Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xử lý nền móng công trình cống kiểm soát triều khu vực cầu bến nghé thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 43 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ........................ 3
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
1.2.2. Đặc điểm quy mô dự án ..................................................................................... 4
1.2.3. Đặc điểm địa hình .............................................................................................. 5
1.2.4. Đặc điểm khí hậu................................................................................................ 5
1.2.5. Đặc điểm chế độ thủy văn ................................................................................ 10
1.2.6. Đặc điểm địa chất khu vực ............................................................................... 10
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................................... 16
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 17
2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU .......................................................... 17
2.2. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ......................................................... 18
2.3. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ VIẾT BÁO CÁO .......................................... 20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 21
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................... 21
3.1.1. Địa hình – địa mạo ........................................................................................... 21
3.1.2. Cấu trúc địa chất ............................................................................................... 21
3.1.3. Tính chất cơ lý .................................................................................................. 22
3.1.4. Địa chất thủy văn.............................................................................................. 26
3.1.5. Hiện tƣợng địa chất công trình động lực .......................................................... 27
3.1.6. Điều kiện vật liệu xây dựng ............................................................................. 27
3.1.7. Điều kiện thi công ............................................................................................ 28
3.1.8. Kết luận ............................................................................................................ 28
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NỀN MÓNG CHO CÔNG TRÌNH ................................ 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 39


i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Nhiệt độ trung bình tháng và năm (Trạm Tân Sơn Hòa) (0C) ........................5
Bảng 1.2 Bảng thống kê lƣợng mƣa trung bình Trạm Tân Sơn Hòa)(mm) ....................6
Bảng 1. 3: Độ ẩm trung binh qua các tháng ....................................................................8
Bảng 1. 4: Lƣợng nƣớc bốc hơi .......................................................................................9
Bảng 1. 5: Phân bố tần suất gió theo hƣơng thịnh hành (%) ...........................................9
Bảng 1. 6: Các phân vị địa tầng khu vực quận Bình Thạnh ..........................................11
Bảng 2.1 Tọa độ vị trí các lỗ khoan...............................................................................18
Bảng 3.1 Phân bố đất lớp 1 ở các hố khoan .................................................................22
Bảng 3.2 Phân bố đất lớp 2 ở các hố khoan .................................................................23
Bảng 3.3 Phân bố đất lớp 3 ở các hố khoan ..................................................................23
Bảng 3.4 Phân bố đất lớp 4 ở các hố khoan ..................................................................24
Bảng 3.5 Phân bố đất lớp 5 ở các hố khoan ..................................................................24
Bảng 3.6 Chỉ tiêu cơ lý đặc trƣng của các lớp đất .........................................................25
Bảng 3.7 : Bảng mức độ đánh giá điều kiện thuận lợi của khu vực nghiên cứu ...........29
Bảng 3.8: Bảng so sánh ƣu nhƣợc điểm cọc khoan nhồi và cọc ép ..............................30
Bảng 3. 9: Ma sát giữa đất và cọc .................................................................................35

ii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Công trình cống kiểm soát đang đƣợc tiến hành xây dựng ................................1
Hình 1.1 Vị trí khảo sát cống kiểm soát triều cƣờng cầu Bến Nghé ...............................4
Hình 1. 2 lƣợng mƣa trung bình giai đoạn 2011-2015 ....................................................7
Hình 1. 3: Độ ẩm trung bình giai đoạn 2011- 2015 ........................................................8

Hình 2.1 Hiện trạng xây dựng công trình cống kiểm soát ............................................19
Hình 2.2 Điều kiện làm việc trên kênh Bến Nghé.........................................................19
Hình 2.3 Phƣơng án tƣờng chắn nƣớc vào công trình thi công.....................................20
Hình 2.5 Thi công xây dƣng cọc khoan nhồi trên sông.................................................20

iii


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Trong đồ án này, sinh viên tập trung nghiên cứu tài liệu về các điều kiện địa
chất công trình khu vực Bến Nghé TP.HCM để đƣa ra nhận xét, đánh giá tổng quan về
điều kiện địa chất công trình của khu vực. Cùng với kết quả của các công tác khoan
khảo sát, sinh viên áp dụng các quy định về tính toán, thiết kế móng từ sách vở và các
tiêu chuẩn Việt Nam. Nhằm đề xuất giải pháp móng thích hợp cho công trình xây
dựng cống kiểm soát triều.
Đồ án: “ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ CHO
CÔNG TÁC XỬ LÝ NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH CỐNG KIỂM SOÁT TRIỀU KHU
VỰC CẦU BẾN NGHÉ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1 : Tổng quan
Trong đó chƣơng 1 trình bày các nội dung về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm địa
chất khu vực và cơ sở lý thuyết.
Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong chƣơng 2 trình bày chi tiết các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thực hiện
bài đồ án.
Chƣơng 3 : Kết quả
Trong chƣơng 3, phần thứ nhất là đánh giá điều kiện địa chất công trình, đánh
giá mức độ thuận lợi và khó khăn trong công tác thi công. Phần thứ hai tính toán, thiết
kế móng cho công trình khu vực nghiên cứu.

