Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo công ty tnhh dịch vụ thương mại hòa an, công suất 200m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 135 trang )

TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng lẫn quy
mô trong đó có ngành chăn nuôi heo. Chăn nuôi heo không chỉ là nguồn cung cấp thực
phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản phẩm thịt heo còn là nguồn thực phẩm
xuất khẩu có giá trị. Bên cạnh việc phát triển ngành chăn nuôi là một lớn chất thải phát
sinh từ quá trình chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Việc xử lý nước thải là cần thiết để giảm
thiểu và loại bỏ chất thải.
Nôi dung của đồ án tốt nghiệp là tìm hiểu về quy trình chăn nuôi và thành phần tính
chất nước thải của Công ty TNHH Dịch vụ Thương Mại Hòa An. Từ đó, đề xuất hệ
thống xử lý nước thải phù hợp. Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bao gồm hầm tiếp
nhận, bể điều hòa, bể lắng 1, bể UASB, bể Anoxic, bể Aerotank, bể lắng 2, bể khử
trùng, bể nén bùn và máy ép bùn được thiết kế theo công nghệ University of Cape
Town (UTC) nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nitrat trong dòng vào vùng tiếp
xúc kỵ khí. Nước thải đầu ra đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B.


ABSTRACT
Over the past years, the livestock sector has developed quite strongly both in quantity
and in scale, including the pig industry. Pig farming is not only a major source of food
for domestic consumption, but pork products are also a valuable source of export food.
In addition to the livestock sector development, a large amount of waste generated
from livestock production causes serious environmental pollution, especially direct
effects on human health. Waste water treatment is necessary to minimize and eliminate
waste.
The content of the graduation project is to learn about the breeding process and
composition of waste water of Hoa An Trading Service Co., Ltd. From there, propose
suitable wastewater treatment system. Livestock wastewater treatment process
includes receiving tunnel, regulating tank, settling tank 1, UASB tank, Anoxic tank,
Aerotank, sedimentation tank 2, disinfection tank, slurry tank and mud press.
University of Cape Town (UTC) technology to minimize the effects of nitrate in the


stream entering the anaerobic contact area. Waste water output reached QCVN 62MT: 2016 / BTNMT, column B.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................



MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1

2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................1

3.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .....................1

4.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...........................................................................................2

5.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN ......................................................................................2

CHƯƠNG 1: ....................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI HÒA AN ...............................................................................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÒA AN ....3

1.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO ..............................3
1.3. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI HEO .....................................................................4
1.3.1.

Nhu cầu nguyên liệu và sử dụng nước cho hoạt động chăn nuôi ............4

1.3.2.

Quy trình chăn nuôi heo ..........................................................................7

1.4. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CÔNG TY
TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÒA AN .............................................................8
1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO ĐẾN CON NGƯỜI
VÀ MÔI TRƯỜNG .....................................................................................................8
CHƯƠNG 2: ..................................................................................................................10
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ..............................10
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO Ở VIỆT NAM ...................10
2.1.1.

Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam ....................................................10

2.1.2.

Những đặc trưng cơ bản của nước thải chăn nuôi heo ..........................10

2.2. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA NƯỚC THẢI ...............................................11
2.2.1.

Các chỉ tiêu lý học .................................................................................11
i



2.2.2.

Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa ...........................................................13

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ................................................15
2.3.1.

Phương pháp xử lý cơ học .....................................................................16

2.3.2.

Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý....................................................23

2.3.3.

Phương pháp xử lý sinh học ..................................................................27

2.3.4.

Phương pháp khử trùng mước thải ........................................................46

2.3.5.

Phương pháp xử lý bùn cặn của nước thải.............................................48

2.4. NHỮNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI
ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG HIỆN NAY ....................................................................50
CHƯƠNG 3: ..................................................................................................................52

ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
.......................................................................................................................................52
3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN ........................................................................................52
3.2. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ ................................................................................52
3.2.1.

Phương án 1 ...........................................................................................52

3.2.2.

Phương án 2 ...........................................................................................55

3.3. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ..................................56
3.3.1.

Hiệu suất xử lý .......................................................................................56

3.3.2.

Phân tích lựa chọn phương án xử lý ......................................................60

CHƯƠNG 4: ..................................................................................................................61
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO ....61
4.1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN .................................................61
4.2. TÍNH TOÁN TỪNG CÔNG TRÌNH CHÍNH ................................................61
4.2.1.

Hầm tiếp nhận ........................................................................................61

4.2.2.


Bể điều hòa ............................................................................................63

4.2.3.

Bể lắng 1 ................................................................................................66

4.2.4.

Bể chứa trung gian .................................................................................72

4.2.5.

