Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ứng dụng ảnh điện đánh giá hiện trạng nhiễm mặn, đề xuất biện pháp khắc phục tại đồng muối thông thuận, xã vĩnh hảo, huyện tuy phong, tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.3 MB, 97 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 3
3.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN ................................................................................................................. 6
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................ 6
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................... 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................8
1.3. TỔNG QUAN NHIỄM MẶN ............................................................................... 10
1.4. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................... 11
1.4.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................11
1.4.2. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................12
1.4.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội ...............................................................................22
1.4.4. Nguyên nhân nhiễm mặn khu vực nghiên cứu .............................................23
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 24
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU ............................ 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP ẢNH ĐIỆN ............................................................................... 25
2.2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp ảnh điện ..................................................25
2.2.2. Đặc điểm điện trở suất của đất đá .................................................................27
2.2.3. Số liệu đo ảnh điện .......................................................................................28
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................... 29
2.4. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ ................................................................................... 35
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 37


ii


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................... 37
3.1. Mô tả dữ liệu đo ảnh điện ...................................................................................... 37
3.2. Sử dụng kết quả ảnh điện và công cụ gis để nội suy điện trở suất khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................. 41
3.2.1. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp nội suy .........................................41
3.2.2. Kết quả nội suy đường đồng mức điện trở suất bằng phần mềm Surfer 12.0
................................................................................................................................48
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NHIỄM MẶN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 55
3.3.1. Tương quan tổng muối hòa tan và điện trở suất ...........................................55
3.3.2. Đánh giá hiện trạng nhiễm mặn trong đất khu vực nghiên cứu ...................55
3.3.3. Đánh giá hiện trạng nhiễm mặn trong nước ngầm khu vực nghiên cứu ......56
3.4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHIỄM MẶN........................................ 59
3.4.1. Biện pháp công trình .....................................................................................59
3.4.2. Biện pháp phi công trình...............................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 61
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 63
PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................... 66

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


CSDL

Cơ sở dữ liệu

FAO
GS.TS

Food and Argriculture Organization of United NationsTổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Giáo Sư Tiến Sĩ

GIS

Geographical Information System- Hệ thống thông tin địa lý

KH-CN

Khoa học Công nghệ

MT

Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TEM

Time Domain Electromagnetics induction- Thăm dò điện từ theo
miền thời gian
Thành phố Hồ Chí Minh

Tp.HCM

UNESCO The United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
Hợp Quốc

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ mặn theo tổng số muối tan và hàm lượng Cl- ...................9
Bảng 1.2. Nhiệt độ (oC) tại trạm Phan Thiết và Phan Rang, giai đoạn 2010-2014 .......14
Bảng 1.3. Lượng mưa (mm) trạm Phan Thiết và Phan Rang, giai đoạn 2010-2014 .....17
Bảng 1.4. Lượng bốc hơi (mm) tại trạm Phan Rang, giai đoạn 2010-2014 ..................20
Bảng 2.1. Một số thông tin về vị trí lấy mẫu .................................................................24
Bảng 2.2. Nguồn tài liệu được sử dụng trong đồ án ......................................................25
Bảng 3.1. Bảng tóm tắt thống kê giá trị điện trở suất đo đạt .........................................37
Bảng 3.2. Giá trị R2 của các phương pháp nội suy khác nhau ......................................46
Bảng 3.3. Giá trị %SE và RSME của một số phương pháp nội suy .............................47
Bảng 3.4. Tổng hợp đánh giá bản đồ đường đồng mức điện trở suất bằng các phương
pháp khác nhau ..............................................................................................................54
Bảng 3.5. Kết quả tương quan giữa tổng muối tan trong đất và điện trở suất ..............55
Bảng 3.6. Diện tích phân vùng cấp độ mặn trong đất ...................................................55

Bảng 3.7. Các cấp mặn và sự phát triển của cây ...........................................................56
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước giếng của các hộ dân khu vực nghiên cứu ......56

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí xí nghiệp muối Thông Thuận....................................................................4
Hình 2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5
Hình 1.1. Biểu đồ nhiệt độ các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết và Phan Rang ...16
Hình 1.2. Biểu đồ số giờ nắng các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết .....................16
Hình 1.3. Biểu đồ độ ẩm các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết và Phan Rang ......17
Hình 1.4. Biểu đồ lượng mưa các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết và Phan Rang
.......................................................................................................................................19
Hình 1.5. Biểu đồ lượng mưa và bốc hơi trung bình tháng tại trạm Phan Rang Năm
2013 và 2014 .................................................................................................................21
Hình 1.6. Sơ đồ mô tả dòng thấm từ đồng muối đến khu dân cư ..................................23
Hình 2.1. Dòng điện chạy từ nguồn phát và sự phân bố điện thế .................................26
Hình 2.2. Hệ bốn điện cực .............................................................................................26
Hình 2.3. Ý nghĩa đồ thị Boxplot ..................................................................................30
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình tạo lưới Grid trên Surfer 12.0 ..............................................33
Hình 3.1. Biểu đồ Boxplot của tất các tuyến đo điện trở suất .......................................38
Hình 3.2. Biểu đồ Boxplot của tuyến T1 và T1A..........................................................38
Hình 3.3. Biểu đồ Boxplot của tuyến T1B và T2 ..........................................................39
Hình 3.4. Biểu đồ Boxplot của tuyến T3 và T4 ............................................................39
Hình 3.5. Biểu đồ Boxplot của tuyến T5 và T6 ............................................................40
Hình 3.6. Biểu đồ Boxplot của tuyến T7 và T8 ............................................................40
Hình 3.7. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Inverse Distance to
a Power ..........................................................................................................................42
Hình 3.8. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Kriging ................42

Hình 3.9. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Minimum
Curvature .......................................................................................................................42
Hình 3.10. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Modified
Shepard’s Method ..........................................................................................................43
Hình 3.11. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Natural Neighbor
.......................................................................................................................................43
vi


