Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
5.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
6.ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 3
7.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 3
8.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ................................................ 3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .......................... 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 4
1.1.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................... 4
1.2 LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN .............. 5
1.2.1 Kinh tế ............................................................................................................. 5
1.2.2 Môi trường ....................................................................................................... 6
1.2.3 Xã hội .............................................................................................................. 6
1.3 KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................................ 7
1.3.1 Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ- Canada ....................................... 8
1.3.2 Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức.................................................. 10
1.3.3 Công nghệ xử lý rác phân bón của Trung Quốc ............................................ 12
1.4 CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ NHỮNG KINH NGHIÊM QUỐC TẾ .............. 14
1.4.1 Sự tham gia của cộng đồng ............................................................................ 14
1.4.2 Sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước và xã hội ................................................ 15
1.4.3 Xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, có nhiệt tâm tình nguyện khuyến
cáo, vận động thu gom, phân loại rác thải tại nguồn................................................. 15
1.5 THỰC HIỆN THÍ ĐIẾM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở VIỆT NAM .... 16
1.5.1 Hiện trạng phân loại rác tại nguồn ở một số đô thị........................................ 16
1.5.2 Kết quả thực hiện thí điểm ............................................................................. 17
CHƯƠNG 2:HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT
THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH .......................................... 18
2.1 TỔNG QUAN HUYỆN BÌNH CHÁNH ........................................................... 18
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 18
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội ............................................................................... 19
2.2 NGUỒN PHÁT SINH, THÀNH PHẦN VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI
RẮN ........................................................................................................................... 24
2.2.1 Nguồn phát sinh ............................................................................................. 24
2.2.2 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ......................................... 25
2.3 CÔNG TÁC THU GOM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ............................. 29
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
i
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Hệ thống lưu trữ tại nguồn............................................................................. 29
2.3.2 Hệ thống thu gom .......................................................................................... 30
2.3.3 Hoạt động trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn .................................... 38
2.4 CHI PHÍ THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN ....................................................... 43
2.4.1 Đối tượng thu phí và mức phí ........................................................................ 44
2.5.2 Thu và quản lý phí ......................................................................................... 46
2.5 CÁC VẤN ĐỀ TỒN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN
CHUYỂN RÁC TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH ............................................................ 46
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ VIỆC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH CHÁNH ............................................................................................. 48
3.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ, THU GOM CỦA CÁC
HỘ DÂN TẠI KHU VỰC KHẢO SÁT ....................................................................... 49
3.2 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH.................................................................. 56
3.3 THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI
NGUỒN TRÊN ĐIẠ BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH .................................................. 60
CHƯƠNG 4:ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI
DÂN VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH ............................................... 70
4.1 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ DÂN
CƯ
........................................................................................................................... 70
4.1.1 Phân tích và lựa chọn các đối tượng truyền thông......................................... 70
4.1.2 Mục tiêu của truyền thông ............................................................................. 70
4.1.3 Nguồn lực cần thiết ........................................................................................ 71
4.1.4 Thực hiện chiến dịch truyền thông ................................................................ 72
4.1.5 Kiểm tra và kế hoạch trong tương lai ............................................................ 73
4.2 KẾ HOẠCH TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN VIÊN NÒNG CỐT .................. 73
4.2.1 Đối với nhân viên Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích huyện Bình
Chánh ....................................................................................................................... 74
4.2.2 Đối với công nhân thu gom rác dân lập ......................................................... 74
4.2.3 Đối với các trường học trên địa bàn huyện Bình Chánh ............................... 75
4.2.4 Đối với các tổ chức đoàn thể tại huyện Bình Chánh ..................................... 75
4.3 BUỔI TUYÊN TRUYỀN ĐẾN VỚI CÁC HỘ DÂN ....................................... 75
4.3.1 Đối với các hộ dân ......................................................................................... 76
4.3.2 Đối với trẻ em và thành thiếu niên ................................................................ 77
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 78
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 78
KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 81
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................. 82
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................. 85
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
ii
