Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

áp dụng bộ chỉ số để đánh giá tính bền vững trong hoạt động khai thác ilmenite ở tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 65 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN ........................................................................... 2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN ...................................................................................... 3
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN ................................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN.................................................... 3
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN ................................................................................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC................... 5
1.1.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................... 8
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 10
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................. 11
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 15
1.2.4. Khái quát chung về ngành khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Thuận ........... 17
1.2.5. Đặc điểm thân quặng ilmenite và tình hình khai thác quặng ilmenite ở tỉnh
Bình Thuận ............................................................................................................. 19
1.2.6. Những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động khai thác quặng ilmenite .............. 19
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 22
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 22
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 22
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 22
2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra ....................................................... 22
2.1.3. Phương pháp đánh giá................................................................................... 23
2.1.4. Phương pháp SWOT ..................................................................................... 24
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 25
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................... 25
3.1. CHỈ SỐ AN TOÀN LAO ĐỘNG ...................................................................... 25
3.1.1. Đánh giá việc thực hiện an toàn lao động tại doanh nghiệp. ........................ 25


ii


3.1.2. Đề xuất các chỉ tiêu và thực tế khảo sát trong thực hiện an toàn lao động... 26
3.2. CHỈ SỐ HIỆU QUẢ KINH TẾ.......................................................................... 28
3.2.1. Đánh giá việc thực hiện chỉ số hiệu quả kinh tế ........................................... 28
3.2.2. Đề xuất các chỉ tiêu trong việc thực hiện tăng hiệu quả kinh tế ................... 29
3.3. CHỈ SỐ VỀ HIỆU QUẢ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN.................................... 30
3.3.1. Đánh giá việc thực hiện chỉ số về hiệu quả khai thác tài nguyên ................. 30
3.3.2. Đề xuất chỉ tiêu và thực tế khảo sát về hiệu quả khai thác tài nguyên ......... 31
3.4. CHỈ SỐ VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN .......................................................... 32
3.4.1. Đánh giá việc thực hiện chỉ số về môi trường tự nhiên ................................ 32
3.4.2. Đề xuất chỉ tiêu trong thực hiện giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên
................................................................................................................................ 36
3.5. CHỈ SỐ VỀ MỤC TIÊU CỘNG ĐỒNG ........................................................... 39
3.5.1. Đánh giá việc thực hiện chỉ số cộng đồng .................................................... 39
3.5.2. Một số đề xuất đánh giá liên quan đến mục tiêu cộng đồng......................... 39
3.6. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 45
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 45
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 49

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ


: An toàn lao động

ĐATN

: Đồ án tốt nghiệp

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

HST

: Hệ sinh thái

IRR

: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

NPV

: Tổng giá trị vốn cho từng thời kỳ

NSNN

: Ngân sách nhà nước

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Bộ chỉ số phát triển bền vững về kinh tế ngành than ................................... ..6
Bảng 1.2. Bộ chỉ số phát triển bền vững xã hội ngành than ............................................ 6
Bảng 1.3. Bộ chỉ số phát triển bền vững môi trường ngành than.................................... 7
Bảng 1.4. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững do nhà nước ban hành .................................. 7
Bảng 1.5. Phát triển bền vững về môi trường của báo cáo Sustainability In The Mining
Sector ............................................................................................................................... 8
Bảng 1.6. Phát triển bền vững về xã hội của báo cáo Sustainability In The Mining Sector
......................................................................................................................................... 9
Bảng 1.7. Phát triển bền vững về quản lý kinh tế của báo cáo Sustainability In The
Mining Sector .................................................................................................................. 9
Bảng 1.8. Một số thông số thuỷ văn các sông tỉnh Bình Thuận.................................... 13
Bảng 1.9. Trữ lượng nước dưới đất tỉnh Bình Thuận .................................................... 14
Bảng 1.10. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 phân theo ................... 16
Bảng 1.11. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện, thị xã, thành
phố ................................................................................................................................. 17
Bảng 2.1. Tiêu chí an toàn trong đề xuất của Laurence

23

Bảng 2.2. Tiêu chí kinh tế trong đề xuất của Laurence ................................................. 23
Bảng 2.3. Tiêu chí hiệu quả khai thác trong đề xuất của Laurence............................... 24
Bảng 2.4. Tiêu chí môi trường trong đề xuất của Laurence .......................................... 24
Bảng 2.5. Tiêu chí cộng đồng trong đề xuất của Laurence ........................................... 24
Bảng 3.1. Thống kê các vụ tai nạn về ATLĐ tại hai doanh nghiệp khảo sát

25

Bảng 3.2. Đánh giá tính bền vững trong thực hiện ATLĐ tại 2 doanh nghiệp khảo sát
....................................................................................................................................... 26
Bảng 3.3. Một số đề xuất và thực tế việc thực hiện an toàn lao động trong khai thác

(Khảo sát tại Công ty Tân Quang Cường) ..................................................................... 27
Bảng 3 4. Đánh giá các chỉ tiêu thực hiện chỉ số hiệu quả kinh tế ................................ 28
Bảng 3.5. Một số đề xuất tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình khai thác .................... 29
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tính bền vững trong khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên 30
Bảng 3.7. Một số đề xuất và thực tế việc thực hiện các đề suất trong khai thác hiệu quả
nguồn tài nguyên ........................................................................................................... 32
v


Bảng 3.8. Đánh giá tính bền vững trong thực hiện chỉ tiêu về môi trường ................... 33
Bảng 3.9. Một số đề xuất và thực tế việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động
đến môi trường tự nhiên để tiến tới bền vững ............................................................... 36
Bảng 3.10. Chỉ tiêu đánh giá thực hiện chỉ số cộng đồng ............................................. 39
Bảng 3.11. Phương pháp SWOT nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ................................. 44

