Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

tính toán, thiết kế lò đốt chất thải rắn nguy hại cho bệnh viện huyện hớn quản, tỉnh bình phước quy mô 80 giường bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 99 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ LÒ ĐỐT CHẤT
THẢI RẮN NGUY HẠI CHO BỆNH VIỆN
HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC
QUY MÔ 80 GIƯỜNG BỆNH

SVTH : NGÔ HUYỀN HUYNH
MSSV: 0150020013
GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TP.HCM, 01/2017


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, em đã nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ
đáy lòng đến quý Thầy Cô của trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Thành Phố
Hồ Chí Minh đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt
cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường.


Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Ts. Nguyễn Xuân Trường đã tận tâm chỉ bảo
hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu.
Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài luận văn này của em đã hoàn thành một
cách suất sắc nhất. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô.
Bài luận văn được thực hiện trong 3 tháng. Ban đầu em còn bỡ ngỡ vì vốn kiến
thức của em còn hạn. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp bài luận được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Tp. Hồ Chí Minh ngày .. tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Ngô Huyền Huynh

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

1


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................5
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................................ 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ. ......................................................... 7

1.1.1. Khái niệm chất thải rắn.......................................................................................... 7
1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế ....................................................................................8
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh. ............................................................................................. 9
1.1.4. Thành phần, tính chất. ......................................................................................... 10
1.2. TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN. ......................................................................14
1.2.1. Tác hại đến sức khỏe con người. .........................................................................14
1.2.2. Tác hại đến môi trường. ...................................................................................... 14
1.3. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ HUYỆN HỚN QUẢN ..................15
1.3.1. Tỉnh Bình Phước..................................................................................................15
1.3.2. Huyện Hớn Quản .................................................................................................16
1.4. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA TỈNH BÌNH
PHƯỚC (HUYỆN HỚN QUẢN) .................................................................................19
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI. 21
2.1.SO SÁNH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI.
.......................................................................................................................................21
2.2. CÁC LOẠI LÒ ĐỐT CHẤT THẢI Y TẾ ............................................................. 22
2.2.1. Lò quay ................................................................................................................22
2.2.2. Lò đứng 2 cấp ......................................................................................................23
2.2.3. Lò tầng sôi ...........................................................................................................23
2.2.4. Lò hồng ngoại ......................................................................................................24
2.2.5. Lò kiểm soát không khí (Lò nhiệt phân) ............................................................. 25
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO
BỆNH VIỆN HUYỆN HỚN QUẢN ............................................................................29
3.1. CÔNG XUẤT VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI NGUY HẠI CẦN XỬ LÝ. ....29
3.2. THIẾT KẾ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HAI ..........................................30

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

2



Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
3.2.1. Cân bằng vật chất ................................................................................................ 30
3.2.1.1. Lượng vật chất cấp vào lò ................................................................................30
3.2.1.2. Lượng vật chất ra khỏi lò .................................................................................34
3.2.2 Cân bằng nhiệt lượng ........................................................................................... 36
3.2.2.1 Nhiệt lượng đưa vào lò đốt ................................................................................37
3.2.2.2. Tính lượng vật chất ra khỏi lò đốt ....................................................................41
3.3. Kích thước lò đốt ....................................................................................................41
3.3.1. Thể tích buồng đốt sơ cấp....................................................................................41
3.3.2. Thể tích buồng đốt thứ cấp ..................................................................................42
3.3.3. Diện tích ghi lò: ...................................................................................................43
3.3.4. Thể xây lò. ...........................................................................................................43
3.3.5 Khung lò .............................................................................................................45
3.3.6 Kiểm tra tổn thất nhiệt qua xây lò ......................................................................46
3.3.7. Tính quạt cấp gió cho béc đốt nhiên liệu............................................................. 50
3.4. XỬ LÝ KHÍ LÒ ĐỐT. ........................................................................................... 53
3.4.1.Xác định thành phần, lưu lượng và nồng độ các chất trong khói thải. Chọn
phương pháp xử lý .........................................................................................................53
3.4.2. Xác định các thành phần cần xử lý ......................................................................55
3.4.3 Lựa chọn phương pháp xử lý ..............................................................................55
3.4.4. Tháp giải nhiệt .....................................................................................................56
3.4.5 Tính toán thiết bị xử lý khí .................................................................................75
3.4.6 Lượng dd Ca(OH)2 sử dụng ...............................................................................76
3.4.7 Tính tháp rửa khí ................................................................................................ 78
3.4.8 Tính trở lực tháp .................................................................................................86
3.4.9 Tính toán cơ khí thiết bị .....................................................................................87
3.4.10 Tính Bơm Và Quạt ............................................................................................. 92

3.5. TÍNH TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG. ....................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 98

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

3


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa các loại chất thải…………………………………… 11
Bảng 1.2:Thành phần chất thải (rác sinh hoạt tại bệnh viện)…………………….... 11
Bảng 1.3 thành phần chất thải nhiễm khuẩn có trong chất thải rắn y tế………….... 12
Bảng 1.4. Thành phần vật lý chất thải y tế một số bệnh viện ở TP. HCM…………. 12
Bảng 1.5. thành phần hóa lý của rác y tế…………………………………………... 12
Bảng 2.1. So sánh và lựa chọn công nghệ đốt………………………………………25
Bảng 3.1. Thành phần vật lý của chất thải rắn y tế nguy hại theo khối lượng……...29
Bảng 3.2. Thành phần hóa học của chất thải rắn y tế theo khối lượng……………..29
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của 20kg chất thải rắn bệnh viện…………………..30
Bảng 3.4. Thành phần dầu DO và khối lượng các chất có trong x kg dầu DO……..31
Bảng 3.5. Khối lượng mỗi chất tham gia quá trình cháy……………………………31
Bảng 3.6. Hằng số cân bằng đối với sự hình thành NO và NO2…………………....32
Bảng 3.7. Cân bằng vật chất các thành phần trong dòng ra và dòng vào:…………..35
Bảng 3.8. Thành phần chất thải rắn và nhiệt dung riên tương ứng:…………………37
Bảng 3.9 Nhiệt dung riêng của các khí ở nhiệt độ 11000C………………………….39
Bảng 3.10 Cân bằng nhiệt lượng các dòng vào và ra………………………………..40

