Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 3 thành phố vũng tàu tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 73 trang )

Chữ viết tắt
BĐHTSDĐ
TP.HCM
TNMT
DTTN
UBND
HTSDĐ
STT
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

A.DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa chữ viết tắt
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thành phố Hồ Chí Minh
Tài nguyên môi trường
Diện tích tự nhiên
Ủy ban nhân dân
Hiện trạng sử dụng đất
B. DANH SÁCH CÁC BẢNG

Nội dung các bảng
Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
Nhóm đất theo mục đích được kiểm kê
Diện tích đất tại phường 3


Kết quả kiểm kê nhóm đất nông nghiệp phường 3 năm 2014
Kết quả kiểm kê nhóm đất phi nông nghiệp phường 3 năm 2014
Kết quả kiểm kê nhóm đất chưa sử dụng phường 3 năm 2014
Kết quả kiểm kê đất đai theo đối tượng người sử dụng, quản lý đát
Bảng 2.6
phường 3 năm 2014
Bảng 2.7 Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2010 - 2014
Bảng 3.1 Diện tích của các phần đất khác loại đất trong khoanh số 238
Một số khoanh đất được trích từ bảng so sánh kết quả kiểm kê đất đai
Bảng 3.2
năm 2014 với kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám
Tổng hợp diện tích các loại đất có khác biệt giữa ảnh viễn thám
Bảng 3.3
và bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi điều tra thực địa
Bảng 3.4 Kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám
So sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê đất đai
Bảng 3.5
có sử dụng ảnh viễn thám
C. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu sử dụng đất tại phường 3
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp phường 3
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu theo đối tượng người sử dụng, quản lý đất tại phường 3
Biểu đồ kiểm kê diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp
Biểu đồ 3.1
khi sử dụng bản đồ hiện trạng và khi sử dụng ảnh viễn thám
D. DANH SÁCH CÁC HÌNH
STT
Tên hình

Hình 2.1 Bản đồ hành chính phường 3
Hình 2.2 Bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất đai
Hình 2.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường 3
Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của phường 3
Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng đã được tinh gọn
Hình 3.3 Hộp thoại Select Projection khai báo thông tin

Trang
6
7
19
24
25
26
28
29
30
52
53
55
57
58
Trang
25
28
30
56
Trang
16
23

33
39
40
41


Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22

Hộp thoại Configuration
Hộp thoại Select Export Format
Hiển thị bản đồ trên Google Earth
Hộp thoại chứa tọa độ góc trái trên và tọa độ góc phải dưới

Phần mềm Universal Maps Downloader đã điền tọa độ
Ghép các tấm ảnh nhỏ thành một file ảnh chung
Hộp thoại Configuration
Hộp thoại Select Export Format
Ảnh viễn thám khu vực phường 3 thành phố Vũng Tàu
Địa giới phường 3
Hộp thoại cắt ảnh Clip
Ảnh cắt khu vực phường 3
Hộp thoại Raster Manager
File ảnh viễn thám được đưa vào bản đồ hiện trạng
Bản đồ khoanh vẽ và ảnh viễn thám
Phần diện tích trên ảnh khác được khoanh màu đỏ
Phần diện tích khoanh đỏ khát với hiện trạng
Công cụ dùng vẽ nhãn thửa
Diện tích các phần đất khát loại
Hình ảnh cho thấy sự khác nhau giữa ảnh viễn thám và bản đồ
Hình 3.23
hiện trạng sử dụng đất năm 2014

42
42
43
43
44
45
45
46
46
47
47

48
48
49
50
50
51
51
52
53


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ....................... 6
.............................................................................................................................
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai ............................................................ 6
.........................................................................................................................
1.1.1. Các khái niệm chung ................................................................................ 6
1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai ........................................................... 7
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai ................................................................... 8
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai .................................................... 8
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai .............................................................. 8
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất Đai 2003 đến nay ........ 9
1.1.6.1. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2005……9

1.1.6.2. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2010…….9
1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai ............................................................. 10
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai ................................................................10
1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai ...............................................11
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai ....................................................12
1.2.4. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất .................................................................................12
Tiểu kết chương 1 .........................................................................................14


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG 3 THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ........................................................ 15
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên
cứu ................................................................................................................15
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................... 15
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 15
2.1.1.2. Địa hình và địa chất công trình ............................................................ 16
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................17
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế .................................................................................. 17
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................. 17
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................18
2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 3 Thành phố Vũng Tàu . 18
2.2.1. Hệ thống hồ sơ tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai.........................18
2.2.2. Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai .................................19
2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai ....................................................21
2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai ......................................................21
2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai ......................................................22
2.2.5.1. Kết quả kiểm kê đất đai theo mục đích sử dụng đất ............................ 22
2.2.5.2. Kết quả kiểm kê đất đai theo mục đích sử dụng .................................... 24
2.2.5.3. Kết quả kiểm kê đất đai theo đối tượng người sử dụng, quản lý đất ..... 29

2.2.5.4. Tình hình biến động đất đai ................................................................... 30
2.2.5.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường 3 năm 2014 ............................. 33
2.2.6. Các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 3
Thành phố Vũng Tàu .....................................................................................34
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ............... 36
3.1. Giải pháp về pháp lý ...............................................................................36
3.2. Giải pháp ứng dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê đất đai ......................36
3.2.1. Ảnh viễn thám và các phần mềm sử dụng trong đề tài ........................36
3.2.1.1. Ảnh viễn thám ..................................................................................... 36