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trường
CHLB
Cộng hoà liên bang
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
MĐDS
Mật độ dân số
PLCTRSH
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
QĐ-UBND
Quyết định Uỷ bân nhân dân
QĐ-TNMT-UBND
Quyết định Tài nguyên Môi trường Uỷ
ban nhân dân
TNHH MTV
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBND
Uỷ ban nhân dân
VSV
Vi sinh vật
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
iii
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Công nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada (ủ đống có đảo trộn) ................... 9
Hình 1.2: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ của CHLB Đức ............ 11
Hình 1.3: Công nghệ xủ lý rắc thải sinh hoạt của Trung Quốc .................................... 13
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới huyện Bình Chánh............................................................. 18
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Bình Chánh ................................................................ 20
Hình 2.3: Thùng rác tại các hộ dân ............................................................................... 29
Hình 2.4: Thùng rác tại các khu công cộng .................................................................. 30
Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức và quản lý chất thải rắn huyện Bình Chánh ........................... 32
Hình 2.6: Phương tiện thu gom ..................................................................................... 34
Hình 2.7: Rác thải hộ dân trước giờ thu gom tại mặt tiền đường Nguyễn Hữu Trí...... 35
Hình 2.8: Rác thải Chợ Đệm tại điểm tập kết ............................................................... 35
Hình 2.9: Thùng rác đặt tại khuôn viên trường tiểu học, cơ quan ................................ 36
Hình 2.10: Thùng rác được đặt tại bệnh viện Nhi Thành phố, xã Tân Kiên ................ 36
Hình 2.11: Nhà lưu trữ rác của trường tiểu học Phạm Hùng ........................................ 37
Hình 2.12: Nhà rác của Bệnh viện Nhi thành phố, xã Tân Kiên .................................. 37
Hình 2.13: Bên trong nhà rác Bệnh viện Nhi Thành phố ............................................. 38
Hình 2.14: Sơ đồ vận chuyển rác dân lập của huyện Bình Chánh ................................ 39
Hình 3.1: Dung tích thùng rác hiện hữu được sử dụng tại các hộ dân.......................... 49
Hình 3.2: Thời gian đổ rác tại các hộ gia đình .............................................................. 50
Hình 3.3: Đánh giá của người dân về chi phí thu gom rác ........................................... 51
Hình 3.4: Xe lấy rác của tổ thu gom rác dân lập trên các tuyến đường ........................ 52
Hình 3.5: Thành viên thực hiện phân loại rác sơ bộ trước khi thải bỏ tại hộ gia đình . 53
Hình 3.6: Cách người dân thải bỏ rác thải sinh hoạt hàng ngày ................................... 54
Hình 3.7: Nguyên nhân người dân bỏ không đúng nơi quy định ................................. 55
Hình 3.8: Sự quan tâm của người dân về chương trình phân loại rác tại nguồn .......... 56
Hình 3.9: Phương tiện truyền thông về chương trình PLCTRSH tại nguồn được người
dân quan tâm ................................................................................................................. 57
Hình 3.10: Sự quan tâm của người dân về phương pháp xử lý chất thải ở địa phương 58
Hình 3.11: Sự hiểu biết về phân loại rác từ người dân ................................................. 59
Hình 3.12: Đánh giá của hộ dân về mức độ cần thiết của chương trình PLRTN ......... 60
Hình 3.13: Ý kiến của người dân về chương trình........................................................ 61
Hình 3.14: Mong muốn hỗ trợ của chính quyền từ hộ dân ........................................... 62
Hình 3.15: So sánh tỉ lệ tham gia của người dân khi có sự hỗ trợ túi và thùng đựng rác
và không có sự hỗ trợ túi và thùng đựng rác từ chính quyền........................................ 64
Hình 3.16: Tỉ lệ hộ dân tham gia khi có sự hỗ trợ một phần phí thu gom rác từ chính
quyền ............................................................................................................................. 65
Hình 3.17: Tỉ lệ hộ dân tham gia khi có sự hỗ trợ về kiến thức phân loại rác thải sinh
hoạt từ chính quyền ....................................................................................................... 66
Hình 3.18: Tỉ lệ người dân tham gia với vai trò là tình nguyện viên cho chương trình67
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
iv
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả chung về tình hình dân cư trên địa bàn huyện Bình Chánh ............... 21
Bảng 2.2: Nguồn gốc phát sinh trên địa bàn huyện Bình Chánh .................................. 24
Bảng 2.3: Thành phần chất thải rắn trên địa bàn huyện Bình Chánh ........................... 25
Bảng 2.4: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt năm 2016 .............................................. 27
Bảng 2.5: Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 33
Bảng 2.6: Các trạm trung chuyển trên địa bàn Huyện .................................................. 39
Bảng 2.7: Các điểm hẹn lấy rác trên địa bàn huyện Bình Chánh ................................. 43
Bảng 2.8: Mức phí đối với hộ gia đình ......................................................................... 44
Bảng 2.9: Mức phí đối với ngoài hộ gia đình ............................................................... 45
Bảng 3.1: Số hộ phỏng vấn ........................................................................................... 48
Bảng 4.1: Số lượng các trường và đại diện tham gia lớp tập huấn ............................... 75
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
v
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh kế và xã hội con người ngày
càng tiến bộ, phát triển và hoàn thiện hơn, của cải vật chất con người tạo ra là vô cùng
phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm con người tạo ra để phục vụ cho
cuộc sống của mình thì chất thải là một dạng vật chất không mong muốn của con
người. Chất thải ngày càng nhiều và mỗi một ảnh hưởng xấu hơn đến con người cũng
như hệ sinh thái. Con người đã nhận thấy được điều này, chính vì vậy đã và đang tìm
mọi cách, mọi phương tiện để giảm đến mức tối đa tác hại của chất thải.
Thành phố Hồ Chí Minh đang chịu áp lực lớn bởi ba tác động môi trường gồm:
nước thải với gần 1,8 triệu m3 mỗi ngày, khí thải từ 7,9 triệu phương tiện giao thông
và 839 nguồn khí thải công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường khoảng
8.300 tấn mỗi ngày và rất nhiều nguồn thải khác. Để xảy ra tình trạng ô nhiễm như vậy
một phần là do quản lý nhà nước chưa tốt, chưa quản lý được tổ thu gom rác, thiết bị
thu gom rác quá cũ, thô sơ, một số phương tiện vận chuyển rác đã cũ, việc kết nối giữa
thu gom tại nguồn và vận chuyển không đồng bộ. Đáng chú ý là công nghệ xử lý rác
hiện nay chủ yếu là chôn lấp chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh ô nhiễm về mùi và
nước rỉ rác. Chủ trương của Thành phố phấn đấu đến năm 2020 giảm tỉ lệ chôn lấp rác
thải xuống còn dưới 60% bởi hiện nay tỉ lệ chôn lấp chiếm đến 76%.
