Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện củ chi – thành phố hồ chí minh giai đoạn 2016 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 124 trang )

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chăn nuôi huyện Củ Chi đang ngày càng phát triển tuy nhiên vẫn theo hướng tự
phát, quy mô chăn nuôi nhỏ lẽ manh mún. Theo thống kê chăn nuôi tháng 10/2016 của
huyện thì tổng đàn heo là 176.627 con heo, 96.703 con bò và 3.245 con trâu, lượng chất
thải sinh ra rất lớn nhưng hiện nay vẫn chưa được xử lý triệt để gây nên nhiều tác động
tiêu cực cho môi trường và con người.
Với mục tiêu giảm thiểu lượng chất thải từ chăn nuôi, luận văn tốt nghiệp “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi
– thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2025” được thực hiện tại huyện Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016.
Đề tài có sử dụng các phương pháp: Điều tra khảo sát trên phiếu câu hỏi, khảo sát
thực địa, thu thập tài liệu, thống kê và xử lý số liệu.
Qua kết quả phân tích số liệu và thực hiện phiếu câu hỏi điều tra trên 150 hộ chăn
nuôi trên địa bàn huyện cho thấy đàn heo có số hộ chăn nuôi gia đình là 54,7%, gia trại
chiếm 29,9% và trang trại chiếm 15,4%; bò có số hộ chăn nuôi gia đình là 69,7%, gia
trại là 21% và trang trại là 9,3%.
Chất thải chăn nuôi được xử lý chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ có 6.019 công trình xử lý
chất thải chăn nuôi trên 13.361 hộ (chỉ chiếm 45%), hiệu suất xử lý của công trình chưa
cao, công trình được sử dụng nhiều nhất là hầm biogas chiếm 78%.
Trên cơ sở kết quả đánh giá về quản lý môi trường trong chăn nuôi, bài viết cũng
đề xuất một số biện pháp huy động cộng đồng quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ
gia đình và trang trại trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các
giải pháp về chính sách và giải pháp về kỹ thuật.


ABSTRACT
Livestock in Cu Chi district is increasingly developing in the direction of
spontaneity, which are in small and fragmented scales. According to the statistics of
October 2016, there are 176.672 pigs, 97.603 cows, 3.245 buffaloes in the total of scale
resulting in a large amount of waste, which up till now has not been treated yet causing
serious damage to both enviroment and people.


With the aim to reduce the waste from livestock, the thesis entitled “Evaluate the
state and propose solutions to waste treatment for livestock in Cu Chi district – Ho Chi
Minh city in the period of 2016 – 2025” is carried out in Cu Chi district, Ho Chi Minh
city, lasting from September 2016 to December 2016.
The methodology of the project includes: questionaire, field survey, overview
documents, statistics and data analysis.
The result of those questionnaires for 150 families within Cu Chi showed that Pigs
is breeding in 54.7% family-size farm, 29.9% medium-scale farm and 15.4 large-scale
farm. On the other hand, there are 69.7% family-size farm breeding Cows, 21% is
medium-scale farm and 9.3% in large-scale farm.
Waste treated from cattle-breeding rate is very low with only 6,019 waste treated
system was build out of 13,361 cattle-breeding location (only 45%). The most waste
treated method is biogas tank (78%).
Basing on the evalution of the enviroment management in livestock, the thesis also
suggests it should call for the community attend to the project of enviroment
management of household raising livestock and farm in Cu Chi district, Ho Chi Minh
city to find out technical and policy solutions.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2016
Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày……tháng…..năm 2016
Giảng viên phản biện


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... iii

DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1

2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1

3.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI....................................................................................... 2

4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .....................................................................2

5.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ TÀI ........................................................... 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 7
1.1

TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI ............................................................. 7

1.1.1


Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 7

1.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 9

1.2

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GIA SÚC ....................... 13

1.2.1

Tổng quan về hoạt động chăn nuôi gia súc trên thế giới..................... 13

1.2.2

Tình hình chăn nuôi tại Việt Nam..................................................... 16

1.2.3

Tình hình chăn nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh ............................... 17

1.3

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC...........19

1.3.1

Nguồn gốc và thành phần của chất thải rắn trong chăn nuôi ............... 19


1.3.2

Nguồn gốc và thành phần của nước thải trong chăn nuôi ................... 24

1.3.3

Nguồn gốc và thành phần của khí thải trong chăn nuôi ...................... 25

1.4

TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ..............................................28

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
GIA SÚC TẠI HUYỆN CỦ CHI - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................ 31
2.1

CƠ SỞ PHÁP LÝ ......................................................................................... 31

2.2

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA SÚC CỦA HUYỆN CỦ CHI ..................33

