Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang công suất 50000 m3 ngày sử dụng nước nguồn sông tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 101 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1
2. Mục đích đồ án ............................................................................................................1
3. Nội dung đồ án ............................................................................................................1
4. Phƣơng pháp thực hiện ................................................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................2
6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3

CHƢƠNG 1 ...................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG........................4
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ......................................................................................4
1.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................4
1.1.2. Địa hình - địa chất ..........................................................................................5
1.1.3. Điều kiện khí hậu ...........................................................................................5
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ..........................................................................5
1.2.1. Về kinh tế .......................................................................................................5
1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội ..............................................................................8

CHƢƠNG 2 .................................................................................................................10
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƢỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƢỚC
THIÊN NHIÊN ............................................................................................................10
2.1. CÁC LOẠI NGUỒN NƢỚC ..............................................................................10
2.1.1. Nƣớc mặt ......................................................................................................10
2.1.2. Nƣớc ngầm ...................................................................................................10
2.1.3. Nƣớc biển .....................................................................................................11
2.2. NHỮNG CHỈ TIÊU VỀ NƢỚC CẤP ................................................................12
2.2.1. Chỉ tiêu vật lý ...............................................................................................12
2.2.2. Chỉ tiêu hóa học ...........................................................................................13
2.2.3. Chỉ tiêu vi sinh .............................................................................................18
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC ....................................18


2.3.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ ..................................................................................18
2.3.2. Song chắn rác và lƣới chắn ..........................................................................19
2.3.3. Clo hóa sơ bộ................................................................................................20
2.3.4. Quá trình khuấy trộn hóa chất ......................................................................20
2.3.5. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn .................................................21


2.3.6. Quá trình lắng ...............................................................................................23
2.3.7. Quá trình lọc .................................................................................................26
2.3.8. Flo hóa .........................................................................................................30
2.3.9. Khử trùng nƣớc ...........................................................................................30
2.3.10. Làm mềm nƣớc ..........................................................................................31
2.4. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC MẶT Ở VIỆT NAM .........................31

CHƢƠNG 3 .................................................................................................................33
TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT VÀ LỰA CHỌN NGUỒN NƢỚC .........................33
3.1. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT ...............................................................................33
3.2. LỰA CHỌN NGUỒN NƢỚC ............................................................................34
3.2.1. Nƣớc ngầm ...................................................................................................34
3.2.2. Nƣớc mặt ......................................................................................................35
3.3. VỊ TRÍ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ .........................................................35

CHƢƠNG 4 .................................................................................................................38
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC ...............................38
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC MẶT...............................38
4.2. ĐỀ XUẤT – PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ............................................38
4.2.1. Căn cứ đề xuất công nghệ xử lý ...................................................................38
4.2.2. Đề xuất công nghệ xử lý ..............................................................................40
4.2.3. Đề xuất, lựa chọn công nghệ xử lý ..............................................................44
4.2.4. Sơ đồ công nghệ đƣợc lựa chọn ...................................................................47


CHƢƠNG 5 .................................................................................................................50
TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG CÔNG NGHỆ
LỰA CHỌN .................................................................................................................50
5.1. TRẠM BƠM NƢỚC THÔ TỪ SÔNG VÀO HỒ CHỨA (BƠM NÂNG) ........50
5.2. HỒ CHỨA – TRẠM BƠM CẤP I ....................................................................51
5.3. CỤM BỂ TRỘN + PHẢN ỨNG + LẮNG .........................................................52
5.3.1. Thiết bị trộn đặt trong ống dẫn.....................................................................52
5.3.2. Mƣơng tiếp nhận và phân chia lƣu lƣợng ....................................................53
5.3.3. Bể phản ứng tạo bông ..................................................................................53
5.3.4. Tƣờng chắn thủy lực ....................................................................................57
5.3.5. Bể lắng lamella .............................................................................................58
5.4. BỂ LỌC NHANH ...............................................................................................62
5.5. BỂ THU HỒI NƢỚC RỬA LỌC .......................................................................68


5.6. NHÀ HÓA CHẤT ..............................................................................................69
5.7. BỂ CHỨA NƢỚC SẠCH..................................................................................71
5.8. HỒ LẮNG BÙN .................................................................................................71
BỐ TRÍ CAO ĐỘ CÁC CÔNG TRÌNH TRONG TRẠM XỬ LÝ...........................73

CHƢƠNG 6 .................................................................................................................75
DỰ TOÁN CHI PHÍ CÔNG TRÌNH........................................................................75
6.1. CHI PHÍ XÂY DỰNG ........................................................................................75
6.2. CHI PHÍ THIẾT BỊ.............................................................................................77
6.3. CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH ..............................................................78
6.3.1. Chi phí nhân công ........................................................................................78
6.3.2. Chi phí điện năng .........................................................................................79
6.3.3. Chi phí sửa chữa và bảo dƣỡng ....................................................................80
6.3.4. Chi phí hoá chất ...........................................................................................80

6.4. CHI PHÍ XỬ LÝ 1 M3 NƢỚC ...........................................................................81

CHƢƠNG 7 .................................................................................................................82
QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH .....................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................85


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Mỹ Tho.
Hình 2.1 Song chắn rác tự động.
Hình 2.2 Bể trộn cơ khí.
Hình 2.3 Thiết bị trộn trên đƣờng ống dẫn
Hình 2.4 Quá trình tạo bông cặn.
Hình 2.5 Bể phản ứng xoáy hình trụ đặt trong bể lắng đứng.
Hình 2.6 Bể phản ứng tạo bông cặn có vách ngăn hƣớng dòng theo phƣơng nằm ngang
Hình 2.7 Sơ đồ bể lắng tĩnh theo mẻ kế tiếp.
Hình 2.8 Bể lắng ngang hình chữ nhật và hình tròn.
Hình 2.9 Bể lắng đứng hình vuông và hình tròn.
Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.
Hình 2.11 Bể lắng nghiêng kết hợp với ngăn tạo bông.
Hình 2.12 Sơ đồ bể lọc nhanh hở dùng hệ thống ống khoan lỗ phân phối nƣớc rửa.
Hình 2.13 Bể lọc áp lực.
Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo và vận hành bể lọc tiếp xúc.
Hình 2.15 Sơ đồ cấu tạo của bể lọc chậm.
Hình 3.1 Vị trí đặt nhà máy nƣớc.
Hình 5.1 Thiết bị trộn đặt trong ống.
Hình 5.2 Đan lọc HDPE 2 tầng.



DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 So sánh đặc tính của nƣớc mặt và nƣớc ngầm
Bảng 4.1 Thông số chất lƣợng nƣớc đầu vào
Bảng 4.2 Bảng so sánh phƣơng án 1 và phƣơng án 2
Bảng 5.1 Giá trị CD của bản cánh guồng
Bảng 5.2 Thông số kỹ thuật bể lắng
Bảng 5.3 Đặc trƣng của lớp vật liệu lọc và tốc độ lọc
Bảng 5.4 Thông số xây dựng bể lọc nhanh
Bảng 5.5 Thống kê cao trình của các công trình trong trạm xử lý
Bảng 6.1 Chi phí xây dựng
Bảng 6.2 Chi phí thiết bị
Bảng 6.3 Tổng chi phí đầu tƣ
Bảng 6.4 Bảng chi phí điện năng


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nƣớc sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con ngƣời, nó gắn liền
với cuộc sống của chúng ta. Nƣớc thiên nhiên không chỉ sử dụng để cấp cho ăn uống,
sinh hoạt mà còn sử dụng cho nhiều mục đích khác nhƣ nông nghiệp, công nghiệp,
giao thông vận tải, thủy điện... Do đó nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng là điều kiện
tiên quyết trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho cộng
đồng đồng thời phản ánh nét văn hóa, trình độ văn minh của xã hội.
Nƣớc trong thiên nhiên đƣợc dùng làm các nguồn cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và
công nghiệp thƣờng có chất lƣợng rất khác nhau. Các nguồn nƣớc mặt thƣờng có độ
đục, độ màu và hàm lƣợng vi trùng cao. Các nguồn nƣớc ngầm thì hàm lƣợng sắt và

mangan thƣờng vƣợt quá giới hạn cho phép. Có thể nói, hầu hết các nguồn nƣớc thiên
nhiên đều không đáp ứng đƣợc yêu cầu về mặt chất lƣợng cho các đối tƣợng dùng
nƣớc. Chính vì vậy trƣớc khi đƣa vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng.
Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang đƣợc cấp nƣớc chủ yếu dựa vào các nguồn nƣớc
ngầm và nhà máy nƣớc ở xã Bình Đức huyện Châu Thành công suất 30000 m3/ngày.
Tuy nhiên lƣợng cung cấp còn nhỏ so với nhu cầu thực tế hiện nay.
Việc xây dựng nhà máy cấp nƣớc sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc sạch tại thành phố
Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang, nâng cao chất lƣợng đời sống ngƣời dân, thu hút sự đầu tƣ
của các ngành công nghiệp, giúp thành phố ngày càng phát triển hơn. Do đó đề tài
"Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nƣớc cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang công suất 50000 m3/ngày sử dụng nƣớc nguồn sông Tiền" đƣợc hình thành
trong báo cáo đồ án tốt nghiệp này. Và để thực hiện hoạch định đề ra, tôi thực hiện
tính toán thiết kế nhà máy xử lý nƣớc cấp cho thành phố Mỹ Tho.
2. Mục đích đồ án
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nƣớc cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
công suất 50000 m3/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nƣớc sạch cho sinh hoạt và
sản xuất ở thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
3. Nội dung đồ án
Tổng quan về thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Tổng quan về nguồn nƣớc cấp và các biện pháp xử lý nƣớc cấp
Tính toán công suất và lựa chọn nguồn nƣớc

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

1


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử

dụng nước nguồn sông Tiền

Đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý nƣớc
Tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong công nghệ lựa chọn
Dự toán kinh phí
4. Phƣơng pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập tài liệu
+ Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại nơi thực hiện dự
án.
+ Thu thập các bản vẽ kiến trúc, tài liệu thuyết minh của dự án.
+ Thu thập các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để phục vụ cho dự án.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp
+ Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập và phân tích.
+ Xử lý số liệu và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, hoặc các qui định hiện hành
về chất lƣợng nƣớc.
- Phương pháp ph n t ch v đánh giá ố liệu
+ Nhằm mục đích kiểm tra các điều kiện cần thiết an toàn hay đƣa ra biện pháp an
toàn trong tính toán thiết kế c ng nhƣ thi công, sử dụng.
- Phương pháp o ánh ph n t ch
+ So sánh ƣu nhƣợc điểm và phạm vi ứng dụng của các loại công nghệ để chọn ra
dây chuyền xử lý tối ƣu, cho kết quả xử lý tốt nhất mà vẫn đáp ứng đƣợc yêu
cầu về kinh tế.
- Phương pháp đồ hoạ
+ Việc thực hiện các bản vẽ giúp cho những ngƣời có liên quan có thể hình dung
đƣợc một cách dễ dàng và nhanh chóng hình dáng, cao trình, vị trí, trình tự hoạt
động của các công trình trong công nghệ xử lý, đồng thời là cơ sở để xây dựng
dây chuyền xử lý nƣớc cấp.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
+ Để có đƣợc những nhận xét, đánh giá của những ngƣời có trình độ chuyên môn
cao, và nhiều kinh nghiệm, giúp cho việc thiết kế đƣa ra là phù hợp và khả thi

nhất.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài sau khi đƣợc thực hiện sẽ có ý nghĩa:
Giải quyết vấn đề nƣớc sạch cho thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

2


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

Giảm dần và tiến tới chấm dứt thực hiện phƣơng án đầu tƣ thƣờng xuyên các công
trình cấp nƣớc nhỏ lẻ từ vốn ngân sách
Làm cơ sở cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
Là nơi nghiên cứu thực tập cho các sinh viên ngành môi trƣờng và các ngành khác
Tạo tiền đề cho các nghiên cứu mở rộng dự án sau này
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 7 chƣơng trình bày những nội dung thu thập đƣợc qua các tài liệu tham
khảo và kết quả nghiên cứu, tính toán trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp: "Tính
toán thiết kế nhà máy xử lý nƣớc cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công
suất 50000 m3/ngày sử dụng nƣớc nguồn sông Tiền"
Chƣơng 1: Tổng quan về thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Chƣơng 2: Tổng quan về nguồn nƣớc cấp và các biện pháp xử lý nƣớc cấp
Chƣơng 3: Tính toán công suất và lựa chọn nguồn nƣớc
Chƣơng 4: Đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý nƣớc
Chƣơng 5: Tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong công nghệ lựa chọn
Chƣơng 6: Dự toán chi phí công trình

Chƣơng 7: Quản lý và vận hành

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

3


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm chếch về phía
Đông Nam.
Tọa độ: 10021’8’’B 106022’1’’Đ / 10,352220B 106,366940Đ

Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Mỹ Tho
Phía Đông và phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo
Phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre
Phía Tây giáp huyện Châu Thành
Thành phố Mỹ Tho có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phƣờng, 6 xã)
Thành phố Mỹ Tho có diện tích 8154,10 ha, có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11
phƣờng, 6 xã). Dân số có 220.014 ngƣời, có 4 nhóm tộc ngƣời chính: Kinh, Hoa, Ấn
và Khơme. Có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cao đài.
Thành phố Mỹ Tho có sông Tiền và Quốc lộ 1 chạy qua, có Quốc lộ 50 đi về các
huyện Gò Công và tỉnh lộ 864 chạy dọc sông Tiền lên Cai Lậy, Cái Bè. Có Quốc lộ 60

và cầu Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho có 75
tuyến đƣờng, trong đó có 68 tuyến đƣờng nội ô. Từ thành phố Mỹ Tho có thể dễ dàng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

4


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

đi bằng đƣờng thủy hay bằng đƣờng bộ lên thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuống các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển, hay thủ đô Phnongpenh (Campuchia).
1.1.2. Địa hình - địa chất
Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc <1% và cao
trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nƣớc biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1 m,
nằm trong vùng hạ lƣu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai
đƣợc tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu
thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 5.000 - 4.500 năm
trở lại đây còn đƣợc gọi là phù sa mới.
Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các
giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tƣơng đối thấp, về địa chất công trình khả
năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây
dựng. Các tầng đất sâu tƣơng đối giàu cát và có đặc tính địa chất công trình khá hơn,
tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện tƣợng xen kẹp với các tầng đất có
đặc tính địa chất công trình kém, cần khảo sát kỹ khi xây dựng các công trình có qui
mô lớn, tải trọng cao
1.1.3. Điều kiện khí hậu
Khí hậu thành phố Mỹ Tho mang đặc điểm khí hậu tỉnh Tiền Giang, do nằm trong

vùng khí hậu cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có nhiệt độ trung bình cao
và nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm 28°C, độ ẩm trung bình năm 79,2%,
lƣợng mƣa trung bình năm 1500mm. Có hai mùa: mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô bắt
đầu từ tháng 12 và mùa mƣa từ tháng 5.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Về kinh tế
a. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trong 6 tháng đầu
năm 2016 thực hiện đƣợc 10.512,78 tỷ đồng, tăng 10,04% so cùng kỳ. Khu vực quốc
doanh thực hiện 2.440,34 tỷ đồng, tăng 12% so cùng kỳ; khu vực ngoài quốc doanh
thực hiện 8.072,44 tỷ đồng, tăng 9,46% so cùng kỳ. Ngành thƣơng nghiệp tăng 7,36%,
khách sạn – nhà hàng tăng 11,47%, du lịch lữ hành tăng 9,10% và dịch vụ tăng
20,24% so cùng kỳ.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn ổn định, hàng hóa
phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và sản xuất, công tác kiểm tra,
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

5


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

kiểm soát thị trƣờng đƣợc đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý,
buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định và có mức tăng so cùng kỳ. Sản
lƣợng các sản phẩm chủ yếu sản xuất đƣợc duy trì và tăng so cùng kỳ và tăng khá. Giá

trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) thực hiện đƣợc 13.521,73 tỷ đồng, đạt
49,05% so kế hoạch và tăng 8,79% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm chủ yếu giữ đƣợc tốc độ tăng khá so cùng kỳ nhƣ: Thủy sản chế
biến; Quần áo may sẵn; Thức ăn gia súc; Tuy nhiên, có một số sản phẩm khác do
nguồn nguyên liệu khó khăn, sức cạnh tranh thấp, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm nên mức sản xuất đạt thấp so cùng kỳ.
Ủy ban nhân dân thành phố tăng cƣờng chỉ đạo công tác tuyên truyền và triển khai
thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, đảm bảo an toàn trong sử dụng điện; tăng
cƣờng kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
b. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản:
b1. Trồng trọt
Diện tích sản xuất nông nghiệp giảm do ảnh hƣởng của phát triển đô thị, đất phục vụ
sản xuất nông nghiệp ngày càng ngày càng bị thu hẹp. Đồng thời mùa khô năm nay
tình hình hạn mặn diễn biến hết sức phức tạp gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp nhất là diện tích cây trồng. Độ mặn 4,2g/lít đã lấn đến hệ thống sông rạch của
thành phố trong tháng 3/2016, tuy độ mặn cao trên 4g/lít chỉ xuất hiện trong thời gian
vài ngày ở các kỳ triều cƣờng trong tháng 3 và tháng 4 nhƣng tình trạng khô hạn thiếu
nƣớc phục vụ sản xuất có xảy ra. Nguyên nhân do hệ thống cống ngăn mặn đã đƣợc
vận hành đóng khi độ mặn 1,5g/lít đo đƣợc tại khu vực các cửa cống.
Do khô hạn xảy ra cùng với tình trạng nƣớc bị nhiễm mặn đã ảnh hƣởng đến sinh lý
của 1 số loại cây trồng, tình trạng rau màu thực phẩm phát triển chậm, năng suất thấp,
vƣờn bƣởi bị rụng lá đã phát sinh trên địa bàn, tuy nhiên mức độ thiệt hại thấp do có
hƣớng dẫn, khuyến cáo nông dân đã kịp thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn
chế thiệt hại.
Tình hình tiêu thụ các loại nông, thủy sản trên địa bàn từ đầu năm đến nay tƣơng đối
ổn định, tuy nhiên giá một số sản phẩm chính trên địa bàn (bƣởi, heo hơi, cá kèo, )
không cao ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng


6


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

Kết quả triển khai các giải pháp khắc phục tình hình sản xuất nông nghiệp manh mún,
phân tán, tổ chức thực hiện qui hoạch nông nghiệp, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp nông thôn: đã phối hợp với ngành chức năng của tỉnh
triển khai thành lập các Tổ hợp tác sản xuất bƣởi Da xanh theo mô hình VietGAP ở
Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh; đồng thời tiến hành tổ chức thực hiện liên kết với doanh
nghiệp là tập đoàn Lộc trời của tỉnh An Giang để hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ
hàng nông sản Thành phố.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất (giá so sánh 2010) thực hiện
1.215 tỷ đồng, đạt 48,36% so kế hoạch.
Trong 6 tháng đầu năm, sản lƣợng lúa đạt 1.459,07 tấn, năng suất đạt 61,98 tạ/ha; rau
màu ƣớc gieo trồng đƣợc 800 ha, đạt 65,19% so kế hoạch, giảm 9% cùng kỳ, đã thu
hoạch đƣợc trên 568 ha, với sản lƣợng ƣớc khoảng 9.500 tấn, giảm 12,33% so cùng
kỳ; cây ăn quả diện tích hiện có là 3.820,08 ha, sản lƣợng thu hoạch ƣớc khoảng 3.900
tấn, l y kế 21.030 tấn, tăng 5,15% so cùng kỳ; trong đó sản lƣợng dừa là 2.064 tấn,
tăng 3,2% so cùng kỳ
b2. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi, số lƣợng đàn gia súc, gia cầm vẫn đƣợc duy trì và phát triển ổn
định, có xu hƣớng tái đàn, hiệu quả chăn nuôi trên đàn vật nuôi từ đầu năm đến nay
tƣơng đối tốt, giá heo hơi và giá gia cầm ổn định từ 45.000 – 50.000 đồng/kg.
Công tác kiểm dịch các loại gia súc, gia cầm đƣợc các ngành chức năng quan tâm; các
đơn vị đã đề ra các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia
cầm, sản phẩm trái phép. Ngoài ra, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ

sinh thú y c ng đƣợc tăng cƣờng, tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh tại cơ quan,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp
nhân dân những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe
cộng đồng, bên cạnh đó, thông tin kịp thời cho dƣ luận biết về tình hình và danh tính
các đối tƣợng vi phạm; phối hợp cùng Chi cục Thú y tỉnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi
về tác hại của việc dùng chất cấm trong chăn nuôi; đối tƣợng đƣợc tuyên truyền là
ngƣời chăn nuôi ở địa bàn và các tiểu thƣơng kinh doanh thịt heo tại các chợ trên địa
bàn thành phố. Đến nay tại chợ Mỹ Tho, chợ Thạnh Trị đã hình thành một số quầy sạp
thịt heo không sử dụng chất cấm phục vụ ngƣời tiêu dùng. Thành phố đã tổ chức hình
thành Tổ hợp tác chăn nuôi heo ở xã Thới Sơn, với số lƣợng hàng chục hộ tham gia và
cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
b3. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

7


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

Sản lƣợng ƣớc thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2016 là 28.0791 tấn, đạt 49,09% so kế
hoạch, tăng 3,19% so cùng kỳ.
Theo dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh Tiền Giang tình hình xâm nhập mặn trên sông
Tiền năm 2016 đến sớm hơn so với cùng kỳ năm 2015, có khả năng lấn sâu vào vùng
nội đồng nên tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô 2016 sẽ rất cao. Trƣớc tình hình
đó Phòng Kinh tế thành phố đã phối hợp Chi cục thủy sản và Ủy ban nhân dân các
phƣờng, xã đã thông báo khuyến cáo một số giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại do xâm

nhập mặn ảnh hƣởng đến sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản nhất là các hộ nuôi
cá bè tại khu vực Phƣờng Tân Long và xã Thới Sơn.
Thực tế, vùng nƣớc khu vực làng bè trong thời gian xâm nhập mặn độ mặn có tăng đột
ngột theo con nƣớc làm ảnh hƣởng đến cá điêu hồng bè làm cá giảm ăn và mức độ hao
hụt của một số bè có tăng nhẹ nhƣng những ngày sau đó thì cá trở lại bình thƣờng.
Nhƣ vậy, việc ảnh hƣởng của nƣớc mặn đến các vùng nuôi cá bè là có nhƣng chƣa
nhiều, nên các hộ cá bè yên tâm sản xuất.
b4. Công tác thủy lợi nội đồng:
Kế hoạch thi công cơ giới năm 2016 với 26 công trình, tổng chiều dài 27.039 m, khối
lƣợng 69.275 m3. Đến nay đã thực hiện xong 02 công trình, các công trình còn lại đang
lập hồ sơ. Bên cạnh đó, các xã xây dựng kế hoạch và tiến hành rong cỏ, vớt lục bình,
dọn vệ sinh các tuyến kênh trên địa bàn xã.
1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội
a. Ngành Y tế v chăm óc ức khỏe
Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng đƣợc tập trung thực hiện đảm bảo, không có
dịch lớn xảy ra. Trong 28 bệnh truyền nhiễm quản lý tính đến thời điểm 12/6/2016 đã
xảy ra nhƣ sau: Sốt xuất huyết 157 ca, tăng 119 ca so cùng kỳ; Tay chân miệng 70 ca,
giảm 12 ca so cùng kỳ.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giám sát tình hình bệnh tiêu chảy, vệ sinh môi
trƣờng, vệ sinh chuồng trại, diệt muỗi diệt lăng quăng phòng chống dịch bệnh, các
bệnh truyền nhiễm nhất là sốt xuất huyết và các bệnh dịch khác để không để dịch bệnh
xảy ra trên địa bàn.
Tăng cƣờng kiểm tra y tế tƣ nhân; thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm ;
giám sát hoạt động quảng cáo trang thiết bị y tế trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao chất lƣợng khám điều trị tại các trạm y tế phƣờng,
xã.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

8



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

Tổ chức họp mặt kỷ niệm 61 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam; tổng kết công tác y tế
năm 2015; tổng kết 3 chuyên đề thi đua phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực
phẩm, thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2015; triển khai chiến dịch tiêm
chủng sởi – rubella cho các đối tƣợng 17 – 18 tuổi; triển khai chiến dịch diệt lăng
quăng phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền đợt 1 năm 2016.
b. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Số ngƣời thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đến nay đã thực hiện đƣợc 18.095
ngƣời, đạt 105,43% so kế hoạch năm, tăng 0,2% so cùng kỳ.
Thông qua đài truyền thanh thành phố, Đài truyền thanh phƣờng, xã phát thanh 132
lần tuyên truyền về công tác kế hoạch hóa gia đình.
Đã tổ chức 282 cuộc truyền thông nhóm nhỏ tại địa bàn dân cƣ với 6.536 lƣợt ngƣời
dự. Với nội dung truyền thông bao gồm những vấn đề về nâng cao chất lƣợng dân số
(sàng lọc trƣớc sinh và sơ sinh, tƣ vấn chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng),
giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên, các biện pháp tránh thai, phòng tránh phá thai và phá thai an toàn,
c. Ngành giáo dục
Chất lƣợng giáo dục đƣợc củng cố và nâng lên. Nhiều trƣờng hợp tập trung các mô
hình hoạt động sáng tạo góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.
Giáo dục mầm non: huy động trẻ trong độ đuổi ra lớp tăng so với năm qua từ 1,6 – 2
%. Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi. Đảm bảo an toàn cho
trẻ đạt 100%. Đƣợc Sở giáo dục và đào tạo Tiền Giang đánh giá thực hiện tốt Chuyên
đề Phát triển vận động cho trẻ.
Giáo dục phổ thông: cấp tiểu học duy trì sĩ số đạt 100%, 100% học sinh đạt về phẩm
chất năng lực, 97,01% học sinh hoàn thành chƣơng trình lớp học. Cấp trung học cơ sở

duy trì sĩ số đạt 98,17%, 96,42% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, 97,68% học sinh đạt học
lực từ trung bình trở lên.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

