Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm chì, arsen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 80 trang )

TÓM TẮT

Theo báo cáo môi trường quốc gia về môi trường đô thị của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (tháng 11/2017): nước ngầm đang bị ô nhiễm tại nhiều nơi, đặc biệt là các thành
phố lớn với hàm lượng kim loại nặng như chì, arsen, mangan vượt quy chuẩn. Nhiễm
độc arsen trong nước ngầm được xem là một cuộc khủng hoảng môi trường chưa từng
có trong lịch sử thế giới hiện đại.
Tuy nhiên tài nguyên nước vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, cần có nhiều hơn
nữa các chương trình nghiên cứu về nước. Việc đánh giá ảnh hưởng của kim loại nặng
trong nước đến sức khỏe người sử dụng là hết sức cần thiết. Trước sự đe dọa của tình
trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước sinh hoạt và ăn uống, việc nghiên cứu hiện
trạng, khoanh vùng ô nhiễm, đánh giá rủi ro tiềm tàng do tình trạng ô nhiễm đó gây ra
đến sức khỏe người sử dụng và đề xuất giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng của nó là điều
hết sức cần thiết.
Đề tài đã tiến hành khảo sát 368 mẫu nước giếng tại hai khu vực nghiên cứu giả
định. Thu thập số liệu về hiện trạng thai thác sử dụng nước giếng, tình hình dân số, phân
bố dân cư, độ tuổi, ý kiến của người dân về nguồn nước họ đang sử dụng… làm cơ sở
tính toán liều lượng tiếp nhận cho ba nhóm đối tượng là trẻ dưới 6 tuổi, trẻ từ 6 – 12 tuổi
và người lớn. Từ đó tính toán các mức độ rủi ro từ chất gây ung thư (chì, arsen) khi con
người phơi nhiễm qua tiêu hóa, thể hiện sự phân bố mức độ ô nhiễm của các giếng lên
bản đồ địa hình khu vực.
Kết quả tính toán rủi ro cho thấy: nguy cơ nhiễm bẩn arsen của các giếng ở hai khu
vực cao hơn nguy cơ nhiễm bẩn chì. Mức độ rủi ro tăng dần theo độ tuổi, trẻ dưới 6 tuổi
có rủi ro thấp hơn trẻ từ 6-12 tuổi và trẻ từ 6-12 tuổi có rủi ro thấp hơn người lớn. Điều
đó chứng tỏ cần phải có thời gian tích tụ lâu dài trong cơ thể thì các kim loại này mới
gây ra ung thư cho người được.
Người dân ở hai khu vực, đặc biệt là những hộ dân có mẫu nước giếng có hàm
lượng chì, arsen cao cần sử dụng các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu hàm lượng
chì, arsen trong nước để giảm thiểu rủi ro tới sức khỏe. Với những giếng có nguy cơ rủi
ro cao người dân nên tiến hành trám lắp giếng theo đúng yêu cầu kĩ thuật, với những
giếng có rủi ro trung bình nên hạn chế sử dụng. Người dân nên sử dụng nguồn nước


thay thế (nước cấp) hoặc sử dụng các thiết bị lọc có khả năng loại bỏ kim loại nặng với
hiệu suất cao để bảo vệ sức khỏe của mình.


ABSTRACT

According to the Ministry of Natural Resources and Environment's National
Environment Report (November, 2017): Groundwater is polluted in many places,
especially large cities with heavy metals content. Lead, arsenic, manganese exceed
standards. Arsenic poisoning in groundwater is considered to be an unpredictable
environmental crisis in the present.
Water resource has not been adequately interested, we need more research on
groundwater. Assessing the impact of heavy metals on the user’s health is essential. In
view of the threat of heavy metal contamination in drinking water, the study of the
actuality, the delimitation of contaminated areas, the assessment of potential risks
caused by the pollution to the user and suggest solutions is essential.
The study investigated 368 well water samples in two hypothetical study areas.
Collecting data on status quo of water use, population situation, distribution of
population, age, opinions of people on the water they are using ... as the basis for
calculating the Chronic daily intake for three age groups (children are under 6, children
6-12 and adults). And then calculating the levels of risk from carcinogens (lead, arsenic)
when humans exposed through digestion, showing the distribution of pollution levels of
the wells on topographic maps of the area.
The risk assessment results show that the risk of arsenic contamination of wells in
two areas is higher than the risk of lead contamination. Risk increases with age, risk on
children under 6 are lower than children 6-12 and children 6-12 are at lower risk than
adults. This proves that heavy metals need a long time to accumulate in the body to
cause cancer for human.
The residents in two areas, especially households have wells with high risk of lead
and arsenic, should take measures to prevent or reduce lead and arsenic levels in water

to minimize risks to health. For high risk wells, they should be filled wells with technical
requirements, with average risk wells should be limited to use. People should use
alternative water sources (water supply) or use filtering devices are capable of removing
heavy metals with high efficiency to protect their health.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm…
Giảng viên hướng dẫn

PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ...
Giảng viên phản biện

Th.S Trần Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .................................................................................................. 2
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .................................................................................................. 2
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................... 2
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM ......................................................... 4
1.1 KHÁI NIỆM NƯỚC NGẦM .................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm...................................................................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm và tính chất .................................................................................. 4
1.1.3 Tầm quan trọng của nước ngầm ................................................................ 5
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm ............................................... 5
1.2.1 pH .................................................................................................................. 5
1.2.2 Độ cứng tổng................................................................................................. 5
1.2.3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) ...................................................................... 6
1.2.4 Hàm lượng đạm nitrat (N-NO3-)................................................................. 6
1.2.5 Hàm lượng sunfate (SO42-) .......................................................................... 6
1.2.6 Hàm lượng đạm Amoni (N-NH4+) .............................................................. 7
1.2.7 Clorua ........................................................................................................... 7
1.2.8 Ảnh hưởng của kim loại nặng..................................................................... 8

a. Chì .................................................................................................................... 10
b. Arsen ................................................................................................................ 11


SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

1.3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 13
1.3.1 Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm trên thế giới .......................................... 13
1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Việt Nam................................ 15
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO .............. 18
2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG...................... 18
2.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM .......................................................................................... 18
2.3 PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG ......................................... 19
2.4 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CON NGƯỜI .............. 20
2.4.1 Cách tiếp cận đánh giá rủi ro về sức khỏe............................................... 20
2.4.2 Phương pháp và vật liệu nghiên cứu........................................................ 22
2.4.3 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá rủi ro ............ 26
2.5 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH .................................................................................... 28

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ GIẢ ĐỊNH CHO CHẤT GÂY UNG THƯ ......... 31
3.1 GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
3.1.1 Địa chất – thủy văn .................................................................................... 31
3.1.2 Thói quen sử dụng nước của người dân ..................................................31
3.1.3 Hệ thống cấp nước ..................................................................................... 31
3.2 VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM LẤY MẪU Ở 2 KHU VỰC GIẢ ĐỊNH ............................ 32

3.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM TẠI KHU VỰC KHẢO SÁT ....... 33
3.4 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM .................................................................................... 38
3.4.1 Chì ...............................................................................................................38
3.4.2 Arsen ...........................................................................................................39
3.5 KẾT QUẢ VỀ RỦI RO LÊN SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG ............................... 41
3.5.1 Kết quả về rủi ro mẫu được khảo sát ...................................................... 41
3.5.2 Nguy cơ mắc bệnh ung thư thực sự của người dân đang sử dụng giếng ở
hai KV ................................................................................................................... 45
3.5.3 Khoanh vùng có rủi ro ung thư đối với sức khỏe ...................................47

CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................. 52
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

4.1 QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÀ KHAI THÁC NƯỚC NGẦM TRONG KHU
VỰC .............................................................................................................................. 52
4.2 GIẢI PHÁP KĨ THUẬT ....................................................................................... 52
4.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ .......................................................................................... 53
4.4 GIẢI PHÁP GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG .................................................... 53
4.5 CÔNG CỤ KINH TẾ ............................................................................................ 53
4.6 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÍ Ô NHIỄM .................................................................. 54
4.6.1 Mô hình xử lý nước ngầm áp dụng cho trạm cấp nước ......................... 54
4.6.2 Mô hình xử lý cho hộ gia đình ..................................................................56
4.6.3 Máy lọc nước RO ....................................................................................... 57


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 59
1. Kết luận ............................................................................................................59
2. Kiến nghị ..........................................................................................................60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 63

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

iii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AT:

Thời gian phơi nhiễm trung bình (Averaging Time)

ABSs:

Phần trăm lượng chất được hấp thụ trong dạ dày

BW:

Trọng lượng cơ thể (Body Weight)


BTNMT:

Bộ Tài nguyên Môi trường

BYT:

Bộ y tế

CDI:

Lượng hóa chất đi vào cơ thể mỗi ngày (Chronic daily intake)

Cw:

Nồng độ hóa chất trong nước (Concentration in water)

EF:

Tần số phơi nhiễm (Frequency Exposure)

ED:

Thời gian phơi nhiễm (Exposure duration)

IRAC:

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for
Research on Cancer)

HRA:


Đánh giá rủi ro sức khỏe (Health Risk Assessment)

KV:

Khu vực

OEHHA:

Văn phòng Giám định rủi ro Môi trường California (Office of
Environmental Health Hazard Assessment)

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ:

Quyết định

SF:

Hệ số dốc (Slope Factor)

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

US EPA:


Cơ bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US Environmental Protection
Agency)

UNEP:

Chương trình Môi trường Liên Hệp Quốc

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

WIR:

Tốc độ tiêu hóa nước (Water ingestion rate)

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

iv


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tác hại của kim loại nặng đối với con người và môi trường ........................... 9
Bảng 2.1 Thông số tính toán liều lượng phơi nhiễm ..................................................... 29
Bảng 2.2 Phân mức rủi ro .............................................................................................. 30
Bảng 3.1 Tình hình loại bỏ nước thải ở hai ấp .............................................................. 33
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt chính ........................................................ 34

Bảng 3.3 Cách xử lí nước để uống ................................................................................35
Bảng 3.4 Tình hình sử dụng các loại nước uống ........................................................... 36
Bảng 3.5 Số ngày không sử dụng nước tại chỗ ............................................................. 36
Bảng 3.6 Các loại ô nhiễm chất lượng nước .................................................................37
Bảng 3.7 Giải pháp tránh ảnh hưởng từ nguồn nước ô nhiễm ......................................37
Bảng 3.8 Ý thức người dân đối với nguồn nước sử dụng .............................................38
Bảng 3.9 Kết quả tóm tắt nguy cơ rủi ro bị ung thư do nấu ăn và uống nước giếng nhiễm
bẩn ở 2 khu vực .............................................................................................................41
Bảng 3.10 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những người đang phơi nhiễm với các chất
có nguy cơ gây ung thư ở KV1 và KV2 ........................................................................45

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

v


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình đánh giá rủi ro. .................................................................................22
Hình 2.2 Biểu đồ minh họa sự hiện diện của rủi ro. ...................................................... 23
Hình 3.1 Bản đồ các vị trí lấy mẫu tại khu vực khảo sát. ..............................................32
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cách thải bỏ nước thải ở hai khu vực. .................................33
Hình 3.3 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt chính (ăn uống)........................................34
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện cách xử lí nước trước khi uống. ..........................................35
Hình 3.5 Hàm lượng Chì trong nước ngầm tại KV 1. ................................................... 38
Hình 3.6 Hàm lượng Chì trong nước ngầm tại KV 2. ................................................... 39
Hình 3.7 Hàm lượng Arsen trong nước ngầm tại KV 1. ...............................................40

Hình 3.8 Hàm lượng Arsen trong nước ngầm tại KV 2. ...............................................40
Hình 3.9 Tỉ lệ % giếng có nguy cơ nhiễm chì ở 2 KV. .................................................42
Hình 3.10 Tỉ lệ % giếng có nguy cơ nhiễm Arsen ở 2 KV. ..........................................43
Hình 3.11 Tỉ lệ % giếng phơi nhiễm chì, arsen. ............................................................ 44
Hình 3.12 Số người thực tế phơi nhiễm chì, arsen ở 2 KV. ..........................................46
Hình 3.13 Bản đồ phân bố rủi ro của Chì đối với 3 nhóm đối tượng. ........................... 48
Hình 3.14 Bản đồ phân bố rủi ro của Arsen đối với 3 nhóm đối tượng. ....................... 49
Hình 3.15 Bản đồ phân bố rủi ro tổng cộng của chất gây ung thư đối với 3 nhóm đối
tượng. ............................................................................................................................. 50
Hình 4.1 Quy trình xử lý chung cho nước ngầm cho trạm cấp nước. ........................... 54
Hình 4.2 Mô hình xử lý nước ngầm tại xã Tân Long. ................................................... 56
Hình 4.3 Mô hình xử lý Arsen và Sắt trong nước ngầm áp dụng cho hộ gia đình. ......56

