Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 90 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Phần đánh giá:
Ý thức thực hiện: ...............................................................................................................
Nội dung thực hiện: ...........................................................................................................
Hình thức trình bày: ...........................................................................................................
Tổng hợp kết quả: ..............................................................................................................
Điểm bằng số: ................................... Điểm bằng chữ: ......................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày …. Tháng … năm 2018
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Phần đánh giá:
Ý thức thực hiện: ...............................................................................................................
Nội dung thực hiện: ...........................................................................................................
Hình thức trình bày: ...........................................................................................................
Tổng hợp kết quả: ..............................................................................................................
Điểm bằng số: ................................... Điểm bằng chữ: ......................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày …. Tháng … năm 2017
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt Vấn Đề .................................................................................................................................. 1
2. Mục Tiêu Nghiên Cứu .............................................................................................................. 2
3. Nội Dung Nghiên Cứu .............................................................................................................. 2
4. Phương Pháp Nghiên Cứu ....................................................................................................... 3
5. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu ................................................................................... 3
6. Ý Nghĩa Của Đề Tài .................................................................................................................. 4
7. Tính Mới Của Đề Tài ................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................5
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG............................................................................................................ 5
1.2 KẸT XE LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ .......................................... 7
1.3 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU KẸT XE TRÊN THẾ GIỚI.............................................. 9
1.3.1 Vấn nạn kẹt xe ở Mỹ ............................................................................................................ 9
a. Hiện trạng kẹt xe ở Mỹ ............................................................................................................. 9
b. Giải pháp được thực hiện ......................................................................................................... 9
1.3.2 Trung Quốc đối phó với kẹt xe ........................................................................................ 11
1.3.3 Nỗ lực giảm kẹt xe ở Thái Lan ........................................................................................ 12
1.4 BÀI TOÁN KẸT XE Ở VIỆT NAM .................................................................................. 12
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

i


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”


1.4.1 Tình hình kẹt xe ở Việt Nam .............................................................................................. 12
1.4.2 Những nỗ lực làm giảm thiểu kẹt xe ................................................................................ 13
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở TP.HCM ...........................................................................15
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HCM .................... 15
2.1.1 Điều kiện tự nhiên TP.HCM .............................................................................................. 15
a. Vị trí địa lý ................................................................................................................................. 15
b. Đặc điểm địa hình .................................................................................................................... 17
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội.................................................................................... 17
a. Công nghiệp ............................................................................................................................... 18
b. Xây dựng .................................................................................................................................... 18
c. Nông – lâm nghiệp, thủy sản................................................................................................. 19
d. Nội thương ................................................................................................................................. 19
e. Dân số, việc làm ....................................................................................................................... 19
2.2 HIỆN TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ........ 20
2.3 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ẢNH HƯỞNG
TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG ............................................................................................ 26
2.3.1 Phân tích số liệu đo đạc ....................................................................................................... 32
a. CO ................................................................................................................................................ 32
b. Bụi lơ lửng (TSP) ..................................................................................................................... 33
c. PM10 ........................................................................................................................................... 34
d. NO2 .............................................................................................................................................. 35
2.3.2 Chỉ số chất lượng không khí ở TP.HCM. ....................................................................... 36
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

ii



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

2.3.3 Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng .......................................... 37
2.3.4 Kết luận chung ....................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................41
3.1 NHỮNG GIẢI PHÁP CHUNG ......................................................................................... 41
3.1.1 Quy hoạch đô thị .................................................................................................................. 41
3.1.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 41
3.1.3 Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng............................................................ 41
3.1.4 Nâng cao ý thức tham gia giao thông cộng đồng.......................................................... 42
3.2 GIỚI THIỆU ỨNG DỤNG .................................................................................................... 42
3.2.1 Công nghệ trong thời hiện đại............................................................................................ 42
3.2.2 Ứng dụng chia sẻ phương tiện giao thông ..................................................................... 43
3.2.3 Nhược điểm của ứng dụng .................................................................................................. 50
3.3 MỨC ĐỘ HƯỞNG ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI ỨNG DỤNG ........................... 50
3.4 ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG ...... 54
3.4.1 Mục đích, mục tiêu ............................................................................................................. 55
3.4.2 Những biện pháp ................................................................................................................. 55
a. Nâng cao công tác quản lý. .................................................................................................... 55
b. Phát phiếu đổ xăng................................................................................................................... 56
c. Phổ biến kiến thức đi xe đúng cách..................................................................................... 56
d. Cộng điểm rèn luyện, khen thưởng với sinh viên tham gia. ......................................... 57
3.5 ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI THIỆN VÀ MỞ RỘNG ỨNG DỤNG
.................................................................................................................................................... 58

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN


iii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...........................................................................................60
1. KẾT LUẬN................................................................................................................................ 60
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 62
PHỤ LỤC ......................................................................................................................63
PHỤ LỤC 1 QCVN 05:2013/BTNMT QUY CHẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH .......................................................64
PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN ......................................................68
PHỤ LỤC 3 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................................................69
PHỤ LỤC 4 NỘI DUNG LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG ................................................70

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

iv


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AS


Ngã Tư An Sương

BC

Phòng Giáo dục và Đào tạo Q.Bình Tân

CL

Vòng Xoay Mỹ Thủy, Quận 2

DOS
ĐTH - ĐBP
GreenID
GTVT

Sở Khoa học và Công nghệ
Ngã Tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ
Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh
Giao Thông Vận Tải