iv



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Để giải quyết vấn đề thoát nƣớc, từ năm 2001, TP HCM đã quy hoạch tổng thể
hệ thống thoát nƣớc trên địa bàn. Chủ yếu áp dụng các giải pháp nâng cấp cống thoát
nƣớc, san nền và kiểm soát triều cục bộ. Quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thiếu
vốn... là các nguyên nhân khiến công tác chống ngập tại TP HCM chƣa hiệu quả.
Trong dự án giải quyết ngập do triều cƣờng khu vực thành phố Hồ Chí Minh
gồm có 6 cống lớn bao gồm các cống kiểm soát triều Bến Nghé, Tân Thuận, Phú
Xuân, Mƣơng Chuối, Cây Khô, Phú Định và đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật
đến Sông Kinh – giai đoạn 1. Với tổng kinh phí gần 10.000 tỷ đồng.
Cống kiểm soát triều cƣờng khu cực cầu Bến Nghé trên địa bàn quận 1 và 4
đƣợc xây dựng với kinh phí khoảng 230 tỷ đồng nhằm giảm ngập cho khu trung tâm
thành phố. Theo đề cƣơng thi tuyển thiết kế kiến trúc dự án cống kiểm soát triều Bến
Nghé vừa đƣợc UBND TP.HCM phê duyệt, cống này nằm trên rạch cùng tên, đoạn bắt
đầu từ ngã ba sông Sài Gòn đến ngã ba Rạch Đôi dài khoảng 3,1 km.
Cống dự kiến gồm các phần kết cấu chính nhƣ thủy công đập ngăn nƣớc: trụ
pin, cừ chống thấm, dầm đỡ van, gia cố bảo vệ lòng dẫn; kết cấu cửa van điều tiết
nƣớc và thiết bị điều khiển; kết cấu nối tiếp hai bờ; khu quản lý công trình; kết cấu kè
bảo vệ phía hạ lƣu công trình. Bên cạnh cống này còn đƣợc xây dựng một trạm bơm
có công suất 12 m3/giây.

Hình 1. Công trình cống kiểm soát đang đƣợc tiến hành xây dựng
Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu và tìm ra biện pháp để xử lý móng cống
kiểm soát phù hợp với công trình và nhu cầu đời sống là nhiệm vụ thiết yếu.

1



2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ công tác xử lí nền móng cống
kiểm soát triều.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Xác định chỉ tiêu cơ lí của đất nền;
Phân tích hệ tầng khu vực nghiên cứu;
Đánh giá điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn;
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Điều kiện địa chất công trình tại cống kiểm soát triều khu vực cầu Bến Nghé,
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Tìm kiếm và thu thập tài liệu nghiên cứu có sẵn về khu vực cần nghiên cứu: địa
tầng, lịch sử nghiên cứu, địa chất công trình, tình hình kinh tế, xã hội, khí hậu - khí
tƣợng, địa chất thủy văn,…
 Phƣơng pháp khảo sát thực địa;
Thực hiện các lộ trình khảo sát, các buổi thực địa trong các khoản thời gian trƣớc
và trong khi thực hiện công trình nghiên cứu, đƣa ra các nhận xét và nhìn nhận về đặc
điểm, điều kiện tự nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
 Phƣơng pháp tổng hợp và viết báo cáo
Tổng hợp các tài liệu hố khoan, nghiên cứu các loại bản đồ, tài liệu báo cáo khảo
sát địa chất công trình Nhà cao tầng do Tổng Hội Địa Chất Việt Nam, Liên Hiệp Địa
Kỹ Thuật Nền Móng Công Trình thực hiện, tham khảo tài liệu cơ học đất, các phƣơng
pháp xử lý nền, các đề tài nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan.

2


CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
Các nghiên cứu trong nƣớc
Trong những năm gần đây, vấn đề về điều kiện địa chất công trình, địa chất
thủy văn của khu vực Tp. Hồ Chí Minh đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc quan
tâm và thu đƣợc những kết quả tƣơng đối thống nhất về điều kiện địa chất công trình
của các khu vực trong nội thành Tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể có các nghiên cứu của
Nguyễn Việt Kỳ, Nguyễn Mạnh Thủy “Hiện tƣợng lún bề mặt do khái thác nƣớc dƣới
đất và biện pháp quan trắc lún tại Tp. Hồ Chí Minh”. Trần Bá Nam “ Công nghệ tho
công xử lý công trình vùng cửa sông ven biển”. Tạp chí phát triển khoa học công nghệ
ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 1998. Đậu Văn Ngọ, Nguyễn Việt Kỳ “ Giải pháp móng cọc
khoan nhồi đƣờng kính nhỏ cho nhà cáo tầng khu vực Tp. Hồ Chí Minh”.
Ngoài công trình cống kiểm soát triều Bến Nghé. Trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh còn có các công trinh nghiên cứu liên quan nhƣ cống kiểm soát Tân Thuận,
Cây Khô, Mƣơng Chuối, Phú Xuân, Phú Định.
Các nghiên cứu ngoài nƣớc
Những tiêu chuẩn thiết kế kết cấu đầu tiên trên thế giới đƣợc ban hành ở Mỹ
vào những thập kỷ đầu của thể kỷ 20, năm 1910 ACI đƣa ra “ Standard Building
Regulations for the Use of Reinforced Concrete” còn “Standard Speccification for
Structural Steel for Buildings” AISC đƣợc ban hành vào năm 1923 đều dựa trên
phƣơng pháp thiết kế theo ứng suất cho phép. Đến nay ở một số quốc giá vẫn duy trì
phƣơng pháp thiết kế theo ứng suất cho phép, trong số đó có những nƣớc có nền kinh
tế phát triển nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ... Đến những năm 1950, thiết kế theo trang thái giới
hạn lần đầu đƣợc đƣa vào tiêu chuẩn Liên Xô và một số nƣớc Châu Âu, sau đó phƣơng
pháp này dần đƣợc chấp nhận ở nhiều quóc giá khác nhƣ Mỹ và Canada vào những
năm 1980 và 1990.
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vị trí địa lý
Cống kiểm soát triều Bến Nghé nằm trên rạch Bến Nghé, một nhánh của sông
Sài Gòn, là ranh giới hành chính giữa Quận 1 và Quận 4 - Tp Hồ Chí Minh.