2.2.1

Xác định quy mô chăn nuôi.............................................................. 33

2.2.2

Tình hình chăn nuôi heo .................................................................. 35


2.2.3

Tình hình chăn nuôi trâu, bò ............................................................ 42

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

2.2.4
Định hướng phát triển chăn nuôi gia súc huyện Củ Chi đến năm 2020,
tầm nhìn 2025 ............................................................................................... 50
2.2.5
2.3

Nhận xét về tình hình chăn nuôi gia súc của huyện Củ Chi ................ 52
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI ........53

2.3.1

Dòng chất thải chăn nuôi ................................................................. 53

2.3.2


Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn chăn nuôi ....... 55

2.3.3

Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý nước thải chăn nuôi ............ 69

2.3.4

Công tác phòng chống dịch bệnh ...................................................... 74

2.3.5

Thành phần thức ăn và khẩu phần ăn ................................................ 79

2.3.6

Chuồng trại chăn nuôi ...................................................................... 83

2.3.7

Nhận xét ......................................................................................... 86

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GIA
SÚC HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...........................................88
3.1

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ................................................................................88

3.1.1


Phân chia quy mô chăn nuôi ............................................................ 88

3.1.2

Chính sách quản lý .......................................................................... 89

3.1.3

Quy hoạch chăn nuôi ....................................................................... 91

3.2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ............................................................. 94

3.2.1

Xử lý bằng phương pháp ủ phân (compost) ...................................... 94

3.2.2

Xử lý bằng hệ thống biogas.............................................................. 96

3.2.3

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học (lên men vi sinh) .................... 100

3.2.4

Mô hình VACB (Vườn – ao – chuồng – biogas) ............................. 102


3.2.5

Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi ................................... 104

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................105
1.

KẾT LUẬN ................................................................................................105

2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................105

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................107
PHỤ LỤC ...................................................................................................................108

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT


: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường

NĐ – CP

: Nghị định chính phủ

NPK

: Nitơ – Photpho – Kali

NXB

: Nhà xuất bản

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


VACB

: Vườn – ao – chuồng - biogas

VSV

: Vi sinh vật

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

iii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

DANH MỤC BẢNG
Bảng Mật độ chăn nuôi gia súc của huyện Củ Chi ......................................................... 3
Bảng 1.1 Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010 – 2015 ..................................................16
Bảng 1.2 Thống kê chăn nuôi gia súc tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013-2015 .....18
Bảng 1.3 Lượng phân thải ra ở gia súc hằng ngày ........................................................ 20
Bảng 1.4 Các loại vi khuẩn có trong phân.....................................................................21
Bảng 2.1 Quy mô đàn heo huyện Củ Chi tính đến ngày 01/10/2016 ............................ 37
Bảng 2.2 Quy mô đàn bò của huyện Củ Chi tính đến ngày 01/10/2016 ....................... 45
Bảng 2.3 Thành phần một số nguyên tố trong phân gia súc (%) ..................................56
Bảng 2.4 Ước tính khối lượng phân thải ra hằng ngày của gia súc huyện Củ Chi .......56
Bảng 2.5 Thống kê công trình xử lý chất thải chăn nuôi huyện Củ Chi 2016 ..............63

Bảng 2.6 So sánh giữa hai loại hầm biogas được sử dụng tại huyện Củ Chi ................67
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu nước thải chăn nuôi lợn......................................................... 70
Bảng 2.8 Ước tính lượng nước thải từ quá trình chăn nuôi gia súc trong ngày ............71
Bảng 2.9 Ước tính thể tích nước thải được xử lý .......................................................... 73
Bảng 2.10 Số hộ có chuồng trại hợp vệ sinh .................................................................84
Bảng 3.1 Một số loại chế phẩm sinh học.....................................................................104

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

iv


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Củ Chi. ....................................................................7
Hình 1.2 Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Củ Chi 2016. .................................11
Hình 1.3 Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Củ Chi 10 tháng đầu năm 2016. 12
Hình 1.4 Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình. .......................................................... 13
Hình 1.5 Biểu đồ cột thể hiện quy mô đàn gia súc của TP. Hồ Chí Minh (2013-2015).
.......................................................................................................................................19
Hình 2.1 Tỷ trọng cơ cấu đàn heo huyện Củ Chi tháng 10/2016. .................................35
Hình 2.2 Quy mô đàn heo của huyện Củ Chi năm 2016. ..............................................38
Hình 2.3 Tổng đàn của các quy mô chăn nuôi. ............................................................. 39
Hình 2.4 Số hộ chăn nuôi heo của huyện Củ Chi năm 2016. ........................................40
Hình 2.5 Tỷ trọng quy mô chăn nuôi heo trong tổng hộ chăn nuôi. ............................. 41