3.2.1.2. Phần mềm ........................................................................................... 37
3.2.2. Quá trình thực hiện..............................................................................38
3.3. Các giải pháp khác ..................................................................................59
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 60
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………...…62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 63
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………..64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vì
vậy nhu cầu của con người cũng không ngừng tăng theo, đặc biệt là vấn đề đất
đai, đất đai tài sản chung vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và có giới hạn về số
lượng, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện vật chất nơi sinh sống của con
người, là nơi để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc
phòng. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai của con người ngày càng tăng nên việc

khai thác tiềm năng thế mạnh của đất đai phục vụ cho nhà nước cũng tăng theo
trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học kĩ thuật... Do vậy, vấn đề cấp thiết
đặt ra hiện nay là quản lý việc sử dụng đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Để quản lý tốt về quỹ đất tại địa phương các nhà quản lý phải linh hoạt xử
lý kịp thời các con số giữa các năm với nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng
đất của từng địa phương kiểm kê đất đai là một hình thức đánh giá chuyên sâu để
tổng hợp, phân tích, so sánh về các đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất đai.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và ngoài
thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động
biến động đất đai giữa hai kỳ kiểm kê.
Vũng Tàu là một Thành phố trực thuộc tỉnh có tiềm năng phát triển bậc
nhất của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tốc độ đô thị hóa cao, nằm trong vùng trọng
điểm của Tỉnh nên đất đai cũng có sự biến động mạnh, vì vậy để sử dụng và quản
lý tốt quỹ đất của địa phương thì công tác kiểm kê đất đai phải được đặt lên hàng
đầu. Các chỉ tiêu qua từng thời kỳ luôn thay đổi, chênh lệch với tình hình thực tế
nên không phản được chính xác, đầy đủ về nhu cầu sử dụng đất, hiện trang sử
dụng đất. Từ kết quả biến động đó cho ra những đánh giá kết luận thiếu chính xác
về hiện trạng sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng đất tại địa
phương.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất
Đai trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh, đề tài:
“Công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn Phường 3 thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu” là thực sự cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm kê đất đai
Qua tìm hiểu và nghiên cứu trên internet, sách báo thì có rất ít những nghiên
cứu khoa học liên quan trực tiếp đến kiểm kê đất đai, chủ yếu là ứng dụng công
nghệ trong công tác kiểm kê đất đai để thành lập hiện trạng sử dụng đất cho địa
phương như bài khóa luận tốt nghiệp đại học của một sinh viên “ Ứng dụng phần
mềm GCADAS xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phục vụ công tác kiểm
kê đất đai năm 2014 của xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”

cũng chỉ tập trung vào ứng dụng phần mềm mà không nêu cụ thể việc kiểm kê đất
đai.


Nghiên cứu thêm ở một đề tài “Đánh giá công tác kiểm kê đất đai 2015
của xã Bàu Sen – thị xã Long Khánh – tỉnh Đồng Nai” bài luận này cũng chỉ
đề cập đến sự thay đổi trong công tác quản lý của luật đất đai, những phương pháp
quy trình trong công tác kiểm kê đất đai về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương trong tương lai, thiết lập được cơ sở dữ liệu đất đai.
Tham khảo thêm hai đề tài luận văn tốt nghiệp của các khóa trước: Luận
văn đai học “Thống kê đất đai năm 2013 trên địa bàn phường An Phú – quận
2 – thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn tốt nghiệp “Công tác kiểm kê đất đai
trên địa bàn phường Linh Đông quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh” của
sinh viên Lê Thị Thu Quyên – 01ĐHQĐ1 Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi
Trường TPHCM. Cho thấy hai đề tài này nêu rõ công tác thống kê đât đai và kiểm
kê đất đai ở từng địa phương nghiên cứu, nắm bắt được tình hình sử dụng đất với
tình hình thực tế xem sự khác biệt ở những vấn đề nào để đề ra xu hướng giải
quyết và hiểu rõ hơn về công tác kiểm kê đất đai.
Các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập đến phương pháp, quy trình
mang tính thủ tục và các chỉ tiêu loại đất trong kiểm kê đất đai được xác định theo
loại đất đai pháp lý do đó chưa phản ánh đúng hiện trạng bề mặt sử dụng đất. Các
công trình nghiên cứu chưa đề cập giải pháp cụ thể để xử lý kết quả kiểm kê đất
đai không phù hợp, không đúng với hiện trạng sử dụng đất. Mà chỉ về những năm
gần đây các bài luận của anh chị mới phản ánh đúng với thực tế hiện trạng sử
dụng đất tại địa phương nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm rõ thực trạng công tác kiểm kê đất đai năm 2014 trên địa bàn Phường
3 thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, qua đó đánh giá tình hình sử dụng
đất, tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai. Góp phần giúp
UBND các cấp nắm chắc tình hình sử dụng đất tại địa phương, làm cơ sở cho việc
quản lý, phân bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của công tác kiểm kê đất đai.
- Phân tích thực trạng của công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 3
thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 3 thành
phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất đai trong phạm vi hành chính của phường 3 thành phố Vũng Tàu
tỉnh Vũng Tàu gồm các nhóm, các loại đất đai và các loại hình sử dụng đất đai,