Hình 3.12. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Triangulation with
Linear Interpolation .......................................................................................................44
Hình 3.13. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Nearest Neighbor
.......................................................................................................................................44
Hình 3.14. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Polynomial
Regression .....................................................................................................................45
Hình 3.15. Đồ thị độ chính xác của giá trị nội suy của phương pháp Radial Basis
Function .........................................................................................................................45
Hình 3.16. Biểu đồ đánh giá độ tin cậy của các phương pháp nội suy bằng hệ số hiệu
quả R2 ............................................................................................................................47
Hình 3.17. Thang chia các mức điện trở suất cho các phương pháp nội suy ................48
Hình 3.18. Kết quả nội suy bằng Inverse Distance to a Power .....................................48
Hình 3.19. Kết quả nội suy bằng Kriging ......................................................................49
Hình 3.20. Kết quả nội suy bằng Minimum Curvature .................................................49
Hình 3.21. Kết quả nội suy bằng Modified Shepard's Method .....................................50
Hình 3.22. Kết quả nội suy bằng Natural Neighbor ......................................................51
Hình 3.23. Kết quả nội suy bằng Nearest Neighbor ......................................................51
Hình 3.24. Kết quả nội suy bằng Polynomial Regression .............................................52
Hình 3.25. Kết quả nội suy bằng Radial Basis Function ...............................................53
Hình 3.26. Kết quả nội suy bằng Triangulation with Linear Interpolation ...................53
Hình 3.27. Kết quả phân tích TDS (mg/L) tại các giếng...............................................57

Hình 3.28. Kết quả phân tích Cl- (mg/L) tại các giếng .................................................58
Hình 3.29. Kết quả phân tích Sulfat (SO42-) (mg/L) tại các giếng ................................58

vii


TÓM TẮT
Đồ án tốt nghiệp không chỉ giúp củng cố lại các kiến thức đã học mà còn giúp
học cách ứng dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống. Ngày nay tình hình nhiễm mặn đất và nước ngầm luôn là vấn đề được mọi người
quan tâm đặc biệt tại các khu vực ven biển. Tại đây ngoài các yếu tố tự nhiên dẫn đến
nhiễm mặn thì hoạt động sản xuất muối cũng là một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn đến nhiễm mặn môi trường đất và nước ngầm. Điển hình như hoạt động sản
xuất muối tại đồng muối Thông Thuận, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận đang là nỗi lo của người dân khu vực xung quanh, khi nguồn nước nhiễm mặn
từ đồng muối thấm vào đất và nước ngầm, làm nhiễm mặn đất và nước ngầm khu vực
dân cư xung quanh khiến đời sống người dân thêm phần khó khăn. Bằng cách tiến
hành thu thập số liệu đo ảnh điện tại khu vực xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh
Bình Thuận làm dữ liệu đầu vào cho phần mềm Surfer 12.0 để nội suy các vị trí chưa
có kết quả đo. Để đảm bảo kết quả nội suy được chính xác đề tài đã so sánh đánh giá 9
phương pháp nội suy cơ bản trên Surfer 12.0 lựa chọn ra Inverse Distance to a Power
là phương pháp nội suy thích hợp nhất để nội suy bản đồ điện trở suất. Đồng thời kết
hợp mối tương quan giữa tổng muối tan và điện trở suất để lập nên bản đồ phân vùng
tổng muối hoà tan tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá nhiễm mặn đất tại đây là khoảng
24,60ha diện tích đất mặn nhiều và 16,37ha đất mặn trung bình. Kết quả phân tích
tổng muối tan trong nước ngầm tại khu vực nghiên cứu có 4/5 giếng vượt quy chuẩn
cho phép về chất lượng nước dưới đất. Quá trình đánh giá nhiễm mặn đất và nước
ngầm cho thấy càng gần đồng muối Thông Thuận thì đất và nước ngầm càng bị nhiễm
mặn. Trước thực trạng nhiễm mặn của khu vực, đề tài đã đề ra các nhóm biện pháp
công trình và phi công trình để khắc phục nhiễm mặn tại khu vực nghiên cứu trong đó

thì biện pháp cần được tiến hành ngay là cho đóng cửa hoặc di dời nhà máy sản xuất
muối để ngăn nguồn lan truyền mặn sang khu dân cư xung quanh, cải tạo đất nhiễm
mặn, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cho người dân khắc phục các hậu quả do nhiễm mặn
gây ra nhằm cải thiện đời sống của người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng.

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận là một huyện ven biển nằm trong vùng khô
hạn nhất nước ta. Với đặc trưng khí hậu khô hạn- bán khô hạn, lượng mưa trung bình
năm thấp khoảng 901mm/năm (từ năm 2011-2014), nhiệt độ từ 23,6-29,5oC (trạm
Phan Rang, 2014) cùng với gió mạnh là những yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình hạn
hán, hoang mạc hóa tại khu vực. Do điều kiện tự nhiên đó mà hoạt động sản xuất thích
hợp với khu vực này chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối. Ở đây có đồng
muối Thông Thuận tại xã Vĩnh Hảo do Công Ty TNHH Thông Thuận đầu tư và được
UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 3589/QĐ-CT.UBND ngày 10 tháng 12 năm
2002. Đồng muối đem lại việc làm và thu nhập cho người dân trong khu vực, xong
cũng đặt ra những vấn đề môi trường đáng lo ngại. Do đồng muối Thông Thuận có cao
trình cao hơn các khu vực xung quanh, gần khu dân cư và trong quá trình sản xuất đã
không quản lý tốt để cho nước mặn thấm qua bờ đê bao đồng muối và tràn bờ thẩm
thấu vào đất, sau đó đi vào mạch nước ngầm làm nhiễm mặn nguồn nước ngầm và đất
ở các khu vực xung quanh đồng muối (Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,
2014). Diện tích đất canh tác ở xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
không chỉ bị thu hẹp do cung cấp mặt bằng cho sản xuất muối mà còn mất đi do đất bị
nhiễm mặn cây cối không sống được. Với điều kiện khí hậu khô hạn- bán khô hạn,
nguồn nước mặt và nước mưa hạn chế thì nước ngầm trở thành nguồn cung cấp nước
quan trọng cho người dân trong khu vực này. Chính vì điều đó mà khi nguồn nước
ngầm trong khu vực bị nhiễm mặn, đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân bị