GV

Ngã Sáu Gò Vấp

HB

Trường PTTH Hồng Bàng, Quận 5

HBP


Ngã Tư Bình Phước, Thủ Đức

HTP - NVL

Ngã Tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh

HX

Vòng Xoay Hàng Xanh



Lao Động

PL

Vòng Xoay Phú Lâm

TN

Bệnh Viện Thống Nhất

TNMT

Tài Nguyên Môi Trường

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


UTGT

Ùn Tắc Giao Thông

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

v


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Vị Trí các điểm ùn tắc giao thông từ tháng 3-tháng 5/2017 .................. 32
Bảng 2.2 Các trạm quan trắc chất lượng không khí bán tự động ........................ 37
Bảng 2.3 Nồng độ trung bình giờ của các chất ô nhiễm tại 12 vị trí quan trắc ảnh
hưởng do hoạt động giao thông trong năm 2016 ................................................... 40

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

vi


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tỷ lệ về số lượng các phương tiện tham gia giao thông. ...................... 8
Hình 2.1 Bản đồ hành chính Thành Phố Hồ Chí Minh ...................................... 16
Hình 2.2 Xe đông di chuyển chậm trên đường Phạm Văn Đồng đoạn Nguyễn Xí
– Phạm Văn Đồng. .............................................................................................. 21
Hình 2.3 Nồng độ trung bình giờ của CO tại 12 vị trí quan trắc chất lượng
không khí ảnh hưởng do các hoạt động giao thông trong năm 2016. ................. 32
Hình 2.4 Nồng độ trung bình giờ của bụi tại 12 vị trí quan trắc chất lượng không
khí ảnh hưởng do các hoạt đồng giao thông trong năm 2016. ............................ 33
Hình 2.5 Nồng độ PM10 tại 7 vị trí quan trắc chất lượng không khí trong ....... 34
Hình 2.6 Nồng độ trung bình giờ của NO2 tại 12 vị trí quan trắc chất lượng
không khí ảnh hưởng do các hoạt đồng giao thông trong năm 2016. ................. 36
Hình 2.7 Các mức AQI được áp dụng tại Mỹ. ................................................... 36
Hình 2.8 So sánh chỉ số AQI nửa đầu năm 2016 và 2017 tại TP.HCM. ........... 37
Hình 3.1 Màn hình giao diện và cửa sổ làm việc của StudioAndroid................ 44
Hình 3.2 Giao diện đăng nhập của ứng dụng. .................................................... 45
Hình 3.3 Ảnh chọn địa điểm đến chia sẻ tuyến đường. ..................................... 46
Hình 3.4 Đăng ký chia sẻ xe. .............................................................................. 47
Hình 3.5 Thông báo đến người dùng có người đi chung xe với họ. .................. 47
Hình 3.6 Ảnh hiển thị khi không có phương tiện chia sẻ. .................................. 48
Hình 3.7 Ảnh minh họa tìm thấy dữ liệu chia sẻ................................................ 49
Hình 3.8 Biểu đồ khảo sát loại phương tiện di chuyển. ..................................... 51
Hình 3.9 Biểu đồ mình họa hình thức di chuyển của người tham gia................ 52
Hình 3.10 Biểu đồ mình họa hưởng ứng ứng dụng. ........................................... 53
Hình 3.11 Biểu đồ minh họa mức độ đồng ý chia sẻ xe của người dân phỏng
vấn. ...................................................................................................................... 54
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN


vii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

ii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

MỞ ĐẦU
1. Đặt Vấn Đề
Những năm 1975, khi đất nước được thống nhất, thời điểm đó kinh tế nước ta
còn nghèo, chỉ đang chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa Đất nước, người dân chủ yếu là đi bộ hoặc di chuyển xa bằng xe đạp,
xe lam. Chính bởi lẽ đó mà những cụm từ “ kẹt xe”, “ tắc đường”, “ ùn tắc giao thông”
là hoàn toàn xa lạ với người dân lúc bấy giờ.
Ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đời sống người dân được cải thiện kéo theo
việc những chiếc xe máy dần dần thay thế cho những đôi chân, những vòng xe đạp di
chuyển trên những tuyến đường. Kẹt xe, ùn tắc giao thông cũng từ đó mà hình thành.
Là một trong những thành phố năng động, có nền kinh tế phát triển với nhiều lĩnh vực,
ngành nghề; Thành phố Hồ Chí Minh dần trở thành địa phương thu hút nhiều nguồn lao
động cả trên địa bàn thành phố lẫn những nguồn lao động đến từ các thành phố khác

trong cả nước. Việc phát triển kinh tế nhanh chóng và thu hút đông đảo nguồn lao động
là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng số lượng phương tiện giao thông
tại khu vực nhộn nhịp này. PGS.TS Phạm Xuân Mai (nguyên trưởng Khoa Kỹ thuật
giao thông - ĐH Bách Khoa TP HCM) phát biểu tại hội thảo khoa học “Kiểm soát nhu
cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM - thực trạng và giải pháp” sáng 20/4/2017
tại TPHCM cho biết: “Thành phố hiện có gần 7,5 triệu xe máy cùng gần 1 triệu xe máy
biển số ngoại tỉnh. Trung bình mỗi năm tăng từ 400.000 đến 450.000 xe gắn máy
khiến ùn tắc giao thông ở TP càng trở nên trầm trọng.” Lượng phương tiện tham gia
giao thông tăng lên nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông lại chưa được mở rộng
và cải thiện, do đó, ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên là điều tất yếu.
Việc ùn tắc giao thông không những làm tốn kém thời gian di chuyển, tăng lượng
nhiên liệu sử dụng của người dân mà còn làm gia tăng hàm lượng các khí thải phát thải
ra từ các phương tiện giao thông. Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành Trung tâm
Sáng tạo xanh (GreenID) cho biết trong quý I năm 2017, chất lượng không khí tại
TP.HCM so với cùng kỳ năm 2016, chất lượng không khí có xu hướng kém đi. Đứng
trước bài toán kẹt xe, các cơ quan ban ngành, các chuyên gia đã đề xuất rất nhiều phương
án nhằm mục đích giải quyết vấn đề nan giải này.
Có nhiều ý kiến trái chiều nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe như
hiện tại và kèm theo đó là những giải pháp đi cùng. PGS.TS Phạm Xuân Mai cho rằng
cần phải hạn chế xe máy lưu thông trên các tuyến đường. Bên cạnh đó, Chuyên gia giao
thông Phạm Sanh ( Giảng viên ĐH Giao thông Vận tải) lại cho rằng tình trạng kẹt xe
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”