được xác định theo các tiêu chí phân loại quy định trong các văn bản pháp luật
ứng với các kỳ kiểm kê đất đai.
- Quy trình kiểm kê đất đai
- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn phường 3 thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
- Phạm vi thời gian: Kỳ kiểm kê đất đai 2014
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác kiểm kê đất
đai ở cấp xã, phường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện luận văn gồm:
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu từ hiện trạng sử dụng đất:
thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến kiểm kê đất đai và thông tin về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn

- Phương pháp thống kê: Dựa trên cơ sở thu thập các số liệu để rà soát, kiểm
tra, xác định tình hình kinh tế - xã hội, phân tích hiện trạng sử dung đất, biến dộng
đất đai. Mục đích của phương pháp này là phân nhóm và đánh giá một cách khoa
học toàn bộ các đối tượng, thông tin, số liệu biểu mẫu, bản đồ từ đó lập ra các
bảng tổng hợp số liệu và phân tích tương quan giữa các yếu tố đó.
- Phương pháp so sánh: Sau khi có số liệu ở các mốc thời gian khác nhau,
cần lập bảng đối chiếu, so sánh để làm nổi rõ vấn đề cần đề cập.
- Phương pháp phân tích: Từ những số liệu kiểm kê thực tế qua phân tích
đưa ra nhận định đúng, đánh giá đúng, chính xác làm cơ sở cho việc lập quy hoạch
trong thời gian tới.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp, hệ thống hóa những số liệu thu thập
được từ đó tìm ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm kê
đất đai.
- Phương pháp bản đồ: Thể hiện kết quả nghiên cứu, nội dung nghiên cứu
trên không gian đồ họa với cơ sở toán học thống nhất.Là phương pháp quan trọng
được vận dụng xuyên suốt quá trình tổng kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất với bản đồ nền là bản đồ địa chính và bản đồ ranh giới hành chính.
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Hoàn thiện các tiêu chí, căn cứ xác định loại đất đai trong kiểm kê đất đai,
quy trình các bước thực hiện công tác kiểm kê đất đai.
- Phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai tại thời điểm kiểm kê đất đai,
từ đó làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách sử dụng hợp lý quỹ đất đai tại
địa phương.


7. Kết cấu của luận văn
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài, đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, bố cục luận văn.
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai
1.1.1. Các khái niệm chung
1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay
1.2. Cơ sở pháp lý của kiểm kê đất đai
1.2.1. Nguyên tắc kiểm kê đất đai
1.2.2. Trách nhiệm thực hiện kiểm kê đất đai
1.2.3. Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai
1.2.4. Thẩm quyền phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
Tiểu kết chương 1
Tóm tắt lại các nội dung đã trình bày trong Chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 3 THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU
2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn
nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 3 thành phố Vũng
Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.2.1. Hệ thống hồ sơ, tài liệu sử dụng trong kiểm kê đất đai



2.2.2. Tiêu chí phân loại đất đai trong kiểm kê đất đai
2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
2.2.4. Tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai (cấp xã)
2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm kê đất đai
2.2.6. Các vấn đề tồn tại trong công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn phường 3
thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tiểu kết chương 2
Tóm tắt lại các nội dung đã trình bày trong Chương 2
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
3.1. Giải pháp về pháp lý
3.2. Giải pháp ứng dụng ảnh viễn thám trong kiểm kê đất đai
3.2.1. Ảnh viễn thám và các phần mềm sử dụng trong đề tài
3.2.2. Quá trình thực hiện
3.3. Các giải pháp khác
Tiểu kết chương 3

Tóm tắt về các giải pháp hoàn thiện kiểm kê đất đai đề ra có hợp lý, khả
thi hay không?

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của kiểm kê đất đai
1.1.1. Các khái niệm chung
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặt biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố

các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng. (Luật Đất Đai 2003).
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên
thực địa về HTSDĐ tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần
kiểm kê. (Khoản 18, điều 3 Luật Đất Đai 2013).
Kiểm kê đất đai là hoạt động của chủ thể sở hữu đất đai. Theo điều 4 Luật
Đất đai 2013 đã quy định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Do đó kiểm kê là hoạt động của Nhà nước, bắt
buộc phải thực hiện trong phạm vi cả nước.
Kiểm kê đất đai là hoạt động quản lý của Nhà nước. Giúp nhà nước quản
lý người quản lý, người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai
để đạt hiệu cao.
Kiểm kê đất đai là hoạt động mang tính kĩ thuật được thể hiện dưới dạng
các bảng biểu tổng hợp được quy định trong thông tư 28/2014/TT-BTNMT.
Kiểm kê đất đai là hoạt động mang tính pháp lý được Nhà nước công nhận
và làm cơ sở cho việc đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ chuyên đề được thành lập theo
đơn vị hành chính các cấp, thể hiện hiện trạng sử dụng các loại đất trong thực tế
với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh giới, vị trí, số lượng, các loại đất…
trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một thời điểm nhất định.
Bảng 1.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ

Cấp xã, khu công nghệ
cao, khu kinh tế

Cấp huyện

Cấp tỉnh


Quy mô diện tích (ha)

1:1000

<150

1:2000

150-300

1:5000

300-2000

1:10.000

>2000

1:5000

<2000

1:10.000

2000-10.000

1:25.000

>25.000


1:25.000

<130.000

1:50.000

1300.000-500.000


1:100.000
Vùng lãnh thỗ

1:250.000

Cả nước

1:1.000.000

>500.000

( Nguồn: Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất số 22/2007/QĐ-BTNMT)

