Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho chung cư x203, quận hoàng mai, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.01 MB, 141 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 1
TÓM TẮT ................................................................................................................. 2
MỤC LỤC ................................................................................................................. 4
DANH SÁCH HÌNH VẼ .......................................................................................... 7
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................... 8
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 11
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 12
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 12
2. Mục tiêu chung của thiết kế .............................................................................. 13
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 13
4. Phạm vi và giới hạn thực hiện thiết kế .............................................................. 13
5. Nội dung thực hiện ............................................................................................ 13
6. Phương pháp thực hiện...................................................................................... 14
7. Ý nghĩa đề tài thiết kế ....................................................................................... 14
8. Tài liệu kỹ thuật áp dụng................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH VÀ HỆ THỐNG CẤP THOÁT
NƯỚC CHUNG CƯ X203, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... 16
1.1. TỔNG QUAN CHUNG CƯ X203, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ................................................................................................................. 16
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 16
1.1.2. Quy mô, tính chất tòa nhà. ....................................................................... 17
1.1.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 17
1.1.4. Số liệu thiết kế ......................................................................................... 18
1.1.5. Các qui chuẩn, tiêu chuẩn ........................................................................ 19
1.2. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ .............. 19
1.2.1. Hệ thống cấp nước sinh hoạt ................................................................... 19
1.2.2. Hệ thống cấp nước nóng .......................................................................... 30


1.2.3. Hệ thống thoát nước sinh hoạt ................................................................. 31
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

4


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

1.2.4. Hệ thống thoát nước mưa ........................................................................ 35
1.3. TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY....................... 37
1.3.1. Các tiêu chuẩn về PCCC được áp dụng ................................................... 37
1.3.2. Các công trình phải đầu tư xây dựng hệ thống PCCC ............................. 38
1.3.3. Mô tả các hệ thống chữa cháy .................................................................. 38
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC SINH HOẠT VÀ
THOÁT NƯỚC MƯA ............................................................................................ 43
2.1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT..................................... 43
2.1.1. Lựa chọn sơ đồ cấp nước ......................................................................... 43
2.1.2. Tính toán hệ thống cấp nước sinh hoạt .................................................... 46
2.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI ........................................... 66
2.2.1. Lựa chọn sơ đồ thoát nước ...................................................................... 66
2.2.2. Tính toán hệ thống thoát nước sinh hoạt ................................................. 68
2.3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA ........................................... 79
2.3.1. Lựa chọn sơ đồ thoát nước mưa .............................................................. 79
2.3.2. Tính toán lưu lượng, đường kính ống thoát nước mưa trên sân
thượng…… ........................................................................................................ 79
2.3.3. Tính toán máng thu nước sê nô cho phần mái và phần mái che nhô ra... 82
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY .......... 84
3.1. HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG .................... 84

3.1.1. Tính toán hệ thống chữa cháy vách tường .............................................. 84
3.1.2. Tính toán máy bơm cấp nước cho chữa cháy .......................................... 86
3.2. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG ................................. 89
3.2.1. Tính toán lưu lượng ................................................................................. 89
3.2.2. Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống ................................................ 91
3.2.3. Chọn bơm chữa cháy Sprinkler ............................................................... 92
3.2.4. Chọn thông số kỹ thuật bơm bù áp .......................................................... 93
3.2.5. Hệ thống chữa cháy ................................................................................. 94
CHƯƠNG 4: KIỂM TRA QUẢN LÝ KỸ THUẬT HỆ THỐNG CẤP THOÁT
NƯỚC TRONG NHÀ............................................................................................. 96
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

5


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

4.1. QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ........................................................... 96
4.1.1. Nghiệm thu để đưa vào sử dụng .............................................................. 96
4.1.2. Quản lý hệ thống cấp nước trong nhà ...................................................... 99
4.1.3. Quản lý trạm bơm cấp nước .................................................................... 99
4.2. QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ................................................... 100
4.2.1. Tẩy rửa và thông tắc .............................................................................. 100
4.2.2. Sửa chữa đường ống và thiết bị hư hỏng ............................................... 101
4.2.3. Phương pháp kiểm tra hệ thống thoát nước mưa ................................... 101
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .... 102
5.1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÍ ............................................................................. 102
5.2. CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG .................................... 103

5.2.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng hệ thống cấp thoát
nước và PCCC ................................................................................................. 103
5.2.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành hệ thống cấp thoát
nước và PCCC ................................................................................................. 104
5.3. CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .......................................................................... 105
5.4. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................................................................... 107
CHƯƠNG 6: KHÁI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ XÂY DỰNG............................. 108
6.1. KHÁI TOÁN CHI PHÍ CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG .......................... 108
6.2. KHÁI TOÁN CHI PHÍ CÁC HẠNG MỤC THIẾT BỊ ............................... 108
6.3. KHÁI TOÁN CHI PHÍ CÁC LẮP ĐẶT ..................................................... 109
6.4. TỔNG CHI PHÍ ........................................................................................... 109
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .................................................................................. 110
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 110
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 111
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 112
THÔNG TIN TÁC GIẢ THỰC HIỆN ................................................................... 116
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

6


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí chung cư X203, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. ................... 16