Bảng 3.11: Các thông số của đáy……………………………………………………66
Bảng 3.12 : Thông số đo các bích…………………………………………………..69
Bảng 3.13 : Các thông số về chân đỡ………………………………………………..71
Bảng 3.14 : Các thông số về tai treo…………………………………………………72
Bảng 3.15 : hiệu suất của một số loại bơm…………………………………………..73
Bảng 3.16 : hệ số dự trữ của bơm:…………………………………………………...74
Bảng 3.17. dự toán chi phí xây dựng………………………………………………...94

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

4


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. chất thải rắn .................................................. 7
Hình 1.2. chất thải y tế.................................................. 9
Hình 2.1. Lò đốt rác dạng quay. ................................... 22
Hình 2.2. lò đốt rác tầng xôi. ........................................ 24
Hình 2.3. lò đốt rác hồng ngoại. ................................... 25
Hình 2.4. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải y tế .............. 28

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường


BCL

: Bãi chôn lấp

CTR

: Chất thải rắn

CTRNH

: Chất thải rắn nguy hại

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

KCN

: Khu công nghiệp

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường


5


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tại các thành phố
va các khu đô thị Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tiếp tục tăng
mạnh mẽ trong những năm tới. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị
hóa, nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của con người có xu hướng
tăng lên về số lượng, từ nước cống, rác sinh hoạt, phân, chất thải công nghiệp đến các
chất thải độc hại như rác thải y tế. Nếu ta không có phương pháp đúng đắn để phân hủy
lượng chất thải này thì sẽ gây ô nhiễm môi trường do vượt quá khả năng phân hủy của
tự nhiên.
Chất thải rắn y tế (CTRYT) là loại chất thải nguy hại. Trong thành phần CTRYT
có các loại chất thải nguy hại như: chất thải lâm sàng nhóm A, B, C, D, E. Các loại chất
thải này đặc biệt là chất thải nhiễm khuẩn nhóm A, chất thải phẫu thuật nhóm E có chứa
nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều
con đường và nhiều cách khác nhau. Các vật sắc nhọn như kim tiêm… dễ làm trầy xước
da, gây nhiễm khuẩn. Đồng thời, trong thành phần chất thải y tế còn có các loại hóa chất
và dược phẩm có tính độc hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn da, gây phản ứng,
gây nổ. Nguy hiểm hơn các loại trên là chất thải phóng xạ phát sinh từ việc chuẩn bệnh
bằng hình ảnh như: chiếu chụp X- quang, trị liệu…
Cho đến nay, chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất đối với
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ưu điểm chính của công nghệ chôn lấp
ít tốn kém và có thể xử lý nhiều loại chất thải rắn khác nhau so với công nghệ khác. Tuy
nhiên hình thức chôn lấp lại gây ra những hình thức ô nhiễm khác như ô nhiễm nước,
mùi hôi, ruồi nhặng, côn trùng… Hơn nữa, công nghệ chôn lấp không thể áp dụng để

xử lý triệt để các loại chất thải y tế, độc hại. Ngoài ra trong quá trình đô thị hóa như hiện
nay, quỹ đất ngày càng thu hẹp, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn vị trí làm bãi chôn
lấp rác.
Vị vậy, áp dụng một số biện pháp xử lý rác khác song song với chôn lấp là một
nhu cầu rất thiết thực. Công nghệ đốt chất thải rắn, một trong những công nghệ thay thế,
ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi đặc biệt với loại hình chất thải
rắn y tế và độc hại. Công nghệ đốt chất thải rắn sẽ ít tốn kém hơn nếu đi kèm với biện
pháp khai thác tận dụng năng lượng phát sinh trong quá trình.

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

6


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ.
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn.
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, nghiên cứu…CTYT nguy hại là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ
thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan; bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa
chất, chất phóng xạ…thường ở dạng rắn, lỏng, khí. CTYT được xếp là chất thải nguy
hại, cần có phương thức lưu giữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định riêng; gây nguy hại
sức khỏe, an toàn môi trường hay gây cảm giác thiếu thẩm mỹ.
Rác sinh hoạt y tế là chất thải không xếp vào chất thải nguy hại, không có khả năng
gây độc, không cần lưu giữ, xử lý đặc biệt; là chất thải phát sinh từ các khu vực bệnh
viện: giấy, plastic, thực phẩm, chai lọ…

Rác y tế (RYT) là phần chất thải y tế ở dạng rắn, không tính chất thải dạng lỏng và
khí, được thu gom và xử lý riêng.

