Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Âm nhạc 5 - HK2 - (09-10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.43 KB, 33 trang )

BÀI SOẠN
Môn: Âm Nhạc 5
Học kì 2
Người soạn: HÀ VIỆT CHƯƠNG
GV. Trường Tiểu Học “A” Phú Lâm
Tiết: 19 Bài dạy: Học hát: HÁT MỪNG
Ngày dạy: Dân Ca Hrê (Tây Nguyên) – Lời : Lê Toàn Hùng

I-.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Hát đúng giai điệu và lời ca.
-Biết yêu dân ca, yêu cuộc sống hoà bình ấm no hạnh phúc.
II-.CHUẨN BỊ:
GV: -Đàn - Ghi sẵn bài hát ở bảng lớp.
HS: SGK
III-.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1-.Phần mở đầu:
a).Khởi giọng: ĐỒ – MI – SON – ĐỐ
b).Giới thiệu bài: Tây Nguyên là vùng đất có nhiều đồi
núi, đa số dân sinh sống ở đây là những dân tộc ít người, như:
Hrê, Ê-đê, Gia-rai,…… Mỗi dân tộc có những làn điệu dân ca
khác nhau và rất hay. Bài “Hát mừng”là một gia điệu dân ca
của dân tộc Hrê, được tác giả Lê Toàn Hùng viết lời mà chúng
ta sẽ học hôm nay.
2-.Phần hoạt động: Học hát bài Hát Mừng.
-.HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát
Bài soạn Âm Nhạc 5 trang -1-
Điều chỉnh theo 880/Sở
-Học hát bài “Hát mừng”
-Có thể thay đổi bằng một trong các bài ở phần phụ lục (Gợi ý bài “Đất nước tươi đẹp sao”).
Bài ôn tập tiết 20 thay đổi theo.


Hà Việt Chương 
Giáo viên Học sinh
-Cho HS bài hát ở máy hát hoặc GV đàn cho HS nghe
giai điệu bài hát.
-GV hát mẫu.
-HS đọc lời ca (2 HS đọc rõ ràng, diễn cảm)
-Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài.
Cùng múa hát nào.
Cùng cất tiếng ca
Mừng đất nước ta
Sống vui hoà bình.
Mừng Tây Nguyên mình
Đời sống ấm no
Nổi tiếng trống chiêng
Đó đây chào mừng.
-.HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập.
-Hát kết hợp vỗ tay theo nhòp 1 lần. (như phần gạch
dưới)
-Vận động theo nhạc: Vỗ tay theo nhòp về hai bên,
nghiêng người sang trái, sang phải nhún chân theo nhòp.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời
ca.
3-.Phần kết thúc:
?.Em nào cho thầy biết nội dung bài hát nói về điều gì?

?.Em nào còn nhớ những bài hát nào cũng nói lên sự yêu
thích hoà bình?

-Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần có kết hợp vỗ tay theo
nhòp.

-Về nhà các em tập hát cho tốt bài hát này và tìm một
vài động tác phụ hoạ cho bài hát hay hơn. Tuần sau chúng ta
sẽ hát lại cho thật hay.
-2 HS đọc lời bài hát.
-Cả lớp – Tổ – Cá nhân.
-Cả lớp – Tổ – Cá nhân.
-Thực hiện theo hướng
dẫn của GV.
-Vui cuộc sống hoà bình.
- Hãy giữ cho bầu trời xanh,
Bầu trời xanh, Trái đất này
của chúng em,…
-Cả lớp.
Trang - 2 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010
Âm Nhạc 5
Tiết: 20 Bài dạy: -Ôn tập: HÁT MỪNG
Ngày dạy: -Tập đọc nhạc: TĐN số 5

I-.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-HS hát thuộc và hát đúng giai điệu bài hát. Tập hát với những động tác ohụ
hoạ.
-Đọc đúng bài tập đọc nhạc. Tập ghép lời.
II-.CHUẨN BỊ:
-Đàn
-Kẻ ở bảng 2 khuông nhạc.
III-.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1-.Phần mở đầu:
a).Khởi giọng: ĐỒ – MI – SON – ĐỐ
b).Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta ôn tập lại bài “Hát