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ngầm là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung cấp
nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp… nhưng đang bị suy
giảm trữ lượng đồng thời ô nhiễm nghiêm trọng. Tài nguyên nước ngầm đang chịu sự
tác động mạnh mẽ do hoạt động của con người, biến đổi khí hậu… nước ngầm đang có
nhiều dấu hiệu ô nhiễm, hàm lượng các kim loại nặng như Fe, Pb, As, Zn, Cd, Ni…có
dấu hiệu vượt giới hạn cho phép so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Nước ngầm ô

nhiễm kim loại nặng gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng
đến quá trình sinh hoạt, sản xuất…
Theo báo cáo của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2017), hiện nay tại
Việt Nam vẫn còn khoảng 20% dân số (17-18 triệu người) sử dụng nước giếng khoan
trong sinh hoạt. Hàm lượng asen đã được xác định có nhiều trong nước ngầm ở vùng
đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu của WHO, cứ 10.000
người thì có 6 người bị ung thư do sử dụng nước ăn có nồng độ asen lớn hơn 0,01 mg/L.
Hiện tượng nước ngầm nhiễm Arsen đã có từ lâu nhưng không được điều tra và khuyến
cáo kịp thời nên người dân vẫn sử dụng nước ngầm để ăn uống hằng ngày mà không hề
hay biết những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe khi những chất độc này trong tích
tụ trong cơ thể.
Những hậu quả của việc sử dụng nước ngầm có nhiễm chì, arsen vào mục đích
sinh hoạt ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân là rất nghiêm trọng, việc đưa ra những
giải pháp đối với vấn đề ô nhiễm này với nước ta cũng không còn mới lạ. Tuy nhiên,
chúng ta mới chỉ đề cập đến những ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư khi mà những biểu
hiện về nguy hại đã thể hiện rõ rệt qua sự suy giảm về sức khỏe mà chưa dành sự quan
tâm thích đáng tới những rủi ro tiềm tàng như nguy cơ gây ung thư với người dân sử
dụng nguồn nước ngầm nhiễm chì, arsen với nồng độ tuy thấp nhưng trong thời gian dài
(suốt cuộc đời).
Trước sự đe dọa về hiểm họa của tình trạng ô nhiễm chì, arsen cũng như các kim
loại nặng trong đất, nước sinh hoạt và ăn uống; việc nghiên cứu hiện trạng, khoanh vùng
hàm lượng chì, arsen trong nước ngầm, đánh giá rủi ro tiềm tàng do tình trạng ô nhiễm
đó đến sức khỏe người dân và đề xuất giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng của nó là điều
hết sức cần thiết.
Do đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì,
Arsen” đã được thực hiện cho hai khu vực điển hình nhằm nâng cao sự quan tâm đến
sức khoẻ của người dân khi sử dụng nước ngầm không qua xử lí.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà


1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khảo sát, đánh giá rủi ro đến sức khỏe đối với người sử dụng nước ngầm chưa qua
xử lí và phơi nhiễm với chì, arsen qua con đường ăn uống. Từ đó nâng cao nhận thức
người dân về an toàn sức khỏe và bảo vệ sức khỏe người dân trong vùng cảnh báo.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước ngầm tại 2 khu vực giả định
làm cơ sở để tính toán những ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
- Thu thập các số liệu về số giếng nước, dân số, độ tuổi, phân bố dân cư sử dụng
nước ngầm.
- Khảo sát, lấy mẫu, đo nhanh tại hện trường các thông số: pH, TDS, EC, nhiệt độ
và gửi kết quả để phân tích As, Pb.
- Tính toán liều lượng tiếp nhận vào cơ thể đối với cộng đồng dân cư sử dụng
nguồn nước ngầm bị ô nhiễm chì, arsen vào mục đích ăn uống.
- Tính toán rủi ro của chì, arsen đối với các đối tượng phơi nhiễm.
- Vẽ bản đồ phân bố rủi ro của chì, arsen của các giếng nước trên địa bàn khảo sát.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro đến sức khỏe người sử dụng.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp khảo sát điều tra: Lập phiếu khảo sát, điều tra tình hình sử dụng
nước ngầm của 368 hộ dân trong khu vực. Thực hiện phỏng vấn, lấy thông tin về số
người sử dụng nước ở mỗi giếng, độ tuổi; ảnh hưởng của nước giếng đến sức khỏe người
dân trong 6 tháng gần đây…
- Phương pháp thống kê số liệu: thống kê tình hình khai thác sử dụng các giếng,
dân số ở các độ tuổi, số lít nước uống mỗi ngày, số ngày không sử dụng nước giếng…

ở khu vực khảo sát.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này được áp dụng nhằm lấy mẫu
nước giếng tại hiện trường, thêm kí hiệu mẫu, đo nhanh các thông số hiện trường (pH,
TDS, EC, nhiệt độ), bảo quản mẫu… sau đó gửi mẫu đi phân tích Pb, As. Thời gian thực
hiện khảo sát từ 01/08/2017 đến 01/10/2017.
- Phương pháp so sánh: Các kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được so sánh
với QCVN 09-MT:2015/BTNMT và QCVN 01:2009/BYT.
- Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA) được sử dụng để đánh giá rủi ro
sức khỏe trên ba nhóm đối tượng: trẻ em (0 – 6 tuổi), trẻ em (6 – 12 tuổi) và người lớn.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