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận ......................................................................... 10
Hình 1.2. Khu vực khai thác gần đảo hòn Nghề ............................................................. 3
Hình 1.3. Khu vực khai thác quặng ilmenite khu vực Nam Suối Nhum......................... 4
Hình 3.1. Thảm thực vật trước và sau khai thác (2005 – 2016) 34
Hình 3.2. Biểu đồ khảo sát ý người dân về mục tiêu môi trường ................................. 41
Hình 3.3. Biểu đồ khảo sát ý kiến người dân về mục tiêu cộng đồng........................... 42

vii


TÓM TẮT

Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường đang là một vấn đề
nóng bỏng đối với các quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Với lợi thế là
một quốc gia giàu nguồn tài nguyên với rất nhiều loại khoáng sản như: than, boxit,
titan…vv, Việt Nam có lợi thế rất lớn để trở thành một quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực
này. Tuy nhiên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này lại đang trở thành vấn đề trăn
trở đối với nhà hoạch định chiến lược. Bình Thuận với vị thế là một địa phương giàu
nguồn sa khoáng về titan, đóng vai trò quan trọng trong bản đồ trữ lượng titan cả nước.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác kém hiệu quả, cũng như quá trình phục hồi môi trường
yếu kém của các doanh nghiệp khai thác đã gây ra nhiều tác động xấu đến con người và
môi trường nơi đây. Vì vậy, báo cáo “áp dụng bộ chỉ số để đánh giá tính bền vững trong
hoạt động khai thác ilmenite ở tỉnh Bình Thuận” được ra đời nhằm khắc phục tình trạng
đó. Báo cáo sử dụng các phương pháp gồm: phương pháp khảo sát điều tra; phương
pháp đánh giá; phương pháp SWOT để tiến hành thực hiện. Kết quả báo cáo gồm các
thông số về 5 chỉ tiêu của các doanh nghiệp khai thác ilmenite bao gồm: an toàn, kinh
tế; hiệu quả khai thác; môi trường và cộng đồng. Báo cáo cũng đưa ra nhận định và kiến
nghị nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà không gây ra những ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường xung quanh khu vực khai thác.

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đất nước hiện nay, nhiều
loại khoáng sản đã được khai thác để chế biến nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và
ngoài nước một cách mạnh mẽ, ngành khai khoáng đóng góp GDP mỗi năm khoảng
10% - 11%, thu ngân sách nhà nước khoảng 25%, về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp
thời nguyên liệu (than đá, thiếc, kẽm, sắt, đồng, apatit v.v..) cho các ngành kinh tế sử
dụng nguyên liệu khoáng (nhiệt điện, xi măng, hóa chất, luyện kim...). Tuy nhiên, hoạt
động khai thác chế biến khoáng sản hiện nay của một số doanh nghiệp vẫn còn bộc lộ

nhiều bất cập, do chú trọng vào lợi nhuận mà ít chú ý đến công tác bảo vệ môi trường,
nên việc khai thác bừa bãi đang gây ra những hậu quả suy thoái môi trường và mất cân
bằng sinh thái nghiêm trọng.
Bình thuận với vai trò là một địa phương có nguồn trữ lưỡng lớn về Titan với gần
600 triệu tấn chiến 92% trữ lượng Titan (nguyên tố này chứa nhiều trong quặng ilmenite)
của cả nước, nguồn trữ lượng này chủ yếu nằm trong tầng cát đỏ và cát xám nên việc
khai thác được tiến hành thuận lợi, tuy nhiên công tác khai thác vẫn còn nhiều bất cập
với nhiều ảnh hưởng về môi trường, điển hình là vụ vỡ bờ moong khai thác Titan tại
Suối Nhum thuộc tỉnh Bình Thuận với lượng bùn thải trong hồ chảy dài hơn 1 ha trong
đường nội bộ mỏ, tiếp tục tràn vào nhà dân và các khu vực xung quanh đó gây thiệt hại
nặng nề về người và của. Quá trình tuyển quặng và khai thác chế biến Titan cũng thải
nhiều chất độc hại cho môi trường, chất phóng xạ cũng như phá hủy cảnh quan sinh thái
môi trường xung quanh, nếu khai thác quá mức và khai thác với diện diện rộng (thân
quặng Titan ở Bình Thuận có nhiều nơi sâu đến 200m), có khả năng sẽ xuống rất sâu tới
mực nước biển thì việc khai thác sẽ rất khó khăn và nguy hiểm, có thể mang lại những
tác động xấu về môi trường tổng thể và toàn diện. Vì vậy, việc cần có một bộ chỉ số để
đánh giá tính bền vững trong hoạt động khai thác quặng ilmenite là vô cùng cấp bách.

