Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tế Hanh, Lời con đường quê.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.49 KB, 13 trang )

Tế Hanh,
Lời con đường quê
Vương Trí Nhàn
Nhà Tế Hanh ở bên Nguyễn Thượng Hiền mà cơ quan tôi ở ngay bên
Nguyễn Du, từ nơi nọ qua nơi kia, đi bộ chỉ mất dăm bảy phút. Bởi vậy gần như
sáng nào, từ bên nhà mình, Tế Hanh cũng rẽ qua chỗ chúng tôi một lúc. Mà cái
cách đến chơi của ông cũng lạ. Có khi, anh em đang họp đông đủ, Tế Hanh chỉ
vẫy một người nào đó ra thầm thì một câu rồi đi. Tôi hỏi người bạn kia: “Có việc
gì quan trọng thế?”, “Cũng chẳng có gì đặc biệt cả, nhưng phải hỏi cho được một
người cụ mới yên tâm”. Lại như khi chúng tôi đang ngồi chả làm gì, chỉ chờ
người đến góp chuyện. Được một bậc đàn anh như Tế Hanh cùng tham gia thì
hay quá rồi còn gì! Nhưng trái với sự chờ đón của mọi người, nét mặt Tế Hanh
vẫn ra chiều ngơ ngác, chả ra vẻ hứng thú đón chuyện mọi người, mà cũng chả
hứa hẹn rằng có một câu chuyện rất hay, sắp kể. Hình như con người này không
có thói quen phải đối diện với cả một đám đông cử toạ. Có mặt giữa mọi người
mà ông vẫn mải mê chạy theo những ý nghĩ của mình, đầu óc để tận đâu đâu, chỉ
thỉnh thoảng chợt nhớ ra một điều gì đó ông vỗ vai thầm thì vào tai người ngồi
cạnh, rồi lại ngơ ngác suy nghĩ tiếp, hoặc xách túi lẳng lặng chia tay anh em
trước. Chắc chắn đó không phải là người của những cuộc đối thoại say sưa! Mà
trước tiên, đó càng không phải là người của những ý tưởng nồng nhiệt, nói ra có
thể làm đảo lộn đầu óc, hoặc gây ấn tượng thật đậm với những người chung
quanh! Thành thử ngay khi Tế Hanh ngồi giữa đám đông, người ta vẫn thấy ở
ông nhu cầu trao đổi trò chuyện một hai câu với một người nào đó thật ra là một
biến tướng của nhu cầu độc thoại, kết quả sự đắm chìm triền miên của ông vào
bản thân mình ngay giữa cuộc sống hàng ngày. Có điều, khi nhớ lại những nhận
xét bất chợt của Tế Hanh - lại được ông nói ra một cách khó khăn, nói kiểu nhát
gừng, hoặc lụn vụn dang dở - chúng tôi vẫn cảm thấy thường khi đấy là những ý
kiến độc đáo, của một người có gu, tinh tế và đáng ghi nhớ nếu không hơn thì
cũng không kém các ý kiến được nói theo kiểu hùng biện và đầy sức thuyết
phục. Ở con người này, sự đơn điệu tẻ nhạt và sự sâu sắc đôi khi lẫn vào nhau,
tồn tại cạnh nhau, xuất hiện cùng nhau tới mức dễ lầm lẫn, song khi nghĩ lại,