Hai nguyên tố kim loại nặng arsen, chì, đều được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa
Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) coi là tác nhân gây ung
thư ở người. Vì thế, rủi ro do phơi nhiễm Chì, Arsen qua đường tiêu hóa được tính theo
công thức sau:
Risk = CDI * SF
Trong đó: + Risk: Rủi ro từ chất ung thư.
+ CDI: Liều lượng hóa chất đi vào cơ thể liên tục mỗi ngày
(mg/kg/ngày).
+ SF: Hệ số dốc đường cong liều lựng phản ứng (kg/ngày/mg).
- Phương pháp ứng dụng GIS để vẽ bản đồ vị trí lấy mẫu và bản đồ phân bố rủi ro
của các giếng nhiễm bẩn trên địa bàn khảo sát. Các bản đồ được xây dựng trên hệ tọa

độ WGS-84 với tỉ lệ bản đồ 1:10,000.
GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để thu thập, cập nhật, lưu trữ, tích hợp
và xử lí, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lí.
Phương pháp được sử dụng để vẽ bản đồ phân bố là phương pháp Kriging. Kriging
là phương pháp nội suy thống kê đầy đủ sử dụng cho nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác
nhau như là khoa học sức khỏe, mô hình ô nhiễm… Có nhiều loại Kriging, đề tài sử
dụng Ordinary Kriging. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Chì, Arsen trong nước ngầm và dân cư sử dụng nước
ngầm vào mục đích ăn uống tại khu vực nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: nước ngầm tại KV1, KV2. Tên địa điểm nghiên cứu được
mã hóa theo yêu cầu bảo mật thông tin.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài tiến hành đánh giá hàm lượng chì, arsen trên địa bàn khảo sát, từ đó thu
thập được các số liệu về những vị trí giếng ô nhiễm chì, arsen, xây dựng bản đồ phân bố
rủi ro chì, arsen trên địa bàn khảo sát.
- Từ những kết quả khảo sát, đề tài xác định được những vị trí có nồng độ chì,
arsen cao và đưa ra cảnh báo cho người dân tại những khu vực này có những biện pháp
phòng tránh giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của phơi nhiễm chì, arsen trong nước ngầm.
- Đề tài tiến hành đánh giá rủi ro đến sức khỏe người dân. Từ đó, tạo cơ sở cho các
nhà quản lí môi trường xây dựng chương trình quản lí giảm thiểu rủi ro tới sức khỏe
người dân.
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC NGẦM
1.1 KHÁI NIỆM NƯỚC NGẦM
1.1.1 Khái niệm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở
rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể
khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước
ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các
lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không
có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều,
phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm.
Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía
dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng
sâu thường có ba vùng chức năng:
• Vùng thu nhận nước.
• Vùng chuyển tải nước.
• Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm kilomet. Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn
định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di
chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu
kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.
1.1.2 Đặc điểm và tính chất
Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm
phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy
nước chảy qua các địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm
hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
- Độ đục thấp.

- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí: CO2, H2S…
- Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, magan, canxi, magie, flo…

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

- Không có hiện diện của vi sinh vật.
1.1.3 Tầm quan trọng của nước ngầm
Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như: ăn, uống, tắm giặt, sưởi ấm…
Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh
vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe…
- Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước,
các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông
nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ
thống tưới tiêu nước còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
- Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất
lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than,
thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
- Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát triển. Đặc
biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet như
ở nước ta.
1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM
1.2.1 pH
pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. pH là chỉ tiêu quan trọng

đối với mỗi giai đoạn môi trường, là một chỉ tiêu cần phải kiểm tra đối với chất lượng
nước. pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sinh trưởng
của sinh vật trong môi trường nước, sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn đến sự thay đổi về
thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy hay ngăn
chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. Và được định nghĩa bằng biểu thức:
pH = - log [H+]. Thang pH chỉ từ 0 - 14. Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi
pH > 7, nước lại mang tính kiềm. Khi pH < 7 nước có tính axit.
1.2.2 Độ cứng tổng
Độ cứng của nước được quyết định bởi hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước,
chủ yếu là do các muối có chứa ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước được chia làm 2
loại:
- Độ cứng tạm thời hay độ cứng carbonat: Tạo bởi các muối Ca và Mg carbonat và
bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonat vì muối carbobat Ca và Mg hầu như không
tan trong nước. Gọi là độ cứng tạm thời vì chúng ta có thể giảm được nó bằng nhiều
phương pháp đơn giản. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường
xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ...
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

- Độ cứng vĩnh viễn: Tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua...
chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp và đắt tiền.
Thường nước ngầm có độ cứng cao hơn nước mặt, nước có độ cứng > 100 mg/L
đã được xem là nước cứng và > 200mg/L là nước rất cứng.
1.2.3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

Tổng chất rắn hoà tan là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất,
muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị
bằng hàm số mg/L hoặc ppm. TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức
độ sạch của nguồn nước.
Do nước luôn có tính hoà tan rất cao nên nó thường có xu hướng lấy các ion từ các
vật mà nó tiếp xúc. Ví dụ, khi chảy ngầm, nước sẽ lấy các ion Can-xi, các khoáng chất.
Khi chảy trong đường ống, nước sẽ lấy các ion kim loại trên bề mặt đường ống, như sắt,
đồng, chì…
Theo qui định hiện hành của WHO, US EPA và cả Việt Nam thì TDS không được
vượt quá 500 mg/L đối với nước tinh khiết và không vượt quá 1000 mg/L đối với nước
sinh hoạt.
1.2.4 Hàm lượng đạm nitrat (N-NO3-)
Theo quy định của Bộ y tế thì chỉ tiêu Nitrat (NO3-) nằm ở mức dưới 50 mg/L. Đây
là một yếu tố khó xử lý trong công nghệ nước sạch hiện nay.
Việc dư thừa hàm lượng Nitrat trong nước uống gây ra các hậu quả về mặt sức
khỏe ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng. Khi nitrat xâm nhập vào trong cơ thể với
hàm lượng cao dưới tác động của enzim trong cơ thể nitrat sẽ được chuyển hóa thành
nitrit ngăn cản các quá trình hình thành và trao đổi oxy của Hemoglobin trong máu dẫn
đến việc thiếu hụt oxy trong máu được gọi là hội chứng ngộ độc Nitrat.
Với cơ thể một người trưởng thành thì việc hấp phụ một lượng nitrat dư thừa không
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tuy nhiên nó đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Nếu sử dụng nguồn nước thừa Nitrat trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh do
việc thiếu hụt oxy và các bệnh khác do nitrat kết hợp với các enzim trong đường ruột
dẫn đến việc hấp thu thức ăn kém. Điển hình của bệnh này là các hiện tượng da xanh,
bệnh ung thư hay một số các bệnh khó chữa khác.
1.2.5 Hàm lượng sunfate (SO42-)
Sulfate (SO42-) xuất hiện trong gần như tất cả các nguồn nước tự nhiên. Hầu hết
các hợp chất sulfat đều bắt nguồn từ sự oxi hoá các quặng sulfit, sự xuất hiện của các đá