Hình 1.2: Trạm khí ép có dung tích nhỏ ................................................................... 22
Hình 1.3: Trạm khí ép có dung tích lớn ................................................................... 22
Hình 1.4: Sơ đồ cấp nước đơn giản. ......................................................................... 25
Hình 1.5: Sơ đồ cấp nước có két nước trên mái. ...................................................... 26
Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa. ................. 26
Hình 1.7: Sơ đồ cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực....................................... 27
Hình 1.8: Cấu tạo hộp chữa cháy. ............................................................................ 39
Hình 1.9: Vòi phun tự động. ..................................................................................... 40
Hình 1.10: Bình chữa cháy. ...................................................................................... 42
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý cấp nước. ....................................................................... 45
Hình 2.2: Vạch tuyến mặt bằng cấp nước nhà vệ sinh tầng 1. ................................. 55
Hình 2.3: Sơ đồ không gian cấp nước nhà vệ sinh tầng 1. ....................................... 55
Hình 2.4: Vạch tuyến mặt bằng cấp nước căn hộ loại A. ......................................... 56
Hình 2.5: Vạch tuyến mặt bằng cấp nước nhà vệ sinh căn hộ loại A. ..................... 57
Hình 2.6: Sơ đồ không gian cấp nước nhà vệ sinh căn hộ loại A. ........................... 57
Hình 2.7: Sơ đồ thủy lực ống đứng của vùng 2, 3. ................................................... 59
Hình 2.8: Sơ đồ chiều cao định hình tầng dùng trạm bơm tăng áp. ......................... 62
Hình 2.9: Vạch tuyến mặt bằng thoát nước xám, thoát nước đen cho căn hộ A. ..... 70
Hình 2.10: Sơ đồ không gian ống thoát nước xám của căn hộ A. ............................ 71
Hình 2.11: Vạch tuyến mặt bằng thoát nước cho nhà vệ sinh tầng 1. ...................... 72
Hình 2.12: Sơ đồ không gian ống thoát nước xám, thoát nước đen cho nhà vệ sinh
tầng 1. ....................................................................................................................... 73
Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý cấp nước chữa cháy. ...................................................... 86
Hình 3.2: Vạch tuyến mặt bằng cấp nước chữa cháy tầng tum. ............................... 91
Hình 5.1. Nhà vệ sinh lưu động. ............................................................................. 107
Hình 5.2. Thùng rác công cộng. ............................................................................. 107

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp


7


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Giới thiệu chung cư X203 ........................................................................ 17
Bảng 1.2: Quy phạm đặt đường ống thông hơi ........................................................ 35
Bảng 2.1. Cỡ, lưu lượng và đặc tính của đồng hồ đo nước. ..................................... 49
Bảng 2.2. Sức kháng của đồng hồ đo nước .............................................................. 50
Bảng 2.3: Trị số đương lượng thiết bị vệ sinh của căn hộ........................................ 52
Bảng 2.4: Thống kê số lượng thiết bị vệ sinh của toàn chung cư ............................ 53
Bảng 2.5: Thống kê số đương lượng thiết bị vệ sinh của toàn chung cư ................. 53
Bảng 2.6: Tính toán thủy lực từng đoạn ống nhánh của căn hộ điển hình ............... 58
Bảng 2.7: Tính toán thủy lực ống đứng của vùng 2, 3. ............................................ 59
Bảng 2.8: Thông số kỹ thuật của máy bơm Pentax CM50-250C 20HP .................. 61
Bảng 2.9: Thông số kỹ thuật của máy bơm Pentax CM40-160A 5.5HP ................. 64
Bảng 2.10: Đương lượng thoát nước của các thiết bị vệ sinh và kích thước xiphông
nhất định ................................................................................................................... 68
Bảng 2.11: Độ đầy tối đa và độ dốc của đường ống thoát nước thải ....................... 69
Bảng 2.12: Đường kính ống thoát nước thải nối các thiết bị vệ sinh ....................... 69
Bảng 2.13: Kí hiệu các thiết bị vệ sinh ..................................................................... 70
Bảng 2.14: Tính toán thủy lực cho ống nhánh thoát nước xám của căn hộ A ......... 71
Bảng 2.15: Tính toán thủy lực cho ống nhánh thoát nước xám của hộp gain máy giặt
và rửa chén của căn hộ A.......................................................................................... 72
Bảng 2.16: Tính toán thủy lực cho ống nhánh thoát nước xám, thoát nước đen cho
nhà vệ sinh của tầng 1 .............................................................................................. 73
Bảng 2.17: Tính toán thủy lực nước xám cho ống đứng hộp gain 1A ..................... 74
Bảng 2.18: Tính toán thủy lực nước xả riêng xám cho ống đứng riêng cho máy giặt

và rửa chén của hộp gian 1B .................................................................................... 74
Bảng 2.19: Tính toán thủy lực nước xám cho ống đứng riêng cho rửa chén của hộp
gian 6A ..................................................................................................................... 75
Bảng 2.20: Tính toán thủy lực nước xám cho ống đứng riêng cho máy giặt của hộp
gian 6B ...................................................................................................................... 75
Bảng 2.21: Tính toán thủy lực thoát nước đen cho ống đứng hộp gain 1A ............. 76
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

8


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

Bảng 2.22: Tính toán thủy lực thoát nước xám cho vòi rửa phòng rác .................... 76
Bảng 2.23: Tính toán chuyển trục cho ống thoát nước xám .................................... 77
Bảng 2.24: Tính toán chuyển trục cho ống thoát nước đen...................................... 78
Bảng 2.25: Tính toán chuyển trục cho ống thoát nước xả máy giặt và rửa chén ..... 78
Bảng 2.26. Lưu lượng nước mưa lớn nhất cho phễu thu và ống đứng ..................... 80
Bảng 2.27: Lượng mưa lớn nhất trong 60 phút của các địa phương ở Việt Nam chu
kỳ 20 năm (1983 – 2003)......................................................................................... 81
Bảng 2.28: Kích thước đường ống thoát nước mái - ống dẫn và ống thoát nước mưa
.................................................................................................................................. 82
Bảng 2.29: Kích thước hệ thống thoát nước mưa nằm ngang .................................. 83
Bảng 2.30: Kích thước máng thoát nước mưa trên mái tương ứng với lượng mưa tối
đa và diện tích mái cho phép tối đa .......................................................................... 83
Bảng 2.31: Tính toán chuyển trục cho ống thoát mưa ............................................. 83
Bảng 3.1: Số họng chữa cháy và lưu lượng nước cần thiết của họng chữa cháy theo
loại nhà ..................................................................................................................... 84