Thời điểm kiểm kê đất đai: Là mốc thời gian được quy định cụ thể thống
nhất tại tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi cả nước để tiến hành
điều tra kiểm kê đất đai.
Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05
năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4 và 9.
Bảng 1.2 : Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
Thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
Cấp báo cáo


Thời hạn kiểm kê đất đai

UBND cấp xã

Trước 01/06 năm sau

UBNDcấp huyện

Trước 15/07 năm sau

UBND cấp tỉnh

Trước 01/09 năm sau

Bộ TNMT

Trước 01/11 năm sau
(Nguồn Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT)

1.1.2. Vị trí vai trò của kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai có vai trò quan trọng trong công tác
quản lý đất đai. Các số liệu thu được mang tính pháp lý cao làm nguồn tài liệu cơ
sở, làm căn cứ cho các hoạt động quản lý đất đai thông qua chức năng thể hiện
tình hình và hiện trạng biến động nguồn tài nguyên đất đai.
Phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với đất đai
Do yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai là vừa nắm chắc quản chặt vừa đảm
bảo cho đất đai được sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
cho nên thống kê đất đai không chỉ là việc tổng hợp đầy đủ các số liệu diện tích
phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất đai mà còn phân tích rõ ràng các mối liên

quan với nhu cầu đời sống xã hội theo thời gian khác nhau để đánh giá hiệu quả
sử dụng đất, để phản ánh hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật đất đai, từ
đó có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật cho phù hợp.
Phục vụ yêu cầu kế hoạch phát triển toàn bộ nền kinh tế
Đất đai có vai trò quan trọng liên quan đến mọi mặt hoạt động đời sống xã
hội của đất nước, khi xây dựng đều phải xem xét các điều kiện về đất, số liệu


thống kê đất đai là cơ sở cần thiết cho việc phân bổ hợp lý các lực lượng sản xuất ,
là cơ sở cho việc phân vùng và quy hoạch phân bố sử dụng đất đai và xây dựng
kế hoạch sử dụng đất . Số liệu thống kê đất đai còn là căn cứ tính thuế sử dụng
đất và phục vụ cho các ngành khác.
Số liệu thống kê đất đai làm cơ sở để dự báo chiến lược kế hoạch sử dụng đất
trong tương lai
Thông qua việc phân tích tiềm năng đất đai hiện có và xu hướng biến động
của các loại đất qua các năm thống kê mà từ đó có sự đánh giá, phân tích làm cơ
sở định hướng việc sử dụng đất trong tương lai một cách có hiệu quả.
1.1.3. Hệ thống phân loại đất đai
Hệ thống phân loại đất đai có ý nghĩa quyết định hiệu quả của thống kê,
kiểm kê đất đai vì nó ảnh hưởng đến tính đầy đủ, tính kịp thời, tính chính xác của
thống kê. Theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống phân loại đất
đai ở Việt Nam có sự khác biệt nhau về số lượng nhóm đất, hình thức…
Thực tế quản lý đất đai ở nước ta tồn tại hai hệ thống phân loại đất đai dựa
trên các nguyên tắc phân loại khác nhau
Nguyên tắc hệ thống: Tập trung nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các
loại đất đai và những tính chất của hệ thống, nguyên tắc này được áp dụng trong
luật đất đai 1993. Nguyên tắc này áp dụng cho tập hợp động. Theo luật đât đai
1993: Quỹ đất đai được phân theo nguyên tắc hệ thống nên được chia thành
6 nhóm: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất đô thị, đất khu
dân cư nông thôn, đất chưa sử dụng.

Nguyên tắc tương đồng: Chỉ chú trọng đến khía cạnh giống nhau về chức
năng nào đó của đất đai. Theo luật đất đai 2003: Quỹ đất đai được phân theo nguyên
tắc tương đồng nên được chia thành 3 nhóm chính là nhóm đất nông nghiệp, phi
nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
1.1.4. Hình thức thực hiện kiểm kê đất đai
Kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm
kê đất đai theo chuyên đề. (Theo quy định tại Điều 34 Luật đất đai năm 2013)
Kiểm kê đất đai định kỳ: Kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn. Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.
Kiểm kê chuyên đề về đất: Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.1.5. Phương pháp kiểm kê đất đai
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thu thập tư liệu hình thành nên các số
liệu kiểm kê đất đai. Tùy theo điều kiện và nguồn dữ liệu và khả năng thu thập
thông tin, các số liệu kiểm kê về đất đai sẽ được hình thành bằng phương pháp
tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp hình thành nên các số liệu kiểm
kê về đất đai dựa trên kết quả đo đạc, lập bản đồ và đăng ký đất đai. Như vậy điều


kiện để thực hiện kiểm kê trực tiếp là phải có các hồ sơ địa chính; các căn cứ và cơ
sở để thực hiện kiểm kê là hồ sơ địa chính được hình thành và cập nhật ở cấp cơ
sở, nên công việc kiểm kê phải được tiến hành trình tự từ cấp xã trở lên.
Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp dựa vào nguồn số liệu trung gian
sẵn có để tính toán ra các số liệu kiểm kê đất đai. Phương pháp này nhìn chung
không chính xác và thiếu cơ sở pháp lý. Tuy nhiên nó là phương pháp duy nhất
để xác định được các số liệu kiểm kê về đất đai đối với những nơi chưa có điều
kiện tiến hành công tác đo đạc lập bản đồ, hoặc các thông tin biến động trong kỳ
không được đăng ký, quản lý theo dõi và cập nhật.
1.1.6. Khái quát công tác kiểm kê đất đai từ Luật Đất đai 2003 đến nay