Hình 2.6 Tỷ trọng cơ cấu đàn bò huyện Củ Chi tháng 10/2016. ...................................43
Hình 2.7 Quy mô đàn bò huyện Củ Chi năm 2016. ...................................................... 46
Hình 2.8 Tổng đàn bò của các quy mô chăn nuôi. ........................................................ 47
Hình 2.9 Số hộ chăn nuôi bò của huyện Củ Chi năm 2016. .........................................48
Hình 2.10 Số hộ chăn nuôi của từng quy mô. ............................................................... 49
Hình 2.11 Dạng chất thải và dòng chất thải chăn nuôi..................................................54
Hình 2.12 Sự tham khảo khi bắt đầu chăn nuôi. ........................................................... 55
Hình 2.13 Phân được hộ chăn nuôi cho vào bao để trước nhà. .....................................58
Hình 2.14 Hố phân được xây dựng trong khu vực chuồng trại. ....................................59
Hình 2.15 Phân được thải trực tiếp ra đất......................................................................60
Hình 2.16 Cỏ và rơm thừa được đốt lấy tro. .................................................................61
Hình 2.17 Thức ăn thừa được thải ra môi trường để tự phân hủy. ................................ 62
Hình 2.18 Công trình xử lý chất thải rắn chăn nuôi. ..................................................... 64
Hình 2.19 Cơ cấu công trình xử lý chất thải chăn nuôi của huyện Củ Chi. ..................65
Hình 2.20 Các cách xử lý chất thải chăn nuôi gia súc. ..................................................66
Hình 2.21 Trữ nước trong ao tự nhiên. ..........................................................................72
Hình 2.22 Nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra môi trường. ............................... 72
SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

v


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

Hình 2.23 Các bệnh thường gặp trên gia súc. ............................................................... 75
Hình 2.24 Cách xử lý của hộ chăn nuôi khi có gia súc bị chết. ....................................76

Hình 2.25 Công tác tiêm phòng dịch bệnh tại hộ chăn nuôi. ........................................78
Hình 2.26 Sổ quản lý tình hình dịch tể chăn nuôi. ........................................................ 78
Hình 2.27 Thức ăn thô xanh. ......................................................................................... 80
Hình 2.28 Một số loại thức ăn bổ sung. ........................................................................81
Hình 2.29 Loại thức ăn chăn nuôi đang được sử dụng..................................................82
Hình 2.30 Gia súc được chăn nuôi trên các loại nền. ....................................................83
Hình 2.31 Một số chuồng trại hợp vệ sinh. ...................................................................86
Hình 3.1 Ý kiến của người chăn nuôi về việc tham gia vào khu chăn nuôi. .................93
Hình 3.2 Hầm biogas composite. ..................................................................................99
Hình 3.3 Hầm Biogas bằng màng chống thấm HDPE. .................................................99
Hình 3.4 Nuôi heo trên nền có đệm lót sinh học. ........................................................101
Hình 3.5 Mô hình VACB trong chăn nuôi. .................................................................103

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

vi


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

MỞ ĐẦU
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành chăn nuôi trên thế giới và ở nước ta đang phát triển với tốc độ rất cao nhằm

đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của con người. Bên cạnh nhiều thành
tựu, ngành chăn nuôi đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng từ các chất thải mà
chúng sinh ra. Bảo vệ môi trường nói chung, môi trường chăn nuôi nói riêng đang là
một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Sự ô nhiễm môi do các chất thải chăn nuôi đã
làm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và sức khỏe con người.
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều
khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất
và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô
hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Đặc biệt với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân
cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trường
do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn,
xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đối với các cơ sở chăn
nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con
người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh và chi phí phòng trị bệnh,
giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là
nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc,
với diện tích tự nhiên 434.97 km2, thị trấn Củ Chi là huyện lỵ cách trung tâm Thành phố
35 km theo quốc lộ 22. Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành
nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. Huyện được xem là khu vực trọng điểm phát triển
chăn nuôi của thành phố Hồ Chí Minh.
Theo số liệu thống kê của trạm thú y huyện Củ Chi, tính đến ngày 01 tháng 10 năm
2016, thì trên địa bàn có tổng đàn trâu là 3.245 con, đàn bò 96.703 con, heo 176.627
con. Tổng số hộ chăn nuôi heo trên địa bàn là 4.671 hộ và bò là 9.630 hộ và trâu là 612
hộ. Lượng gia súc phát triển, đồng nghĩa với lượng chất thải từ chăn nuôi cũng gia tăng,
tuy nhiên đa số các hộ chăn nuôi là theo mô hình tự phát, chất thải sinh ra nhưng chưa
được xử lý triệt để gây các tác hại xấu cho con người, sinh vật và môi trường. Xuất phát
từ thực tế đó, em tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi”.


SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi, thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 -2025.
3.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Tìm hiểu tình hình phát triển của chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam; định hướng
phát triển chăn nuôi Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu thành phần, nguồn gốc và tác hại của chất thải chăn nuôi gia súc đối với
con người, vật nuôi và môi trường.
Biết được các văn bản pháp lý trong chăn nuôi và quản lý chất thải chăn nuôi.
Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Củ Chi.

Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ
Chi.
Từ thực trạng, đề xuất các giải pháp quản lý tốt hơn chất thải chăn nuôi.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
a. Phương pháp điều tra khảo sát trên phiếu hỏi:
Là phương pháp thu thập sự kiện trên cơ sở trả lời bằng văn bản (viết) của người
được nghiên cứu theo một chương trình đã được thiết lập một cách đặc biệt. Phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và
trả lời trên giấy được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn.
Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo
một quy ước nào đó. Việc xây dựng nội dung chính xác các câu hỏi và sự diễn đạt rõ
ràng các câu hỏi có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng phiếu hỏi.
Đây là phương pháp được áp dụng để thu thập các thông tin, số liệu cần thiết cho
đề tài, giúp kết quả dữ liệu thu được tăng tính chính xác và khách quan.
Đối tượng được tiến hành phỏng vấn là các hộ chăn nuôi gia súc (heo, bò) tại 3 xã
Tân Thạnh Đông, Phước Vĩnh An và Phạm Văn Cội; số hộ được khảo sát là được chọn
ngẫu nhiên.
Thời gian phỏng vấn từ tháng 10/2016 đến hết tháng 11/2016. Do hạn chế về thời
gian, kinh phí và một số lý do khách quan khác nên số lượng phiếu được lựa chọn là
150 phiếu cho 3 xã, mỗi xã thực hiện 50 phiếu, trong đó là 25 phiếu về bò và 25 phiếu
về heo.
SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ

Chí Minh giai đoạn 2016-2025

Cách thiết kế phiếu hỏi: câu hỏi được thiết kế dựa vào nội dung đề tài và các yêu
cầu thông tin cần thiết cho đề tài. Thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn dưới
dạng lựa chọn đáp án phù hợp, hộ chăn nuôi sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi. Điều này
cũng giúp dễ dàng tổng hợp thông tin từ các nhóm câu trả lời.
Cách chọn mẫu khảo sát của đề tài:
Hiện tại trên địa bàn huyện Củ Chi có tổng cộng 21 xã, thị trấn và có tổng hộ chăn
nuôi của huyện là 13.361 hộ được phân bố rộng khắp trên tất cả các xã. Do điều kiện về
thời gian, nhân lực, kinh tế và một số yếu tố khác nên chỉ chọn 3/21 xã để tiến hành
khảo sát.
Do diện tích tự nhiên và tổng đàn chăn nuôi của các xã, thị trấn là khác nhau, vì để
thuận lợi cho quá trình chọn mẫu đại diện ta tiến hành tính mật độ chăn nuôi cho từng
xã và toàn huyện, kết quả được thể hiện trong bảng:
Bảng Mật độ chăn nuôi gia súc của huyện Củ Chi

Tên xã

Diện
tích
(km2)

Tổng
đàn

Heo

Mật độ

Tổng

đàn

Mật độ

(Con)

(Con/km2)

(Con)

(Con/km2)