2


2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
Giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác ilmenite ở tỉnh
Bình Thuận khai thác một cách có hiệu quả và bền vững.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
3.1. Khảo sát thực địa.
- Tiến hành đi thực địa khảo sát khu vực khai thác quặng ilmenite ở xã Thuận
Quý
- Khảo sát người dân xung quanh khu vực khai thác mỏ các chỉ tiêu về môi trường
và cộng đồng (27 phiếu)

3.2. Tổng hợp và xử lý số liệu sau khi thu thập thông tin từ khu vực thực địa.
- Thu thập thông tin về môi trường, kinh tế - khai thác từ người dân và các cơ
quan chính quyền tại địa phương.
- Xử lý thông tin sau khi đã thu thập bằng cách đánh giá kết quả phiếu điều tra.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các khu vực khai thác ilmenite trên địa
bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỒ ÁN
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Các tài liệu được thu thập, tham khảo dựa trên internet, tạp chí khoa học, các
bài báo có liên quan đến đề tài…vv.
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra
- Khảo sát khu vực khai thác quặng ilmenite ở huyện Hàm Thuận Nam trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận.
- Điều tra các thông tin có liên quan để phục vụ cho đề tài như: số vụ tai nạn lao
động, thuế - vốn của các doanh nghiệp khai thác, đời sống nghười dân xung quanh khu
khai thác…vv.
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát ý kiến cộng đồng xung quanh khu vực
khai thác quặng ilmenite.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp các số liệu về các tiêu chí an toàn lao động, hiệu quả kinh tế, hiệu quả
khai thác, môi trường và cộng đồng đã thu thập được nhằm tiến hành đánh giá
3


4.4. Phương pháp SWOT
- Phân tích trình bày tóm tắt các điểm mạnh (strengths), điểm yếu (Weakness),
cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của việc khai thác quặng ilmenite.
- Phân tích được tiến hành trên khu vực tỉnh Bình Thuận dựa trên các thông tin
thu thập, nhằm tiến tới mục tiêu đạt được mục đích chiến lược là đạt hiệu quả cao về

kinh tế, nhưng vẫn bảo tồn được môi trường tự nhiên.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.1. Nghiên cứu trong nước
Từ giữa thập niên 80 đến thế kỷ XX hiện nay, mục tiêu phát triển bền vững đã
trở thành một đề tài được thế giới rất quan tâm, Việt Nam là một trong những nước đã
và đang dần hoàn thiện chính sách này, tiêu biểu là một số nghiên cứu khoa học nhằm
hoạch định sự phát triển như sau:
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Thủy (2015) đã trình bày bộ tiêu chí về
khai thác khoáng sản bền vững, do nhóm nghiên cứu đề xuất gồm 5 mục tiêu và 19 tiêu
chí, có thể sử dụng để đánh giá tính bền vững của các dựa án khai thác khoáng sản trong
suốt vòng đời của sự án. Bộ tiêu chí này cũng đã được áp dụng để thử nghiệm đánh giá
định lượng tính bền vững của kịch bản khai thác ilmanite trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
– Ninh Thuận. Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 trong 5 mục tiêu có điểm số thay
đổi (-4) đến (-5) với mức đô ảnh hưởng của từng tiêu chí từ tiêu cực cho đến rất tiêu
cực. Chính vì vậy, hoạt động khai thác ilmenite tuy sẽ mang lại một số hiệu quả kinh tế
nhất định nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội. Do đó,
quy hoạch sa khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận – Ninh Thuận sẽ gặp rất nhiều thách
thức và khó khăn để đạt được mục tiêu khai thác khoáng sản bền vững.
Một kết quả nghiên cứu khác về bộ tiêu chí phát triển bền vững của của ngành
than Việt Nam do các tác giả Nguyễn Minh Duệ, Nguyễn Công Quang thuộc Trường
Đại học Bách khoa – Hà Nội soạn thảo nhằm hoạch định chính sách phát triển bền vững
cho ngành than giai đoan (2011 – 2020) bao gồm 3 chủ đề với các chỉ tiêu chính như
sau:


5


 Các chỉ tiêu phát triển bền vững về kinh tế
Bảng 1.1. Bộ chỉ số phát triển bền vững về kinh tế ngành than
Chỉ tiêu

STT
1

Trữ lượng

2

Giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên

3

Tăng trưởng sản lượng hàng năm

4

Tăng trưởng giá trị gia tăng

5

Sản phẩm qua chế biến

6


Mức độ đổi mới và đa dạng sản phẩm

7

Mức độ quan trọng của sản phẩm trong đời sống xã hội

8

Sản phẩm mới thay thế nhiên liệu ngành than

9

Tỷ lệ giá trị sảm phẩm mới thay thế than

10

Mức độ tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng
(nguồn: Nguyễn Minh Duệ và cs, 2011)

 Các chỉ tiêu phát triển bền vững xã hội
Bảng 1.2. Bộ chỉ số phát triển bền vững xã hội ngành than
Chỉ tiêu

STT
1

Mức độ đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho nền kinh tế phát triển
sản xuất - đời sống xã hội

2


Tỷ lệ tăng trưởng nộp NSNN

3

Tỷ lệ tăng trưởng đóng góp ngân sách địa phương

4

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước hoặc địa phương

5

Tăng trưởng lao động hàng năm

6

Số lao động được giành cho địa phương

7

Mức đóng góp sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực

8

Đóng góp duy trì phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, y tế, ….vv

9

Sức khoẻ tốt


10

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

11

Tỷ lệ lao động nữ

12

Chỉ tiêu phúc lợi xã hội - y tế
6


(nguồn: Nguyễn Minh Duệ và cs, 2011)
 Các chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường: 8 chỉ tiêu
Bảng 1.3. Bộ chỉ số phát triển bền vững môi trường ngành than
Chỉ tiêu

STT
1

Tỷ lệ giảm tai nạn lao động (cải thiện điều kiện lao động)

2

Tỷ lệ giảm khối lượng chất thải

3


Tỷ lệ tái chế/thu hồi chất thải, phế thải so với tổng số chất thải, phế thải

4
5
6

Mức độ cải thiện thông số môi trường làm việc trong mỏ, nhà máy và
xung quanh
Tỷ lệ sản phẩm sạch và quy mô áp dụng sản xuất sạch hơn
Tỷ lệ đơn vị đạt tiêu chuẩn môi trường theo ISO 14000/tổng đơn vị của
doanh nghiệp

