Một số kỹ năng dạy
trẻ phát triển ngôn
ngữ giao tiếp
Chú ý
Là sự tập trung ý thức vào một hay một
nhóm sự vật hiện tượng (người, đồ
vật/đồ chơi/hoạt động) để định hướng
hoạt động của bản thân.
những biểu hiện của chú ý là các hiện
tượng chăm chú nhìn; lắng tai nghe,
tập trung suy nghĩ
Một số đặc điểm về chú ý của trẻ
Không quan tâm tới xung quanh
Không thể tập trung trong một thời gian dài
Dễ bị sao nhãng khi có tác động bên ngoài
Khó tập trung cao độ vào các chi tiết
Khó tuân theo chỉ dẫn, thiếu kiên nhẫn
Khó kiềm chế phản ứng hoặc ù lì, chậm
chạp trong việc đáp ứng lại
Nâng cao khả năng tập trung chú ý của
trẻ, cần:
Tạo môi trường thuận lợi và tâm thế thoải
mái cho trẻ
Thu hút trẻ bằng những gì trẻ quan tâm
Nói ở mức độ hiểu biết của trẻ
Thể hiện sự vui thích khi chơi/nói chuyện
với trẻ
Chờ đợi trẻ, tránh làm trẻ e ngại, hoảng sợ
NỘI DUNG DẠY
CÁC KỸ NĂNG CHÚ Ý
Kỹ năng chú ý
–
Theo anh/chị, cần dạy những kĩ
năng chú ý nào cho trẻ?
Kỹ năng chú ý cần dạy trẻ MN
Quay lại để đáp ứng với âm thanh
Nhìn vào người gọi trẻ
Nhìn vào những vật có màu sắc và âm
thanh
Nhìn vào đồ vật trong thời gian ngắn
Nhận biết hướng phát ra âm thanh
Tập trung chú ý trong thời gian ngắn
Kỹ năng chú ý cần dạy cho trẻ TH
Chia sẻ sự chú ý với người khác, muốn người
khác cùng nhìn vào đồ vật, đồ chơi hay hoạt động
mà trẻ thích
Nhìn và lắng nghe người khác nói chuyện
Nhìn lâu hơn và đợi dấu hiệu phản hồi
Hiểu tính chất nhân quả của sự việc đơn giản
Chú ý lắng nghe và quan sát hướng dẫn của
người lớn
Tập trung một hoạt động để thực hiện
Một số biện pháp dạy trẻ
các kỹ năng chú ý
Dạy kỹ năng chú ý
Quay lại để đáp
ứng âm thanh
Nhìn vào những
đồ vật có màu
sắc/âm thanh
Nhìn vào người
gọi trẻ
Trò chơi Ú oà
Cúi gần mặt trẻ và làm rõ các
biểu hiện nét mặt
Gọi tên và chạm tay vào người
trẻ để trẻ quay lại
Chơi các trò chơi tương tác
thể chất (bập bênh, cù ki, bế
bổng và xoay tròn, …
Hát để trẻ quen với việc nghe
Kỹ năng chú ý
Nhìn vào đồ vật
trong thời gian
ngắn
Nhận biết hướng
phát ra âm thanh
Dễ phân tán chú ý
Gọi tên trẻ để thu hút trẻ tập
trung lâu hơn
Di chuyển các đồ chơi có
nhiều màu sắc, âm thanh
(làm mẫu)
Chơi các trò chơi lần lượt
với đồ chơi: lăn bóng, đẩy ô
tô, ..
Kỹ năng chú ý
Chia sẻ sự chú ý
với người khác
Nhìn và lắng
nghe người khác
nói chuyện
Chơi với đồ chơi mới lạ
hoặc đồ chơi trẻ thích
Cho trẻ chơi với các đồ dùng
quen thuộc
Cùng đọc truyện tranh
Chơi trò giấu đồ (biến mất
và xuất hiện bất ngờ)
kỹ năng chú ý
Nhìn lâu hơn và
chơi đợi dấu hiệu
phản hồi
Hiểu tính chất
nhân quả của sự
việc đơn giản
Thực hiện các trò chơi,
hoạt động mà trẻ dễ nhận
ra diễn tiến và kết quả:
–
Xây tháp và làm đổ
–
Thả rơi đồ vật
–
Tạm dừng trò chơi
Kỹ năng chú ý
Chú ý nghe và
quan sát hướng
dẫn của người
lớn
Tập trung thực
hiện một hoạt
động
Tổ chức các hoạt động nhóm
Gọi tên trẻ khi trẻ ở trong
nhóm
Hướng dẫn cả nhóm trẻcùng
thực hiện một hành động
Chơi các trò chơi cần tập
trung cao: xây dựng, lắp
ghép, …
NỘI DUNG DẠY
CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Kỹ năng luân phiên
–
Theo anh/chị, trẻ thực hiện
sự luân phiên như thế nào?