3


Hình 1.1 Vị trí khảo sát cống kiểm soát triều cƣờng cầu Bến Nghé
1.2.2. Đặc điểm quy mô dự án
Công trình có 1 khoang thông nƣớc rộng 40m, ngƣỡng cống có cao trình -3,60m,
đỉnh trụ pin +3,00m. Cống gồm 02 trụ pin ở hai bờ trong đó trụ T1 (phía Quận 4) có kết hợp
làm trạm bơm. Nối kết giữa hai trụ pin dƣới đáy công trình là dầm van gác lên hai bệ trụ.
Cửa van khoang điều tiết là cửa Cung chìm rộng 40m bằng thép không gỉ, điều
khiển bằng xi lanh thủy lực, cao trình đỉnh cửa là +3,00m, cao trình đáy cửa -3,6m.
Trạm bơm có lƣu lƣợng thiết kế 12 m3/s gồm 02 tổ máy đặt trong trụ pin T1 bên
phía Quận 4. Máy bơm chìm hƣớng trục, trục đứng với lƣu lƣợng thiết kế 6 m3/s, cột nƣớc
thiết kế max 3,64m.
Chống thấm dƣới đáy công trình bằng hàng cừ ván thép L=8m đóng liên tục từ bờ
trái sang bờ phải.
Gia cố lòng dẫn thƣợng hạ lƣu bằng rọ đá thép bọc PVC dày 1m và thảm đá thép
bọc PVC dày 0,5m, tổng chiều dài gia cố mối phía 30m từ mép trụ pin. Phía hạ lƣu đƣợc
nạo vét ra đến sông Sài Gòn với chiều rộng 40m, cao trình đáy kênh -3,6m.
Gia cố bờ bằng kè mái nghiêng bằng đá xây phù hợp với kết cấu kè hiện hữu, cao độ
đỉnh kè +2,20m.
Khu quản lý công trình rộng 400m2 gồm Nhà quản lý cấp 4 rộng 85m2, trạm biến
áp, nhà xe, nhà bảo vệ đƣợc đặt trong phạm vi khuôn viên ven bờ sông phía Quận 4.
Theo quyết định số 853/QĐ-BNN-KHCN ngày 06/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong tính toán Thủy
văn, thủy lực Dự án Thủy lợi chống ngập úng khu vực Tp Hồ Chí Minh quy định cấp
công trình là cấp I.
4


1.2.3. Đặc điểm địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Ðông sang Tây.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc với dạng địa hình
lƣợn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới
32m, nhƣ đồi Long Bình Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành
phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có
độ cao trung bình trên dƣới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân
bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2,
Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
Địa hình vùng dự án là nằm trên địa hình đồng bằng thấp, cao độ từ 1m đến
2.5m, rất thoải. Khu vực đo vẽ có một số Cầu giao thông và đƣờng bao chung quanh,
ngoài ra khu vực đo vẽ có nhà dân và các toà cao ốc.
1.2.4. Đặc điểm khí hậu
Quận 1 chịu ảnh hƣởng chung của khí hậu Miền Nam:
Theo tiêu chuẩn thiết kế (TCXD 49-72). Khu vực Quận 1 và thành phố Hồ Chi
Minh nói chung thuộc phân vùng IVb, vùng khí hậu IV của cả nƣớc. Nằm hoàn toàn
vào vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa
mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Có tính ổn định cao, những diễn biến khí hậu từ năm này qua các năm khác ít
biến động.
Không có thiên tai do khí hậu.
Không gặp thời tiết khắc nghiệt quá lạnh hoặc quá nóng.
Bảng 1. 1 Nhiệt độ trung bình tháng và năm (Trạm Tân Sơn Hòa) (0C)
Năm
2011

2012


2013

2014

2015

26,9

27,6

27,3

26,0

26,4

Tháng
Tháng 1

5


Tháng 2

27,6

28,2

29,0


26,9

26,8

Tháng 3

28,3

29,5

29,3

29,1

29,0

Tháng 4

29,1

29,3

30,4

30,2

29,9

Tháng 5


29,5

29,2

29,8

30,5

30,7

Tháng 6

28,5

28,7

28,9

28,7

29,2

Tháng 7

27,9

28,3

28,1


28,0

28,9

Tháng 8

28,4

29,1

28,3

28,4

29,0

Tháng 9

28,1

27,5

27,6

28,3

28,6

Tháng 10


28,1

28,2

27,7

28,1

28,7

Tháng 11

28,1

28,8

28,1

28,8

29,1

Tháng 12

27,2

29,1

26,6


27,9

28,6

28,1

28,6

28,4

28,4

28,7

Bình quân
năm

Lƣợng mƣa
Mƣa theo mùa rõ rệt:
Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 81.4% lƣợng mƣa.
Bảng 1.2 Bảng thống kê lƣợng mƣa trung bình Trạm Tân Sơn Hòa)(mm)
Năm

2011

2012

2013


2014

2015

Tháng 1

9,4

18,0

38,1

2,5

1,6

Tháng 2

-

68,7

0,1

22,1

-

Tháng 3


40,3

36,4

10,1

-

10,2

Tháng 4

181,9

144,4

18,3

111,5

104,4

Tháng

6


Tháng 5

124,4


72,2

196,8

179,7

104,9

Tháng 6

213,1

270,6

173,3

258,0

14,1

Tháng 7

281,5

200,4

175,8

234,2


264,4

Tháng 8

244,4

113,4

260,7

353,4

126,9

Tháng 9

232,1

407,9

411,2

342,1

504,4

Tháng 10

232,6


434,4

407,4

306,5

339,3

Tháng 11

321,1

91,2

257,4

182,2

174,8

Tháng 12

73,0

25,4

31,3

50,0


4,6

1953,8

1883,0

1980,5

2042,2

1760,6

Bình quân
năm

Trong mùa mƣa phần lớn lƣợng mƣa xảy ra sau 12 giờ trƣa, tập trung nhất từ 14
giờ đến 17 giờ và thƣờng ngắn chỉ 1 giờ đến 3 giờ.