hiện nay xuất phát từ nhu cầu đi lại. Theo ông thành phố phải làm tốt hạ tầng, mạng lưới
giao thông công cộng để người dân dần chuyển từ phương tiện giao thông cá nhân sang
phương tiện giao thông công cộng.
Đứng ở góc độ nhìn nhận vấn đề, sinh viên thấy rằng: kẹt xe là do có quá nhiều
phương tiện tham gia giao thông trong cùng một diện tích tại cùng thời điểm. Vì lẽ đó,
biện pháp đề xuất là giảm lượng phương tiện tham gia giao thông cá nhân lại. Bởi lẽ
việc quy hoạch đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng là rất khó khăn vì chúng ta không có quỹ
đất dồi dào để mở rộng các tuyến đường. Biện pháp đề ra là hạn chế chứ không phải loại
bỏ hoàn toàn phương tiện này. Thành phố HCM ngoài các tuyến đường lớn ra thì còn
có hàng trăm con hẻm ngõ nhỏ. Những phương tiện cộng cộng không thể di chuyển
được tại các khu vực này nên vẫn cần thiết có sự tồn tại của xe máy để di chuyển.
Vấn đề được nêu trên là khởi nguồn để sinh viên thực hiện đề tài: “ Xây dựng phần
mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao thông nhằm giảm
ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM.” với mục tiêu làm giảm
lượng phương tiện giao thông trên đường, giảm bớt gánh nặng về cơ sở hạ tầng và cải
thiện tình trạng ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm. Đây là tiền đề đề xuất một
cách giải quyết vấn nạn kẹt xe một cách thiết thực và mang lại hiệu quả khi mọi người
cùng chia sẻ phương tiện giao thông cùng nhau, giảm bớt chi phí đi lại đồng thời tiết
kiệm thời gian khi giảm được lượng xe tham gia lưu thông trong cùng thời điểm.
2. Mục Tiêu Nghiên Cứu
Sinh viên định hướng nghiên cứu đề tài nhằm hình thành được một công cụ có thể
giúp mọi người cùng nhau chia sẻ phương tiện giao thông một cách dễ dàng và hiệu quả,
góp phần giảm bớt mật độ phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm.
3. Nội Dung Nghiên Cứu
 Nội dung 1: Tổng quan đến đề tài nghiên cứu
1. Thu thập các thông tin về việc chia sẻ phương tiện giao thông tại Việt Nam và
các nước trên thế giới.
2. Tìm hiểu hiện trạng chất lượng không khí trên địa bàn TP.HCM.
 Nội dung 2: Khoanh vùng, thu thập thông tin

Thu thập thông tin những khu vực có tần suất tắc nghẽn giao thông cao trên địa bàn
để làm cơ sở lý luận
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

 Nội dung 3: Khảo sát mức độ quan tâm của người dân khi ứng dụng được phát
hành
Tiến hành khảo sát người dân có sử dụng phương tiện giao thông để làm cơ sở xác
định mức độ quan tâm và hưởng ứng sử dụng ứng dụng khi ứng dụng được phát hành
rộng rãi thông qua phiếu câu hỏi trả lời đồng thời thu thập thông tin cần thiết về nhu
cầu, mong đợi của người dân đối với ứng dụng làm tiền đề phát triển ứng dụng gần nhất
với nhu cầu của người dân từ đó thuyết phục được người dân sử dụng ứng dụng và chia
sẻ ứng dụng rộng rãi.
4. Phương Pháp Nghiên Cứu
 Phương pháp tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu, thông tin về đề tài nghiên cứu, những ứng dụng đã được phát
hành trước đó trong nước và ngoài nước. Từ đây có thể học hỏi kinh nghiệm và rút ra
những bài học để tránh gặp phải những sai lầm.
 Phương pháp khảo sát
Tiến hành khảo sát người dân bằng phiếu câu hỏi trắc nghiệm để thu thập số liệu
đánh giá mức độ quan tâm của người dân đối với hiện trạng chất lượng môi trường
không khí nói chung và với ứng dụng nói riêng.
 Phương pháp thu thập số liệu

Xác định các thông số ô nhiễm trong không khí trên địa bàn khu vực để làm dẫn
chứng thực tiễn cho thấy chất lượng không khí đang ngày một có chuyển biến xấu, lấy
đó làm chỉ dẫn để thực hiện xây dựng ứng dụng điện thoại.
 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn
khảo sát.
 Phương pháp lập trình
Sử dụng ngôn ngữ Java để lập trình ứng dụng chạy trên nền Android. Kết hợp với API
của Google map để thiết lập bản đồ giao thông.
5. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
Bài Báo cáo lựa chọn đối tượng là người dân đang sinh sống và làm việc tại các khu
vực trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh có sở hữu phương tiện giao thông như xe máy, ô tô.
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