Tổng
mật độ
gia súc

An Nhơn Tây

28.84

5,355

185.68

11,674

404.79

590.46


An Phú

24.46

6,834

279.39

19,485

796.61

1,076.00

Bình Mỹ

25.41

2,898

114.05

10,439

410.82

524.87

Hòa Phú


9.07

4,743

522.93

3,911

431.20

954.13

Nhuận Đức

21.52

3,432

159.48

17,718

823.33

982.81

Phạm Văn Cội

23.53


940

39.95

6,926

294.35

334.30

Phú Hòa Đông

21.82

5,795

265.58

1,7318

793.68

1,059.26

Phú Mỹ Hưng

24.43

3,474


142.20

7,276

297.83

440.03

Phước Hiệp

19.65

2,518

128.14

6,726

342.29

470.43

Phước Thạnh

15.05

4,127

274.22


2,770

184.05

458.27

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

Phước Vĩnh An

16.2

3,517

217.10

7,696

475.06

692.16


Tân An Hội

30.11

3,918

130.12

8,789

291.90

422.02

Tân Phú Trung

30.77

4,873

158.37

16,814

546.44

704.81

Tân Thạnh Đông


26.49

22,065

832.96

25,870

976.59

1,809.55

Tân Thạnh Tây

11.49

4,898

426.28

4,295

373.80

800.09

Tân Thông Hội

17.87


2,348

131.39

7,353

411.47

542.87

Thái Mỹ

24.12

2,369

98.22

11,304

468.66

566.87

Thị Trấn Củ Chi

3.82

646


169.11

1,270

332.46

501.57

Trung An

20.15

5,709

283.33

6,519

323.52

606.85

Trung Lập Hạ

16.94

1,969

116.23


7,626

450.18

566.41

Trung Lập
Thượng

23.22

4,275

184.11

9,097

391.77

575.88

Tổng

434.96 96,703

222.33

210,876


484.82

707.14

(Nguồn: Thống kê chăn nuôi tháng 10, Phòng Kinh tế huyện Củ Chi, 2016)
Theo kết quả tính toán chia mật độ chăn nuôi gia súc của huyện Củ Chi thành 3
khu vực thấp, trung bình và cao tương ứng với từng mật độ chăn nuôi là dưới 500/km2,
trên 500 con/km2 và trên 1000 con/km2.
Ứng với mỗi khu vực chọn ra một xã đại diện:
- Khu vực có mật độ chăn nuôi thấp: xã Phạm Văn Cội có mật độ thấp nhất là
334.30 con/km2.
- Khu vực có mật độ chăn nuôi trung bình: xã Phước Vĩnh An mật độ là 692.16
con/km2.
- Khu vực có mật độ chăn nuôi cao: xã Tân Thạnh Đông mật độ cao nhất là
1,809.55 con/km2.

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

b. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tham khảo tài liệu
Phương pháp tham khảo tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài

liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài.
Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách báo, internet về tình hình chăn nuôi trên thế
giới và Việt Nam, chất thải từ chăn nuôi và các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi.
Các dữ liệu do phòng Tài nguyên và môi trường huyện Củ Chi, phòng Kinh tế
huyện Củ Chi về điều kiện tự nhiên và xã hội, vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, địa hình,
tài nguyên cùng với tình hình phát triển chăn nuôi cả tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện.
Khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những
tư liệu thu được, sau đó được đưa vào sử dụng trong đề tài, nhằm tăng tính chính xác
cho đề tài.
Tiến hành đi khảo sát hiện trạng chăn nuôi, môi trường và tình hình quản lý chất
thải chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn 3 xã Tân Thạnh Đông, Phước
Vĩnh An và Phạm Văn Cội.
Thời gian khảo sát từ giữa tháng 9 đến tháng 12 năm 2016.
Thu thập thông tin bằng cách quan sát trực tiếp và ghi lại hình ảnh.
c. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Sử dụng toán thống kê như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông được
trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, xử lý thông tin bằng
biểu đồ) đã thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều
tra, thực nghiệm… làm cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin
cậy. Từ những số liệu đã thu thập được từ khảo sát thực địa và kết quả điều tra phỏng
vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả để làm căn
cứ cho bài báo cáo.
Công cụ được sử dụng chủ yếu là phần mềm Excel để thống kê lại các số liệu, vẽ
biểu đồ và diễn giải các số liệu thu thập được để xử lý các thông tin trong phiếu khảo
sát.

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh

Th.S Nguyễn Thị Hồng

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

5.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ TÀI
Phạm vi thực hiện: Tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng nghiên cứu: Chất thải chăn nuôi gia súc như thức ăn thừa, phân thải,
nước thải…

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí hành chính địa lý

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Củ Chi.
Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc,
với diện tích tự nhiên 43.496 ha bằng 20,74% diện tích toàn Thành Phố. Thị trấn Củ Chi
là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm Thành phố 50 km về
phía Tây Bắc theo đường xuyên Á.
Ranh giới hành chính của huyện:
- Phía Bắc: giáp huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông: giáp huyện Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Phía Nam: giáp huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
- Phía Tây và Tây nam: giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

b. Khái quát về môi trường tự nhiên
b1. Địa hình, địa mạo:
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và miền
sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc - Đông nam và Đông bắc

- Tây nam. Được phân thành 3 vùng là: vùng đồi gò, vùng triền, vùng trũng, nên nhìn
chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều
ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m.
b2. Khí hậu:
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận
xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28.80C (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 100C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm - 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo
chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung
vào tháng 7,8,9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 - 2.920 giờ.
b3. Thủy văn:
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm
chính:
Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều
bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy
văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy
Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
b4. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496 ha và căn cứ nguồn gốc
phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:
SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh

Th.S Nguyễn Thị Hồng

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen
muộn ven các sông, kênh, rạch. Đây là một loại đất rất quí hiếm, cần thiết phải được
cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích
nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.
Nhóm đất xám: Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen
muộn). Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các
loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu …
Nhóm đất đỏ vàng: Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại
đá mẹ và mẫu chất khác nhau.
b5. Tài nguyên nước:
Nguồn nước của huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên,
phân bố không đều tập trung ở phía Đông của huyện (Sông Sài Gòn) và trên các vùng
trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều.
Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho
thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp
nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các
khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ.
b6. Tài nguyên rừng:
Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn
chế.

b7. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú gồm
có các loại chủ yếu sau: Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu
ở Rạch Sơn; Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn; Sạn sỏi ở Bầu Chứa,
trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng
không đáng kể.
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Dân số
Theo báo cáo dân số và biến động dân số của Chi cục thống kê huyện Củ Chi dân
số huyện Củ Chi tính đến ngày 31/12/2015 là 411.252 người, dân số nữ là 213.650 người
(52% tổng dân số). Tổng số hộ trên địa bàn là 105.278 hộ trong đó có 85.302 hộ có hộ
khẩu thường trú, 9.356 có hộ tạm trú và 10.620 hộ chưa có sổ (hộ phòng trọ).
SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

Trong đó dân số tại khu vực thị trấn là 23.192 người (chiếm 6% dân số) và dân số
nông thôn là 388.060 người (chiếm 94%).
Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2015 là 945,49 người/km2, thị trấn Củ
Chi là khu vực có mật độ cao nhất với 6.071,20 người/km2 và xã có mật độ dân số thấp
nhất là 316.91 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở thị trấn
và các ấp nằm theo các trục giao thông chính. Dân số chủ yếu là người kinh.

b. Xã hội
Về giáo dục: công tác phổ cập giáo dục mầm non đạt 99,93%, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở đạt 98,27%, tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 và các hệ tương đương
đạt 95%, tỷ lệ xóa mù chữ đạt 100%. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên,
hiệu suất đào tạo bình quân bậc tiểu học đạt 99,34%, trung học cơ sở đạt 88,42% và
trung học phổ thông đạt 70,71%.
Y tế: Mạng lưới y tế có 03 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi và Bệnh
viện Đa khoa tư nhân Xuyên Á, 01 bệnh viện huyện), 01 Trung tâm y tế dự phòng và
21/21 xã, thị trấn có trạm y tế, số trạm y tế có bác sĩ đạt 21/21 (100%). Tỷ lệ số giường
bệnh đạt 32,7 giường/10.000 dân và số bác sĩ đạt 7,05 bác sĩ/10.000 dân, 264 cơ sở hành
nghề y dược. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 76,08%.
Văn hóa: ngày càng được phát triển, phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống của
người dân. 163/170 ấp đạt chuẩn văn hóa, 159/170 ấp đã xây dựng góc truyền thống, 6
phòng truyền thống, 10 xã được công nhận xã văn hóa (Thái Mỹ, Tân Thạnh Tây, Trung
Lập Hạ, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Trung An, Phước Vĩnh An, Tân Phú Trung, Trung
Lập Thượng, Phú Mỹ Hưng). Thu nhập bình quân hộ gia đình tại các xã 40,5 triệu
đồng/người/năm. Số hộ nghèo theo tiêu chí 16 triệu/hộ/năm là 3,78% số hộ dân.
c. Kinh tế
Qua quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị thị hóa, kinh tế huyện đã
có những bước phát triển, đời sống người dân Củ Chi đã có những cải thiện rõ rệt. Từ
nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển về công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp. Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế huyện Củ Chi 10 tháng
đầu năm 2016 của phòng Kinh tế thì giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đều đang phát
triển khá ổn định.

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

10



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025
8%

34%
58%

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Thương mại dịch vụ

Nông nghiệp

Hình 1.2 Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Củ Chi 2016.
Nhận xét:
- Cơ cấu ngành kinh tế có sự chênh lệch rõ rệt giữa các ngành trong cơ cấu.
- Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 58% cơ cấu ngành trong 10
tháng đầu năm 2016 (đạt khoảng 43.392,761 tỷ đồng)
- Thứ hai là thương mại dịch vụ chiếm 34% (24.885,825 tỷ đồng)
- Cuối cùng là ngành nông nghiệp chiếm 8% (đạt 5.972,27 tỉ đồng).
Xu hướng trên phù hợp với định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng.
Huyện Củ Chi đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại một số khu
vực trên địa bàn huyện phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho
người dân địa phương và các vùng lân cận. Hiện nay trên địa bàn có 3 khu công nghiệp,
1 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong tương lai một số dự án lớn của thành phố sẽ
được triển khai tại huyện.
Mặc dù ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu ngành nhưng huyện