Đồ thị thể hiện lƣợng mƣa trung bình tháng giai đoạn
2011 đến 2015 (mm)
379.54

400

344.04

Lượng mưa (mm)

350

300
250

211.62

227.66 219.76

205.34

200
150

112.1

135.6

100
50

13.92

30.3

19.4

2

3

36.86


0
1

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Hình 1. 2 lƣợng mƣa trung bình giai đoạn 2011-2015
Lƣợng mƣa ngày từ 20mm – 50mm chiếm 15%.
Lƣợng mƣa ngày >50mm chiếm 4 ngày/năm.
Lƣợng mƣa ngày >100mm chiếm 0,6 ngày/năm.
7



Độ ẩm không khí
Bảng 1. 2: Độ ẩm trung binh qua các tháng
Độ
ẩm(%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


77

74

74

76

83

86

87

86

87

87

84

81

99

99

99


99

99

99

99

99

100

100

100 100

23

22

20

21

33

40

44


43

43

40

33

tháng
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất

29

Đồ thị thể hiện độ ẩm không khí trung bình tháng giai
đoạn 2011 đến 2015 (%)
85
80.4

Độ ẩm (%)

80

77.2

78.6


78.6

78

75
75

73.2
70.6

70

68.2

66.8

67

2

3

69.6

65
60
1

4


5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Hình 1. 1: Độ ẩm trung bình giai đoạn 2011- 2015
Bốc hơi
Lƣợng nƣớc bốc hơi hàng năm tƣơng đối lớn 1.399mm/năm.
Lƣợng nƣớc bốc hơi các tháng khô 5-6mm/ngày.
Lƣợng nƣớc bốc hơi các tháng mƣa 2-3mm/ngày.
Lƣợng nƣớc bốc hơi bình quân ngày trong các tháng

8


Bảng 1. 3: Lƣợng nƣớc bốc hơi

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

4.5

5.2


5.8

5.5

3.8

3.3

3.3

3.3

2.7

2.4

2.9

3.5

Lƣợng
nƣớc
bốc
hơi
ngày
(mm)
( Nguồn: Đài khí tƣợng thủy văn TP HCM, 2015)
Chế độ gió
Bảng 1. 4: Phân bố tần suất gió theo hƣơng thịnh hành (%)
Hƣớng gió

thịnh hành
Tần suất

Tháng

Thời kỳ

1-3

4-6

7-9

10-12

Hƣớng

Đông Nam

Đông nam

Tây Nam

Tây Nam

chính

22

39


66

25

Hƣớng phụ

Đông 22

Nam 37

Tây 9

Bắc 15

Hƣớng gió
chủ đạo

Tốc độ
trung bình
(mm)

Tần suất lặn

Hƣớng gió

Tốc độ gió

gió (%)


mạnh nhất

mạnh nhất

1

Đông

2.4

9.0

Đông

12

2

Đông Nam

3.8

7.9

Đông Nam

13

3


Đông Nam

3.8

5.3

Đông Nam

13

4

Đông Nam

3.8

Đông Nam

16

5

Nam

3.3

9.3

Đông Nam


21

Tần suất lặn

Hƣớng gió

Tốc độ gió

gió (%)

mạnh nhất

mạnh nhất

Tháng

Hƣớng gió
chủ đạo

Tốc độ
trung bình
(mm)

Tây Tây

6

Tây Nam

3.9


10.9

7

Tây Nam

3.7

10.3

Tây

21

8

Tây Nam

4.5

9.2

Tây

24

Nam

36


9


9

Tây Nam

3.0

4.1

Tây

20

10

Tây

2.3

14.6

Tây Bắc

6

11


Bắc

2.3

13.0

Tây Bắc

18

12

Bắc

2.4

8.6

Đông Bắc

17

( Nguồn: Đài khí tƣợng thủy văn TP HCM, 2015)
1.2.5. Đặc điểm chế độ thủy văn
Do kênh Bến Nghé tiếp giáp với sông Sài Gòn nên chịu tác động trực tiếp của
chế độ thủy triều sông Sài Gòn nhƣ sau:
Chế độ thủy triều ở sông Sài Gòn thuộc chế độ bán nhật triều không đều với
chu kỳ 12,83h, mực nƣớc đỉnh triều biến động từ 96 đến 128cm và mực nƣớc chân
triều biến động từ -211 đến -122cm.
Về mặt phân bố dòng chảy mặt theo thời gian, chế độ dòng chảy của các sông ở

lƣu vực sông Sài Gòni hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ: Ở lƣu vực sông Sài Gòn, đại bộ phận các sông suối, mùa lũ thƣờng bắt
đầu vào khoảng tháng VI-VII, nghĩa là xuất hiện sau mùa mƣa từ 1 đến 2 tháng do tổn
thất sau một mùa khô khắc nghiệt và kết thúc vào tháng XI, kéo dài 5-6 tháng. Nhƣng
tuỳ từng vùng, thời gian mùa lũ dài ngắn khác nhau. Thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa
kiệt và lũ là các tháng đầu mùa mƣa (tháng VI). Khi có mƣa tƣơng đối trong lƣu vực
thì dòng chảy cũng tăng dần và cho lƣu lƣợng vƣợt xa các tháng mùa kiệt tuy chƣa
đƣợc xem là tháng mùa lũ. Đối với đa số các sông, lƣu lƣợng vào tháng VI có thể đạt
từ 60-75% lƣu lƣợng bình quân năm.
Mùa kiệt: Thƣờng bắt đầu vào khoảng tháng XII và kéo dài đến tháng V, VI
năm sau, khoảng 6-7 tháng. Dòng chảy kiệt ở lƣu vực sông Sài Gòn khá nhỏ do mùa
khô kéo dài và rất ít mƣa. Hàng năm, lƣu lƣợng kiệt nhất trên các triền sông thƣờng rơi
vào 2 tháng III và IV.
1.2.6. Đặc điểm địa chất khu vực
Khu vực Bến Nghé, Quận 1 thuộc Tp.Hồ Chí Minh, mang những đặc điểm địa
chất, địa tầng tƣợng tự với đặc điểm địa chất, địa tầng của thành phố. Vì vậy, lịch sử
phát triển và đặc điểm địa chất, địa tầng của Tp. Hồ Chí Minh sẽ giúp hình dung khái
quát về quá trình phát triển địa chất khu vực Quận 1 nói riêng và các khu vực khác của
thành phố nói chung. Từ đó, thời gian nghiên cứu khảo sát đƣợc rút ngắn, nhƣng vẫn
đảm bảo tính khả thi của kết quả nghiên cứu.
10


