Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao tp hồ chí minh, công suất giai đoạn 2 4000 m 3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.75 MB, 115 trang )

Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Xử lý nước thải cho khu công nghiệp trước khi xả ra môi trường luôn là nhu cầu cần
thiết khi mà xã hội ngày càng phát triển về kinh tế như hiện nay. Đặc biệt là ở Tp.Hồ
Chí Minh mà cụ thể là khu Công nghệ cao – nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhà
máy sản xuất với nhiều ngành nghề khác nhau. Cùng với sự mở rộng về diện tích của
khu Công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh thì nhu cầu đòi hỏi phải xử lý nước thải lại càng
tăng.
Đồ án “ Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí
Minh, công suất giai đoạn 2: 4000 m3/ngày.đêm” chính là dựa trên nhu cầu đó. Theo
số liệu đã có của Trạm xử lý nước thải khu công nghệ cao giai đoạn 1, em thực hiện đồ
án này để xử lý nước thải công nghiệp theo chuẩn đầu ra của QCVN.
Với tính chất đặc trưng bao gồm chất rắn lơ lửng, BOD, COD và kim loại nặng, chọn
công nghệ xử lý gồm các bậc xử lý: xử lý cơ học, xử lý hóa lý, xử lý sinh học sử dụng
bùn hoạt tính với các công trình xử lý như sau: bể tách dầu mỡ, bể điều hòa, bể khử
Crom, bể phản ứng, bể lắng hóa lý, bể khử Xyanua, bể Anoxic, bể Aerotank, bể lắng
sinh học, bể khử trùng và hồ sinh thái.
Công tác khái toán chi phí đầu tư và quản lý vận hành dựa theo các công trình đơn vị
của công nghệ xử lý lựa chọn và thiết bị cho mỗi công trình. Chi phí đầu tư xây dựng
ươc tính: 26.349.927.000 VNĐ. Chi phí quản lý vận hành trong 01 năm được ước tính:
5.062.679.950,16 VNĐ. Gía thành xử lý 1 m3 nước thải là: 4575,35 VNĐ/m3.

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
3


Đồ án tốt nghiệp


“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

TÓM TẮT TIẾNG ANH
Wastewater treatment for industrial zones before being discharged into the
environment is always a necessity as the society develops economically as it is today.
Especially in Ho Chi Minh City, which is Saigon High-tech Park – where many
enterprises, factories with many different industries. Along with the expansion of the
Saigon Hi-tech Park, the demand for waste water treatment has increased.
Project "Design of concentrated wastewater treatment plant for Hi-tech Park in
Hochiminh City, phase 2 capacity: 4000 m3/day." is based on that demand. According
to the data of the high-tech wastewater treatment plant stage 1, the project is
implemented to treat industrial waste water according to the output standard of QCVN.
With the characteristics of suspended solids, BOD, COD and heavy metals, the
processing technology includes processing steps: mechanical treatment, physical and
chemical treatment, biological treatment using activated sludge The treatment facilities
are as follows: grease separator tank, air conditioning tank, chromium reduction tank,
reactor tank, sedimentation tank, cyanide tank, anoxic tank, aerotank tank, biological
settling tank, ecological lakes.
Estimation of investment costs and management of operation based on the unit works
of the selected treatment technology and equipment for each project. Estimated
construction cost: 26,349,927,000 VND. One-year operating management fee is
estimated at VND 5,062,679,950,16. Price for processing 1 m3 of waste water is
4575.35 VND / m3.

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
4



Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
KCNC: Khu công nghệ cao
COD: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
SS: Chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)
VSS: Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (Volatile Suspended Solid)
TDS: Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solids)
DO: Oxy hòa tan ( Dissolved Oxygen)
MLSS: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquoz Suspended Solids)
SBR: Bể bùn hoạt tính theo mẻ (Sequencing Batch Reactor)
GĐ1: Giai đoạn 1
BVMT: Bảo vệ môi trường
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
HTXLNTTT: Hệ thống xử lý nước thải tập trung

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
5


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Quy hoạch sử dụng đất KCNC Tp.HCM giai đoạn 2 ............................... 19
Bảng 3.1. Thông số chỉ tiêu nước thải Khu Công nghệ cao Tp.HCM ...................... 39
Bảng 3.2. Thông số chất lượng nước thải và mức độ cần xử lý ................................ 48
Bảng 3.3. Gía trị thiết kế bể tách dầu ........................................................................50
Bảng 3.4. Gía trị thiết kế bể khử Crom .....................................................................52
Bảng 3.5. Gía trị thiết kế bể phản ứng .......................................................................54
Bảng 3.6. Các giá trị thiết kế bể lắng bùn hóa lý ....................................................... 55
Bảng 3.7. Các giá trị thiết kế bể khử xyanua ............................................................. 57
Bảng 3.8. Các giá trị thiết kế bể trung gian ............................................................... 58
Bảng 3.9. Các giá trị thiết kế bể Anoxic ....................................................................60
Bảng 3.10. Các giá trị thiết kế bể lắng bùn sinh học ................................................70
Bảng 3.11. Các giá trị thiết kế bể tiếp xúc ............................................................... 72
Bảng 3.12. Các giá trị thiết kế ngăn chứa bùn hóa lý ..............................................73
Bảng 3.13. Các giá trị thiết kế ngăn chứa bùn sinh học ...........................................74
Bảng 3.14. Tổn thất mực nước qua các công trình đơn vị .......................................77
Bảng 3.15. Kích thước các công trình đơn vị khi xây dựng ....................................80
Bảng 5.1. Chi phí xây dựng các công trình đơn vị .................................................... 86
Bảng 5.2. Chi phí thiết bị ........................................................................................... 87
Bảng 5.3. Chi phí điện năng tiêu thụ trong 01 ngày ..................................................94
Bảng 5.4. Chi phí hóa chất trong 01 ngày .................................................................96
Bảng 5.5. Chi phí nhân công trong 01 năm ............................................................... 96
Bảng 5.6. Tổng hợp chi phí vận hành trong 01 năm .................................................97