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa

GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

phiến sét và sự tồn tại của các chất thải công nghiệp. Sulfate là một trong những thành
phần không tan trong mưa.
Nồng độ sulfate trong nước cao gây nên những ảnh hưởng tới nhuận tràng khi kết
hợp với canxi và magie, hai thành phần chủ yếu nhất gây ra độ cứng của nước. Vi khuẩn
tấn công và làm giảm lượng sulfate tạo ra khí hydro sulfua (H2S).
Theo quy định về các tiêu chuẩn của Bộ Y tế đưa ra, nồng độ sulfat được khuyến
cáo là dưới 250 mg/L. Theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT, giới hạn cho phép nồng độ
sunfate trong nước ngầm là 400 mg/L.
1.2.6 Hàm lượng đạm Amoni (N-NH4+)
Amoni có công thức hóa học NH3, là chất khí không màu và có mùi khai. Trong
nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Tổng NH3 và NH4+ được gọi là tổng
Amoni tự do. Đối với nước uống, tổng Amoni sẽ bao gồm amoni tự do, monochloramine
(NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và trichloramine (NHCl3).
Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm
lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư
và các bệnh nguy hiểm khác. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ
tạo thành 2,7g nitrit và 3,65g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/L
và nitrat là 10-50 mg/L. (Trịnh Thị Thanh, 2000).
Amoni là một trong những yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp: làm
giảm tác dụng của clo, giảm hiệu quả khử trùng nước do phản ứng với clo tạo thành
monocloamin là chất sát trùng thứ cấp hiệu quả kém clo hơn 100 lần. Amoni cùng với
các chất vi lượng trong nước (hợp chất hữu cơ, phốt pho, sắt, mangan…) là “thức ăn”

để vi khuẩn phát triển, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị
đục, đóng cặn trong hệ thống dẫn, chứa nước. Nước bị xuống cấp, làm giảm các yếu tố
cảm quan.
1.2.7 Clorua
Clorua làm tăng độ dẫn điện trong nước và do đó tăng khả năng ăn mòn của nước
đối với các thiết bị kim loại. Trong đường ống dẫn nước bằng kim loại, clorua phản ứng
với ion kim loại tạo thành các muối hòa tan và tăng hàm lượng ion kim loại trong nước
ăn uống. Đối với ống nước bằng vật liệu có chứa chì, thường được bọc lớp oxit bảo vệ,
nhưng clorua làm tăng khả năng ăn mòn đường ống. Clorua trong nước cũng có thể làm
tăng tỷ lệ gây thủng các ống làm bằng kim loại.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

Theo quy định của Bộ Y tế:
- Hàm lượng clorua tối đa cho phép trong nước ăn uống là 250 mg/L (QCVN
01:2009/BYT)
- Hàm lượng clorua tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 300 mg/L (QCVN
02:2009/BYT)
1.2.8 Ảnh hưởng của kim loại nặng
Thuật ngữ "Kim loại nặng" thường được dùng cho những kim loại có trọng lượng
cụ thể hơn 5 g/cm3 (Holleman và Wiberg, 1985). Có khoảng 40 nguyên tố mà rơi vào
trường hợp này.
Kim loại nặng có thể chia làm 4 nhóm chính dựa trên tầm quan trọng cho sức khỏe

của chúng:
+ Kim loại cần thiết như Cu, Zn, Co, Cr, Mn và Fe.
+ Kim loại không cần thiết như Ba, Al, Li và Zr.
+ Kim loại ít độc hại như Sn, As.
+ Kim loại có tính độc cao như Hg, Cd và Pb.
Phần lớn các phần ăn được của thực vật là nguồn cung cấp chính của lượng kim
loại nặng cho con người thông qua tiêu hóa, lâu dài dẫn đến có hại cho sức khỏe con
người khi sử dụng quá mức. Kim loại nặng gây nguy hiểm cho con người vì nó tồn tại
lâu dài trong tự nhiên và có xu hướng tích tụ trong các hệ thống sinh học. Chúng có khả
năng ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể con người và trong 1 số đó là chất gây ung
thư. Tác động bất lợi của các kim loại nặng cho sức khỏe con người được thảo luận theo
bảng bên dưới:

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

Bảng 1.1 Tác hại của kim loại nặng đối với con người và môi trường
Kim loại
nặng

As

Pb


Nồng độ cho
phép trong nước
uống (mg/L)*

0,01

0,01

Tác hại

Arsen có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau:
làm keo tụ protein do tạo phức với arsen III và phá
huỷ quá trình photpho hoá; gây ung thư tiểu mô
da, phổi, phế quản, xoang…
Trẻ em: chậm phát triển về thể chất, trí tuệ và
tinh thần.
Người lớn: gây hại thận, tim mạch, nội tạng.

Cd

0,003

Gây nhiễu một số enzim nhất định, gây nên
hội chứng tăng huyết áp và ung thư phổi.

Cr

0,05

Gây bệnh ung thư, rối loạn gen và nhiều bệnh khác


0.3

Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể, gây độc
với nguyên sinh chất của tế bào, tác động lên hệ
thần kinh trung ương, gây tổn thương thận, bộ máy
tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong.

1

Khi nồng độ Cu trong máu rất cao thì nguy
cơ tử vong do bất cứ nguyên nhân nào sẽ tăng lên
50% và do ung thư là 40% khi so sánh với những
người có nồng độ Cu trong máu ở mức bình
thường.

Mn

Cu

Fe

0,3

Hàm lượng của sắt lớn hơn 1–2 mg/L sẽ làm
giảm giác quan của con người, ảnh hưởng đến chất
lượng nước khi sử dụng.