ảnh hưởng to lớn. Nước ngầm khi nhiễm mặn không thể dùng để ăn uống hay tưới tiêu
được nữa.
Trước thực trạng này, cần phải đánh giá hiện trạng nhiễm mặn của môi trường
đất và nước ngầm khu vực đồng muối Thông Thuận tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận và đề xuất giải pháp khắc phục. Để đánh giá nhiễm mặn, hiện
nay có hai phương pháp phổ biến, đó là:
1) Điều tra khảo sát kết hợp khoan lấy mẫu nước ngầm, mẫu đất phân tích tổng
hàm lượng chất muối hoà tan, phân tích thành phần hoá học của nước; số lượng lỗ

2


khoan khảo sát quyết định mức độ chính xác của ranh giới; phương pháp này đòi hỏi
nhiều thời gian và chi phí rất cao;
2) Dùng phương pháp địa vật lý, đo điện trở suất (phương pháp ảnh điện) để
xác định ranh giới mặn/nhạt; Lấy thêm mẫu đất và nước ngầm phân tích tổng hàm
lượng muối hòa tan để kiểm chứng kết quả xử lý số liệu đo ảnh điện và xác định mối
tương quan giữa tổng muối hòa tan và điện trở suất. Phương pháp này ít tốn thời gian,
cho kết quả nhanh, hiệu quả cả đối với các khu vực có diện tích rộng lớn và lượng mẫu
phải phân tích cũng giảm đi đáng kể so với phương pháp 1.
Với đặc điểm nghiên cứu điện trở suất của môi trường thì phương pháp ảnh
điện đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá nhiễm mặn. Vì ở vùng chứa các muối hòa tan
cao, điện trở suất sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với vùng không có. Việc kết hợp số liệu từ
phương pháp ảnh điện, số liệu quan trắc và công cụ GIS (phần mềm Surfer 12.0) có
khả năng xử lý một khối lượng lớn dữ liệu sẽ giúp giải đoán các kết quả đo một cách
nhanh chóng và hiệu quả trên một diện tích rộng lớn, vốn là điều khó thực hiện đối với
các phương pháp truyền thống khác.
Từ những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài “Ứng dụng ảnh điện đánh giá
hiện trạng nhiễm mặn, đề xuất biện pháp khắc phục tại đồng muối Thông Thuận,
xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận” là điều cần thiết.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Khoanh định được các vùng cấp độ mặn theo tổng muối tan trong môi trường
đất, đánh giá nhiễm mặn đất và nước ngầm khu vực đồng muối Thông Thuận, xã Vĩnh
Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận bằng kết quả đo ảnh điện và quan trắc nước
ngầm;
- Đề xuất được các biện pháp công trình và phi công trình để khắc phục nhiễm
mặn khu vực nghiên cứu.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu thông qua
các thông tin khí tượng, thuỷ văn, địa chất công trình, dân cư, xã hội;
- Xác định nguyên nhân nhiễm mặn khu vực nghiên cứu qua việc khảo sát địa
chất, địa hình, khí hậu khu vực;
3


- Xác định mối tương quan giữa điện trở suất và tổng lượng muối hòa tan;
- Đánh giá hiện trạng nhiễm mặn môi trường đất và nước ngầm khu vực dân cư
xung quanh đồng muối Thông Thuận, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận bằng các kết quả quan trắc nước ngầm và thành lập các bản đồ phân vùng tổng
muối tan trong đất từ kết quả ảnh điện;
- Đề xuất giải pháp khắc phục nhiễm mặn khu vực nghiên cứu bằng các biện
pháp công trình và phi công trình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu độ mặn môi trường đất và nước ngầm tại khu vực
dân cư phía Đông đồng muối Thông Thuận, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận (Hình 1 và Phụ Lục 3: Bản đồ số 01).

Hình 1. Vị trí xí nghiệp muối Thông Thuận
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài được thể hiện ở
sơ đồ hình 2, gồm có:
- Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu;
- Phương pháp ảnh điện;
4


- Phương pháp xử lý số liệu;
- Phương pháp bản đồ.
Thu thập tài liệu

Tổng hợp, xử lý số liệu

Nguyên nhân

Số liệu

nhiễm mặn khu

phân tích chất

vực nghiên cứu

lượng nước ngầm

Giá trị điện trở suất
Tương quan
điện trở suất
và tổng muối
tan


Tổng muối tan
Surfer 12.0,
Mapinfo 11.5

Bảng phân cấp
độ mặn

Bản đồ phân vùng
tổng muối tan

Đánh giá nhiễm mặn

Biện pháp khắc phục
nhiễm mặn
Hình 2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Đất mặn: là những đất chứa nhiều muối hòa tan (1-1,5% hoặc hơn) (Lê Văn
Khoa, 2004).
Thăm dò điện là phương pháp địa vật lý nghiên cứu cấu trúc vỏ trái đất và tìm
kiếm, phát hiện, đánh giá các khoáng sản có ích, nghiên cứu môi trường dựa trên việc
quan sát trường điện, trường điện từ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo (QCVN
57:2012/BTNMT).
Điện trở suất được hiểu là một dòng điện 1 chiều có cường độ I (A) chạy qua

một vật dẫn có tiết diện q (m2) và chiều dài L (m)
𝐼=

𝑞𝑉
𝜌𝐿

(1.1)

V là điện thế (V)
ρ là điện trở suất tính bằng  m và nghịch đảo của nó σ = 1/ρ được gọi là độ
dẫn điện.
Điện trở suất biểu kiến là tham số điện trở suất được đo và tính toán bởi một hệ
thiết bị điện cực nào đó trên mặt đất. Điện trở suất biểu kiến được ký hiệu là ρk và có
thứ nguyên là Ωm (QCVN 57:2012/BTNMT).
Điện cực là một thiết bị dẫn điện dùng để đưa dòng điện nhân tạo từ nguồn phát
vào trong đất, đá thông qua dây dẫn điện (điện cực phát) hoặc dẫn dòng điện nảy sinh
trong đất, đá tới các máy đo điện (điện cực thu).
Đo mặt cắt là đo các giá trị điện trở suất của đất đá dọc theo tuyến khảo sát, để
theo dõi điện trở suất của đất đá ở một độ sâu khảo sát không đổi dọc theo lát cắt. Đo
sâu điện là đo đạc các giá trị điện trở suất của đất đá theo chiều sâu tăng dần tại 1 điểm
cho trước trên tuyến (Nguyễn Đức Tiến, 2013) .
Phương pháp ảnh điện là phương pháp đo sâu điện có các điểm nghiên cứu thay
đổi tăng dần theo 2 hướng: theo chiều sâu và theo tuyến đo, hoặc 3 hướng: theo chiều
sâu, theo tuyến đo và vuông góc với tuyến đo (hướng X, Z và X, Y, Z trong hệ tọa độ
Decac). Khi di chuyển hệ thiết bị điện cực để có điểm nghiên cứu tăng dần theo chiều