9


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƢỚC
VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THIÊN NHIÊN
2.1. CÁC LOẠI NGUỒN NƢỚC
Để cung cấp nƣớc sạch, có thể khai thác các nguồn nƣớc thiên nhiên (thƣờng gọi là
nƣớc thô) từ nƣớc mƣa, nƣớc mặt, nƣớc ngầm và nƣớc biển. Trong đó nguồn nƣớc mặt
và nƣớc ngầm đƣợc khai thác chủ yếu để cung cấp cho các nhà máy xử lý nƣớc cấp và
các nhu cầu hằng ngày của ngƣời dân.
2.1.1. Nƣớc mặt
Bao gồm các nguồn nƣớc trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ các
dòng chảy trên bề mặt và thƣờng xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trƣng của
nƣớc mặt là:
Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy.
Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trƣờng hợp nƣớc chứa trong các ao đầm, hồ do
xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nƣớc có nồng độ tƣơng
đối thấp và chủ yếu ở dạng keo.
Có hàm lƣợng chất hữu cơ cao.

Có sự hiện diện của nhiều loại tảo. Chứa nhiều vi sinh vật.
2.1.2. Nƣớc ngầm
Đƣợc khai thác từ các tầng chứa nƣớc dƣới đất, chất lƣợng nƣớc ngầm phụ thuộc vào
thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nƣớc thấm qua. Do vậy nƣớc chảy qua
các địa tầng chứa cát và granit thƣờng có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nƣớc
ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nƣớc thƣờng có độ cứng và độ kiềm
hyđrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trƣng chung của nƣớc ngầm là:
Độ đục thấp.
Nhiệt độ và thành phần hóa học tƣơng đối ổn định.
Không có oxy nhƣng có thể chứa nhiều khí nhƣ: CO2, H2S,
Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo.
Không có hiện diện của vi sinh vật.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

10


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

Bảng 2.1 So sánh đặc tính của nƣớc mặt và nƣớc ngầm
STT

ĐẶC TÍNH

NƢỚC MẶT


NƢỚC NGẦM

1

Nhiệt độ

Thay đổi theo mùa

Tƣơng đối ổn định

2

Độ đục

Thay đổi theo mùa

Ít hoặc không thay đổi

3

Độ màu

Gây ra do đất sét, các chất lơ
lửng, rong tảo và do nƣớc thải

Thƣờng thì không màu, độ
màu gây ra do có chứa các
chất cửa acid humic

4


Độ khoáng hóa Thay đổi phụ thuộc vào nền
đất, mƣa

5

Sắt và mangan

Thƣờng không có hoặc chỉ
hiện diện với hàm lƣợng thấp

Thƣờng có mặt với các
hàm lƣợng khác nhau

6

CO2 xâm thực

Không có

Có với ham lƣợng lớn

7

Ôxi hòa tan

Thƣờng xuyên có, đôi khi nhỏ
hoặc không có do ô nhiễm

Không có


8

Vi sinh vật

Nhiều loại vi trùng, virut gây
bệnh và tảo.

Chủ yếu là các vi trùng do
sắt gây ra

9

H2 S

Không có

Thƣờng có

10

SiO2

Có ở nồng độ trung bình

Thƣờng có ở nồng độ cao

11

NO3-


Thƣờng rất thấp

Có ở nồng độ cao, do bị
nhiễm bởi phân bón hoá
học

Không thay đổi

2.1.3. Nƣớc biển
Nƣớc biển thƣờng có độ mặn rất cao (độ mặn ở Thái Bình Dƣơng là 32-35g/l). Hàm
lƣợng muối trong nƣớc biển thay đổi tùy theo vị trí địa lý nhƣ: cửa sông, gần hay xa
bờ, ngoài ra trong nƣớc biển thƣờng có nhiều chất lơ lửng, càng gần bờ nồng độ càng
tăng, chủ yếu là các phiêu sinh động thực vật.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

11


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

2.2. NHỮNG CHỈ TIÊU VỀ NƢỚC CẤP
2.2.1. Chỉ tiêu vật lý
Nhiệt độ:
Nhiệt độ cuả nƣớc là đại lƣợng phụ thuộc vào điều kiện môi trƣờng và khí hậu. Nhiệt
độ có ảnh hƣởng không nhỏ đến các quá trình xử lý nƣớc và nhu cầu tiêu thụ. Nƣớc

mặt thƣờng có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng. Ví dụ: ở miền Bắc Việt
Nam nhiệt độ nƣớc thƣờng dao động 13 - 340C, trong khi đó nhiệt độ trong các nguồn
nƣớc mặt ở miền Nam Việt Nam tƣơng đối ổn định hơn (26 – 29 0C).
Độ màu:
Độ màu thƣờng do các chất bẩn trong nƣớc tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan không
hòa tan làm nƣớc có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn các loại
thủy sinh tạo cho nƣớc màu xanh lá cây. Nƣớc bị nhiễm bẩn bởi nƣớc thải sinh hoạt
hay công nghiệp thƣờng có màu xanh hoặc đen.
Đơn vị đo màu thƣờng dùng là platin – coban. Nƣớc thiên nhiên thƣờng có độ thấp
hơn 200 độ (PtCo). Độ màu biểu kiến trong nƣớc thƣờng do các chất lơ lửng trong
nƣớc tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phƣơng pháp lọc. Trong khi đó, để loại bỏ màu
thực của nƣớc (do các chất hòa tan tạo nên) phải dùng các biện pháp hóa lý kết hợp.
Độ đục:
Nƣớc là một môi trƣờng truyền ánh sáng tốt. Khi trong nƣớc có các vật lạ nhƣ các chất
huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật, khả năng truyền ánh sáng bị giảm đi.
Nƣớc có độ đục lớn chứng tỏ có chứa nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo đục thƣờng là mg
SiO2/l , NTU, FTU; trong đó đơn vị NTU và FTU là tƣơng đƣơng nhau. Nƣớc mặt
thƣờng có độ đục 20 - 100 NTU, mùa l có khi cao đến 500 – 600 NTU. Nƣớc cấp cho
ăn uống thƣờng có độ đục không vƣợt quá 5 NTU.
Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng c ng là một đại lƣợng tƣơng quan đến độ đục của nƣớc.
Mùi vị:
Mùi vị trong nƣớc thƣờng do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ
hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nƣớc thiên nhiên có thể
có mùi đất, mùi tanh, mùi hôi thối. Nƣớc sau khi tiệt trùng với các hợp chất clo có thể
bị nhiễm mùi clo hay clophenol.
Tùy theo thành phần và hàm lƣợng các muối khoáng hòa tan, nƣớc có thể có các vị
mặn, ngọt, chát, đắng,