1.1.6.1. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2005
Kiểm kê diện tích đất đai được tiến hành trên phạm vi cả nước, theo đơn vị
hành chính, trong đó xã, phường, thị trấn (cấp xã) là đơn vị cơ bản để tiến hành
kiểm kê. Kết quả kiểm kê đất đai cấp xã là cơ sở để tổng hợp số liệu kiểm kê đất
đai cấp huyện; kết quả kiểm kê đất đai cấp huyện là cơ sở để tổng hợp số liệu
kiểm kê đất đai cấp tỉnh; kết quả kiểm kê đất đai cấp tỉnh là cơ sở để tổng hợp số
liệu kiểm kê đất đai các vùng kinh tế và cả nước.
Việc kiểm kê diện tích đất đai cấp xã được tiến hành theo đối tượng là các
loại đất quy định tại Điều 13 và theo đối tượng là người sử dụng đất quy định tại
Điều 9 của Luật Đất đai năm 2003. Số liệu về diện tích tính theo loại đất và người
sử dụng đất phải được đối chiếu giữa hồ sơ địa chính và hiện trạng sử dụng đất
trên thực tế, được thể hiện trên bản đồ địa chính.
1.1.6.2. Công tác kiểm kê đất đai ở nước ta qua kỳ kiểm kê đất đai năm 2010
Kiểm kê diện tích đất đai được tiến hành trên phạm vi cả nước theo từng
cấp hành chính, trong đó xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là đơn
vị cơ bản tiến hành kiểm kê đất đai. Kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã là cơ sở
để tổng hợp số liệu kiểm kê cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước; số liệu kiểm kê đất
đai của các vùng địa lý tự nhiên – kinh tế được tổng hợp từ số liệu kiểm kê đất đai
của các tỉnh, thành phố thuộc vùng địa lý tự nhiên – kinh tế đó.
Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 đã xác định đầy đủ về diện tích tự nhiên
của các cấp hành chính; diện tích, số lượng chủ sử dụng đất theo các loại đất và
các loại đối tượng sử dụng đất quy định tại Điều 9, Điều 13 của Luật Đất đai năm
2003; Điều 2, Điều 3 và Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm
2007 về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, trong đó, cần đặc biệt chú trọng kiểm kê đối với đất chuyên
trồng lúa nước, đất đang sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; diện tích đất của các
tổ chức được giao, được thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng; diện tích đã có quyết
định thu hồi nhưng chưa thực hiện xong việc thu hồi đất.

1.2. CPhần diện tích trên ảnh khác được khoanh màu đỏ

Hình 3.20: Phần diện tích khoanh đỏ khát với hiện trạng
+ Tính diện tích giống và khác: bằng cách trên file Micro tham chiếu bản
đồ và ảnh viễn thám đã được khoanh vẽ phần diện tích khác nhau tắt ảnh viễn
thám chỉ còn lại bản đồ và các khoanh đất, Save As bản đồ ở dạng Microstation
V7 và lưu file với tên trinh.dgn xóa tất cả level bản đồ chỉ để lại level 1 và dùng
Famis tạo vùng cho các khoanh đất sau đó tính diện tích.


Hình 3.21: Công cụ dùng vẽ nhãn thửa
Ví dụ điển hình: tại khoanh đất số 238 trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
là BHK mà trên ảnh viễn thám gồm hai loại BHK+ODT, Save As ở dạng
Microstation V7 dùng Famis tạo vùng cho các thửa đó rồi tính diện tích cho tùng thử
nhỏ trong khoanh đất 238.

Hình 3.22: Diện tích các phần đất khát loại đất
Kết quả tính được diện tích của các phần đất khác loại đất như sau
Bảng 3.1: Diện tích của các phần đất khác loại đất trong khoanh đất 238
STT
Diện tích (m2)
1

223.7

2

399.8

Tổng cộng


623.5

Từ các dữ liệu trên ta thấy khoanh đất số 238, trên bản đồ hiện trạng là
BHK với diện tích 1106.1m2 nhưng khi so sanh kết quả trên ảnh viễn thám thì tại
khoanh đất số 238 có 2 loại đất là ODT 623.5m2 và BHK là 482.6m2.
Các khoanh đất khát cũng làm tương tự : so sánh hiện trạng với ảnh viễn
thám rồi tìm khoanh đất khát nhau, khoanh vẽ tính diện tích, xem xét khát ở loại
đất nào, nguyên nhân có sự khát nhau đó.


Điền số liệu khát nhau vào bảng so sánh kết quả kiểm kê đất đai năm 2014
với kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám trên khu vực phường 3.