người ta vẫn thấy có sự phân biệt rành rẽ.
Từ lối nói chuyện hàng ngày như thế này, tôi nghĩ đến cả đời thơ đời sáng
tác của Tế Hanh. Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một
sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào
làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình.
Tập Nghẹn ngào từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn
làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng
nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng
nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay
đến Tế Hanh. Tô Hoài có lần kể với tôi: Có một tay làm văn hoá khá lâu ở Đại
sứ quán nọ mới hỏi thăm mình về một nhà thơ đáng yêu lắm mà hắn quên mất
tên. “Ông ta là loại người như thế nào?” “Dáng đi chậm rãi, tay quờ quờ như là
đang đi men tường thế này” “Thế thì ông Tế Hanh?” “À, phải rồi, Tế Hanh”. Cái
hình ảnh người đi men tường nói ở đây, có lẽ không chỉ đúng với con người rù rì
lần bước của một Tế Hanh ngoài đời, mà có lẽ, cả một Tế Hanh trong thơ. Tế
Hanh thỉnh thoảng cũng có những lúc đi đến tận cùng mọi sự việc, những lúc bốc
lên:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
- Cà phê chạy tới tương lai
- Nông trường ta rộng mênh mông
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài
Nhưng thường trực hơn, và đúng chất Tế Hanh hơn là những nhẹ nhõm “nỗi
vui nỗi khổ đều qua vội vàng”, những lơ mơ bất định “thân buông theo gió hồn
theo mộng”, từ đó, là những lửng lơ, ngơ ngẩn, những hành động vu vơ, và
những dừng lại bất chợt.
- Những ngày buồn nhớ lại thấy vui vui
Những ngày vui sao bỗng thấy ngùi ngùi
hoặc:
- Tôi đi để mặc cỏ may
Hai bên bờ biếc ghim dày quần tôi

- Dừng chân trước một quả đồi
Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu
Chế Lan Viên, trong lời bạt viết cho Tuyển tập Tế Hanh (1987) từng nói tới
cái tạng riêng, cái gu riêng nó là nét độc đáo của Tế Hanh bên cạnh các nhà thơ
khác:
“Dù anh viết khá hay về biển, biển trong bão dữ, nghĩ đến anh tôi vẫn nghĩ
đến cái êm đềm của những con sông. Chim anh viết hay, không phải chim hải âu
mà là chim én. Anh có thể tả mùa hè rực rỡ nhưng hình như anh xúc động nhất
mùa thu. Anh không tả giỏi mặt trời bằng tả vầng trăng (...) Mặt trời của anh khi
nào chói quá thì anh kìm nó lại bằng một dòng sông hay những bóng cây xanh.
Và cây xanh thì có lẽ anh yêu nó hơn, khi ở trong vườn (...) hơn là ở những khu
rừng (...) Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu sẽ ngoạm vào cả các trái hồng lẫn
các trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào đó hì hục tìm
thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh
hạnh phúc”.
Ở đây không phải vấn đề tính cân tính lạng khen chê thuần túy, ở đây chỉ có
chuyện chúng ta, những người đọc và các đồng nghiệp, phải chấp nhận một lối
sống, một phong cách. Cái phong cách ở Tế Hanh không gắt lên như một
Nguyễn Tuân trong văn xuôi, một Hàn Mặc Tử trong thơ, song vẫn là một phong
cách tự nó đã hoàn chỉnh và ổn định.

II
Mảnh đất miền Trung Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bình Định là một trong
những cái nôi lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại, nơi đã sinh ra Quách Tấn và
Chế Lan Viên, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử... Quê hương Quảng Ngãi của Tế
Hanh nằm ở khoảng giữa của cái nôi đó, trong số các đồng hương của ông, có
những thi sĩ cũng rất độc đáo như Bích Khê. Có điều, cũng như mọi người khi
lớn lên và có sự tiếp nhận ảnh hưởng thơ, ông không dừng lại ở tỉnh nhà mà có
lúc ra Huế, học với Huy Cận, có lúc sát cánh trong Việt Minh Trung Bộ, bên
cạnh Tố Hữu, Hải Triều, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên... Sự đưa đẩy của lịch sử