Bể UASB ...............................................................................................73

4.2.6.

Bể Anoxic ..............................................................................................80
ii


4.2.7.

Bể Aerotank ...........................................................................................82

4.2.8.

Bể lắng 2 ................................................................................................86

4.2.9.


Bể khử trùng ..........................................................................................92

4.2.10.

Bể nén bùn .............................................................................................94

4.2.11.

Máy ép bùn ............................................................................................97

CHƯƠNG 5: ..................................................................................................................99
KHAI TOÁN KINH TẾ CHO CÔNG TRÌNH .............................................................99
5.1. CHI PHÍ XÂY DỰNG .....................................................................................99
5.2. CHI PHÍ THIẾT BỊ ........................................................................................100
5.3. CHI PHÍ VẬN HÀNH ...................................................................................101
5.3.1.

Chi phí điện năng .................................................................................101

5.3.2.

Chi phí hóa chất ...................................................................................102

5.3.3.

Chi phí nhân công ................................................................................102

5.3.4.


Chi phí bảo trì, bảo dưỡng ...................................................................102

CHƯƠNG 6: ................................................................................................................103
VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ......................................................103
6.1. VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ........................................103
6.1.2.

Vận hành khởi động .............................................................................103

6.1.3.

Vận hành duy trì ổn định .....................................................................104

6.2. SỰ CỐ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC .................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................107
1.

KẾT LUẬN .....................................................................................................107

2.

KIẾN NGHỊ.....................................................................................................107

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................108
PHỤ LỤC ....................................................................................................................111

iii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước...............................................................4
Hình 1.2. Quy trình chăn nuôi heo nái. ...........................................................................7

Hình 2.1. Song chắn rác. ...............................................................................................16
Hình 2.2. Bể lắng cát ngang. .........................................................................................17
Hình 2.3. Bể lắng đứng..................................................................................................18
Hình 2.4. Bể lắng ngang. ...............................................................................................19
Hình 2.5. Bể lắng ly tâm. ...............................................................................................20
Hình 2.6. Bể điều hòa. ...................................................................................................20
Hình 2.7. Bể tách dầu mỡ và bể lắng cát. ......................................................................21
Hình 2.8. Bể lọc áp lực. .................................................................................................23
Hình 2.9. Bể trung hòa nước thải có tính axit. ..............................................................24
Hình 2.10. Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn. ..........................................................26
Hình 2.11. Sơ đồ hồ sinh học tùy nghi. .........................................................................28
Hình 2.12. Mô hình đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều ngang. ..................31
Hình 2.13. Cánh đồng tưới – cánh đồng lọc. .................................................................32
Hình 2.14. Bể bùn hoạt tính (Aerotank). .......................................................................33
Hình 2.15. Công nghệ mương oxy hóa. ........................................................................34
Hình 2.16. Sơ đồ bể SBR. .............................................................................................35
Hình 2.17. Sơ đồ hệ thống MBR ...................................................................................37
Hình 2.18. CP – Quá trình lai tạo màng MBR cho xử lý nước thải chăn nuôi. ............37
Hình 2.19. Bể lọc sinh học nhỏ giọt. .............................................................................39
Hình 2.20. Bể MBBR hiếu khí và thiếu khí. .................................................................39
Hình 2.21. Sơ đồ lồng quay sinh học yếm khí. .............................................................41
Hình 2.22. Các giai đoạn trong quá trình xử lý kết hợp kỵ khí và thiếu khí/hiếu khí. ..43
Hình 2.23. Bể kỵ khí UASB. .........................................................................................45
Hình 2.24. Mô hình USBF. ...........................................................................................46

iv



Hình 2.25. Khử trùng bằng chlorine. .............................................................................47
Hình 2.26. Cơ chế tạo ozone khử trùng nước................................................................47
Hình 2.27. Hệ thống đèn UV. ........................................................................................48
Hình 2.28. Sân phơi bùn. ...............................................................................................49
Hình 2.29. Quy trình XLNT trại chăn nuôi heo Xuân Thọ II. ......................................50
Hình 2.30. Quy trình XLNT trại chăn nuôi heo Bình Thắng. .......................................51