7

Tỷ lệ lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm

8

Tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp
(nguồn: Nguyễn Minh Duệ và cs, 2011)

Tiếp theo, còn có bộ tiêu chí phát triển bền vững do nhà nước ban hành
(12/4/2012) giai đoạn (2011 – 2020) với con người là trung tâm của phát triển bền vững,
chỉ có con người phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của tự nhiên, cũng như có con
người mới có thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập;
xây dựng lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bộ tiêu chí về
phát triển bền vững của Quốc gia được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 1.4. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững do nhà nước ban hành
Chỉ tiêu


STT
1

Các chỉ tiêu tổng hợp về chỉ số phát triển con người và bền vững môi trường

2

Các chỉ tiêu về kinh tế

3

Các chỉ tiêu về xã hôi

4

Các chỉ tiêu về môi trường

7


1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước
Từ nửa sau của thế kỷ 20, khi nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trên thế giới đang
ngày càng tăng cao, cùng với đó là hàng loạt các dấu hiệu về khủng hoảng môi trường
toàn cầu thì loài người mới nghĩ đến vấn đề sinh thái cho sự phát triển của mình và cũng
song song với giai đoạn đó, loài người đã bước đầu tiến hành các mục tiêu phát triển
bền vững sống của mình. Dấu mốc đầu tiên của sự phát triển đó có thể kể đến hội nghị
thế giới đầu tiên về môi trường sống với đại diện của 173 Quốc gia tham dự tại thủ đô
Stockhom – Thụy Điển 1972. Có thể định nghĩa về các tiêu chí đó như là một khái niệm
phát triển về mọi mặt của xã hội mà vẫn đảm bảo sự phát triển cho tương lai, tùy theo

mục tiêu hướng tới của từng quốc gia trên thế giới mà mỗi quốc gia có thể chọn riêng
về đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội, địa lý, văn hóa…riêng để hoạch định chiến lược phù
hợp nhất với quốc gia đó. Kể từ đó đến nay, đã có hàng loạt báo cáo và nghị sự ra đời
để phục vụ cho công tác phát triển bền vững trên toàn thế giới. Bao gồm các báo cáo:
Báo cáo Sustainability In The Mining Sector (bền vững trong ngành khai thác
khoáng sản) do hai tác giả Clarissa Lins và Elizabeth Horwitz suất bản (2007). Nội dung
của báo cáo bao gồm công tác phác thảo các vấn đề về phát triển bền vững trong ngành
công nghiệp khai thác khoáng sản. Bao gồm các vấn đề trọng tâm như:
 Môi trường (Enviromental)
Bảng 1.5. Phát triển bền vững về môi trường của báo cáo Sustainability In The
Mining Sector
Chỉ tiêu

STT
1

Đa dạng sinh học và đa dạng sinh học môi trường đất (Biodiversity and
Land Biodiversi)

2

Biến đổi khí hâu (Climate Change)

3

Quản lý sử dụng tài nguyên nước (Water Management)

8



 Xã hội (social)
Bảng 1.6. Phát triển bền vững về xã hội của báo cáo Sustainability In The Mining
Sector
Chỉ tiêu

STT

Việc làm và an toàn lao động (Worker and community safety)

1

Các bên quản lý có liên quan trong công tác khai khoáng (Stakeholder

2

Engagement)

3

Sinh kế (Policities for mine life cycle)

4

Nhân quyền (Human Rights)

5

Phát triển cộng đồng (Community Development)
(nguồn: Sustainability In The Mining Sector, 2007)


 Quản lý kinh tế (Economic and governance)
Bảng 1.7. Phát triển bền vững về quản lý kinh tế của báo cáo Sustainability In
The Mining Sector
Chỉ tiêu

STT

Quản lý khoáng sản thành phẩm (Supply chain manegement)

1

Minh bạch trong khai thác và trách nhiệm giải trình (Transparency and

2

accountability)

3

Chỉ số đối ngoại (External performentce indicators)

4

Sáng kiến toàn cầu (Sector – specific / global initiatives)
(nguồn: Sustainability In The Mining Sector, 2007)
Báo cáo Bruntland (1987) hay còn gọi là báo cáo Our common Future của Ủy

ban môi trường và Phát triển Thế giới – WCED. Nội dung báo cáo ghi rõ phát triển bền
vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển

bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường
phải được bảo vệ, gìn giữ.
Báo cáo của tác giả Laurence (2014) đã được tóm tắt chính với 5 nội dung cơ bản
cho sự phát triển bền vững bao gồm: an toàn; kinh tế; hiệu quả khai thác; môi trường và
cộng đồng.

9


1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, ở vị trí địa lý từ
10033’42’’ đến 11033’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107023’ đến 108052’ độ kinh Đông, thuộc vùng
kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng
điểm phía Nam. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây
giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp
biển Đông với đường bờ biển dài 192 km, Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện và 127 đơn vị hành chính cấp phường xã. (nguồn: binhthuan.gov.vn)

Hình 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận
b. Đặc điểm địa hình
Nhìn chung, địa hình địa thế của tỉnh Bình Thuận khá đa dạng. Dựa vào độ cao
và mức độ chia cắt, có thể chia địa hình tỉnh Bình Thuận theo các tiểu vùng sau:
 Vùng núi cao, trung bình: Độ cao trên 500 m, phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc và
rải rác ở một số vùng thuộc Hàm Tân, chiếm 31,5% diện tích toàn tỉnh.
 Vùng gò đồi, núi thấp: Vùng này nằm ở độ cao từ 50 đến 500 m, chiếm 40,7%
diện tích toàn tỉnh.
 Vùng đồi cát ven biển: Phân bố dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân,
chiếm 18,2% diện tích toàn tỉnh (tập trung ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam). Địa hình đồi