Bình Chánh là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh với dân số
637.428 người năm 2016, ước tính lượng chất thải phát sinh mỗi ngày là 260 tấn/ngày.
Tất cả lượng chất thải thu gom đều được mang đi chôn lấp, việc chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt là một trong những cách xử lý đơn giản nhất, tuy nhiên hiện nay đã cho thấy
nhiều bất cập từ việc chôn lấp chất thải như ô nhiễm không khí, nước ngầm, đất, chi
phí lớn, diện tích bãi chôn lấp phải rộng…
Vậy, tại sao chúng ta không thực hiện Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
với các ưu điểm như: tạo nguồn nguyên liệu sạch để chế biến phân compost và sản
xuất phân hữu cơ; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên thông qua việc nâng cao hiệu quả
của quá trình tái sinh và tái chế; giảm chi phí xử lý chất thải rắn; giảm diện tích bãi
chôn lấp; giảm ô nhiễm môi trường; làm sạch đẹp thành phố. Nhưng không phải ai
cũng nhận thức đầy đủ về công tác phân loại rác tại nguồn, đặc biệt là phía người dân
– bộ phận quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công tác phân loại rác tại
nguồn, thế nên công tác tuyên truyền và vận động người dân thực hiện phân loại rác
tại nguồn cần hết sức quan tâm và chú ý.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
1
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chính vì vậy, đề tài “Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực
hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của
người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn
thực hiện.
2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Điều tra, đánh giá tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Bình Chánh.
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn. Xác định xem người dân có sẵn lòng tham gia khi chương trình được
triển khai trên địa bàn huyện Bình Chánh. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
sẵn lòng tham gia khi chương trình được triển khai trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình
Chánh về phân loại rác thải
3.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng quan về huyện Bình Chánh và công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Bình Chánh. Tìm hiểu kinh nghiệm phân loại rác và các công
nghệ xử lý rác trên thế giới.
Tiến hành điều tra khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về phân loại rác tại
nguồn trên địa bàn huyện Bình Chánh. Xử lý số liệu và luận giải kết quả qua phiếu
điều tra.
Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình nâng cao nhân thức về phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện Bình Chánh.
4.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Theo phương pháp này, tất cả nguồn tài liệu được thu thập từ các cơ quan, các tài
liệu được cung cấp từ các thầy cô hướng dẫn, các tài liệu thu thập từ Phòng Tài
nguyên Môi trường huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh được tổng kết lại,
đánh giá và lựa chọn để thu thập được những thông tin và dữ liệu cần thiết để phục vụ
cho luận văn.
4.2
Phương pháp điều tra xã hội học
Để khảo sát ý kiến của người dân về phân loại rác tại nguồn tại huyện Bình Chánh
Thành phố Hồ Chí Minh, bài luận văn xây dựng bảng câu hỏi về tình hình thu gom rác
hiện tại cùng nhận thức và thái độ của người dân về công tác phân loại rác tại nguồn
trên địa bàn huyện Bình Chánh và điều tra trên 200 hộ. Đối tượng được khảo sát ý
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
2
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
kiến là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau như cán bộ, nhân
viên, công nhân, viên chức, lao động, buôn bán, …
4.3
Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nói
chung và phân loại rác tại nguồn. Cán bộ giảng dạy của trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham vấn ý kiến của cán bộ quản lý về chất thải rắn sinh hoạt ở Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Bình Chánh về những nội dung của đề tài.
4.4
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Từ những số liệu ghi nhận được ở các kết quả khảo sát, từ đó tiến hành thống kê và
xử lý số liệu bằng các phần mềm như Word, Excel, … Kết quả của quá trình này là
các bảng số liệu được trình bày trong luận văn
5.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt.
Phạm vi nghiên cứu: Người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh.
6.
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu là địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh.
7.
GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về quy trình thu gom vận chuyển rác trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Điều tra khảo sát, đánh giá về nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề chất
thải rắn sinh hoạt hộ gia đình, thực hiện phân loại rác trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Thời gian cụ thể là từ 21/08/2017 đến ngày 29/12/2017.
8.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình
Chánh về phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Đánh giá nhận thức và ý thức của người dân về vấn đề thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt cũng như vấn đề về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và
góp phần hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
3
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1 Khái niệm
Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
thương mại, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt các nhân, các khu nhà ở
(biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, …), khu thương mại và dịch vụ (cửa hàng,
chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, …), khu cơ quan
(trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành chính nhà nước, văn
phòng công ty, …) từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường
phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh, …), từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, …) của
các khoa bệnh viện không lây nhiễm, từ sinh hoạt của các cán bộ, công nhân trong các
cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ).
Xử lý chất thải: là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không
làm ảnh hưởng đến môi trường; tái tạo lại những sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm
phát huy hiệu quả kinh tế. Xử lý chất thải là một công tác quyết định đến chất lượng
bảo vệ môi trường.
