ: Thư ký Hội đồng quản trị
Điện thoại: 058 3783359
Fax: 058 3783572

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA
(Giấy Chứng nhận ĐKKD số 4200283916 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày
09/06/2006 đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 03/08/2015


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Tên Cổ phiếu


Cổ phiếu Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa

Loại Cổ phiếu

Cổ phần phổ thông

Mã Cổ phiếu

VKD

Mệnh giá

10.000 đồng/cổ phần

Giá bán

10.000 đồng/cổ phần

Tổng số lượng chào bán

9.840.000 cổ phần

Tổng giá trị chào bán (theo mệnh giá)

98.400.000.000 đồng

Tổ chức tư vấn
Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Nam
Địa chỉ:
Tầng 12A, Center Building Hapulico complex, số 01 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh

Xuân, Hà Nội
Điện thoại:

04 73047304

Website :



Fax: 04 6262 0656

Tổ chức kiểm toán
Báo cáo Kiểm toán năm 2015 được kiểm toán bởi:
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO
Địa chỉ:

159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại:

(84-08) 38406618

Website:

www.vaco.com.vn

Fax : (84-08) 38406616

3



BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

MỤC LỤC
I.

Các nhân tố rủi ro.......................................................................................................................................... 6

1.

Rủi ro về kinh tế ............................................................................................................................................6

2.

Rủi ro về pháp luật ......................................................................................................................................10

3.

Rủi ro đặc thù ..............................................................................................................................................10

4.

Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán ................................................10

5.

Rủi ro pha loãng ..........................................................................................................................................11

6.


Rủi ro quản trị Công ty ................................................................................................................................12

7.
Rủi ro khác ..................................................................................................................................................13
II. Những người chịu trách nhiệm đối với nội dung bản cáo bạch............................................................... 14
1.

Tổ chức phát hành .......................................................................................................................................14

2.
Tổ chức tư vấn .............................................................................................................................................14
III. Các khái niệm............................................................................................................................................... 15
IV. Tình hình và đặc điểm của tổ chức chào bán ............................................................................................ 17
1.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ..................................................................................................17

2.

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty ............................................................................................................17

4.
Danh sách công ty mẹ và Công ty con của tổ chức phát hành, những công ty mà tổ chức chào bán
đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi
phối đối với tổ chức phát hành. .............................................................................................................................22
5.

Giới thiệu về quá trình tăng vốn của Công ty ..............................................................................................23


6.

Hoạt động kinh doanh..................................................................................................................................24

7.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 và năm 2015 .................................................................30

8.

Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ..........................................................31

9.

Chính sách đối với người lao động ..............................................................................................................33

10.

Tình hình hoạt động tài chính ......................................................................................................................34

11.

Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng: ...........................40

12.

Tài sản .........................................................................................................................................................51

13.


Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2016 .....................................................................................................52

14.

Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức.....................................................................52

15.

Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức phát hành ................................................52

16. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới công ty mà có thể ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu
chào bán.................................................................................................................................................................52
V. Cổ phiếu chào bán ....................................................................................................................................... 53
1.

Loại cổ phiếu ...............................................................................................................................................53

2.

Mệnh giá ......................................................................................................................................................53

3.

Tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán: cổ phần..............................................................................................53

4.

Giá chào bán dự kiến: 10.000 đồng/cổ phần ...............................................................................................53

5.


Phương pháp tính giá ...................................................................................................................................53

4


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

6.

Phương thức phân phối ................................................................................................................................53

7.

Thời gian phân phối cổ phiếu ......................................................................................................................54

8.

Đăng ký mua cổ phiếu .................................................................................................................................55

9.

Phương thức thực hiện quyền ......................................................................................................................55

10.

Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài ...................................................................................55

11.


Các hạn chế liên quan đến việc chuyển nhượng ..........................................................................................56

12.

Các loại thuế có liên quan............................................................................................................................56

13. Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu .......................................................................57
VI. Mục đích chào bán....................................................................................................................................... 57
VII. Kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán ................................................................................ 59
VIII.

Các đối tác liên quan tới đợt chào bán ............................................................................................... 61

IX. Phụ lục .......................................................................................................................................................... 62
X. Ngày tháng, chữ ký, đóng dấu của đại diện tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn .................................... 63

5


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

I.

Các nhân tố rủi ro

1.

Rủi ro về kinh tế

Sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá,
chính sách của Chính phủ thực hiện điều chỉnh các biến số kinh tế vĩ mô cũng như chính sách
phát triển ngành sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và kết quả kinh doanh
của các doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng của hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nói chung sẽ làm
tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội, thúc đẩy sự gia tăng của sản lượng công nghiệp và giúp cho
các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Những năm trở lại đây, nền
kinh tế Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao và ổn định so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2004-2007 đạt 8,16%,
phản ánh những bước tiến vững chắc, đúng hướng của Việt Nam cũng như phần nào cho thấy
tiềm năng phát triển của Việt Nam trong những năm tới.
Sau khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/01/2007, nền kinh
tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ với xu thế phát triển chung của thế giới. Năm 2008
chứng kiến nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái nặng nề, khiến cho nền kinh tế Việt Nam cũng
phải chịu những ảnh hưởng đáng kể: thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục, thất nghiệp gia tăng,
thị trường chứng khoán suy giảm mạnh và sự đóng băng của thị trường bất động sản. Tốc độ
tăng trưởng GDP năm 2008 của Việt Nam chỉ đạt 6,23%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt
ra.
9,00%