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
6



Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu Công nghệ cao Tp.HCM ..................16
Hình 2.1. Bể lọc sinh học nhỏ giọt. ...........................................................................32
Hình 2.2. Đĩa lọc sinh học RBC. ...............................................................................32
Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động bể Aerotank. ........................................................... 33
Hình 2.4. Các giai đoạn làm việc trong bể SBR. ...................................................... 34
Hình 2.5. Mô hình bể UASB. .................................................................................... 35
Hình 2.6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu Công nghiệp Tân Bình. .................37
Hình 2.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu Công nghiệp Vĩnh Lộc..................38
Hình 3.1. Quy trình xử lý tổng quát của 2 sơ đồ công nghệ đề xuất. ....................... 41
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 2. ............................ 43
Hình 3.3. Nguyên lý làm việc của bể khử Crom. ...................................................... 44
Hình 3.4. Nguyên lý hoạt động bể lắng ly tâm. ........................................................ 45
Hình 3.5. Nguyên lý hoạt động của thiết bị sục khí Ecorator. ..................................46
Hình 3.6. Thiết bị sục khí Ecorator. ..........................................................................46
Hình 3.7. Hình ảnh thực tế thiết bị sục khí Ecorator.................................................47
Hình 3.8. Bể Aerotank lắp đặt thiết bị sục khí Ecorator. ..........................................47
Hình 3.9. Đường cong hiệu suất của máy bơm bể điều hòa. ....................................51
Hình 3.10. Đường đặc tính máy bơm bể trung gian.................................................... 59
Hình 3.11. Phương trình cân bằng vật chất đối với bể Aerotank. ............................... 65
Hình 3.12. Đường làm việc của máy thổi khí bể Aerotank. .......................................67
Hình 3.13. Đường cong hiệu suất máy bơm tuần hoàn nước thải. ............................. 68
Hình 3.14. Đường cong hiệu suất máy bơm ngăn chứa bùn sinh học. ....................... 75

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

7


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................2
TÓM TẮT ĐỒ ÁN .......................................................................................................3
TÓM TẮT TIẾNG ANH .............................................................................................. 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ....................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ 7
MỤC LỤC ....................................................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................13
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA THIẾT KẾ ..................................................................13

2.

MỤC TIÊU CHUNG CỦA THIẾT KẾ ........................................................... 13

3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................14

4.


PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN THỰC HIỆN THIẾT KẾ .....................................14

5.

NỘI DUNG THỰC HIỆN ...............................................................................14

6.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .......................................................................14

7.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................15

CHƯƠNG 1 ................................................................................................................16
GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM .............................................16
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM ................16

1.1.1.

Vị trí địa lý ............................................................................................. 16

1.1.2.

Điều kiện tự nhiên..................................................................................17

1.1.3.


Địa hình..................................................................................................18

1.1.4.

Địa chất ..................................................................................................18

1.1.5.

Thủy văn ................................................................................................ 18

1.2.

HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG .............................................................. 18

1.3.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................................................................19

1.4.

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIAI ĐOẠN 1 .............................................20

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
8


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:

4000 m3/ngày.đêm”

1.4.1.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải giai đoạn 1 ..................................21

1.4.2.

Mô tả quy trình công nghệ .....................................................................22

1.5.

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIAI ĐOẠN 2 ............................................22

1.5.1.

Công suất xử lý ...................................................................................... 22

1.5.2.

Yêu cầu công nghệ của Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 2 ..............22

CHƯƠNG 2 ................................................................................................................24
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP ............................................................................................................24
2.1.

CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ...............24

2.1.1.


Các chỉ tiêu vật lý ..................................................................................24

2.1.2.

Các thông số hóa học và sinh học .......................................................... 25

2.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP ................26

2.2.1.

Phương pháp xử lý cơ học .....................................................................26

2.2.2.

Phương pháp xử lý hóa lý ......................................................................28

2.2.3.

Phương pháp xử lý sinh học ..................................................................30

2.2.4.

Xử lý bùn cặn ......................................................................................... 35

2.3.

MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆN NAY ..............36


2.3.1.

Khu Công nghiệp Tân Bình ...................................................................36

2.3.2.

Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc ...................................................................37

CHƯƠNG 3 ................................................................................................................39
ĐỀ XUẤT VÀ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............................ 39
A. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ................................................... 39
3.1.

NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.................................39

3.2.

ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ................................................39

3.2.1.

Đặc tính nước thải cho Hệ thống xử lý nước thải..................................39

3.2.2.

Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ..............................................41

3.2.3.


Phân tích ưu, nhược điểm của mỗi phương án. .....................................42

3.2.4.

Chọn công nghệ và triển khai chi tiết công nghệ ..................................42

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
9


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

B. THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ..................................................................48
3.3.

MỨC ĐỘ CẦN THIẾT XỬ LÝ VÀ THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ................48

3.3.1.

Mức độ cần thiết xử lý ...........................................................................48

3.3.2.

Xác định các thông số tính toán ............................................................. 49

3.4.


TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ...............................................49

3.4.1.

Hố gom nước thải ..................................................................................49

3.4.2.

Bể tách dầu............................................................................................. 49

3.4.3.

Bể điều hòa ............................................................................................ 50

3.4.4.

Bể khử Crom .......................................................................................... 51

3.4.5.

Bể phản ứng ........................................................................................... 53

3.4.6.

Bể lắng bùn hóa lý .................................................................................55

3.4.7.

Bể khử Xyanua ...................................................................................... 57


3.4.8.

Bể trung gian .......................................................................................... 58

3.4.9.

Bể Anoxic .............................................................................................. 59

3.4.10. Bể Aerotank ........................................................................................... 62
3.4.11. Bể lắng bùn sinh học..............................................................................69
3.4.12. Bể tiếp xúc ............................................................................................. 72
3.4.13. Ngăn chứa bùn hóa lý ............................................................................73
3.4.14. Ngăn chứa bùn sinh học.........................................................................74
3.4.15. Bể nén bùn ............................................................................................. 75
3.4.16. Cao trình trạm xử lý ...............................................................................77
3.4.17. Tổng hợp kích thước các công trình đơn vị ...........................................80
CHƯƠNG 4 ................................................................................................................81
QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ................................................................ 81
4.1. NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ BÊN TRONG
NHÀ MÁY .................................................................................................................81
4.1.1.

Nguyên tắc vận hành nhà máy ............................................................... 81

4.1.2.

Nguyên tắc vận hành thiết bị .................................................................81

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp

10


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

4.1.3.
4.2.

Nguyên tắc bảo dưỡng thiết bị ............................................................... 81

MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP ............................................................... 81

4.2.1.

Trạm xử lý ............................................................................................. 82

4.2.2.

Bùn thối..................................................................................................82

4.2.3.

Chất độc .................................................................................................83

4.2.4.

Sự nổi bùn .............................................................................................. 83


4.2.5.

Sự tạo bọt ............................................................................................... 84

4.3.

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ AN TOÀN VẬN HÀNH ..................................84

4.3.1.

Tổ chức quản lý ..................................................................................... 84

4.3.2.

Kỹ thuật an toàn ..................................................................................... 84

4.3.3.

Bảo trì ....................................................................................................85

CHƯƠNG 5 ................................................................................................................86
KHÁI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH ..................86
5.1.

CHI PHÍ ĐẦU TƯ ........................................................................................ 86

5.1.1.

Chi phí xây dựng.................................................................................... 86


5.1.2.

Chi phí thiết bị ....................................................................................... 87

5.1.3.

Chi phí khác ........................................................................................... 93

5.1.4.

Tổng chi phí đầu tư ................................................................................93

5.2.

CHI PHÍ QUẢN LÝ VẬN HÀNH ............................................................... 93

5.2.1.

Chi phí điện năng ................................................................................... 93

5.2.2.

Chi phí hóa chất ..................................................................................... 96

5.2.3.

Chi phí nhân công ..................................................................................96

5.2.4.


Chi phí sửa chữa hàng năm....................................................................96

5.2.5.

Chi phí bảo vệ môi trường .....................................................................96

5.3.

GIÁ THÀNH XỬ LÝ 1M3 NƯỚC THẢI .................................................... 97

CHƯƠNG 6 ................................................................................................................98
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....................................98
6.1.

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ............................................................................98

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
11


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

6.2. CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .................................................................................98
6.2.1.

Các tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ................................ 98


6.2.2.

Các biện pháp khắc phục.........................................................................101

KẾT LUẬN ...............................................................................................................103
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................104
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ .....................................................................................105