Phân loại chất thải rắn: Phân loại chất thải rắn (CTR) tại nguồn là phân loại các
thành phần chất thải rắn thành các thành phần riêng biệt gồm rác thực phẩm và rác còn
lại (giấy, túi nilon, thùng carton, nhựa, lon, đồ hộp, kim loại, vải, …) từ nguồn phát
sinh (hộ gia đình, trường học, công sở).
Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là một trong những phương thức hiệu quả
nhất có thể thu hồi và tái sử dụng vật liệu từ CTR.
Nhận thức: là thuật ngữ đề cập đến các quá trình tinh thần liên quan đến đạt được
tri thức và thông hiểu, bao gồm tư duy hiểu biết ghi nhớ, đánh giá và giải quyết vấn
đề.
Thái độ: nhận thức phản ánh tái hiện hiện thực vào tư duy từ đó biểu hiện ra bên
ngoài (hành động, cử chỉ, lời nói, …) hoặc cách nghĩ, cách nhìn về một vấn đề hay
hoàn cảnh là những thái độ được phản ánh từ những cách nhìn của nhận thức.
1.1.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Có 3 cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt: phân loại theo nguồn gốc phát sinh,
phân loại theo trạng thái tồn tại, phân loại theo tính chất nguy hại.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
4
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
a. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu du lịch, nhà
ga, trường học, công viên…
Chất thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ (nhiều thành phần phức tạp, đa dạng trong đó chủ yếu các dạng rắn, lỏng,
khí…)
Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông
sản trước và sau thu hoạch…
b. Phân loại chất thải theo trạng thái chất thải
Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải nhà máy, xây
dựng…
Chất thải trạng thái lỏng: phân bùn bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, bia rượu,
nhà máy sản xuất giấy và vệ sinh công nghiệp…
Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm khí thải từ các động cơ đốt trong mấy động lực,
giao thông nhà máy, xí nghiệp…
c. Phân loại theo tính chất nguy hại
Vật phẩm nguy hại sinh ra tại các bệnh viện trong quá trình điều trị bệnh (các loại
vật phẩm gây bệnh thông thường được xử lý ở chế độ nhiệt cao, từ 1.150oC trở lên, cá
biệt có loại vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt khi nhiệt độ xử lý lên tới 3.000oC trở
lên…).
Kim loại nặng: các chất thải sinh ra trong qua trình sản xuất công nghiệp có thành
phần As (Asen), Pb (Chì), Hg (Thủy ngân), Cd (Cadimi)… là mầm móng gây bệnh
ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con người.
Các chất phóng xạ: các chất thải các chất phóng xạ sinh ra trong quá trình xử lý
giống cây trồng, bảo quản thực phẩm, khai khoáng, năng lượng, xạ trị…
(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Phước, 2007)
1.2
LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN
1.2.1 Kinh tế
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn
nguyện liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải đô thị có 14 -16 thành phần,
trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nilon, thuỷ tinh, nhựa, giấy, kim
loại cao su… Khối lượng chất thải rắn có thể phân huỷ (rác thải thực phẩm) chiếm
khoảng 75%, còn lượng chất thải có khả năng tái sinh, tái chế chiếm khoảng 25%.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
5
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày ở Thành phố Hồ Chi Minh chiếm
khoảng 8.300 tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hàng ngày khối lượng chất thải rắn thực phẩm
chiếm khoảng 6.200 tấn. Nếu biết tận dung rác thải thực phẩm, xã hội sẽ thu được
hàng tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost.
Chi phí xử lý 1 tấn chất thải sinh hoạt là 20,9 đô la Mỹ. Nếu mang chôn lấp 6.200
tấn rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 130.000 đô la Mỹ cho việc xử lý số
rác này. Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn
lấp rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng
chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi.
1.2.2 Môi trường
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó các hoạt động tiêu cực
đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ
rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt…
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của
bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp các khí chính gây hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2,
NH3. Theo báo cáo đầu tư chương trình khu xử lý chất thải rắn Đa Phước, tương ứng
với một tấn chất thải rắn sinh hoạt lưu lượng khí tạo ra là 266 m3, trong đó chủ yếu là
khí CH4. Khí CH4 có khả năng tác động ảnh hưởng đến tầng ozone cao gấp 21 lần
CO2. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân huỷ kéo theo việc giảm lượng khí
làm ảnh hưởng đến tầng ozone.
Việc tận dụng chất thải rắn có thể tái sinh, tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản
phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có
thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm.
Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô
nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại.
1.2.3 Xã hội
Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong
việc bảo vệ môi trường. Để nâng cao công tác phân loại này đạt được hiệu quả như
mong đợi, các ngành các cấp phải thực hiện triệt để công tác tuyên truyền hướng dẫn
cho cộng đồng. Lâu dần mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại
chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống.
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại
chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống. Làm sạch
đẹp môi trường, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
6
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
1.3
KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN THẾ GIỚI
Theo Phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý
nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị - GS.TS Lê Văn Khoa.