mừng” và sau đó chúng ta có một bài tập đọc nhạc.
2-.Phần hoạt động:
-.Nội dung 1: Ôn tập bài “Hát mừng”
-GV đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
-Cả lớp hát lại bài hát vỗ tay đệm theo nhòp.
-Tổ chức cho HS hát cá nhân, theo nhóm 3-4 HS trước
lớp có vận động phụ hoạ đã được các em chuẩn bò ở nhà. GV
theo dõi để xây dựng cho tốt hơn.
Gợi ý:
*.Động tác 1: Câu hát “Cùng múa hát nào, cùng cất
tiếng ca”. Tay trái giơ hơi cao hơn vai, tay phải làm động tác
đánh cồng theo nhòp.
*.Động tác 2: Câu hát “Mừng …… hoà bình”. Đổi tay
ngược lại động tác 1.
*.Động tác 3: Câu hát “Mừng Tây Nguyên …… chào
mừng”. Hai tay cung lên 1 góc 90
o
đưa tới đưa lui.
-Cả lớp
-Nhóm – cá nhân.
Bài soạn Âm Nhạc 5 trang - 3 -
Hà Việt Chương 
Giáo viên Học sinh
-.Nội dung 2: TĐN 5 (trọng tâm của tiết dạy).
NĂM CÁNH SAO VUI
&2==F===G===F,==G
=!==Y===I==!
===V===W==!
===g===!
Năm cánh sao ấy kết thành bông hoa.

&===D===D===F,===
G==!
==S===G=====V===
F,===G==!==b==.
Nở từ tên gọi cháu ngoan Bác Hồ.
-Luyện tập cao độ.
?.Em nào kể cho thầy tên các nốt nhạc trong bài theo
thứ tự từ thấp đến cao?
GV đàn cho HS nghe ĐỒ – RÊ – MI – SON – LA -
ĐỐ, sau đó HS đọc 6 âm trên đúng cao độ theo tiếng đàn.
-Tập tiết tấu.
?.Em nào cho thầy biết trong bài nhạc này có những
hình nốt nào?
-Các em chú ý, nốt đen chấm dôi có độ ngân dài bằng
3 móc đơn.
-GV thể hiện tiết tấu: đen châm dôi – móc đơn. HS
thực hiện.
?.Hình nốt nào được ngân dài nhất?
-GV ghi phách bằng cách đánh chéo dưới nốt nhạc. GV
hướng dẫn HS thể hiện tiết tấu bằng cách đọc hình nốt (đơn,
đơn, đơn, đơn, đen (chấm), đơn, đen, đen, trắng,…) sau đó cho
các em vỗ tay (gõ thanh phách) theo tiết tấu.
-Gọi 2 HS thể hiện lại.
-GV chỉ từng nốt tiết tấu, HS đọc tên nốt nhạc
-ĐỒ – RÊ – MI – SON
– LA – ĐỐ
-Cả lớp.
-Đơn, đen, đen có chấm,
trắng.
-

Cả lớp
-Trắng.
-cả lớp.
-2 HS
-Cả lớp.
Trang - 4 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010
.
.
Âm Nhạc 5
Giáo viên Học sinh
-GV đàn 2 lần với tốc độ chậm.
-Tập HS đọc từng câu theo tiếng đàn (chia làm 2 câu)
rồi ghép cả bài.
-Tập ghép lời ca. Chú ý chỗ có dấu luyến, khi đọc nhạc
đọc bình thường nhưng khi hát chỉ hát có 1 tiếng có luyến. Cho
cả lớp đọc lại xong rồi hát lại. Gõ theo phách.
3-.Phần kết thúc:
-Cả lớp hát lại bài hát “Reo vang bình minh”.
-Về nhà các em tập đọc lại bài nhạc và chép bài TĐN
vào tập.
Tiết: 21 Bài dạy: Học hát: Tre ngà bên lăng Bác
Ngày dạy: Hàn Ngọc Bích

I-.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Hát đúng giai điệu và lời ca.
-Hát đúng nhòp 3/8.
-Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.
II-.CHUẨN BỊ:
GV: -Đàn - Ghi sẵn bài hát ở bảng lớp.
HS: SGK