8,40%
8,48%

8,00%

7,70%


8,17%

6,78%

7,00%
6,23%

6,00%

6,68%

5,98%

5,89%
5,42%

5,32%

5,00%

5,03%

4,00%
3,00%
2,00%
1,00%
0,00%
2004

2005


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: GSO, DNSE tổng hợp

6


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,23% của năm 2008,

nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Tính chung cả giai đoạn 2009-2011, tốc độ
tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,00%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền
kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao
như trên là một thành công. Tuy nhiên, tình hình kinh tế đến nay vẫn còn không ít khó khăn,
thách thức, bao gồm những hạn chế về cân đối vĩ mô chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn; chỉ số
giá tiêu dùng tăng ở mức cao; nhập siêu lớn cùng với sự suy giảm của dòng vốn đầu tư nước
ngoài và những ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối…
Đến năm 2012, trong khi nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ suy thoái, đặc biệt là cuộc
khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước, trong đó có
Việt Nam. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2012 vẫn đạt con số 5,03%.
Kết thúc năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định đáng kể so với thời
kỳ bất ổn của những năm trước, lạm phát đang trên đà suy giảm (với mức tăng CPI năm 2013
là 6,04% - thấp nhất trong 10 năm qua), cán cân thương mại thặng dư 200 triệu USD và mức
tăng trưởng GDP đạt 5,42%, tạo tiền đề tăng trưởng bền vững trong năm 2014.
Bước sang năm 2014, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đã giảm, tình
hình thị trường vàng và ngoại tệ tương đối ổn định, thị trường bất động sản bước đầu tháo gỡ
được các khó khăn. Tính cả năm 2014 GDP cả nước tăng 5,98% so với 2013, mặc dù kinh tế
đã có các tín hiệu tích cực, tuy vậy nền kinh tế Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với các thách
thức để lấy lại đà tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2015 đạt mức 6,68% so với năm 2014. Mức tăng trưởng này
cao hơn mục tiêu 6,2% đã đề ra và cao nhất trong vòng 5 năm qua, cho thấy nền kinh tế phục
hồi rõ nét.
Việc áp dụng các chính sách vĩ mô một cách hiệu quả của Chính phủ sẽ là một trong những
nhân tố giúp giảm rủi ro về kinh tế đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần
Nước khoáng Khánh Hòa nói riêng.
Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa đã đưa ra chiến lược kinh doanh
riêng biệt đặc biệt tái cấu trúc mô hình hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời
nâng cao năng lực quản trị, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Công ty, cung như
hạn chế bớt những tác động của rủi ro kinh tế.
Lạm phát

Các rủi ro trong tài chính doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm phát trong nền
kinh tế. Theo những số liệu được công bố, trong những năm gần đây Việt Nam đang đứng
trước sức ép gia tăng lạm phát. Tỷ lệ lạm phát giai đoạn năm 2000 - năm 2015 cụ thể như sau:

7


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

25,00%

20,00%

15,00%

10,00%

5,00%

0,00%
2000

2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

-5,00%

Nguồn: GSO, DNSE tổng hợp
Trong quá trình phát triển kinh tế, lạm phát ở Việt Nam xảy ra với xu hướng tăng và biến
động với biên độ khá lớn góp phần tạo ra những biến động bất thường của giá cả nguyên
nhiên vật liệu đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thời kỳ năm 1996 – năm 2003 được coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp. Thời kỳ từ năm

2004 đến nay là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có
1 năm tăng thấp hơn. Năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 tăng 6,6%.
Năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, thì năm 2009 tăng 6,52%. Năm 2010 tăng
11,75%, năm 2011 tăng 18,13%.
Đến năm 2012, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát với mức tăng 6,81%, bằng 1/3 so với mức tăng
của năm 2011, hoàn thành chỉ tiêu dưới 10% của năm 2012 mà Chính phủ đã đặt ra từ đầu
năm.
Kết thúc năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định hơn so với thời kỳ
bất ổn đầu năm 2012. Lạm phát năm 2013 được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm
2013 tăng 6,04% và đặc biệt năm 2014 chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng so với năm 2013 là
4,09%, đây là mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014 chỉ số giá tiêu
dùng bình quân mỗi tháng tăng khoảng 0,15%.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 0,63% so
với năm 2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra. Đó là dấu hiệu đáng
mừng cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty nói riêng.
Lãi suất
Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì rủi ro lãi suất là rủi ro khi chi phí trả lãi vay của doanh
nghiệp cao hơn khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp và mức độ rủi ro về lãi suất cũng
khác nhau giữa các ngành với nhau tùy theo cơ cấu nợ vay của các ngành đó.
Chính sách thắt chặt tiền tệ được thực hiện xuyên suốt trong năm 2011 nhằm đối phó với lạm
phát. Thực tế trong thời gian đó, mức lãi suất trên thị trường ở mức cao và biến động mạnh.
8


