Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất dây cáp điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 92 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1

2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.........................................................................................1

3.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI.........................................................................................1

4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................2
a.

Phương pháp luận ........................................................................................2

b.

Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu ...............................................3

c.

Phương pháp phân tích thông tin số liệu....................................................3

d. Phương pháp khảo sát thực tế .........................................................................3


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ............................................................3

5.
a.

Đối tượng .......................................................................................................3

b.

Phạm vi ..........................................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ..........4

1.1.1 Một số khái niệm ..........................................................................................4
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác an toàn vệ sinh lao động ....5
1.1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất .........................................8
1.1.4 Tình hình chung về TNLĐ và BNN ..........................................................15
1.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM-SX DÂY VÀ CÁP ĐIỆN ĐẠI
LONG .......................................................................................................................18
1.2.1 Tình hình sản xuất dây cáp điện hiện nay ...............................................18
1.2.2 Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
TNHH TM-SX dây cáp điện Đại Long ..............................................................20
1.2.1

Cơ cấu tổ chức của công ty .....................................................................23

1.2.4 Công suất, công nghệ sản xuất của công ty ..............................................24

1.2.5 Máy móc, thiết bị sử dụng cho hoạt động sản xuất của công ty.............26
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM-SX DÂY VÀ CÁP ĐIỆN ĐẠI LONG .32
2.1

TÌNH HÌNH TNLĐ VÀ SỨC KHỎE CỦA CÔNG NHÂN .......................32

2.1.1 Tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) ..........................................................32
2.1.2 Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người lao động ..............................33
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

i


2.1.3 Tình trạng sức khỏe của người lao động sau khi làm việc .....................34
2.2

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG .................................................35

2.2.1 Nước thải .....................................................................................................35
2.2.2 Quản lý chất thải rắn .................................................................................43
2.2.3 Khí thải ........................................................................................................46
2.3

ĐIỀU KIỆN VỆ SINH LAO ĐỘNG ............................................................52

2.3.1 Yếu tố vi khí hậu (VHK) ............................................................................52
2.3.2 Tiếng ồn .......................................................................................................54
2.3.3 Bụi và hơi khí độc .......................................................................................55

2.4

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY .....57

2.4.1 An toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) ..................................................57
2.4.2 An toàn máy móc thiết bị ...........................................................................61
2.4.3 Điện - hệ thống chiếu sáng .........................................................................70
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ATVSLĐ
TẠI CÔNG TY.............................................................................................................76
3.1 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ..............................................76
3.1.1 Nước thải .....................................................................................................76
3.1.2 Khí thải ........................................................................................................76
3.1.3 Chất thải rắn ...............................................................................................77
3.2 CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ..........................77
3.2.1 Cải thiện hệ thống chiếu sáng ....................................................................77
3.2.2 Cải thiện điều kiện VKH ............................................................................78
3.2.3 Biện pháp phòng chống tiếng ồn ...............................................................79
3.2.4 Biện pháp phòng chống bụi và hơi khí độc ..............................................79
3.3 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ....................................................80
3.3.1 Các biện pháp an toàn PCCC ...................................................................80
3.3.2 Các biện pháp an toàn máy móc thiết bị ..................................................80
3.3.3 Các biện pháp an toàn điện .......................................................................80
3.4 CÁC BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ......................................81
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................82
A.

KẾT LUẬN .....................................................................................................82

B.


KIẾN NGHỊ ....................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................84
PHỤ LỤC .....................................................................................................................85
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động
BHLĐ: Bảo hộ lao động
BNN: Bệnh nghề nghiệp
CTNH: Chất thải nguy hại
ĐKLĐ: Điều kiện lao động
MTLĐ: Môi trường lao động
NLĐ: Người lao động
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
PTBHLĐ: Phương tiện bảo hộ lao động
QĐ – BYT: Quyết định của Bộ Y tế
TCVSLĐ: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TNHH TM – SX: Trách nhiệm hữu hạn Thương mại – Sản Xuất
TNLĐ: Tai nạn lao động

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê các địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người ....... 17
Bảng 1.2: Danh mục thiết bị máy móc của công ty ......................................... 27
Bảng 2.1: Thống kê tình hình tai nạn lao động trong công ty ........................ 32
Bảng 2.2: Nguyên nhân gây tai nạn lao động................................................... 32
Bảng 2.3: Phân loại sức khỏe ............................................................................. 33
Bảng 2.4: Phân loại bệnh tật .............................................................................. 33
Bảng 2.5: Kết quả điều tra sức khỏe của người lao động sau ca làm việc .... 34
Bảng 2.6: Hệ số ô nhiễm trong nước thải ......................................................... 35
Bảng 2.7: Tải lượng và nồng độ chất thải ........................................................ 36
Bảng 2.8: Kết quả phân tích nước thải tại hố ga ............................................. 41
Bảng 2.9: Kết quả phân tích nước thải giải nhiệt ............................................ 42
Bảng 2.10: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại công ty............ 43
Bảng 2.11: Tổng lượng chất thải không nguy hại phát sinh tại công ty ........ 44
Bảng 2.12: Thành phần khối lượng, chất thải nguy hại phát sinh ................ 45
Bảng 2.13: Hệ số phát sinh từ phương tiện giao thông ................................... 47
Bảng 2.14: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu cổng ................ 49
Bảng 2.15: Kết quả phân tích tiếng ồn tại công ty........................................... 51
Bảng 2.16: Vi khí hậu ......................................................................................... 52
Bảng 2.17: Tiếng ồn trong khu sản xuất .......................................................... 54
Bảng 2.18: Bụi ..................................................................................................... 55
Bảng 2.19: Hơi khí độc ....................................................................................... 56
Bảng 2.20: Đánh giá nguy cơ cháy nổ tại công ty ............................................ 58
Bảng 2.21: Đánh giá rủi ro máy móc thiết bị ................................................... 61
Bảng 2.22: Kết quả đo ánh sáng ........................................................................ 70
Bảng 2.23: An toàn điện và hệ thống chiếu sáng ............................................. 72
Bảng 2.24: Khảo sát, đánh giá hoạt động quản lý tuyên truyền giáo dục ..... 74
Bảng 2.25: Phân tích SWOT cho tình hình ATLĐ .......................................... 76


SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1: Trình tự tiến hành phương pháp nghiên cứu ..................................... 2
Hình 1.1: Tác hại của các yếu tố nguy hiểm và có hại ........................................ 9
Hình 1.2: Vị trí Công ty ......................................................................................... 20
Hình 1.3: Công ty TNHH Dây Cáp Điện Đại Long ............................................. 21
Hình 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...................................................... 23
Hình 1.5: Quy trình sản xuất dây cáp điện .......................................................... 24
Hình 1.6: Cấu tạo máy kéo sợi .............................................................................. 29
Hình 1.7: Cấu tạo của một lồng (cage) trên máy xoắn cáp ................................. 30
Hình 1.8: Máy đùn nhựa bọc một lớp thông thường .......................................... 31
Hình 2.1: Quy trình xử lý nước thải ..................................................................... 37
Hình 2.2: Cấu tạo bể tự hoại.................................................................................. 37
Hình 2.3: Quy trình công nghệ xử lý nước thải ................................................... 38
Hình 2.4: Hệ thống xử lý nước thải của công ty .................................................. 40
Hình 2.5: Nơi lưu trữ chất thải nguy hại ở công ty ............................................. 46
Hình 2.6: Ống khói của máy phát điện ................................................................. 49
Hình 2.7: Thùng chứa chất thải rắn tại công ty................................................... 50
Hình 2.8: Máy phát điện dự phòng ....................................................................... 50
Hình 2.9: Khu vực máy bọc cáp BC5 ................................................................... 53
Hình 2.10: Nguyên liệu để trong kho .................................................................... 59
Hình 2.11: Palet gỗ để bên ngoài ........................................................................... 59
Hình 2.12: Trang thiết bị PCCC tại công ty ........................................................ 60
Hình 2.13: Xe nâng ................................................................................................. 64
Hình 2.14: Cần cẩu trục ......................................................................................... 65

Hình 2.14: Pa lăng xích điện .................................................................................. 65
Hình 2.16: Công nhân đang hàn điện ................................................................... 65
Hình 2.17: Máy bào ................................................................................................ 66
Hình 2.18: Máy tiện ................................................................................................ 66
Hình 2.19: Công nhân đang tiến hành khoan chi tiết ......................................... 67
Hình 2.20: Các nguy cơ khi sử dụng máy mài ..................................................... 67
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

v


Hình 2.21: Máy bọc cáp ......................................................................................... 68
Hình 2.22: Thiết bị áp lực ...................................................................................... 68
Hình 2.23: Dàn thu dây cáp điện ........................................................................... 68
Hình 2.24: Máy xoắn cáp ....................................................................................... 69
Hình 2.25: Máy kéo rút dây nhôm lớn ................................................................. 69
Hình 2.26: Dây điện vứt bừa bãi trên nền xưởng ................................................ 73
Hình 2.27: Bóng đèn không trang bị chụp bảo vệ ............................................... 73
Hình 3.1: Trồng cây xanh trong khuôn viên của công ty ................................... 76
Hình 3.2: Tấm tole lấy sáng ................................................................................... 78
Hình 3.3: Quạt công nghiệp ................................................................................... 78
Hình 3.4: Trang bị nút chống ồn ........................................................................... 79

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

vi



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, công nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Đây là ngành kinh tế có giá trị tổng sản lượng liên tục tăng và có
đóng góp lớn cho GDP nước ta. Đặc biệt là trong những năm gần đây, ngành công
nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc. Sự phát triển của các ngành công nghiệp kèm
theo sự phát sinh các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước thải, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm đất,… do các doanh nghiệp chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, chưa
đầu tư trang thiết bị xử lý hoặc thiết bị đã cũ kỹ. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng, hơn
nữa số doanh nghiệp có thiết bị cũ, điều kiện lao động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây
sự cố cho người lao động. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều công
nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên các nhân tố có thể gây ra
TNLĐ và BNN cho người lao động ngày càng tăng. Cho nên, việc thực hiện những biện
pháp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, TNLĐ, BNN bảo vệ và giữ gìn sức khỏe
cho người lao động trong các doanh nghiệp là một yêu cầu rất cấp thiết.
Để khắc phục tình trạng này thì công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cần
được xem là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế – xã hội
của đất nước, đề đảm bảo tính mạng cho NLĐ thì việc cải thiện điều kiện làm việc để
hạn chế bệnh nghề nghiệp từ đó giảm thiểu TNLĐ cũng được xem là một nhiệm vụ cấp
bách được đặt ra cho người sử dụng lao động.
Lĩnh vực dây cáp điện cũng là một trong những lĩnh vực góp phần lớn trong tiến
trình phát triển công nghiệp của đất nước, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, giải quyết việc
làm cho NLĐ. Công ty TNHH TM – SX Dây Cáp Điện Đại Long cũng đóng góp vào
GDP của cả nước trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ hiện nay còn
rất nhiều vấn đề cần được cải thiện. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ

SINH LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY TNHH TM – SX DÂY VÀ CÁP ĐIỆN ĐẠI
LONG” nhằm cải thiện công tác ATVSLĐ trong công ty và giúp người sử dụng lao
động có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng rủi ro trong công việc.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khảo sát và đánh giá công tác ATVSLĐ tại công ty TNHH TM-SX Dây và Cáp
Điện Đại Long. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác ATVSLĐ.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
(1). Khảo sát, đánh giá điều kiện làm việc và thực trạng ATLĐ tại công ty
TNHH TM – SX Dây và Cáp Điện Đại Long.
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