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhu cầu nguyên liệu .......................................................................................5
Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động chăn nuôi ............................................6
Bảng 1.3. Thành phần của nước thải chăn nuôi heo sau Biogas .....................................8
Bảng 2.1. Thành phần nước thải trại chăn nuôi heo Xuân Thọ II .................................50
Bảng 2.2. Thành phần nước thải trại chăn nuôi heo Bình Thắng ..................................51
Bảng 3.1. Hiệu suất xử lý phương án 1 ........................................................................56
Bảng 3.2. Hiệu suất xử lý phương án 2 ........................................................................58
Bảng 4.1. Thông số thiết kế hầm tiếp nhận ...................................................................63
Bảng 4.2. Thông số thiết kế bể điều hòa .......................................................................66
Bảng 4.3. Thông số thiết kế bể lắng 1 ...........................................................................71
Bảng 4.4. Thông số thiết kế bể chứa trung gian ............................................................73
Bảng 4.5. Thông số thiết kế bể UASB ..........................................................................80
Bảng 4.6. Thông số thiết kế bể Anoxic .........................................................................82
Bảng 4.7. Thông số thiết kế bể Aerotank ......................................................................86
Bảng 4.8. Thông số thiết kế bể lắng 2 ...........................................................................92
Bảng 4.9. Thông số thiết kế bể khử trùng .....................................................................93
Bảng 4.10. Thông số thiết kế bể nén bùn ......................................................................97
Bảng 4.11. Thông số thiết kế máy ép bùn .....................................................................98

Bảng 5.1. Chi phí xây dựng ...........................................................................................99
Bảng 5.2. Chi phí thiết bị.............................................................................................100
Bảng 5.3. Chi phí điện năng ........................................................................................101
Bảng 5.4. Chi phí hóa chất sử dụng.............................................................................102
Bảng 6.1. Sự cố và cách khắc phục .............................................................................104

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CNMT

Công nghệ Môi trường

C.P

Charoen PoKphand
Chất thải rắn

CTR
EPS


Extracellular polymeric substance

Plolymer ngoại bào

F/M

Food/Micro – organism

Tỷ số lượng thức ăn và lượng vi
sinh vật

MLSS

Mixed Liquor Suspended Solid

Chất rắn lơ lửng trong bùn, mg/l

MLVSS

Mixed
Liquor
Suspended Solid

Volatine Chất rắn bay hơi trong bùn lỏng,
mg/l

N

Nitơ


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông
thôn

P

Photpho

QCVN
SS

Quy chuẩn Việt Nam
Suspended Solid

Chất rắn lơ lửng, mg/l

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XLNT

Xử lý nước thải

vii



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Việt Nam là một trong những nước nông nghiệp với khoảng 70% số dân ở vùng
nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã
hội nước ta. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả
số lượng lẫn quy mô trong đó có ngành chăn nuôi heo. Chăn nuôi heo không
chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, mà sản
phẩm thịt heo còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị.
 Bên cạnh việc phát triển ngành chăn nuôi là một lớn chất thải phát sinh từ quá
trình chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đặc biệt là ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ
mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế
chăn nuôi không cao,... Sức đề kháng của gia súc giảm sút sẽ là nguy cơ gây
nên bùng phát dịch bệnh.
 Đối với dự án trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại
Hòa An: số lượng heo trung bình có trong trang trại là 2.400 con heo nái sinh
sản, 25 con heo đực và 3.000 con heo con. Dự kiến mỗi năm sẽ có khoảng
40.000 – 50.000 con heo con được xuất chuồng. Với số lượng heo dự kiến xuất
chuồng trên một năm là rất lớn, đòi hỏi phải có một lượng lớn nguồn thức ăn
cung cấp và nước sử dụng cho hoạt động chăn nuôi. Vì thế, dự kiến lượng chất
thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi heo là rất nhiều.
 Trước vấn đề trên, việc xây dựng hệ thống XLNT chăn nuôi cho Công ty
TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An là cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

 Thiết kế hệ thống XLNT chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại
Hòa An, công suất 200m3/ngày đêm. Đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng lượng
nước đầu ra đạt cột B (QCVN 62 – MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải chăn nuôi) [1].
 Thiết kế phải đảm bảo tính thực tiễn của hệ thống, đảm bảo quy mô của hệ
thống phù hợp với quỹ đất và điều kiện kinh tế của dự án.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Đối tượng của đề tài:
- Nước thải chăn nuôi heo của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An
(Tìm hiểu các thông số đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra của nguồn nước thải).
SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

Các công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo (Tìm hiểu nguyên lý cấu tạo,
nguyên lý làm việc, ưu và nhược điểm của từng công nghệ thiết bị).
- Hệ thống XLNT chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An
(Đề xuất và tính toán hệ thống XLNT, chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng).
- Cách vận hành, các sự cố và cách xử lý khi xảy ra.
 Phạm vi và địa điểm thực hiện:
- Diện tích sử dụng của trang trại: 100.000 m2.
- Quy mô số heo nái sinh sản: 2.400 con.
- Địa điểm: Khoảnh 4 tiểu khu 97, Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh, xã Lộc
Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