Kết quả thực hiện

Hình 3.23: Hình ảnh cho thấy sự khác nhau giữa ảnh viễn thám và bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014


+ Lập bảng kết quả
Bảng 3.2: Một số khoanh đất được trích từ bảng so sánh kết quả kiểm kê
đất đai năm 2014 với kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám
Số Thứ
tự
STT khoanh
đất

Trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất

Loại đất

Trên ảnh viễn thám

(m2)

Loại đất Diện tích Loại đất
khác
khác(m2) giống

Diện tích
(m2)

Diện tích

1

220

BHK

225,5

ODT

154,1

BHK

71,4


2

223

BHK

772,3

ODT

273,1

BHK

499,2

3

215

BHK

48,1

ODT

27,5

BHK


20,6

4

219

BHK

125,3

ODT

30,6

BHK

94,7

5

225

BHK

1195,1

ODT

520,7


BHK

674,4

6

228

BHK

741,5

ODT

164,3

BHK

577,2

7

134

ODT

11519,3 BHK

1180,1


ODT

11405,4

8

142

BHK

133,1

ODT

113,9

BHK

19,2

9

124

BHK

118,8

ODT


33,4

BHK

85,4

10

136

BHK

139,9

ODT

33,7

BHK

106,2

11

81

BHK

568,6


ODT

121

BHK

447,6

12

117

BHK

400

ODT

252

BHK

148

13

116

BHK


8872,6

ODT

2964,9

BHK

5907,7

14

101

BHK

9869,9

ODT

1705,9

BHK

8164

15

98


BHK

815,1

ODT

188,4

BHK

626,7

16

482

BHK

320,7

ODT

178,9

BHK

141,8

17


503

ODT

15354,6 BHK

5512

ODT

9842,6

18

347

ODT

3164,8

BHK

1207,2

ODT

1957,6

19


381

BHK

49,9

ODT

40,1

BHK

9,8


20

328

BHK

1106,1

ODT

623,5

BHK


482,6

21

301

BHK

186,2

ODT

40,5

BHK

145,7

22

296

ODT

129,2

BHK

78,2


ODT

51

23

299

BHK

814,3

ODT

459

BHK

355,3

24

244

ODT

230,8

BHK


106,1

ODT

124,7

25

242

BHK

21383

ODT

1408,6

BHK

19974,4

26

237

BCS

12977,6 ODT


451,6

BCS

2537,7

BHK

9988,3

27

89

BHK

414,3

ODT

243,8

BHK

243,8

28

104


ODT

266,7

BHK

173,9

ODT

92,8

29

60

ODT

3264,8

BHK

538,4

ODT

538,4

30


293

DGT

161609,8 ODT

2096,7

DGT

159513,1

ODT

285,6

31

234

ODT

472,1

TMD

204,7

BHK


186,5

+ Bước 3: so sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê đất đai có
sử dụng ảnh viễn thám
Từ kết quả điều tra thực địa ở trên tiến hành tổng hợp các khoanh đất có
cùng mục đích sử dụng theo bảng sau
Bảng 3.3: Tổng hợp diện tích các loại đất có khác biệt giữa ảnh viễn thám
và bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi điều tra thực địa
Số thứ
tự

STT các khoanh đất

Loại đất
xác định
trên
BĐHTSDĐ

Loại đất
xác định
trên ảnh
viễn thám

Diện tích
(ha)

1

220; 223; 215; 219; 225; 228; 142;
124; 136; 81; 117; 116; 101; 98; 482;

381; 328; 301; 299; 242; 89

BHK

ODT

0.95779

2

134; 503; 347; 296; 244; 104; 60; 234

ODT

BHK

0,89824

3

26

BCS

ODT

0,04516

4


26

BCS

BHK

0,99883

5

293

DGT

ODT

0,20967

6

293

DGT

TMD

0,02047


Từ bảng so sánh kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 với kết quả kiểm kê đât

đai có sử dụng ảnh viễn thám ta được các biểu kiểm kê đất đai từ kết quả kiểm kê
đất đai có sử dụng ảnh viễn thám và khảo sát thực tế được trình bày ở mục phụ
lục.
57.80 58.12

60

50

40

30

16.16

20

10

4.94

15.95

5.88
1.3

0.25

0.17


0.19

0

Đất trồng
cây hàng
năm

Đất ở tại đô
thị

Đất bằng
chưa sử
dụng

Đất giao
thông

Đất thương
mại, dịch vụ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ kiểm kê diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp khi
sử dụng bản đồ hiện trạng và khi sử dụng ảnh viễn thám

Nhận xét
Từ kết quả kiểm kê đất đai sử dụng bằng ảnh viễn thám tại Biểu 01/TKĐĐ
khi được chỉnh sửa đúng với hiện trạng, thấy được tổng diện tích tự nhiên của
phường 3 là 90,08ha là không đổi. Tuy nhiên cơ cấu sử dụng đất của phường có
một số thay đổi sau.
- Diện tích đất nông nghiệp theo hiện trạng là 4.94ha, diện tích kiểm kê

được bằng ảnh viễn thám là 5.88ha (Tăng 0.94ha), chiếm 6.52% diện tích tự nhiên.
Cụ thể là đất trồng cây hàng năm (BHK) tăng 0.94ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp theo hiện trạng là 83.85ha, diện tích kiểm
kê được bằng ảnh viễn thám là 84.16ha (tăng 0.31ha, chiếm 93.43% diện tích tự
nhiên. Cụ thể là đất ở tại đô thị (ODT) tăng 0.31ha; đất giao thông (DGT) giảm
0.21ha; đất thương mại, dịch vụ (TMD) tăng 0.02ha.


