Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến tinh bột khoai mì tân trường hưng, tỉnh tây ninh, công suất 900 m3 ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 155 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.................................................................................................1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................2
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................2
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ CÔNG TY
TNHH TÂN TRƢỜNG HƢNG...................................................................................4
1.1 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.......................................................................................4
1.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ PHÁT THẢI...............................8
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐẾN MÔI TRƢƠNG............10
CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP CƠ BẢN XỬ LÝ NƢỚC THẢI........................................11
2.1 CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHO NGÀNH SẢN XUẤT
TINH BỘT KHOAI MÌ........................................................................................11
2.1.1 Phương pháp cơ học............................................................................................11
2.1.2 Phương pháp xử lý hóa lý...................................................................................18
2.1.3 Phương pháp xử lý hóa học.................................................................................26
2.1.4 Phương pháp xử lý sinh học................................................................................27
2.2 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI NGHÀNH CHẾ BIẾN TINH
BỘT KHOAI MÌ.........................................................................................................38
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.......................44
3.1 THÀNH PHẦN NƢỚC THẢI.............................................................................44
3.2 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI...............................................44
3.1.1 Phương án 1.........................................................................................................48


3.1.2 Phương án 2........................................................................................................57


3.3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ..................................................................59
CHƢƠNG 4
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ.......................................61
4.1 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ.....................................................61
4.1.1 Tính toán các lưu lượng thiết kế..........................................................................61
4.1.2 Song chắn rác.......................................................................................................62
4.1.3 Máy sàng rác........................................................................................................65
4.1.4 Bể lắng cát-hố thu gom........................................................................................66
4.1.5 Bể lắng đứng đợt 1...............................................................................................71
4.1.6 Bể Acid hóa..........................................................................................................77
4.1.7 Bể điều hòa...........................................................................................................85
4.1.8 Bể trung gian........................................................................................................90
4.1.9 Bể UASB..............................................................................................................91
4.1.10 Bể Aerotank......................................................................................................103
4.1.11 Bể lắng 2...........................................................................................................115
4.1.12 Hồ hoàn thiện...................................................................................................120
4.1.13 Bể chứa bùn......................................................................................................122
4.1.14 Bể nén bùn (kiểu lắng đứng)............................................................................124
4.1.15 Máy ép bùn băng tải.........................................................................................128
4.2 BỐ TRÍ ĐƢỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ.............................................................129
4.3 BỐ TRÍ MẶT BẰNG..........................................................................................130
CHƢƠNG 5
TÍNH KINH TẾ.........................................................................................................131
5.1 CHI PHÍ ĐẦU TƢ...............................................................................................131
5.1.1 Dự toán chi phí xây dựng...................................................................................131
5.1.2 Dự toán chi phí phần thiết bị..............................................................................134
5.2 CHI PHÍ XỬ LÝ..................................................................................................138
5.2.1 Chi phí xây dựng................................................................................................138



5.2.2 Chi phí vận hành................................................................................................139
5.2.3 Chi phí xử lý 1m3 nước thải...............................................................................142
CHƢƠNG 6
QUẢN LÝ – VẬN HÀNH – SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC..................143
6.1 GIAI ĐOẠN ĐƢA CÔNG TRÌNH VÀO HOẠT ĐỘNG................................143
6.2 GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH..................................................................................145
6.3 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SỰ CỐ VẬN HÀNH HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI................................................................................147
6.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO TRÌ......................149
CHƢƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................151
7.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................151
7.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................153


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: công ty thuộc công ty TNHH Tân Trường Hưng..........................................3
Hình 1.2 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty Tân Trường Hưng............4
Hình 1.3: giấy chứng nhận............................................................................................5
Hình 1.4: Quy trình sản xuất của nhà máy...................................................................10
Hình 2.1: Bể điều hòa...................................................................................................18
Hình 2.2: Bể lắng cát....................................................................................................19
Hình 2. 3: Bể keo tụ tạo bông.......................................................................................21
Hình 2.4: Bể tuyển nổi..................................................................................................22
Hình 2. 5: Bể Aerotank.................................................................................................34
Hình 2. 6: Mương Oxy hóa...........................................................................................35
Hình 2.7: Công nghệ SBR............................................................................................36
Hình 2. 8: Bể lọc sinh học nhỏ giọt...............................................................................37

Hình 2.9: Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy Phước Long......................................42
Hình 2.10: Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Hoàng Minh.................................43
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn khả năng phân hủy CN tại bể acid hóa...........................49
Hình 3.2: Qui trình xử lý nước thải 1............................................................................51
Hình 3.3. : Qui trình xử lý nước thải, phương pháp 2...................................................59


Hình 4.1 : Sơ đồ lắp đặt song chắn rác..........................................................................67
Hình 4.2 : Cấu tạo bể lắng cát.......................................................................................73
Hình 4.3 : Sơ đồ cấu tạo bể UASB................................................................................95
Hình 4.4: Tấm chắn khí và tấm hướng dòng trong UASB............................................98
Hình 4.5: Tấm hướng dòng trong UASB......................................................................99
Hình 4.6 : Sơ đồ tấm răng cưa thu nước......................................................................101
Hình 4.7: Sơ đồ làm việc của hệ thống bể Aerotank...................................................105
Hình 4.8: Sơ đồ ống phân phối khí..............................................................................113