Bảng 3.2: Trị số α ..................................................................................................... 88
Bảng 3.3: Hệ số ɣ phụ thuộc vào đường kính miệng vòi phun ................................ 88
Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật của máy bơm Pentax CM32-200B 7.5HP ................. 89
Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật của máy bơm diesel Shakti động cơ Huyndai SSB 6540-250 80HP ............................................................................................................. 89
Bảng 3.6: Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ của 1
Sprinkler ................................................................................................................... 90
Bảng 3.7: Tính toán thủy lực của tầng tum .............................................................. 92
Bảng 3.8: Thông số kỹ thuật của máy bơm Pentax CA65-250B 40Hp 2P .............. 93
Bảng 3.9: Thông số kỹ thuật của máy bơm Diesel Shakti động cơ Huyndai SSB
125-100-250 80HP ................................................................................................... 93
Bảng 3.10: Thông số kỹ thuật của máy bơm Pentax U18-750/8T 5.5Kw ............... 94
Bảng 5.1. Các hoạt động, nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng .............. 103
Bảng 5.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn
xây dựng. ................................................................................................................ 103
Bảng 5.3. Các hoạt động, nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng .............. 104
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

9


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

Bảng 5.4. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn
vận hành .................................................................................................................. 104
Bảng 5.5. Các tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và giải pháp khắc
phục ........................................................................................................................ 105
Bảng 6.1: Khai toán chi phí các hạng mục xây dựng ............................................. 108
Bảng 6.2: Khai toán chi phí các hạng mục thiết bị................................................. 108

Bảng 6.3: Khai toán tổng chi phí ............................................................................ 109
Bảng 1: Tính toán thủy lực từng đoạn ống cấp nước nhánh của căn hộ ................ 112
Bảng 2: Tính toán thủy lực ống đứng cấp nước của căn hộ ................................... 115

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

10


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
[A]

TCXNVN



Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

[B]

TCVN



Tiêu chuẩn Việt Nam


[C]

BTCT



Bê tông cốt thép

[D]

PCCC



Phòng cháy chữa cháy

[E]

HTCN



Hệ thống cấp nước

[F]

QCVN




Qui chuẩn Việt Nam

[G]

LVB



Lavabo

[H]

BC



Bàn cầu

[I]

VTC



Vòi tưới cây

[K]

VT-HS




Vòi tắm hương sen

[L]

RC



Rửa chén

[M]

MG



Máy giặt

[N]

FT



Phễu thu nước bẩn

[O]


FD



Phễu thu nước mưa

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

11


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Năm 2014,
kinh tế của thủ đô tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá, ước tính cả năm 2014
tăng 8.8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực đều lấy lại đà tăng trưởng. Tốc độ
tăng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn: 9.0 – 9.5%; trong đó, dịch vụ 9.8 – 10.5%,
công nghiệp – xây dựng tăng 8.7 – 9.0%, nông nghiệp tăng 2.0 – 2.5%.
Cũng theo tính toán của Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, dân
số Thủ đô trong 5 năm qua tăng thêm 1.3 triệu người, riêng khu vực nội thành tăng
1.2 triệu, trong đó phần lớn là gia tăng cơ học từ người nhập cư. Nếu không tính
người dân các địa phương lân cận về Hà Nội làm ăn theo mùa vụ và người vãng lai
thì mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2100 người/km2, khu vực
trung tâm có mật độ cao nhất. So với Thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN,
mật độ trung bình ở mức từ 100 đến 200 người/km2, thì mật độ dân số của Hà Nội

là quá cao. Tính đến cuối năm 2015, Hà Nội có khoảng 7.5 triệu nhân khẩu, trong
đó, toàn thành phố có gần 1.5 triệu người tạm trú. Theo dự báo của Viện Dân số và
các vấn đề xã hội, đến năm 2050, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi, tương
đương khoảng 14 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng dân số như vậy, Thủ đô đang
phải chịu áp lực rất lớn trên mọi lĩnh vực nhất là đối với nhu cầu nhà ở hiện nay. Do
vậy, việc giải quyết nhu cầu nhà ở là hết sức cấp thiết.
Ngoài yêu cầu về nhà là vấn đề đáp ứng mức độ tiện nghi cuộc sống của người
dân như điện, nước trong nhà… Đặc biệt, nước là yếu tố quan trọng, không thể
thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, việc thiết kế xây dựng hệ thống cấp thoát
nước trong nhà ở là vấn đề cần thiết để đáp ứng yêu cầu cuộc sống của mọi người.
Hệ thống cấp thoát nước trong nhà giữ nhiệm vụ cung cấp và phân phối nước
sinh hoạt trong nhà, các thiết bị thoát nước, đường ống thoát nước thải… nhằm đem
lại sự thoải mái, tiện nghi cho người ở. Với sự phát triển về kinh tế cũng như tăng
nhanh về dân số, việc xây dựng các chung cư đáp ứng nhu cầu nhà ở và thiết kế hệ
thống cấp thoát nước phù hợp với chung cư là yêu cầu quan trọng. Nắm bắt được
nhu cầu xã hội, chung cư X203 được xây dựng. Chung cư có vị trí tại đường Lĩnh
Nam, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

12


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

2. Mục tiêu chung của thiết kế
- Đưa ra phương pháp thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà phù hợp với
thực tế, kỹ thuật để thiết kế xây dựng hệ thống cấp thoát nước cho tòa nhà chung

cư.
- Cung cấp và phân phối đầy đủ nước cấp đến các thiết bị vệ sinh, đảm bảo đáp
ứng nhu cầu dùng nước cho chung cư.
- Thoát nước thải chung cư liên tục, tránh gây tắc nghẽn cũng như vượt tải để
xảy ra tình trạng ngập, tràn… nước thải.
- Cấp nước chữa cháy đảm bảo sự hoạt động của các họng chữa cháy.
- Tính toán chính xác các công trình phụ trợ cho hệ thống cấp thoát nước, tránh
gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải của chung cư.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống cấp nước trong chung cư.
- Nguồn nước cấp thuỷ cục cho chung cư.
- Hệ thống thoát nước trong chung cư.
- Các công trình phụ trợ trong hệ thống cấp thoát nước như: bể nước ngầm,
trạm bơm trung chuyển, bồn nước mái, …
- Hệ thống cấp nước chữa cháy trong chung cư.
4. Phạm vi và giới hạn thực hiện thiết kế
- Đề tài trong phạm vi hệ thống cấp thoát nước chung cư X203, quận Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội.
- Giới hạn thiết kế hệ thống cấp thoát nước, các công trình phụ trợ, tính toán hệ
thống phòng cháy chữa cháy chung cư, không thiết kế trạm xử lí nước thải cục bộ.
5. Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Tìm hiểu quy mô, tính chất thiết kế công trình chung cư X203,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Nội dung 2: Tìm hiểu các thông tin sơ bộ đường ống cấp nước và đường
ống thoát nước bên ngoài của công trình.
- Nội dung 3: Lựa chọn sơ đồ cấp thoát nước, sơ đồ phòng cháy chữa cháy.
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