Đây là nhóm đối tượng chiếm số lượng đông đảo, có khả năng sử dụng ứng dụng trên
điện thoại và có nhu cầu chia sẻ phương tiện di chuyển.
Lựa chọn phạm vi là các Quận trong nội thành Thành phố Hồ Chí Minh như Tân
Bình, Gò Vấp, Quận 3, Quận 4, Quận 7, Quận 12, những khu vực này là địa điểm thường
xuyên xuất hiện tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường vào giờ cao điểm. Đồng thời
cũng là khu vực có mật độ tập trung dân số cao, có nhu cầu di chuyển lớn.
6. Ý Nghĩa Của Đề Tài
Đề tài được hình thành và phát triển dựa trên vấn nạn thực tế hiện nay là ùn tắc giao

thông giờ cao điểm xảy ra thường xuyên trên các tuyến đường trung tâm. Vấn đề này
làm ảnh hưởng không chỉ thời gian của người tham gia giao thông mà việc kẹt xe kéo
dài còn làm cho chất lượng môi trường không khí bị sụt giảm do thời gian phát thải khí
thải từ các phương tiện tham gia giao thông tăng lên. Từ một vấn nạn kẹt xe đã kéo theo
nhiều hệ lụy vừa ảnh hưởng đến thời gian di chuyển, ảnh hưởng đến kinh tế khi tiêu hao
nhiên liệu nhiều hơn trong điều kiện bình thường mà còn làm cho chất lượng sức khỏe
người dân bị ảnh hưởng do chất lượng không khí suy giảm bởi nồng độ các khí thải phát
thải gia tăng. Đề tài được nghiên cứu là để tìm ra một giải pháp vừa đáp ứng được nhu
cầu di chuyển của người dân đồng thời giảm lượng phương tiện giao thông tham gia trên
đường, giải quyết được một phần nào đó tình trạng kẹt xe như hiện nay.
Đề tài còn mang đến những cái nhìn mới về giải pháp giải quyết tình trạng kẹt xe
bên cạnh những giải pháp như kiểm soát phát thải hay quy hoạch đô thi, cải thiện cơ sở
hạ tầng đường giao thông.
7. Tính Mới Của Đề Tài
Khác với những đề tài nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu hướng đến của đề tài
này là hình thành được một ứng dụng để chia sẻ phương tiện giao thông cụ thể có thể
đưa vào thực tiễn. Đồng thời cũng là một hướng nghiên cứu lấy việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật làm thành công cụ hỗ trợ để giải quyết các vấn đề khó khăn như
tình trạng kẹt xe – một bài toán nhiều năm vẫn chưa tìm được hướng đi phù hợp.
Đề tài nghiên cứu giúp cho mọi người có thể nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường, cải thiện chất lượng môi trường không khí một cách cụ thể, thực tế. Có
ứng dụng cùng với việc người dân có ý thức cùng nhau sẻ chia thì việc cùng chia sẻ
phương tiện, cùng di chuyển trên những tuyến đường với cùng lộ trình là việc hoàn toàn
có thể.
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

4



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1

KHÁI NIỆM CHUNG

Giao thông: là hình thức di chuyển, đi lại công khai bao gồm các đối tượng
như người đi bộ, xe, tàu điện, các phương tiện giao thông công cộng, thậm chí cả xe
dùng sức kéo động vật hay động vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng nhau.
Văn hóa giao thông: Bộ Giao Thông Vận Tải định nghĩa văn hóa giao thông được
hiểu là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Phải có tính
cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi
ích của bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. Gặp trường hợp
người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời. Cần cư xử có văn hóa khi lưu thông trên
đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin
lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
Người tham gia giao thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng
phương tiện giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên
đường bộ.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật,
các công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng
cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng GTVT bao
gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống
trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo, đèn đường…
Ùn tắc giao thông: Là một khái niệm dùng để miêu tả sự hạn chế tốc độ của các
phương tiện tham gia giao thông mà nguyên nhân chính là do mật độ phương tiện tham

gia giao thông quá lớn. Hiện tượng ùn tắc giao thông thường xảy ra tại các nút giao
thông hẹp và có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn.
Nhìn chung các đô thị lớn của nước ta có mật độ các phương tiện cao mà Thành
phố Hồ Chí Minh chính là một điển hình. Đặc biệt là các giờ cao điểm, mật độ các
phương tiện có thể nói là đông đặc, điều đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Sự
đông đặc của phương tiện làm giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện này khi tham
gia giao thông.

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

Tác động của ùn tắc giao thông:
Tác động đến kinh tế: Qua quá trình nghiên cứu thực tế, sinh viên nhận thấy
những thiệt hại mà ùn tắc giao thông gây nên đối với kinh tế là gồm: lãng phí nguồn
nhiên liệu xăng dầu, tăng thời gian di chuyển, tổn hại đến chất lượng cơ sở hạ tầng
đường giao thông.
Tác động đến xã hội: Việc ùn tắc giao thông làm xấu đi mỹ quan đô thị khi mà các
phương tiện tham gia giao thông thường xuyên chen lấn, lấn chiếm lề đường, vỉa hè để
di chuyển. Bên cạnh đó các loại phương tiện thường xảy ra tranh chấp tuyến đường di
chuyển dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột gây ra những tai nạn làm mất trật tự an toàn
xã hội. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp lợi dụng việc kẹt xe mà tình trạng móc túi,
cướp giật cũng thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến lối văn hóa của người Việt Nam
và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của một thành phố năng động, nhộn nhịp trong mắt bạn bè

quốc tế.
Tác động đến môi trường: Môi trường không khí là đối tượng gánh chịu hậu quả
nặng nề từ việc ùn tắc giao thông. Khi thời gian di chuyển kéo dài, mật độ xe đông đặc
dẫn đến một lượng lớn khí thải phát thải ra ngoài không khí và tiếng ồn từ chính những
phương tiện này. Chính vì điều này mà chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam
nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang ngày càng giảm sút trở thành khu
vực bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc ô nhiễm không khí kéo theo những mối nguy hiểm
khôn lường đến sức khỏe người dân, đến khí hậu, thời tiết. Đó là chưa nói đến việc di
chuyển trong thời gian dài làm xuất hiện các hiện tượng choáng váng, mệt mỏi khi di
chuyển trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, điều này rất dễ gây ra tai nạn giao thông
khi người dân tham gia lưu thông trên đường.
Ô nhiễm môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi
trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc
một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch
hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường không khí. Trong đó
phải kể đến là ô nhiễm từ các hoạt động giao thông. Đây là một trong những nguồn gây
ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay, ảnh hưởng không chỉ đến thiên
nhiên mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người trong khu vực chịu ảnh
hưởng.