(2). Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc và an toàn lao
động tại công ty TNHH TM – SX Dây và Cáp Điện Đại Long.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
a. Phương pháp luận

Nắm bắt và hiểu rõ tình hình hoạt động của Công ty, quá trình phát sinh và nhận
diện được các mối nguy gây ra TNLĐ trong quá trình sản xuất cũng như khâu tổ chức
và quản lý tại công ty. Từ đó, đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và
nguy cơ TNLĐ.
Tổng quan về công tác ATVSLĐ
Tổng quan tài liệu


Giới thiệu về công ty
Tình hình TNLĐ và BNN
Tình
hình
TNLĐ

Khảo sát, đánh giá
ĐKLV và
ATVSLĐ

ĐKLV

Tình trạng sức khỏe và bệnh tật
NLĐ.
Tình trạng sức khỏe của NLĐ
sau khi làm việc
Điều kiện vệ sinh lao động
Điều kiện môi trường lao động
An toàn PCCC

ATLĐ

An toàn máy móc thiết bị
An toàn điện và hệ thống chiếu
sáng

Biện pháp quản lý
Đề xuất giải pháp


Biện pháp kỹ thuật
Biện pháp giáo dục, huấn luyện

Hình 0.1: Trình tự tiến hành phương pháp nghiên cứu.
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

b. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này để đánh giá nội dung (1).
Tìm kiếm các tài liệu liên quan, lựa chọn các thông tin cần thiết để thực hiện đề tài
(báo cáo giám sát môi trường của công ty, quy trình công nghệ, tài liệu trên internet liên
quan đến lĩnh vực dây cáp điện) thu thập số liệu thực tế tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp và Điện Đại Long.
c. Phương pháp phân tích thông tin số liệu

Phương pháp này dùng để thực hiện nội dung (2).
Trong quá trình thực hiện, các nguồn số liệu được tổng hợp và phân loại từng
nhóm.
d. Phương pháp khảo sát thực tế

Phương pháp này để giải quyết nội dung (2) và (3). Tìm hiểu tình hình điều kiện
làm việc và ATLĐ tại nhà máy thông qua việc quan sát và thu thập thông tin liên quan.

Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện phù hợp.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
a. Đối tượng

Điều kiện làm việc và hoạt động liên quan đến an toàn lao động tại công ty TNHH
TM – SX Dây và Cáp Điện Đại Long.
b. Phạm vi

Điều kiện làm việc:
 Điều kiện MTLĐ: khí thải, nước thải, chất thải rắn.
 Điều kiện VSLĐ: tiếng ồn, bụi và hơi khí độc, VKH (nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, thông gió).
An toàn lao động:
 An toàn PCCC.
 An toàn máy móc thiết bị.
 An toàn điện và hệ thống chiếu sáng.

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

1.1.1 Một số khái niệm
a. An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)
ATVSLĐ ( hay Bảo hộ lao động) là một lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe
và phúc lợi của người tham gia vào công việc. Tổng hợp tất cả các hoạt động trên các
mặt pháp luật, tổ chức, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục tiêu là thúc đẩy
một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh như cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa
TNLĐ - BNN, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
b. Điều kiện lao động (ĐKLĐ)
Trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội,
con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi đó là điều kiện
lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế,
xã hội đuợc biểu hiện thông qua các công cụ và phuơng tiện lao động, đối tuợng lao
động, quá trình công nghệ, môi truờng lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại
của chúng trong mối quan hệ với con nguời, tạo nên một điều kiện nhất định cho con
nguời trong quá trình lao động. (Tài liệu tập huấn về bảo hộ lao động- Viện nghiên cứu
KHKT Bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam).
c. Tai nạn lao động (TNLĐ)
TNLĐ là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động sản xuất do tác động của các yếu
tố nguy hiểm, độc hại gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
người lao động hoặc gây tử vong cho người lao động.
Khi người lao động nào bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một
lượng lớn các chất độc có thể gây chết người hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ
thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được gọi là TNLĐ.
TNLĐ được chia làm 3 loại như sau:
1. TNLĐ chết người: người bị TNLĐ chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết trên
đường đi cấp cứu, chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát vết thương do
TNLĐ gây ra.
2. TNLĐ nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong những chấn thương
được quy định tại Phụ Lục 01 Thông tư 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT.

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

3. TNLĐ nhẹ: là những TNLĐ không thuộc loại TNLĐ chết người và TNLĐ
nặng.
Để đánh giá tình hìnhTNLĐ, ngoài con số tuyệt đối thống kê được, người ta còn
xác định tần suất TNLĐ:
KTNLĐ = n/N * 1000
Trong đó:
n: số trường hợp bị TNLĐ trong doanh nghiệp
N: tổng số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê
Đơn vị: phần nghìn (‰)
d. Bệnh nghề nghiệp (BNN)
BNN là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động
thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. Danh mục BNN do
BYT phối hợp BLĐTBXH ban hành sau đó tham khảo ý kiến của TLĐLĐVN.
Việt Nam chúng ta hiện nay có 34 BNN được nhà nước công nhận.
Đánh giá tình hình mắc bệnh nghề nghiệp người ta dùng chỉ tiêu tuần suất mắc
BNN:
KBNN = m/N *1000
Trong đó:
m: số người mắc BNN trong doanh nghiệp
N: tống số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê

Đơn vị: phần nghìn (‰).
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể
đánh giá tình hình TNLĐ hay BNN trong doanh nghiệp cao hay thấp, giảm hay tăng.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang đề ra chiến dịch “K=0”, nghĩa là phấn đấu tiến đến
không xảy ra TNLĐ, BNN.
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác an toàn vệ sinh lao động
a. Mục đích
Trong một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có
hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây
chấn thương, gây BNN, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong.