đã khiến cho hầu hết những người thuộc lứa tuổi ông thường có được những
từng trải dày dạn.
Ví dụ nếu như trong kháng chiến chống Pháp, cực nam Trung bộ đã nổi tiếng
như một mảnh đất thử thách tức một thứ chiến trường ác liệt nhất của miền
Trung, thì trong số ít ỏi những đoàn văn nghệ sĩ đi vào cực nam những năm ấy,
có Tế Hanh (trở về ông viết bài thơ khá nhất của ông hồi ấy, bài Người đàn bà
Ninh Thuận).
Lại ví như, trong thời gian chống Mỹ không đi B. dài như Nguyễn Văn
Bổng, song đến đầu 1975, tức là một thời điểm cũng khá khó khăn, Tế Hanh lại
có mặt trong một đoàn văn nghệ sĩ, đi dọc Trường Sơn, cho mãi tới chiến trường
Nam Bộ.
Ấy là không kể bao nhiêu thử thách đã đến, từ thời gian chia sẻ bom đạn với
Hà Nội, Nam Định, những ngày ăn mì sợi, mua thịt theo phiếu như mọi người
dân thường tới những đợt đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ.
Tuy nhiên, hình như con người Tế Hanh có vì những sự tôi rèn đó mà thay
đổi thì cũng là rất kín đáo. Trước sau, ông vẫn giữ nguyên cái tính cách ngơ ngơ
ngác ngác và cái xúc động hồn nhiên kiểu học trò của mình - ít ra là ở bề ngoài.
Về mặt chức vụ mà xét, trong nhiều năm, Tế Hanh từng là ủy viên Ban chấp
hành hoặc Thường vụ Hội Nhà văn (như Ban thư ký về sau), từng mười năm liền
phụ trách đối ngoại của Hội, từng có chân trong Ban phụ trách nhà xuất bản Văn
học những năm nó còn thuộc về Hội. Nhưng ông đã dễ dàng thoát ra khỏi các
ràng buộc đó để trở về vị trí một người lao động có nghề, một nhà thơ lấy sáng
tác làm lẽ tồn tại.
Nói vậy, liệu có nghĩa là bảo Tế Hanh hoàn toàn thoát tục, và sống khờ khạo,
không biết lo liệu những chuyện riêng? Còn nhớ ai đó đốp chát hỏi Tô Hoài:
“Người ta bảo anh khôn quá, anh nghĩ sao?” “Cậu tính, sống được ở trên đời
này, ai chẳng phải có chút khôn, cái chính là đừng khôn lỏi, lộ liễu, đừng tham
quá đến mờ cả mắt mà thôi”. Cái định lý của Tô Hoài quả là đúng với mọi người,
kể cả trường hợp Tế Hanh chúng ta đang nói. Khi nghe tôi bảo rằng ông Tế Hanh
luôn luôn ngơ ngác, mấy đồng nghiệp phũ mồm đã bảo ngay là ngơ ngác làm

sao, có cái gì người khác có mà ông ấy thiệt thòi không có đâu? Lại có người
lặng lẽ bổ sung một nhận xét: “Ấy, nhưng một kinh nghiệm của tôi là muốn biết
đời sống văn nghệ có gì mới cứ gặp ông Tế Hanh, cái ăng-ten của ông ấy thuộc
loại cực nhạy, nói nôm na là bố ấy cũng ma xó lắm!”. Vâng, các nhận xét ấy đều
có lý, mỗi con người là một thế giới không cùng, và nói chung là chúng ta sẽ thất
vọng, khi muốn tìm hiểu quá kỹ về một người nào đó. Song tôi cứ thấy trên đại
thể thì Tế Hanh, đó vẫn là một người dễ chịu. Người giữ được cái cốt cách thi
nhân. Người biết điều. Và người có khôn, thì cũng là khôn kín đáo.
Điều này lại cũng thấy rõ cả trong sáng tác. Qua cách sống cách viết của Tế
Hanh, có cảm tưởng là ông rất hiểu cái tạng mà một nhà thơ mang tên Tế Hanh
mang sẵn trong mình, và ông có thể là không cố ý, nhưng thật ra đã làm mọi
cách, để cái tạng ấy được bền chắc và độc đáo. Khả năng sống hoà hợp với mình,
hơn nữa khả năng giữ mình thật là mình, chỉ là mình, đã chi phối việc làm thơ
của Tế Hanh trong mọi khâu từ chọn đề tài, chọn cách nói, cho đến sử dụng ngôn
ngữ, thể loại. Nhưng trước tiên nó ở cái điệu tâm hồn của nhà thơ.
Mặc dù cũng trải qua đủ mọi khó khăn vất vả như mọi người đương thời,
nhưng ông thích nói về những gì êm ả, dịu dàng.
Mặc dù nhận ra đủ mọi sắc thái gắt đậm, cùng là những cay chua mặn chát
của đời sống, nhưng khi làm thơ, ông chỉ muốn viết về những sắc màu tươi tắn,
những tấm lòng nhân hậu.
Mọi việc ở ông đôi khi như là tự nhiên mà nói, tự nhiên mà làm, không cần
chủ tâm chủ định, mà cũng không cần lên gân lên cốt cố gắng.
Một người như thế sẽ có những thiệt thòi riêng, nhưng lại có những may mắn
riêng, những niềm vui riêng mà cái niềm vui lớn nhất là có thể dồn tất cả nghị
lực cho sáng tác, và dễ cảm thấy là chỉ ở đấy, mình mới được sống trọn vẹn.