6


sâu và theo hướng tuyến đo, gọi là ảnh điện 2D và theo cả hướng vuông góc với tuyến

đo gọi là ảnh điện 3D (TCVN 9433: 2012).
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới hiện nay, việc đánh giá nhiễm mặn môi trường đất và nước ngầm
thường được xác định bởi các phương pháp như
- Lấy mẫu phân tích thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, phương pháp này
được Kissel và n.n.k (2012) đề nghị sử dụng để kiểm tra đất nhiễm mặn giúp nông dân
và cộng đồng đánh giá và quản lý các vấn đề liên quan đến nhiễm mặn đất. Trong
nghiên cứu này, tác giả đề nghị lấy mẫu ở độ sâu 0-6 inch nếu mục đích là xác định độ
mặn của đất nơi rễ cây hút nước, còn với mục đích xác định nhiễm mặn do yếu tố thủy
văn thì nên lấy mẫu ở độ sâu sâu hơn; đề xuất các thông số cơ bản để xác định độ mặn
như Ca2+, Mg2+, K+, Na+, pH, EC, TSS, SAR đối với việc phân tích đất nông nghiệp.
- Xác định độ dẫn điện EC của đất. Theo như FAO (1999) độ mặn của đất có
thể được xác định bởi đo độ dẫn điện của dịch chiết đất bão hòa, ưu điểm của phương
pháp này là giá thành rẻ và thực hiện nhanh hơn so với cách truyền thống là lấy mẫu
và phân tích trong phòng thí nghiệm, quan hệ giữa tổng muối hòa tan và độ dẫn điện
được xác định theo công thức tổng muối hòa tan (mg/L) ≈ 640 x EC25 (độ dẫn điện ở
25oC, dS/m). Cũng theo FAO (2014) thì đất mặn được xác định khi tại một số thời
điểm trong năm độ dẫn điện của dịch chiết xuất bão hòa đất (ECe) ở 25oC thì độ dẫn
điện ≥ 15 dS/m hoặc ≥ 8 dS/m nếu pHH2O của dịch chiết xuất bão hòa đất bằng 8,5.
Pozdnyakova và n.n.k (1999) đã dùng phương pháp cokriging để nội suy độ nhiễm
mặn trên một diện tích đất nông nghiệp rộng hàng nghìn ha bằng kết quả đo dẫn điện
EC của đất và phân tích tỷ lệ hấp phụ Natri (SAR) cho thấy sử dụng cokriging đã giúp
tương quan giữa giá trị dự báo và thực tế tăng lên 60%, chi phí lấy mẫu cũng giảm đi 5
lần.
- Sử dụng phương pháp đo địa vật lý: Jansen và n.n.k (2011) dùng kết quả thăm
dò điện trở suất và thăm dò điện từ theo miền thời gian (TEM) để thành lập bản đồ xác
định vùng nước mặn, nước lợ trong các tầng chứa nước khu vực đới bờ của Los
Angeles và Orange, California. Kết quả cho thấy hai phương pháp này có thể giúp
thành lập bản đồ phân vùng mặn trong không gian 3 chiều ở bên dưới bề mặt một cách

7


nhanh chóng và ít chi phí hơn là chỉ khoan đào và cũng cần thêm vào dữ liệu bên dưới
bề mặt, thường là dữ liệu lỗ khoan, để hiệu chỉnh kết quả địa vật lý. Aizebeokhai
(2014) khẳng định ảnh điện 2D có thể được dùng hiệu quả để lập bản đồ nhiễm mặn
và xác định sự thay đổi không gian của thuộc tính đất tại các vùng rộng lớn và phân
tích các ảnh hưởng môi trường. Batayneh (2015) đã kết hợp điều tra địa vật lý và địa
hóa học để đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm của Vịnh Aqaba khu vực ven biển ở
Ả Rập Saudi, kết quả cho thấy tại khoảng độ sâu 60m được chia làm ba vùng với ba
khoảng giá trị điện trở suất khác nhau ứng với ba đơn vị đất đá khác nhau: các lớp bề
mặt với điện trở suất từ 30-1000 Ωm, đại diện cho đất phù sa, cát, sỏi; tiếp theo là lớp
điện trở suất thấp hơn, dao động 0,6-70 Ωm, đại diện nước từ mặn -lợ -hơi ngọt trong
vùng bão hòa. Ở phía dưới là tầng đá gốc đặc trưng bởi giá trị điện trở suất từ vài trăm
đến vài ngàn Ωm.
Trong các phương pháp đánh giá nhiễm mặn hiện nay trên thế giới thì phương
pháp địa vật lý, đo điện trở suất (phương pháp ảnh điện) để xác định ranh giới
mặn/nhạt đang là phương pháp được ưu tiên nhất. Samouëlian và n.n.k (2006) đã
nghiên cứu cơ sở lý thuyết, ưu và nhược điểm của phương pháp điện trở suất ứng dụng
cho lĩnh vực khoa học đất, chứng minh rằng đây là phương pháp hữu ích để nghiên
cứu đặc trưng của đất mà không gây xáo trộn bề mặt, thích hợp nghiên cứu cấu trúc
tầng đất, các dòng ô nhiễm…Phương pháp này tiết kiệm nhiều thời gian, cho kết quả
nhanh, hiệu quả đối với các khu vực có diện tích nhiễm mặn rộng lớn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng ảnh điện để đánh giá nhiễm mặn ngày càng
phổ biến, trong đó các nghiên cứu như:
- Hoàng Văn Hoan và cộng sự (2008) đã dựa vào kết quả đo sâu điện kết hợp
với lấy mẫu nước phân tích độ tổng khoáng hóa (TDS), vùng Phố Nối, Hưng Yên, đã
xác định mối tương quan giữa điện trở suất của chất điện phân và TDS từ đó xác định
ranh giới mặn/nhạt (TDS= 1.000 mg/L) của tầng nước Pleistocen ở độ sâu 52-72m ứng