Hình 1.1. chất thải rắn

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

7


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế
a. Chất thải lâm sàng
Chất thải rắn y tế gồm 5 nhóm:
- Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây
bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…bao gồm các vật
liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của người bệnh như gạc, bông, găng tay,
bột bó gãy xương, dây truyền máu…
Nhóm B: là các vật sắc nhọn: bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ và
mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, dù chúng có được sử dụng
hay không sử dụng.
- Nhóm C: chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm: găng tay,
lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu…
- Nhóm D: chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm
bị đổ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.
- Nhóm E: là các mô cơ quan người – động vật, cơ quan người bệnh, động vật, mô
cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…
b. Chất thải gây độc tế bào

-

Vật liệu bị ô nhiễm như bơm tiêm, gạc, lọ thuốc…thuốc quá hạn, nước tiểu,
phân…chiếm 1% chất thải bệnh viện.
1. Chất thải phóng xạ
Chất thải có hoạt độ riêng như chất phóng xạ. Chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt
động chuẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm chất thải rắn, lỏng,
khí.
-

Chất thải phóng xạ rắn: vật liệu sử dụng trong xét nghiệm, chuẩn đoán như ống
tiêm, bơm tiêm, giấy thấm…
Chất thải phóng xạ lỏng: dung dịch chứa nhân tố phóng xạ, tham gia điều trị,
chất bài tiết.
Chất thải phóng xạ khí: khí dùng trong lâm sàng, khí từ kho chứa chất phóng xạ.

2. Chất thải hoá học
Chất thải từ nhiều nguồn, chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán bao gồm:
formaldehyd, hoá chất quang học hoá, dung môi, etylen, hỗn hợp hoá chất…Chất thải
hóa học gồm các hóa chất có thể không gây hại như đường, axit béo, axit amin, một số
loai muối.. và các hóa chất gây hại như Formaldehit, hóa chất quang học, hóa chất dùng
để diệt khuẩn, dung dịch làm sạch…
Chất thải hóa học nguy hại gồm:

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

8



Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
-

-

-

Formaldehit: Đây là hóa chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó được sử
dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc khử khuẩn
các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa giải phẫu bệnh,
lọc máu, ướp xác.
Các chất quang hóa: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa Xquang.
Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế gồm các hợp chất của halogen
như metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như halothane, các hợp chất
không chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat..
Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như
phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…

3. Các loại bình chứa có áp
Bình chứ khí có áp như bình CO2, O2, gas, bình khí dung, bình khí dùng 1 lần…các
bình dễ gây cháy nổ, khi thiêu đốt cần thu riêng.
4. Chất thải sinh hoạt
Chất thải không bị coi là chất thải nguy hại, phát sinh từ bệnh viện, phòng làm
việc…giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng, túi nilon, thức ăn dư thừa…

Hình 1.2. chất thải y tế
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh.
Xác định nguồn phát sinh chất thải có quan hệ chặt chẽ tới việc quản lý chung vì
trong nhiều trường hợp, nếu xử lý ngay ở đầu nguồn hiệu quả sẽ cao hơn.

Căn cứ vào sự phân loại ở trên có thể thấy chất thải rắn bệnh viện gồm 2 phần chính:
phần không độc hại (chiếm 85%) loại này chỉ cần xử lý như những chất thải công cộng
và sinh hoạt khác. Phần độc hại (chiếm 15 %) cần có biện pháp xử lý thích hợp.
SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

9


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

Buồng tiêm

Phòng bệnh nhân
không lây lan

Phòng mổ

Phòng bệnh
truyền nhiễm

Phòng xét nghiệm,
chụp và rửa phim

Khu bào chế
dược

Phòng cấp cứu


Khu vực hành
chính
Đường thải chung

Chú thích
chất thải sinh hoạt

chất thải lâm sàng

chất thải sinh hoạt

chất thải phóng xạ

chất thải sinh hoạt
1.1.4. Thành phần, tính chất.
a. Tính chất vật lý.
- Thành phần.
Thành phần chất thải rắn y tế là thông số quan trọng đánh giá khả năng thu hồi phế
liệu, lựa chọn công nghệ thích hợp.
Sự khác nhau giữa chất thải y tế và chất thải đô thị được thể hiện ở bảng 1.1

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

10


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa các loại chất thải

Thành
phần

CT lây nhiễm
(% trọng lượng)

CT thông
thường (% trọng
lượng)

CT đô thị (%
trọng lượng)

Giấy

31

36

41,9

Carton

0

3

12,2

Plastic


29

20

11,2

Cao su

12

1,4

1,6

Vải

5

2,1

2,9

Thực phẩm

1

11,7

11,9


Rác vườn

0

2

0

Thủy tinh

3,2

4,8

7,5

Kim loại

1,1

7,2

6

Chất dịch

17,7

9,9


0

0

1,9

0,4

Misorganics

(Nguồn : Cefinea, năm 2010)
Bảng 1.2:Thành phần chất thải (rác sinh hoạt tại bệnh viện)
STT

Thành phần

Phần trăm trọng lượng
(%)

1

Giấy và giấy thấm

60

2

Plastic


20

3

Thực phẩm thừa

10

4

Kim loại, thủy tinh, chất
vô cơ

7

5

Các loại hỗn hợp khác

3
(Nguồn : Cefinea, năm 2010)

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

11


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

Bảng 1.3 thành phần chất thải nhiễm khuẩn có trong chất thải rắn y tế
STT

Thành phần

Phần trăm trọng lượng
(%)

Giấy và quần

50 – 70

2

Plastic

20 – 60

3

Thủy tinh

10 – 20

4

Chất dịch

1 – 10


1

áo

(Nguồn : Cefinea, năm 2010)
Bảng 1.4:Thành phần vật lý chất thải y tế một số bệnh viện ở TP. HCM
STT

Thành phần vật


Phần trăm trọng lượng
(%)

1

Plastic

30,1

2

Cao su (C4H6)n

24,2

3

Vải, giấy
(C6H10O5)n


36,2

4

Lipit
(C30H61C6H5O6)

0,5

5

Protit (C2H5O2N)

4

6

Xương (Ca, P)

5
(Nguồn : Cefinea, năm 2010)

Bảng 1.5: thành phần hóa lý của rác y tế
Thành
phần

Hàm
lượng (%)


Khối
lượng (kg)

Phân tử
lượng (g)