- Diện tích đất chưa sử dụng theo hiện trạng (BCS) là 1.3ha, diện tích kiểm
kê được bằng ảnh viễn thám 0.25ha (giảm 1.05ha), chiếm 0.28%. Cụ thể là đất
bằng chưa sử dụng (BCS) giảm 1.05ha.
Theo như ảnh viễn thám thì các khoanh đất trống được áp dụng vào trồng
cây hoặc xây dựng nhà ở, công trình.
Từ kết quả trên ta thấy sự sai lệch giữa kết quả kiểm kê đất đai và bản đồ
hiện trạng sử dụng đất so với ảnh viễn thám là do các nguyên nhân chủ yếu như
thời điểm so sánh khát nhau (bản đồ hiện trạng 2014 còn ảnh viễn thám là 2016)
hoặc trong quá trình chụp ảnh co thể bị khuất bởi một số yếu tố bên ngoài hoặc
độ chính xác của công tác kiểm kê chưa hoàn toàn đúng tuyệt đối. Cơ cấu sử dụng
đất tại phường 3 có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.
+ So sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê đất đai có sử
dụng ảnh viễn thám
Tiến hành lập các biểu sau.
Biểu 01/TKĐĐ: Thống kê kiểm kê diện tích đất đai
Biểu 02/TKĐĐ: Thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp
Biểu 03/TKĐĐ: Thống kê kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp
Nội dung chi tiết của các biểu trên được thể hiện tại phụ lục 2. Phần nội
dung chính của luận văn chỉ thể hiện bảng kết quả sau.
Bảng 3.4: Kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám
Thứ tự
(1)

I
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5

Loại đất
(2)
Tổng diện tích đất của đơn vị hành
chính
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản

Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác


(3)

Diện tích
(ha)
(4)

90,08
NNP 5,88
SXN 5,88
CHN 5,88
LUA
HNK 5,88
CLN
LNP
RSX
RPH
RDD
NTS
LMU
NKH

Cơ cấu
(%)
(5)
100
6,53

6,53
6,53
6,53


Thứ tự

Loại đất
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
NHT
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây


2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3
3.1
3.2
3.3

Diện tích
(ha)
PNN 84,16
OCT 58,12
ONT
ODT 58,12
CDG 25,53

TSC 4,97
CQP
CAN 0,22
DSN 1,91
CSK 1,86
CCC
TON 2,51
TIN


Cơ cấu
(%)
94,43
64,52
64,52
28,34
5,32
2,24
2,12
2,07
2,79

NTD
SON
MNC
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS


0,25

0,28

- Lập bảng so sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê đất
đai có sử dụng ảnh viễn thám.
Bảng 3.5: So sánh kết quả kiểm kê đất đai 2014 với kết quả kiểm kê đất
đai có sử dụng ảnh viễn thám

STT

(1)

Loại đất


loại đất

(2)

(3)

1 Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông
1.1
nghiệp
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1 Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm

1.1.1.2
khác

Theo kết
quả
KKĐĐ
2014

Diện tích (ha)
Theo kết
Chênh lệch
quả sử dụng
Tăng (+)
ảnh viễn
Giảm (-)
thám

(4)

(5)

(6) = (4) - (5)

NNP

4,94

5,88

+ 0,94


SXN

4,94

5,88

+ 0,94

CHN

4,94

5,88

+ 0,94

4,94

5,88

+ 0,94

LUA
HNK


1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

CLN


2 Đất phi nông nghiệp

PNN

83,85

84,16

+ 0,31

3 Đất chưa sử dụng

CSD

1,3

0,25

- 1,05

Cơ sở để đề ra giải pháp cho các vấn đề tồn tại
- Dựa vào kết quả kiểm kê đất đai sử dụng ảnh viễn thám.
- Các số liệu thống nhất của năm 2014 và kết quả sử dụng ảnh viễn thám.
- Tính chính xác của việc áp dụng ảnh viễn thám vào kiểm kê đất đai.
- Tính khách quan của các số liệu.
3.3. Các giải pháp khác
Kiểm kê đất đai giúp cho nhà nước quản lý quỹ đất một cách hợp lý và hiệu
quả, vì vậy công tác kiểm kê đất đai kết hợp với lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là
vô cùng quan trọng và diễn ra một cách thường xuyên liên tục cập nhật hiện trạng sử

dụng đất của các đối tượng. Lập bản đồ hiện trạng giúp cho việc quản lý về đất đai có
cái nhìn tổng quát hơn trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tiến tiến có độ chính xác cao để ảnh
được chụp ra sát với thực tế. Áp dụng những phần mềm có tính ứng dụng cao,
hình ảnh rõ nét. Mua phần mềm bản quyền GIS để sử dụng nhằm khai thác được
hết tính năng mà phần mềm mang lại.
Mua hình ảnh có độ phân giải cao cần phải đầu tư thêm kinh phí ngoài
nguồn kinh phí của nhà nước còn có thể niêm yết công khai bảng kế hoạch chi
tiêu cho công tác kiểm kê đất đai vận động tuyên truyền cho người dân biết lợi
ích của nhà nước cũng chính là lợi ích của người dân.
Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực kiểm kê đất đai một cách
chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật công nghệ thông tin cho cán bộ kiểm kê
đất đai.
Thực hiện công tác điều tra thực địa.
Nhìn chung, đất đai trên địa bàn Phường được sử dụng khá triệt để, cơ cấu
sử dụng đất được bố trí tương đối hợp lý.