Củ Chi là khu vực trọng điểm về nông nghiệp cũng như chăn nuôi của thành phố Hồ
Chí Minh. Cụ thể trong năm 2015, đàn trâu của huyện là 3.560 con (chiếm 65,1% toàn
thành), bò là 94.716 con (chiếm 75,4%) và heo là 179.535con (chiếm 58,6%).
Tổng đàn trâu, bò năm 2016 là 99.948 con (trong đó tổng đàn bò sữa là 77.847
con), tổng đàn heo là 210.876 con.

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

Trồng trọt
Chăn nuôi
Lâm nghiệp
Thủy sản

Dịch vụ nông nghiệp

Hình 1.3 Tỷ trọng cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Củ Chi 10 tháng đầu năm
2016.
(Nguồn: Báo cáo 10 tháng đầu năm, phòng Kinh tế huyện Củ Chi, 2016)
Nhận xét: Trong tỷ trọng ngành nông nghiệp thì chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất là
55,93%, sau đó là trồng trọt chiếm 30,15%, thủy sản đứng thứ 3 với 6,91%, thứ tư là
dịch vụ nông nghiệp với 5,93% và thấp nhất là lâm nghiệp với 1,08%.

Ngành chăn nuôi đang đóng góp một phần đáng kể vào cơ cấu ngành nông nghiệp
nói riêng và nền kinh tế huyện Củ Chi nói chung. Các loài vật nuôi chủ yếu tại huyện
Củ Chi gồm heo, trâu bò, gia cầm. Ngoài các loại vật nuôi phổ biến trên thì hiện nay
đang phát triển một số mô hình chăn nuôi cá sấu và cá kiểng.
Ngành trồng trọt của huyện tập trung vào các cây trồng chính như lúa nước, cây
ăn quả, hoa, rau sạch và cây kiểng. Trồng trọt đang có xu hướng chuyển đổi từ diện tích
trồng lúa không hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn như
trồng hoa lan, cây cảnh…
Ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là do rừng tự nhiên chủ yếu là khu bảo
tồn, khu di tích nên việc phát triển lâm nghiệp bị hạn chế.
Ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển và trở thành một trong những hướng
đi cho nhiều hộ gia đình và chăn nuôi đang trở thành ngành kinh tế chính cho nhiều hộ
gia đình, trong đó:

SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

119

35

Chăn nuôi


Trồng trọt

29

26

Dịch vụ, buôn bán

Làm việc, hưởng
lương tháng

Hình 1.4 Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình.
Nhận xét:
Theo các hộ được khảo sát thì có đến 119 hộ (chiếm 79%) thì chăn nuôi là nguồn
thu nhập chính của hộ gia đình, trong đó một phần là dựa hoàn toàn vào chăn nuôi (92
hộ), một phần có hai nguồn thu nhập chính (27 hộ).
Có 31 hộ (chiếm 21%) thì chăn nuôi là nguồn thu nhập phụ nhằm cải thiện chất
lượng cho hộ chăn nuôi. Trong 150 hộ chăn nuôi thì số hộ có nguồn thu nhập chính là
trồng trọt là 35 hộ chủ yếu là cây hoa màu, lúa nước; 29 hộ hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ, buôn bán và có 26 hộ là làm việc hưởng lương theo tháng.
Chăn nuôi vừa có thể là nguồn thu nhập chính vừa có thể là nguồn phụ thu cho
người dân do đó ngành chăn nuôi là một trong những lựa chọn cho việc muốn cải thiện
nguồn thu nhập. Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy 100% hộ cho biết chăn nuôi
giúp cho cuộc sống của hộ tốt hơn rất nhiều, đó cũng là lý do vì sao ngành chăn nuôi
của huyện Củ Chi đã và đang phát triển một cách ổn định.
1.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GIA SÚC
1.2.1 Tổng quan về hoạt động chăn nuôi gia súc trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2009 số lượng
đàn gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: tổng đàn trâu 182,2 triệu con và phân

bố chủ yếu ở các nước châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu con, dê 591,7 triệu con, cừu
847,7 triệu con, lợn 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc độ
tăng về số lượng vật nuôi hằng năm của thế giới trong thời gian vừa qua chỉ đạt khoảng
1% năm.
SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025