(*): Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN
01:2009/BYT).

Tuy nhiên do còn hiều hạn chế về thời gian, kiến thức đề tài này chỉ đánh giá ảnh
hưởng nồng độ của chì, arsen trong các giếng nước sinh hoạt đến sức khỏe con người
qua đường ăn uống.
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

a. Chì
a.1 Tổng quan về chì
Trong những chất thải độc hại thì Chì, Thủy ngân, Arsen và Cadimi đứng vị trí thứ
nhất, thứ nhì, thứ ba, và thứ sáu theo xếp loại độc tính của Hoa Kì. Những kim loại này
gây độc trong tất cả các trạng thái tồn tại của chúng. Chì là một trong những mối nguy
hại hàng đầu.
Chì được loài người biết đến từ lâu. Chì và các hợp chất của chì được sử dụng
trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, y học, quân sự, năng lượng nguyên tử, kĩ thuật
hạt nhân…Như vậy, chì đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh
tế quốc dân và đời sống của con người. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà chì
mang lại thì nó luôn là một mối đe dọa môi trường nghiêm trọng nhất đến sức khỏe con
người, đặc biệt ở các đô thị lớn. Và ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là sự tác động của chì
đến sự phát triển trí tuệ và sự phát triển của thế hệ trẻ – tương lai của xã hội.
Chì và các hợp chất của chì đều độc. Các hợp chất chì càng dễ hòa tan độc tính
càng cao. Ngay cả các muối không tan của chì như cacbonat, sunfate khi vào đường tiêu
hóa cũng bị axit clohyrit (HCl) ở dạ dày hòa tan một phần và gây độc.
Trong nước tự nhiên hàm lượng chì thường rất nhỏ, nằm trong khoảng 0,001 –
0,023 mg/L. Trong nước sinh hoạt cũng thường có vết chì (vì nước chảy qua ống dẫn có

chứa chì).
a.2 Tác hại của nguồn nước bị nhiễm chì tới sức khỏe con người
Chì có trong nước có thể phơi nhiễm qua đường tiếp xúc với da, nhưng chủ yếu
vẫn là đường tiêu hóa nếu uống nước nhiễm chì.
Chì không có vai trò có lợi về sinh lý với cơ thể, nồng độ chì máu toàn phần bình
thường < 10 µg/dL, nồng độ lý tưởng là 0 µg/dL. Các chuyên gia cảnh báo việc hít thở
không khí có chì hoặc hấp thụ thực phẩm, nước uống hay thuốc nhiễm chì sẽ khiến cơ
thể tích tụ chì dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Giới hạn cho phép của hàm lượng chì trong nước ăn uống theo QCVN
01:2009/BYT là 0,01mg/L. Khi nồng độ chì trong nước uống là 0,042 – 1 mg/L sẽ xuất
hiện triệu chứng bị ngộ độc kinh niên ở người.
Nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng, đặc biệt là Pb có ảnh hưởng rất lớn tới
sức khỏe con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng nguồn nước
nhiễm một lượng chì lớn và trong thời gian dài có thể khiến một người bị nhiễm độc và
thậm chí tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Một số tác hại không thể không kể
đến của chì đối với sức khỏe:

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

+ Đối với trẻ em: trẻ em có mức hấp thụ chì cao gấp 3-4 lần người lớn. Chì tích tụ
ở xương, cản trở chuyển hóa Canxi bằng cách kìm hãm sự chuyển hóa vitamin D, gây
độc cản cơ quan thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên. Đặc biệt, chì gây tác
động mãn tính tới phát triển trí tuệ. Ngộ độc chì còn gây ra biến chứng viêm não ở trẻ

em.
+ Tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hiđro gây nên một số rối loạn cơ thể,
trong đó chủ yếu là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc
có thể gây ra những tai biến như đau bụng chì, đường viền đen Burton ở lợi, đau khớp,
viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, liệt, tai biến não, nếu nặng có thể gây tử vong.
+ Với những phụ nữ có thai thường xuyên tiếp xúc với chì khả năng sẩy thai hoặc
thai nhi chết sau khi sinh là rất lớn.
+ Tác dụng hóa sinh chủ yếu của chì gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp máu, phá vỡ
hồng cầu. Khi nồng độ chì trong máu > 0,8 mg/L có thể gây nên hiện tượng thiếu máu
do thiếu hemoglobin. Nếu hàm lượng chì trong máu trong khoảng 0,5-0,8 mg/L sẽ gây
rối loạn chức năng của thận và phá hủy não.
JECFA đã thiết lập giá trị tạm thời cho lượng chì đưa vào cơ thể hàng tuần có thể
chịu đựng được đối với trẻ sơ sinh và thiếu nhi là 25 µg/kg thể trọng (tương đương với
3,5 µg/kg thể trọng/ngày).
b. Arsen
b.1 Tổng quan về Arsen
Arsen (thạch tín) là một á kim màu trắng xám, mùi tỏi, tỷ trọng là 5,7 (tỷ trọng của
nước bằng 1). Khi nóng arsen chảy ra và thăng hoa ở 613oC. Nó là thứ phẩm của công
nghiệp luyện kim (như Cu, Pb, Zn, Sn, Au...) vì trong các quặng kim loại có chứa arsen
như một tạp chất.
US EPA định nghĩa arsen là một trong những hóa chất bền vững, sinh tụ và độc
hại; có khả năng kết tụ bền vững trong môi trường không khí, đất và nước. Về phía Việt
Nam, arsen nằm trong danh sách các hóa chất bị cấm xử dụng do nghị định số 23/BVTVKHKT/QĐ ngày 20/4/1992 do Bộ Nông nghiệp Lương thực phê chuẩn.
Arsen tinh khiết được xem là không độc, nhưng trong điều kiện bình thường arsen
không bao giờ ở trạng thái tinh khiết vì khi tiếp xúc với không khí một phần arsen đã bị
oxi hóa thành oxit rất độc. Arsen cháy trong không khí tạo thành khói trắng là trioxit
arsen rất độc.
Arsen trong thiên nhiên có thể tồn tại trong các thành phần môi trường đất, nước,
không khí, sinh học... và có liên quan chặt chẽ tới các quá trình địa chất, địa hóa, sinh


SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

địa hóa. Các quá trình này sẽ làm cho Arsen nguyên sinh có mặt trong một số thành tạo
địa chất (các phân vị địa tầng, mangan, các biến đổi nhiệt dịch và quặng hóa sunphua
chứa Arsen) tiếp tục phân tán hay tập trung gây ô nhiễm môi trường sống.
b.2 Tác hại của nguồn nước nhiễm Arsen tới sức khỏe con người
Về mặt sinh học, Arsen là một chất độc có thể gây một số bệnh trong đó có ung
thư da và phổi. Mặt khác, Arsen có vai trò trong trao đổi nuclein, tổng hợp protit và
hemoglobin. As ảnh hưởng đến thực vật như một chất cản trao đổi chất, làm giảm mạnh
năng suất, đặc biệt trong môi trường thiếu photpho. Trong môi trường sinh thái, các
dạng hợp chất As (III) có độc tính cao hơn dạng As (V). Môi trường khử là điều kiện
thuận lợi để cho nhiều hợp chất As (V) chuyển sang As (III). Sự nhiễm độc As còn gọi
là Arsenicosis xuất hiện như một tai họa môi trường đối với sức khỏe con người trên thế
giới. Theo các nghiên cứu những người sống trên khu vực có hàm lượng As trong nước
giếng khoan cao hơn 0,05 mg/L cho thấy tới 20% dân cư bị xạm da, dầy biểu bì và có
hiện tượng ung thư da. Hiện chưa có phương pháp hữu hiệu chữa bệnh nhiễm độc As.
Sự nhiễm độc As có thể phân loại thành các dạng nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc
mãn tính với các biểu hiện:
 Ngộ độc As cấp tính: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch
đập yếu, bí tiểu và có thể tử vong.
 Nhiễm độc As mãn tính: xuất hiện các đốm sẫm màu trên thân thể hay ở đầu
các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da (thường xuất hiện ở tay, chân, phần
cơ thể bị cọ sát nhiều hoặc tiếp xúc với ánh sáng nhiều), có thể gây đến hoại

tử, rụng dần từng đốt ngón chân... cuối cùng sẽ có thể dẫn đến ung thư, đột
biến gen và tử vong. Sự nhiễm độc As mãn tính được phân làm bốn giai đoạn
chính:
- Giai đoạn tiền lâm sàng: chưa có biểu hiện tổn thương thực thể nhưng As
có thể phát hiện được tại các mẫu nước tiểu và mẫu mô cơ thể.
- Giai đoạn lâm sàng: sự ảnh hưởng suất hiện trên da, hay gặp nhất là cơ thể
có bầm tím tay chân, trong trường hợp nặng có hiện tượng hóa sừng tại da
bàn tay, lòng bàn chân. Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO thì giai đoạn này
xuất hiện sau 5 đến 10 năm uống nước nhiễm thạch tín quá tiêu chuẩn.
- Giai đoạn biến chứng: khi các triệu trứng lâm sàng càng trở nên trầm trọng
hơn, gan thận và lách sưng to, cơ thể bị viêm giác mạc, viêm phế quản và đái
tháo đường.
- Giai đoạn cuối: Sự xuất hiện của bệnh ung thư (da, phổi...).
As (III) thể hiện độc tính của nó bằng sự tấn công vào nhóm –SH làm ức chế hoạt
động của enzyme Dihydrolipoic acid protein là enzyme trong chu trình acid citric.
SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất QCVN 09MT:2015/BTNMT, tiêu chuẩn nước ngầm đối với arsen là 0,05 mg/L.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1993 đến nay, có khuyến cáo, nồng độ Arsen
trong nước uống không được lớn hơn 0,01mg/L. Từ năm 2002, Bộ Y tế Việt Nam đã
đưa tiêu chuẩn arsen nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 mg/L vào áp dụng. Hiện nay, Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế QCVN 01:2009/BYT qui
định thông số arsen không được lớn hơn 0,01 mg/L.

1.3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1 Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm trên thế giới
Trên thế giới vấn đề ô nhiễm nước ngầm được quan tâm vào những năm đầu của
thập niên 80 của thế kỉ 20 với các nghiên cứu về nồng độ của kim loại nặng trong nước
ngầm, đặc biệt là Arsen.
Trên thế giới, hàng trăm triệu người của các nước như Chile, Mexico, Trung Quốc,
Argentina, Mỹ, Hungary, Ấn Độ, Banglades đang tiếp xúc và sử dụng nước ngầm chứa
nồng độ Arsen cao > 50 ppb. Trong đó, có khoảng 45 triệu người thuộc các nước đang
phát triển ở châu Á (có cả Việt Nam). (Shiv Shankar et al, 2014).
Nhiều khu vực của Hoa Kỳ và các nước khác đã báo cáo tình trạng nước ngầm ô
nhiễm Nitrat đáng kể từ các bể tự hoại và mức độ ô nhiễm nước ngầm thường có liên
quan đến mật độ của các hệ thống tự hoại. Tại các trang trại nhỏ ở châu Âu, nước ngầm
cũng bị nhiễm Nitrat ở nồng độ cao > 10 mg/L. (Hallberg và Keeney, 1993).
Theo kết quả nghiên cứu Arsen và Mangan trong nước ngầm ở Banglades, 42%
mẫu nước nhiễm Mangan > 0,4 mg/L và 68% mẫu nhiễm Arsen > 0,05 mg/L. Những
vùng nhiễm Mangan cao thì Arsen thường thấp và ngược lại (Samiul Hasaln and M.
Ashraf Ali, 2010).
a. Chì
Viện Blacksmith – Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu môi trường quốc tế có trụ sở
tại New York (Mỹ), đã công bố danh sách 10 thành phố thuộc 8 nước được coi là ô
nhiễm nhất thế giới năm 2006, trong đó có thành phố Haina, ở Cộng hòa Dominica
(Châu Phi), nơi chuyên tái chế ắc quy chì. Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Dominica đã xác định Haina là một điểm nóng quốc gia về ô nhiễm chì với hàm
lượng chì trong đất lớn hơn 1000 lần so với tiêu chuẩn cho phép của Mỹ. Hơn 90% dân
số của Haina có hàm lượng chì trong máu cao, nồng độ trung bình của chì trong máu
của cư dân ở đây là 60 µg/dL (tiêu chuẩn nồng độ chì cho phép trong máu của Mỹ là 10
µg/dL). Ước tính có khoảng 300.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp từ khu vực bị ô nhiễm