III
Lần đầu tôi được gặp Tế Hanh là vào đầu 1968, tại Đại hội Văn nghệ toàn
quốc lần thứ tư. Đại hội khai mạc ở Hội trường Ba Đình khá long trọng. Nhưng
vì hoàn cảnh thời chiến nên làm việc ở tổ là chủ yếu. Đại hội kết thúc bằng một

bữa cơm thân mật tổ chức tại khách sạn Phú Gia để chiêu đãi các đại biểu. May
mắn cho tôi là trong bữa cơm ấy được ngồi cạnh hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung và Tế
Hanh. Mới gặp tôi lần đầu, nhưng Tế Hanh đã dành cho tôi sự tin cậy bằng cách
đặt ra một câu hỏi mà tôi nhớ suốt đời. Câu hỏi đó như thế này:
- Cậu là nhà phê bình, cậu hãy cắt nghĩa thử xem tại sao, nhiều tập thơ mình
làm trầy trật mãi không xong, trong khi hai tập thơ hay nhất của mình, Nghẹn
ngào và Gửi miền Bắc, những bài chính chỉ làm trong độ nửa tháng.
Người sáng tác nào chẳng có lúc run rẩy cảm thấy tự mình không hiểu được
mình. Nhưng ở đây, còn hơn là một bỡ ngỡ thông thường, nó là một cật vấn, một
ám ảnh: có lẽ sáng tác là một cái gì rất bí mật, người ta có thể tìm kiếm hoài mà
vẫn không ra lời giải đáp. Và như vậy thì thành tựu là cái ta không thể sấn sổ
đuổi bắt được, mà hãy cứ làm việc hết mình, rồi tự nhiên nó sẽ tìm đến.
Hình như đằng sau cái câu hỏi về thơ của riêng mình, Tế Hanh muốn truyền
sang người đối thoại một nhận xét chung và một tâm trạng chung như vậy.
Kể ra, được thúc đẩy bởi những cơn say sưa tập thể, con người ấy thỉnh
thoảng cũng có những bốc đồng. Không ai khác, chính Tế Hanh có lần tự hào nói
về thế hệ tiền chiến: “Bọn tôi, từ thuở 20-25 đã làm nên Thơ mới... Rồi bọn tôi
thay nhau dẫn đầu trong thơ viết về chống Mỹ, cũng như có những bài thơ hay
nhất ca ngợi chủ nghĩa xã hội...”. Bọn tôi, Bọn tôi... những nhận xét có tính chất
tổng kết ấy có vẻ hợp với Chế Lan Viên hơn. Còn theo tôi nhớ, khẩu khí Tế
Hanh thường khác. Khi nhìn lại thơ mình, và các đồng nghiệp, nhất là phần thơ
mình, Tế Hanh có những rụt rè đáng yêu mà cũng là những nghiêm khắc biết
điều hơn.
- Gặp em câu cuối cùng chưa nói
Buổi sớm qua rồi đã sắp trưa
Góc sân ánh nắng còn lưu luyến
Dừng lại trên chùm hoa báo mưa
Đấy là mấy câu thơ bâng quơ Tế Hanh cho in trong tập Đi suốt bài ca (1970).
Khi thấy tôi ngỏ ý thích, Tế Hanh tâm sự:
- Cũng là ngẫu nhiên viết ra thôi. Ngồi trên xe vào Vĩnh Linh với cụ Tú Mỡ,

cụ chỉ vào một giống hoa bên đường mà không ai biết tên, hỏi hoa gì đấy, mình
nói buột miệng: chắc là hoa báo mưa.

×