Lượng mol
(kmol)

C

50,85

50,85

12

4,23

H

6,71

6,71

2

3,35

O


19,5

19,5

32

0,59

N

2,75

2,75

28

0,098

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

12


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
Ca

0,1


0,1

40

0,00025

P

0,08

0,08

15

0,0053

S

2,71

2,71

32

0,084

Cl

15,1


15,1

71

0,212

A (tro)

1,05

1,05

-

-

W (nước)

1,5

1,5

18

0,605

Tổng

100


100
(Nguồn: Cefinea, năm 2010)

-

Độ ẩm

Độ ẩm của chất thải rắn là thông số liên quan đến giá trị nhiệt lượng, xem xét khi lựa
chọn, phương pháp xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm thay đổi theo thành
phần và theo mùa trong năm. Tùy từng loại chất thải có độ ẩm khác nhau 8,5 – 17%,
chủ yếu là giấy, plastic chiếm tỷ lệ cao. Độ ẩm tương đối thường thích hợp với phương
pháp xử lý bằng công nghệ thiêu đốt.
-

Tỷ trọng

Xác định bằng tỷ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể tích chiếm chỗ. Tỷ trọng
thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của rác. Tỷ trọng là thông số quan trọng
phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý vì liên quan tới khối lượng rác thu
gom và thiết kế qui mô lò đốt. RYT có thành phần hữu cơ cao nên tỷ trọng chất thải thấp
208 – 345kg/m3.
b. Tính chất hoá học và giá trị nhiệt lượng
Tính chất hóa học và nhiệt lượng được xem là nhân tố khi lựa chọn phương án xử lý
chất thải, tham gia thu gom, vận chuyển. Rác thải có giá trị nhiệt lượng cao nên xử lý
bằng phương pháp thiêu đốt, rác có thành phần hữu cơ cao, dễ phân hủy phải thu gom
trong ngày và ưu tiên xử lý bằng phương pháp sinh học.
-

Tính chất hoá học

+ Thành phần hữu cơ: được xác định là phần vật chất có thể bay hơi sau khi nung
ở 950oC.
+ Thành phần vô cơ (tro): là phần tro còn lại sau khi nung ở 950 0C.
+ Thành phần phần trăm (%): phần trăm của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro.
Thành phần % được xác định để tính giá trị nhiệt lượng của rác.

-

Giá trị nhiệt lượng

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

13


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
Nhiệt thoát ra từ việc đốt CTYT là một thông số quan trọng, có đơn vị kJ/kg. Các lò
đốt đều có bộ phận cấp khí bên trong trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cháy. Vì vậy,
khối lượng chất thải có thể đốt mỗi giờ phụ thuộc vào giá trị nhiệt lượng mỗi kg chất
thải.
Nhiệt lượng (Q) rác thải tính theo công thức:
Q = 339C + 1256H – 108,8(O – S) – 25,1(W + 9H) (kJ/kg)
Trong đó: C: phần trăm (%) trọng lượng Cacbon trong rác.
H: phần trăm (%) trọng lượng Hidro trong rác.
O: phần trăm (%) trọng lượng Cxy trong rác.
N: phần trăm (%) trọng lượng Nitơ trong rác.
S: phần trăm (%) trọng lượng lưu huỳnh trong rác.
W: phần trăm (%) trọng lượng tro trong rác.

1.2. TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN.
1.2.1. Tác hại đến sức khỏe con người.
Đối với sức khỏe: Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc
tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không
chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn
đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất
thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền
nhiễm như viêm gan B, HIV...). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân
gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập
vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do
hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải bệnh viện còn là nơi
"cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các
bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn
nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh
truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các
vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi
sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống...
Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không đảm bảo đó
sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc
với chất thải.
1.2.2. Tác hại đến môi trường.
Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu
đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và
SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

14


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

quy mô 80 giường bệnh.
không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con
người, hệ sinh thái.
Như vậy, để tránh được sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường,
và bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế thì ngành y tế phải quan
tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử lý chất thải y tế. Người đứng đầu các cơ sở y tế cần
lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho
quản lý chất thải y tế của đơn vị, mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng,
phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải địa phương để xử lý tiêu
hủy chất thải y tế đúng qui định. Các nhân viên y tế cần thực hiện tốt việc thu gom, phân
loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi
đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung như không
vứt rác, khạc nhổ bừa bãi...
1.3. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ HUYỆN HỚN QUẢN

1.3.1. Tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh
là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía
Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia;
phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.
Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó
diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số 905.300 người,
mật độ dân số đạt 132 người/km² (theo số liệu thống kê năm 2011), gồm nhiều dân tộc
khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã,
phường, thị trấn (92 xã, 14 phường và 5 thị trấn) thuộc 8 huyện, 3 thị xã.
Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), với tổng
diện tích cây lâu năm ước đến hết năm 2012 là 391.174 ha, trong đó cây điều, cao su
của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu công nghiệp (diện
tích hơn 5.211 ha), tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú, thị

xã Đồng Xoài và một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh) với tổng
diện tích hơn 28.300ha.
Bình Phước đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi và thông thoáng.
Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân
công giá rẻ, đồng thời là vựa rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế
mạnh “hút” nhà đầu tư.

