Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện nhi đồng, huyện bình chánh, tp hồ chí minh, quy mô 1000 giường bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.32 MB, 127 trang )

Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ................................................ 9
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................................9
1.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................9
1.1.2. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................9
1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................11
1.1.4 Hiện trạng hạ tầng đô thị ..............................................................................12
1.2 GIỚI THIỆU DỰ ÁN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ..............................................13
1.2.1 Sự cần thiết của Dự án .................................................................................13
1.2.2 Quy mô Dự án .............................................................................................. 14
1.2.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực bệnh viện ...........................................16
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT ............................ 18
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT BÊN TRONG
BỆNH VIỆN. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN. ..........................................................18
2.1.1. Nhiệm vụ và các bộ phận của hệ thống cấp nước ........................................18
2.1.2. Bể chứa nước và két nước ............................................................................20
2.1.3. Đường ống cấp nước và vị trí đường ống ....................................................20
2.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT .........................................21
2.2.1. Số liệu thiết kế.............................................................................................. 21
2.2.2. Lựa chọn sơ đồ cấp nước. ............................................................................22
2.2.3. Vạch tuyến hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt ...................................29
2.2.4 Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt. ....................33
2.2.5 Tính toán trạm bơm nước sinh hoạt ............................................................. 46
2.2.6 Tính trạm bơm tăng áp và trạm khí ép .........................................................47


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG ....................................... 51
3.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG .......................................51
GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

1


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

3.1.1. Phân loại .......................................................................................................51
3.1.2. Sơ đồ hệ thống cấp nước nóng .....................................................................52
3.1.3. Lợi ích của hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời: ................................ 54
3.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG....................................................54
3.2.1 Số liệu thiết kế.............................................................................................. 54
3.2.2 Thiết kế hệ thống cấp nước nóng ..................................................................54
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI.................................... 59
4.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI....................................59
4.1.1. Nhiệm vụ và các bộ phận của hệ thống thoát nước. ....................................59
4.1.2. Mạng lưới thoát nước ...................................................................................60
4.1.3. Bể tự hoại .....................................................................................................62
4.2. TÍNH TOÁN THIIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC ............................... 62
4.2.1. Cơ sở thiết kế thoát nước sinh hoạt. ............................................................. 62
4.2.2. Lựa chọn sơ đồ thoát nước trong bệnh viện.................................................62
4.2.3. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước ................................................................ 63
4.2.4 Tính toán ống nhánh thoát nước cho nhà vệ sinh điển hình ........................64
4.2.5 Tính toán ống thông hơi ...............................................................................70

4.2.6 Tính toán ống chuyển trục ...........................................................................70
4.2.7 Thiết kế bể tự hoại có ngăn lọc ....................................................................71
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA.................................... 74
5.1. NHIỆM VỤ CỦA MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA .................................74
5.2. TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA CHO CÁC CÔNG TRÌNH
CÓ MÁI BÊ TÔNG .......................................................................................................74
5.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA ................75
5.4. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG, ĐƯỜNG KÍNH ỐNG THOÁT NƯỚC MƯA
TRÊN SÂN THƯỢNG..................................................................................................75
5.5. TÍNH TOÁN MÁNG THU NƯỚC SÊ NÔ CHO PHẦN MÁI ........................78
CHƯƠNG 6: KHÁI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ XÂY DỰNG ........................................ 80
6.1. KHÁI TOÁN CHI PHÍ CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG ................................ 80
6.2. KHÁI TOÁN CHI PHÍ HẠNG MỤC THIẾT BỊ ...............................................80
GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

2


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

6.2.1. CHI PHÍ VẬT LIỆU, THIẾT BỊ ..................................................................80
6.2.2. CHI PHÍ LẮP ĐẶT VẬT LIỆU, THIẾT BỊ ................................................81
6.3. KHÁI TOÁN CHI PHÍ LẮP ĐẶT ..................................................................81
CHƯƠNG 7: SƠ BỘ VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
CẤP THOÁT NƯỚC .................................................................................................... 82
7.1 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ..................................................................................82

7.2 CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ...........................................83
7.2.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng hệ thống cấp thoát nước và
PCCC
......................................................................................................................83
7.2.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn vận hành hệ thống cấp thoát nước và
PCCC
......................................................................................................................84
7.3 CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ...........................................................................................85
7.4 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................................................................................. 87
7.5 QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC................................................................ 88
7.5.1 Nghiệm thu để đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước bên trong bệnh viện ...88
7.5.2 Quản lý hệ thống cấp nước trong bệnh viện ................................................90
7.6 QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG ...................................................91
7.6.1. Các yêu cầu về quản lý cấp nước nóng .......................................................91
7.6.2. Các biện pháp quản lý...................................................................................92
7.7 QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ..........................................................93
7.7.1 Tẩy rửa và thông tắc .....................................................................................93
7.7.2 Sữa chữa đường ống và thiết bị hư hỏng .....................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96
THÔNG TIN TÁC GIẢ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP .......................................................... 97
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 98