 Thông tin về Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An:
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An.
- Trụ sở chính: Tổ 1, ấp Bàu Teng, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành, Tỉnh
Bình Phước.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại.
-

4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện gồm những nội dung sau:
 Giới thiệu tổng quan về trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Dịch vụ
Thương mại Hòa An.
 Tìm hiểu nguồn gốc phát sinh nước thải.
 Giới thiệu tổng quan các phương pháp XLNT chăn nuôi heo.
 Lựa chọn công nghệ, tính toán, thiết kế hệ thống XLNT chăn nuôi heo Công ty
TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công suất 200m3/ngày đêm.
 Tính toán, dự trù kinh phí cho công trình.
 Nêu cách vận hành, các sự cố và cách xử lý.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
 Khoa học: Đề xuất được hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo mới cho Công
ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An.
 Môi trường: Nước thải chăn nuôi heo sau xử lý đạt QCVN 62 –
MT:2016/BTNMT Cột B, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại
trang trại chăn nuôi heo.
 Kinh tế: Đề xuất được hệ thống xử lý với chi phí xây dựng, vận hành và bảo
dưỡng hợp lý nhất.

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

2



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÒA AN
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÒA
AN

 Tên Công ty: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An.
 Trụ sở chính: Tổ 1, Ấp Bàu Teng, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành, tỉnh
Bình Phước.
 Đại diện: Ông Đoàn Duy Anh (Giám Đốc).
 Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại.
 Ngày thành lập: 16/10/2014.
 Ngành nghề chính: chăn nuôi gia súc, gia cầm.
1.2.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

 Địa điểm trang trại: Khoảnh 4 tiểu khu 97, Ban Quản lý rừng phòng hộ Lộc
Ninh, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
 Hiện trạng: trang trại nằm trong khu vực đất trồng cây cao su 4 năm tuổi. Địa
hình tương đối bằng phẳng.
 Vị trí tiếp giáp:

- Phía Đông: Giáp vườn cao su.
- Phía Tây: Giáp vườn cao su.
- Phía Bắc: giáp vườn cao su.
- Phía Nam: đường đi vào trang trại và vườn cao su.
 Trang trại cách quốc lộ 13B khoảng 799m về hướng Đông Bắc, cách đồn biên
phòng Chiu Riu khoảng 2,1km, cách suối Lầy về hướng Tây Bắc khoảng 310m
và cách suối Bông về hướng Đông Bắc khoảng 2,4km.
 Thuận lợi: lợi thế ngành sản xuất chăn nuôi heo của tỉnh Bình Phước là khu vực
không có dân cư sinh sống, vì vậy không tác động đến đời sống của người dân.

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

 Khó khăn: trang trại nằm trong khu vực rừng cao su, do đó, giao thông khó
khăn.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước.
1.3.

QUY TRÌNH CHĂN NUÔI HEO

1.3.1. Nhu cầu nguyên liệu và sử dụng nước cho hoạt động chăn nuôi
1.3.1.1.


Nhu cầu nguyên liệu

 Nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho trang trại chăn nuôi chủ yếu là thức ăn và
thuốc phòng bệnh. Thức ăn là dạng thức ăn đã được đóng gói sẵn, chỉ việc đổ
cho heo ăn, không cần pha chế phối trộn. Thức ăn được lưu chứa trong các xilo
cám, đảm bảo cho heo dùng trong vài ngày, khi hết, thức ăn sẽ được vận
chuyển từ kho chứa cám đến đổ vào xilo, vận chuyển bằng xe rùa đẩy tay [2].
 Một số loại thuốc thú y: Pest vaccin Auto for MerialClomoxyl LA, Febralgira
Corpuesta, Gentamicin Oxytesracyline, Aujeszky, chế phẩm EM dùng cho khử
trùng, các loại vaccine phòng bệnh [2].
 Lượng heo trung bình có trong trang trại là 2.400 con heo nái sinh sản, heo đực
25 con, heo con là 3.000 con (do trang trại cho tiến hành cho heo nái đẻ xoay
vòng, trung bình 20 ngày xuất heo con 1 lần) [2].

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

 Nhu cầu thức ăn cho heo (cám heo): 6.362,5 kg/ngày, tương đương 190.875 kg
tháng [2].
Bảng 1.1. Nhu cầu nguyên liệu
Số lượng/ngày
STT


Đơn vị

Số lượng

Số
lượng/ngày

Kg/ngày/con

2

4.800

144.000

Nguyên liệu

Số
lượng/tháng

1

Thức ăn cho heo mẹ

2

Thức ăn cho heo đực
Kg/ngày/con
(25 con)


2,5

62,5

1.875

3

Thức ăn cho heo con
Kg/ngày/con
dưới 12kg

0,5

1.500

45.000

4

Kháng sinh, vitamin và
các loại thuốc thú y
khác

Liều/ngày

704

704


21.120

5

Thuốc tiêu độc, sát
trùng

Lít/ngày

2,5

2,5

75

6

Chế phẩm EM

Lít/ngày

8

8

240
(Nguồn: [2])

1.3.1.2.