III-.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1-.Phần mở đầu:
a). Khởi giọng: ĐỒ – MI – SON – ĐỐ.
b).Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài hát rất
hay của nhạc só Hàn Ngọc Bích. Đó là bài “Tre ngà bên lăng
Bác”.
2-.Phần hoạt động: Học hát bài Tre ngà bên lăng Bác.
-.HOẠT ĐỘNG 1:
-Cho HS bài hát ở máy hát hoặc GV đàn cho HS nghe
giai điệu bài hát.
-GV hát mẫu.
-HS đọc lời ca (2 HS đọc rõ ràng, diễn cảm)
-Dạy hát từng câu.
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
Đón gió đâu về mà đu đưa, đu đưa
Đón năng đâu về mà thêu hoa, thêu hoa
Rất trong là tiếng chim, tiêng chim chuyền ngây thơ
Rất xanh tiếng sáo diều, tiếng sáo diều ngân nga
-Cả lớp thực hiện theo
hướng dẫn của GV.
Bài soạn Âm Nhạc 5 trang - 5 -
Hà Việt Chương 
Giáo viên Học sinh
Một khoảng trời quê hương thân yêu về bên Bác
Cho em về ca hát dưới mái tóc tre ngà.
-.HOẠT ĐỘNG 2:
-Tập HS vỗ tay theo nhòp 3.
-Hát kết hợp vỗ tay theo nhòp 1 lần. (như phần gạch
dưới)

-Cho 2 HS hát đơn ca, cả lớp vỗ tay đệm theo nhòp 3.
3-.Phần kết thúc:
?.Em nào cho thầy biết nội dung bài hát nói về điều gì?

-Các em có biết, Bác Hồ là người đã đem lại hoà bình
cho đất nước, cho chúng ta được cuộc sống ấm no độc lập cho
đến ngày hôm nay.
-Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần có kết hợp vỗ tay theo
nhòp.
-Về nhà các em tập hát cho tốt bài hát này. Tuần sau
chúng ta sẽ hát lại cho thật hay.
-2 HS thực hiện.
-Tả cảnh đẹp bên lăng Bác
Hồ có những khóm tre ngà.
-Cả lớp.
Trang - 6 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010
Âm Nhạc 5
Tiết: 22 Bài dạy: -Ôn tập: Tre ngà bên lăng Bác.
Ngày dạy: -Tập đọc nhạc: TĐN số 8

I-.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-HS hát thuộc và hát đúng giai điệu bài hát. Tập một vài động tác ohụ hoạ.
-Đọc đúng bài tập đọc nhạc. Tập ghép lời.
II-.CHUẨN BỊ:
-Đàn
-Kẻ ở bảng 2 khuông nhạc.
III-.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1-.Phần mở đầu:
a).Khởi giọng: ĐỒ – MI – SON – ĐỐ

b).Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta ôn tập lại bài “Tre
ngà bên lăng Bác” và sau đó chúng ta có một bài tập đọc
nhạc.
2-.Phần hoạt động:
-.Nội dung 1: Ôn tập bài “Tre ngà bên lăng Bác”
-GV đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
-Cả lớp hát lại bài hát vỗ tay đệm theo nhòp 3.
-Tổ chức cho HS hát cá nhân, theo nhóm 3-4 HS trước
lớp có vận động phụ hoạ.
+.Động tác 1: Câu hát “Bên lăng…… thêu hoa”: Hát và
đung đưa theo nhòp.
-Cả lớp
-Nhóm – cá nhân.
Bài soạn Âm Nhạc 5 trang - 7 -
Điều chỉnh theo 880/Sở
-b/.Nội dung 2: TĐN số 6.
-TĐN số 6 chuyển sang tiết 27. Dạy bài TĐN 8 (ở tiết 22).
Hà Việt Chương 
Giáo viên Học sinh
+.Động tác 2: Câu hát “Rất trong …… ngây thơ”: Tay
phải đưa từ dưới lên cao, hơi chếch về bên phải, lòng bàn tay
ngửa, mắt nhìn theo tay đến chữ tiếng chim thứ hai, lòng bàn
tay úp dần dần, hạ tay xuống.
+.Động tác 3: Câu hát “Rất xanh …… ngân nga”: Như
động tác 2.
+.Động tác 4: Câu kết “Một khoảng trời …… tre ngà”:
Hai tay đưa vòng từ dưới lên trước mặt rồi vòng lên cao, mắt
nhìn theo. Sau đó, hai tay thu lại, đan chéo trước ngực.
-.Nội dung 2: Tập đọc nhạc 8
MÂY CHIỀU