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Với mức lãi suất vay từ 20 – 25%/năm đã gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong việc
huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Trên thị trường dân cư và tổ chức kinh tế, hiện
tượng cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng và vượt trần lãi suất diễn ra phổ biến

trong 8 tháng đầu năm. Tuy nhiên, ngay sau khi Ngân hàng nhà nước yêu cầu các Ngân hàng
thực hiện nghiêm trần lãi suất và xử phạt các tổ chức vi phạm, lãi suất huy động đã giảm về
gần mức mức 14%.
Do nền kinh tế phải trải qua giai đoạn khó khăn vào năm 2013, nên người dân chọn gửi tiền
vào ngân hàng là kênh đầu tư an toàn. Và theo xu hướng đó năm 2014, NHNN đã linh hoạt
điều chỉnh giảm 0,5%/năm các mức lãi suất điều hành, giảm 2%/năm trần lãi suất cho vay
ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên, giảm 1,5%/năm trần lãi suất huy động VND
kết hợp với điều chỉnh giảm 0,5%/năm trần lãi suất huy động USD. Theo đó kể từ ngày
29/10/2014, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng
là 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của các tổ chức, cá nhân tại các
TCTD, chi nhánh NH nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ mức 8%/năm
xuống còn 7%/năm.
Như vậy, cùng với việc giảm lãi suất huy động theo quy định của NHNN, lãi suất cho vay
cũng được giảm theo đáng kể. Đây là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là
các doanh nghiệp lĩnh vực vật tư nông nghiệp và chế biến thực phẩm nói riêng.
Tỷ giá hối đoái
Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến
động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp.
Nhờ định hướng biên độ điều hành tỷ giá ổn định và quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán
ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá không có nhiều biến động lớn trong năm 2012 và
2013. Trong năm 2014, 2015 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành tỉ giá theo
hướng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, góp phần nâng cao vị thế của VND
và giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Hiện tại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu sử dụng bằng đồng Việt Nam.
Vì vậy, Công ty sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng khi tỷ giá hối đoái biến động.

9


BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

2.

Rủi ro về pháp luật
Rủi ro về luật pháp là sự ảnh hưởng đến hoạt động của công ty khi có những thay đổi trong hệ
thống các văn bản luật trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh các hoạt động của công ty, chiến
lược phát triển ngành liên quan đến hoạt động của công ty. Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại, Công ty chịu sự điều chỉnh
của Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật
chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để kiểm soát rủi ro về mặt luật pháp, Công ty đã cập nhật những thay đổi trong môi trường
luật pháp liên quan đến hoạt động của Công ty, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển kinh doanh
phù hợp. Để ngăn chặn các phát sinh theo hướng tiêu cực của rủi ro, xây dựng một hệ thống
quản trị nội bộ chuẩn mực và tuân thủ các quy định của pháp luật là biện pháp Công ty đã lựa
chọn và theo đuổi.

3.

Rủi ro đặc thù
Rủi ro về các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào
Nguồn nước khoáng Đảnh Thạnh - là một trong 12 mạch nước khoáng thiên nhiên trên toàn
quốc, được Bộ Y tế cho phép khai thác và sử dụng, với đặc trưng là các khoáng chất cần thiết
cho cơ thể con người được thiên nhiên kiến tạo từ hàng ngàn năm và có thành phần ổn định
trong thời gian 30-40 năm. Do vậy, Công ty có lợi thế lớn từ nguồn khoáng thiên nhiên mang
lại nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và chất lượng cho hoạt động sản xuất tại Công ty. Tuy
nhiên, nguồn khoáng thiên nhiên không phải là vô tận và bất kỳ sự biến động địa chất ảnh
hưởng tới chất lượng nguồn khoáng hay sự khai thác không hợp lý dẫn tới cạn kiệt nguồn để
khai thác sẽ mang lại khó khăn không nhỏ cho Công ty. Do đó Công ty Cổ phần Nước khoáng
Khánh Hòa luôn phải có kế hoạch bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý với sự

nghiên cứu cẩn trọng để không làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tính ổn định của
nguồn nguyên liệu.

4.

Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán
Rủi ro của đợt chào bán
Đợt chào bán diễn ra trong thời điểm nền kinh tế và thị trường chứng khoán có nhiều biến
động, do đó khó tránh khỏi rủi ro từ những biến động của thị trường. Ngoài ra, đợt chào bán
này không được bảo lãnh phát hành nên có thể xảy ra khả năng cổ phiếu không được chào bán
hết, điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài trợ vốn cho công ty con, công ty liên kết và hoạt
động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, số cổ
phiếu không được chào bán hết từ việc phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được Hội đồng
Quản trị toàn quyền phân phối với giá bán bằng với giá bán cho cổ đông hiện hữu.
Rủi ro của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán
Dự kiến số tiền thu được từ đợt chào bán được sử dụng để tăng vốn phục vụ mục đích đầu tư
vào tài sản cố định (nhà cửa, máy móc, vật kiến trúc) và bổ sung vốn lưu động. Theo đó, tính
rủi ro được đánh giá là không cao, chủ yếu đến từ hiệu quả hoạt động của Công ty trong
tương lai.