13



Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

- Nội dung 4: Thiết kế hệ thống cấp thoát nước và hệ thống phòng cháy chữa
cháy.
- Nội dung 5: Kiểm tra quản lý kĩ thuật hệ thống cấp thoát nước trong nhà.
- Nội dung 5: Đánh giá sơ bộ công tác bảo vệ môi trường
- Nội dung 6: Khai toán sơ bộ chi phí thiết bị xây dựng.
- Nội dung 7: Thể hiện các công trình trên bản vẽ kỹ thuật.
6. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu, khảo sát, phân tích
về số liệu khu chung cư, độ sâu chôn ống bên ngoài áp lực đường ống cấp nước bên
ngoài, số dân cư và các số liệu cần thiết khác.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tham khảo các tài liệu về hệ thống cấp
thoát nước công trình.
- Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của các sơ đồ thiết kế.
- Phương pháp toán: Sử dụng các công thức toán học tính toán các công trình đơn
vị…
- Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để mô tả các sơ đồ cấp nước, sơ
đồ thoát nước và các công trình đơn vị trong hệ thống cấp thoát nước.
7. Ý nghĩa đề tài thiết kế
- Ý nghĩa kinh tế xã hội: Việc có thiết kế hệ thống cấp thoát nước tốt ở các nhà
cao tầng, chung cư giúp cải thiện đời sống của người nhân, cung cấp nước cho các
đối tượng trong chung cư, giải quyết được như cầu dùng nước, giúp người dân có
cái nhìn khách quan khi mua nhà chung cư khi nhà mặt đất ngày càng ít. Đồng thời
thu và dẫn nước thải vào mạng lưới thoát nước chung của đô thị.
- Ý nghĩa khoa học kĩ thuật: Đồ án được thực hiện trên cơ sở thông tin thực tế
về đặc điểm cấu trúc, thiết kế kiến trúc của công trình chung cư. So sánh các

phương án thiết kế hệ thống cấp thoát nước công trình với các công trình có đặc
điểm tương tự từ đó đề xuất phương án thiết kế và tính toán phù hợp. Do vậy kết
quả thiết kế mang ý nghĩa khoa học và phù hợp với thực tế, số liệu đủ độ tin cậy.
- Ý nghĩa về môi trường: Việc thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho chung cư
X203 góp phần quản lý tốt lưu lượng cũng như chất lượng nguồn nước cấp thủy
cục, không để xảy ra tình trạng lãng phí, sử dụng trái phép và gây ô nhiễm nguồn
nước sạch, đồng thời kiểm soát được nước thải đầu ra để có biện pháp xử lý phù
hợp tránh gây ô nhiễm môi trường.
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

14


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

8. Tài liệu kỹ thuật áp dụng
- Bản vẽ thiết kế kiến trúc của chung cư X203.
- TCXDVN 33-2006: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 7957-2008: Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCVN 5673-1992: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp thoát nước bên
trong nhà.
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, Bộ xây dựng xuất
bản năm 2000.
- Các bảng tính tính toán thuỷ lực, cống và mương thoát nước – Nhà xuất bản
xây dựng
- TCVN 4519-1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình. Quy

phạm thi công và nghiệm thu.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 - 1995: (Phòng cháy, chống cháy cho nhà
và công trình yêu cầu thiết kế).
- TCVN 7336 – 2003: (Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động –
Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 6160:1996 “Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 - 1996: (Hệ thống báo cháy tự động yêu
cầu thiết kế).

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

15


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH VÀ HỆ THỐNG CẤP
THOÁT NƯỚC CHUNG CƯ X203, QUẬN HOÀNG MAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1.

TỔNG QUAN CHUNG CƯ X203, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí vô cùng trắc địa nằm ở trung tâm thành phố cách khu phố cổ chỉ 5 phút đi
xe vô cùng thuận tiện. Có thể nói đây là dự án có vị trí vô cùng đẹp nằm ngay trung
tâm thành phố, gần trung tâm thương mại, chợ, đường, trường mà ưu điểm nổi trội

là nằm ở khu quân đội, có không gian sống riêng an ninh rất tốt. Kết nối giao thông
vô cùng thuận tiện đi trong nội ô cũng như di chuyển ra ngoại thành.

CHUNG CƯ X203

Hình 1.1: Vị trí chung cư X203, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Phía Bắc chung cư gần khu đô thị Vĩnh Hoàng Trường Đại Học Kinh Tế - Kĩ
Thuật Công Nghiệp Cơ Sở 2.
Phía Nam gần với cầu Thanh Trì và cách trường Trung Học Cơ Sở Lĩnh Nam
500m.
Phía Nam gần với Trường Tiểu Học Cơ Sở và Trung Học Cơ Sở Trần Phú.
Phía Tây là đường Vành Đai 3 và đường Nguyễn Khoái.
Phía Đông gần Trường Trung Học Phổ Thông Hoàng Văn Thụ và khu công
nghiệp Vĩnh Tuy.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

16


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

1.1.2. Quy mô, tính chất tòa nhà.
Chung cư X203 có diện tích mảnh đất là 1585m2. Tòa nhà được thiết kế cao
13 tầng trong đó có 70 căn hộ với 40 căn là loại căn hộ 2 phòng ngủ có diện tích:
51m2 – 53m2 và 30 căn là loại căn hộ 3 phòng ngủ có diện tích: 63m2 – 73m2.
Bảng 1.1: Giới thiệu chung cư X203
Kết cấu