Luân phiên
Là sự tham gia hành động hay lời nói có sự
lần lượt với số lần tương đương nhau của
hai hay nhiều người.
Bao gồm Bắt chước và Lần lượt
-
Bắt chước là bước đầu tiên của lần lượt giữa hai
hay nhiều người cùng tham gia hành động hoặc
hội thoại.
-
Lần lượt là qui tắc quan trọng của giao tiếp: một
người gửi đi thông tin, người kia đáp lại, …
Kỹ năng luân phiên
Quay về phía có tiếng động.
Biểu lộ tình cảm (vui thích, sợ, …) và đáp
ứng lại.
Cử động và đòi “nữa” khi bị dừng trò chơi
mà trẻ thích
Làm lần lượt trong các hoạt động luân
phiên, trẻ chủ động bắt đầu.
Nhắc lại âm thanh của người khác.
Lần lượt sử dụng đồ vật, bắt chước hành
động của người lớn.
Bắt chước từ và lần lượt trong khi nói
chuyện (sử dụng những từ đơn giản).
Bắt chước lại những từ trẻ được nghe.
Khởi đầu hội thoại để người lớn đáp ứng.
Chơi các trò chơi có luật và làm lần lượt
trong nhóm.
Tham gia lần lượt trong hội thoại, nói thêm
thông tin, từ mới.
Bắt chước
Bắt chước hành động với đồ vật
(làm giống cô)
Bắt chước cử chỉ, điệu bộ
Bắt chước phát âm và lời nói
Bắt chước các biểu lộ tình cảm, cảm
xúc
Lần lượt
Nghe: kiên nhẫn, tập trung chú ý
Chờ đợi: chờ đến lượt mình, không
tranh lượt chơi, ngắt lời người nói, tôn
trong người đối diện
Phản hồi: trả lời câu hỏi, đáp ứng yêu
cầu, đặt câu hỏi để hỏi thêm thông tin,
chờ đợi câu trả lời của người khác
Một số biện pháp dạy trẻ
các kỹ năng luân phiên
chờ đợi
Trò chơi: câu cá (học toán), hãy
tập trung, chạy tiếp xúc
Đọc nối tiếp câu, đoạn
Đọc phân vai
Hát theo tiết tấu
Đếm xuôi, ngược, ….
Kiên nhẫn
Trò chơi: Xếp hình khối xây dựng ngôi nhà
Gieo xúc xắc tính điểm
Câu cá: thi đua số lượng, tính theo chữ số.
Xếp tranh: tranh vẽ ghép mảnh rời
Xoay khối Rubic
Xếp hình lô tô: số, đồ dùng, …
Đô mi nô
Phản hồi
Truyền bóng, đá cầu: chuyền qua chuyền lại
Ô chữ: tìm từ phù hợp theo câu hỏi gợi ý
Giải đáp câu đố: lắng nghe và trả lời câu hỏi
Đọc thơ nối tiếp theo chủ đề
Nghe âm nhạc: nghe giai đoạn và đoán tên bài
hát
Bắt chước hành động
Vỗ tay theo cô (trời mưa: vỗ to/vỗ nhỏ)
Bắt chước tiếng kêu các con vật: gà, vịt, mèo
Tạo dáng theo các con vật
Xếp tháp, xây dựng: to - nhỏ, màu sắc
Đóng vai: cô giáo, bác sĩ, chăm sóc búp bê, …
Bắt chước cử chỉ, điệu bộ và âm
thanh lời nói
Bắt chước tiếng kêu các con vật,các đồ vật (trống, kèn,
đàn), phương tiện giao thông
Bắt chước tiếng nói và diễn cảm của các nhân vật trong
truyện kể
Đóng vai theo chủ đề: mẹ con, …
Kể chuyện diễn cảm
Trò chơi vận động
Các sinh hoạt hàng ngày
Đi tham quan, quan sát xung quanh: nghề nghiệp, hoạt
động, ….