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ
sinh là một trong nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác BHLĐ và coi đây là nhiệm vụ
quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
 Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất,
hoặc không để xảy ra TNLĐ.
 Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc BNN hoặc các
bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây ra.
 Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho

người lao động.
b. Ý nghĩa
 Ý nghĩa về chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe
mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý
nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ
lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống
người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của
Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được
cải thiện, để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh
nghiệp sẽ bị giảm sút.
 Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao
động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu,
là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai
cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng
chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phát
triển.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động
khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự
nhiên và khoa học kỹ thuật.

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

6



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những
tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã
hội.
 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Thực hiện tốt công tác BHLĐ sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản
xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm,
phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất
lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất.
Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Chi phí bồi thường tai nạn là
rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật
liệu...
Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều
kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
c. Tính chất
BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: pháp lý, khoa học kỹ thuật và tính quần chúng.
Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
 BHLĐ mang tính chất pháp lý
Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hóa chúng thành những luật
lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức
và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn,
được ban hành trong công tác BHLĐ là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan
điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về BHLĐ được nghiên cứu, xây dựng
nhằm bảo vệ con người trong sản xuất mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động
phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác
BHLĐ.

 BHLĐ mang tính khoa học kỹ thuật
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và
chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp… điều xuất phát từ những cơ sở của khoa học kỹ
thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng
của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp phòng chống ô nhiễm, giải
pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác BHLĐ
ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma, nếu không hiểu
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh
hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu
biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cần cẩu,
tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyển…
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn
loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp
phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí
hóa, tự động hóa… mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công
nghiệp, xã hội lao động… Vì vậy công tác BHLĐ mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng
hợp.
 BHLĐ mang tính quần chúng
Tất cả mọi người từ sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần

được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác BHLĐ để bảo vệ
mình và bảo vệ người khác.
BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những
người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công
nghệ…do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác BHLĐ, đóng
góp xây dựng các biện pháp kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách
dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc…
Mặt khác dù các quy trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công
nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhầm, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng
của nó thì rất dễ vi phạm.
Muốn làm tốt công tác BHLĐ, phải vận động được đông đảo mọi người tham gia.
Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao
động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để
cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ, BNN.
BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao
động. Nó liên quan với quần chúng lao động. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho
mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế BHLĐ luôn mang tính chất quần chúng sâu
rộng.
1.1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất
Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất là những yếu tố của điều kiện lao
động xấu, chúng phát sinh và tồn tại trong quá trình làm việc có khả năng đe dọa tính
mạng và sức khỏe của NLĐ.
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX

Dây Cáp Điện

Yếu tố có hại
Bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ
ẩm, bụi, tiếng ồn, rung động, ánh
sáng, tư thế lao động, thời gian làm
việc nghỉ ngơi.

Gây ra

BNN

Gây ra

TNLĐ

Yếu tố nguy hiểm
Bao gồm các bộ phận chuyền động và
chuyển động; nguồn điện; nguồn
nhiệt; vật rơi, đổ sập; văng bắn; nguy
cơ nổ.

Hình 1.1: Tác hại của các yếu tố nguy hiểm và có hại.
a. Yếu tố có hại
 Chiếu sáng trong sản xuất
 Ý nghĩa chiếu sáng trong sản xuất
Trong sản xuất, ánh sáng là một yếu tố quan trọng, không những ảnh hưởng đến
sức khỏe của người lao động mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm.
Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện tử. Trong đó, ánh sáng tự nhiên là

ánh sáng ban ngày do mặt trời chiếu sáng thích hợp và có tác dụng tốt đối với sinh lý
con người, ánh sáng nhân tạo được phát ra từ hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo. Chiếu
sáng hiệu quả tại nơi làm việc phải đảm bảo kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng
nhân tạo.
Thị lực mắt người lao động bị phụ thuộc rất nhiều vào độ chiếu sáng trong sản
xuất. Độ chiếu sáng đạt tới mức quy định thì thị lực của mắt phát huy được năng lực
làm việc cao nhất và độ ổn định của thị lực mắt càng bền. Thành phần quang phổ của
nguồn ánh sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt. Ánh sáng màu vàng, màu da cam giúp
cho mắt làm việc tốt hơn. Trong thực tế sản xuất, ánh sáng được bố trí đầy đủ, màu sắc
của ánh sáng thích hợp thì năng suất lao động tăng từ 20 – 30%. Nếu không đảm bảo
điều ấy sẽ làm cho mắt nhanh chóng mệt mỏi, dẫn đến cận thị làm giảm khả năng lao
động và có thể dẫn đến tai nạn lao động.
 Tác hại của chiếu sáng không hợp lý
Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết
nhiều dẫn đến mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây căng thẳng và khả
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém. Đó là nguyên nhân làm tăng
mức phế phẩm trong sản xuất và làm giảm năng suất lao động. Người lao động trẻ tuổi
nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽ sinh ra tật cận thị. Ngoài ra do
ánh sáng quá thiếu, sự phân biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm sai các động tác và do
đó sẽ xảy ra TNLĐ.

Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn đến
tình trạng lóa mắt tức là tình trạng mắt bị chói quá và cũng làm giảm thị lực của người
lao động. Tác hại do chiếu sáng quá chói hoặc bố trí không hợp lý cũng dẫn đến giảm
năng suất lao động và tăng TNLĐ.
 Tiếng ồn
Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là một nhân tố phổ biến của điều kiện lao
động. Tùy theo đặc điếm sản xuất của từng ngành, tiếng ồn phát ra ở mức độ khác nhau.
Chống lại tiếng ồn ngày nay không còn là một vấn đề lý luận mà đã trở thành một yêu
cầu cấp bách của một số ngành sản xuất.
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh hỗn độn gây cho con nguời những cảm giác khó
chịu.
 Tác hại của tiếng ồn
Nếu làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá lâu sẽ làm cho cơ quan thính giác bị mệt
mỏi. Lúc đầu chức năng thính giác vẫn thích nghi tốt để làm việc. Nhưng nếu tiếng ồn
liên tục làm cho ngưỡng nghe tăng lên, cảm giác nghe dần dần bị sút kém và trở nên
kém thích nghi. Thính giác bị mệt mỏi lâu ngày không phục hồi sẽ là nguyên nhân dẫn
đến điếc nghề nghiệp. Theo TCVSLĐ mức ồn cho phép là ≤ 85 dBA (Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT).
Đối với toàn thân, làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều cơ thể dần bị mệt mỏi,
ăn uống sút kém và không ngủ được. Tình trạng đó kéo dài dẫn đến bệnh suy nhược
thần kinh và suy nhược cơ thể, dẫn đến giảm sút khả năng lao động của người lao động,
làm tăng phế phẩm, tai nạn lao động.
 Rung động trong sản xuất
Trong lao động sản xuất, các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ thường phát
sinh cả tiếng ồn và rung động.
Rung động là những dao động cơ học của thiết bị hay các bộ phận của nó xung
quanh vị trí cân bằng.
 Rung toàn thân
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt


10


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

Thương tật do rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên
phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền,… Chấn động làm co hệ thống huyết
mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tùy theo đặc tính chấn động tạo ra thay đối ở từng
vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.
 Chấn động từng bộ phận
Rung ở từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ như stress cục bộ xuất hiện ở tay, ngón
tay khi làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay, mất
cảm giác, ngoài ra còn gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khóp xương, cơ bắp, xúc
giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết.
 Vi khí hậu trong sản xuất
VKH là nhân tố thường gặp trong sản xuất và có ảnh hưởng lớn tới khả năng làm
việc và sức khỏe của người lao động. VKH được hiểu là khí hậu trong giới hạn môi
trường sản xuất. VKH là tình trạng vật lý của không khí bao gồm các yếu tố về nhiệt độ
không khí, độ ẩm, bức xạ nhiệt và luồng không khí trong phạm vi môi trường sản xuất
của doanh nghiệp.
Những yếu tố của VKH trong sản xuất tác động trực tiếp đến cơ thể người lao động
gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên làm giảm khả năng lao động của người lao động.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo trong
quá trình hoạt động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư khác nhau, theo thời gian
trong ngày, theo mùa và theo quy trình sản xuất. Nhiệt độ thể hiện sự hấp thụ nhiệt của
không khí và các vật thể xung quanh con người.

Trong sản xuất có các nguồn sinh nhiệt chủ yếu sau:
 Nhiệt độ do cơ năng máy móc hoạt động sinh ra.
 Hơi nóng từ các ống dẫn vật đựng, khe hở lò cao.
 Ánh sáng mặt trời, hệ thống chiếu sáng nhân tạo.
 Cơ thể công nhân tỏa ra khi làm việc.
 Độ ẩm
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong một m3 không khí. Nếu độ ẩm không khí cao,
hơi nước trong không khí khi bão hòa sẽ đông lại thành sương mù, nếu gặp lạnh sẽ bị
đọng lại thành từng giọt rơi xuống. Đây là yếu tố thường kết hợp với nhiệt độ tạo nên
cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu đối với cơ thể con người.
 Bức xạ nhiệt
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

Nhiệt là một dạng động năng luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt
độ thấp, sự truyền nhiệt đuợc tiến hành đến khi nhiệt độ của các vật cân bằng mới thôi.
Có ba hình thức truyền nhiệt là : dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. Trong môi
truờng lao động, bức xạ nhiệt xuất hiện từ các vật dụng nóng, lò nấu chảy kim loại,…
Đây là yếu tố có hại rất nguy hiểm.
 Luồng không khí
Luồng không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí tình bằng
m/giây. Luồng không khí có tốc độ đều cũng như luồng không khí mà tốc độ và phương
hướng thay đổi nhanh chóng đều có ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất.



Tác hại của VKH nóng

Khi làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng thì các hệ thống của cơ thể như: hệ
thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,… đều phải tăng cường hoạt động để
chống nóng, đảm bảo cho cơ thể giữ đuợc một nhiệt độ thích hợp. Làm việc trong điều
kiện vi khí hậu nóng thì hiệu suất của lao động trí óc giảm rõ rệt. Đối với lao động chân
tay thì tốc độ phản xạ và sự chú ý giảm sút, sự phối hợp cử động kém chính xác nên dễ
xảy ra tai nạn lao động, năng suất lao động thấp, cơ thể mệt mỏi. Nếu vi khí hậu nóng,
độ ẩm không khí cao, cuờng độ bức xạ nhiệt lớn thì nguời lao động có thể bị say nóng,
say nắng, choáng, ngất,…nếu không đuợc cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
 Tác hại của VKH lạnh
Trong môi truờng lao động có vi khí hậu lạnh do tác động của thời tiết hay do tác
động của công nghệ sẽ tác động xấu đến nguời lao động. Khi thân nhiệt giảm cơ thể tự
điều chỉnh để tăng thân nhiệt bằng phản ứng sinh hóa, hoạt động tim mạch tăng lên, xuất
hiện hiện tuợng rét run. Nếu thân nhiệt tiếp tục giảm gây thiểu ôxi, co thắt huyết quản,
hoạt động tim mạch yếu dần, mệt mỏi, buồn ngủ, co thắt mạch gây cảm giác tê cóng,
lâm râm ngứa các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, mất cảm giác sau đó sinh chứng
đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại biên,.. .làm năng suất kém, phế phẩm tăng, dễ bị
TNLĐ.
 Bụi
Bụi là những phần tử nhỏ chất rắn nằm lơ lửng trong không khí trong một thời gian
nhất định. Bụi không những gây ra những tác hại về mặt kỹ thuật như bám vào máy
móc, thiết bị làm cho chúng bị chóng mòn, bụi bám vào các ổ trục làm tăng ma sát, bám
vào các mạch của động cơ gây hiện tượng đoản mạch, làm cháy động cơ, về mặt kinh
tế, bụi làm hỏng sản phẩm. Nhưng chủ yếu bụi gây tác hại lớn đối với sức khỏe người
lao động, làm giảm năng suất của người lao động.
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt


12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

 Tác hại của bụi đối với cơ thể
Bụi gây nên tổn thuơng, suy giảm chức năng đuờng hô hấp, gây biến chứng lao
phổi, suy phổi, tâm phế mãn, viêm phổi,… do xơ hóa hoặc giãn phổi. Các bệnh bụi phổi
rất nguy hiểm do tác hại gây ung thu và tiếp tục tiến triển kể cả sau khi không hít thêm
bụi và có thế dẫn đến tử vong. Bụi gây các tác hại về đuờng hô hấp như: viêm mũi, họng,
khí phế quản; viêm phù thũng, viêm loét lòng khí phế quản; viêm loét thủng vách mũi;
viêm mũi, viêm phế quản dạng hen, gây ung thư,…
Bụi bám vào da và niêm mạc gây ra viêm các bộ phận này, gây dị ứng, kích thích
da và nhiễm trùng.
Bụi bám vào mắt gây ra các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc.
Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây sát hoặc thủng giác mạc làm
giảm thị lực mắt của nguời lao động. Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây ra bỏng ở mắt.
Bụi vào miệng gây ra viêm lợi và gây bệnh sâu răng. Bụi có thế gây ra xây sát
niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc gây ra những rối loạn tiêu hóa.
Nếu bị nhiễm các bụi độc như hóa chất, thuốc trừ sâu, chì, thủy ngân, thạch tín,…
khi vào cơ thể, bụi đuợc hòa tan vào máu và gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
Hóa chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể một lượng rất nhỏ cũng gây
những rối loạn các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
Trong sản xuất, chất độc tồn tại dưới các dạng đặc, lỏng, khí và hơi. Tính chất,
mức độ tác hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là hàm lượng, thời
gian tác động, trạng thái của tổ chức hấp thụ chất độc và tình trạng chung của toàn bộ
cơ thể.

 Đường xâm nhập của hóa chất độc vào cơ thể con người.
Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất độc dưới dạng khí, hơi hay bụi vào đường
hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản. Sau đó chúng sẽ
xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu thông trong máu.
Hấp thụ dưới da: hóa chất trên da có thể có các phản ứng sau: phản ứng với bề mặt
của da gây viêm da xơ phát; xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng
da; xâm nhập qua da vào máu. Khi bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da
thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên.
Đường tiêu hóa: do bất cẩn để chất độc dính trên môi, miệng rồi vô tình nuốt phải
hoặc ăn uống, hút thuốc lá những nguyên nhân chủ yếu đế hóa chất xâm nhập vào cơ
thể theo đường tiêu hóa.
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

13


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

 Tác hại của hóa chất độc
Trong trường hợp nhiễm độc cấp tính chất độc có thể làm biến đối tính chất của
chất huyết sắc tố và do đó làm trở ngại chức năng vận chuyến O2 và CO2 của máu hoặc
chất độc có thế làm tăng huyết gây ra bệnh vàng da, thiếu máu.
Hoá chất độc gây ra viêm da, kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ra ho, hắt
hơi,…làm viêm dây thần kinh, các hội chứng về tinh thần như : tinh thần sa sút, hưng
phấn tinh thần, bệnh tinh thần phân lập,… hóa chất độc làm cho viêm đường tiết niệu,
đặc biệt rất dễ viêm thận, viêm bàng quang, một số hóa chất độc còn gây ra ung thư
bàng quang.

b. Yếu tố nguy hiểm
 Các bộ phận truyền động và chuyển động
Những trục máy, bánh răng, dây đai truyền và các loại cơ cấu chuyển động khác;
sự chuyển động của bản thân máy móc như ô tô, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa… tạo
nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt… Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn
thương hoặc chết.
 Nguồn nhiệt
Nguồn nhiệt ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn… tạo nguy cơ
bỏng, nguy cơ cháy nổ…
 Nguồn điện
Nguồn điện theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật,
điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện… làm tê liệt hệ thống hô hấp, hệ tim
mạch…
 Vật rơi, đổ sập
Vật rơi, đổ sập: thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không
ổn định gây ra sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng, đá rơi, đá lăn trong khai thác
đá, trong đào đường hầm, đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình xây trong xây lắp, cây
đổ, đổ hàng hóa trong sắp xếp kho hàng…
 Vật văng bắn
Vật văng bắn: thường gặp là phoi của các máy gia công như máy mài, máy tiện,
đục kim loại, máy tiện gỗ ở các máy gia công gỗ, đá văng trong nổ mìn…
 Nổ: bao gồm nổ vật lý, nổ hóa học, nổ chất nổ, nổ kim loại
 Nổ vật lý

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

14



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

Nổ vật lý xảy ra khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình
khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do
thiết bị bị rạn nứt, phồng, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết
bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây TNLĐ cho mọi người xung
quanh.
 Nổ hóa học
Nổ hóa học là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian
rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra một lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và
áp lực lớn làm hủy hoại các vật cản gây ra tai nạn cho người lao động khi họ trong phạm
vi nổ. Các chất nổ hóa học bao gồm các khí cháy khi trộn với không khí đạt đến một tỷ
lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể được khi
hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy
với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học ngày càng tăng.
 Nổ vật liệu
Nổ vật liệu có đặc điểm là sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong
không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.
 Nổ kim loại
Nổ kim loại nóng chảy xảy ra khi rót kim loại vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ…
1.1.4 Tình hình chung về TNLĐ và BNN
Lao động làm ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Đội ngũ công
nhân lao động (trong đó có trí thức) ở bất cứ xã hội nào cũng quyết định việc làm ra sản
phẩm, của cải xây dựng cho kinh tế xã hội luôn phồn thịnh; hay nói khác đi là giai cấp
công nhân là động lực chính xây dựng, cải thiện thiên nhiên, bảo vệ môi trường ngày
càng văn minh hiện đại.
Người lao động là tài sản vô giá ở bất kỳ xã hội nào. Tuy nhiên sự mất mát về
người lao động vẫn luôn xảy ra gây tổn thất to lớn và nặng nề cho gia đình và xã hội.