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
12


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA THIẾT KẾ
Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng nhanh dẫn đến khai thác và sử dụng
quá tài nguyên nước trong những năm gần đây tác động của biến đổi khí hậu đã ngày
càng bất lợi vượt quá tầm kiểm soát của các nhà quản lý môi trường gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng tác động tiêu cực lên môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn và là nơi tập trung của rất nhiều ngành
nghề sản xuất, đóng góp ngân sách rất nhiều cho đất nước. Tuy nhiên phát triển công
nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt là môi trường nước. Nguồn
nước mặt ở các kênh rạch nội thành đang bị ô nhiễm với mức độ cao do nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp chưa được xử lý xả ra. Loại nước thải này khi đổ trực

tiếp ra nguồn tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt, đồng
thời gây tác động tiêu cực đến nguồn thủy sinh và qua dây chuyền thực phẩm gây tác
hại cho người sử dụng do khả năng tích tụ sinh học cao của chúng.
Khu Công nghệ cao TP.HCM là một khu vực tập trung các công ty hoạt động trong
lĩnh công nghệ cao. Hiện tại, ở đây đã có nhiều công ty trong và ngoài nước hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ cao đáng kể như Nidec của Nhật Bản, hãng Intel của Hoa
Kỳ… Lĩnh vực hoạt động chủ yếu là các ngành nghề cơ khí, sản xuất linh kiện điện tử
và dịch vụ. Cùng với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp trong khu Công
nghệ cao TP.HCM là sự gia tăng về nhu cầu dùng nước và lượng nước thải thải ra môi
trường ngày càng nhiều.
Do đó đề tài Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu Công nghệ cao
TP.HCM, giai đoạn 2, công suất 4000 m3/ngày đêm nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm
nguồn nước từ nước thải của các doanh nghiệp trong khu Công nghệ cao xả ra, từ đó
giúp cho việc phát triển kinh tế - xã hội giảm thiểu được suy thoái môi trường đặc biệt
là môi trường nước thì việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp là một
yêu cầu cần thiết đảm bảo phát triển bền vững.
2. MỤC TIÊU CHUNG CỦA THIẾT KẾ
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho khu Công nghệ cao TP.HCM đạt tiêu
chuẩn xả thải loại A ( QCVN 40:2011/BTNMT) trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là
sông Gò Công (Quận 9) để bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
13


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”


3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm, thành phần, tính chất nước thải khu Công nghiệp,
Công nghệ xử lý nước thải cho loại hình Khu công nghiệp.
4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN THỰC HIỆN THIẾT KẾ
Phạm vi nghiên cứu: Nước thải sản xuất và sinh hoạt tập trung của khu Công nghệ
cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới hạn nghiên cứu:
− Xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt của Khu Công nghệ cao TP.HCM sau khi
đã xử lý cục bộ tại mỗi nhà máy/xí nghiệp
− Đạt chuẩn cột A QCVN 40:2011 với Kf = 1, Kq = 0,9 trước khi xả vào nguồn
tiếp nhận.
5. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Nội dung 1: Tìm hiểu hoạt động của khu Công nghệ cao TP.HCM: vị trí, điều kiện
tự nhiên, cơ sở hạ tầng khu Công nghệ.
Nội dung 2: Xác định đặc tính nước thải đầu vào: lưu lượng, thành phần, tính chất
nước thải, nguồn tiếp nhận xả thải.
Nội dung 3: Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức độ ô nhiễm
của nước thải đầu vào. Phân tích ưu, nhược điểm của các sơ đồ đã nêu và lựa chọn sơ
đồ xử lý phù hợp nhất.
Nội dung 4: Tính toán các công trình đơn vị trọng trạm xử lý.
Nội dung 5: Dự toán chi phí thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý.
Nội dung 6: Đánh giá sơ bộ công tác bảo vệ môi trường khi xây dựng và vận hành
Nội dung 7: Thể hiện các công trình tính của trạm xử lý trên các bản vẽ kỹ thuật.
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về nước thải của Khu công nghiệp,
thành phần, tính chất và các số liệu cần thiết khác.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu công nghệ đặc trưng xử lý nước thải của
khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành
Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của các công nghệ xử lý hiện có và đề
xuất lựa chọn công nghệ phù hợp.

Phương pháp toán học: Sử dụng các công thức toán học tính toán các công trình đơn
vị…
SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
14


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để mô tả các công trình đơn vị trong
trạm xử lý.
7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Về kinh tế - xã hội
− Giảm chi phí đóng phí nước thải nhờ giảm được nồng độ các chất ô nhiễm
theo quy định
− Việc xử lý nước thải ngăn chặn các chất bẩn độc hại gây ô nhiễm môi trường
nước sông Gò Công giảm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt và môi
trường xung quanh
− Giảm chi phí khắc phục môi trường, tạo điều kiện sản xuất thân thiện với môi
trường cho toàn toàn bộ nhà máy/xí nghiệp trong Khu Công nghiệp
− Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ nơi để các doanh nghiệp,
sinh viên tham quan học tập.
 Về môi trường
− Khi xây dựng trạm xử lý, nước thải sẽ được xử lý đảm bảo theo QCVN
40:2011 cột A. Việc xả nước thải đảm bảo tiêu chuẩn sẽ góp phần phục hồi
môi trường nước mặt của khu vực sông Gò Công
− Xử lý tốt nguồn nước thải trước khu đổ ra môi trường sẽ giảm thiểu tác động
lên môi trường nước mặt, nước dưới đất, môi trường đất giảm thiểu nguy cơ

suy giảm đa dạng sinh học vùng Sông Gò Công.