Bê tông cốt thép và gạch
13 tầng, gồm 1 tầng sảnh và 10 tầng chung cư và

Số tầng

1 tầng tum và 1 tâng mái
Cao độ sàn

Số

(m)

phòng

Tầng 1

+0.0

-

Tầng 2 đến

+3.3 đến

tầng 11

+33.0

70


Tầng tum

+36.3

-

Tầng mái

+39.5

-

Chức năng

Thiết bị phòng

Sảnh và các

Lavabo, Bàn cầu, Vòi rửa,

phòng kĩ thuật

Vòi tưới cây

Dân cư sinh sống
Phòng sinh hoạt
cộng đồng, các
phòng kĩ thuật
Két nước và trạm

bơm tăng áp

Lavabo, Bàn cầu, Vòi rửa,
VT-HS, Máy giặt, Chậu rửa
-

-

1.1.3. Cơ sở hạ tầng
Chung cư X203 được thiết kế với tầng 1 là tầng kĩ thuật, từ tầng 2 đến tầng 11
là tầng dành cho dân cư sinh sống, tầng tum và tầng mái với nội dung như sau:
- Tầng 1 là tầng sảnh dành cho các phòng kĩ thuật của tòa nhà bao gồm: phòng
kĩ thuật nước, phòng kĩ thuật điện, phòng thường trực phòng cháy chữa cháy và
phòng thu rác.
- Tầng 2 đến tầng 11 là tầng dành cho dân cư sinh sống với 70 căn hộ. Mỗi căn
hộ đều có cửa gỗ công nghiệp, cửa sổ sử dụng khung nhôm kính, nhà tắm có bồn
cầu và bồn rửa mặt.
- Tầng tum bao gồm phòng sinh hoạt cộng đồng, phòng kĩ thuật nước và phòng
kĩ thuật điện.
- Tầng mái là tầng để két nước và trạm bơm tăng áp hỗ trợ cho cấp nước sinh
hoạt và phòng cháy chữa cháy.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

17


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”


1.1.4. Số liệu thiết kế
-

Mặt bằng các tầng nhà có bố trí các thiết bị vệ sinh

-

Kết cấu tòa nhà: bê tông cốt thép và gạch

-

Số tầng nhà: 13 tầng.

-

Chiều cao mỗi tầng:
Tầng 1: 3.3 m. Tầng 2 → tầng tum (mỗi tầng): 3.3 m.
Tầng mái: 3.2m

-

Cốt nền nhà tầng 1: ± 0.0m

-

Số dân cư dự kiến: 280 người
a. Đường ống cấp nước bên ngoài

-


Áp lực đường ống cấp nước bên ngoài:
+ Áp lực ban ngày: 10.0m;
+ Áp lực ban đêm: 15.0m;

-

Đường kính ống cấp nước bên ngoài: D100

-

Độ sâu chôn ống cấp nước bên ngoài: -1.0m

-

Vị trí ống cấp nước bên ngoài: nằm ở phía bắc của tòa nhà ở đường Lĩnh Nam
b. Đường ống thoát nước bên ngoài

-

Mạng lưới thoát nước thải bên ngoài: D250

-

Độ sâu chôn ống từ: -1.0m

-

Mạng lưới thoát nước mưa bên ngoài: D400


-

Độ sâu chôn ống từ: -1.0m

-

Vị trí ống thoát nước bên ngoài: được bố trí các tuyến cống thoát nước mưa và
các hố ga nước thải bao quanh khu đất của chung cư và kết nối với các công
trình chung cư lân cận để vận chuyển nước thải về trạm xử lý và nước mưa.
Khu dân cư hiện trạng được bố trí tuyến cống bao để tách nước thải đưa về trạm
xử lý nước thải, khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống riêng hoàn toàn. Nước
thải sinh hoạt phải được xử lý tối thiểu đạt loại B theo QCVN14:2008/BTNMTQuy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi xả vào hệ thống thoát nước
chung của thành phố.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

18


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

1.1.5. Các qui chuẩn, tiêu chuẩn
Hệ thống cấp nước cho tòa nhà thiết kế lắp đặt và sử dụng được tham khảo vào
các Tiêu chuẩn, quy chuẩn sau:
-

Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, Bộ xây dựng
xuất bản năm 2000.


-

TCXDVN 33-2006: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu
chuẩn thiết kế.

-

TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong -Tiêu chuẩn thiết kế.

-

TCVN 4519-1988: Mạng lưới cấp thoát nước bên trong nhà và công trình –
Quy phạm thi công và nghiệm thu.

Hệ thống thoát nước được tham khảo vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau sau:
-

Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, Bộ xây dựng
xuất bản năm 2000.

-

Tiêu chuẩn thoát nước bên ngoài công trình TCVN 7957 – 2008.

-

Tiêu chuẩn thoát nước bên trong công trình TCVN 4474 – 1987.

1.2.


TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ

1.2.1. Hệ thống cấp nước sinh hoạt
a. Định nghĩa hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước bên trong được định nghĩa là những hệ thống cấp nước cho
nhà dân dụng các cấp, công trình công cộng, chung cư, trường học, bệnh viện, xí
nghiệp... Hệ thống cấp nước bên trong có nhiệm vụ đưa nước từ mạng lưới cấp
nước ngoài nhà đến mọi thiết bị lấy nước, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc sản xuất
có bên trong nhà.
b. Phân loại hệ thống cấp nước


Theo chức năng
-

Hệ thống cấp nước sinh hoạt ăn uống.

-

Hệ thống cấp nước sản xuất.

-

Hệ thống cấp nước chữa cháy.

-

Hệ thống cấp nước kết hợp.




Theo áp lực đường ống cấp nước ngoài phố
-

Hệ thống cấp nước đơn giản

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

19


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

-

Hệ thống cấp nước có két nước trên mái

-

Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa

-

Hệ thống cấp nước có bể chưa, trạm bơm biến tần (hoặc trạm khí ép, bồn áp
lực)

-


Hệ thống cấp nước phân vùng



Theo cách bố trí đường ống
-

Hệ thống có đường ống chính là cụt

-

Hệ thống có đường ống chính là vòng (khép kín)

-

Hệ thống có đường ống chính ở phía dưới hoặc trên.

c. Các bộ phận của hệ thống cấp nước trong nhà


Thành phần cơ bản
-

Ống dẫn nước vào nhà: nối liền giữa đường ống cấp bên ngoài với nút đồng
hồ đo nước.