Nhu cầu sử dụng nước

 Nguồn nước cấp là nguồn nước giếng khoan của công ty. Sử dụng hệ thống cấp
nước từ 3 giếng khoan bơm vào bể nước ngầm sau đó được bơm lên đài rồi từ
đài nước được truyền đến các thiết bị cần cung cấp. Trang trại chăn nuôi heo
theo công nghệ mới nhằm tiết kiệm nước, phun rửa chuồng trại bằng máy phun
nước áp lực cao [2].

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động chăn nuôi
STT

Phân loại

Định mức
(lít/con/ngày)

1

Nước uống heo nái


25

2

Nước uống heo đực giống

20

3

Nước uống heo con

1

4

Nước tắm rửa cho heo, rửa chuồng trại, nước phun chế
phẩm khử mùi. Heo con không tắm rửa.

25
(Nguồn: [2])

 Với nhu cầu sử dụng nước như trên, ước tính lượng nước thải phát sinh gần
khoảng 200m3/ngày đêm. Vậy lượng nước thải cần phải xử lý lấy bằng
200m3/ngày đêm.

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng


6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

1.3.2. Quy trình chăn nuôi heo
Quy trình chăn nuôi heo nái được mô tả theo hình 1.2 [2].

Heo nái nhập từ Công ty C.P.
Tiêm ngừa, cung cấp thức ăn cho heo.

Nuôi heo khoảng 3 tháng thì phối
giống.
Cung cấp thức ăn cho heo.

Khoảng 114 ngày heo nái sinh sản.
Cung cấp thức ăn cho heo.
Chuẩn bị dụng cụ để đỡ cho heo đẻ.
Nuôi heo con khoảng 20 – 30 ngày thì
xuất chuồng.
Cung cấp thức ăn cho heo.
Tiêm ngừa cho heo con lẫn heo mẹ.

Heo nái

Các vỏ chai, kim tiêm,
CTR, nước thải, tiếng
ồn...


Heo nái phối +
Mang thai

CTR (phân heo, heo chết,
các chai lọ đựng tinh
trùng), nước thải, tiếng
ồn,...

Heo nái sinh
sản + heo con

Heo con 12kg
Cung cấp cho
thị trường

CTR (phân heo, nhau
heo và một phần heo con
chết...), nước thải, tiếng
ồn,...
CTR (phân heo, dụng cụ
tiêm ngừa cho heo, heo
con chết...), nước thải,
tiếng ồn,...

Hình 1.2. Quy trình chăn nuôi heo nái.
 Mô tả quy trình chăn nuôi heo nái [2]:
- Heo giống mua về theo chọn lọc đặc biệt, kiểm tra nghiêm ngặt, được chủng
ngừa,... Qua một hoặc hai chu kỳ sinh sản lại được tiến hành thanh lọc, loại ra
thay thế con giống không đạt. Heo giống mua về cách ly tối thiểu 7 ngày để

theo dõi. Nuôi heo khoảng 3 tháng thì cho phối nhân tạo sau đó mang thai (thời
gian heo mang thai khoảng 144 ngày kể từ lúc bắt đầu phối). Sau thời gian
mang thai, mỗi con heo nái sinh sản khoảng 10 – 12 con heo con. Thời kỳ này
heo con sống nhờ bú sữa mẹ nên lớn rất nhanh. Khoảng 2 tuần bắt đầu tập cho
heo con ăn thức ăn thô kết hợp với bú sữa mẹ, khi trọng lượng heo con có thể
lên đến 12kg/con, lúc này có thể đem xuất bán. Theo dự tính, mỗi năm sẽ có
khoảng 40.000 – 50.000 heo con được xuất chuồng. Số lượng heo trung bình có
trong trang trại là 2.400 con heo nái sinh sản, 25 con heo đực và 3.000 con heo
con.

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

-

Qua 7 hoặc 8 chu kỳ sinh sản heo nái lại được tiến hành kiểm tra, thanh lọc,
những con giống không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại. Những heo nái loại sau 7 – 8
chu kỳ sinh sản sẽ bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua.

1.4.

THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI HÒA AN


 Nước thải chăn nuôi heo phát sinh chủ yếu từ quá trình tắm rửa cho heo, vệ sinh
chuồng trại,...
 Thành phần, tính chất nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương
mại Hòa An được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3. Thành phần của nước thải chăn nuôi heo sau Biogas
Thông số
Nhiệt độ
pH
SS
COD
BOD5
Tổng N
Tổng P
Coliform

Đơn vị
0

C
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Giá trị
26 - 30
7,23

315
2611
1617
307
35
10 × 104

QCVN 62MT:2016/BTNMT
(Kq = 0,9, Kf = 1,1) cột B
5,5 – 9
148,5
297
99
148,5
5500
(Nguồn: [2])

1.5.

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO ĐẾN CON
NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

 Ảnh hưởng đến con người: Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức
khỏe con người trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước
ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính
là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải
chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh
như: lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và
có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Theo báo cáo tổng kết của Viện
Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nồng độ khí H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi

cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm
cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra, nước thải chăn nuôi còn
SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

chứa Coliform, E.coli, COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với
tiêu chuẩn cho phép [3].
 Ảnh hưởng đến môi trường [2]:
- Môi trường đất: trong nước thải chăn nuôi heo có nhiều dinh dưỡng như Nitơ,
photpho gây phú dưỡng đất. Phú dưỡng đất làm bảo hòa và quá bảo hòa dinh
dưỡng gây mất cân bằng sinh thái và thoái hóa đất. Đây là một trong những
nguyên nhân làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng. Ngoài ra trong đất
thừa dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng rửa trôi và thấm vào gây ô nhiễm nước
mặt và nước ngầm.
- Môi trường không khí: môi trường không khí khu vực chuồng trại và xung
quanh cơ sở chăn nuôi luôn có mùi rất đặc trưng và đây sẽ là một tác nhân ô
nhiễm khó chịu nếu không có biện pháp quản lý đúng cách. Các khí gây mùi
chủ yếu từ quá trình phân hủy yếm khí chất thải như NH3, H2S, các hợp chất
của metan.
- Môi trường nước: nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chúng
gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật
trong môi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó môi trường nước còn là nơi thuận lợi
để mầm bệnh gây bệnh phát triển, không những thế chúng còn thấm xuống

mạch nước ngầm nhất là giếng mạch nông nằm gần chuồng gia súc hay hồ chứa
chất thải mà không có hệ thống thoát nước an toàn.

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI HEO Ở VIỆT NAM

2.1.1. Tình hình chăn nuôi heo ở Việt Nam
 Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống kê, cả
nước có 9.897 trang trại chăn nuôi tương ứng 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ
(0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng
và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1.963,3 nghìn
tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước. Theo USDA, năm 2014 nhu cầu tiêu
thụ thịt lợn của Việt Nam vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm
2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu
USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn tấn thịt lợn [4].
 Đến năm 2016, có 12.888 trang trại, tăng trên 30,2% so với năm 2014; sản

phẩm của chăn nuôi trang trại chiếm 55% tổng sản lượng thịt [4].
 Những tháng đầu năm 2017 chăn nuôi lợn gặp khó khăn dẫn đến giá thịt lợn hơi
sụt giảm sâu, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ nặng. Hiện tại, giá thịt lợn đang
tăng dần trở lại nhưng không nhiều, đang tiệm cận với giá thành chăn nuôi
(37.000 – 40.000đ/kg) [3]. Mặt khác tuy bị thua lỗ nhưng các hộ gia trại và
trang trại vẫn cố gắng duy trì hoặc giảm nhẹ quy mô đàn do chuồng trại và con
giống có sẵn, chỉ những hộ nuôi nhỏ lẻ sau khi xuất chuồng bị thua lỗ mới giảm
đàn. Theo Tổng cục Thống kê ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước tăng
khoảng 1,5-2% so với cùng kỳ năm 2016 [4].
2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của nước thải chăn nuôi heo
 Nước thải chăn nuôi heo bao gồm các hợp chất hữu cơ và vô cơ; Nitơ và
Photpho; vi sinh vật gây bệnh. Các thành phần này hầu hết đều có trong phân
và nước tiểu của heo.
 Thành phần phân heo chủ yếu gồm nước (56% - 83%) và các chất hữu cơ,
ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và
vô cơ. Phân heo nói chung được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi. Phân heo có
chứa nguồn dinh dưỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thu và góp phần cải tạo đất
nếu sử dụng hợp lý. Ngoài ra còn chứa nhiều virus, ấu trùng, trứng giun sán,...
các loại này có thể tồn tại vài ngày đến vài tháng trong phân, trong nước thải và
trong đất. [2]
SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.


 Nước tiểu heo có thành phần chủ yếu là nước có chứa lượng lớn Nitơ (chủ yếu
là dạng ure) và Photpho. [2]
2.1.2.1.