với giá trị điện trở suất là 33,4 Ωm. Song kết quả cũng chỉ mới xác định được ranh
giới ở một khoảng giá trị độ sâu và chưa phân cấp chi tiết mức độ mặn của tầng nước.
- Nguyễn Xuân Thành (2012) đã thu thập các số liệu đo sâu điện trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang hình thành CSDL điện trở suất để xây dựng các lớp bản đồ điện trở
8


suất đất đá trầm tích tỉnh Tiền Giang bằng GIS từ bản đồ điện trở suất đất đá. Từ đó
tác giả thực hiện bài toán ứng dụng để xác định vùng phân bố mặn/nhạt các tầng chứa
nước dưới đất với giá trị điện trở suất đo sâu điện là 8,4-10 Ωm tương ứng với ranh
giới mặn/nhạt.
- Hoàng Thị Thanh Thủy và cộng sự (2014) đã ứng dụng ảnh điện để đánh giá
nhiễm mặn do hoạt động khai thác và tuyển quặng Titan tại Ninh Thuận. Kết quả đo
những nơi có điện trở suất <20 Ωm, có độ tổng khoáng hóa cao xuất hiện ở lớp điện
trở suất thứ ba ở tuyến đo 1, trên các tuyến còn lại tuy có vài nơi có điện trở suất
xuống thấp nhưng phân bố không đáng kể. Điều đó cho thấy rằng, tầng nước ngầm tại
các tuyến chưa bị nhiễm mặn, chỉ có vài vị trí, tầng nước ngầm có độ khoáng hóa tăng
cao.
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy tại các khu vực có dấu hiệu nhiễm mặn
thường có giá trị điện trở suất dưới 10Ωm. Hiện nay, ở Việt Nam nếu như trong nước
ngầm có QCVN 09:2015-MT/BTNMT quy định hàm lượng TDS giới hạn trong nước
ngầm nếu vượt quá hàm lượng đó thì nước ngầm bị nhiễm mặn, trong khi đó đối với
môi trường đất vẫn chưa có quy chuẩn nào để đánh giá nhiễm mặn đất. Tác giả Lê Văn
Khoa (2004) đã dùng cách phân cấp chi tiết cấp độ mặn trong đất, căn cứ vào hàm
lượng tổng số muối tan ở Việt Nam để đánh giá nhiễm mặn trong đất (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ mặn theo tổng số muối tan và hàm lượng ClCấp độ mặn

Tổng số muối tan (%)

Hàm lượng Cl- (%)


Đất mặn nhiều

>1

>0,25

Đất mặn trung bình

0,5 – 1,0

0,15 - 0,25

Đất ít mặn

0,25 – 0,50

0,05 – 0,15

Đất rất ít mặn và không mặn

<0,25

<0,05

(Nguồn: Lê Văn Khoa, Đất và môi trường, 2004)
Từ các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy phương pháp ảnh điện
ngày càng được sử dụng phổ biến trong đánh giá nhiễm mặn thay thế dần các phương
pháp cổ điển chỉ lấy mẫu phân tích, mất nhiều thời gian, chi phí cao và cũng do sự
phát triển của khoa học công nghệ, các phần mềm hỗ trợ xử lý kết quả ảnh điện

(RES2DINV, Surfer,…) ra đời, giúp cho việc xử lý kết quả đo trở nên nhanh chóng,
xử lý được số lượng lớn dữ liệu và cho kết quả đáng tin cậy hơn. Do đó đề tài lựa chọn
9


sử dụng kết quả đo ảnh điện và công cụ Surfer 12.0 để xử lý kết quả ảnh điện nội suy
các vị trí không có kết quả đo, thành lập bản đồ điện trở suất kết hợp tương quan giữa
điện trở suất và tổng muối tan phân vùng tổng muối tan theo tác giả Lê Văn Khoa
(2004) để đánh giá nhiễm mặn.
1.3. TỔNG QUAN NHIỄM MẶN
Các quá trình mặn hóa (Salinization) hoặc kiềm hóa (Alkalization) dẫn đến sự
hình thành các đất mặn.
- Mặn hóa đất là quá trình tích tụ trong môi trường đất các muối có khả năng hoà
tan cao hơn gypsum (CaSO4.2H2O), bao gồm các muối kim loại kiềm và kiềm thổ như
Na+, K+, Mg2+, Ca2+ với các gốc axit: Cl-, SO42-, CO32- và HCO3-.
- Quá trình kiềm hóa (Alkalization): trong điều kiện khô hạn hoặc bán khô hạn,
khi dung dịch đất trở nên đậm đặc do bốc hơi nước hay hấp thụ nước của cây cối,…,
các cation Ca2+ và Mg2+ bị kết tủa dẫn đến sự tăng tương ứng của Na+. Dưới các điều
kiện như vậy, một phần cation Ca2+, Mg2+ trao đổi ban đầu được thay thế bởi Na+ dẫn
đến tỷ lệ ưu thế của cation Na+ trong dung dịch đất (Vũ Ngọc Hùng, 2011).
Quá trình nhiễm mặn là kết quả tác động tổ hợp của nhiều yếu tố khác nhau như
thành phần đá mẹ, đặc điểm địa hình, khí hậu, mực nước ngầm tầng nông… có thể kể
ra một số nguyên nhân gây nhiễm mặn như:
- Các quá trình phong hóa: Muối được hình thành trong đất do các quá trình
phong hóa, khi điều kiện khí hậu khô hạn, bán khô hạn thì sản phẩm phong hóa tích tụ
tại chỗ và hình thành nên đất mặn và đất kiềm. Nhưng trong điều kiện ẩm ướt muối
thấm trong đất và theo nước di chuyển ra sông suối, biển và đại dương, do đó, trong
lục địa có điều kiện khí hậu ẩm ướt hiếm khi hình thành đất mặn.
- Sự tích lũy muối trên tầng đất mặt do tưới trong điều kiện nước không đầy đủ:
Do tưới, nước vận chuyển các muối có mặt trong đất lên tầng đất mặt, sau khi nước

bay hơi để lại muối cho tầng đất mặt. Như vậy, sau một thời gian, các muối này được
phân bố đều trong phẫu diện đất tích lũy trên tầng đất mặt và gây mặn cho đất. Nước
do dòng chảy mặt chứa muối mang đến tích lũy ở những nơi trũng, không được tiêu
nước, sau khi bốc hơi gây mặn cho đất.
10