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng


12


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

Độ nhớt:
Độ nhớt là đại lƣợng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển giữa
các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực và do vậy nó
đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nƣớc. Độ nhớt tăng khi hàm lƣợng các
muối hòa tan trong nƣớc tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.
Độ dẫn điện:
Nƣớc có độ dẫn điện kém. Nƣớc tinh khiết ở 200C có độ dẫn điện là 4,2
(tƣơng
ứng điện trở 23,8
). Độ dẫn điện của nƣớc tăng theo hàm lƣợng các chất
khoáng hòa tan trong nƣớc và dao động theo nhiệt độ.
Tính chất này thƣờng đƣợc dùng để đánh giá tổng hàm lƣợng chất khoáng hòa tan
trong nƣớc.
T nh phóng xạ:
Tính phóng xạ của nƣớc là do sự phân hủy các chất phóng xạ trong nƣớc tạo nên.
Nƣớc ngầm thƣờng nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán
phân hủy rất ngắn nên nƣớc thƣờng vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ từ
nƣớc thải và không khí thì tính phóng xạ của nƣớc có thể vƣợt quá giới hạn cho phép.
Hai thông số tổng hoạt độ phóng xạ và thƣờng đƣợc dùng để xác định tính phóng
xạ của nƣớc. Các hạt bao gồm 2 proton và 2 neutron có năng lƣợng xuyên thấu nhỏ,
nhƣng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đƣờng hô hấp hoặc tiêu hóa, gây ra tác hại
cho cơ thể do tính ion hóa mạnh. Các hạt có khả năng xuyên thấu mạnh hơn, nhƣng

dễ bị ngăn lại bởi các lớp nƣớc và c ng gây tác hại cho cơ thể.
2.2.2. Chỉ tiêu hóa học
Độ pH:
Độ pH là chỉ số đặc trƣng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thƣờng đƣợc dùng
để biểu thị tính axit và tính kiềm của nƣớc.
Khi

pH = 7 nƣớc có tính trung tính
pH < 7 nƣớc có tính axit
pH > 7 nƣớc có tính kiềm

Độ pH của nƣớc có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hòa tan
trong nƣớc. Ở độ pH < 5, tùy thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nƣớc
có thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hòa tan và một số loại khí nhƣ CO2, H20 tồn tại
ở dạng tự do trong nƣớc. Độ pH đƣợc ứng dụng để khử các hợp chất sunfua và
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

13


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

cacbonat có trong nƣớc bằng biện pháp làm thoáng. Ngoài ra, khi tăng pH và có thêm
tác nhân oxy hóa, các kim loại hòa tan trong nƣớc chuyển thành dạng kết tủa và dễ
dàng tách ra khỏi nƣớc bằng biện pháp lắng lọc.
Độ kiềm:
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lƣợng của các ion bicacbonat, hydroxyt và anion của

các muối của các axit yếu. Do hàm lƣợng các muối này có trong nƣớc rất nhỏ nên có
thể bỏ qua.
Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lƣợng khí CO2 tự do có
trong nƣớc.
Độ kiềm bicacbonat góp phần tạo nên tính đệm cho dung dịch nƣớc. Nguồn nƣớc có
tính đệm cao, nếu trong quá trình xử lý có dùng thêm các hóa chất nhƣ phèn, thì độ pH
của nƣớc c ng ít thay đổi nên sẽ tiết kiệm đƣợc các hóa chất dùng để điều chỉnh pH.
Độ cứng:
Độ cứng của nƣớc là đại lƣợng biểu thị hàm lƣợng các ion canxi và magiê có trong
nƣớc. Trong kỹ thuật xử lý nƣớc sử dụng 3 loại khái niệm độ cứng:
Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lƣợng các ion canxi và magiê có trong nƣớc.
Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lƣợng các muối cacbonat và bicacbonat của canxi
và magiê có trong nƣớc.
Dùng nƣớc có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do canxi và magiê
phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất, nƣớc cứng
có thể tạo lớp cáu cặn trong các lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản
phẩm.
Độ oxy hóa:
Độ oxy hóa là một đại lƣợng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nƣớc. Đó
là lƣợng oxy cần có để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ trong nƣớc.
Chất oxy hóa thƣờng dùng để xác định chỉ tiêu này là kali permanganat.
Các hợp chất chứa Nitơ:
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac, nitrit và nitrat. Do đó các hợp chất
này thƣờng đƣợc xem là những chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của
nguồn nƣớc. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu có giá trị cao nhƣ độ oxy hóa,
amoniac, trong nƣớc còn có một ít nitrit và nitrat. Sau một thời gian, amoniac, nitrit bị

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng


14


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

oxy hóa thành nitrat. Phân tích sự tƣơng quan giá trị các đại lƣợng này có thể dự đoán
mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc.
Việc sử dụng rộng rãi các loại phân bón c ng làm cho hàm lƣợng nitrat trong nƣớc tự
nhiên tăng cao. Ngoài ra do cấu trúc địa tầng tăng ở một số đầm lầy, nƣớc thƣờng
nhiễm nitrat.
Nồng độ nitrat cao là môi trƣờng dinh dƣỡng tốt cho tảo, rong phát triển, gây ảnh
hƣởng đến chất lƣợng nƣớc dùng trong sinh hoạt.
Các hợp chất photpho:
Trong nƣớc tự nhiên, thƣờng gặp nhất là photphat. Đây là sản phẩm của quá trình phân
hủy sinh học các chất hữu cơ. C ng nhƣ nitrat là chất dinh dƣỡng cho sự phát triển của
rong tảo. Nguồn photphat đƣa vào môi trƣờng nƣớc là từ nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc
thải một số ngành công nghiệp và lƣợng phân bón dùng trên đồng ruộng.
Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con ngƣời, nhƣng sự tồn tại của
chất này với hàm lƣợng cao trong nƣớc sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý, đặc biệt là
hoạt chất của các bể lắng. Đối với những nguồn nƣớc có hàm lƣợng chất hữu cơ, nitrat
và photphat cao, các bông cặn kết cặn ở bể tạo bông sẽ không lắng đƣợc ở bể mà có
khuynh hƣớng tạo thành đám nổi lên mặt nƣớc, đặc biệt vào những lúc trời nắng trong
ngày.
Các hợp chất ilic:
Trong nƣớc thiên nhiên thƣờng có các hợp chất silic. Ở pH < 8, silic tồn tại ở dạng
H2SiO3. Khi pH = 8-10, silic chuyển sang HSiO3. Ở pH > 11, silic tồn tại ở dạng
HSiO3 và SiO32-.
Trong quá trình xử lý nƣớc, silic có thể đƣợc loại bỏ một phần khi dùng các hóa chất

keo tụ để làm trong nƣớc.
Clorua:
Clorua làm cho nƣớc có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nƣớc qua sự hòa tan các muối
khoáng hoặc bị ảnh hƣởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nƣớc ngầm hay ở
đoạn sông gần biển. Việc dùng nƣớc có hàm lƣợng clorua cao có thể gây ra bệnh về
thận. Ngoài ra, nƣớc chứa nhiều clorua có tính xâm thực đối với bê tông.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