10


lượn sóng độ cao 100 – 200 m, độ dốc chủ yếu dưới 30. Đất ở vùng này là các loại đất
cát nghèo dinh dưỡng, không có nguồn nước tưới, không thích hợp với sản xuất nông
nghiệp.
 Vùng đồng bằng: Nằm ở độ cao bình quân từ 5 đến 40 m, phân bố ở một số
huyện, chiếm 9,4% diện tích tự nhiên, trong đó có 3 vùng lớn:
 Vùng Phan Rí – Phan Thiết khoảng 24.000 ha, Vùng Hàm Thuận Bắc khoảng
26.000 ha, Vùng thung lũng sông La Ngà khoảng 25.000 ha (Đức Linh và Tánh Linh).
(Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2010).
c. Khí hậu
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng,
nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cao đều, trung
bình trong năm là 26 - 270C; độ ẩm trung bình 75 - 85%; lượng mưa trung bình 800 2000 mm/năm, phân hóa theo mùa và khu vực theo hướng tăng dần về phía Nam (Sở
Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận, 2007)
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất
cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm
Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn tỉnh); đất phù sa với diện tích
75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng
sông La Ngà; đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22% diện tích đất toàn tỉnh), phân
bố hầu hết trên địa bàn các huyện. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất
nâu bán khô hạn (htpp://www.chinhphu.vn/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho).
b. Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2010 tổng diện tích rừng đặc dụng là 32.485ha chiếm 8,8 % tổng
diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ là 151.117 ha chiếm 40,8% diện tích đất lâm
nghiệp và rừng sản xuất là 186.410 ha chiếm 50,4% diện tích đất lâm nghiệp.(Sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2010).

11


c. Tài nguyên sinh vật
Hệ động, thực vật ở Bình Thuận khá đa dạng. Thực vật có 600 loài thuộc 125 họ
của 59 bộ, trong đó. Ngành hạt kín lớp 2 lá mầm có 45 bộ, 61 họ và 460 loài, lớp 1 lá
mầm có 5 bộ, 25 họ và 116 loài; ngành hạt trần có 3 họ và 5 loài, ngành quyết có 14 họ
và 19 loài. Động vật dưới rừng có 60 loài thú, 30 loài bò sát, trên 100 loài chim và hàng
chục giống vật nuôi giống địa phương, giống lai tạo, giống nhập nội …vv, những giống
và loài thực, động vật trên là nguồn gen rất quý đang được bảo vệ, lưu giữ làm vật liệu
cho công tác lai tạo, chọn lọc giống mới.(Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Bình Thuận, 2010)
d. Tài nguyên khoáng sản
Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram,
chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây
dựng và ilmenit có giá trị thương mại cao, công nghiệp sa khoáng tập trung ở các khu
vực ven biển. Khoáng sản vật liệu xây dựng phân bổ ở Vĩnh Hảo và Phước Thế, đá vôi
san hô (Tuy Phong); đá xây dựng và trang trí ở Tà Kú trữ lượng 45 triệu m3, núi nhọn
(Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m3. Nước khoáng phân bố ở Vĩnh Hảo, Văn Lâm
…vv (Theo trang cổng thông tin điện tử chính phủ, 2012)
e. Tài nguyên biển
Bình Thuận có bờ biển dài 192 Km và 4 cửa biển lớn, diện tích vùng lãnh hải
52.000 km2, là một trong những ngư trường giàu nguồn lợi về các loại hải sản. Tổng trữ
lượng khoảng 230.000 - 260.000 tấn, khả năng khai thác 100 - 200 nghìn tấn/năm... Các
vùng đất ven biển còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối
và khai thác phát triển du lịch. Nhiều bãi biển thoải, cát trắng mịn, phong cảnh đẹp có
thể khai thác để phát triển du lịch như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong), Đồi Dương,
Hàm Tiến, Phú Hải, Mũi Né ...vv. (Sở Nông nghiệp Và phát triển nông thôn Bình Thuận,

2012)

12


f. Tài nguyên nước
 Tài nguyên nước mặt
Toàn tỉnh Bình Thuận có 276 công trình cấp nước, bao gồm: Hồ chứa nước (16
hồ), Đập dâng (112 đập); Trạm bơm (20 trạm); Bàu chứa nhỏ (46 bầu chứa); Kênh, cống
(73 cái); Kênh nối mạng (09 tuyến). Tổng dung tích hồ chứa 200,7 triệu m3. Tổng dung
tích các ao bầu nhỏ: 20,0 triệu m3. Số lượng công trình khá nhiều nhưng chỉ có 3 hồ có
dung tích chứa tương đối lớn (hồ Sông Quao 73 triệu m3, hồ Cà Giây 37 triệu m3 và hồ
Lòng Sông 36,8 triệu m3), còn lại hầu hết là công trình nhỏ khả năng trữ nước để cung
cấp cho mùa khô rất hạn chế.
Hệ thống sông suối, có 7 lưu vực sông chính và các sông suối nhỏ với tổng lượng
dòng chảy bình quân hàng năm khoảng 5,63 tỷ m3, trong đó lượng dòng chảy bên ngoài
đưa đến 1,255 tỷ m3, mưa trong tỉnh sinh ra 4 tỷ m3. Lượng chảy các lưu vực sông La
Ngà 54,87%; Sông Dinh 14,05%; Sông Lũy 11,03%; Sông Cà Ty 6,19%; Sông Phan
6,0%; Sông Cái Phan Thiết 5,4%; Sông Lòng Sông 2,01%. Mùa mưa lượng nước chiếm
đến (70÷80) % lượng dòng chảy trong năm, mùa khô lượng nước còn lại rất ít (Viện
Khoa học và Công nghệ mỏ Luyện Kim, 2011a).
Bảng 1.8. Một số thông số thuỷ văn các sông tỉnh Bình Thuận
Lưu lượng nước TB (m3/s)