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

3



Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng trị số đương lượng thiết bị vệ sinh
Bảng 2.2: Thống kê số lượng thiết bị vệ sinh của toàn bệnh viện
Bảng 2.3. Cỡ, lưu lượng và đặc tính của đồng hồ đo nước
Bảng 2.4. Sức kháng của đồng hồ đo nước
Bảng 2.5: Tính toán thủy lực từng đoạn ống nhánh của nhà vệ sinh
Bảng 2.6: Tính toán thủy lực từng đoạn ống đứng của bệnh viện
Bảng 3.1: Tính toán thủy lực từng đoạn ống nhánh của nhà vệ sinh
Bảng 3.2: Tính toán thủy lực từng ống đứng cấp nước nóng của nhà vệ sinh
Bảng 4.1: Quy phạm đặt đường ống thông hơi
Bảng 4.2: Số đương lượng thoát nước của các thiết bị vệ sinh
Bảng 4.3: Đương lượng và chiều dài tối đa của ống thoát nước và thông hơi (bảng 7-5
QCVN 2000)
Bảng 4.4: Độ đầy tối đa và độ dốc của đường ống thoát nước thải
Bảng 4.5: Lưu lượng thoát và đường kính các thiết bị vệ sinh
Bảng 4.6: Tính toán thủy lực cho ống nhánh thoát nước xám của nhà vệ sinh lầu2
Bảng 4.7: Tính toán thủy lực cho ống nhánh thoát nước đen của nhà vệ sinh lầu 2
Bảng 4.8: Tính toán thủy lực nước xám cho ống đứng
Bảng 4.9: Tính toán thủy lực thoát nước đen cho ống đứng
Bảng 4.10: Tính toán chuyển trục cho ống thoát nước xám
Bảng 4.11: Tính toán chuyển trục cho ống thoát nước đen
Bảng 5.1: Lưu lượng nước mưa lớn nhất cho phễu thu và ống đứng (bảng D-1.1
QCVN 2000)
Bảng 5.2: Lượng mưa lớn nhất trong 60 phút của các địa phương ở Việt Nam chu kỳ 20

năm (1983 – 2003)
Bảng 5.3: Kích thước đường ống thoát nước mái - ống dẫn và ống thoát nước mưa
(bảng 11-1 QCVN2000)
Bảng 5.4: Kích thước hệ thống thoát nước mưa nằm ngang (bảng 11-2 QCVN 2000)

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

4


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Bảng 5.5: Kích thước máng thoát nước mưa trên mái tương ứng với lượng mưa tối đa
và diện tích mái cho phép tối đa (bảng 11-3 QCVN 2000)
Bảng 6.1: Bảng khái toán chi phí các hạng mục xây dựng
Bảng 6.2: Bảng khai toán chi phí vật liệu, thiết bị

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ huyện bình chánh.
Hình 1.2: Bệnh viện Nhi Đồng thành phố.
Hình 1.3: Tổng thể bệnh viện Nhi đồng thành phố.
Hình 1.4: Tổng thể bệnh viện Nhi đồng thành phố.
Hình 2.1: Hệ thống cấp nước đơn giản.
Hình 2.2: Hệ thống cấp nước có két nước trên mái.
Hình 2.3: Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa.
Hình 2.4: Hệ thống cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực.

Hình 2.5: Sơ đồ cấp nước.
Hình 2.6: Chi tiết đồng hồ lưu lượng.
Hình 2.7: Vạch tuyến mặt bằng cấp nước nhà vệ sinh M.
Hình 2.8: Sơ đồ không gian cấp nước nhà vệ sinh M.
Hình 2.9 : Sơ đồ ống đứng cấp nước cho vùng 2,3.
Hình 2.10: Sơ đồ chiều cao địa hình tầng.
Hình 2.11: Trạm khí ép có dung tích lớn.
Hình 2.12: Bình khí ép có dung tích nhỏ.
Hình 3.1 Sơ đồ cấp nước nóng cục bộ.
Hình 3.2 Sơ đồ cấp nước nóng tập trung.
Hình 3.3: Sơ đồ cấp nước nóng.
Hình 3.4: Sơ đồ không gian cấp nước nóng vệ sinh M.
Hình 3.5: Sơ đồ ống đứng cấp nước nóng cho vùng 1, 2.
Hình 4.1 Sơ đồ không gian thoát nước nhà vệ sinh.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

5


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống con người và trong mọi lĩnh vực sản
xuất, y tế,…. Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nên việc quy hoạch phát triển cơ sở

hạ tầng được đặt ra như một yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi đối tượng dùng
nước đều có yêu cầu về nước khác nhau, song việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là
một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển của đời sống và
sản xuất. Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu
cho người sủ dụng của một bệnh viện cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước
cấp hoàn chỉnh có quy mô tốt, công suất cao. Nhiệm vụ đặt ra đối với người thiết kế là
cung cấp nước đạt tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời phải đảm bảo đưa đến mọi đối tượng
dùng nước, trong đó ngành cấp thoát nước đóng vai trò then chốt, phải đưa ra được quy
hoạch định hướng phát triển theo kịp tốc độ phát triển của xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng
thứ hai về diện tích, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế và văn
hóa, giáo dục quan trọng nhất của nước này. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành
phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Do đó các
yêu cầu về sự phát triển cơ sở y tế và giáo dục được đề cao nhằm đảm bảo cho sự phát
triển của đời sống người dân.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tọa lạc tại số 15 đường Võ Trần Chí, Tân Kiên,
Bình Chánh (TP.HCM), là một trong những bệnh viện thuộc Khu y tế kỹ thuật cao Tân
Kiên theo đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh TPHCM đến năm 2020, tầm
nhìn năm 2025 của UBND thành phố.
Là một sinh viên ngành cấp thoát nước, em đã ý thức rõ được tầm quan trọng của
hệ thống cấp thoát nước trong một bệnh viện được coi là hoàn hảo. Chính vì thế em
quyết định chọn nghiên cứu về hệ thống cấp thoát nước cho công trình bệnh viện đề tài
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí
Minh, quy mô 1000 giường bệnh.” làm đề tài Đồ án tốt nghiệp phần nào thể hiện sự cố
gắng trong quá trình học tập và tổng hợp những kiến thức chuyên ngành của em.
Trên cơ sở tiếp thu về kiến thức đã học và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Đồ án tốt
nghiệp này em sẽ tính toán thiết kế hệ hệ thống cấp và thoát nước cho bệnh viện Nhi
Đồng huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà

GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

6


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Đảm bảo áp lực cấp nước tới các thiết bị dùng nước luôn đủ và ổn định.
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải phải tiết kiệm đường ống thoát nước, mạng
lưới thoát nước đơn giản.
Lựa chọn được sơ đồ cấp nước để đáp ứng đủ áp lực cho thiết bị.
Vạch tuyến hệ thống thoát nước đơn giản có chiều dài ống thoát ngắn để đảm bảo
thoát nước nhanh và không gây tắc nghẽn
Hệ thống nước nóng bao quát đến các khu vực trong bệnh viện để đảm bảo cung cấp
đủ tới các thiết bị vệ sinh.
3. YÊU CẦU ĐỀ TÀI
Trước khi làm đồ án môn học phải nghiên cứu kỹ phần lý thuyết đã học, các tài liệu
cần thiết cho quá trình thiết kế.
Trên cơ sở phần lý thuyết đã được học trên lớp, các tài liệu tham khảo có thể tự mình
tính toán thiết kế một mạng lưới cấp nước cho bệnh viện cụ thể theo yêu cầu của đề tài.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh.
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước đưa nước từ mạng lưới bên ngoài nhà đến mọi thiết
bị, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc trong bệnh viện để cung cấp cho bệnh nhân. Đồng
thời có nhiệm vụ thu và dẫn nước thải từ các thiết bị, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc
trong bệnh viện và nước mưa từ trên mái nhà ra khỏi bệnh viện.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi đề tài: Nghiên cứu thiết kế cấp nước nóng lạnh, thoát nước sinh hoạt, thoát
nước mưa và hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời cho công trình bệnh viện Nhi
Đồng, huyện Bình Chánh.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

7


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tham khảo tài liệu thiết kế hệ thống cấp thoát
nước công trình.
 Phương pháp nghiên cứu tham khảo ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của
chuyên gia nghành cấp thoát nước.
 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập
được từ đó đưa ra phương án thiết kế phù hợp.
 Phương pháp tính toán: Lựa chọn phương án thiết kếvà thiết bị nhằm tiết kiệm
chi phí xây dựng.
 Phương pháp đồ họa: dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc thiết kế hệ
thống cấp thoát nước trong công trình.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng quan sưu tầm các tài liệu, số liệu có
liên quan về các thiết kế và tính toán hệ thống cấp thoát nước của bệnh viện, thiết kế,

thiết bị, đặc điểm chung của bệnh viện.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Đồ án được thực hiện trên cơ sở thông tin thực tế về đặc điểm, cấu
trúc, thiết kế kiến trúc của công trình bệnh viện. So sánh các phương án thiết kế hệ thống
cấp thoát nước công trình với các công trình có đặc điểm tương tự từ đó đề xuất phương
án thiết kế và tính toán phù hợp. Do vậy kết quả thiết kế mang ý nghĩa khoa học và phù
hợp với thực tế, số liệu đủ độ tin cậy.
Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp nước cho các đối tượng trong bệnh viện ,giải quyết được
như cầu dùng nước. Đồng thời thu và dẫn nước thải vào mạng lưới thoát nước chung
của đô thị.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

8


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1.1. Vị trí địa lý
Dự án Bệnh viện Nhi Đồng tọa lạc tại số 15 đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh
– Trung Lương, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.

Tọa độ địa lý của huyện là 106027’15 – 106042’ kinh đông và 102027’38’’ 100052’30’’ vĩ Bắc.
Xã Bình Chánh nằm về phí Tây Nam huyện Bình Chánh, cách trung tâm Sài Gòn
20km, là cửa ngõ đi về đồng bằng sông Cửu Long qua dường Quốc lộ 1, giáp với Thị
trấn Tân Túc ở phía Bắc, giáp với xã Tân Quý Tây ở phía Đông, giáp với các xã Phước
Lý (Cần Giuộc) và xã Mỹ Yên (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) ở phía Nam và Đông
Nam, và xã Tân Bửu huyện Bến Lức, tỉnh Long An) ở phía Tây.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm khí hậu
Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích
đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong
năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26.60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 28.80C (tháng 4), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 24.80C.
b. Nhiệt độ
-

Nhiệt độ trung bình hàng năm: 27.90C

-

Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 31.60C.

-

Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là 26.50C.

-

Biến thiên nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm từ 6 ÷ 1000C (ban ngày 30 ÷ 3400C,
ban đêm 16 ÷ 2200C).

c. Lượng bốc hơi

-

Lượng bốc hơi cao nhất ghi nhận là: 1223.3 mm/năm.

-

Lượng bốc hơi nhỏ nhất ghi nhận là: 1136 mm/năm.

-

Lượng bốc hơi trung bình: 1169.4 mm/năm.