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao

thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

Ứng dụng điện thoại (Mobile App): Một ứng dụng di động (mobile app) là một
phần mềm ứng dụng được thiết kế để chạy trên các smartphone hoặc tablet. Chúng
thường có sẵn thông qua các cửa hàng phân phối được điều hành bởi người sáng lập hệ
điều hành của thiết bị di động. Có thể kể tên một vài cửa hàng đó: Apple App Store
(iOS), Google Play (Android), Windows Phone Store (Windows Phone), và BlackBerry
App Store (Blackberry). Cũng nên kể đến Amazon.com, các nhà sản xuất, cung cấp cũng
tham gia chủ yếu trong các cửa hàng ứng dụng. Các ứng dụng thông thường được tải về
và cài đặt trực tiếp từ các cửa hàng theo thị hiếu người tiêu dùng vào hệ điều hành. Các
ứng dụng bản địa này có thể được cấp phép đặc biệt từ người tiêu dùng, họ cấp phép
cho các ứng dụng thâm nhập vào chức năng và kho lưu trữ tích hợp trên điện thoại.
1.2

KẸT XE LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Các phương tiện tham gia lưu thông trên đường phố hiện nay chiếm đa phần là ô tô
và xe máy. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016 với chủ đề “Môi
trường đô thị” do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức tại Hà Nội, trong các nguồn
gây ô nhiễm không khí tại các đô thị được chỉ ra trong báo cáo này chủ yếu gồm hoạt
động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng, hoạt động của các xí nghiệp nội đô, sinh
hoạt của dân cư, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào được
xem là những nguyên nhân chính khiến môi trường không khí tại các khu đô thị ngày
càng trở nên nhức nhối.
Trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị thì khí thải từ
các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu. Trong các loại
phương tiện giao thông thì xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn nhất đồng thời cũng là
nguồn phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất.

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO

GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

Hình 1.1 Tỷ lệ về số lượng các phương tiện tham gia giao thông.
(Nguồn: Sở GTVT TP.HCM)
Lý giải căn nguyên của vấn đề trên, theo các chuyên gia thì các phương tiện giao
thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi và đốt
cháy nhiên liệu còn dẫn tới phát sinh nhiều loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…
Sự phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ được chỉ ra phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng phương tiện, nhiên liệu, tốc độ, người lái, tắc nghẽn và đường xá…
Xe ô tô, xe máy ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại, có nhiều xe qua nhiều năm
sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ
chất độc hại và bụi trong khí thải cao. Tùy theo từng loại động cơ và nhiên liệu mà khối
lượng các chất thải độc hại chiếm tỷ lệ khác nhau trong khí xả. Xe máy hiện vẫn là
nguồn đóng góp chính các loại khí ô nhiễm, đặc biệt đối với các khí thải như CO và
VOCs. Trong khi đó, các loại xe tải và xe khách lại thải nhiều khí NO2, SO2. Những loại
khí này gây ô nhiễm môi trường không khí một cách nghiêm trọng đồng thời ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe con người.
Quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Nguồn bụi này thường
tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy cũng
được xem là tác nhân khí thải từ hoạt động giao thông. Các phương tiện di chuyển còn
làm khuếch tán thêm bụi, hàm lượng bụi tại các khu đô thị luôn ở mức cần cảnh báo và
hầu như khi ra đường, người dân luôn mang theo khẩu trang để phòng tránh bụi và các
loại khí thải này

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm được
chỉ ra là do các tuyến đường chật hẹp, xuống cấp, thiếu quy hoạch đồng bộ, chưa đáp
ứng nhu cầu đi lại.Trong điều kiện bình thường môi trường không khí trên các tuyến
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

đường đã không ổn định, đến khi xảy ra kẹt xe, các xe lại di chuyển chậm trên đường
làm cho thời gian di chuyển tăng lên kéo theo là làm tăng lượng khí thải phát sinh.
Không dừng lại ở đó, tiếng ồn cũng là một điều cần lưu tâm. Cần phải nhìn nhận
một cách thực tế rằng hiện nay ý thức của người tham gia giao thông chưa được cao, cái
gọi là Văn Hóa Giao Thông vẫn chưa được phổ biến. Ý thức kém kết hợp cùng những
mệt mỏi do phải chờ đợi quá lâu làm cho tâm trạng người tham gia giao thông xuống
thấp, những tiếng còi xe, những lời tranh chấp trong lúc nóng vội là nằm trong dự đoán.
Đây là yếu tố đáng kể làm nghiêm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
1.3

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU KẸT XE TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Vấn nạn kẹt xe ở Mỹ
a.