&3===i====X=!
===f====T==!
==T====U====W==!
===f==!
Tiếng sáo diều vọng về qua lũy tre.
&===d====T==!
===c====S==!
===T====V===S==!
===b==.
Trong mây chiều đàn chim én bay về.
-Luyện tập cao độ.
?.Em nào kể cho thầy tên các nốt nhạc trong bài theo
thứ tự từ thấp đến cao?
&==r==s==t==u==v=
=w==x==y==.
GV đàn cho HS nghe ĐỒ – RÊ – MI – PHA – SON –
LA – SI – ĐỐ, sau đó HS đọc thang âm trên đúng cao độ theo
tiếng đàn.
-ĐỒ – RÊ – MI – PHA
– SON – LA – SI – ĐỐ
-Đen, trắng và Trắng chấm
vôi.
-Trắng chấm vôi.
Trang - 8 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010
.
.
Âm Nhạc 5
Giáo viên Học sinh
-Tập tiết tấu.
?.Em nào cho thầy biết trong bài nhạc này có những

hình nốt nào?
?.Hình nốt nào được ngân dài nhất?
3/4


-GV ghi phách bằng cách đánh chéo dưới nốt nhạc.
GV hướng dẫn HS thể hiện tiết tấu bằng cách đọc hình
nốt (trắng, đen, trắng, đen, đen, đen, đen, trắng (chú ý
ngân đủ 3 phách vì có chấm vôi,…) sau đó cho chúng em
vỗ tay (gõ thanh phách) theo tiết tấu. Gọi 2 HS thể hiện
lại.
-GV chỉ từng nốt HS đọc tên nốt nhạc
-GV đàn chậm với tốc độ qừa phải 2 lần.
-Tập HS đọc từng câu theo tiếng đàn (chia làm 2
câu) rồi ghép cả bài.
-Tập ghép lời ca. Cho cả lớp đọc lại xong rồi hát
lại. Gõ theo nhòp.
3-.Phần kết thúc:
-Cả lớp hát lại bài hát “Tre ngà bên lăng Bác”.
-Về nhà các em tập đọc lại bài nhạc và chép bài TĐN
vào tập.
-2 HS
-Cả lớp.

Bài soạn Âm Nhạc 5 trang - 9 -
Hà Việt Chương 
Tiết: 23 Bài dạy: -Ôn tập 2 bài hát: HÁT MỪNG
Ngày dạy: & TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
-Ôn tập TĐN số 6


I-.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-HS hát thuộc và hát đúng giai điệu 2 bài hát. Tập biểu diễn kết hợp động tác
phụ hoạ.
-HS có những cảm nhận về bản nhạc được nghe..
II-.CHUẨN BỊ:
-Đàn
III-.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1-.Phần mở đầu:
a). Khởi giọng: ĐỒ – MI – SON – ĐỐ
b).Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta ôn tập lại 2 bài hát
“Hát mừng & Tre ngà bên lăng Bác” và bài TĐN số 6.
2-.Phần hoạt động:
-.Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
Trang - 10 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010
Âm Nhạc 5
Giáo viên Học sinh
#. Ôn tập: bài “Hát mừng”
-GV đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
-Cả lớp hát lại bài hát vỗ tay đệm theo nhòp.
-Tổ chức cho HS hát cá nhân, theo nhóm 3-4 HS trước
lớp có vận động phụ hoạ.
*.Động tác 1: Câu hát “Cùng mua hát nào, cùng cất
tiếng ca”. Tay trái giơ hơi cao hơn vai, tay phải làm động tác
đánh cồng theo nhòp.
*.Động tác 2: Câu hát “Mừng …… hoà bình”. Ngược lại
động tác 1.
*.Động tác 3: Câu hát “Mừng Tây Nguyên …… chào
mừng”. Hai tay cung lên 1 gọc 90
o