-

Các tháng có lượng bốc hơi cao thường được ghi nhận vào mùa khô (104.4 mm/tháng
– 88.4 mm/tháng) trung bình 97.4 mm/tháng.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

9


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”


-

So với lượng mưa, lượng bốc hơi chiếm khoảng 60% tổng lượng mưa.
d. Chế độ mưa

-

Mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 hàng năm, chiếm từ 65 – 95%
lượng mưa rơi cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là 537.9mm là 9/1990, còn các
tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5 hầu như không có mưa.

-

Lượng mưa trung bình năm 1859mm.

-

Lượng mưa cao nhất ghi nhận được 2047.7mm.

-

Lượng mưa thấp nhất ghi nhận được 1654.3mm.

-

Lượng mưa lớn nhất ghi nhận được trong ngày là 177mm.
e. Bức xạ mặt trời

-


Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn luôn cao và ít thay đổi
các tháng trong năm, do vậy chế độ bức xạ mặt trời rất phong phú và ổn định.

-

Tổng bức xạ trong năm khoảng 145 – 152kcal/cm2.

-

Lượng bức xạ cao nhất ghi nhận được vào tháng 3 (156.9 kcal/cm2).

-

Lượng bức xạ bình quân ngày khoảng 417cal/cm2.

-

Số giờ nắng trong năm 2488 giờ, số giờ nắng cao nhất thường vào các tháng 1- 3.
f. Gió

-

Trong vùng có hai hướng gió chính (Đông – Nam và Tây – Tây Nam) lần lượt xen
kẽ nhau từ tháng 5 đến tháng 10. Không có hướng gió nào chiếm ưu thế, tốc độ gió
khoảng 6.8 m/s.

-

Nói chung khí tượng thời tiết không ảnh hưởng đến thi công công trình, tuy nhiên
nên hạn chế thi công trong mùa mưa các hạng mục cần tránh mưa.

g. Địa hình

Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây Bắc –
Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0.3m so với mực
nước biển. Có 3 dạng địa hình chính như sau:
-

Dạng đất gò cao có cao trình từ 2-3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt, có thể bố
trí dân cư, các ngành công nghiệp, thương mai dịch vụ và các cơ sở công nghiệp,
phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

-

Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2.0m, phân bố ở các xã: Tân Quý Tây, An Phú
Tây, Bình Chánh, Tây Túc, Tân Kiên, Bình Hưng, Phong Phú, Quy Đức, Hưng Long.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

10


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Dạng địa hình này phù hợp trồng lúa 2 vụ, cây ăn trái, rau màu và nuôi trồng thủy
sản.
-


Dạng trũng thấp, đầm lầy, có cao độ từ 0.5m – 1.0m, gồm các xã Tân Nhựt, Bình
Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, đây là vùng thoát nước kém. Hiện trạng trồng
lúa là chíng, hướng tới chuyển sang trồng cây ăn trái.
h. Địa chất

Cấu trúc địa chất chính phần lớn là các loại đất, loại cát có mật độ chặt kém đến chặt
vừa và đất loại sét có trạng thái dẻo cứng đến cứng.
i. Thủy văn
-

Khu vực quy hoạch có nhiều sông rạch chằng chịt, ăn thông với nhau và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thủy triều sông Đồng Nai như sông Gò Công, sông Chẹt, sông
Trau Trảu…

-

Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều sông Đồng Nai, khu vực xây
dựng công trình chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều, hàng ngày có
hai lần triều dâng và hai lần triều rút.

1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện xã hội
Là 1 trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29ha, chiếm
12% diện tích toàn thành phố. Dân số năm 2011 là 458.930 người, mật độ dân số trung
bình là1.851 người/km2. Với 15 xã và 1 thị trấn.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh


11


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Hình 1.1: Bản đồ huyện bình chánh.
b. Điều kiện kinh tế
-

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 8.356
tỷ đồng, so năm 2012 tăng 22,8%, chiếm tỷ trọng 79,03% giá trị sản xuất.

-

Thương mại - dịch vụ: Doanh số bán ra năm 2013 là 1.795 tỷ 050 triệu đồng, tăng
21,25% so năm 2012, chiếm tỷ trọng 16,98% giá trị sản xuất.

-

Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp năm 2013
đạt 422 tỷ đồng, tăng 2,43% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 3,99% cơ cấu giá trị
sản xuất. Trong đó, trồng trọt 173,895 tỷ đồng, chiếm 41,21%; chăn nuôi 199,756 tỷ
đồng, chiếm 47,33%; thủy sản 45,959 tỷ đồng, chiếm 10,89%; lâm nghiệp 2,401 tỷ
đồng, chiếm 0,57%.

1.1.4 Hiện trạng hạ tầng đô thị
a. Hiện trạng cấp nước

-

Nguồn cấp: Từ hệ thống chung của thành phố (Nhà máy nước Tân Hiệp Hóc Môn,
kênh Đông Củ Chi và nguồn nước ngầm...).

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

12


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

-

Các tuyến ống cấp nước chính gồm: tuyến chạy dọc xa lộ vòng 800, đường Bình
Thuận 600 -  800, Hùng Vương nối dài  1.000, Tỉnh lộ 10: đai 600 - 700.
b. San nền – thoát nước mưa

-

Hướng thoát nước mưa chủ yếu phân thành nhiều lưu vực thoát ra sông, rạch. Hệ
thống cống thu nước phần lớn kênh hở hoặc cống bê tông có nắp đan.

-

Các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị tập trung một số rất ít xây dựng cống ngầm.