15


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

Sunfat:
Ion sunfat thƣờng có trong nƣớc có nguồn gốc khoáng chất hoặc nguồn gốc hữu cơ.
Với hàm lƣợng sunfat cao hơn 400 mg/l, có thể gây mất nƣớc trong cơ thể và làm tháo
ruột.
Ngoài ra, nƣớc có nhiều ion clorua và sunfat sẽ làm xâm thực bê tông.
Florua:
Trong nƣớc thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững và khó loại bỏ trong
quá trình xử lý thông thƣờng. Ở nồng độ thấp, từ 0,5 mg/l – 1 mg/l, florua giúp bảo vệ
răng. Tuy nhiên, nếu dùng nƣớc chứa florua lớn hơn 4 mg/l trong một thời gian dài thì
có thể gây đen răng và hủy răng vĩnh viễn.
Sắt:
Trong nƣớc ngầm, sắt thƣờng tồn tại dƣới dạng ion Fe2+ , kết hợp với các gốc
bicacbonat, sunfat, clorua; đôi khi tồn tại dƣới keo của axit humic hoặc keo silic. Khi

tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy hóa, ion Fe2+ bị oxy hóa thành ion Fe3+ và kết
tủa thành các bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ.
Nƣớc mặn thƣờng chứa sắt (Fe3+), tồn tại ở dạng keo hữu cơ hoặc cặn huyền phù.
Trong nƣớc thiên nhiên, chủ yếu là nƣớc ngầm, có thể chứa sắt với hàm lƣợng đến 40
mg/l hoặc cao hơn.
Với hàm lƣợng sắt cao hơn 0,5 mg/l, nƣớc có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi
giặt, làm hỏng sản phẩm của các ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp. Các cặn sắt kết
tủa có thể làm tắc hoặc giảm khả năng vận chuyển của các ống dẫn nƣớc.
Mangan:
C ng nhƣ sắt, mangan thƣờng có trong nƣớc ngầm dƣới dạng ion Mn2+, nhƣng với
hàm lƣợng tƣơng đối thấp, ít khi vƣợt quá 5 mg/l. Tuy nhiên, với hàm lƣợng mangan
trong nƣớc lớn hơn 0,1 mg/l sẽ gây nguy hại trong việc sử dụng, giống nhƣ trƣờng hợp
nƣớc chứa sắt với hàm lƣợng cao.
Nhôm:
Vào mùa mƣa, ở những vùng đất phèn, đất ở trong điều kiện khử không có oxy, nên
các chất nhƣ Fe2O3 và jarosite tác động qua lại, lấy oxy của nhau và tạo thành sắt,
nhôm, sunfat hòa tan vào nƣớc. Do đó, nƣớc mặt ở vùng này thƣờng rất chua, pH = 2,5
– 4,5, sắt tồn tại chủ yếu là Fe2+ (có khi cao đến 300 mg/l), nhôm hòa tan ở dạng ion
Al3+ (5 – 70 mg/l).

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

16


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền


Khi chứa nhiều nhôm hòa tan, nƣớc thƣờng có màu trong xanh và vị rất chua. Nhôm
có độc tính đối với sức khỏe con ngƣời. Khi uống nƣớc có hàm lƣợng nhôm cao có thể
gây ra các bệnh về não nhƣ alzheimer.
Khí hòa tan:
Các loại khí hòa tan thƣờng thấy trong nƣớc thiên nhiên là khí cacbonic (CO2), khí oxy
(O2) và sunfua hydro (H2S).
Nƣớc ngầm không có oxy. Khi độ pH < 5,5, trong nƣớc ngầm thƣờng chứa nhiều khí
CO2. Đây là khí có tính ăn mòn kim loại và ngăn cản việc tăng pH của nƣớc. Các biện
pháp làm thoáng có thể đuổi khí CO2, đồng thời thu thập oxy hỗ trợ cho các quá trình
khử sắt và mangan. Ngoài ra, trong nƣớc ngầm có thể chứa khí H2S có hàm lƣợng đến
vài chục mg/l. Đây là sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ có
trong nƣớc. Với nồng độ lớn hơn 0,5 mg/l, H2S tạo cho nƣớc có mùi khó chịu.
Trong nƣớc mặt, các hợp chất sunfua thƣờng đƣợc oxy hóa thành dạng sunfat. Do vậy
sự có mặt của khí H2S trong các nguồn nƣớc mặt, chứng tỏ nguồn nƣớc đã bị nhiễm
bẩn và có quá thừa chất hữu cơ chƣa phân hủy, tích tụ ở đáy các vực nƣớc.
Khi độ pH tăng, H2S chuyển sang các dạng khác là HS- và S2-.
Hóa chất bảo vệ thực vật:
Hiện nay, có hàng trăm hóa chất diệt sâu, rầy, nấm, cỏ đƣợc sử dụng trong nong
nghiệp. Các nhóm hóa chất chính là:
Photpho hữu cơ
Clo hữu cơ
Cacbamat
Hầu hết các chất này đều có độc tính cao đối với ngƣời. Đặc biệt là clo hữu cơ, có độ
bền vững cao trong môi trƣờng và khả năng tích l y trong cơ thể con ngƣời. Việc sử
dụng khối lƣợng lớn các hóa chất này trên đồng ruộng đang đe dọa làm ô nhiễm các
nguồn nƣớc.
Chất hoạt động bề mặt:
Một số chất hoạt động bề mặt nhƣ xà phòng, chất tẩy rửa, chất tạo bọt có trong nƣớc
thải sinh hoạt và nƣớc thải một số ngành công nghiệp đang đƣợc xả vào các nguồn
nƣớc. Đây là những hợp chất khó phân hủy sinh học nên ngày càng tích tụ nƣớc đến

mức có thể gây hại cho cơ thể con ngƣời khi sử dụng. Ngoài ra các chất này còn tạo