Tại các quốc gia như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức việc quản lý CTR được thực
hiện rất chặt chẽ công tác phân loại và thu gom rác đã trở thành nề nếp và người dân
phải chấp hành rất nghiêm quy định này. Các loại rác thải có thể tái chế được như
giấy, chai lọ thuỷ tinh, vỏ đồ hộp … được thu gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt
rác thải nhà bếp có những thành phần hữu cơ dễ phân huỷ được yêu cầu phân loại
riêng đựng vào túi có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà
máy chế biến phân compost (phân ủ). Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người
dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư.
Tại Nhật Bản, trong 37 đạo luật về BVMT có 7 đạo luật về quản lý và tái chế
CTR. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm 1970. Tỷ lệ tái chế
CTR ở Nhật Bản đạt rất cao. Hiện nay các thành phố của Nhật chủ yếu sử dụng công
nghệ đốt để xử lý rác khó phân huỷ. Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác thành
3 dòng:
- Rác hữu cơ dễ phân huỷ để làm phân hữu cơ vi sinh, được thu gom hàng ngày
đưa đến nhà máy chế biến.
- Rác vô cơ gồm các loại vỏ chai, hộp đưa đến nhà máy để phân loại, tái chế.
- Loại rác khó tái chế, hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy
đốt rác thu hồi năng lượng.
Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và
các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào các giờ quy định dưới
sự giám sát của đại diện cụm dân cư.
Tại Hàn Quốc cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý lại
giống ở Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng nấm
thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas cung cấp
cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành khai thác mùn ở bãi
chôn lấp làm phân bón.
Như vậy, tại các nước phát triển việc phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành
cách đây khoảng 30 năm và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2
dòng hữu cơ dễ phân huỷ được thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái
chế hoặc đốt, chôn lấp an toàn được thu gom hàng tuần.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
7
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong công việc quản lý CTR để BVMT.
Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân loại rác tại nguồn từ
các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nước.
Các quốc gia còn lại đang trong quá trình tìm kiếm hoặc triển khai mô hình quản lý
CTR. Tại Bangkok, việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại mấy
trường học, và một số quận trung tâm để tách ra một số bao bì dễ tái chế, lượng rác
còn lại vẫn dang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặc để giảm thể tích và cuốn nilon
rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm. Một số công nghệ tái chế rác thải
làm phân bón ở các nước như sau:
1.3.1 Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ- Canada
a. Nội dụng công nghệ
Ở các vùng của Mỹ- Canada có khí hậu ôn đới thường áp dụng phương pháp xử lý
rác thải ủ đống tĩnh. Quy trình xử lý như sau:
Rác được tiếp nhận và tiến hành phân loại (loại bỏ táp chất không phải hữu cơ), có
chất thải hữu cơ được nghiền, bổ sung vi sinh vật, trộn với bùn và đánh luống ở ngoài
trời. Phế thải được lên men từ 8- 10 tuần. Sau đó qua sang phân loại hữu cơ và chế
biến đống bao.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
8
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
b. Sơ đồ công nghệ
Tiếp nhận rác
Loại bỏ tạp chất
không phải hữu cơ
Nghiền hữu cơ
Bổ sung vi sinh vật
Bùn
Đánh luống
Lên men từ 8- 10 tuần
Sàng, xử lý hữu cơ
Chôn lấp hữu cơ
Đóng bao phân bón
Hình 1.1: Công nghệ xử lý rác thải của Mỹ - Canada (ủ đống có đảo trộn)
c. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
Thu hồi phân bón.
Tận dụng các nguồn bùn là các chất thải của thành phố hoặc bùn ao.
Cung cấp được nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp.
Kinh phí: đầu tư, duy trì thấp.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
9
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Nhược điểm:
Hiệu quả phân hữu cơ không cao.
Chất lượng phân bón thu hồi không cao vì có lẫn các thành phần kim loại nặng ở
trong bùn thải hoặc bùn ao.
Không phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam (phát sinh nước rác)
không đảm bảo môi trường, gây mùi, ảnh hưởng tới tầng nước ngầm.
Diện tích đất sử dụng quá lớn.
1.3.2 Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức
a. Nội dung công nghệ
Ở Đức, một trong những công nghệ phổ biến của các nhà máy xử lý rác thải là áp
dụng phương pháp xử lý rác thải để thu hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ sinh học.
Rác được tiếp nhận và tiến hành phân loại, các chất thải hữu cơ được đưa vào các
thiết bị ủ kín dưới dạng các thùng chịu áp lực bằng thiết bị thu hồi được 64% khí
mêtan (trong quá trình lên men). Khí qua lọc và được sử dụng vào việc hữu ích như:
năng lượng chạy máy phát điện, chất đốt… Phần bã còn lại sau khi đã lên men được
vắt khô, tận dụng làm phân bón.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
10
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
b. Sơ đồ công nghệ
Tiếp nhận rác thải
sinh hoạt
Phân loại
Rác hữu cơ lên
men (thu khí 64%)
Rác vô cơ
Tái chế
Hút khí
Chôn lấp chất trơ
Lọc
Rác hữu cơ
Chế biến phân bón
Nạp khí
Hình 1.2: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ của CHLB Đức
c. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
Xử lý triệt để đảm bảo môi trường.
Thu hồi được sản phẩm khí đốt có giá trị cao, phục vụ cho các ngành công nghiệp
ở khu lân cận nhà máy.