-

Cốt xây dựng phần lớn trên 1.80 m (Hệ Hòn Dấu).
c. Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường

-

Hệ thống thoát nước bẩn cho khu công nghiệp, khu dân cư đô thị tập trung được xây
dựng mới hoàn toàn và là hệ thống riêng với thoát nước mưa; kết hợp với bể tự hoại
đưa về trạm xử lý nước bẩn trước khi đổ ra sông, rạch.

-

Khu công nghiệp tập trung có trạm xử lý cục bộ riêng. Ngoài ra bố trí 5 trạm xử lý
gắn với kênh, sông.

-

Rác phân loại thu gom mỗi ngày, vận chuyển đến khu xử lý rác tập trung của thành
phố tại Gò Cát - Ba Làng.

1.2

GIỚI THIỆU DỰ ÁN BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG

1.2.1 Sự cần thiết của Dự án
Bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000
giường bệnh.
Trong nhiều năm qua Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 đã quá tải vì cơ sở hạ

tầng hiện tại của 2 bệnh viện này không còn đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh ngày
một tăng cao của người dân. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng Tp. Hồ
Chí Minh là rất cần thiết, nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh
viện tuyến cuối, cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chuyển giao công nghệ và
đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Bệnh viện Nhi đồng Tp. Hồ Chí Minh là một trong 5 bệnh viện thuộc “Đầu tư
xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Tp.Hồ Chí Minh” đã
được chính phủ phê duyệt với mục tiêu đầu tư theo hướng hiện đại, kỹ thuật cao, ngang
tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
Xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng khang trang, hiện đại đáp ứng được nhu cầu
khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

13


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố.
Nhằm định hướng phát triển bệnh viện có dịch vụ y tế chất lượng cao, có thể cạnh
tranh với các nước phát triển trong khu vực.
1.2.2 Quy mô Dự án
-


Bệnh viện Nhi đồng, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh được thiết kế theo tiêu
chí hiện đại, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường với đầy đủ các khu
khám, chữa bệnh nội ngoại trú; khu cận lâm sàng và chẩn đoán y khoa; khu đào tạo;
khu hành chính.

-

Diện tích xây dựng: 54ha

-

Tầng cao công trình: 11 tầng nổi và 1 tầng hầm

-

Quy mô: 1000 giường bệnh. Gồm:
 Tầng hầm: bố trí kho dược, phòng nhân viên, bãi xe, kho trung tâm, khoa ung
bướu, phòng điện, khu điều trị hạt nhân.
 Tầng trệt: khu hồi sức tích cực và chống độc, khu Gây mê hồi sức, khu vực cà phê,
khu vực phục hồi chức năng, khoa Răng – Hàm - Mặt, khu vực công đoàn, khu lấy
mẫu, khu vực Ngoại tổng quát, khu Ngoại lồng Ngực - Tim mạch, khoa Tai – Mũi Họng, khu chẩn đoán hình ảnh, khoa cấp cứu.
 Tầng 1: khu vực phòng Giám đốc, khu vực Tài chính & Kế toán, khu vực hành
chính – quản trị, khu vực CNTT, khu vực phòng kế hoạch, khu vực siêu âm, khu vực
kiểm tra chức năng, khu vực hành chính khám nội trú, khu vực điều trị ngoại trú VIP,
khu vực điều trị ngoại trú ( chuyên khoa Tâm Thần, khoa Nội Tim, khoa Mắt), khu
vực lây nhiễm HIV/ dịch sốt, khu vực lấy máu, khu vực xét nghiệm mẫu, khu vực giải
phẫu bệnh, khu vực xét nghiệm vi sinh, khu giảng đường.


Tầng 2: khu C.S.S.D, khu giải phẫu, khu chỉnh hình, khu Bỏng & Thẩm Mỹ.


 Tầng 3: khu vực sơ sinh (42 giường), khu vực chăm sóc trẻ sơ sinh (88 giường),
khu vực chỉ đạo tuyến.
 Tầng 4: khu vực Tai – Mũi – Họng, khoa thần kinh, khu vực giảng đường, khu vực
nội tim mạch 1, khu vực nội tim mạch 2.
 Tầng 5: khu vực hô hấp 1, khu vực hô hấp 2, khu giảng dạy, khu vực tiêu hóa 1,
khu vực tiêu hóa 2.
 Tầng 6: khu nội tổng quát 1, khu giảng đường, khu nội tổng quát 2, khu vực nội
tổng quát 2 ( 42 giường).
GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

14


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

 Tầng 7: khu vực nội trú cho bác sĩ, khu vực văn phòng bộ môn, khu vực thư viện,
khu vực khoa huyết học (43 giường), khu vực ung thư (20 giường).
 Tầng áp mái 1: phòng đệm, phòng kỹ thuật máy 1, phòng kỹ thuật máy 2, phòng
kỹ thuật AHU.
 Có các loại phòng 1 giường, 2 giường, 3 giường, 4 giường, 5 giường, 6 giường, 7
giường.

Hình 1.2: Bệnh viện Nhi Đồng thành phố.