-

Đồng hồ đo nước: đo lưu lượng nước tiêu thụ.


-

Mạng lưới phân phối, bao gồm:
Ống chính: ống đưa nước sau đồng hồ vào nhà.
Ống đứng: ống đưa nước lên các lầu.
Ống phân phối: ống đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh ở từng tầng.



Các thiết bị dùng nước (dụng cụ vệ sinh): lavabo, bàn cầu, vòi sen, …
Thành phần phụ thêm (có thể có hoặc không, tùy theo sơ đồ):

-

Bể nước mái (két nước): dừng để dự trữ nước và tạo áp lực nước cần thiết cho
các thiết bị vệ sinh, vai trò của nó tương tự đài nước.

-

Máy bơm: dùng để tạo áp lực nước cần thiết cho các thiết bị vệ sinh hoặc vòi
chữa cháy hoặc để bơm nước lên bể nước mái. Máy bơm có thể được điều
khiển tự động bằng các role mực nước tại bể chứa, két nước hoặc được điều
khiển bằng thiết bị biến tần.

-

Bể nước ngầm (bể chứa): dùng để dự trữ nước phòng khi nước từ nguồn (ống
cái ngoài đường hay giếng) không cung ứng đủ nhu cầu dùng nước tức thời
trong nhà (hoặc đường ống bên ngoài tạm ngưng cấp nước để sửa chữa…) và

để làm bể hút cho máy bơm hoạt động, vai trò của nó tương tự như bể chứa
trong cấp nước khu vực.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

20


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”



Các thiết bị hỗ trợ cho hệ thống cấp nước
-

Mối nối mềm: là mối nối có thể tháo mở khi đoạn ống cần sửa chữa.

-

Van đóng mở nước.

-

Van giảm áp: giảm áp ở các đoạn ống có áp lực lớn để đảm bảo an toàn.

-

Van một chiều: van chỉ cho nước đi theo một chiều duy nhất.


-

Van xả khí: dùng để xả khí sinh ra trong các đoạn ống cấp nước.

-

Đồng hồ đo áp: được dùng để đo áp lực nước trong ống.

d. Bể chứa nước và két nước

Bể chứa nước
Bể chứa có tác dụng dự trữ nước cho chung cư khi áp lực đường ống cấp nước
bên ngoài nhỏ, không ổn định, không thể cung cấp nước trực tiếp từ đường ống bên
ngoài và khi áp lực của đường ống cấp nước ngoài nhà < 6m.
Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ chứa nước dùng cho sinh hoạt và chữa cháy
hoặc có thể xây dựng riêng biệt cho sinh hoạt. Đối với đề tài bể chứa có nhiệm vụ
chứa nước sạch dùng cho sinh hoạt.
Dung tích bể chứa được xác định trên cơ sở chế độ nước chảy đến và chế độ
làm việc của máy bơm. Trong trường hợp không có số liệu đầy đủ có thể lấy dung
tích của bể chứa nước từ 0.5 – 2 lần lưu lượng nước tính toán ngày đêm của tòa nhà,
tùy theo tòa nhà lớn hay nhỏ, yêu cầu nước liên tục hay không. Trong trường hợp
có hệ thống chữa cháy trong nhà thì cần phải dự trữ thêm vào bể lượng nước chữa
cháy trong 3 giờ liền.


Két nước

Khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên thì
hệ thống cấp nước bên trong nhà cần có két nước. Két nước có nhiệm vụ điều hoà

nước trong nhà (dự trữ nước khi thừa và bổ xung nước khi thiếu, đồng thời dự trữ
một phần nước khi chữa cháy).
Két nước được trang bị các loại ống sau:
-

Đường ống dẫn nước lên

-

Ống dẫn nước ra khỏi két + ống thông hơi

-

Ống tràn.

-

Ống xả cặn.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

21


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

e. Trạm khí ép


- Cấu tạo
+ Bình khí ép còn gọi là bình điều áp, đặt trên ống đẩy của bơm.
+ Trong trường hợp két nước không cung cấp đủ áp lực cho các tầng thì người ta
thường xây dựng trạm khí ép làm nhiệm vụ điều hòa và tạo áp thay cho két nước.
+ Bình điều áp lớn gồm hai thùng bằng thép: Một thùng chứa nước và một thùng
chứa không khí. Ống dẫn nước từ trạm bơm tới được nối với thùng chứa nước, khi
nước thừa thì nước sẽ dồn không khí sang thùng không khí và ép chặt lại.
+ Bình điều áp nhỏ: (dung tích 100l - 200l - 500l - 1000l) chỉ có một thùng vừa
chứa nước và không khí, nước ở dưới không khí ở trên. Trạm nén khí phải bố trí
thêm máy nén khí bổ sung.

-

Hình 1.2: Trạm khí ép

Hình 1.3: Trạm khí ép

có dung tích nhỏ.

có dung tích lớn.

Nguyên tắc hoạt động:

+ Trạm khí ép gồm 2 thùng bằng thép (có thể chỉ cần 1 thùng khi dung tích yêu
cầu bé), 1 thùng chứa nước và 1 thùng chứa không khí. Khi nước thừa sẽ vào thùng
nước, dồn không khí sang thùng không khí và ép chặt lại. Khi nước đầy thùng thì áp
lực không khí sẽ lớn nhất Pmax.
+ Khi thiếu nước, nước từ thùng nước chảy ra cung cấp cho tiêu dùng, không
khí lại từ thùng không khí dẫn sang thùng nước và giãn ra, khi nước cạn tới đáy
thùng nước thì áp lực không khí là nhỏ nhất Pmin.