Chiều dài

Diện tích

Sông, suối


(km)

lưu vực (Skm2)

Sông La Ngà

272

4100

5,2

Sông Dinh

67

812

1,2

9,6

Sông Phan

53

465

<1


8,2

Mương Máng - Cà Ty

77

775

Sông Cái (Phan Thiết)

75

8

0,025

380

0,02

Suối ven biển Mũi Né
Sông Lũy
Sông Lòng Sông

Mùa khô

Mùa mưa
149

38,8


85

1973

1,5

53

520

0,019

2
38,9
26,75

(Nguồn: Bùi Hữu Việt và nnk, 2006)

13


 Tài nguyên nước ngầm
Theo kết quả đề án điều tra Quy hoạch nước dưới đất vùng ven biển Bình Thuận
2008, tầng chứa nước trong trầm tích Holocen, nghèo nước lại có chiều dày mỏng dễ bị
nhiễm mặn, nhiễm bẩn nên không có ý nghĩa trong cung cấp nước sinh hoạt, một số nơi
cửa sông ven biển cung cấp nước tốt cho nuôi trồng thủy sản. Tầng chứa nước Pleistocen
dải đồng bằng Hàm Tân, Phan Thiết có chiều dày mỏng, khả năng tàng trữ nước không
lớn chỉ đáp ứng cung cấp một phần nhỏ trong sinh hoạt gia đình. Tầng chứa nước
Pleistocen phần dải đồi cát đỏ có mức độ chứa nước trung bình. Tóm lại tầng chứa nước

Pleistocen có diện phân bố khá lớn và phần lớn có mức độ chứa nước trung bình, nên
tầng chứa nước này là đối tượng cấp nước chính trong vùng. Các tầng còn lại có diện
phân bố không lớn, khả năng trữ nước kém và không có khả năng cung cấp nước tập
trung với quy mô lớn (Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền trung,
đoàn Quy hoạch và điều tra nước 70(2008), Đề án điều tra Quy hoạch nước dưới đất
vùng ven biển Bình Thuận.)
Bảng 1.9. Trữ lượng nước dưới đất tỉnh Bình Thuận
Các lưu vực
Sông La Ngà
Sông Dinh
Sông Phan
Sông Mương Mán
Sông Phan Thiết
Ven biển Mũi Né
Sông Luỹ
Sông Lòng Sông
Tổng

Sông La Ngà
Sông Dinh
Sông Phan
Sông Mương Mán
Sông Phan Thiết
Ven biển Mũi Né
Sông Luỹ
Sông Lòng Sông
Tổng

Vt
6,8

3,0
3,45
7,5
11,4
7,5
4,5
1,95

Vt
20,0
3,0
12,1
15,0
9,0
15,0

Các tầng chứa nước lỗ hổng
Trữ lượng
Trữ 9lượng
tĩnh
động
(x10 m3)
3
(mM
/ng)
Qt
F

O Qđ
0,20

1,36
450
3,97 154.354
0,15
0,45
390
1,18 30.761
0,15
0,52
230
2,33 46.302
0,15
1,13
300
0,54 13.997
0,20
2,28
380
0,57 18.714
0,17
1,28
300
1,54 39.917
0,20
0,90
300
8,10 209.952
0,15
0,29
130

1,42 15.949
8,20
538.946
Các tầng chứa nước khe nứt
Trữ 9lượng
tĩnh
Trữ lượng
động
(x10 m3)
(m3/ng)
Qt
F

MO Qđ
0,020
0,400
400
5,20 179.712
0,015
0,045
50
2,01 8.683
0,015
0,182
202
0,60 10.472
0,020
0,300
250
0,97 20.952

0,015
0,135
150
0,97 12.571
0,020

0,300
1,36

250

5,26

113.616
346.006

(Nguồn: Bùi Hữu Việt và nnk, 2006)
14


Ghi chú: Vt - Thể tích tầng chứa nước (km3);  - Hệ số nhả nước; Qt - Trữ lượng
tĩnh; F - Diện tích các tầng chứa nước (km2); MO - Mođul dòng ngầm (l/s/km2); Qđ - Trữ
lượng động (m3/ng).
Tổng trữ lượng tĩnh = 9.560.000.000 m3; Tổng trữ lượng động = 884.952 m3/ng.
g. Tài nguyên du lịch
Bờ biển Bình Thuận có nhiều cù lao như: cù lao Câu, hòn Rơm, hòn Bà và ngoài
biển khơi có cù Lao Thu (đảo Phú Quý) cùng với những đảo nhỏ xung quanh. Trên bờ
có suối Tiên (suối Vĩnh Hảo), đá Ông Địa, các bãi tắm tuyệt vời như Rạng, Thương
Chánh, Đồi Dương, Bãi sau Mũi Né v.v. rất thuận lợi cho việc tắm biển, thả diều, lướt
ván. Không chỉ khai thác tiềm năng từ biển, du lịch Bình Thuận còn phát triển mạnh ra