Thu hồi phân bón (có tác dụng cải tạo đất).
Cung cấp nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp.
Nhược điểm:
Đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, kinh phí duy trì cao.
Sản phẩm khí đốt cần phải phân loại, đảm bảo không lẫn tạp chất độc hoá học như:
Pb, Hg, As, Cd … để đảm bảo cho việc sử dụng chất đốt.
Chất lượng phân bón thu hồi không cao.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
11
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.3 Công nghệ xử lý rác phân bón của Trung Quốc
a. Nội dung công nghệ
Ở Trung Quốc một trong những công nghệ phổ biến của các nhà máy xử lý rác thải
như ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải … là áp dụng phương pháp xử lý rác trong
các thiết bị kín. Rác được tiếp nhận đưa vào thiết bị ủ kín (phần lớn là hầm ủ) sau 10 –
12 ngày, hàm lượng H2S, CH4, SO2 … giảm, được đưa ra ngoài ủ chín. Sau đó mới
tiến hành phân loại, chế biến thành phân hữu cơ.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
12
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
b. Sơ đồ công nghệ
Tiếp nhận rác thải
Thiết bị chứa (hầm ủ kín) có bổ sung vi sinh vật, thổi khí, thu
nước rác trong thời gian 10 – 12 ngày.
Ủ chín, độ ẩm 40%,
thời gian 15 – 20 ngày
Sàng phân loại theo kích thước
(bằng băng tải, sàng quay)
Phân loại theo trọng
lượng (bằng không khí,
có thu kim loại)
Vật vô cơ
Phân loại sản phẩm
để tái chế
Phối trộng N, P, K và
các nguyên tố khác
Chôn lấp hữu cơ
Đóng bao tiêu thụ
Ủ phân bón (nhiệt độ
từ 30 – 400C) trong
thời gian 5 -10 ngày.
Hình 1.3: Công nghệ xủ lý rắc thải sinh hoạt của Trung Quốc
c. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
Rác được ủ sau 10- 12 ngày, giảm mùi của H2S mới đưa ra ngoài, phân loại có ưu
điểm giảm nhẹ độc hại với người lao động.
Thu hồi được nước rác, không gây ảnh hưởng cho tầng nước ngầm.
Thu hồi được sản phẩm tái chế.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
13
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chất vô cơ khi đưa đi chôn lấp không gây mùi và ảnh hưởng tới nước ngầm vì đã
được oxy hoá trong hầm ủ.
Thu hồi được thành phẩm phân bón.
Nhược điểm:
Chất lượng phân bón thu hồi chưa được triệt để vì các vi sinh vật gây bệnh.
Tỷ lệ thành phẩm thu hồi không cao.
Thao tác vận hành phức tạp.
Diện tích hầm ủ rất lớn và không được phân loại dẫn đến diện tích xây dựng nhà
máy lớn.
Kinh phí đầu tư ban đầu lớn.
1.4
CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ NHỮNG KINH NGHIÊM QUỐC TẾ
Sự thành công của việc sử dụng lại, tái chế chất thải là kết quả của 3 yếu tố gắn bó
với nhau:
1.4.1 Sự tham gia của cộng đồng
Công tác thu gom và xử lý chất thải nói riêng và công tác BVMT nói chung chỉ có
thể được giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng
đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định vấn đề, các biện pháp cách thức
cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rác thải gây nên. Sự tham gia của cộng
đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ và trách nhiệm của cộng đồng trong
việc BVMT nhằm đảm bảo cho họ quyền được sống trong môi trường trong lành,
sạch, đẹp, đồng thời được hưởng những lợi ích do môi trường đem lại. Để làm được
việc này, các nước đã trải qua quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí là
cưỡng chế người dân tiến hành phân loại rác tại nguồn.
Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông kiến thức môi trường và
về thu gom phân loại rác. Đặc biệt sử dụng phương pháp giáo dục trẻ em thu gom,
phân loại rác thải sinh hoạt tại các trường tiểu học. Bên cạnh chương trình bài giảng,
các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo dục trực quan về trẻ em tham gia thu
gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đường phố, tại gia đình. Chính vì vậy, khi các
em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ
là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày. Các chuyên gia nước ngoài đều khẳng định
đây là chương trình giáo dục tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững nhất và không thể
thiếu được trong các trường phổ thông.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
14
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
1.4.2 Sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước và xã hội
Sự đầu tư thoả đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ
năng lực tiếp nhận, tiếp tục phân loại và tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại
nguồn. Như vậy, trình độ phát triển về kinh tế - xã hội, sự giác ngộ và nhận thức của
cộng đồng, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt những ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý, tái
chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày có vai trò rất quan trọng.