đưa tới đưa lui.
?.Em nào cho thầy biết nội dung bài hát nói về điều gì?
-Vui cuộc sống hoà bình.
#. Ôn tập: bài “Tre ngà bên lăng Bác”
-Tương tự như bài “Hát mừng” .
-Tổ chức cho HS hát cá nhân, theo nhóm 3-4 HS trước
lớp có vận động phụ hoạ.
+.Động tác 1: Câu hát “Bên lăng…… thêu hoa”: Hát và
đung đưa theo nhòp.
+.Động tác 2: Câu hát “Rất trong …… ngây thơ”: Tay
phải đưa từ dưới lên cao, hơi chếch về bên phải, lòng bàn tay
ngửa, mắt nhìn theo tay đến chữ tiếng chim thứ hai, lòng bàn
tay úp dần dần, hạ tay xuống.
+.Động tác 3: Câu hát “Rất xanh …… ngân nga”: Như
động tác 2.
+.Động tác 4: Câu kết “Một khoảng trời …… tre ngà”:
Hai tay đưa vòng từ dưới lên trước mặt rồi vòng lên cao, mắt
nhìn theo. Sau đó, hai tay thu lại, đan chéo trước ngực.
?.Em nào cho thầy biết nội dung bài hát nói về điều gì?
-Tả cảnh đẹp bên lăng Bác Hồ có những khóm tre ngà.
-.Nội dung 2: Ôn tập TĐN 6
-GV đàn lại cho HS nghe qua giai điệu bài TĐN 6 (có
thể 2 lần). HS đọc lại cả bài rồi ghép lời ca.
-GV tập cho HS biết đánh nhòp cho cả lớp thể hiện bài
tập đọc nhạc. (1 HS lên bảng đánh nhòp cho cả lớp thể hiện).
3-.Phần kết thúc:
-Cả lớp hát lại bài hát “Tre ngà bên lăng bác”.
-Cả lớp thực hiện theo
hướng dẫn của GV.
Bài soạn Âm Nhạc 5 trang - 11 -

Hà Việt Chương 
Tiết: 24 Bài dạy: Học hát: Màu xanh quê hương
Ngày dạy: Dân ca Khmer Nam Bộ – Đặt lời Nam Anh.

I-.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Hát đúng giai điệu và lời ca. Biết lấy hơi đúng chỗ.
-Biết hát bài hát dân ca Khmer Nam Bộ..
II-.CHUẨN BỊ:
GV: -Đàn - Ghi sẵn bài hát ở bảng lớp.
HS: SGK
III-.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1-.Phần mở đầu:
Trang - 12 - Học kì 2 - Năm học 2009-2010
Điều chỉnh theo 880/Sở
-Học hát bài “Màu xanh quê hương”
-Có thể thay đổi bằng một trong các bài ở phần phụ lục (Gợi ý bài “Hoa chăm pa”).
Bài ôn tập tiết 25 thay đổi theo.
Âm Nhạc 5
Giáo viên Học sinh
a). Khởi giọng: ĐỒ – MI – SON – ĐỐ.
b).Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài hát dân
ca của đồng bào Khmer Nam Bộ khá vui tươi, rộn ràng.
2-.Phần hoạt động: Học hát bài Màu xanh quê
hương.
-.HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát.
-GV đàn cho HS nghe qua giai điệu bài hát.
-GV hát mẫu.
-HS đọc lời ca (2 HS đọc rõ ràng, diễn cảm)
-Dạy hát từng câu.

Xanh xanh quê hương ai trồng hàng cây
Đang lớn dần xanh tốt nơi đây
Lung linh lung linh khi mặt trời lên
Cho cánh đồng ngô lúa tươi thêm
Rung rinh rung rinh chào cây lá bên đường
Tung tăng tung tăng đàn em bé tới trường
***
Bay xa bay xa theo ngàn lời ca
Trên khắp miền sông núi quê ta
Bay cao bay cao lá cờ vàng sao
Trong nắng hồng cơn giói lao xao
Xanh tươi xanh tươi làng xóm quê mình
Ôi bao yêu thương tổ quốc thanh bình.
Chú ý cho các em thể hiện đúng những tiếng hát có
luyến, như: Rinh, lá, bên, tăng, bé, tới (lời 1) và những tiếng
tương ứng ở lời 2.
-Hướng dẫn các em biết lấy hơi nhanh, đúng chỗ, như:
cây, lên, rung rinh rung rinh, tung tăng tung tăng (lời 1) và
những chỗ tương ứng ở lời 2.
-.HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập.
-Hát kết hợp vỗ tay theo nhòp 1 lần. (như phần gạch
dưới)
-Vận động theo nhạc: Hai tay chống hông, nghiêng
người sang trái, sang phải nhún chân theo nhòp.
3-.Phần kết thúc:
?.Em nào cho thầy biết đồng bào Khmer ở Nam Bộ
chúng ta có nhiều ở những tỉnh nào?

?.Em nào còn nhớ bài hát nào dã học cũng là bài dân ca
Khmer Nam Bộ?


-Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần có kết hợp vỗ tay theo
-Cả lớp.
-Cả lớp – Tổ – Cá nhân.
-Cả lớp thực hiện theo
hướng dẫn của GV.
-Sóc Trăng, Trà Vinh, An
Giang, Tây Ninh,…
-Chim sáo (lớp 4)
Bài soạn Âm Nhạc 5 trang - 13 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×