+ Dung tích Wn chính là dung tích của két nước, còn dung tích thùng không khí
Wkk xác định dựa theo Pmax và Pmin. Để đảm bảo đưa nước tới mọi thiết bị vệ sinh
cần thiết thì Pmin phải lớn hơn hoặc bằng áp lực cần thiết của các tầng cần tăng áp
(Pmin ≥ Hct; áp lực Pmax phải lấy sao cho không quá lớn để tránh vỡ thùng, rò rỉ
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

22


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

đường ống…, đồng thời cũng không nhỏ quá vì như vậy dung tích của thùng không
khí sẽ quá lớn, Pmax < 6 atm).
+ Khi lượng nước trong mạng lưới tiêu thụ ít nước vào bình điều áp và dồn
không khí lại, áp lực không khí lớn nhất Pmax (Pmax < 6 atm).
+ Khi mạng lưới tiêu thụ nước, nước ở bình điều áp ra làm cho không khí dãn
ra, khi nước ra hết thì áp lực không khí thấp nhất, Pmin ≥ Hct
f. Đồng hồ lưu lượng
- Nhiệm vụ
+ Xác định lượng nước tiêu thụ để tính tiền nước;
+ Xác định lượng nước mất mát, hao hụt trên đường ống để phát hiện các
chỗ rò rỉ, bể vỡ ống;
+ Nghiên cứu điều tra hệ thống cấp nước hiện hành để xác định tiêu chuẩn
dùng nước và chế độ dùng nước phục vụ cho thiết kế.
-

Các loại đồng hồ đo nước


Hiện nay, người ta sử dụng thông dụng nhất loại đồng hồ đo nước lưu tốc, xây
dựng trên nguyên tắc lưu lượng nước tỷ lệ thuận với tốc độ nước chuyển động qua
đồng hồ.
+ Đồng hồ đo nước lưu tốc
+ Đồng hồ đo nước điện từ
Ngoài ra để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, người ta còn dùng loại
đồng hồ đo nước tự ghi: lưu lượng và dao động dùng nước sẽ được thể hiện trên các
băng giấy tròn bằng mực.
-

Bố trí nút đồng hồ đo nước
+ Nút đồng hồ đo nước gồm đồng hồ đo nước và các thiết bị phụ tùng khác
như: các loại van đóng mở nước, van xả nước, các bộ phận nối ống…
+ Nút đồng hồ đo nước thường bố trí trên đường dẫn nước vào nhà và đặt ở
những nơi cao ráo, dễ xem xét, ít người qua lại và thường có nắp đậy có thể
mở ra được.
+ Đồng hồ đo nước loại cánh quạt phải đặt nằm ngang, loại tuốc bin có thể
đặt xiên, nằm ngang hay thẳng đứng. Trước và sau đồng hồ phải có van để
đóng nước khi cần thiết. Liền ngay sau đồng hồ thường bố trí van xả nước khi
cần thiết hoặc xả nước bẩn khi khử trùng.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

23


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”


g. Đường ống cấp nước và vị trí đường ống
Mạng lưới cấp nước trong nhà gồm đường ống chính, các ống đứng, ống nhánh
dẫn nước đến các thiết bị vệ sinh trong nhà. Khi thiết kế hệ thống cấp nước bên
trong nhà việc đầu tiên là vạch tuyến đường ống cấp nước trong nhà.


Những yêu cầu đối với việc vạch tuyến đường ống cấp nước trong nhà:

-

Đường ống phải đi tới mọi thiết bị vệ sinh trong nhà.

-

Tổng số chiều dài đường ống phải ngắn nhất.

-

Dễ gắn chắc ống với các kết cấu của nhà: tường, dầm, vì kèo…

-

Thuận tiện, dễ dàng cho quản lý: kiểm tra, sữa chữa đường ống, đóng mở van…



Một số quy định khi đặt ống:

-


Không cho phép đặt ống ống qua phòng ở, hạn chế việc đặt ống qua nền nhà vì
khi hư hỏng sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn.

-

Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh, thường đặt với độ dốc
i= 0.002 – 0.005 về phía ống đứng cấp nước để dễ dàng xả nước trong ống khi
cần thiết.

-

Các ống đứng nên đặt ở góc tường nhà. Mỗi ống nhánh không nên phục vụ quá
5 đơn vị dùng nước và không dài quá 5m (1 đơn vị dùng nước tương ứng với
lưu lượng 0.2l/s).

-

Đường ống chính cấp nước (từ nút đồng hồ đo nước đến các ống đứng) có thể
đặt ở mái nhà, hầm mái hoặc tầng trên cùng (nếu như nước được dẫn lên két rồi
mới xuống các ống đứng). Tuy nhiên phải có biện pháp chống rò rỉ, thấm nước
xuống các tầng.



Vị trí đường ống cấp nước

Đường ống đứng: thường được lắp đặt trong các hộp kỹ thuật, xuyên suốt
các tầng nhà. Đường ống đứng được nối với két nước hoặc trạm bơm (nguồn nước)
và cấp nước cho các đường ống nhánh.
Đường ống nhánh: lấy nước từ đường ống đứng cấp cho tất cả các thiết bị

dùng nước trong từng tầng lầu. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, vị trí đường ống
nhánh có thể lắp đặt ở các vị trí sau:
+ Dưới sàn nhà: người ta lắp đặt ống cấp nước trên sàn BTCT, nằm trong lớp
cát bảo vệ và sau đó dán gạch lên trên.
+ Trong tường gạch: người ta tạo rãnh trong tường gạch, lắp ống vào và phủ
lớp vữa ximăng bên ngoài
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

24


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

+ Trên trần nhà: từ ống chính, người ta lắp đặt ống cấp nước trong khoảng giữa
trần giả và sàn BTCT, sau đó lắp đặt ống cấp nước trong các tường gạch tới các
thiết bị dùng nước.
Trên thực tế, tùy vào tình hình cụ thể về kiến trúc, kết cấu... người ta có thể
chọn vị trí ống đứng và ống nhánh cho phù hợp nhất, đáp ứng được các yêu cầu về
kỹ thuật, kinh tế và thẩm mỹ của công trình.
h. Các sơ đồ cấp nước.
Khi thiết kế mạng lưới cấp nước trong nhà có nhiều phương án, sơ đồ cấp nước
khác nhau. Nhiệm vụ của người kĩ sư thiết kế một mạng lưới cấp nước vừa tận dụng
triệt để áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài, mà vẫn đảm bảo cấp nước đầy đủ
với độ tin cậy cao cho cả tòa nhà một cách kinh tế nhất. Vì vậy việc lựa chọn các sơ
đồ cấp nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế. Trên thực tế có thể lựa
chọn một trong những sơ đồ mạng lưới cấp nước sau:
 Sơ đồ cấp nước không có trạm bơm
-


Sơ đồ cấp nước đơn giản

Lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước bên ngoài cung cấp cho các thiết bị
dùng nước trong tòa nhà. Sơ đồ này chỉ áp dụng khi áp lực đường ống nước ngoài
nhà hoàn toàn đảm bảo đưa tới mọi dụng cụ vệ sinh trong công trình, kể cả những
dụng cụ vệ sinh cao nhất và xa nhất trong công trình, với độ an toàn cao.