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
15


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng với
diện tích 587 ha, tại quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh





Phía Bắc: giáp Xa lộ Hà Nội và 1 phần đường Vành đai 3
Phía Nam: giáp sông Trau Trảu
Phía Đông: giáp đường Vành đai 3 và sông Trau Trảu
Phía Tây: giáp khu dân cư phường Tân Phú và sông Vàm Xuồng

Khu đất dự kiến xây dựng Trạm xử lý có diện tích 0,6 ha ( có thể mở rộng lên
0,7 ha) và giáp với sông Gò Công.


Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất khu Công nghệ cao Tp.HCM

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
16


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm là:
mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Trời nắng ấm quanh năm, hầu như không có mùa rõ
rệt, không bị ảnh hưởng của gió bão.
1.1.2.2. Nhiệt độ
− Nhiệt độ trung bình hàng năm: 27,90C
− Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 31,60C
− Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là 26,50C
− Biến thiên nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm từ 6 ÷ 1000C ( ban ngày 30 ÷
3400C, ban đêm 16 ÷ 2200C)
1.1.2.3. Độ ẩm không khí tương đối
− Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm ghi nhận được khoảng 78%.
− Độ ẩm không khí tương đối cao thường ghi nhận được vào các tháng mùa mưa
từ 82 ÷ 85% (có khi lên tới mức bão hòa 100%) và thấp nhất trong các tháng
màu khô từ 70 ÷ 76%.
1.1.2.4. Lượng bốc hơi
− Lượng bốc hơi cao nhất ghi nhận là: 1223,3 mm/năm

− Lượng bốc hơi nhỏ nhất ghi nhận là: 1136 mm/năm
− Lượng bốc hơi trung bình: 1169,4 mm/năm
− Các tháng có lượng bốc hơi cao thường được ghi nhận vào mùa khô (104,4
mm/tháng – 88,4 mm/tháng) trung bình 97,4 mm/tháng.
− So với lượng mưa, lượng bốc hơi chiếm khoảng 60% tổng lượng mưa.
1.1.2.5. Chế độ mưa
− Mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11 hàng năm, chiếm từ 65 –
95% lượng mưa rơi cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là 537,9mm là
9/1990, còn các tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5 hầu như không có mưa.
− Lượng mưa trung bình năm 1859mm
− Lượng mưa cao nhất ghi nhận được 2047,7mm
− Lượng mưa thấp nhất ghi nhận được 1654,3mm
− Lượng mưa lớn nhất ghi nhận được trong ngày là 177mm
1.1.2.6. Bức xạ mặt trời
− Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn luôn cao và ít
thay đổi các tháng trong năm, do vậy chế độ bức xạ mặt trời rất phong phú và
ổn định.
− Tổng bức xạ trong năm khoảng 145 – 152kcal/cm2.
SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
17


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

− Lượng bức xạ cao nhất ghi nhận được vào tháng 3 (156,9 kcal/cm2)
− Lượng bức xạ bình quân ngày khoảng 417cal/cm2
− Số giờ nắng trong năm 2488 giờ, số giờ nắng cao nhất thường có vào các tháng

1 – 3.
1.1.2.7. Gió
− Trong vùng có hai hướng gió chính (Đông – Nam và Tây – Tây Nam) lần lượt
xen kẽ nhau từ tháng 5 đến tháng 10. Không có hướng gió nào chiếm ưu thế,
tốc độ gió khoảng 6,8 m/s
− Nói chung khí tượng thời tiết không ảnh hưởng đến thi công công trình, tuy
nhiên nên hạn chế thi công trong mùa mưa các hạng mục cần tránh mưa.
1.1.3. Địa hình
Về địa hình khu vực đã được san nền tương đối bằng phẳng lên cao độ tự nhiên
1.1.4. Địa chất
Cấu trúc địa chất chính phần lớn là các loại đất, loại cát có mật độ chặt kém đến chặt
vừa và đất loại sét có trạng thái dẻo cứng đến cứng.
1.1.5. Thủy văn
− Khu vực quy hoạch có nhiều sông rạch chằng chịt, ăn thông với nhau và chịu
ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều sông Đồng Nai như sông Gò Công, sông
Chẹt, sông Trau Trảu…
− Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều sông Đồng Nai, khu vực xây
dựng công trình chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều, hàng
ngày có hai lần triều dâng và hai lần triều rút
1.2. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã được đầu tư xây dựng giai đoạn 1
với diện tích 326 ha. Hiện tại, khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục
được đầu tư xây dựng giai đoạn 2 với diện tích 587 ha với hiện trạng cơ sở hạ tầng như
sau:
− San nền: Khu vực quy hoạch hiện tại hầu hết đã được san nền đến cao độ hoàn
thiện
− Cấp nước: đang triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước cấp với
công suất 15000 m3/ngày đêm. Dự án này sẽ triển khai đồng bộ đường giao
thông.
− Thoát nước mưa tổng thể: đang triển khai đồng bộ đường giao thông

− Thoát nước thải: đang triển khai đồng bộ đường giao thông

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
18


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

Theo quy hoạch, khu Công nghệ cao giai đoạn 2 sẽ được phân thành các khu chức
năng như sau:
Bảng 1.1. Quy hoạch sử dụng đất KCNC Tp.HCM giai đoạn 2
DIỆN TÍCH
TỶ LỆ
STT
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
(ha)
(%)
1
Khu sản xuất công nghệ cao
196,46
34,41
2