Tiểu kết chương 3
Qua các bước tiến hành kiểm kê đất đai bằng ảnh viễn thám cho ta một cái
nhìn tổng thể về hiện trạng sử dụng đất của khu vực phường 3 có sự biến động rõ
rệt ở nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng thông
qua hình ảnh đã được giải đoán.
Để Công tác thống kê, kiểm kê được hoàn thiện hơn nhà nước cần đưa ra
những giải pháp và ứng dụng các giải pháp đó một cách triệt, hướng dẫn chi tiết,
đưa ra những quy định cụ thể về các loại đất để cán bộ kiểm kê đất đai thực hiện
chính xác không bỏ sót đối tượng nào nhằm nâng cao tính pháp lý cho các số liệu
kiểm kê đất đai. Xây dựng một hệ thống các tiêu chí để so sánh sự biến động giữa
các kỳ kiểm kê với nhau từ đó đề xuất những hạn chế yếu kém trong công tác
quản lý, sử dụng đất đai.

Các giải pháp về ứng dụng công nghệ mền Microstation V8i, Universal Maps
Downloader, Google Earth Pro, Global Mapper 16, GIS cũng là một hình thức kiểm
kê được sử dụng rộng rãi trên thế giới với các thiết bị, phần mềm tiên tiến, tiết kiệm
được thời gian. Giải pháp này có thể so sánh được những thay đổi trên bề mặt thông
qua hình ảnh giải đoán chụp từ vệ tinh để điều chỉnh cho chính xác, ngoài ra giải
pháp này còn mang tính ứng dụng cao vì nó hội tụ đủ các yếu tố như kinh nghiệm
người giải đoán hình ảnh, kiến thức chuyên môn về kiểm kê đất đai, mang tính kĩ
thuật cao, thực tế, khoa học, dễ quản lý, dễ sử dụng.
Ngoài những ưu điểm mà phương pháp giải đoán ảnh viễn thám mang lại
cũng có một số nhược điểm như: sử dụng miễn phí hình ảnh trên phần mềm
Google Earth hình ảnh sẽ có độ phân giải thấp nên đọ chính xác sẽ không được
cao. Nguồn kinh phí chi trả cho mỗi lần bay chuoj ảnh viễn thám rất cao nếu ở
khu vực lớn độ phân giải cao, cán bộ kiểm kê đât đai phải có kiến thức chuyên
môn vững thì mới sử dụng được nên.


KẾT LUẬN
Công tác tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai đảm bảo đúng tiến độ, có sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan,ban ngành các cấp và đơn vị tư vấn Phương pháp thu
thập số liệu kiểm kê đất đai phù hợp, nguồn gốc số liệu thu thập tại có độ tin cậy cao,
các thông tin khác có liên quan được cập nhật chính xác. Kết quả sản phẩm kiểm kê
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 đúng quy trình quy phạm của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo đúng thời gian và chất lượng.
Kết quả kiểm kê đất đai trên địa bàn phường được thực hiện trên cơ sở bản
đồ địa chính đã được chỉnh lý, kết hợp với hồ sơ địa chính và phương pháp điều
tra, đối soát từng thửa đất ngoài thực địa, hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010, giúp xác định đúng hiện trạng sử dụng đất, nên số liệu kiểm kê đảm
bảo được độ chính xác cao. Số liệu được xuất từ bản đồ khoanh đất theo phần
mềm TK2015 phiên bản mới nhất của Bộ TNMT. Qua đó, xây dựng được tài liệu
điều tra cơ bản về tài nguyên đất như diện tích, loại đất, đối tượng, sử dụng đất...

làm căn cứ cho việc xác định nhu cầu sử dụng đất đáp ứng thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương và làm căn cứ để
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo.
Giữa số liệu và bản đồ hiện trạng sử dụng đất có sự thống nhất cao, thông
tin về sử dụng đất được cập nhật chính xác, đầy đủ.
Kết quả kiểm kê đất đai của Phường là cơ sở quan trọng cho việc tổng hợp
cấp Thành phố và Tỉnh và cấp cao hơn.
Kết quả kiểm kê đất đai của Phường là cơ sở quan trọng cho công tác quản
lý đất đai trên địa bàn đặc biệt là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn Thành phố.
Mặc dù, việc thực hiện này đã bám sát Luật Đất đai năm 2013, Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày
02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về
thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản
hướng dẫn khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường các văn bản chỉ đạo của
Thành phố và Tỉnh. Nhưng do quy phạm có một số thay đổi, một số chỉ tiêu đất
mới việc chuyển đổi các loại đất theo mã mới còn gặp một số khó khăn. Ngoài
ra biến động đất đai trong thời gian qua là khá lớn trong khi việc cập nhật chỉnh
lý chưa theo kịp hiện trạng.


Kết quả kiểm kê trên địa bàn phường đã hình thành được bộ cơ sở dữ liệu
mới bao gồm.
1. Bản đồ khoanh đất
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
3. Hệ thống bảng biểu theo quy định
4. Báo cáo thuyết minh
KIẾN NGHỊ
Để kết quả thực hiện được hoàn thiện theo đúng yêu cầu của công tác quản

lý kiến nghị một số vấn đề sau.
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu đến từng thửa đất.
Thường xuyên cập nhật biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ, đảm bảo số
liệu phản ánh đúng hiện trạng.
Dữ liệu đất tổ chức được quản lý cập nhật thường xuyên và thống nhất trong
việc quy định mục đích sử dụng đất.Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai
trên địa bàn Phường và Thành phố.
Nhanh chóng xây dựng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và lập KHSDĐ năm 2016 làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Gắn kết các chỉ tiêu kiểm kê với các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch.


×