Hình 1.3: Tổng thể bệnh viện Nhi đồng thành phố.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

15


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Hình 1.4: Tổng thể bệnh viện Nhi đồng thành phố.
1.2.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực bệnh viện
a. Giao thông
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tọa lạc tại số 15 đường Võ Trần Chí, Tân Kiên,
Bình Chánh (TPHCM), có diện tích sử dụng đất hơn 124.700m2
Do bệnh viện tọa lạc tại khu vực tại khu vực đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí
Minh – Trung Lương nằm về phí Tây Nam huyện Bình Chánh, cách trung tâm Sài Gòn
20km, là cửa ngõ đi về đồng bằng sông Cửu Long qua dường Quốc lộ 1 và các tỉnh
Long An, và huyện Cần Giuộc nên tuyến giao thông chính đến bệnh viện là qua đường
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương. Tạo được lợi thế đi lại khám, chữa
bệnh và cấp cứu cho bệnh nhân vì có các tuyến đường lớn và mới quy hoạch để phục
vụ cho giao thông tại khu vực.
Ngoài ra xung quanh bệnh viện còn có các tuyến đường phía Tây giáp đường dẫn
Tân Tạo - Chợ Đệm (đường nối đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương), phía Nam
giáp đường kênh số 10.
Bên cạnh đó vì nằm trong khu vực thoáng và rộng rãi nên bệnh viện còn có bãi đáp
trực thăng làm phương tiện giao thông để phục vụ cho việc khám chữa bệnh và cấp cứu
nhanh chóng kịp thời.


GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

16


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

b. Hiện trạng cấp nước
Phía Nam khu đất có điểm đấu nối từ đường Kênh 10 (lộ giới 20m) là đường giao
thông hiện hữu của khu vực nhằm thuận tiện cho việc đấu nối hệ thống cấp điện, cấp
nước và thoát nước ra Kênh 10 là gần nhất, đạt yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của công trình
và tuân thủ theo quy hoạch chung của khu vực.
Do đó về hiện trạng cấp nước bệnh viện lấy nước từ mạng lưới cấp nước của thành
phố từ đường Kênh 10 nằm ở phía nam của bệnh viện để cung cấp nước sạch cho bệnh
viện. Mạng lưới ống cấp nước của thành phố vận chuyển và phân phối nước sạch tới các
điểm dùng nước trong khu vực. Tại bệnh viện đường ống cấp nước bên ngoài vào bệnh
viện có đường kính D150 và có độ sâu chôn ống là -1.0m.
c. Hiện trạng thoát nước
Phía Đông giáp khu đất xây dựng các bệnh viện trong Cụm y tế Tân Kiên, phía
Tây giáp đường dẫn Tân Tạo - Chợ Đệm (đường nối đường cao tốc TP.HCM - Trung
Lương), phía Nam giáp đường kênh số 10, phía Bắc giáp đất công trình công cộng cấp
thành phố.
Và do ở phía Nam của bệnh viện là đường giao thông hiện hữu của khu vực nhằm
thuận tiện cho việc thoát nước ra Kênh 10 là gần nhất, nên các tuyến đường giao thông
có các mạng lưới cống bao thoát nước thải và nước mưa xung quanh bệnh viện được
thiết kế và quy hoạch mới. Nên vị trí quy hoạch xây dựng bệnh viện được bố trí các

tuyến cống thoát nước mưa bao quanh khu đất tại các tuyến đường Kênh 10 và đường
dẫn Tân Tạo - Chợ Đệm giáp với phía Đông của bệnh viện và các hố ga thu nước thải ở
phía Nam của bệnh viện để vận chuyển nước thải và vận chuyển nước mưa. Các ống
thoát nước của mạng lưới thoát nước bên ngoài nối các hố ga có đường kính D250 và
có độ sâu chôn cống từ -1.0m ngoài ra còn có các ống thoát nước mưa và hố ga thoát
nước mưa để vận chuyển va thu gom nước có đường kính D400 và độ sâu chôn cống từ
-1.0m.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

17


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT BÊN TRONG
BỆNH VIỆN. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
2.1.1. Nhiệm vụ và các bộ phận của hệ thống cấp nước
a. Định nghĩa hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước bên trong bệnh viện được định nghĩa là những hệ thống cấp nước
cho nhà dân dụng các cấp, công trình công cộng, chung cư, trường học, bệnh viện, xí
nghiệp... Hệ thống cấp nước bên trong có nhiệm vụ đưa nước từ mạng lưới cấp nước
ngoài bệnh viện đến mọi thiết bị lấy nước, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc có bên trong
bệnh viện.
b. Phân loại hệ thống cấp nước



Theo chức năng

-

Hệ thống cấp nước sinh hoạt ăn uống.

-

Hệ thống cấp nước sản xuất.

-

Hệ thống cấp nước chữa cháy.

-

Hệ thống cấp nước kết hợp.



Theo áp lực đường ống cấp nước ngoài phố

-

Hệ thống cấp nước đơn giản.

-


Hệ thống cấp nước có két nước trên mái.

-

Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa.

-

Hệ thống cấp nước có bể chưa, trạm bơm biến tần (hoặc trạm khí ép, bồn áp lực).

-

Hệ thống cấp nước phân vùng.



Theo cách bố trí đường ống

-

Hệ thống có đường ống chính là cụt

-

Hệ thống có đường ống chính là vòng (khép kín)

-

Hệ thống có đường ống chính ở phía dưới hoặc trên


GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

18


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

c. Các bộ phận của hệ thống cấp nước trong bệnh viện.


Thành phần cơ bản

-

Ống dẫn nước vào bệnh viện: nối liền giữa đường ống cấp bên ngoài với nút đồng
hồ đo nước.

-

Đồng hồ đo nước: đo lưu lượng nước tiêu thụ.

-

Mạng lưới phân phối, bao gồm:



Ống chính: ống đưa nước sau đồng hồ vào bệnh viện



Ống đứng: ống đưa nước lên các lầu



Ống phân phối: ống đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh ở từng tầng.