Khu Nghiên cứu – Phát triển và đào tạo –
Ươm tạo

61,88


10,84

3

Khu quản lý – dịch vụ công nghệ cao

12,28

2,15

4

Khu nhà ở

28,15

4,93

5

Khu cây xanh – mặt nước

112,73

19,74

6

Giao thông – bãi đậu xe khu Công nghệ cao


81,96

14,35

7

Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối

6,78

1,19

8

Khu Công nghiệp hỗ trợ

14,07

2,46

9

Khu Hậu cần

5,66

0,99

10


Khu Bảo thuế

51,05

8,94

571,02
13,25

100,00

11

CỘNG
Đất giao thông (thuộc dự án Thành phố)

12

Xử lý ranh ảnh hưởng đến nạo vét đường thủy

2,80

TỔNG CỘNG

587,07

1.3.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh là một khu vực ( không phải khu công
nghiệp) tập trung các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Sau gần 15 năm
thành lập và phát triển, trong Khu đã có 123 doanh nghiệp đang hoạt động và đã trở
thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng
như Việt Nam, tập trung vào 04 lĩnh vực:





Vi điện tử - Công nghệ thông tin - Viễn thông
Cơ khí chính xác – Tự động hóa
Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường
Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano.

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
19


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

1.4.

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIAI ĐOẠN 1

Ngày 10/09/2009, Ban quản lý Khu công nghệ cao Tp.HCM tổ chức khánh thành

Nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 5000 m3/ngày đêm, phục vụ trước
tiên cho nhu cầu xử lý nước thải của các doanh nghiệp đang hoạt động trong giai đoạn
1 của khu Công nghệ cao. Được xây dựng trên diện tích 3,2 ha, nhà máy xử lý nước
thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các phòng thí nghiệm – sản xuất thử đạt
quy chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thải ra sông Gò Công (phường Long Thạnh
Mỹ, Quận 9). Phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải cho khu Công nghệ cao là
phương pháp hóa lý kết hợp phương pháp sinh học sử dụng bùn hoạt tính.

Hố gom nước thải

Bể khử Crom

Bể điều hòa

Bể Aerotank

Hình 1.2. Một số công trình xử lý của trạm xử lý nước thải KCNC Tp.HCM

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
20


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

1.4.1. Quy trình công nghệ xử lý nước thải giai đoạn 1
Nước thải đã xử lý cục
bộ

Bể gom - giai đoạn 1
Dưỡng khí

Bể điều hòa

Hóa chất

Bể khử crôm

Hóa chất

Bể phản ứng

Bể emergency 1

Bể semultech
Hóa chất

Bể bùn hóa lý

Bể khử cyanua

Bể emergency 2

Bể aerotank 1

Bể aerotank 2

Bể lắng 1


Bể lắng 2

Bể chứa sau lắng

Bể bùn sinh học
Polymer

Bồn lọc than hoạt
tính
Hóa chất

Bùn tuần hoàn

Dưỡng khí

Bể khử trùng

Máy ép bùn

Hồ sinh thái

Thải bỏ theo quy định
(từng loại bùn)

Nguồn tiếp nhận Sông Gò Công
QCVN 40:2011, cột A kq=0,9, kf=1

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1.

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên

CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
21


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

1.4.2. Mô tả quy trình công nghệ
Xử lý cơ học: bao gồm bể gom, tách rác, điều hòa
− Thu gom toàn bộ nước thải giai đoạn 1 tại bể gom nước thải giai đoạn 1
− Tách rác thô và rác tinh tại các thiết bị tách rác
− Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trước khi qua khâu xử lý hóa

Xử lý hóa lý: bao gồm bể khử crom, bể phản ứng, bể semultech và bể khử cyanua
− Khử crom có trong nước thải
− Thực hiện chức năng hóa học là keo tụ, tạo bông, lắng nhằm loại bỏ kim loại
nặng, độ màu, một phần COD, BOD, N, P có trong nước thải đầu trước khi qua
khâu xử lý sinh học
− Khử cyanua có trong nước thải
Xử lý sinh học: bao gồm bể Aerotank và bể lắng
− Loại bỏ các hàm lượng COD, BOD, N, P bằng công nghệ sinh học Aerotank
truyền thống
− Tách bùn ra khỏi nước thải
Xử lý hoàn thiện + Dự phòng sự cố: bao gồm bồn lọc than hoạt tính, bể khử trùng, hồ
sinh thái và các bể emergency 1, 2.
− Bể emergency 1, 2: chứa nước dự phòng cho trường hợp sự cố và nước thải đầu
ra chưa đạt tiêu chuẩn xả thải
− Lọc than hoạt tính dự phòng để loại bỏ hàm lượng chất ô nhiễm còn lại trong
nước