các đảo. Hiện nay, nổi bật nhất là những tuyến du lịch thường xuyên ra đảo Phú Quý.
Bình Thuận đang tiến hành khai thác và phát triển thế mạnh du lịch biển đảo của huyện
đảo Phú Quý. Ngoài thảm thực vật và rạn san hô đa dạng, hiện Phú Quý có nhiều bãi
tắm hoang sơ thu hút du khách như vịnh Triều Dương, bãi doi Dừa, bãi nhỏ Gành Hang,
bãi dọc doi Mộ Thầy Nại.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. GDP
Kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1992) đến nay, Bình Thuận luôn đạt tốc độ tăng trưởng
khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hàng năm tăng 12,3%; trong đó, GDP
nhóm ngành: nông - lâm - thủy sản tăng 7,3%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,1%; dịch
vụ tăng 14,3%. GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 26,8 triệu đồng (tương
đương 1.288 USD, tăng gấp 10 lần so với năm 1991).
Năm 2012, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm nội tỉnh GDP tăng
khoảng 9,51%; trong đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tăng 4,92%; công nghiệp - xây
dựng tăng 10,2%; dịch vụ tăng 11,92%. Cơ cấu kinh tế trong từng ngành và từng lĩnh
vực tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực (Cổng thông tin điện tử Vùng duyên hải miền
Trung, 2013).
b. Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt 5.595.868 triệu
đồng (giá cố định năm 1994). Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.590.132 triệu
đồng tăng so với cùng kỳ năm trước, kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.848.992 giảm so với
15


cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2013 theo giá cố định
năm 1994 đạt 4.076 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước (Hải Anh, 2013a).
c. Nông nghiệp
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 2.759.806 triệu đồng (giá cố định năm
1994). Trong đó, trồng trọt đạt 2.376.258 triệu đồng, chăn nuôi đạt 256.125 triệu đồng
và dịch vụ đạt 127.422. Trong giai đoạn 2005 đến 2011, nông nghiệp tỉnh Bình Thuận

liên tục phát triển, đặc biệt là dịch vụ liên tục tăng từ 2005 đến 2011. Chín tháng đầu
năm 2013, diện tích sản xuất cây hàng năm đạt 89.820 ha đạt 73,9% kế hoạch năm và
tăng 1,96% so cùng kỳ. Sản lượng lương thực 9 tháng ước đạt 520.508 tấn đạt 76,55%
kế hoạch năm và tăng 1,35% so cùng kỳ (Hải Anh, 2013b).
Bảng 1.10. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994
Tổng số
Trồng trọt

Năm

Chia ra
Chăn nuôi

Dịch vụ

Triệu đồng
Năm 2005

2.015.369

1.626.187

307.107

82.075

Năm 2006

2.007.199


1.594.137

330.516

82.546

Năm 2007

2.222.686

1.837.301

302.674

82.711

Năm 2008

2.367.801

1.968.002

316.823

82.976

Năm 2009

2.460.381


2.009.436

327.252

123.693

Năm 2010

2.581.675

2.148.472
308.972
124.231
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2012)

d. Du lịch
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Bình Thuận khá cao và ổn định. Lượng
khách đến tham quan nghỉ dưỡng trong giai đoạn 2006 - 2011 tăng liên tục; năm 2011
là 2.802.000 lượt khách; trong đó khách quốc tế là 300 nghìn lượt khách, khách trong
nước là 2.502 lượt khách. Doanh thu du lịch theo giá thực tế đạt 1.879.833 triệu đồng,
trong đó doanh thu của các cơ sở lưu trú đạt 1.797.711 triệu đồng và doanh thu của các
cơ sở lữ hành đạt 82122 triệu đồng. Doanh thu du lịch dự tính trong tháng 9/2013 đạt
401,5 tỷ đồng tăng 14,5% so với tháng trước, và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính trong 9 tháng năm 2013 đạt 3.545 tỷ đồng tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước
(Minh Hạnh, 2013b).
16


e. Văn hóa – xã hội
Tổng số lao động tính đến năm 2011 là 627.974 người; trong đó lao động trong

lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 318.236 người và lao động trong ngành công
nghiệp khai khoáng là 4.297 ngƣời.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, tỉnh Bình Thuận đã giải quyết việc làm cho nông
lâm thủy sản 10.620 lao động, công nghiệp xây dựng 2.655 lao động và dịch vụ 4.425
lao động (Minh Hạnh, 2013c).
Bảng 1.11. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện, thị xã,
thành phố
Số
Huyện, thị xã

Số xã phường
thị trấn

Tổng số
Thành phố Phan Thiết
Thị xã La Gi
Huyện Tuy Phong
Huyện Bắc Bình
Huyện Hàm Thuận Bắc
Huyện Hàm Thuận Nam
Huyện Tánh Linh
Huyện Đức Linh
Huyện Hàm Tân
Huyện Phú Quý

96
4
4
10
16

15
12
13
11
8
3

31
14
5
2
2
2
1
1
2
2
-

Diện tích
(Km2)

Dân số trung
bình
(Người)

Mật độ dân số
(Người/km2)

7.813

1.180.339
151
206
218.007
1.058
183
105.871
579
794
142.691
180
1.825
118.355
65
1.287
168.264
131
1.052
99.490
95
1.174
102.457
87
535
127.817
239
739
71.064
96
18

26.323
1.462
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Thuận, 2012)