Hiện trạng kẹt xe ở Mỹ


Trong các cuộc điều tra, khảo sát và thống kê về kẹt xe thì Mỹ là một quốc gia được
nhắc đến khá nhiều. Đây là một trong những cường quốc có nền kinh tế phát triển vượt
trội trên thế giới. Đi kèm với sự phát triển ngày một nhanh đó của Mỹ thì kẹt xe đang
trở thành bài toán nan giải cho các cơ quan ban ngành khi mà nhu cầu di chuyển của
người dân ngày một tăng cao. Trong một cuộc khảo sát với quy mô lớn ở các điểm kẹt
xe tại 1064 thành phố thuộc 38 quốc gia trên toàn thế giới do INRIX – một tổ chức
chuyên phân tích về vấn đề giao thông hàng đầu trên thế giới thực hiện; Mỹ có đến 5
thành phố nằm trong danh sách 10 thành phố kẹt xe nhất thế giới năm 2016, bao gồm:
Los Angeles, New York, San Francisco, Atlanta và Miami. Chuyên gia kinh tế của
INRIX đã phân tích: “… sự ổn định của nền kinh tế Mỹ, sự tiếp tục mở rộng đô thị ở
các thành phố lớn, và những yếu tố khác như tỉ lệ thất nghiệp giảm, giá xăng rẻ đã khiến
cho nạn kẹt xe tăng trong năm 2016. Nạn kẹt xe đã ngốn hàng trăm tỷ đô la của nền kinh
tế nước Mỹ, đe dọa sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai, và làm giảm chất lượng sống
của cư dân. Nạn kẹt xe là một con dao hai lưỡi. Trong khi nhu cầu đi lại tiếp tục tăng,
nhưng sự phát triển của phương tiện đường sắt vẫn còn quá chậm…”
b. Giải pháp được thực hiện
Chính phủ Mỹ đã có rất nhiều chính sách nhằm cải thiện tình trạng kẹt xe đang diễn
ra trên các thành phố lớn. Có thể kể đến như việc khuyến khích người dân từ bỏ phương
tiện xe ô tô để chuyển sang đi bộ hoặc dùng xe đạp với những khoảng cách di chuyển
ngắn.

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”


Hoặc là thay đổi giờ làm việc để hạn chế việc có quá nhiều phương tiện cùng di
chuyển ở một thời điểm. Bằng cách đi lệch giờ thì người dân có thể tránh việc quá tải
do có quá nhiều phương tiện lưu thông.
Ngoài ra còn có những ý kiến đề xuất việc thu phí “kẹt xe”. Đề xuất này được đưa
ra áp dụng trong những tình huống xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Khi đó người
tham gia giao thông phải trả mức phí thật cao và mức phí này sẽ giảm xuống thấp ở
những thời điểm không xảy ra kẹt xe. Giải pháp này đánh vào kinh tế người dân, do đó
người tham gia giao thông sẽ suy nghĩ đến lợi ích kinh tế và lựa chọn di chuyển ở những
khung giờ khác nhau. Tuy nhiên, ý kiến này chỉ được một phần người tham gia giao
thông thực hiện được. Vì trong tình trạng những thành phần đi làm hay đi học theo
những giờ quy định bắt buộc thì họ không thể lựa chọn những khung giờ di chuyển theo
ý muốn được. Thực tế cho thấy ở Mỹ vẫn còn sinh hoạt với những khung giờ hành chính
nên điều này chưa đạt được hiệu quả mong đợi.
Trong những nghiên cứu tại Mỹ, người ta nhận thấy rằng trên các xe ô tô di chuyển
thì số xe chở một người cao hơn nhiều những xe chở trên hai người. Xuất phát từ điều
đó, Atlanta và các cơ quan quy hoạch vùng đã điều chỉnh mật độ phương tiện trên các
làn đường bằng cách tiến hành xây dựng làn tốc độ cao dành riêng cho xe chở hai người
trở lên, mang tên high-occupancy vehicle (HOV), được thiết lập ngay trên đường cao
tốc. Xe chạy trên làn này có tốc độ nhanh hơn trong khi các làn khác bị nghẽn vào giờ
cao điểm. Chính tốc độ cao hơn trên làn HOV là miếng mồi làm thay đổi hành vi của tài
xế, khuyến khích họ tăng số người ngồi trên xe. Tuy nhiên, sau một thời gian quan sát
thì làn HOV vẫn vắng xe và mật độ phương tiện trên các làn đường vẫn chưa được điều
chỉnh. Vì vậy, tại bang Texas, Mỹ người ta đã thay đổi một số quy định và hình thành
làn đường tên high-occupancy toll lane (HOT). Vì làn HOV được hình thành và chỉ cho
những xe có trên 2 người di chuyển trong khi làn HOT cho phép cả những xe chở một
người di chuyển trên làn đường này nhưng các xe này phải đóng phí vì họ đang được
hưởng quyền lợi di chuyển xe với tốc độ cao thay vì phải di chuyển chậm như trên các
làn xe khác. Sau một thời gian thì người ta nhận thấy mật độ di chuyển vào làn HOT
tăng nhanh, điều này làm giảm tốc độ di chuyển của các xe. Các nhà chức trách lại tiếp

tục cho thay đổi quy định là các xe di chuyển trên làn HOT đều phải đóng phí, nhưng ở
hai mức phí khác nhau ứng với những xe có một người và xe có hai người và chỉ miễn
phí cho những xe chở ba người trở lên. Qua các lần thay đổi và thử nghiệm, có những ý
kiến của người dân nói rằng làn HOT chỉ dành cho những thành phần nhà giàu, có thu
nhập cao, điều kiện kinh tế tốt, điều đó làm nổi lên những phản ứng tiêu cực cho rằng
việc xây dựng làn đường ưu tiên là để phục vụ cho những thành phần nhiều tiền, họ cảm
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

thấy điều này là không bình đẳng. Đứng trước những ý kiến trái chiều, các cơ quan ban
ngành đã nhiều lần thay đổi các mức phí để dung hòa các ý kiến nhưng khi hạ mức phí
xuống thì đường HOT lại đông và làm giảm tốc độ di chuyển của các xe. Sau nhiều lần
nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát và thăm dò thì các nhà nghiên cứu thấy rằng những
bất cập chỉ xuất phát từ những thành phần không đồng ý với làn đường HOT nên vẫn
quyết định áp dụng các quy định thu phí với làn đường HOT tùy thuộc vào số người trên
xe và số lượng phương tiện tham gia lưu thông để đảm bảo hài hòa giữa các làn đường
di chuyển.
Làn đường HOV và làn đường HOT được hình thành đã góp phần làm giảm số
lượng phương tiện lưu thông tuy nhiên vẫn tồn tại những bất cập. Theo quy hoạch sư
Nguyễn Đỗ Dũng thì “phí đánh vào đầu xe, thay vì đánh vào đoạn đường và thời gian
cao điểm, không phải là phí chống tắc nghẽn. Đánh phí kiểu đó không chắc giảm nhu
cầu đi lại mặc dù có thể giảm số xe. Ngược lại, đánh phí kiểu ấy có thể làm hại nền kinh
tế vì chi phí sản xuất gia tăng nếu xem xe cộ cũng là phương tiện kinh doanh và kiếm