1.2.6.1. Địa tầng
Bảng 1. 6: Các phân vị địa tầng khu vực quận Bình Thạnh
GIỚI

HỆ

Thống


Hệ tầng

Cần Giờ

amQ22-3cg

Tên trầm tích
Trầm tích hỗn hợp sông-biển-đầm
lầy

Hệ tầng
Bình

amQ21-2bc

Trầm tích hỗn hợp sông-biển

amQ13cc

Trầm tích sông

aQ12-3tđ

Trầm tích sông

aQ11tb

Trầm tích hỗn hợp sông-biển


N22bm

Trầm tích hỗn hợp sông-biển

N21nb

Trầm tích hỗn hợp sông-biển

N12bt

Trầm tích sông

Chánh
Hệ tầng
Củ Chi

PLEISTOCENNE

KAINOZOI

ĐỆ TỨ

HOLOCENNE

Hệ tầng

Kí hiệu

Hệ tầng
Thủ Đức

Hệ tầng
Trảng
Bom

PLIOCENE

Bà Miêu

MIOCENE

NEOGENE

Hệ tầng

Hệ tầng

Hệ tầng
Nhà Bè

Bình
Trƣng

11


a. Hệ Neogene - Thống Miocene - Phụ thống trên - Hệ tầng Bình Trƣng
(N12bt)
Hệ tầng này đƣợc các nhà địa chất thuộc Liên Đoàn Bản Đồ Địa Chất Miền
Nam nghiên cứu và đặt tên trên cơ sở những lỗ khoan sâu tới 140m ở xã Bình Trƣng Quận Thủ Đức.
Thành phần gồm : cuội sỏi, dăm kêt màu lục, cát bột kết màu xám, phân lớp

mỏng, chƣa phức hệ bào tử phấn hoa Pinus sp, Laris sp, Ginkyo sp... nằm bất chỉnh
hợp trên các thành tạo của hệ tầng Long Bình. Bề dày của hệ tầng thay đổi từ 15-25m.
b. Hệ Neogene - Thống Pliocene - Phụ thống dƣới - Hệ tầng Nhà Bè (N21nb)
Các trầm tích này đƣợc tìm thấy ở các lỗ khoan: Nhà Bè (Đoàn 500n), Ấp Chợ
Cầu - An Hạ (Đoàn 702), Cầu Tân Thuận Đông - Củ Chi (Đoàn 603).
Tại lỗ khoan Nhà Bè, trầm tích của hệ này phân bố ở độ sâu 198-235m. Mặt cắt
cửa hệ tầng này chia làm 2 tập từ dƣới lên trên nhƣ sau:
Tập 1: gồm cuội sỏi kết, sét kết màu xám trắng chƣa các thấu kính than nâu
hoặc kết hạch. Tầng này nằm bất chỉnh hợp với các thành tạo nguồn gốc núi lửa ( Hệ
tầng Long Bình) và có bề dày khoảng 20m.
Tập 2: gồm bột cát kết, sét bột kết màu xám, phân lớp mỏng, chƣa nhiều tàn
tích thực vật hóa than. Bề dày tập này là khoảng 17m.
Chiều dày chung của các trầm tích thuộc Hệ tầng Nhà Bè thay đổi từ 37-70m.
c. Hệ Neogene - Thống Pliocene - Phụ thống trên - Hệ tầng Bà Miêu
(N22bm)
Các trầm tích hệ tầng Bà Miêu không lộ ra trung vùng nghiên cứu, phân bố ở độ
sâu từ 10-30m (Thủ Đức), 60-120m (Tân Bình) và sâu đến 120-140m (Chợ Đệm). Mặt
cắt của hệ tầng chia làm 2 phần:
Phần trên: gồm tập sét bột màu trắng loang lổ, phân lớp mỏng, chứa phức hệ
bào tử phần hoa Polydiaceagene sp, phức hệ thực vật Palberyria retienis.
Phần dƣới: là các tập cát bụi chƣa di tích tảo nƣợc mặn và di tích trung lỗ
Iagena afflaeris, Asteroratalia pullchella.
Chiều dày chung của hệ tầng thay đổi từ 70-100m.
d. Hệ Đệ Tứ - Thống Plieistocenne - Phụ thống dƣới - Hệ tầng Trảng Bom
(aQ11tb)
Các trầm tích của hệ tầng Trảng Bom có nguồn gốc sông.
12