10


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

5.

Rủi ro pha loãng
Sau khi VKD chào bán cổ phiếu tăng vốn điều lệ, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường

của VKD cũng tăng lên tương ứng.
-

Tổng số cổ phiếu lưu hành hiện tại:

2.160.000 cổ phiếu

-

Tổng số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu:

9.840.000 cổ phiếu

-

Tổng số cổ phiếu lưu hành sau khi chào bán:

12.000.000 cổ phiếu

Số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên sẽ dẫn đến hiện tượng cổ phiếu của VKD bị pha loãng.
Việc pha loãng cổ phiếu có thể gây ra các ảnh hưởng sau:
Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phần (EPS): có thể suy giảm do lợi nhuận sau thuế được chia
cho một lượng cổ phiếu lớn hơn. Tuy nhiên điều này còn phần nào phụ thuộc vào số tiền mà
VKD huy động được trong đợt chào bán này để bổ sung kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận thu
được từ số tiền đó.
Công thức tính
Lãi (lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông
EPS

=

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ

Trong đó:
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ

X*12 + Y*T
=

12

 X: Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trước khi phát hành
 Y: Khối lượng cổ phiếu phát hành thêm
 T: Thời gian lưu hành thực tế trong năm của cổ phiếu phát hành thêm (tháng)
Giả sử, ngày hoàn tất đợt chào bán này của VKD là 31/05/2016, khi đó:
Số lượng cổ phiếu đang
lưu hành bình quân
trong kỳ

2.160.000*12 + 9.840.000*7

= 7.900.000
cổ phiếu

=
12

Lợi nhuận sau thuế năm 2016 theo kế hoạch của VKD là 16.298.840.124 đồng.
Khi đó:
EPS năm 2016 (dự kiến)
trước khi pha loãng


16.298.840.124
=

2.160.000

EPS năm 2016 (dự kiến)

7.546
=
đồng/cổ phần

16.298.840.124
=

7.900.000

sau khi pha loãng

=

2.063
đồng/cổ phần

Sau khi chào bán, EPS năm 2016 của VKD bị giảm 72,66% so với trước khi chào bán.
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BV)
11


BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Công thức tính:
Vốn chủ sở hữu

Giá trị sổ sách
=
trên mỗi cổ phần

Khối lượng cổ phiếu đã phát hành - Cổ phiếu quỹ

Tại thời điểm 31/12/2015, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần của Công ty Cổ phần Nước khoáng
Khánh Hòa là 25.038 đồng/cổ phần. Tại thời điểm kết thúc đợt chào bán, nếu tốc độ tăng vốn
chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng số lượng cổ phần sau đợt phát hành thì giá trị sổ sách trên
mỗi cổ phần sẽ giảm.
Giá trị thị trường của cổ phiếu VKD
Việc phát hành thêm sẽ làm pha loãng giá cổ phiếu. Cụ thể tại ngày giao dịch không hưởng
quyền mua phát hành thêm, giá tham chiếu cổ phiếu của Công ty sẽ được thị trường điều
chỉnh theo công thức sau:
PRt-1 + (I x PR)
Ptc

=
1+I
35.000 + (456% x 10.000)
=

=
1 + 456%


14.496
đồng/cổ phần

Trong đó:
 Ptc: là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu trong
đợt phát hành mới để tăng vốn điều lệ.
 PRt-1: 35.000 đồng/cổ phần (Giá giả định ngày chốt danh sách để thực hiện quyền mua);
 I: Tỷ lệ tăng vốn. Tỷ lệ tăng vốn là 100%
 PR: Giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới.
Giá phát hành trong đợt tăng vốn này là 10.000 đồng/1 cổ phần.
Tỷ lệ nắm giữ và quyền biểu quyết
Tỷ lệ nắm giữ cũng như quyền biểu quyết của cổ đông sẽ bị giảm một tỷ lệ tương ứng với tỷ
lệ mà cổ đông từ chối quyền mua trong đợt phát hành này (so với thời điểm trước ngày chốt
danh sách thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm mà cổ đông có).
Các rủi ro từ việc pha loãng cổ phiếu nêu trên không phải bao giờ cũng xảy ra đồng thời và
chúng cũng không liên hệ trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, những rủi ro này ít nhiều cũng sẽ có
những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của
VKD, vì vậy nhà đầu tư cần có những đánh giá cẩn trọng về vấn đề này.
6.

Rủi ro quản trị Công ty
Bao gồm toàn bộ các yếu tố có khả năng làm cho doanh nghiệp chịu thiệt hại về mặt lợi ích.
Các yếu tố có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác quản trị tài chính, nhân sự, năng suất hoạt động sản xuất kinh doanh, thương
hiệu… Các rủi ro chủ quan chủ yếu là do con người tạo nên, phát sinh từ sai lầm của cả cấp
lãnh đạo, cán bộ quản lý và người lao động. Ngược lại, các sự kiện bất khả kháng, sự thay đổi
đột ngột của các văn bản luật, biến động thị trường… là các rủi ro khách quan, vượt khỏi tầm
12



BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

kiểm soát của con người. Vì thế, doanh nghiệp yêu cầu phải có đủ khả năng nhận biết, đánh
giá và khắc phục các yếu tố rủi ro này để đảm bảo việc quản trị doanh nghiệp được thực hiện
một cách ổn định và có hiệu quả. Trong quá trình hoạt động, để giảm thiểu các rủi ro có thể
xảy ra về mặt quản trị, Công ty luôn có kế hoạch rà soát lại các chính sách, quy trình nội bộ,
thủ tục nghiệp vụ để đảm bảo rằng mọi quyết định, hoạt động của cấp quản lý luôn chính xác
và mang lại lợi ích thiết thực cho Công ty. Các cán bộ quản lý cao cấp chịu trách nhiệm giám
sát và kiểm tra trực tiếp hoạt động của các cán bộ quản lý cấp thấp hơn nhằm đảm bảo tuân
thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, ban kiểm soát nội bộ của Công ty
có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các quy định pháp lý của mỗi bộ phận và khối nghiệp
vụ. Bên cạnh đó, để đảm bảo luôn cập nhật nhanh, đúng và đầy đủ các văn bản pháp luật, Ban
lãnh đạo Công ty tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, đồng thời hợp tác với các đơn vị tư
vấn có uy tín bên ngoài để hỗ trợ cấp lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định quan trọng
liên quan đến Công ty.
7.

Rủi ro khác
Giá cổ phiếu của Công ty không thể không tránh khỏi những biến động chung của thị trường
chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán thế giới. Đặc biệt khi cổ phiếu đã được
niêm yết, các yếu tố trên càng trở nên khá nhạy cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch
cổ phiếu của Công ty.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hưởng bởi những rủi ro khác
như rủi ro do thiên tai, sự ảnh hưởng những biến động chính trị, xã hội trên thế giới, chiến
tranh. Nếu xảy ra, những rủi ro đó sẽ có thể gây thiệt hại về con người, tài sản của Công ty
hoặc làm cho số lượng khách hàng của Công ty bị giảm sút và các thị trường tiềm năng có
thể mất ổn định. Những rủi ro này dù ít hay nhiều cũng sẽ có những tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.


13


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

II.

Những người chịu trách nhiệm đối với nội dung bản cáo bạch

1.

Tổ chức phát hành
Ông

Phan Minh Sáng

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Ông

Phạm Công Sinh

Giám đốc

Ông

Nguyễn Thanh Phong

Trưởng Ban kiểm soát


Ông

Nguyễn Văn Trung

Kế toán trưởng

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là chính xác, trung
thực và cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin và số liệu
này.
2.

Tổ chức tư vấn
Đại diện tổ chức tư vấn

Ông Ngô Anh Sơn

Chức vụ:

Tổng Giám đốc

Bản cáo bạch này là một phần của Hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng do Công ty Cổ
phần Chứng khoán Đại Nam tham gia lập trên cơ sở hợp đồng tư vấn với Công ty Cổ phần
Nước khoáng Khánh Hòa. Chúng tôi bảo đảm rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn
từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các
thông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa cung cấp.

14



BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

III.

Các khái niệm
Trong Bản cáo bạch này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Tổ chức chào bán:

Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa

Công ty kiểm toán:

Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC là công ty kiểm toán độc
lập thực hiện việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty
Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa.
Công ty TNHH Kiểm toán VACO là công ty kiểm toán độc lập thực
hiện việc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2015 của Công ty Cổ phần
Nước khoáng Khánh Hòa.

Bản cáo bạch:

Bản công bố thông tin của Công ty về tình hình tài chính, hoạt động
kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư đánh giá và đưa ra
các quyết định đầu tư chứng khoán.

Điều lệ:

Điều lệ của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông của Công ty Cổ
phần Nước khoáng Khánh Hòa thông qua.


Vốn điều lệ:

Là số vốn do tất cả các cổ đông góp và được ghi vào Điều lệ củaCông
ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa.

Cổ phần:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Cổ phiếu:

Chứng chỉ do Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa phát hành
xác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của Công ty Cổ
phần Nước khoáng Khánh Hòa.

Người có liên quan:

Cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp sau
đây:
-

Công ty mẹ và công ty con (nếu có).

-

Công ty và người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra
quyết định, hoạt động của công ty đó thông qua các cơ quan quản
lý công ty.


-

Công ty và những người quản lý công ty.

-

Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp,
cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định
của Công ty.

-

Bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em
ruột của người quản lý công ty, thành viên công ty, cổ đông có cổ
phần chi phối.

Ngoài ra, những thuật ngữ khác (nếu có) sẽ được hiểu như quy định trong Luật Chứng khoán
số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội, Luật Chứng khoán sửa đổi số
62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 và Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính
phủ, có hiệu lực từ ngày 15/09/2012, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 của
Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/09/2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

15


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Các từ hoặc nhóm từ viết tắt trong Bản cáo bạch này có nội dung như sau:
BCTC:


Báo cáo tài chính

BĐS:

Bất động sản

BKS:

Ban kiểm soát

CBNV:

Cán bộ nhân viên

Công ty/VKD

Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa

CP:

Cổ phần

DTT:

Doanh thu thuần

ĐHĐCĐ:

Đại hội đồng cổ đông


ĐKKD:

Đăng ký kinh doanh

HĐ:

Hợp đồng

HĐQT:

Hội đồng quản trị

HNX:

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

LN:

Lợi nhuận

LNTT:

Lợi nhuận trước thuế

Thuế TNDN:

Thuế thu nhập doanh nghiệp

TNCN:


(thuế) Thu nhập cá nhân

TNDN:

(thuế) Thu nhập Doanh nghiệp

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ:

Tài sản cố định

UBCKNN:

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

UBND:

Uỷ ban nhân dân

USD:

Đô la Mỹ

VĐL:

Vốn điều lệ


VND:

Đồng Việt Nam

VSD:

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam

16


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

IV. Tình hình và đặc điểm của tổ chức chào bán
1.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp nước khoáng Đảnh Thạnh là tiền thân của Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh
Hòa, được thành lập ngày 19/01/1990. Đảnh Thạnh – Nằm ở vùng đất có nhiều điều kiện
thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi thuộc thôn Đảnh Thạnh, xã Diên Tân, huyện Diên khánh, tỉnh
Khánh Hoà và được khai thác ngay tại nguồn mỏ ở độ sâu 220 mét, nhiệt độ tại vòi trên 720C,
nằm ở giữa thảm bùn khoáng nguyên sinh rộng 30 ha, dưới chân núi Hòn Chuông. Từ quy mô
nhỏ hẹp và chưa được đông đảo người tiêu dùng biết tới, sau hơn 25 năm hoạt động Công ty
đã từng bước phát triển và xây dựng thương hiệu qua quá trình như sau:
 Năm 1977, mạch nước khoáng Đảnh Thạnh đã được sở y tế Phú Khánh (nay là Sở Y tế
Khánh Hòa), Viện Pasteur Nha Trang, đoàn địa chất 703 Viện Nacovakara (Praha – Tiệp
Khắc) nghiên cứu và phân tích toàn diện. Tại hội nghị khoa học về nước khoáng toàn quốc
tháng 11/1985, nước khoáng Đảnh Thạnh là một trong 12 mạch nước khoáng toàn quốc

cho phép khai thác và chữa bệnh, giải khát.
 Trong những năm 1980 nước khoáng và bùn khoáng Đảnh Thạnh đã được bệnh viện
Khánh Hòa, viện điều dưỡng sử dụng để chữa bệnh.
 Tháng 11/1987 UBND tỉnh cho phép Công ty ngoại thương Diên Khánh hợp tác với Công
ty Dịch vụ Du lịch Dầu khí Vũng tàu (OSC) xây dựng phân xưởng đóng chai nước
khoáng. Tới tháng 06/1989, thiết bị được nghiệm thu và đưa vào sản xuất thử, kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ 300.000 lít/năm.
 Năm 1990 UBND tỉnh ra quyết định số 94/QĐ tách phân xưởng đóng chai nước khoáng
thuộc Công ty ngoại thương Diên Khánh thành Xí nghiệp Nước khoáng Diên Khánh.
 Năm 1992, Xí nghiệp được đổi tên là Xí nghiệp Nước khoáng Đảnh Thạnh. Với nhu cầu
người tiêu dùng ngày càng tăng, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, ngày 07/09/1995
UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 2393/QĐ – UB đổi tên Xí nghiệp nước khoáng
Đảnh Thạnh thành Công Ty Nước Khoáng Khánh Hòa.
 Năm 1997, Công ty lắp đặt mới dây chuyền đóng chai Pet hiện đại của Đức – Ý. Ngày
18/08/1997, Công ty vinh hạnh được Chủ tịch nước Lê Đức Anh trao tặng Huân chương
Lao Động hạng 3.
 Năm 2000:Công ty là đơn vị đầu tiên tại Khánh Hòa đạt chứng chỉ quốc tế Hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9002 và đến nay đã nâng cấp lên phiên bản ISO 9001:2008.
 Năm 2001 Công ty tiếp tục lắp đặt dây chuyền đóng chai thuỷ tinh hoàn toàn tự động,
khép kín, công suất 12.000 chai/giờ, thiết bị của .
 Ngày 27/01/2006 chính thức trở thành Công ty Cổ Phần Nước khoáng Khánh Hòa VIKODA theo quyết định số 190/QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa.
 Tháng 12/2007: Công ty đã đạt được chứng nhận Hệ thống An toàn Vệ sinh Thực
phẩm HACCP. Hiện nay vói hệ thống dây truyền sản suất hiện đại mạng lưới chi nhánh,
văn phòng đại diện và đại lý rộng khắp, Công ty đang cung cấp nhiều loại sản phẩm với
chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng trên cả nước.

2.

Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty


17


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO

PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT

BAN
QLPX

P.
KỸ
THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH


P.
KCS

P.
KẾ
TOÁN

P.
TỔ
CHỨ
C

P.
KH&
ĐT

P.
MARKE
TING

TRẠM
PHÂN PHỐI

CÁC
PXSX

18

P.
TIÊU

THỤ

CÁC
CHI
NHÁNH

NV GIÁM
SÁT TT


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Đại hội đồng cổ đông
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty,
được tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Quản trị là 05 năm. Số
lượng thành viên Hội đồng quản trị của từng nhiệm kỳ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên có 5 thành viên.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và
điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn với đa số phiếu
bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên
môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm Trưởng Ban, quyền và nhiệm vụ của
Trưởng ban kiểm soát được quy định tại Điều lệ Công ty.
Ban Giám đốc
Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT và

trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Quyền hạn và nhiệm
vụ của Giám đốc được quy định tại Điều lệ Công ty.
Phó Giám đốc Công ty
Là người giúp Giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công
và uỷ quyền. Phó Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ trên các lĩnh
vực được phân công và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Trong các lĩnh vực được phân công hay uỷ quyền, quyết định của Phó Giám đốc có hiệu lực
như của Giám đốc nhưng Phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp
luật về quyết định của mình.
Các Phòng ban:
- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu, giúp Giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự , tổ
chức hành chính, định mức lao động và các chính sách chế độ đối với người lao động .
- Phòng kế toán: Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc thực hiện công tác kế toán, thống kê,
thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Phòng Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, giúp giám đốc trong việc lập và triển khai thực
hiện kế hoạch vật tư - sản xuất trung hạn, dài hạn và các dự án đầu tư của công ty.
- PhòngTiêu thụ: Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch
kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty .
- Phòng Marketing: Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc lập và triển khai thực hiện kế
hoạch marketing hàng năm.

19


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu, giúp Giám đốc trong việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch
quản lý.,bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong Công ty .

- Phòng KCS: Tham mưu, giúp Giám đốc trong lĩnh vực quản lý, giám sát và kiểm tra chất
lượng sản phẩm của công ty.

20


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

3.

Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của công ty và những người có liên
quan; Danh sách cổ đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần nắm giữ; Cơ cấu cổ đông tại thời điểm
ngày 28/12/2015.

3.1

Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên vốn cổ phần của Công ty và những người có
liên quan:
Bảng 1: Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên vốn cổ phần của Công ty
Số cổ phần nắm
Tỷ lệ nắm giữ
TT
Tên cổ đông
Địa chỉ
giữ (cổ phần)
(%)
1

Phạm Việt Dũng


Số 1 ngõ 332 Hoàng
Công Chất, Từ Liêm,
Hà Nội

2

Phạm Văn Lợi

12 Chùa Bộc, Đống
Đa, Hà Nội

538.280

24,92%

3

Trần Văn Lợi

Tầng 15 – Tòa Nhà
Mipec – 229 Tây Sơn –
Hà Nội

165.300

7,65%

4


Trần Văn Đạt

Đình Dù, Văn Lâm,
Hưng Yên

402.290

18,62%

5

Đoàn Thị Thu

15 ngõ 2, Cổ Nhuế, Từ
Liêm, Hà Nội

371.120

17,18%

1.877.830

86,94%

Tổng cộng

400.840

18,56%


(Nguồn: Danh sách cổ đông của VKD do VSD chốt tại ngày 28/12/2015)
4.2. Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ nắm giữ tại thời điểm ngày 28/12/2015
Ghi chú: Các cổ phiếu của cổ đông sáng lập chuyển nhượng có điều kiện trong vòng 03 năm
kể từ ngày Công ty thành lập (ngày 09/06/2006) theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đến thời điểm hiện tại, số lượng cổ phần của cổ đông sáng lập đã hết thời gian hạn chế
chuyển nhượng.

4.3. Cơ cấu cổ đông tại thời điểm ngày 28/12/2015

21


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

STT
I
1

Cổ đông
Cổ đông trong nước

Số lượng
(người)

Giá trị theo

Số cổ phần
(cổ phần)


Tỷ lệ
(%)

mệnh giá
(VND)

70

2.159.600

21.596.000.000

99,98%

Cổ đông tổ chức

4

15.400

154.000.000

0,71%

Trong đó: Nhà nước

0

0


0

0

66

2.144.200

21.442.000.000

99,27%

2

Cổ đông cá nhân

II

Cổ đông nước ngoài

1

400

4.000.000

0,02%

1


Cổ đông tổ chức

0

0

0

0

2

Cổ đông cá nhân

1

400

4.000.000

0,02%

Tổng cộng

71

2.160.000

21.600.000.000


100%

(Nguồn: Danh sách cổ đông của VKD do VSD chốt tại ngày 28/12/2015)
4.

Danh sách công ty mẹ và Công ty con của tổ chức phát hành, những công ty mà tổ
chức chào bán đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công
ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức phát hành.

4.1

Công ty mẹ : Không có

4.2

Công ty con : Không có

22


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

5.

Giới thiệu về quá trình tăng vốn của Công ty
Trải qua hơn 10 năm phát triển kể từ khi chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty Cổ
phần, Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa đã trải qua 01 lần tăng vốn. Cụ thể như sau:
 Tăng vốn lần 1: Tăng vốn điều lệ từ 18.000.000.000 đồng lên 21.600.000.000 đồng
 Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu

- Thời gian thực hiện: Tháng 12/2008
-

Đối tượng phát hành: Cổ đông hiện hữu

-

Số lượng phát hành: 360.000 cổ phiếu

-

Giá trị phát hành theo mệnh giá: 3.600.000.000 đồng

-

Tỷ lệ phát hành: 5:1.