− Khử trùng nước thải để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi xả thải
− Nước thải được xử lý chứa tại hồ sinh thái
1.5. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIAI ĐOẠN 2
1.5.1. Công suất xử lý
Công suất xử lý giai đoạn 2 là 4000 m3/ngày.đêm nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý nước
thải ngày càng tăng trong Khu Công nghệ cao.
1.5.2. Yêu cầu công nghệ của Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 2
 Sử dụng công suất chưa sử dụng của Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1
Để tận dụng công suất của Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1, bể gom nước thải
và bể điều hòa hiện hữu sẽ được sử dụng cho cả hai giai đoạn nhằm sử dụng hết công
suất của giai đoạn 1 và tiết kiệm chi phí đầu tư.
SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
22


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

Bơm tại bể gom nước thải đã lắp đặt sử dụng cho cả 2 giai đoạn, lắp đặt thêm bơm mới
cho giai đoạn 2 ở bể điều hòa.
 Sự đồng bộ về công nghệ xử lý giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2
Công nghệ xử lý nước thải cho giai đoạn 2 vẫn được thiết kế tương tự giai đoạn 1
nhằm giúp công nhân vận hành dễ dàng và thuận tiện trong việc sửa chữa, bảo trì…
khi có sự cố xảy ra.

SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
23



Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
2.1.

CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Bên cạnh những chỉ tiêu cơ bản về chất lượng mà chúng ta thường gặp trong lĩnh
vực cấp nước, trong thành phần của nước thải còn có chứa thêm một số chất bẩn đặc
trưng khác do hậu quả của việc sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, thương mại,
công nghiệp…
2.1.1. Các chỉ tiêu vật lý
Các chỉ tiêu lý học quan trọng nhất của nước thải gồm: chất thải rắn tổng cộng, mùi,
nhiệt độ, độ màu, độ đục…
2.1.1.1. Chất rắn tổng cộng
Chất rắn tổng cộng bao gồm chất rắn lơ lửng (SS) và chất rắn hòa tan (TDS) và
được tính bằng mg/l. Có thể xem đây là chỉ tiêu vật lý quan trong nhất liên quan đến
phân tích mẫu nước và đánh giá hiệu quả xử lý cơ học nước thải sinh hoạt và công
nghiệp. Thông thường chất rắn được xác định là những chất còn lại sau khi để nước
bốc hơi và tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 1050C.
2.1.1.2. Mùi
Mùi của nước thải mới thường không gây cảm giác khó chịu, nhưng một loạt hợp
chất gây mùi khó chịu sẽ được tỏa ra khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới điều
kiện yếm khí. Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S – mùi trứng thối. Các hợp chất

khác, chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều
kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S. Nước thải công nghiệp có
thể có mùi đặc trưng của từng loại hình sản xuất và sự phát phát sinh mùi mới trong
quá trình xử lý nước thải công nghiệp. Điều đặc biệt quan tâm đối với việc thiết kế
công trình xử lý là tránh các điều kiện mà ở đó tạo ra mùi khó chịu.
2.1.1.3. Nhiệt độ:
Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc các dòng
nước ấm hoặc nước nóng từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại hay công nghiệp và
nhiệt độ nước thải thường thấp hơn nhiệt độ không khí. Nhiệt độ nước thải là một
trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
đều ứng dụng các quá trình xử lý sinh học mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng
bởi nhiệt độ. Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệ quan trọng liên
SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
24


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

quan đến quá trình lắng của hạt cặn, do nhiệt độ có ảnh hường đến độ nhớt của chất
lỏng và do đó liên quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt cặn trong nước thải.
2.1.1.4. Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc do
các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu
thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co). Độ màu là một thông số thường mang tính
chất cảm quan, có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Độ
màu là một thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng để đánh gía
trạng thái chung của nước thải. Nếu xuất hiện màu xám sẫm hoặc đen, nước thải coi

như đã phân hủy hoàn toàn bởi các vi khuẩn trong điều kiện kỵ khí.
2.1.1.5. Độ đục
Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo trong nước thải
tạo nên. Đơn vị đo độ dục là NTU. Giữa độ đục và hàm lượng chất lơ lửng trong nước
thải ban đầu chưa có mối quan hệ đáng kể nào, tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện rõ
ở nước sau khi ra khỏi bể lắng đợt II.
2.1.2. Các thông số hóa học và sinh học
2.1.2.1. pH
Là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit hoặc tính bazơ của nước và được tính bằng nồng
độ ion H+. pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hóa bởi tốc độ của quá
trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH. Các công trình xử lý nước thải
thường hoạt động tốt khi pH = 6,5 – 8,5. Nước thải của một số ngành công nghiệp có
thể có những trị số pH khác nhau, ví dụ nước thải công nghiệp sản xuất bọt giấy
thường có pH khá cao (10 – 11), trong khi đó nước thải công nghiệp xi mạ thường có
pH khá thấp (2,5 – 3,5), nước thải công nghiệp sơ chế mủ cao su có pH khoảng 4 –
4,5. Để xử lý các loại nước thải này cần thực hiện biện pháp trung hòa nước thải để
nâng pH lên giá trị thích hợp.
2.1.2.2. Nhu cầu oxi hóa học (COD)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải, kể cả
các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học và được xác định bởi phương pháp
bicromat trong môi trường axit sunfuric có thêm chất xúc tác – sunfat bạc.
2.1.2.3. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho mức độ ô nhiễm của nước thải
bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy háo sinh hóa ( các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học).
SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
25



Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

2.1.2.4. Chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kỵ nước và ưa nước
tạo nên sự hòa tan của các chất đó trong dầu và nước. Nguồn tạo ra các chất hoạt động
bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và công nghiệp. Sự có mặt
của các hoạt động bề mặt trong nước thải ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn xử lý.
Các chất này làm cản trở quá trình lắng của các hạt lơ lửng, tạo nên hiện tượng sủi bọt
trong các công trình xử lý, kiểm hàm các quá trình xử lý sinh học.
2.1.2.5. Oxy hòa tan
Oxy hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh
học hiếu khí. Lượng oxy hòa tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý bằng
không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, trong các công trình xử lý sinh học hiếu khí lượng
oxy hòa tan cần thiết không nhỏ hơn 2 mg/l. Trong nước thải sau xử lý, lượng oxy hòa
tan không nhỏ hơn 4 mg/l đối với nguồn nước dùng để cấp nước (loại A) và không nhỏ
hơn 6 mg/l đối với nguồn nước dùng để nuôi cá.
2.1.2.6. Kim loại nặng và các chất độc hại
Kim loại nặng trong nước thải có ảnh hường đáng kể đễn các quá trình xử lý, nhất
là xử lý sinh học. Các kim loại nặng độ hại gồm: niken, đồng, chì, coban, crom, thủy
ngân. Ngoài ra, có một số nguyên tố độc hại khác không phải kim loại nặng như:
xianua, stibi, Bo… Kim loại nặng thường có trong nước thải của một số ngành công
nghiệp hóa chất, xi mạ, dệt nhuộm và một ngành công nghiệp khác. Trong nước thải,
chúng thường tồn tại dưới dạng cation và trong liên kết với các chất hữu cơ và vô cơ.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

2.2.

Việc xử lý nước thải công nghiệp nhằm giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nước

thải đến một nồng độ cho phép có thể xả vào nguồn tiếp nhận. Việc lựa chọn phương
pháp làm sạch và lựa chọn quy trình xử lý phụ thuộc vào các yếu tố sau:





Các yêu cầu về công nghệ và vệ sinh nước.
Lưu lượng nước thải.
Các điều kiện của khu công nghiệp
Hiệu quả xử lý.

Đối với nước thải công nghiệp, có thể áp dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải
được gọi chung là phương pháp cơ học. Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý
sinh học tiếp theo. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong
SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
26


Đồ án tốt nghiệp
“Thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh, công suất giai đoạn 2:
4000 m3/ngày.đêm”

các công trình và thiết bị như song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ…Đây là các
thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ
thống thoát nước hoặc các công trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất không

tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá trình xử
lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý của
các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.
2.2.1.1. Song chắn rác
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và các
tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử
lý nước thải hoạt động ổn định. Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với
các khe hở từ 16 đến 50mm, các thanh có thể bằng thép, inox, nhực hoặc gỗ. Tiết diện
của các thanh này là hình chữ nhật, hình tròn hoặc elip. Bố trí song chắn rác trên máng
dẫn nước thải. Các song chắn rác đặt song song với nhau, nghiêng về phía dòng nước
chảy để giữ rác lại. Song chắn rác thường đặt nghiêng theo chiều dòng chảy một góc
50 đến 900. Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước
thải và trước các công trình xử lý nước thải.
2.2.1.2. Bể thu dầu
Được xây dựng trong khu vực bãi đỗ và cầu rửa ô tô, xe máy, bãi chứa dầu và nhiên
liệu, nhà giặt tẩy của khách sạn, bệnh viện hoặc các công trình công cộng khác, nhiệm
vụ đón nhận các loại nước rửa xe, nước mưa trong khu vực bãi đỗ xe…
2.2.1.3. Bể tách mỡ
Dùng để tách và thu các loại mỡ động thực vật, các loại dầu… có trong nước thải.
Bể tách mỡ thường được bố trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường học, bệnh
viện… xây bằng gạch, bê tông cốt thép, thép, nhựa composite… và bố trí bên trong
nhà, gần các thiết bị thoát nước hoặc ngoài sân gần khu vực bếp ăn để tách dầu mỡ
trước khi xả vào hệ thống thoát nước bên ngoài cùng với các loại nước thải khác.
2.2.1.4. Bể điều hòa
Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các khu dân cư, công trình
công cộng như các nhà máy xí nghiệp luôn thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào các
điều kiện hoạt động của các đối tượng thoát nước này. Sự dao động về lưu lượng nước
thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả
làm sạch nước thải. Trong quá trình lọc cần phải điều hoà lưu lượng dòng chảy, một
trong những phương án tối ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu lượng. Bể điều hoà làm

tăng hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học do nó hạn chế hiện tượng quá tải của hệ
SVTH: Nguyễn Hoàng Quyên
CBHD: ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa - ThS. Nguyễn Ngọc Thiệp
27


×