- Tưới bằng nước mặn: ở các vùng khí hậu khô hạn và bán khô hạn, nước ngầm
thường chứa nhiều muối, việc sử dụng nước ngầm có chứa nhiều Natri sẽ làm đất bị
kiềm hóa.
- Mực nước ngầm nằm nông: Quản lý tưới tiêu không tốt sẽ làm mực nước ngầm
nằm nông dâng lên sau khi tưới. Các loại nước ngầm này thường bị khoáng hóa và sự
dâng nước mao quản từ nước ngầm sẽ làm cho đất bị mặn.
- Các muối hóa thạch: Sự tích lũy muối trong các vùng khô hạn thường gồm cả
các muối hóa thạch có nguồn gốc từ các trầm tích trước đây hoặc các dung dịch bị
nhốt lại trong các trầm tích biển trước đây. Sự giải phóng muối có thể xảy ra một cách
tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người.
- Thấm từ các sườn dốc chứa muối: Trong một số trường hợp, sự thấm nước từ
các sườn dốc cao hơn có thể gây mặn cho các vùng dưới dốc, nhất là khi nước trong
đất thấm qua tầng đất có nhiều muối hoặc thấm qua các trầm tích biển.
- Đại dương: Ở các vùng ven biển, đất nhận được muối từ biển qua các con
đường sau đây:
+ Nước biển xâm nhập vào nội địa theo sông ngòi khi thủy triều lên cao hoặc vào
mùa khô khi nước ngọt ở các con sông chảy ra biển có lưu lượng thấp, nước ngọt
không đủ lực để đẩy nước mặn khi thủy triều mạnh;
+ Nước biển đi vào đất liền qua các cửa sông;
+ Dòng nước ngầm;
+ Các thể khí chứa muối, có thể di chuyển vào sâu trong đất liền nhiều km, sau
đó được mưa đưa xuống đất. Các hơi nước có thể đưa vào đất liền khoảng 20100kg/ha/năm muối NaCl, còn đối với vùng ven biển có thể đạt đến 100200kg/ha/năm. Sau một thời gian dài, sự tích lũy này có thể làm cho đất bị mặn.
1.4. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4.1. Vị trí địa lý
Vị trí nghiên cứu tại thôn Vĩnh Hải, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận. Xã Vĩnh Hảo là xã ven biển của huyện Tuy Phong. Tại đây có đồng muối
11


Thông Thuận có diện tích 216,5ha, phía Bắc giáp khu dân cư, phía Tây- Tây Bắc Phía
Tây giáp đồng muối Vĩnh Hảo; phía Đông giáp dân cư và phía Nam giáp đất làm muối
của dân và biển Đông. Đồng muối cách quốc lộ 1A 0,8km về phía Bắc; cách ga Vĩnh
Hảo 1,8km về phía Tây- Tây Bắc và cách nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân khoảng 4,8km
về phía Đông- Đông Bắc (Phụ lục 3: Bản đồ số 02).
1.4.2. Điều kiện tự nhiên
1.4.2.1. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng có độ cao tuyệt đối từ 10÷ 20m, thoải dần từ
Tây Bắc đến Đông Nam, từ Bắc xuống Nam ra biển Đông, thấp dần từ đồng muối
xuống khu dân cư ở phía Đông. Độ chênh cao địa hình giữa đồng muối và khu dân cư
ở phía Đông thay đổi từ 1,2m đến 5m. (Phụ lục 3: Bản đồ số 03).
1.4.2.1. Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu địa chất của Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, đặc điểm địa
chất khu vực bao gồm 2 hệ tầng và 4 thành tạo trầm tích (Phụ lục 3: Bản đồ số 04):
Hệ tầng Nha Trang (Knt): Trong khu vực đồng muối Thông Thuận, hệ tầng
Nha Trang xuất hiện ở phía Bắc. Các đá của hệ tầng Nha Trang gồm: ryolit,
trachyryolit, felsit, ryodacit, anđesit, đacit và tuf của chúng. Mặt cắt của hệ tầng có thể
chia làm 2 tập:
- Tập 1: anđesit, tuf anđesit; đôi nơi có dăm kết tuf thành phần trung tính, màu
xám lục với các mảnh đá, kích thước từ vài mm đến vài cm, thành phần là anđesit,
đacit, ryolit, felsit,… cùng với các vụn tinh thể felspat kích thước 1-3mm bị lục hóa
mạnh; nền là tuf anđesit hay anđesit hạt nhỏ màu xám lục, cấu tạo khối, dạng dòng
chảy. Chiều dày 50-100m.
- Tập 2: đacit, ryođacit, ryolit, trachyryolit và tuf của chúng. Đá có màu xám

sáng, xám nâu. Cấu tạo dòng chảy, dạng ignimbrite hay dạng khối đặc sít. Chiều dày
450-500m.
Chiều dày hệ tầng khoảng 500-600m.
Các đá anđesit đều có kiến trúc porphyr với nền anđesit hay pilotaxit. Cấu tạo
dòng chảy. Các ban tinh chiếm tỷ lệ 28-35% bao gồm anđesin (25-30%) và horblenđ