“An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, “An toàn để sản xuất, không có an toàn thì
không sản xuất”, “Muốn có hiệu quả sản xuất, phải thực hiện tốt công tác bảo hộ lao
động an toàn vệ sinh lao động và phóng chóng cháy nổ” … là những khẩu hiệu thường
thấy tại công trình, nhà máy, xí nghiệp và các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trên thực tế
đây vẫn chỉ là những khẩu hiệu theo đúng nghĩa của nó bởi số lượng TNLĐ vẫn thường
xuyên xảy ra, đặc biệt là tại công trình xây dựng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội trong 6 tháng
đầu năm 2016 trên toàn quốc xảy ra 3.674 vụ TNLĐ làm 3.777 người bị nạn làm 356
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

15


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

người chết, 854 người bị thương nặng. So với cùng kỳ năm 2015 số vụ TNLĐ, số nạn
nhân và số người chết vì TNLĐ trong 06 tháng đầu năm 2016 đều tăng, cụ thể: số vụ
TNLĐ tăng 258 vụ (tăng 7,5%), tổng số nạn nhân tăng 278 (tăng 7,9%), số người chết
vì TNLĐ tăng 79 người (tăng 28,5%). Theo ước tính ILO hàng năm có khoảng 337 triệu
TNLĐ xảy ra trên thế giới và 2,3 triệu người chết do bệnh liên quan đến lao động. Thiệt
hại do TNLĐ và BNN ước tính khoảng 4% GDP của toàn thế giới. Các số liệu thống kê
tại Cộng đồng Châu Âu cho thấy, trong số 115 triệu người lao động đã có hơn 10 triệu
người bị TNLĐ hoặc BNN hằng năm. Số người chết vì TNLĐ là hơn 8000 người/năm.
Thiệt hại kinh tế khoảng 26 tỉ euro/năm. Còn tại Mỹ, mỗi ngày có khoảng 9.000 người
bị thương tật do TNLĐ và có 153 người chết do TNLĐ, BNN và thiệt hại kinh tế hàng
năm do TNLĐ xảy ra trong công nghiệp là 190 tỉ đô la Mỹ. Theo báo cáo thống kê của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Châu Á cho thấy, ĐKLĐ rủi ro, có hại đã góp phần

gây ra sự hoành hành một số bệnh trên thế giới: 37% số người bị đau lưng, 16% số người
bị tổn thương thính lực, 11% số người bị bệnh hen xuyễn, 10% số người bị thương tật,
9% số người bị ung thư và 2% số người bị bệnh bạch cầu. Ngoài ra, ĐKLĐ xấu cũng
tác động không nhỏ đến cộng đồng xã hội, làm mỗi năm có thêm khoảng gần 310.000
người chết do bị những tổn thương liên quan đến lao động và 146.000 người chết vì
bệnh ung thư liên quan đến lao động.
a. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra TNLĐ (theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm
2016)
Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn
chiếm 24,3% tổng số vụ.
Người sử dụng lao động không huấn luyện ATLĐ cho người lao động chiếm 8,1%
tổng số vụ.
Người lao động vi phạm quy trình, nội quy an toàn lao động chiếm 18,9% tổng số
vụ.
Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,0% tổng só
vụ.
Còn lại 29,9% xảy ra do các nguyên nhân khách quan khác nhau.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, các địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người
(chiếm 56,4% tổng số người chết vì TNLĐ trên toàn quốc).

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

16


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện


Bảng 1.1: Thống kê các địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Địa phương
TP. Hồ Chí
Minh
Hà Nội
Bình Dương
Thanh Hóa
Đồng Nai
Hải Dương
Long An
Quảng Ninh
Thái Nguyên
Thái Bình

Số vụ


Số người
bị nạn

Số vụ chết
người

Số
người
chết

Số người
bị
thương
nặng

683

702

45

50

178

98
244
32
970
87

185
280
41
35

98
245
53
973
87
186
287
43
35

27
23
20
17
9
9
8
8
8

27
24
38
17
9

10
9
10
8

9
15
15
102
78
8
163
7
9

(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Nhận xét: Các địa phương có nền công nghiệp phát triển như TP. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Quảng Ninh, Bình Dương có số vụ TNLĐ xảy ra nhiều nhất cả nước. TP.
Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số người chết và số người bị thương nặng. Do đó,
các địa phương có nền công nghiệp phát triển công tác ATVSLĐ vẫn còn nhiều bất
cập và chỉ mang tính hình thức.
b. Thống kê tình hình TNLĐ
 Tình hình TNLĐ theo loại hình doanh nghiệp:
 Loại hình Công ty cổ phần chiếm 37% số vụ tai nạn chết người và 34% số
người chết.
 Loại hình Công ty TNHH chiếm 40,5% số vụ tai nạn chết người 39,4% số
người chết.
 Loại hình Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm
14,8% số vụ tai nạn chết người và 14,4% số người chết.
 Loại hình Công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 9,4%

số vụ tai nạn chết người và 10,5% số người chết.
 Loại hình Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 4,0% số vụ
tai nạn chết người và 3,9% số người chết.
 Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người
 Lĩnh vực xây dựng chiếm 21,6% tổng số vụ tai nạn lao động và 22,3%
tống số người chết.
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

17


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX
Dây Cáp Điện

 Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 18,3% tống số vụ và 17,6% tổng số
người chết.
 Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 13,5% tổng số vụ và 11,8% tổng số người
chết.
 Lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 12,8% tổng số vụ tai nạn và 11,8% tổng
số người chết.
 Lĩnh vực dệt may, da giày chiếm 9,4% tổng số vụ và 10,5% tổng số người
chết.
 Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất:
 Tai nạn giao thông chiếm 36,4% tổng số vụ và 36,8 tổng số người chết.
 Ngã, rơi từ trên cao chiếm 18,9% tổng số vụ và 17,1% tổng số người chết.
 Điện giật chiếm 18,9% tổng số vụ và 17,1% tổng số người chết.
 Vật rơi, đổ sập, vùi lấp chiếm 16,2% tổng số vụ và 15,7% tổng số người
chết.

 Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 6,7% tổng số vụ và 7,8% tổng số người
chết.
1.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM-SX DÂY VÀ CÁP ĐIỆN ĐẠI LONG
1.2.1 Tình hình sản xuất dây cáp điện hiện nay
Trong lĩnh vực truyền tải năng lượng điện phục vụ sản xuất và đời sống thì dây
điện và cáp điện đóng vai trò quan trọng vì nó quyết định đến tính chất lượng cung cấp
điện và hiệu suất sử dụng nguồn điện phát ra. Ở Việt Nam trước đây vì chiến tranh kéo
dài không có điều kiện phát triển do vậy sử dụng hệ thống điện của chế độ cũ để lại.
Hòa bình lập lại trong công cuộc xây dựng đất nước việc xây dựng các hệ thống điện
chủ yếu phục vụ cho các khu vực trọng điểm và cáp điện hầu hết là ngoại nhập.
Thời kì đổi mới, đặc biệt là sau khi xây dựng xong nhà máy thủy điện Hòa Bình,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các ngành sản xuất thì nhu cầu sản xuất cáp
điện ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cáp điện, một số công ty điện lực
thành lập các xưởng sản xuất dây và cáp điện. Nhưng do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp
nên các dây chuyền sản xuất cáp điện còn thô sơ. Sản phẩm chủ yếu là cáp đồng, nhôm
trần và cáp bọc nhựa PVC, hoặc cao su, điện áp cách điện thấp (nhỏ hơn 3KV). Trên thị
trường các loại cáp điện đặc biệt vẫn phải nhập khẩu.
Từ năm 1995 trở đi với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đặc biệt là giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu sử dụng dây và cáp điện ngày
càng tăng cao. Nhu cầu đó không những đòi hỏi nhiều về chủng loại cáp điện mà còn
đòi hỏi về chất lượng và số lượng. Đáp ứng tình hình này một số doanh nghiệp như
Cadivi, cáp điện Hà Nội, Trần Phú… đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các dây chuyền sản
SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

18


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty TNHH TM – SX

Dây Cáp Điện

xuất cáp điện nhưng cũng chỉ đủ điều kiện mua các dây chuyền sản xuất cáp điện cũ của
nước ngoài về cải tạo lại hoặc tự chế tạo để sản xuất cáp điện. Nhờ đó mà cũng đáp ứng
được phần nào nhu cầu sử dụng cáp của thị trường. Tuy nhiên cũng chỉ sản xuất được
các loại cáp thông thường như cáp đồng, nhôm trần, cáp động lực, cáp ngầm trung thế
điện áp cách điện 6KV nhưng độ bền còn kém, còn các loại cáp đặc biệt như cáp ngầm
trung thế điện áp từ 6 – 35KV vẫn phải nhập từ nước ngoài.
Ngày nay một số công ty nước ngoài đã đưa công hiện đại sang Việt Nam và mở
các công ty cáp. Các công ty này đã đáp ứng nhu cầu cáp của thị trường và sản xuất
được nhiều chủng loại cáp khác nhau như cáp cao thế, cáp trung thế, cáp hạ thế, cáp điều
khiển, cáp quang….
Hiện nay, cùng với toàn thế giới đất nước ta cũng đang bước vào giai đoạn tăng
tốc như vũ bảo về công nghê. Sư hiện đại hóa tràn ngập trong tất cả các ngành từ sản
xuất cho đến kinh doanh và không nằm ngoài tiến trình ấy ngành sản xuất dây và cáp
điện cũng đang ở giai đoạn phát triển nhanh và mạnh nhất. Đi đôi với sự phát triển của
sản lượng sản xuất điện năng là việc xây dựng mạng lưới truyền tải và phân phối điện
năng từ mạng lưới cao thế và hạ thế đến người tiêu dùng. Nhu cầu dây và cáp điện để
xây dựng mạng lưới điện được dự báo là sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Ngoài ra,
dây và cáp điện còn được sử dụng vào các lĩnh vực như: sản xuất ô tô và động cơ, sản
xuất môtơ và máy biến áp, liên lạc viễn thông và truyền dữ liệu … Đến thời điểm hiện
tại Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện,
trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp được xếp hạng trong 500 doanh nghiệp lớn của
Việt Nam. Có thể nêu tên một số công ty điển hình trong ngành như: Công ty Dây và
Cáp điện Việt Nam (CaDiVi), Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty liên doanh LG Vina
Cable, Công ty TaYa Việt Nam, Công ty cổ phần cáp và điện tử Viễn Thông (Sacom),…
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dây điện và cáp điện của
Việt Nam sang các thị trường trong tháng 6/2016 đạt trị giá 68,58 triệu USD, tăng 4,9%
so với tháng 5/2016; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2016 lên
421,24 triệu USD, tăng trưởng 4,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Thị trường Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch trong tháng 6 năm 2016 với
18,64 triệu USD, tăng 9,1% so với tháng 5/2016; đưa tổng kim ngạch cả 2 quí đầu năm
2016 lên hơn 104,86 triệu USD, chiếm 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,3% so
với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc là thị trường đứng thứ 2 về xuất khẩu sản phẩm dây điện và cáp điện
của Việt Nam trong tháng 6/2016; trị giá đạt 7,97 triệu USD, giảm 36,9% so với tháng
liền kề trước, tuy nhiên tính gộp cả 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang

SVTH: Nguyễn Xuân Bảo
GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

19


×