1.4.3 Xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, có nhiệt tâm tình nguyện khuyến
cáo, vận động thu gom, phân loại rác thải tại nguồn
Ở Cộng hoà liên bang Đức, tất cả các Bang, các khu đô thị, dân cư đều có các cơ
quan công ty khuyến cáo tuyên truyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống nói
chung và đặc biệt là vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Họ
xây dựng những tài liệu, tư liệu bài giảng cho công cộng bằng nhiều hình thức:
a. Sáng tạo ra những thùng phân tách rác với những màu sắc, kí hiệu rõ rệt,
đẹp, hấp dẫn, dễ phân biệt
Các loại rác được phân tách theo các sơ đồ, hình ảnh dây chuyền rất dễ hiểu, dễ
làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thuỷ tinh, kim loại, chất dẻo nhân tạo, vải và đặc
biệt là rác thải hữu cơ; hoạt động tuyên truyền khuyến cáo còn được thể hiện bằng các
áp phích tuyên truyền phong phú hấp dẫn.
b. Tài liệu tuyên truyền khuyến cáo quảng đại dân chúng
Các áp phích, tờ rơi, thùng, túi đựng các loại rác thải được trình bày trang trí tuỳ
thuộc vào đối tượng được tuyên truyền khuyến cáo và nhất là phải sử dụng màu sắc và
hình ảnh dễ hấp dẫn, dễ hiểu.
c. Vật liệu để chứa đựng rác thải thu gom, phân loại
Các loại vật liệu này phải được công ty sản xuất theo mẫu mã, màu sắc, chữ in
đồng nhất ở mỗi quốc gia, vùng/địa phương. Ví dụ: thùng rác thu gom rác hữu cơ màu
xanh thì túi đựng cũng màu xanh, chữ viết to, hình vẽ tượng trưng dễ nhận biết. Giá
thành các bao túi phải rẻ, phù hợp với khả năng trả tiền của công chúng. Một số quốc
gia còn phát miễn phí túi đựng rác thải hữu cơ sinh hoạt cho người dân để họ thêm
phấn khởi tham gia chương trình.
Ở một số nước phát triển, chất liệu túi đựng rác hữu cơ sinh hoạt đã được chế tạo
đặc biệt: bằng giấy “xi măng bao bì” hoặc bằng nilon chế từ bột khoai tây. Như vậy,
khi thu gom túi rác thải hữu cơ sinh hoạt đem đến nơi ủ, người thu gom không phải
vứt bỏ lại túi nilon nữa mà các túi giấy chất bột này sẽ cùng phân huỷ với rác.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
15
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
1.5
THỰC HIỆN THÍ ĐIẾM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở VIỆT NAM
1.5.1 Hiện trạng phân loại rác tại nguồn ở một số đô thị
Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu
tấn/năm. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác là không ổn định, biến động phụ thuộc
vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình tỷ
lệ phần trăm các chất hữu cơ chiếm 45- 60% tổng lượng chất thải rắn; tỷ lệ thành phần
nilon, chất dẻo chiếm từ 6- 16%, độ ẩm trung bình của chất thải từ 46- 52%. Để quản
lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn
nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công
nghệ xử lý, tiêu huỷ thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo các
chuyên gia môi trường, nếu thực hiện phân loại rác tại nguồn (chỉ có rác vô cơ mới
phải đưa đi chôn lấp) thì sẽ giảm ít nhất 50% khối lượng và các vấn đề môi trường
cũng giảm nhiều.
Tại Hà Nội: chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đã triển khai từ phường
Phan Chu Trinh từ năm 2002. Các hộ gia đình được hướng dẫn phân loại rác thành 2
túi: một loại có thể làm phân compost và loại còn lại; được phát túi nilon 2 màu để
phân loại rác thải tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả của Dự án chưa cao, khi Dự án kết thúc
thì quá trình phân loại cũng kết thúc.
Trong tuần tháng 2/2007, Công ty môi trường đô thị Hà Nội và các cơ quan hợp tác
phát triển Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội nghị “Sáng lập các ngôi sao 3R Hà Nội”
nhằm liên kết thiết lập mạng lưới có tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi
trường. Đây là một phần của Dự án tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu rác thải tại 4
quận nội thành Hà Nội, được gọi là Dự án 3R.
Từ tháng 3/2007 thành phố Hà Nội đã tiến hành triển khai dự án phân loại rác tại
nguồn áp dụng cho 4 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đống Đa.
Tại Tp. Hồ Chí Minh: Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn với
phương thức phân lại rác tại nguồn” ở quận 5 với mã số: VNM 5- 20 trong chương
trình ASIAnURBS được sự tài trợ của UB Châu Âu đã được triển khai từ năm 2004 và
kết thúc vào tháng 9/2006. Mục tiêu của Dự án là quản lý rác thải bằng cách tiếp cận
và giải quyết trên cả 3 mặt: kinh tế, kỹ thuật, xã hội và môi trường, góp phần quan
trọng về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở Quận 5- một trong
những trung tâm có mặt độ dân số cao. Chương trình phân loại rác tại nguồn riêng của
Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai từ năm 2001 thí điểm tại quận 6 kết thức vào
cuối năm 2009
Tại thị xã Long An đã triển khai chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn với
sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu. Dự án đã cung cấp túi nilon và thùng đựng rác 2
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
16
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
màu để hộ trợ người dân tiến hành phân loại rác dễ phân huỷ và rác có thể tái chế ngay
tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, cơ sở dịch vụ.
1.5.2 Kết quả thực hiện thí điểm
Việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Nội đem lại nhiều lợi ích:
- Tổng giá trị thu được từ phế liệu có thể lên tới 800 triệu đồng/ ngày
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước.
- Tiết kiệm năng lượng.