12


(0-6%). Nền gồm các vi kim que plagioclas, horblenđ, thủy tinh núi lửa thành phần
trung tính cùng các sản phẩm biến đổi của chúng.
Các đá ryolit, trachyryolit, felsit, ryođacit, đacit đều có kiến trúc porphyr với
nền felsit hay hạt cầu- vi granophyre. Cấu tạo khối. Các ban tinh chiếm tỷ lệ 1-25%
bao gồm: plagioclas (1-25%), felspat kali (1-5%), thạch anh (0-4%). Nền gồm tập hợp
vi hạt felspat, thạch anh, thủy tinh núi lửa thành phần felsic cùng các sản phẩm biến
đổi của chúng.
Các đá vụn kết núi lửa thành phần trung tính và felsic, các mảnh vụn chiếm tỷ
lệ 10-44% gồm các vụn tinh thể plagioclas (0-12%), felspat kali (0-5%), thạch anh (02%), biotit ít; các vụn đá gồm anđesit (0-20%), phun trào felsic (0-15%). Nền gồm tập
hợp vi hạt felspat, thạch anh, thủy tinh núi lửa thành phần felsic cùng các sản phẩm
biến đổi của chúng.
Đặc điểm thạch hóa các đá rơi vào các trường ryolit, trachyryolit với hàm lượng
(%) SiO2= 70,54- 75,94; Na2O= 3,00- 4,85; K2O= 3,45- 5,10.
Các đá thuộc loạt kiềm-vôi, dãy thạch hóa bình thường và dãy bão hòa kiềm;
chỉ số màu thấp, Kali thường trội hơn Natri (K2O/Na2O= 1,14- 1,47%)
Hệ tầng Liên Hương (N2lh): Hệ tầng Liên Hương lộ ra ở phía Tây Bắc khu
vực đồng muối. Các đất đá thuộc hệ tầng Liên Hương có thành phần là cuội tảng kết ít
khoáng, cát sạn, bột sét, bột sét pha cát màu xám lục có chứa montmorilonit và di tích
Foraminifera.
Hệ Đệ tứ (Pleistocen thượng, phần trên, trầm tích sông biển amQ13.2): thành
phần cát pha bột-sét, bột sét pha cát màu xám vàng.

Hệ Đệ tứ (Holocen trung, trầm tích biển mQ22): Các trầm tích biển tuổi
Holocen trung tạo nên các thềm biển tích tụ có độ cao tuyệt đối từ 4  6m đến 10m,
phân bố ở khu vực ven. Các kết quả phân tích C14 cho thấy thềm biển tích tụ hình
thành cách đây 4.000 năm. Thành phần trầm tích là cát thạch anh màu trắng, cát thạch
anh hạt vừa đến nhỏ màu xám, cát pha bột – sét. Phần trên chủ yếu là cát hạt vừa, thô,
bở rời. Đây là thành tạo chiếm phần lớn diện tích đồng muối và khu vực dân cư.
Hệ Đệ Tứ (Holocen thượng, Nguồn gốc sông aQ23): Phân bố diện nhỏ ở rìa
phía Đông đồng muối. Thành phần gồm cát, sỏi, sạn, bột sét, cuội tảng. Bề dày thay đổi
từ 0,5-2m.

13


Hệ đệ Tứ (Holocen thượng. Nguồn gốc biển- đầm lầy mbQ23): thành phần
bột, cát, mùn thực vật, vỏ sò. Bề dày từ 1-4m.
1.4.2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Theo các tài liệu địa chất thủy văn của khu vực, chất lượng nước dưới đất tại
khu vực đồng muối phần lớn nằm trong vùng có độ khoáng hóa >1,5g/L không thể sử
dụng cho ăn uống. Khoảng một nữa khu dân cư ở phía Đông Bắc đồng muối cũng
thuộc vùng có độ khoáng hóa >1,5g/L, phần còn lại của khu dân cư thuộc vùng nước
dưới đất có độ khoáng hóa 0,5-1,0g/L. Toàn bộ khu vực nghiên cứu có năng suất khai
thác nước dưới đất thấp, chỉ đạt <1,8m3/giờ. (Phụ lục 3: Bản đồ số 05)
1.4.2.4. Đặc điểm khí tượng
Theo số liệu quan trắc nhiều năm của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Khu vực
Nam Bộ, khu vực Tuy Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
với hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Tại huyện Tuy Phong không có trạm khí tượng, trạm khí
tượng thuộc tỉnh Bình Thuận và gần huyện Tuy Phong nhất là trạm Phan Thiết, song
đặc điểm khí tượng khu vực Tuy Phong lại khá tương đồng với Trạm Phan Rang thuộc
tỉnh Ninh Thuận, do vậy số liệu khí tượng khu vực được lấy tại 2 trạm Phan Thiết và

Phan Rang.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực nghiên cứu qua các năm ở khoảng 27oC,
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm vào khoảng 1-2oC.
Bảng 1.2. Nhiệt độ (oC) tại trạm Phan Thiết và Phan Rang, giai đoạn 2010-2014
THÁNG

1

2

3
4

TRẠM

NĂM
2010

2011

2012

2013

2014

PT

25,5


25,4

25,7

25,6

24,3

PR

25,3

24,5

25,3

25,2

23,6

PT

26,4

25

26,1

26,6


24,6

PR

26,3

25,1

25,8

26,3

24,2

PT

27,5

26,6

27,8

27,6

26,7

PR

27,2


25,8

26,9

27,1

26,2

PT

28,8

27,1

28

29,2

29
14


THÁNG

5

6

7


8

9

10

11

12

Trung bình

TRẠM

NĂM
2010

2011

2012

2013

2014

PR

27,1


27,1

27,8

28,7

27,8

PT

29,9

28,4

28

29,4

29,5

PR

27,2

28,5

28,6

29,1


29,4

PT

28,8

27,6

27,7

28,2

28

PR

29,3

28,7

29

28,1

29,5

PT

28


27,7

27,2

27,8

27,2

PR

28,4

28,2

28,6

27,5

28,8

PT

27,8

27,3

27,4

27,2


27,6

PR

28,5

28,4

29

27,9

28,3

PT

28

27

26,4

27,1

27,4

PR

28,5


28,2

26,6

27,6

27,7

PT

26,8

27,2

27,4

27,2

27,8

PR

26,7

27

27

26,6


27,5

PT

26,8

27,2

27,5

27,1

27,8

PR

25,9

26,7

27,2

26,2

27

PT

26


25,9

27,2

26,1

26,8

PR

25,1

25,1

26,6

24,7

25,6

PT

27,5

26,9

27,2

27,4


27,2

PR

27,1

26,9

27,4

27,1

27,1

Ghi chú : PR : số liệu trạm Phan Rang ; PT : số liệu trạm Phan Thiết, theo Niên
giám thống kê năm 2014 của tỉnh Bình Thuận (đối với trạm Phan Phiết) và tỉnh Ninh
Thuận (đối với trạm Phan Rang).
Nhiệt độ giữa hai trạm Phan Thiết và Phan Rang không chênh lệch nhau nhiều.
Trong năm 2014, nhiệt độ các tháng trong năm hầu hết trên 25oC, nhiệt độ cao nhất là
vào tháng 5 và tháng 6 đạt 29,5oC (tháng 6, trạm Phan Rang)