-

Các thiết bị dùng nước (dụng cụ vệ sinh): lavabo, bàn cầu, vòi sen, …



Thành phần phụ thêm (có thể có hoặc không, tùy theo sơ đồ):

-

Bể nước mái (két nước): dừng để dự trữ nước và tạo áp lực nước cần thiết cho các
thiết bị vệ sinh, vai trò của nó tương tự đài nước.

-

Máy bơm: dùng để tạo áp lực nước cần thiết cho các thiết bị vệ sinh hoặc vòi chữa
cháy hoặc để bơm nước lên bể nước mái. Máy bơm có thể được điều khiển tự động
bằng các role mực nước tại bể chứa, két nước hoặc được điều khiển bằng thiết bị
biến tần.


-

Bể nước ngầm (bể chứa): dùng để dự trữ nước phòng khi nước từ nguồn (ống cái
ngoài đường hay giếng) không cung ứng đủ nhu cầu dùng nước tức thời trong bệnh
viện (hoặc đường ống bên ngoài tạm ngưng cấp nước để sửa chữa…) và để làm bể
hút cho máy bơm hoạt động, vai trò của nó tương tự như bể chứa trong cấp nước khu
vực.



Các thiết bị hỗ trợ cho hệ thống cấp nước

-

Mối nối mềm: là mối nối có thể tháo mở khi đoạn ống cần sửa chữa.

-

Van đóng mở nước.

-

Van giảm áp: giảm áp ở các đoạn ống có áp lực lớn để đảm bảo an toàn.

-

Van một chiều: van chỉ cho nước đi theo một chiều duy nhất.

-


Van xả khí: dùng để xả khí sinh ra trong các đoạn ống cấp nước.

-

Đồng hồ đo áp: được dùng để đo áp lực nước trong ống.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

19


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

2.1.2. Bể chứa nước và két nước
a. Bể chứa nước
Bể chứa có tác dụng dự trữ nước cho bệnh viện khi áp lực đường ống cấp nước bên
ngoài nhỏ, không ổn định, không thể cung cấp nước trực tiếp từ đường ống bên ngoài
và khi áp lực của đường ống cấp nước ngoài bệnh viện < 6m.
b. Két nước
Khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên thì hệ
thống cấp nước bên trong bệnh viện cần có két nước. Két nước có nhiệm vụ điều hoà
nước trong bệnh viện (dự trữ nước khi thừa và bổ xung nước khi thiếu, đồng thời dự trữ
một phần nước khi chữa cháy).
Két nước được trang bị các loại ống sau:
-


Đường ống dẫn nước lên.

-

Ống dẫn nước ra khỏi két.

-

Ống tràn.

-

Ống xả cặn.

2.1.3. Đường ống cấp nước và vị trí đường ống
Mạng lưới cấp nước trong bệnh viện bao gồm đường ống chính, các ống đứng, ống
nhánh dẫn nước đến các thiết bị vệ sinh trong bệnh viện. Khi thiết kế hệ thống cấp nước
bên trong bệnh viện việc đầu tiên là vạch tuyến đường ống cấp nước trong bệnh viện.


Những yêu cầu đối với việc vạch tuyến đường ống cấp nước trong bệnh viện:

-

Đường ống phải đi tới mọi thiết bị vệ sinh trong bệnh viện.

-

Tổng số chiều dài đường ống phải ngắn nhất.


-

Dễ gắn chắc ống với các kết cấu của bệnh viện: tường, dầm, vì kèo…

-

Thuận tiện, dễ dàng cho quản lý: kiểm tra, sữa chữa đường ống, đóng mở van…



Một số quy định khi đặt ống:

-

Không cho phép đặt ống ống qua phòng ở, hạn chế việc đặt ống qua nền bệnh viện
vì khi hư hỏng sửa chữa sẽ gặp nhiều khó khăn.

-

Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh, thường đặt với độ dốc i= 0.002 –
0.005 về phía ống đứng cấp nước để dễ dàng xả nước trong ống khi cần thiết.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

20


Đồ án tốt nghiệp:

“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

-

Các ống đứng nên đặt ở góc tường bệnh viện. Mỗi ống nhánh không nên phục vụ
quá 5 đơn vị dùng nước và không dài quá 5m (1 đơn vị dùng nước tương ứng với
lưu lượng 0.2l/s).

-

Đường ống chính cấp nước (từ nút đồng hồ đo nước đến các ống đứng) có thể đặt ở
mái bệnh viện, hầm mái hoặc tầng trên cùng (nếu như nước được dẫn lên két rồi mới
xuống các ống đứng). Tuy nhiên phải có biện pháp chống rò rỉ, thấm nước xuống
các tầng.



Vị trí đường ống cấp nước

-

Đường ống đứng: thường được lắp đặt trong các hộp kỹ thuật, xuyên suốt các tầng
bệnh viện. Đường ống đứng được nối với két nước hoặc trạm bơm (nguồn nước) và
cấp nước cho các đường ống nhánh.

-

Đường ống nhánh: lấy nước từ đường ống đứng cấp cho tất cả các thiết bị dùng nước
trong từng tầng lầu. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, vị trí đường ống nhánh có thể

lắp đặt ở các vị trí sau:
 Dưới sàn bệnh viện: người ta lắp đặt ống cấp nước trên sàn BTCT, nằm trong lớp
cát bảo vệ và sau đó dán gạch lên trên.
 Trong tường gạch: người ta tạo rãnh trong tường gạch, lắp ống vào và phủ lớp vữa
ximăng bên ngoài
 Trên trần bệnh viện: từ ống chính, người ta lắp đặt ống cấp nước trong khoảng giữa
trần giả và sàn BTCT, sau đó lắp đặt ống cấp nước trong các tường gạch tới các thiết
bị dùng nước.