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

15


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
1.3.2. Huyện Hớn Quản
 Đặc điểm địa hình

Khu đất có địa hình dốc từ tây bắc qua đông nam với độ dốc khoảng 2%. Cần phải
tính toán về cao độ nền sân, cũng như tính toán kỹ về độ sâu chôn móng để đảm bảo độ
ổn định và bền vững cho công trình.
 Địa chất công trình

Qua tham khảo tài liệu địa chất một số công trình lân cận thì khu vực xây dựng công
trình có cấu tạo nền đất phù sa cổ, thành phần chủ yếu là đất cát, cát pha trộn lẩn nhiều
sạn sỏi, phần nhiều là màu vàng nâu, đỏ nâu, sức chịu tải khá tốt, có cường độ chịu lực
cao (lớn hơn 1,5Kg/cm2).
 Điều kiện về khí tượng


Khu vực dự án nằm trên địa bàn huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước nên mang những
đặc điểm khí hậu của tỉnh Bình Phước.
Theo số liệu thống kê về khí tượng quan trắc trạm Đồng Phú nhiều năm qua và Niên
giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2013, điều kiện khí tượng – thủy văn vùng dự án
có đặc điểm như sau:
 Nhiệt độ

Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió
mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm đều và ổn định 26oC. Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong
năm 16.8oC. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong năm 36oC. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt
độ qua các tháng không lớn nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thì khá lớn,
khoảng 7 đến 9oC nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 3, 4,
5 (từ 37 – 37,2oC) và thấp nhất vào tháng 12 là 19oC (Nguồn: www.binhphuoc.gov.vn).
 Độ ẩm

Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 – 1.447 mm. Thời gian kéo dài quá trình
bốc hơi lớn nhất vào tháng 2, 3, 4.
Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ dao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và
mùa khô khá lớn.
- Độ ẩm trung bình : 78%.
- Độ ẩm lớn nhất

: 90% (tháng 9).

- Độ ẩm nhỏ nhất

: 60% (tháng 2 và 3).

- Lượng bốc hơi bình quân: 1.495,5 mm/ năm.

Nguồn: Trung tâm QH&KĐ xây dựng Bình Phước

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

16


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
 Lượng mưa

Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 – 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có
lượng mưa lớn nhất là 376 mm (tháng 7). Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 8 đến
tháng 10 hàng năm.
- Lượng mưa trung bình

: 2.570,0mm.

- Lượng mưa lớn nhất

: 3.172,8mm.

- Lượng mưa nhỏ nhất

: 1.910,0mm.

Mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
10 – 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, tháng 3
(Nguồn: www.binhphuoc.gov.vn).

Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi rơi, mưa sẽ cuốn theo nó
lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt
đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua. Chất lượng nước mưa còn tùy thuộc vào
chất lượng khí quyển và môi trường của khu vực.
 Chế độ gió

Hướng gió chủ đạo từ tháng 7 đến tháng 10 là hướng Tây – Tây Nam, tương ứng với
tốc độ gió là 3,0 m/s. Hướng gió chủ đạo từ tháng 11 đến tháng 2 là Bắc – Đông Bắc,
tương ứng với tốc độ là 3,4 – 4,7m/s (Nguồn: www.binhphuoc.gov.vn).
 Bức xạ mặt trời

Xã Tân Khai nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm 2.778 giờ.
Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng
1, là 267 giờ và thời gian ít nắng nhất vào tháng 9.
Bức xạ mặt trời gồm 3 loại cơ bản: bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức xạ tổng cộng.
Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào tháng 2, 3 và có thể đạt đến 0,72 – 0,79
cal/cm2.phút, từ tháng 6 đến tháng 12 có thể đạt tới 0,42 – 0,46 cal/cm2.phút vào những
giờ trưa.
 Điều kiện thủy văn

Nước mặt
Phía Bắc khu vực dự án có suối nhỏ cách dự án 10m, suối này chảy vào ao Cá Bác
Hồ.
Suối nhỏ có lưu lượng nước thấp, lưu lượng tối đa 1 m3/s (vào mùa mưa). Suối này
thường cạn kiệt vào mùa khô.
Suối này sẽ là nơi tiếp nhận tạm thời toàn bộ lượng nước thải của dự án. Khi hệ thống
xử lý nước thải tập trung của khu đô thị Tân Khai đi vào hoạt động thì dự án sẽ đấu nối
vào hệ thống XLNT tập trung này để tiếp tục được xử lý trước khi thải ra môi trường
bên ngoài.
SVTH: Ngô Huyền Huynh

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

17


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
Toàn bộ nước thải của bệnh viện phải được xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột
A trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận.
Khi dự án đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu đô thị Tân Khai
thì nước thải của bệnh viện đa khoa huyện Hớn Quản sẽ được xử lý theo yêu cầu của
khu đô thị.
Nước ngầm
Khu vực dự án nằm trong vùng nước ngầm khá dồi dào của tỉnh Bình Phước. Theo
tài liệu của LĐĐC 802, khả năng khai thác nước ngầm trên địa bàn có thể đạt 15.000 –
20.000 m3/ngày. Nước tồn tại ở 2 dạng có áp và không áp. Tầng khai thác hiện nay của
các giếng ở độ sâu 55 – 90m là tầng nước có áp.
 Kinh tế.

Tổng diện tích tự nhiên của xã Tân Khai là: 4.590 ha, trong đó:
-Đất nông nghiệp: 2.547,9 ha, chiếm 55,51% tổng diện tích.
-Đất phi nông nghiệp: 2.042,1 ha, chiếm 44,49% tổng diện tích, trong đó đất khu
công nghiệp là 646,1 ha chiếm 31,64% tổng diện tích.
Tổng diện tích tự nhiên của xã Thành Tâm là: 4078,48 ha, trong đó:
-Đất nông nghiệp: 2.263,86 ha, chiếm 55,51% tổng diện tích.
-Đất phi nông nghiệp: 1.814,62 ha, chiếm 44,49% tổng diện tích, trong đó đất
khu công nghiệp là 1.290,28 ha chiếm 31,64% tổng diện tích.
 Sản xuất Nông nghiệp:

Theo số liệu thống kê, diện tích gieo trồng cây hiện nay là:

+ Khoai mỳ: 34,5 ha;

+ Rau, đậu các loại: 1,8 ha;

+ Điều: 34 ha;

+ Cao su mới trồng: 77 ha;

+ Cao su đang thu hoạch: 2.554 ha;

+ Cây ăn quả: 6 ha;

+ Stump cao su: 83 ha.
 Chăn nuôi – Thú y:

Công tắc phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cũng được duy trì thường
xuyên. Kết quả tiêm ngừa đợt 1/2011: trâu bò: 120 con, heo: 1.980 con, gia cầm: 3.640
con.
Sản xuất kinh doanh:
Đến nay tổng số hộ sản xuất, kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn xã là 423
hộ.
 Điều kiện về xã hội

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

18


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

quy mô 80 giường bệnh.
Công tác văn hóa – xã hội:
Công tác tuyên truyền cổ động: tuyên truyền ngày thành lập Đảng, tết cổ truyền,
Đại hội Đảng bộ xã và Đại hội Đảng các cấp, các ngày lễ lớn; thành lập đội tuyển tham
dự đại hội TDTT huyện, tham gia các hoạt động mừng Đảng mừng Xuân, tuyên truyền
công tác bầu cử.
Hoạt động văn nghệ: tham gia chương trình “Văn nghệ quần chúng”, hội thi tiếng
hát “Thương binh cựu chiến binh” lần 6 năm 2011.
Cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” năm 2011: có 5/5 khu dân cư đăng ký KDC
tiên tiến và văn hóa, có 1.303 hộ đăng ký gia đình văn hóa đạt 100%, thực hiện đạt
96,85%.
Hoạt động truyền thanh: thực hiện 3.100 giờ phát sóng, trong đó chương trình
của địa phương là 530 giờ.
Công tác giáo dục đào tạo:
Cấp mầm non: trong năm 2012 – 2013 có 09 lớp với 245 cháu. Số học sinh 5 tuổi
là 84 cháu. 100% các cháu được chăm sóc, nuôi dưỡng tổ chức cân đo theo dõi định kỳ
bằng biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ đạt khá cao.
Trường tiểu học: năm 2012 – 2013 tổng số có 19/19 lớp với 511/245 nữ, học sinh
dân tộc 13 em. Trường tiếp tục duy trì chương trình dạy 02 buổi cho tất cả các khối lớp,
kết quả năm học tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 87,5%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99%, học
sinh tốt nghiệp tiểu học 100%. Trong năm không có trường hợp nào bỏ học.
Trường THCS: năm 2012 – 2013 trường có tổng số lớp 11/318/139 nữ. Tổng số
học sinh khá giỏi là 43,3%.
Công tác y tế:
Tổng số sinh: 80 trẻ không tăng so với năm 2013.
Công tác khám chữa bệnh tổng số: 4.088 lượt người/năm.
Công tác BVBMTEKHHGD: khám thai 476 trường hợp, khám phụ khoa 669
lượt người, đặt vòng: 50/60 trường hợp, thuốc tiêm 60/60 trường hợp, thuốc viên:
210/140 trường hợp.
1.4. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA TỈNH BÌNH

PHƯỚC (HUYỆN HỚN QUẢN)
Bình Phước hiện nay là một trong 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước,
với mức GDP bình quân 5 năm (2005-2010) là 13,2%. Cùng với sự phát triển kinh tế là
sự hình thành và phát triển của nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh dẫn đến lượng
phát sinh chất thải ngày càng gia tăng, đặc biệt là chất thải công nghiệp, chất thải nguy
hại. Lượng chất thải này nếu không xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe
của cộng đồng.
SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

19


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
Hiện nay, việc quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do
chưa có quy hoạch về bãi chôn lấp chất thải nguy hại, trên địa bàn tỉnh hiện tại chưa có
đơn vị xử lý chất thải nguy hại nên các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh phải hợp đồng
với các đơn vị ở xa để xử lý, do đó việc xử lý rất tốn kém và gây nhiều khó khăn cho
công tác quản lý.
Trên địa bàn tỉnh chỉ có 13/25 cơ sở khám chữa bệnh có lò đốt để xử lý rác thải
y tế. Đối với các cơ sở này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra tình
hình thu gom và xử lý rác thải y tế của cơ sở. Kết quả kiểm tra cho thấy, tại một số cơ
sở khám chữa bệnh tuy đã đầu tư lò đốt rác nhưng do thiếu kinh phí xử lý và nhân viên
vận hành nên không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên. Bên cạnh đó, phần lớn
các lò đốt của các cơ sở đã có biểu hiện xuống cấp, không đảm bảo xử lý rác thải đạt
quy chuẩn nhưng vẫn được sử dụng gây ra tình trạng ô nhiễm mùi và khí thải ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu các cơ sở khám
chữa bệnh này phải lập kế hoạch quản lý chất thải y tế, có biện pháp thu gom, xử lý hoặc
cải tạo lò đốt, đảm bảo rác thải y tế được xử lý theo đúng quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Theo quy định điều 1 của Quyết định số
20 ngày 4/1/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý
chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì Sở Y tế là đơn vị chịu trách nhiệm quản
lý nhà nước về chất thải rắn y tế. Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý rác thải y tế tại
các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức, rác
thải y tế vẫn được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và xử lý không đúng quy định.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường
đã có văn bản yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn tỉnh lập sổ đăng
ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và định kỳ báo cáo tình hình thu gom, xử lý rác
thải y tế chứa thành phần nguy hại tại cơ sở theo đúng quy định.
Đối với rác thải y tế phát sinh tại các cơ sở lao động, dạy nghề và chữa bệnh xã
hội (trên địa bàn tỉnh hiện có 4 trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động 5 xã hội), Sở
Tài nguyên và Môi trường đã có công văn yêu cầu các trung tâm thực hiện đăng ký sổ
chủ nguồn thải chất thải nguy hại và báo cáo định kỳ tình hình thu gom, xử lý rác thải y
tế chứa thành phần nguy hại. Đến nay đã có 3/4 trung tâm được cấp sổ chủ nguồn thải
chất thải nguy hại, riêng đối với Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội Minh
Lập vẫn chưa thực hiện theo quy định.