Các chất hữu cơ và vô cơ

 Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80% gồm cellulose,
protit, axit amin, chất béo, hidrocarbon và các dẫn xuất của chúng có trong
phân, thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy. Các chất vô cơ chiếm
20 – 30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua, SO42-,...
2.1.2.2.

Nitơ (N) và Photpho (P)

 Khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém, nên khi ăn thức
ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu. Trong
nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N
– tổng trong nước thải chăn nuôi 217 – 1026 mg/l. P – tổng từ 39 – 94 mg/l.
2.1.2.3.

Vi sinh vật gây bệnh

 Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, trứng ấu trùng giun sán gây bệnh,
các loại virus như: corona virus, poio virus, aphtovirurrus,...
2.2.

CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN CỦA NƯỚC THẢI

2.2.1. Các chỉ tiêu lý học
 Chất rắn tổng cộng:

- Chất rắn tổng cộng trong nước thải bao gồm các chất rắn không tan hoặc lơ
lửng và các hợp chất tan đã được hòa tan vào trong nước.
- Trong nước thải đô thị, có khoảng 40 – 65% chất rắn nằm ở trạng thái lơ lửng.
Các chất rắn này có thể nổi lên trên mặt nước hay lắng xuống dưới đáy và có
thể hình thành nên các bãi bùn không mong muốn khi thải nước thải có chứa
nhiều chất rắn vào một con sông [5]. Một số chất rắn lơ lửng có khả năng lắng
rất nhanh, tuy nhiên các chất lơ lửng ở kích thước hạt keo thì lắng rất chậm
chạp hoặc hoàn toàn không thể lắng được. Các chất rắn có thể lắng được là
những chất rắn mà chúng có thể được loại bỏ từ quá trình lắng và thường được
biểu diễn bằng đơn vị mg/l.
 Mùi:
- Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra cảm giác khó chịu, nhưng hoạt
động các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ được tỏa ra khi nước thải bị phân hủy
sinh học dưới các điều kiện yếm khí. Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là
hydrosulfua (H2S – mùi trứng thối). Các hợp chất khác, chẳng hạn như indol,
SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

skavol, cadaverin và mercaptan, được tạo thành dưới các điều kiện yếm khí có
thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S [5]. Nước thải công nghiệp có thể có
các mùi đặc trưng của từng loại hình sản xuất và sự phát sinh mùi mới trong
quá trình xử lý nước thải công nghiệp. Điều đặc biệt quan tâm đối với việc thiết
kế các công trình xử lý nước thải là tránh các điều kiện mà ở đó sẽ tạo ra các

mùi khó chịu.
 Nhiệt độ:
- Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn nhiệt độ của nước cấp do việc xả các
dòng nước nóng hoặc ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại hay công
nghiệp và nhiệt độ của nước thải thường thấp hơn nhiệt độ của không khí.
- Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn
các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải điều ứng dụng các quá trình xử lý sinh học
mà các quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước
thải ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật, đến sự hòa tan của oxy trong
nước. Nhiệt độ còn là một trong những thông số công nghệ quan trọng liên
quan đến quá trình lắng các hạt cặn, do nhiệt độ có ảnh hưởng đến độ nhớt của
chất lỏng và do đó có liên quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt cặn trong
nước thải.
- Nhiệt độ của nước thải thường thay đổi theo mùa và vị trí địa lý. Ở những vùng
khí hậu lạnh, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi từ 7 – 180C, trong khi đó ở
những vùng khí hậu ấm áp hơn, nhiệt độ của nước thải có thể thay đổi trong
khoảng từ 13 – 240C. Ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, nhiệt độ
của nước thải đô thị thường dao động ở mức 24 – 290C, đôi khí lên đến trên
300C [5].
 Độ màu:
- Độ màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm
hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
Đơn vị đo độ màu thông dụng là Platin - Coban (Pt – Co).
- Độ màu là một thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng
để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải sinh hoạt để chưa quá 6
giờ thường có màu nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các
loại nước thải đã bị phân hủy một phần. Nếu xuất hiện màu xám sẫm hoặc đen,
nước thải coi như đã bị phân hủy hoàn toàn bởi các vi khuẩn trong điều kiện kỵ
khí (không có oxy). Hiện tượng nước thải ngã màu đen thường là do sự tạo
thành các sulfide khác nhau, đặc biệt là sunfide sắt. Điều này xảy ra khi


SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

hydrosulfua được sản sinh ra dưới điều kiện kỵ khí kết hợp với một kim loại
hóa trị hai có trong nước thải, chẳng hạn như sắt [5].
 Độ đục:
- Độ đục của nước thải là do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong
nước thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng là NTU.
- Giữa độ đục và hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải ban đầu (chưa xử lý)
chưa có mối quan hệ đáng kể nào, tuy nhiên mối quan hệ này thể hiện rõ ở nước
sau khi ra khỏi bể lắng đợt 2 và được tính bằng công thức:
Chất lơ lửng SS (mg/L) = (2,3 ÷ 2,4) × độ đục (NTU) (CT/18/[5])
2.2.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa
 pH:
- pH là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit hoặc tính bazơ của nước và được tính
bằng nồng độ của ion hydro (pH = -lg[H+]). pH là chỉ tiêu quan trọng nhất
trong quá trình sinh hóa bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự
thay đổi của pH. Các công trình xử lý sinh học nước thải thường hoạt động tốt
khi pH = 6,5 ÷ 8,5 [5].
- Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6,9 ÷ 7,8 [5].
Nước thải của một số ngành công nghiệp có thể khác nhau. Để xử lý các loại
nước thải này cần thực hiện biện pháp trung hòa nước thải để nâng pH lên đến

giá trị thích hợp.
 Nhu cầu oxy hóa học – NOH (COD):
- Nhu cầu oxy hóa học (viết tắt là NOH hay COD – Chemical Oxygen Demand)
là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thải, kể
cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học và được xác định bằng phương
pháp bicromat trong môi trường axit sunfuric có thêm chất xúc tác – sunfat bạc.
Đơn vị đo của NOH (COD) là mgO2/l hay đơn giản là mg/l.
 Nhu cầu oxy sinh hóa – NOS (BOD):
- Nhu cầu oxy sinh hóa là một trong những thông số cơ bản đặc trưng cho mức
độ ô nhiễm nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hóa sinh hóa (các chất
hữu cơ dễ phân hủy sinh học). NOS được xác định bằng lượng oxy cần thiết để
oxy hóa các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và một phần dạng lơ lửng với
sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí, được tính bằng mgO2/l
hay đơn giản là mg/l. Trong thực tế, thường sử dụng thông số NOS5 (BOD5) (5
ngày ủ).

SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Hòa An, công
suất 200m3/ngày đêm.

 Nitơ:
- Nitơ có trong nước thải ở dạng các liên kết hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải
sinh hoạt, phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực
phẩm dư thừa. Còn nitơ trong các liên kết vô cơ gồm các dạng khử NH4+, NH3

và dạng oxy hóa: NO2- và NO3-. Tuy nhiên trong nước thải chưa xử lý, về
nguyên tắc thường không có NO2- và NO3- [5].
 Chất hoạt động bề mặt:
- Chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm hai phần: kỵ nước và ưa nước
tạo nên sự hòa tan của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các
chất hoạt động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và
trong công nghiệp.
- Sự có mặt của chất hoạt động bề mặt trong nước thải có ảnh hưởng đến tất cả
các giai đoạn xử lý. Các chất này làm cản trở quá trình lắng của các hạt lơ lửng,
tạo nên hiện tượng sủi bọt trong các công trình xử lý, kiềm hãm các quá trình
xử lý sinh học.
 Oxy hòa tan (DO):
- DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình xử lý sinh học hiếu
khí. Lượng oxy hòa tan trong nước thải ban đầu dẫn vào trạm xử lý thường
bằng không hoặc rất nhỏ. Trong khi đó, trong các công trình xử lý sinh học hiếu
khí thì lượng oxy hòa tan cần thiết không nhỏ hơn 2 mg/l.
- Trong nguồn nước thải sau xử lý, lượng oxy hòa tan không được nhỏ hơn 4
mg/l đối với nguồn nước dùng để cấp nước (loại A) và không nhỏ hơn 6 mg/l
đối với nguồn nước dùng để nuôi cá [5].
 Kim loại nặng và các chất độc hại:
- Các kim loại nặng độc hại gồm: niken, đồng, chì, coban, crom, thủy ngân,
cadimi. Ngoài ra, có một nguyên tố độc hại khác không phải kim loại nặng như:
Xianua, Stibi (Sb), Bo,…Trong nước thải, chúng thường tồn tại dưới dạng
cation và trong các liên kết với các chất hữu cơ và vô cơ.
- Lượng chất hữu cơ có khả năng oxy hóa sinh hóa có thể đánh giá bằng hiệu số:
NOH – NOS, còn tỷ số NOS/NOH đặc trưng cho khả năng oxy hóa sinh hóa
các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi tính đến nhu cầu chất dinh dưỡng (N,
P) cho quá trình xử lý sinh học, tỷ lệ NOS:N:P cần phải duy trì ở mức 100:5:1
[5].


SVTH: Nguyễn Thị Như Ngọc
GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

14


×