Về số lượng đàn gia súc:
Về số lượng đàn bò nhiều nhất là Brazin với 204,5 triệu con, thứ hai là Ấn Độ
172,4 triệu con, thứ ba là Hoa Kỳ 94,5 triệu con, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu con,
thứ năm là Ethiopia và thứ sáu là Argentina có trên 50 triệu con.
Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu thế
giới), thứ hai là Pakistan 29,9 triệu con, thứ ba là Trung Quốc 23,7 triệu con, thứ tư là
Nepan 4,6 triệu con, thứ năm là Egupt là 3,5 triệu con Việt Nam với 2,8 triệu con đứng
thứ bảy thế giới.
Cường quốc về chăn nuôi lợn thế giới là Trung Quốc với 451,1 triệu con, thứ hai
là Hoa Kỳ 67,1 triệu con, thứ ba là Brazin 3 triệu con, thứ tư là Việt Nam 27,6 triệu con,
thứ năm là Đức 26,8 triệu con.
Sản phẩm chăn nuôi
Thịt gia súc: với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009
của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm 3,3 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu
tấn, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn,

thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa…Cơ cấu
về thịt của thế giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà 28,5%, thịt bò 22,6% tổng
sản lượng thịt, còn lại là các thịt khác.
Các cường quốc về sản xuất thịt trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ,
Brazin, Argentina, Đức và Nga. Việt Nam đứng thứ năm về sản lượng thịt trâu và thứ
sáu về thịt lợn.
Các cường quốc về sản lượng thịt bò năm 2009: thứ nhất là Hoa Kỳ sản xuất 11,9
triệu tấn năm, thứ hai là Trung Quốc 6,1 triệu tấn, thứ ba là Argentina 2,8 triệu tấn, thứ
tư là Astralia 2,8 triệu tấn, thứ năm là Liên Bang Nga 1,7 triệu tấn.
Về thịt trâu, thứ nhất là Ấn Độ 1.427,4 tấn, thứ hai là Pakistan 738 tấn, thứ ba
Trung Quốc 309,4 tấn, thứ tư là Nepan 156,6 tấn và thứ năm là Việt Nam 105,5 tấn.
Về thịt lợn, thứ nhất là Trung Quốc 49,8 triệu tấn, thứ hai là Hoa Kỳ 10,4 triệu tấn,
thứ ba Đức 5,2 triệu tấn, thứ tư Brazin 4,29 triệu tấn, thứ năm Tây Ban Nha 3,29 triệu
tấn, thứ sáu là Việt Nam 2,55 triệu tấn.
Về sữa tươi
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò chiếm
chủ yếu 580 triệu tấn, sau đó là sữa trâu 90,3 triệu tấn, sữa dê 15 triệu tấn, sữa cừu 8
triệu tấn và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn. Xét về cơ cấu, sữa bò chiếm 83%, sữa trâu 13%,
còn lại sữa dê, cừu và lạc đà chỉ chiếm 4%.
SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

14


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi gia súc tại huyện Củ Chi – thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016-2025


Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó
các nước đang phát triển đạt 66,9 kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,6
kg/người/năm.
Các quốc gia đứng đầu về sản xuất sữa giới, đứng đầu là Ấn Độ với 106,1 triệu tấn
năm chiếm 1/7 sản lượng sữa toàn cầu, thứ hai là Hoa Kỳ 84,1 triệu tấn, thứ ba là Trung
Quốc trên 39,8 triệu tấn, thứ tư là Pakistan 32,2 triệu tấn, thứ năm là Liên Bang Nga
32,1 triệu tấn.
Nhìn chung sản phẩm chăn nuôi của thế giới có tốc độ tăng trưởng chậm khoảng
0,5-0,8% năm.
Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có 3 hình thức cơ
bản là: chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi trang trại
bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa
chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và một số
nước ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao
về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản
phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản
được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản và
điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước
đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn
nuôi quảng canh, tận dụng dựa vào thiên nhiên, sản phẩm chăn nuôi năng suất thấp
nhưng được thị trường xem như một phần của chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển,
sản phẩm chăn nuôi được thị trường ưa chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự
nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21, không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng
và không chăn nuôi heo trên nền xi măng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng suất thấp,
giá thành phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô
lớn, do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi

hữu cơ.
Theo tổ chức lương nông thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi như thịt,
trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hằng năm do dân số tăng và thu nhập tăng, mức sống
cũng tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là thịt trứng và sữa. Tổng lượng
thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng năm, trong đó, thịt bò, thịt lợn và thịt gia
SVTH: Đồng Thị Thanh Thảo
GVHD: Th.S Bùi Khánh Vân Anh
Th.S Nguyễn Thị Hồng

15


×