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

17


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

thành một lớp màng phủ bề mặt các vực nƣớc, ngăn cản sự hòa tan oxy vào nƣớc và
làm chậm các quá trình tự làm sạch của nƣớc.
2.2.3. Chỉ tiêu vi sinh
Trong nƣớc thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo và các đơn
bào, chúng xâm nhập vào nƣớc từ môi trƣờng xung quanh hoặc sống và phát triển
trong nƣớc, trong đó có một số sinh vật gây bệnh cần phải đƣợc loại bỏ khỏi nƣớc
trƣớc khi sử dụng.
Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại sinh vật gây bệnh qua đƣờng nƣớc vì
phức tạp và tốn thời gian. Mục đích của việc kiểm tra vệ sinh nƣớc là xác định mức độ
an toàn của nƣớc đối với sức khỏe con ngƣời. Do vậy, có thể dùng vài vi sinh chỉ thị ô
nhiễm phân để đánh giá sự ô nhiễm từ rác, phân ngƣời và động vật.
Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp số lƣợng vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí c ng đƣợc xác
định để tham khảo thêm trong việc đánh giá mức độ nhiễm bẩn nguồn nƣớc.
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC
Trong quá trình xử lý nƣớc cấp, cần phải thực hiện các biện pháp nhƣ sau:
Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị để làm sạch nƣớc nhƣ: song chắn
rác, lƣới chắn rác, bể lắng, bể lọc.
Biện pháp hóa học: dùng các hóa chất cho vào nƣớc để xử lý nƣớc nhƣ: dùng phèn

làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hoá nƣớc, cho clo vào nƣớc để khử trùng.
Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nƣớc nhƣ tia tử ngoại, sóng siêu âm.
Điện phân nƣớc biển để khử muối. Khử khí CO2 hòa tan trong nƣớc bằng phƣơng
pháp làm thoáng.
Trong ba biện pháp xử lý nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp xử lý nƣớc
cơ bản nhất. Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý nƣớc một cách độc lập hoặc kết
hợp với các biện pháp hoá học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử
lí nƣớc. Trong thực tế để đạt đƣợc mục đích xử lý một nguồn nƣớc nào đó một cách
kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lí bằng việc kết hợp của nhiều
phƣơng pháp.
2.3.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nƣớc thô (nƣớc mặt) là tạo điều kiện thuận lợi
cho các quá trình tự làm sạch nhƣ: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lƣợng vi trùng do tác
động của các điều kiện môi trƣờng, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

18


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

oxy hòa tan trong nƣớc, và điều hòa lƣu lƣợng giữa dòng chảy từ nguồn vào và lƣu
lƣợng tiêu thụ do trạm bơm nƣớc thô bơm.
2.3.2. Song chắn rác và lƣới chắn
Song chắn và lƣới chắn đặt ở cửa dẫn nƣớc vào công trình thu làm nhiệm vụ loại trừ
vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nƣớc để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả

làm sạch của các công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nƣớc có thể có kích
thƣớc nhỏ nhƣ que tăm nổi, hoặc nhành cây non khi đi qua máy bơm vào các công
trình xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lƣợng cặn và độ màu của
nƣớc.
Hiệu quả thao tác ít hay nhiều đều phụ thuộc vào kích thƣớc khe song, có thể chia
thành:
Song chắn tinh: khoảng cách nhỏ hơn 10 mm
Song chắn trung bình: Khoảng cách từ 10 đến
40 mm
Song chắn sơ bộ: khoảng cách lớn hơn 40 mm
Song chắn rác đƣợc nâng thả nhờ ròng rọc hoặc
tời quay tay bố trí trong ngăn quản lý. Hình
dạng song chắc rác có thể là hình chữ nhật,
hình vuông hoặc hình tròn.
Song chắn rác tự động đƣợc chế tạo hoàn toàn
bằng thép không gỉ chịu đƣợc sự ăn mòn hóa
chất. Khi nƣớc đi qua lƣới, tất cả các chất rắn
đƣợc giữ lại và chuyển đi bằng các chiếc lƣợc
đặc biệt ở phần phía trên.

Hình 2.1 Song chắn rác tự động.

Lƣới chắn rác phẳng có cấu tạo gồm một tấm lƣới căng trên khung thép. Tấm lƣới đan
bằng các dây thép.
Lƣới chắn quay đƣợc sử dụng cho các công trình thu cỡ lớn, nguồn nƣớc có nhiều.
Cấu tạo gồm một băng lƣới chuyển động liên tục qua hai trụ tròn do một động cơ kéo.
Tấm lƣới gồm nhiều tấm nhỏ nối với nhau bằng bản lề. Lƣới đƣợc đan bằng dây đồng
hoặc dây thép không gỉ.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

19


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế nhà máy xử lý nước cấp cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang công suất 50.000 m3/ngày sử
dụng nước nguồn sông Tiền

2.3.3. Clo hóa sơ bộ
Là quá trình cho clo vào nƣớc trong giai đoạn trƣớc khi nƣớc vào bể lắng và bể lọc, tác
dụng của quá trình này là



Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn.
Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo
thành các kết tủa tƣơng ứng.



Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu.



Trung hòa amoniac thành cloramin có tính chất tiệt trùng kéo dài.

Ngoài ra Clo hóa sơ bộ còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của rong rêu trong bể
phản ứng tạo bông cặn và bể lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra các chất nhầy
nhớt trên mặt bể lọc làm tăng thời gian của chu kỳ lọc

2.3.4. Quá trình khuấy trộn hóa chất
Mục đích là tạo ra điều kiện phân tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộ khối lƣợng
nƣớc cần xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh, nếu không
trộn đều và trộn kéo dài thì sẽ không tạo ra đƣợc các nhân keo tụ đủ, chắc, và đều
trong thể tích nƣớc, hiệu quả lắng sẽ kém và tiêu tốn hóa chất nhiều hơn.

Hình 2.2 Bể trộn cơ khí.

Hình 2.3 Thiết bị trộn trên đƣờng ống dẫn.

Trộn thủy lực về bản chất là phƣơng pháp dùng các loại vật cản để tạo ra sự xáo trộn
trong dòng chảy của hỗn hợp nƣớc và hóa chất.
Trộn cơ khí thay bằng năng lƣợng dòng nƣớc, trộn cơ khí dùng năng lƣợng cánh
khuấy để tạo ra dòng chảy rối. Cánh khuấy có thể đƣợc cấu tạo theo nhiều dạng khác
nhau.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Nhiên
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Sứng

20


×