sống”.
1.3.2

Trung Quốc đối phó với kẹt xe

Bắc Kinh – Trung Quốc là một thành phố bị đánh giá là nơi có chất lượng không
khí tệ nhất trên thế giới với đỉnh điểm là việc không khí bị ô nhiễm ở mức báo động đỏ
vào tháng 12/2016. Đây cũng là thành phố có tình trạng kẹt xe phức tạp và nằm trong
top các thành phố kẹt xe nhất thế giới. Ở một quốc gia có số dân đông nhất thế giới như
Trung Quốc thì nhu cầu đi lại, di chuyển của người dân là điều hiển nhiên. Chính bởi
nhu cầu quá cao đã kéo theo những hệ lụy khôn lường. Đối mặt với tình trạng kẹt xe
diễn ra thường xuyên và kéo dài, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng giải pháp Phân
luồng theo biển số xe chẵn và lẻ. Theo đó thì dựa vào số cuối cùng trong biển số xe để
quyết định ngày các phương tiện được chạy trên đường. Nếu số cuối trên biển số là lẻ
thì xe đó được phép di chuyển trong các ngày lẻ, điều này cũng áp dụng tưởng tự với
các xe có số cuối trên biển số là số chẵn. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc sẽ miễn,
giảm thuế đường thuế xe cho các xe này.
Mô hình phân luồng chẵn lẻ này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả trong việc
giảm số lượng phương tiện tham gia giao thông. Nhờ đó mà lượng khí thải phát thải từ
việc di chuyển cũng được giảm thiểu. Mặc dù vẫn tồn tại những điểm bất tiện như là
những gia đình chỉ có một chiếc xe thì họ phải tìm và chuyển sang những phương tiện
khác, điều này có thể làm cản trở cho công việc của họ nhưng khi nhìn nhận và đánh giá
trên mức độ cộng đồng thì điều này vẫn có thể chấp nhận được vì nó giúp hạn chế lượng
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

phương tiện di chuyển, nhờ đó mà kẹt xe cùng ô nhiễm không khí cũng cải thiện theo.
Đây là một giải pháp cứu cánh cho môi trường không khí Trung Quốc.
1.3.3

Nỗ lực giảm kẹt xe ở Thái Lan

Theo bảng xếp hạng của INRIX thì Thái Lan là quốc gia dẫn đầu về số giờ kẹt xe
trên đường năm 2016. Thủ đô Bangkok từng bị xếp hạng thứ 12 trong hạng mục những
thành phố có giao thông tệ nhất toàn cầu đồng thời chiếm giữ vị trí “á quân” kẹt xe thế
giới trong bảng xếp hạng Traffic Index 2016 của Công ty Tom Tom – chuyên về giao
thông và dịch vụ dẫn đường của Hà Lan. Vì gặp những trở ngại do kẹt xe cùng những
đánh giá tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe cộng đồng mà đất
nước này đã nỗ lực rất nhiều trong cuộc chiến chống ùn tắc giao thông.
Chính phủ Thái Lan đã ra sức tìm kiếm giải pháp lâu dài cho ùn tắc giao thông, các
nhà lãnh đạo thành phố bắt đầu nghiên cứu hệ thống giao thông công cộng ngoài xe
buýt. Các tuyến đường tàu điện trên không (skytrain) và hệ thống tàu điện ngầm (metro)
được đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng tại Thái Lan. Bên cạnh đó, Thái Lan
tiếp tục phát triển các tuyến di chuyển trên sông, xây dựng các tuyến xe buýt trên sông.
Dự án này được đông đảo người dân ủng hộ và đã góp phần giảm sức ép lên các tuyến
đường bộ.
Với nhiều nỗ lực đưa ra áp dụng nhưng tình trạng kẹt xe vẫn là mối lo ngại của Thái
Lan. Vì vẫn còn rất nhiều nguyên nhân còn tồn tại như lái xe thiếu ý thức và hàng năm
đều có lượng lớn đăng ký lưu thông nên tình trạng kẹt xe vẫn chưa thấy có bước khởi
sắc. Đất nước này cần nhiều hơn nữa những biện pháp để cải thiện tình trạng kẹt xe
trong giờ cao điểm.
1.4 BÀI TOÁN KẸT XE Ở VIỆT NAM
1.4.1 Tình hình kẹt xe ở Việt Nam

Việt Nam đang bước trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Được sự hỗ
trợ của các quốc gia khác, chúng ta ngày càng ổn định và phát triển. Đây là dấu hiệu
đáng mừng, cho thấy sự khởi sắc trong nền kinh tế. Nhận thấy rất rõ điều này là ở đô thị
lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh. Một thành phố năng động, thu hút nhiều nguồn đầu
tư trong và ngoài nước cũng kéo theo những nguồn lao động đến từ các vùng miền khác
nhau cùng tề tựu về tìm đường phát triển. Có được sự phát triển này chúng ta phải đón
nhận những thách thức đằng sau đó. Ngoài vấn đề về an ninh khu vực, tình hình chính
trị thì vấn nạn giao thông cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ
quan chức năng. Điển hình của việc này là tình hình kẹt xe ở các đô thị lớn, trong đó có
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

cả TP.HCM đang diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật
tự giao thông mà còn liên đới đến chất lượng môi trường sống và sức khỏe của cộng
đồng.
1.4.2 Những nỗ lực làm giảm thiểu kẹt xe
Kẹt xe xuất hiện khi chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế mà chưa lưu tâm đến vấn
đề quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Chính vì sự phát triển không
đồng bộ đã gây nên không ít trở ngại trong việc tìm cách khắc phục tình trạng ùn tắc
giao thông như hiện tại. Vì hiện nay đô thị phát triển nhanh chóng làm cho quỹ đất ngày
càng thu hẹp, muốn mở rộng diện tích đường bộ, khai thông lối đi là việc làm không hề
dễ dàng. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư cũng là một vấn đề trăn trở hàng đầu khi mà có rất
nhiều hạng mục cũng cần được hỗ trợ đối với một quốc gia đang phát triển như Việt