15


35
30

Nhiệt độ (oC)

25

20
15

10
5
0
T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12


Thời gian
Trạm Phan Thiết

Trạm Phan Rang

Hình 1.1. Biểu đồ nhiệt độ các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết và
Phan Rang
Số giờ nắng
Theo Niên giám thông kê tỉnh Bình Thuận năm 2014, số giờ nằng tại trạm Phan
Thiết nhận được trong cả năm là 2.959 giờ. Số giờ nắng hằng tháng đều trên 150 giờ
nắng, tháng ít nhất cũng nhận khoảng 172,5 giờ nắng (tháng 9), cao nhất là vào tháng
4 nhận 281,5 giờ nắng, kế đó là tháng 6 nhận 269 giờ nắng.

Hình 1.2. Biểu đồ số giờ nắng các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết
16


Độ ẩm
Độ ẩm đo đạc được tại trạm Phan Thiết luôn cao hơn trạm Phan Rang, trung
bình mỗi tháng trạm Phan Thiết ghi nhận độ ẩm không khí khoảng 80% còn trạm Phan
Rang là 76%. Vào năm 2014, độ ẩm không khí tại trạm Phan Thiết dao động từ 7283%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng từ 1-5%; trạm Phan Rang độ ẩm không khí dao
động từ 68-80%, chênh lệch độ ẩm giữa các tháng từ 1-4%.

Hình 1.3. Biểu đồ độ ẩm các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết và Phan Rang
Lượng mưa
Lượng mưa trong khu vực chủ yếu tập trung vào tháng 6 đến tháng 11. Từ năm
2010 đến 2014, tổng lượng mưa qua các năm của trạm Phan Thiết tương đối ổn định
khoảng 1.115,36mm/năm, trong khi đó ở trạm Phan Rang tổng lượng mưa các năm
không ngừng giảm, thấp nhất là vào năm 2014 tổng lượng mưa cả năm chỉ đạt
513,3mm.

Bảng 1.3. Lượng mưa (mm) trạm Phan Thiết và Phan Rang, giai đoạn 2010-2014
THÁNG

1

TRẠM

NĂM
2010

2011

2012

2013

2014

PT

91,2

17,4

4,7

10,7

-


PR

83

21

26

29

-

17


THÁNG

TRẠM

NĂM
2010

2011

2012

2013

2014


PT

-

-

5,9

-

-

PR

-

-

15

2

-

PT

0,5

8,9


7,5

-

0,2

PR

1,5

26

30

2

6,5

PT

0,6

4,6

133,8

14,9

31,6


PR

22,5

10

160

5

5

PT

60,1

245,4

101,5

97,7

92,2

PR

18,7

112


45

155

4,7

PT

98,9

181,3

87,1

105,9

250,6

PR

71,2

49

117

138

63,7


PT

55,7

221,8

296,4

74

189,3

PR

168

79

100

69

77

PT

110,7

140,5


158,9

228,6

151,1

PR

33,9

7

25

70

56,2

PT

105,2

236,7

358,1

154,5

176,7


PR

58,6

116

333

142

83

PT

409,1

91,2

132,3

166,8

157,2

PR

561,1

413


81

106

17,1

PT

100,1

92,5

17,1

58,7

15,5

PR

518,1

39

181

332

104,3


PT

2,6

17,4

0,3

1,6

3

PR

113

22

34

1

95,8

Tổng lượng

PT

1034,7


1257,7

1303,6

913,4

1067,4

mưa cả năm

PR

1649,6

894

1147

1051

513,3

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Ghi chú : PR : số liệu trạm Phan Rang ; PT : số liệu trạm Phan Thiết, theo Niên
giám thống kê năm 2014 của tỉnh Bình Thuận (đối với trạm Phan Phiết) và tỉnh Ninh
Thuận (đối với trạm Phan Rang).

18


Theo kết quả đo đạc lượng mưa vào các tháng trong năm 2014 tại trạm Phan
Thiết và Phan Rang có thể thấy, ở hầu hết các tháng lượng mưa tại trạm Phan Thiết
đều cao hơn trạm Phan Rang nhiều lần, do đó nếu chỉ xem xét kết quả khí tượng tại
trạm Phan Thiết để đánh giá khí tượng khu vực huyện Tuy Phong sẽ không chính xác,
chưa thể thấy được mức độ khô hạn tại đây. Tại trạm Phan Rang, năm 2014, năm
tháng đầu năm lượng mưa rất thấp hầu như không có mưa, mưa tập trung vào tháng
các tháng cuối năm song lượng mưa các tháng này đều dưới 100mm/tháng.

Hình 1.4. Biểu đồ lượng mưa các tháng, năm 2014 tại trạm Phan Thiết và

Phan Rang
Lượng bốc hơi
Trái với tổng lượng mưa, tổng lượng bốc hơi tại trạm Phan Rang qua các năm
không ngừng tăng từ năm 2010 đến 2014, tổng lượng bốc hơi vào năm 2014 cao gấp
1,3 lần năm 2010. Tổng lượng bốc hơi trong năm luôn trên 1.500mm/năm (năm 20102014), lượng bốc hơi các tháng trong năm luôn đạt trên 100mm/tháng trong 2 năm gần
đây (năm 2013 và 2014). Tháng 1 và 2 hằng năm là các tháng có lượng bốc hơi cao
nhất trong năm.

19


×