Thành phần gồm: cuội, sạn, cát thạch anh màu xám tắng xen lẫn thấu kính sét

Kaolin. Mặt cắt của hệ tầng chia làm 3 tập từ dƣới lên trên nhƣ sau:
Tập 1: là lớp cát sạn sỏi lẫn cuội màu xám trắng, xám vàng lẫn ít sét Kaolin
dạng ổ, thấu kính hoặc lớp xen kẹp, nằm bất chỉnh hợp lên các thành tạo của hệ tầng
Bà Miêu với bề dày khoảng 9m.
Tập 2: là lớp cát bột mãu xám trắng chƣa sạn sỏi thạch anh dày 16m, tỏng đó
chứa các di tích bào tử phấn hoa: Lygodium sp, Moraceae sp...
Tập 3: là lớp sét bột bị laterit hóa loang lổ màu vàng nây dày 9m.
Nhìn chung tầng này phân bố rộng rãi trong và ngoài khu vực nhƣng chỉ lộ ra rở
Thủ Đức, Củ Chi - Hóc Môn, Gò Vấp với chiều dày chung tầng thay đổi từ 5-45m.
e. Hệ Đệ Tứ - Thống Pleistocene - Phụ thống giữa trên - Hệ tầng Thủ Đức
(aQ12-3tđ)
Đặc điểm quan trọng nhất của hệ tầng này là có màu đỏ, đỏ nâu, vàng nâu.
Thành phần gồm có bột cát lẫn ít cuội, sạn sỏi. Mặt cắt của tầng này gồm 2 tập
khá rõ:
Tập trên: gồm cát sạn sỏi màu nâu vàng, nâu đỏ xen kẹp với các thấu kính sét
mỏng Kaolinite màu xám trắng dày khoảng 14m.
Tập dƣới: gồm cát thạch anh chứa sạn laterit màu đỏ kèm đa khoáng tectit, cuội
bazan... chƣa các hóa thạch Foraminifera, dày 13m.
Chiều dày chung của các trầm tích hệ tầng Thủ Đức thay đổi từ 10-50m, có
nguồn gốc sông.
g. Hệ Đệ Tứ - Thống Pleistocene - Phụ thống trên - Hệ tầng Củ Chi
(amQ13cc)
Hệ tầng này đƣợc Lê Đức An xác lập lần đầu tiên vào năm 1982. Mặt cắt của hệ
tầng gồm 2 phần rõ rệt:
Phần trên: gồm có cát bột xen ít thấu kính sét bụi Kaolin, thấu kính sạn sỏi
thạch anh, dày khoảng 5-10m.
Phần dƣới: gồm có cuội sỏi, cát thạch anh xen ít thấu kính sé Kaolin, có nơi lớp
sét bị phong hóa laterit, dày 2-10m.
Tuy nhiên, trong mặt cắt có cát bột loang lỗ đã tìm thấy thỏ nƣớc mặn và nƣớc
lợ. Và gần đây, Ma Văn Lạc đã tìm thấy Foraminifera ở các hố khoan vùng Củ Chi

chứng tỏ tầng này có Nguồn gốc sông biển hỗn hợp.
13


h. Hệ Đệ tứ - Thống Holocene - Phụ thống dƣới giữa - Hệ tầng Bình Chánh
(amQ21-2bc)
Tầng này đã đƣợc Bùi Phú Mỹ (1968-1970), Nguyễn Đức Tùng(1990-1991)
xác lập có nguồn gốc sông biển hỗn hợp. Thành phần gồm: sét pha màu xám trắng,
xám vàng, xám xánh chứa nhiều tàn tích hữu cơ. Đôi chỗ còn chƣa vỏ sò, hàu biển,
các thấu kính cát pha màu xám đen xen kẹp.
Tầng này phân bố khá rộng trong khu vực nghiên cứu và phân bố khá phổ biến
ở vùng phía Nam huyên Bình Chánh. Chiều dày thay đổi từ 5-10m đến 20-30m
i. Hệ Đệ Tứ -T hống Holocene - Phụ thống giữa trên - hệ tầng Cần Giờ
(amQ22-3cg)
Tầng này đƣợc Bùi Phú Mỹ và Nguyễn Đức Trung xác lập vào năm 1968-1970,
đây là kiểu trầm tích đa nguồn gốc: nguồn gốc sông, sông - biển, đầm lầy - sông,
nhƣng nguồn gốc sông biển hỗn hợp là chủ yếu.
Thành phần gồm: sét bụi màu xám xanh, xám đen. Chứa nhiều thanh bùn và cát
hạt mịn. Đôi khi có chứa các thấu kính hoặc những lớp sét pha, cát pha.
Bề dày chung của tầng thay đổi từ 5-8m.
1.2.6.2. Kiến tạo
Các nhà nghiên cứu ( Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng, Nguyễn Tƣờng Trí, Tạ
Hoàng Tinh, Lê Đức An, Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Văn Vân...) đã phác họa lại các
hoạt động kiến tạo cửa khu vực Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận khác bằng cách
kết hợp nhiều phƣơng pháp nhƣ: giải đoán không ảnh, phân tích thạch học, nguồn gốc
địa mạo và các phƣơng pháp địa chất khác.
Khu vực Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, hoạt động kiến tạo cổ đƣợc phát
hiện từ Mesozoi (Mz) và các hoạt động tân kiến tạo chủ yếu phát triển trong kỳ Đệ Tứ.
Nhìn chung, vùng nghiên cứu cũng chịu ảnh hƣởng của các hoạt động cổ và tân
kiến tạo khu vực

a. Cổ kiến tạo
Bắt đầu từ cuối Triat (T3) đến đầu Kreta (K1), 1 chuyển động có tính chất toàn
cầu (chuyển động Cimeri) còn để lại nhiều dấu vết ở khu vực Đông Nam bộ - theo
Giáo sƣ Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng (1977) và 1 chuyển động phụ của nó trƣớc
đó.

14


Vào Triat muộn (T3) đã làm uốn nếp các trầm tích Mesozoi thành lập trƣớc đó
ở khu vực Bửu Long, Châu Thới. Hoạt động này đã gây ra các đứt gãy và các hoạt
động phun trào. Một đới cà nát đƣợc tìm thấy ở Châu Thới có bề dày khoảng 0,5m.
Sang đến Kreta, các hoạt động magma đã hình thành nên các thành tạo Andezit
ở dạng mạch cắt qua đá Dacit, hay ở dạng chảy tràn phủ trên mặt mà ngày nay đã bị
trầm tích Pleistocene phủ lấp ở Biên Hoà. Sau đó các mạch Rhyolit lại đƣợc thành tạo
cắt ngang qua Dacit và Andezit thành tạo trƣớc đó.
b. Tân kiến tạo
Ở giai đoạn Kainozoi (Kz), các hoạt động kiến tạo thuộc giai đoạn chuyển động
Hymalaya đã có biểu hiện rõ rệt và là giai đoạn có ảnh hƣởng sâu sắc trong khu vực
nghiên cứu (Trần Kim Thạch, Nguyễn Văn Vân – 1964). Các hoạt động này đã hình
thành nên hệ thống đứt gãy phƣơng Tây Bắc – Đông Nam. Đồng thời các đứt gãy có
trƣớc thuộc hệ thống Đông Bắc – Tây Nam hoạt động trở lại. Sự hoạt động của 2 hệ
thống đứt gãy này hình thành chuyển động phân dị khối tảng, tạo nên những vùng
chênh lệch độ cao. Các hoạt động này đã biến khu vực nghiên cứu và cả đồng bằng
Đông Nam bộ thành 1 vùng trũng (võng Nam bộ) nhận vật liệu từ các nơi quanh đó
tạo trầm tích Pleistocene, Holocen quan trọng dày hàng trăm mét.
Vào đầu Holocen, 1 đợt biển tiến vào đất liền ở đồng bằng sông Cửu Long và
cả khu vực Đông Nam bộ, chứng tỏ hoạt động kiến tạo đã làm cho mặt đất sụp xuống.
Ở Hà Tiên ngƣời ta ghi nhận 2 thềm biển 5m và 2m ghi dấu trên đá vôi, thềm 5m
tƣơng ứng với thời kì biển tiến cực đại Flandrien. Những mảnh san hô để lại trên đá đã