- Giảm thiểu ô nhiểm môi trường nhờ giảm thiểu lượng khí CH4 và khí CO2 phát
sinh từ các bãi chôn lấp, vốn là những khí gây hiệu ứng nhà kính
- Giảm tối đa lượng nước rác rò rỉ, đồng thời nước rác rò rỉ được xử lý dễ dàng
hơn
- Giảm gánh nặng ngân sách chi cho công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và
xử lý.
Điều quan trọng hơn, việc “phân loại rác tại nguồn” thì những công nhân vệ sinh
môi trường không còn là những người làm công việc thu dọn vệ sinh thầm lặng mà
chính họ là những người hướng dẫn gần gũi với người dân về cách thức phân loại rác
tại nguồn.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh chương trình phân phân loại chất thải rắn tại nguồn
được UBND thành phố chỉ đạo thực hiện tại 14 phường quận 6 từ năm 2008 và sau đó
phải ngưng thực hiện do hệ thống kĩ thuật chưa đồng bộ, chưa có nhà máy tiếp nhận và
xử lý chất thải hữu cơ. Mặc dù chương trình phải ngưng thực hiện nhưng kết quả
thống kê cho thấy hơn 80% người dân tham gia thực hiện tốt công tác phân loại. Các
tổ chức chính trị đoàn thể như: hội thanh niên, câu lạc bộ hưu trí, hội cựu chiến binh,
hội phụ nữ, … tích cực tham gia chương trình. Hội phụ nữ đóng vai trò quan trọng
trong việc tuyên tryền đến từng hộ dân về ý nghĩa chương trình cũng như cách thức
phân loại chất thải rắn.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
17
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI
RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH
2.1
TỔNG QUAN HUYỆN BÌNH CHÁNH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Theo Báo cáo Phòng tài nguyên và môi trường năm 2016
a. Vị trí địa lý hành chính
Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây- Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa giới hành chính của huyện như sau:
•
•
•
•
Phía Bắc giáp Hóc Môn.
Phía Đông giáp Quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè.
Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
Phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.
Hình 2.1: Bản đồ ranh giới huyện Bình Chánh
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
18
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
b. Diện tích
Là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên 25.255,29ha, chiếm
12,05% diện tích toàn Thành phố.
Với 15 xã và 01 thị trấn: xã Bình Hưng, xã Bình Chánh, xã An Phú Tây, xã Tân
Quý Tây, xã Đa Phước, xã Phong Phú, xã Tân Kiên, xã Hưng Long, xã Phạm Văn Hai,
xã Lê Minh Xuân, xã Tân Nhựt, xã Bình Lợi, xã Qui Đức, xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh
Lộc B và Thị trấn Tân Túc.
c. Đặc điểm khí hậu
Bình Chánh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích đạo. Có 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
với đặc điểm chính là:
• Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,60C.
• Lượng mưa trung bình năm từ 1.300mm- 1.770mm, tăng dần lên phía Bắc theo
chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều ở các tháng trong năm, mưa tập trung
vào tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
• Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5 %, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 là
80% - 90%, thấp nhất vào tháng 12 là 70%.
Nhìn chung, thời tiết của Huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tương
đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy
nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa nên cũng có những kỳ xảy ra hạn hán và làm
thiệt hại cho năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
a. Kinh tế
Về cơ cấu kinh tế của Huyện là công nghiệp, xây dựng (80,8%) - thương mại dịch
vụ (16,5%) - nông nghiệp (2,7%). Tình hình kinh tế Huyện tiếp tục phát triển ổn định,
hợp lý, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định
hướng, ngành công nghiệp - xây dựng: giữ vai trò động lực tăng trưởng chính (tăng
bình quân 20,3%/năm); ngành thương mại - dịch vụ: thị trường hàng hóa tiếp tục phát
triển, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, từng bước hình thành một số trung tâm
thương mại văn minh, sạch đẹp (tăng bình quân 17,2%/năm); ngành nông nghiệp: các
mô hình chuyển đổi cây trồng tiếp tục được triển khai (hoa lan, cây kiểng, cá kiểng,
rau an toàn) mang lại hiệu quả kinh tế cao bình quân đạt từ 200 triệu đồng đến 1,2 tỷ
đồng/ha/năm (tăng bình quân 4,7%/năm); tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước đạt
7,41%.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
19
Luận văn tốt nghiệp
Khảo sát nhận thức và thái độ của người dân về việc thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn và đề xuất biện
pháp nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ cấu kinh tế huyện Bình Chánh
2,7
16,5
80,8
công nghiệp - xây dựng
thương mại dịch vụ
nông nghiệp
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Bình Chánh
b. Dân số
Tổng số hộ dân 155.783 hộ với 608.616 người (theo số liệu tính đến ngày
31/12/2015); số người trong độ tuổi lao động 421.855 người (chiếm 69,3%). Tỷ lệ hộ
nghèo có thu nhập dưới 21 triệu đồng/hộ/năm trở xuống còn lại đầu năm 2016 là 5.172
hộ, chiếm tỷ lệ 3,32%; thu nhập bình quân đầu người đạt 40,452 triệu
đồng/người/năm; cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sản
xuất và dân sinh.
SVTH: Văn Nguyễn Kiều Hoa
GVHD: Th.S Ngô Thị Ánh Tuyết
20