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà


13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

chì. Theo Liên Hợp Quốc, dân số của Haina được coi là có mức nhiễm chì cao nhất trên
thế giới.
Ở Châu Á là một trong những nơi có tình trạng ô nhiễm kim loại nặng cao trên thế
giới, trong đó đặc biệt là Trung Quốc với hơn 10% đất bị ô nhiễm chì, tại Thái Lan theo
Viện Quốc tế quản lý nước thì 154 ruộng lúa thuộc tỉnh Tak đã nhiễm chì cao gấp 94
lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy vậy, tại các nước phát triển vẫn phải đối mặt với
tình trạng ô nhiễm mà các ngành công nghiệp khác gây ra.
Theo WHO - nhiễm độc chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng và lâu dài cho
sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em. Cũng theo tổ chức này: Khoảng 600.000 ca chậm phát
triển trí tuệ hàng năm là do nhiễm độc chì. Điều đáng chú ý là có tới 99% trẻ bị nhiễm
chì đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.
WHO - OMS thống kê có đến 853.000 người chết năm 2013 vì ô nhiễm chì, đa số
là ở các nước nghèo và các nước có lợi tức trung bình. Ô nhiễm chì còn là nguyên nhân
của khoảng 9,3 % các khuyết tật về trí tuệ trên toàn cầu.
b. Arsen
Arsen đang là mối quan tâm hàng đầu của những nước như Băngladet, Ấn Độ, Hoa
Kỳ, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2005, Trung Quốc là nhà sản xuất arsen
trắng hàng đầu, chiếm gần 50% sản lượng thế giới. Sau đó là Chile và Peru, theo báo
cáo của Khảo sát Địa chất Vương quốc Anh.
Cách đây khoảng nửa thế kỷ, các khoa học trên thế giới chưa lưu tâm nhiều đến
nạn ô nhiễm arsen trong các mạch nước ngầm. Mãi đến năm 1961, ô nhiễm arsen trong
nước ngầm mới được khám phá lần đầu tiên ở Taiwan. Và sau đó, các nước sau đây lần
lượt khám phá ra tình trạng ô nhiễm trên như Bỉ, Hòa Lan, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Ghana,

Hoa Kỳ, Chí Lợi, Mễ Tây Cơ, Á Căn Đình, và Thái Lan. Năm 1992, nhiễm độc arsen
đã được khám phá và là một quốc nạn cho Ấn Độ tại West Bengal. Thảm trạng trên có
thể được xem là một nguy cơ hủy diệt cho vùng này. Arsen hiện diện trong bảy quận hạt
bao gồm 37.500 km2 với 34 triệu dân sinh sống và theo Mandal, chuyên gia về độc hại
của Ấn Độ, ước tính khoảng 17 triệu dân trong vùng bị nhiễm. Gần đây, ô nhiễm arsen
ở Bangladesh còn trầm trọng hơn nữa, ảnh hưởng đến hơn 23 triệu dân năm 1997; con
số này tăng lên gần 60 triệu theo công bố mới nhất của Bộ Water Resources của
Bangladesh (2005).
Nguyên nhân tạo ra hai thảm trạng ô nhiễm trên là do hàm lượng quá cao của arsen
trong các mạch nước ngầm giữa biên giới Ấn Độ và Bangladesh, hàm lượng trên thay
đổi từ 0,059 đến 0,105 mg/L.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nước ngầm nhiễm Chì, Arsen

Theo Peter Ravenscroft từ khoa Địa -Trường Đại học Cambridge, khoảng 80 triệu
người trên khắp thế giới tiêu thụ khoảng 10 tới 50 ppb arsen trong nước uống của họ.
1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường): Tại Hà
Nội, số giếng khoan có hàm lượng P-PO4 cao hơn mức cho phép (0,4 mg/L) chiếm tới
71%. Còn tại khu vực Hà Giang-Tuyên Quang, hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt
mức cho phép trên 1 mg/L, có nơi trên 15-20 mg/L, tập trung chủ yếu quanh các mỏ
khai thác sunphua. Ngoài ra, việc khai thác nước quá mức ở tầng holocen cũng làm cho
hàm lượng arsen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10

mg/L. Đặc biệt, vùng ô nhiễm arsen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của
vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long.
Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài
nguyên - Môi trường) cũng cho thấy mực nước ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng
nước ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn. Ở đồng bằng Bắc bộ, mực nước ngầm hạ sâu,
đặc biệt ở khu vực Mai Dịch (Cầu Giấy – Hà Nội). Vào mùa khô, cả 7/7 mẫu đều có
hàm lượng amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Riêng ở Tân Lập (Đan Phượng
– Hà Nội), hàm lượng amoni lên đến 23,3 mg/L (gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép).
Ngoài ra, còn có 17/32 mẫu có hàm lượng mangan (Mn) vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn,
4/32 mẫu có hàm lượng arsen (As) vượt tiêu chuẩn…
Tại đồng bằng Nam bộ, tại một số điểm quan trắc, mực nước đã hạ thấp sâu, đặc
biệt ở khu vực quận 12, quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh), hàm lượng mangan và metan
cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hiện nay, theo đánh giá của các nhà khoa học, chỉ
có Tây Nguyên là vùng có tầng nước ngầm khá an toàn.
Nguồn nước ngầm ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp,
làng nghề cũng như sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
Riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước
thải có chứa xyanua (CN-) và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho
phép.
a. Arsen
Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á có nguồn nước bị ô nhiễm
nghiêm trọng bởi asen. Nước ngầm tự nhiên tự nhiên đã có sẵn asen cao do các loại đất
giàu asen đã giải phóng vào nước ngầm. Sau đó, thời gian phát triển công nghiệp, mức
độ ô nhiễm càng tăng; nguy hiểm và đáng báo động hơn khi nhiều vùng quê sử dụng
nước ngầm cạn có nồng độ asen cao làm nước uống và sinh hoạt.

SVTH: Lê Thị Hồng Hoa
GVHD: PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hà


15


×