đƣợc xác định tuổi bằng phƣơng pháp C14 có tới 45.000 ± 250 năm, thềm 2m có tuổi
2.500 năm. Các giồng cát ở Cai Lậy, Sóc Trăng, Bến Tre là dấu vết của các bờ biển cổ.
Trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, vùng phía nam Thủ Đức, nam Bình
Chánh cách nay 4000 năm là các cửa sông (Trần Kim Thạch - 1981). Điều này đƣợc
minh chứng bằng sự hiện diện của các giồng cát phía nam Nhơn Trạch, các vỏ hàu ở
các xã Phú Lâm, Nhà Bè chứng tỏ cách nay 2000 năm biển còn hiện diện ở khu vực
này.
Các hoạt động kiến tạo, đặc biệt là tân kiến tạo đã tạo tiền đề cho sự tích tụ các
vật liệu ở những vùng trũng và sự bào mòn ở những vùng cao. Kết hợp các quá trình
liên quan: quá trình phun trào các vật liệu từ dƣới sâu, quá trình tích tụ, bào mòn các
vật liệu… đã tạo nên hình thể đất đai hiện nay.
15


1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Điều kiện địa chất công trình: là tổng hợp những yếu tố địa chất tự nhiên ảnh
hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc xây dựng và sử dụng công trình. Bao gồm các
yếu tố sau:
- Địa hình – địa mạo: hình dạng, độ cao, kích thƣớc, mức độ phân cắt, nguồn
gốc thành tạo, xu thế phát triển... của địa hình nơi xây dựng công trình.
- Cấu trúc địa chất: Sự phân bố, thành phần, tính chất xây dựng của đất đá
(cƣờng độ chịu lực, tính ổn định...) và các biến động địa chất nhƣ: uốn nếp, nứt nẻ, đứt
gãy...
- Địa chất thủy văn: Độ sâu mực nƣớc ngầm (sự thay đổi mực nƣớc ngầm theo
mùa), thành phần hóa học (mức độ ăn mòn bê tông và các loại vật liêu xây dựng khác),
tính chất và quy luật vận động, sự phân bố của nƣớc dƣới đất...
- Các hiện tƣợng địa chất động lực: Các hiện tƣợng địa chất nhƣ động đất, trƣợt
lở, xâm thực bờ, xói ngầm...
- Vật liệu xây dựng và điều kiện thi công: phân bố các loại vật liệu, loại vật liệu,
phƣơng pháp khai thác và vân chuyển các loại vật liệu...

Đối tƣợng nghiên cứu của địa chất công trình: Đất đá, nƣớc dƣới đất và tác
dụng qua lại của đất đá, nƣớc dƣới đất với nhau và với môi trƣờng bên ngoài.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tính chất cơ lí của đất đá, quy luật biến đổi cơ lí trong không
gian và các nhân tố ảnh hƣởng.
- Nghiên cứu các quá trình và hiện tƣợng địa chất tự nhiên
- Nghiên cứu nƣớc dƣới đất
- Nghiên cứu các phƣơng pháp khảo sá địa chất
- Nghiên cứu địa chất công trình

16


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU
Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để làm rõ mục tiêu của đề
tài đặt ra, đánh giá kết quả nghiên cứu… Các nguồn tài liệu thu thập bao gồm:
 Các tài liệu bài báo, báo cáo, sơ đồ, bản đồ… liên quan đến đề tài nghiên cứu đƣợc
thu thập để đánh giá đặc điểm địa lý tự nhiên, đặc điểm địa chất khu vực nghiên
cứu nhƣ:
- “Báo cáo kết quả khảo sát địa chất” trong dự án “Giải quyết ngập do triều khu
vực tp hcm có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)” do Viện Khoa học Thủy
lợi Miền Nam thực hiện.
- Bản đồ địa chất khu vực Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:50.000
 Các nghị định, thông tƣ, tiêu chuẩn quy định về đánh giá điều kiện địa chất công
trình, các chỉ tiêu cơ lý, các công tác thí nghiệm hiên trƣờng nhƣ:
- TCVN 8477 : 2010 Đối với công trình cống đồng bằng
- TCVN 9153-2012 Đất xây dựng – phƣơng pháp chỉnh lý thống kê các kết quả
xác định các đặc trƣng của đất.

- TCVN 5747 – 1993 Phân loại gọi tên đất
- Các tiêu chuẩn thí nghiệm trong phòng nhƣ: TCVN 4198 – 2014 (Thí nghiệm
thành phần hạt), TCVN 4196 – 2012 (Thí nghiệm độ ẩm), TCVN 4202 – 2012 (Thí
nghiệm dung trọng),...
- Các tiêu chuẩn thí nghiệm hiện trƣờng nhƣ: TCVN 9351-2012 (Thí nghiệm
SPT – Xuyên tiêu chuẩn), 22 TCN 259 – 2000 (Quy trình khoan thăm dò), TCVN
2683 – 2012 (Lấy mẫu, bao gói và vận chuyển).
 Kết quả phân tích mẩu các loại:
- Mẫu đƣợc lấy đối với tất cả các lớp đất tại tất cả các hố khoan. Trung bình cứ
2m lấy một mẫu.
60*2/2+40*2/2 = 100 mẫu
- Thí nghiệm xác định chỉ tiêu mẫu đất ba trục cố kết không thoát nƣớc (CU) 08
mẫu.