Nam.
Đã có rất nhiều những cố gắng, ý kiến đề xuất làm lời giải cho bài toán nan giải này.
Các cấp lãnh đạo ban ngành đã họp bàn nhiều lần để cùng nhau thảo luận và đưa ra
những giải pháp phù hợp trong bối cảnh phức tạp này. Các camera được lắp đặt trên các
trụ đèn tín hiệu giao thông giúp nhanh chóng điều động các lực lượng cảnh sát giao
thông đến và điều phối các phương tiện di chuyển, khẩn trương giải phóng các tuyến
đường phát sinh ùn tắc. Tuy vậy, hiện thực luôn khó khăn hơn rất nhiều, lực lượng CSGT
là có hạn mà kẹt xe thì nhiều, đối với giải pháp này chúng ta chỉ giải quyết vấn đề được
tức thời, không phải là kế sách dài lâu để sử dụng.
Góp phần vào các ý kiến đưa ra trong các cuộc bàn luận, có ý kiến cho rằng xe máy
là nguyên nhân chính dẫn đến kẹt xe và cần hạn chế phương tiện này. Tuy vậy, theo ý
kiến của sinh viên thì xe máy chưa hẳn là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông. Sinh
viên đồng ý với ý kiến nên hạn chế số lượng loại phương tiện này. Đứng trên thực tế, ở
Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có rất nhiều rất nhiều con đường ngõ hẻm
rất nhỏ mà chỉ có các phương tiện như xe máy, xe đạp mới có thể đi vào. Đa phần người
dân sống ở TP.HCM – một nơi đất chật người đông đều sống ở các khu vực này. Bên
cạnh đó, như đã nói, quỹ đất ở TP.HCM là rất hạn chế, cả đất dùng cho nhà ở cũng vậy,
một nơi mà tất đất tất vàng như vậy thì việc nhà cửa đủ rộng rãi để có bãi đỗ xe cho xe
máy là khá khó khăn. Chúng ta khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao
thông công cộng như xe buýt, nhưng đa phần sẽ khó khăn để thuyết phục mọi người đi
bộ từ nhà ở các con hẻm đến trạm xe buýt khi mà bình thường họ di chuyển một đường
từ nhà đến điểm đến. Ngày nay, mọi người luôn chú trọng đến sự tiện lợi, nên sẽ khó
khăn nếu thuyết phục người dân chạy xe đến trạm xe buýt rồi sử dụng phương tiện giao
SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

thông này. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ để xe ở đâu? Liệu có nơi nào để xe miễn phí hay
không? Nếu không, họ phải tốn tiền gửi xe, lại tốn thêm tiền đi xe buýt. Chỉ đến khi nào
có được một câu trả lời thỏa đáng cho nhưng khuất mắc trên thì việc hạn chế xe máy
tham gia lưu thông trên đường mới có khả năng được thực hiện.
Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập, nhưng một điều đáng mừng là trong những năm gần
đây, Ban lãnh đạo Trung ương đã cho triển khai các dự án xây dựng cầu vượt trên cao
tại những khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc. Điển hình là các nhánh cầu vượt Nguyễn
Kiệm – Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Minh Giám – Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm –
Hoàng Minh Giám đã được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động những tháng cuối
năm 2017. Đồng thời mở rộng các tuyến đường bộ như đường Hoàng Minh Giám, đường
Trường Chinh ( đoạn từ đường Cộng Hòa đến đường Âu Cơ), đường Tân Kỳ - Tân Quý.
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến dự án xây dựng cầu vượt bằng thép trước cửa Sân
bay Tân Sơn Nhất, mặc dù sau khi đi vào hoạt động dự án này chưa mang lại hiệu quả
như mong đợi nhưng đây cũng là những nỗ lực đáng ghi nhận để cứu cánh cho một trong
37 điểm kẹt xe khó giải quyết nhất ở TP.HCM. Nói về sự cố phát sinh sau khi dự án này
đi vào hoạt động là do cầu vượt này được xây dựng để các xe đi vào sân bay nhanh hơn
nhưng lại chưa giải phóng đường để các xe đi ra từ sân bay cũng nhanh như vậy. Chính
vì việc vào dễ dàng đã đẩy nhanh tốc độ di chuyển của các xe, rồi lại bị kẹt đông hơn ở
đầu ra. Chính nguyên nhân này đã gây nên xung đột tại nút giao dưới chân cầu vượt
(Trường Sơn – Hồng Hà – Bạch Đăng) và khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả.

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

14



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:” Xây dựng phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động giúp chia sẻ phương tiện giao
thông nhằm giảm ùn tắc giao thông để bảo vệ môi trường không khí tại TP.HCM”

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG VÀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG
KHÍ Ở TP.HCM
2.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HCM

2.1.1 Điều kiện tự nhiên TP.HCM
a. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông,
phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long
An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà
Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường
chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là
một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối
liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.

SVTH: THÁI THỊ HỒNG ĐÀO
GVHD: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH TUẤN


15


×