-

Cơ quan chấp thuận:
 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2008;

23


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

6.


Hoạt động kinh doanh

6.1

Sản phẩm, dịch vụ chính của Công ty
“Nước khoáng tự nhiên” Được đặc trưng bởi một số muối khoáng nhất định, bởi các tỷ lệ
tương đối giữa chúng và sự có mặt của các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác.
Nước khoáng được lấy trực tiếp bởi các nguồn tự nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước
ngầm và đảm bảo bền vững về thành phần và ổn định về lưu lượng, nhiệt độ cho dù có các
biến động tự nhiên. Nước khoáng được khai thác dưới các điều kiện đảm bảo duy trì độ sạch
về vi sinh tại nguồn. Nước khoáng phải đảm bảo yêu cầu được đóng chai tại nguồn với các
yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt.
Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty trong các năm qua chủ yếu là các mặt hàng như
nước khoáng thiên nhiên, nước giải khát từ nước khoáng; trà xanh vikoda, nước tăng lực.
Trong đó các sản phẩm luôn được cải tiến liên tục về chủng loại và chất lượng, ngoài ra mẫu
mã bao bì cũng được đa dạng hóa để phù hợp nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
Đặc điểm và công dụng của sản phẩm
Nước khoáng Đảnh Thạnh được đặc trưng bởi hàm lượng một số khoáng chất với hàm vi
lượng khoáng thích hợp sẵn có rất cần thiết cho con người. Nước khoáng thiên nhiên Đảnh
Thạnh được lấy từ giếng sâu tầng ngầm trong lòng đất mà thiên nhiên kiến tạo từ hàng ngàn
năm, có thành phần khá ổn định trong thời gian dài 30 – 40 năm.
So sánh một số thành phần chính của nước khoáng Đảnh Thạnh với một số mạch nước nổi
tiếng trong và ngoài nước đang được sử dụng, nhận thấy nước khoáng Đảnh Thạnh có hàm
lượng Fluor thấp so với quy định nước khoáng đóng chai, hàm lượng Canxi và Magiê thấp
nên có thể sử dụng uống rộng rãi.
Ngoài ra, sản phẩm Đảnh Thạnh - Vikoda hoàn toàn không có yếu tố độc hại, không có yếu tố
tác động dược lý đột ngột, tác dụng rộng rãi với nhiều loại bệnh: Giảm đau, chống viêm, giải
mẫn cảm, có hiệu quả với nhiều loại bệnh mãn tính: cơ khớp, cột sống, thần kinh, phụ khoa,
da, mạch máu, đường hô hấp trên, một số bệnh về dạ dày, gan mật, ruột, các hạch quanh dạ
dày, đường tiết niệu, một số bệnh nhiễm độc, nghề nghiệp mãn tính, phòng chống sâu răng,

hồi phục sức khoẻ sau thời gian điều trị bằng thuốc men, giải phẫu.… Được dùng dưới các
dạng uống, tắm, ngâm, xông hít, … Cụ thể các khoáng chất có công dụng như sau:
- Axít Metasilisic : với hàm lượng 110 mg/l dưới dạng không thuỷ phân có tác dụng mạnh đối
với nhiều loại bệnh thần kinh, tê thấp, phụ khoa, bệnh do chấn thương, giúp cho hệ thần kinh
vận động tốt.
- Flo: Hàm lượng thấp (1,7mg/lít ) so với quy định Nước khoáng đóng chai, hàm lượng này có
tác dụng chống sâu răng rất tốt, dùng lâu dài không sợ gây bệnh Fluorose.
- Bicarbonat Natri và Kali: có tác dụng gây tê và giảm đau viêm mạc dạ dày, chống lên men,
đầy hơi, giảm độ axit trong dạ dày.
- Clorua cao dùng dưới dạng tắm ngâm hoặc uống có tác dụng tốt đến tuần hoàn ngoại vi, tăng
bài tiết nước bọt và dịch vị, kích thích nhu động ruột, tăng bài tiết Ure.
- Calcium giúp cho xương cứng, răng tốt và cơ bắp khỏe mạnh.
- Magnesium tham gia vào các phản ứng xúc tác và kính thích thần kinh.
- Potassium duy trì sự cân bằng độ pH và cần thiết cho các phản ứng hoá học sản sinh năng
lượng trong cơ thể.
- Sodium duy trì sự cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể và giúp cho sự vận động của hệ
thần kinh.

24


BẢN CÁO BẠCH
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Nước khoáng có gas
Đảnh Thạnh 460ml

Nước khoáng có ga
Đảnh Thạnh PET
500ml


Nước khoáng Vikoda
350ml

Nước khoáng Vikoda
500ml

Nước khoáng Vikoda
1,5 L

Nước khoáng Vikoda
5L

Nước khoáng Vikoda
7L

Nước khoáng Vikoda 5
Gallon

Nước tăng lực Sumo
pet 200ml

Nước tăng lực Sumo
lon 250ml

Nước khoáng ngọt pet
500ml

Nước khoáng ngọt lon
320ml


6.2

Sản lượng sản phẩm qua các năm:
Cơ cấu doanh thu từng sản phẩm của Công ty qua các năm 2014 và năm 2015
25


×