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

20


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
NGUY HẠI.
2.1.SO SÁNH LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI.

Chôn lấp: Là phương pháp dễ làm ít tốn kém. Nhưng phương pháp này có
những nhược điểm những nhược điểm như: Diện tích đất sử dụng nhiều, rác sau khi
chôn lấp thường bị những người nhặt rác bới lên để lấy vật dụng có thể tái sử dụng,
chuột và côn trùng có thể tha rác và các tác nhân nguy hại ra môi trường. Ngoài ra
nước mưa thấm vào hố rác có thể làm ảnh hưởng tới nguồn nước những vùng xung
quanh. Bởi vậy chôn lấp không phải là giải pháp nhằm giải quyết tận gốc chất thải y
tế nguy hại.
Khử trùng: Phương pháp này có nhiều nhược điểm như một số chất khử
trùng chỉ có tính đặc hiệu với một số dạng vi sinh vật. Ngoài ra chất khử trùng còn
có tính chất độc hại đối với môi trường và người sử dụng. Các chất tẩy uế thường
dùng hiện nay là: andehyte, các hợp chất clorua, các muối amoni, hợp chất phenol.
Các chất này gây hại cho người thông qua da, màng nhày và khả năng ăn mòn vật
liệu xây dựng. Hơn nữa chi phí vận hành tốn tới 100 – 200 USD/ tấn rác y tế. Chính
vì vậy phương pháp này ít được sử dụng ở Việt Nam.
Đốt: Ưu điểm của phương pháp này có thể xử lý được nhiều loại rác, đặc biệt
là chất thải lâm sàng. Phương pháp này làm giảm thiểu tối đa số lượng và khối
lượng rác thải, đồng thời tiêu diệt được hoàn toàn các mầm bệnh trong rác. Phương
pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao, chi phí vận hành, bảo dưỡng tương đối
tốn kém.
Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm
thiểu tới mức nhỏ nhất lượng chất thải cần phải có các biện pháp xử lý cuối cùng.
Nếu sử dụng công nghệ đốt tiên tiến thì việc xử lý bằng phương pháp này còn có ý
nghĩa bảo vệ môi trường cao. Phương pháp này dùng để xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại, là loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm, truyền bệnh cao mà khi xử lý bằng
phương pháp khác sẽ không giải quyết được triệt để. Bởi vậy ta sẽ chọn
phương pháp thiết kế lò đốt để xử lý chất thải y tế vì phương pháp này có nhiều ưu
điểm vượt trội so với các phương pháp khác.
Phương pháp đốt
Phương pháp đốt là phương pháp oxy hoá nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong
không khí, trong đó rác sẽ được chuyển hoá thành khí và các chất trơ không cháy. Đây

là phương pháp phổ biến, nhiều nơi áp dụng; là quá trình ôxi hóa rác ở nhiệt độ cao, tạo
CO2, H2O…Phương trình tổng quát:
CxHyOz + (x+y/4+z/2) O2 = xCO2 + yH2O
SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

21


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
-

-

Ưu điểm: xử lý triệt để rác, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm khác,
diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản và có thể xử lý rác có chu kỳ phân hủy
dài.
Nhược điểm: chi phí đầu tư vận hành cao, thiêu đốt một số chất thải chứa clor, kim
loại nặng phát sinh ra bụi, chất ô nhiễm độc hại như dioxin…
Chất thải từ lò đốt chia làm 2 nhóm

-

Các sản phẩm do sự cháy không hoàn toàn như arsenic, crom, beri, heli…có nguồn
gốc từ các chất ô nhiễm ban đầu.
Các sản phẩm sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn trong buồng sơ cấp. Chất
thải có nhiệt lượng cao tiêu thụ nhiều ôxi trong quá trình cháy.

Trong quá trình thiết kế lò đốt cần kèm theo hệ thống xử lý khí thải, lưu ý các yếu tố

đảm bảo sự đốt chày hoàn toàn: lượng O2 cung cấp, nhiệt độ cháy 900 – 1200oC, thời
gian đốt và mức xáo trôn. Cần lưu ý vật liệu chế tạo lò để đảm bảo chịu nhiệt cao. Khí
thải sau khi làm nguội được xử lý bằng dung dịch trung hòa.
2.2. CÁC LOẠI LÒ ĐỐT CHẤT THẢI Y TẾ
2.2.1. Lò quay

Hình 2.1. Lò đốt rác dạng quay.
Hệ thống lò quay dùng trong xử lý chất thải nguy hại bao gồm bộ phận nạp liệu, bộ
phận cấp khí, lò quay, buồng đốt thứ cấp và thiết bị gom tro. Khí đi ra từ buồng đốt thứ
cấp được dẫn qua hệ thống xử lý và được quạt đưa tới ống khói.

SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

22


Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
Lò quay bao gồm một buồng đốt hình trụ, bên trong có lót gạch chịu lửa đặt trên các
bánh răng truyền động và quay với tốc độ 3 – 5 vòng/phút theo trục dọc của nó. Độ
nghiêng của lò từ khoảng 30 – 50 theo chiều từ đầu nhập liệu đến đầu tháo tro và do vậy
chất thải có thể chuyển động theo phương ngang và theo phương bán kính của lò. Trong
lúc di chuyển, chất thải cũng đồng thời được đốt cháy. Tại phần cuối của lò, tro được
tháo ra và đồng thời khí thải tiếp tục đi vào buồng đốt thứ cấp đang được duy trì ở nhiệt
độ cao hơn để hoàn thành quá trình tiêu hủy chất thải.
Do cấu tạo, hệ thống lò quay thường xảy ra rò rỉ khí thải và nhiệt lượng trong lúc
vận hành. Các điểm có khả năng gây ra rò rỉ gồm: cửa nhập liệu, cửa tháo tro, điểm
chuyển tiếp giữa lò quay và buồn thứ cấp… Để khống chế điều này, phải bố trí một quạt
hút nhằm tạo sự cân bằng áp suất giữa môi trường bên trong và bên ngoài lò. Thực tế,

việc duy trì áp suất cân bằng này đòi hỏi các kỹ thuật điều khiển tự động hiện đại và tốn
kém.
2.2.2. Lò đứng 2 cấp
Lò đứng 2 cấp bao gồm một buồng đốt sơ cấp và một buồng đốt thứ cấp. Hai buồng
sơ cấp và thứ cấp có thể bố trí theo chiều ngang hoặc chiều dọc, thì buồng đốt thứ cấp ở
phía trên và thông thường đó là loại lò đốt có kiểm soát không khí.
Đối với các lò đốt có công suất nhỏ, chất nạp từng mẻ vào buồng sơ cấp, còn tro xỉ
được tháo ra khi đã tích lũy với số lượng lớn gây ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của
lò. Đối với các lò đốt có công suất lớn, chất thải được nạp vào và tro được lấy ra liên tục
nhờ các hệ cơ khí. Buồng đốt thứ cấp có nhiệm vụ đốt tiếp để tiêu hủy hoàn toàn các
thành phần hữu cơ hiện diện trong khí thải từ buồng sơ cấp.
2.2.3. Lò tầng sôi
Lò tầng sôi có cấu tạo hình trụ, tường bằng gạch chịu lửa, bên trong có sử dụng một
tầng vật liệu đang “sôi” của cát hoặc nhôm, đá vôi, vật liệu gốm…mà tại đó quá trình
đốt cháy diễn ra. Thiết bị ngoại vi quan trọng nhất của lò là quạt thổi khí, vừa có chức
năng tạo tầng sôi, vừa có nhiệm vụ cấp khí cháy cho lò. Trong trường hợp cần xử lý khí
thải của lò, phải trang bị thêm quạt li tâm.
Chất thải được nạp trực tiếp vào bên trên hoặc bên trong của tầng sôi, tùy thuộc vào
độ ẩm của chất thải. Với chất thải có độ ẩm cao, cần phải nạp liệu cách xa về phía trên
so với tầng sôi để đảm bảo thời gian và hiệu quả tách ẩm, và trường hợp này cần diện
tích bề mặt tầng sôi, dẫn đến yêu cầu về diện tích tiết diện lò phải lớn. Ngược lại, tiết
diện lò có thể nhỏ hơn nếu chất thải được nạp vào bên trong tầng sôi.
Do đặc điểm cấu tạo, chất thải sau khi nạp vào lò tầng sôi đạt được sự tiếp xúc mãnh
liệt với không khí để thực hiện quá trình thiêu đốt hiệu quả các thành phần cháy được
SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

23



Tính toán, thiết kế lò đốt CTR nguy hại cho bệnh viện huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
quy mô 80 giường bệnh.
và tách hết độ ẩm. Nhiệt độ tầng sôi thường dao động trong khoảng 13000K – 15000K,
tùy thuộc vào trạng thái vật lý của chất thải được đốt. Thời gian lưu của không khí trong
lò khá lớn, trong khoảng 3 – 6 giây.
Tro còn lại sau khi đốt sẽ lẫn lộn với vật liệu tầng sôi, một phần theo dòng khí thải
ra ngoài. Với chất thải chứa các muối kim loại, lượng tro sau khi đốt thường gây ra hiện
tượng kết tụ tầng sôi. Hiện tượng kết tụ tầng sôi là sự tăng kích thước của các hạt vật
liệu tầng sôi, kéo theo sự kết hợp của chúng thành các hạt rắn lớn, và dễ dàng lắng tụ,
dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng của tầng sôi và hiệu suất làm việc của lò.

Hình 2.2. lò đốt rác tầng xôi.
2.2.4. Lò hồng ngoại
Lò hồng ngoại (lò điện, lò bức xạ điện) là một hệ thống gồm một băng tải chứa chất
thải di chuyển bên trong một buồng đốt sơ cấp dài, được duy trì ở áp suất âm nhờ quạt
hút. Khí đi ra khỏi buồng nung được tiếp tục qua buồng đốt thứ cấp, còn chất thải sau
khi nung được băng tải vận chuyển ra ngoài, dẫn đến bộ phận chứa tro.
Băng tải có cấu tạo dưới dạng lưới liên tục được làm bằng hợp kim chịu nhiệt cao
(1300 – 16000F). Lớp chịu nhiệt của hệ thống lò hồng ngoại được làm bằng vật liệu gốm
thay vì gạch chịu lửa nhằm hạn chế mức độ tán nhiệt của lò.
Chất thải được nạp vào buồng đốt sơ cấp từ miệng nạp xuống băng tải, tạo thành một
lớp bùn dày khoảng 2,5 cm trên mặt băng tải. Tốc độ của băng tải được lựa chọn để sao
cho chất thải được thiêu hủy mà không phải đảo trộn. Chính điều này làm giảm nòng độ
SVTH: Ngô Huyền Huynh
GVHD: TS. Nguyễn Xuân Trường

24



×