17


- Thí nghiệm nén cố kết tối thiểu 15 mẫu, vị trí mẫu thí nghiệm phân bổ theo độ
sâu:
- Thí nghiệm nén đơn nở hông (UC) lấy khoảng 20% số mẫu nguyên dạng của
lớp đất yếu và lớp đất dính phía dƣới:
10/2x4x20% = 4 mẫu
- Thí nghiệm xác định 9 chỉ tiêu đƣợc lấy dự kiến 50% số mẫu nguyên dạng.
100*50% = 50 mẫu.
- Thí nghiêm mẫu đất không nguyên dạng: dự kiến 10% mẫu đất nguyên dạng
100*10% = 10 mẫu.
Thí nghiệm mẫu nƣớc: 3 mẫu nƣớc mặt
 Các thiết đồ hố khoan thu thập để đánh giá cơ bản địa chất khu vực và các lớp đất
cơ bản.
Bảng 2.1 Tọa độ vị trí các lỗ khoan

Tọa độ hố khoan
TT

Tên hố
khoan

Cao độ
hố khoan

X

Y
(m)

1

BS1

604061,317

1190959,341

-2.20

2

BS2

604080,362


1190925,879

-1.50

3

BS3

604050,645

1190927,847

-2.20

4

BS4

604093,826

1190951,139

-2.10

2.2. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Đƣợc tiến hành sau khi tham khảo các tài liệu đã thu thập đƣợc, xây dựng kế
hoạch thực địa và đi khảo sát thực địa nhằm xác định vị trí khu vực nghiên cứu ngoài
thực địa, quan sát tổng thể khu vực nghiên cứu, quan sát đặc điểm địa hình, địa chất
khu vực, hiện trạng khai thác và phƣơng pháp thi công khoan thăm dò, lấy mẫu và bảo
quản mẫu thí nghiệm… đồng thời thu thập một số thông tin, hình ảnh thực tế về giao


18


thông, dân cƣ, thảm thực vật khu vực nghiên cứu Kết quả khảo sát thực địa đƣợc ghi
nhận thông qua một số hình ảnh thực địa sau:

Hình 2.1 Hiện trạng xây dựng công trình cống kiểm soát

Hình 2.2 Điều kiện làm việc trên kênh Bến Nghé

19


Hình 2.3 Phƣơng án tƣờng chắn nƣớc vào công trình thi công

Hình 2.5 Thi công xây dƣng cọc khoan nhồi trên sông
2.3. PHƢƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ VIẾT BÁO CÁO
Tổng hợp tất các tài liệu hố khoan, nghiên cứu các loại bản đồ (bản đồ địa chất
– địa chất khoáng sản Tp Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:200000), tài liệu báo cáo khảo sát công
trình, số liệu thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý..., tham khảo các tài liệu cơ học đất, các phƣơng
pháp xử lí nền, các đề tài nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan.
20


CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1.1. Địa hình – địa mạo
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng trũng thấp nằm giữa hai vùng gò đồi cao Thủ

Đức ở phía Đông Đông Bắc và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh phía Tây
Tây Nam. Bề mặt địa hình tƣơng đối bằng phẳng, cao độ ít chênh lệch, thay đổi từ
0.3 – 2m, thuộc kiểu địa hình tích tụ dạng bãi bồi, phần lớn diện tích thƣờng bị ngập
nƣớc và chịu sự chi phối của dòng chảy sông Sài Gòn.
3.1.2. Cấu trúc địa chất
Kết quả phân tích các tài liệu hố khoan khảo sát địa chất công trình dọc khu vực
nghiên cứu ở độ sâu 0 – 66,7m cho thấy cấu tạo địa chất bờ gồm:
3.1.2.1. Các thành tạo trầm tích Holocene (Q2): Phân bố ở độ sâu từ +2,5 đến -8,9m
Phần trên là đất san lấp: Đất san lấp màu xám nâu đen, lẫn cát sỏi, bụi sét, chiều
dày lớp trung bình 1,6m đến 3,6m.
Phần dƣới là bùn sét, màu xám xanh, xám đen, bề dày thay đồi từ 0 đến 2,8m.
Với chiều dày trung bình từ các hố khoan là 1,7m.
Các thành tạo này do mới hình thành, gần nhƣ chƣa trải qua quá trình nén chặt
tự nhiên, các hạt chƣa đƣợc gắn kết hoặc gắn kết yếu, thêm vào đó các thành tạo này
có nguồn gốc đầm lầy sông, sông biển hỗn hợp thƣờng chứa nhiều vật chất hữu cơ và
thành phần muối hòa tan nên chúng có tính chất cơ lý và hóa lý đặc biệt, dễ nhạy cảm
với những tác động bên ngoài và tính chất của đất đá dễ bị biến đổi khi các yếu tố khác
cùng tác động đến nó.
3.1.2.2. Các thành tạo trầm tích Pleistocene (Q1): Phân bố ở độ sâu từ -2m đến –
66.7m. Mặt cắt đƣợc chia làm 4 phần xen kẽ nhƣ sau:
Lớp 1: Sét pha cát đôi chỗ kẹp cát, lẫn laterit, tính dẻo trung bình, màu xám nâu
đỏ, xám xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Lớp này phân bố không đều tại
các hố khoan khảo sát với độ dày trung bình 4,4m.
Lớp 2: Cát, tím nhạt, kết cấu chặt vừa, đôi chỗ lẫn sạn sỏi. Lớp này xuất hiện
đều trong các hố khoan khảo sát và phân bố ngay dƣới lớp 1 với độ dày trung bình là
24.3m
21



×