Trên thực tế, tùy vào tình hình cụ thể về kiến trúc, kết cấu... người ta có thể chọn vị
trí ống đứng và ống nhánh cho phù hợp nhất, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật,
kinh tế và thẩm mỹ của công trình.
2.2.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT

2.2.1. Số liệu thiết kế
Số liệu thiết kế cấp nước sinh hoạt.
-

Mặt bằng các tầng có bố trí các thiết bị vệ sinh

-

Kết cấu bệnh viện: bê tông cốt thép và gạch

-

Số tầng bệnh viện: 9 tầng.


GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

21


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

-

Chiều cao mỗi tầng:


Tầng hầm → tầng trệt: 5.2 m



Tầng trệt → tầng 1: 5.1m



Tầng 1 → tầng 2: 4.5 m



Tầng 2 → tầng mái (mỗi tầng): 3.9 m


-

Cốt nền bệnh viện tầng 1: ± 0.0m.

-

Áp lực đường ống cấp nước bên ngoài: ban ngày 10.0m; ban đêm 15.0m.

-

Độ sâu chôn ống cấp nước bên ngoài: -1.0m

-

Đường ống cấp nước bên ngoài: D100

-

Số giường bệnh dự kiến: 1000 giường.

2.2.2. Lựa chọn sơ đồ cấp nước.
Khi thiết kế mạng lưới cấp nước trong bệnh viện có nhiều phương án, sơ đồ cấp nước
khác nhau. Nhiệm vụ của người kĩ sư thiết kế một mạng lưới cấp nước vừa tận dụng
triệt để áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài, mà vẫn đảm bảo cấp nước đầy đủ với
độ tin cậy cao cho cả tòa bệnh viện một cách kinh tế nhất. Vì vậy việc lựa chọn các sơ
đồ cấp nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế. Trên thực tế có thể lựa
chọn một trong những sơ đồ mạng lưới cấp nước sau:
a. Sơ đồ cấp nước không có trạm bơm
-


Sơ đồ cấp nước đơn giản

Lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước bên ngoài cung cấp cho các thiết bị dùng
nước trong tòa bệnh viện. Sơ đồ này chỉ áp dụng khi áp lực đường ống nước ngoài bệnh
viện hoàn toàn đảm bảo đưa tới mọi dụng cụ vệ sinh trong công trình, kể cả những dụng
cụ vệ sinh cao nhất và xa nhất trong công trình, với độ an toàn cao.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

22


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Hình 2.1: Hệ thống cấp nước đơn giản.
-

Sơ đồ cấp nước có két nước trên mái

Được áp dụng khi áp lực đường ống cấp nước bên ngoài đủ lớn nhưng không đảm
bảo thường xuyên. Vào những giờ dùng nước ít (chủ yếu là ban đêm) nước được cung
cấp cho các dụng cụ vệ sinh và cấp lên két. Vào giờ cao điểm, khi nước không lên tới
các dụng cụ vệ sinh thì két nước sẽ bổ sung nước cho toàn bộ mạng lưới. Thường thì sơ
đồ này có thể áp dụng tại một số công trình gần bệnh viện máy nước, nơi có áp lực nước
đủ lớn.


GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

23


Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Hình 2.2: Hệ thống cấp nước có két nước trên mái.
b. Sơ đồ cấp nước có trạm bơm
-

Sơ đồ cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa

Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống nước bên ngoài hoàn toàn không đảm
bảo và quá thấp (< 5m), đồng thời lưu lượng nước không đủ, đường kính ống bên ngoài
nhỏ, không cho phép bơm trực tiếp từ đường ống bên ngoài, vì sẽ ảnh hưởng đến việc
dùng nước của các hộ xung quanh. Trên thực tế tại Việt Nam hiện nay ta thường sử dụng
sơ đồ này. Trạm bơm được điều khiển tự động bằng các Rơle mực nước tại bể chứa và
két nước.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

24



Đồ án tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bệnh viện Nhi Đồng, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh, quy mô 1000 giường
bệnh”

Hình 2.3: Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa.
-

Sơ đồ cấp nước có trạm khí ép hoặc bồn áp lực

Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống nước bên ngoài không đảm bảo thường
xuyên, nhưng không có điều kiện xây dựng két nước trên mái do không có lợi về phương
tiện kết cấu hay mỹ quan. Trạm khí ép có thể có một hay nhiều thùng khí ép. Trạm khí
ép nhỏ chỉ cần một thùng chứa nước ở phía dưới và không khí ở phía trên. Để tạo áp lực
người ta dùng máy nén khí tạo áp lực ban đầu và bổ sung lượng khí hao hụt trong quá
trình trạm bơm làm việc. Trạm khí ép có thể bố trí ở sân thượng. Hiện nay người ta
thường dùng thiết bị biến tần thay cho các trạm khí ép khi xây dựng mạng lưới cấp nước
cho các công trình cao cấp.

GVHD 1: ThS. Đinh Thị Thu Hà
GVHD 2: ThS. Nguyễn Văn Sứng
SVTH: Trần Nguyễn Khánh Linh

25


×