1.2.4. Khái quát chung về ngành khai thác khoáng sản ở tỉnh Bình Thuận
Ngành công nghiệp khai khoáng hiện nay đã và đang trở thành một trong những
ngành công nghệp trọng điểm góp phần vào tăng trưởng GDP hàng năm của quốc gia,
ngành khai khoáng có tác động rất lớn đến xã hội, môi trường cũng như con người một
cách trực tiếp hay gián tiếp. Hiện nay, các vấn đề về khai khoáng thường diễn ra rất
mạnh mẽ ở các nước đang phát trển do nhu cầu về kinh tế, chính quyền ở các nước này
thường xuyên cấp phép cho các doanh nghiệp khai khoáng tiến hành các hoạt động khai
thác một các mạnh mẽ, mặc dù các doanh nghiệp này thường có các cam kết về hoạt bảo
vệ môi trường cũng như các phương án phát triển bền vững sau khai thác nhưng nhìn
chung hậu quả đem lại đối với môi trường, xã hội và con người vẫn vô cùng to lớn.
17


Hiện tại ở Bình Thuận đang có rất nhiều dự án khai thác titan tuy nhiên các hoạt
động khai thác này thường không đảm bảo được các vấn đề an toàn môi trường vì khi
khai thác khoáng sản thường sản sinh ra bụi, khối lượng lớn nước thải và chất thải. Tác
động ảnh hưởng hóa học của hoạt động khai thác khoáng sản đến nguồn nước là rất to
lớn bao gồm vệc phá vỡ cấu trúc đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ
sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hòa tan các thành phần quan trọng có trong quặng và đất đá.
Khai thác khoáng sản ở Bình Thuận hiện tại thường là các hoạt động khai thác lộ
thiên hoặc là hầm lò đưa khoáng sản từ sâu dưới lòng đất lên phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội. Bao gồm nhiều hình thức khai thác nhau như: thủ công, khai thác quy mô nhỏ,
vừa và lớn, khai thác công nghiệp bằng các thiết bị và công nghệ tiên tiến. Quá trình
khai thác thường trải qua ba bước gồm: mở cửa mỏ, khai thác và đóng của mỏ. Vì vậy,
tất cả các công đoạng khai thác đều tác động đến tài nguyên môi trường và xã hội. Đối
với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ do điều kiện kinh tế chưa cho phép, các công ty

này thường áp dụng các công nghệ và kỹ thuật khai thác lạc hậu nên hoạt động khai thác
khoáng sản khó tránh khỏi tác động đến môi trường đất rừng và xung quanh khu mỏ
khai thác.
Do đặc thù của ngành khai thác khoáng sản là một ngành công nghiệp không
giống với các ngành về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi
lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Kèm theo đó là một khối lượng lớn
đất đá được thải ra ngoài môi trường với lượng chất thải này cũng có thể làm thay đổi
cảnh quan suy thoái môi tường nghiêm trọng. Quá trình đào bới, vận chuyển đất đá và
quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp song song với quá trình đó là quá trình
đổ chất thải rắn làm cho địa hình bãi thải tăng cao, những thay đổi này sẽ gây ra những
biến đổi về các yếu tố thủy văn, dòng chảy,….vv. Sự tích tụ chất thải rắn cũng gây nguy
cơ ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước
ngầm.

18


1.2.5. Đặc điểm thân quặng ilmenite và tình hình khai thác quặng ilmenite ở tỉnh
Bình Thuận
a. Đặc điểm thân quặng ilmenite
Ilmenite là một khoáng vật titan – sắt oxit có từ tính yếu, có màu xám thép hay
đen sắt. Với thành phần chủ yếu là TiO2. Ở dạng kim loại thành phẩm, titan bền gấp 3
lần so với hợp kim Al, 5 lần so với hợp kim Mg, cứng như thép nhưng nhẹ hơn 40%
thép, nhẹ và cứng nhất trong hầu hết các kim loại.
Ở trạng thái tinh khiết, titan ở trạng thái có thể dễ dàng kéo sợi, dễ ga công và có
nhiệt độ nóng chảy cao.
b. Tình hình khai thác quặng inlenite ở tỉnh Bình Thuận
Tại Bình Thuận, từ 2007 đến nay Bộ TN&MT đã cấp 3 giấy phép khai thác với
tổng sản lượng khai thác là 488 ngàn tấn quặng tinh mỗi năm và Tỉnh cấp 9 giấy phép
với sản lượng 203 ngàn tấn mỗi năm (tất cả là 691.000 tấn/n) (Viện Khoa học và Công

nghệ mỏ Luyện Kim, 2011b)
Theo Báo Bình Thuận (2013), tính đến tháng 4 - 2013, tại Bình Thuận chỉ có 5
doanh nghiệp giấy phép còn hạn hoạt động: gồm 4 công ty TNHH Phú Hiệp (Phan
Thiết), công ty Thương mại Đức Cảnh (Bắc Bình), côtng ty Thương mại Tân Quang
Cường (Hàm Thuận Nam) và Công ty cổ phần khoáng sản thương mại Bình Thuận (Hàm
Thuận Nam).
1.2.6. Những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động khai thác quặng ilmenite
Về lý thuyết, dự án khai thác khoáng sản sẽ trực tiếp góp phần cả thiện chất lượng
cuộc sống người dân trong vùng mỏ thông qua tạo cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn
các loại việc làm khác trong vùng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông,
liên lạc, điện, nước cũng có thể được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho hoạt động khai
thác. Các hoạt động kinh tế khác như cung cấp dịch vụ, chế biến cũng có cơ hội phát
triển theo, góp phần kéo theo sự phát triển chung của vùng. Tuy nhiên thực tế khai thác
khoáng sản tại các địa phương hiện nay lai đang cho thấy nhiều tác động tiêu cực đến
môi trường, con người và cả hệ sinh thái khu vực
Tác động đến môi trường
- Môi trường nước: nước thải từ sinh hoạt chứa các chất hữu cơ, vi sinh vật và
quá trình tách khỏi quặng thô chưa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là các kim loại
19


×