Hình 1.4: Sơ đồ cấp nước đơn giản.
-

Sơ đồ cấp nước có két nước trên mái

Được áp dụng khi áp lực đường ống cấp nước bên ngoài đủ lớn nhưng không đảm
bảo thường xuyên. Vào những giờ dùng nước ít (chủ yếu là ban đêm) nước được
cung cấp cho các dụng cụ vệ sinh và cấp lên két. Vào giờ cao điểm, khi nước không
lên tới các dụng cụ vệ sinh thì két nước sẽ bổ sung nước cho toàn bộ mạng lưới.

SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

25


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

Thường thì sơ đồ này có thể áp dụng tại một số công trình gần nhà máy nước, nơi
có áp lực nước đủ lớn.


Hình 1.5: Sơ đồ cấp nước có két nước trên mái.
 Sơ đồ cấp nước có trạm bơm
-

Sơ đồ cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa

Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống nước bên ngoài hoàn toàn không
đảm bảo và quá thấp (< 5m), đồng thời lưu lượng nước không đủ, đường kính ống
bên ngoài nhỏ, không cho phép bơm trực tiếp từ đường ống bên ngoài, vì sẽ ảnh
hưởng đến việc dùng nước của các hộ xung quanh. Trên thực tế tại Việt Nam hiện
nay ta thường sử dụng sơ đồ này. Trạm bơm được điều khiển tự động bằng các Rơle
mực nước tại bể chứa và két nước.

Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa.
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

26


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

 Sơ đồ cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực
Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống nước bên ngoài không đảm bảo
thường xuyên, nhưng không có điều kiện xây dựng két nước trên mái do không có
lợi về phương tiện kết cấu hay mỹ quan. Trạm khí ép có thể có một hay nhiều thùng
khí ép. Trạm khí ép nhỏ chỉ cần một thùng chứa nước ở phía dưới và không khí ở
phía trên. Để tạo áp lực người ta dùng máy nén khí tạo áp lực ban đầu và bổ sung
lượng khí hao hụt trong quá trình trạm bơm làm việc. Trạm khí ép có thể bố trí ở

sân thượng.
Hiện nay người ta thường dùng thiết bị biến tần thay cho các trạm khí ép khi
xây dựng mạng lưới cấp nước cho các chung cư cao cấp.

Hình 1.7: Sơ đồ cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực.
 Sơ đồ cấp nước phân vùng
Sơ đồ cấp nước này áp dụng trong trường hợp khi áp lực của đường ống cấp
nước bên ngoài đảm bảo không những thường xuyên hoặc hoàn toàn không đảm
bảo đưa nước đến mọi thiết bị vệ sinh trong nhà, nhưng áp lực này không đủ lớn để
cung cấp cho tất cả các thiết bị dùng nước trong tòa nhà. Đối với sơ đồ này tận dụng
áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài cho một số tầng dưới theo sơ đồ đơn
giản. Còn các tầng trên có thể thêm két nước, máy bơm theo một số sơ đồ riêng.
Khi đó cần làm thêm đường ống chính phía trên và dùng van trên ống đứng giữa
biên giới hai vùng cấp nước.
Ưu điểm của mạng lưới này là tận dụng áp lực của đường ống cấp nước bên
ngoài nhưng phải xây dựng thêm hệ thống đường ống chính cho các tầng phía trên.
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

27


Đồ Án Tốt Nghiệp
“Thiết kế hệ thống Cấp thoát nước cho chung cư X203, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội”

 Lựa chọn sơ đồ cấp nước
a. Áp lực cần thiết của tòa nhà
Áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài (Hng) thường thay đổi tùy theo giờ
trong ngày, theo mùa do đó để bảo đảm cấp nước cho tòa nhà một cách an toàn và
ct

min
liên tục cần phải thỏa mãn điều kiện: Hng
> Hnh
ct
min
Trong trường hợp Hng
< Hnh
tùy thuộc sự chênh lệch đó ít hay nhiều mà

có thể thêm: két nước, trạm bơm, bể chứa.
b. Xác định áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài
Có thể xác định Hng bằng nhiều phương pháp:
-

Xây dựng biểu đồ áp lực trong ngày.

- Xác định sơ bộ qua áp lực của các thiết bị vệ sinh ở các tầng nhà của tòa
nhà gần nhất.
-

Tham khảo các số liệu của các cơ quan quản lý mạng lưới cấp nước.

c. Xác định áp lực cần thiết của tòa nhà
Khi xác định sơ bộ thì áp lực cần thiết của tòa nhà có thể tính như sau:
Đối với nhà 1 tầng thì áp lực cần thiết là 8 – 10m
Đối với nhà 2 tầng thì áp lực cần thiết là 12m
Đối với nhà 3 tầng thì áp lực cần thiết là 16m
Cứ tăng lên 1 tầng thì cộng thêm 4m
d. Nguyên tắc vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước trong nhà
- Đến được các thiết bị vệ sinh.

-

Đủ áp lực và lưu lượng yêu cầu của thiết bị.

-

Có tổng chiều dài ngắn nhất.

-

Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa, thay thế.

-

Dễ phân biệt khi sửa chữa.

-

Thuận tiện trong quá trình thi công.

Vạch tuyến đường ống cấp nước là công việc quyết định đến quá trình thi
công, hiệu quả làm việc của hệ thống cấp nước. Nhìn chung ống cấp nước thường
được lắp đặt kín để đảm bảo mỹ quan công trình và tăng tuổi thọ của đường ống. Vị
trí ống cấp nước thường được lựa chọn như sau:
SVTH: Phạm Thùy Vy
GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

28



×