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Tiêu chuẩn tinh bột của nhà máy (áp dụng Starch UDC 664.227 đối với tinh
bột khoai mì).................................................................................................................8
Bảng 1.2 : Sản lượng sản phẩm của nhà máy...............................................................9
Bảng 1.3: Thành phần tính chất nước thải...................................................................12
Bảng 2. 1: Hiệu suất xử lý của các phương pháp xử lý nước thải khác nhau..............31
Bảng 3. 1 Đặc trưng nước thải Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Tân Trường Hưng,
tỉnh Tây Ninh ..............................................................................................................38
Bảng 3.2: So sánh giữa các phương pháp xử lý kỵ khí ...............................................47
Bảng 3.3: Bảng hiệu suất xử lý của từng công trình đơn vị phương án 1 ...................54
Bảng 3.4 Hiệu suất xử lý của phương án 2 ..................................................................59
Bảng 3.5 So sánh ưu và nhược điểm của 2 phương án ................................................62
Bảng 4.1 Thông số thiết kế song chắn rác ...................................................................66

Bảng 4.2 Tải trọng thủy lực của bể lắng cát hay độ lớn thủy lực theo đường kính thước
hạt trong nước thải đô thị ở 15oc..................................................................................68
Bảng 4.3 thông số thiết kế bể lắng cát .........................................................................70
Bảng 4.4 thông số thiết kế hố thu gom ........................................................................72
Bảng 4.5 thông số thiết kế bể lắng I ............................................................................78
Bảng 4.6 Khả năng phân hủy CN ở bể acid ................................................................79


Bảng 4.7 thông số thiết kế bể Acid ..............................................................................85
Bảng 4.8 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa ..............................................................87
Bảng 4.9 Thông số thiết kế bể điều hòa ......................................................................90
Bảng 4. 10 Thông số thiết kế bể điều hòa ...................................................................92
Bảng 4.11 Thông số thiết kế bể UASB ......................................................................102
Bảng 4. 12 Thông số thiết kế bể aerotank ..................................................................115
Bảng 4. 13 Thông số thiết kế bể lắng 2.......................................................................120
Bảng 4.14 Tóm tắt các thông số thiết kế hồ sinh học.................................................122
Bảng 4. 15 Thông số thiết kể bể chứa bùn .................................................................124
Bảng 4. 16 Thông số thiết kế bể nén bùn. ..................................................................128
Bảng 4. 17 Catalogue của thiết bị máy ép lọc băng tải...............................................129
Bảng 5. 1: Dự toán chi phí xây dựng ..........................................................................131
Bảng 5. 2: Dự toán chi phí phần thiết bị .....................................................................134
Bảng 5. 3 Chi phí điện năngcho các thiết bị ...............................................................139


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sắn (hay còn gọi là khoai mì) có tên khoa học là Manihot Esculenta là cây lương
thực ưa ẩm, nó phát nguồn từ lưu vực sông Amazone Nam Mỹ. Đến thế kỉ XVI mới
được trồng ở châu Á và Phi. Ở nước ta, khoai mì được trồng ở khắp nơi từ nam chí bắc
nhưng do quá trình sinh trưởng và phát dục của khoai mì kéo dài, khoai mì giữ đất lâu
nên chỉ các tỉnh trung du và thượng du Bắc Bộ như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình
là điều kiện trồng trọt thích hợp hơn cả.
Khoai mì Việt Nam cũng bao gồm nhiều loại giống. Nhân dân ta thường căn cứ
vào kích tấc, màu sắc củ, thân, gân lá và tính chất khoai mì đắng hay ngọt (quyết định
bởi hàm lượng axit HCN cao hay thấp) mà tiến hành phân loại. Tuy nhiên trong công
nghệ sản xuất tinh bột người ta phân thành hai loại: khoai mì đắng và khoai mì ngọt.
Chế biến khoai mì đã được phổ biến ở nước ta từ thế kỷ 16. Những năm gần đây, do
yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm từ khoai mì gia
tăng. Sản lượng khoai mì hằng năm đạt khoảng 3 triệu tấn. Việc sản xuất càng nhiều
thì lượng chất thải càng lớn. Ước tính trung bình hằng năm gần đây ngành chế biến
tinh bột khoai mì (bao gồm nhà máy chế biến và hộ gia đình) đã thải ra môi trường
500.000 tấn thải bã và 15 triệu m3 nước thải. Thành phần của các loại chất thải này chủ
yếu là các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng khi thải ra môi trường. Trong điều
kiện khí hậu của nước ta sẽ nhanh chóng bị phân hủy gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân
cư trong khu vực.
Hiện nay, ở một số nhà máy chế biến tinh bột nồng độ COD trong nước thải lên
đến 13.000 mg/l, vượt gấp trăm lần so với chỉ tiêu cho phép. Điều này cho thấy ngành
tinh bột đang đứng trước nhu cầu phải phát triển nhưng môi trường khu vực hiện tại và
tương lai lại phải đứng trước nguy cơ gánh chịu hậu quả do chất thải tinh bột mang lại.
Trong phạm vi hẹp, em chọn đề tài “ Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải nhà máy
chế biến tinh bột khoai mì Công ty TNHH Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh” với
mong muốn góp phần vào phát triển bền vững ngành chế biến tinh bột khoai mì.
Đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lý thải cho nhà máy sản xuất tinh bột
khoai mì Tân Trƣờng Hƣng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900 m3/ngày.đêm.” được
em chọn thực hiện, đầu tiên là để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, sau là để thử

nghiệm tính toán thiết kế một hệ thống xử lý nước thải phù hợp với điều kiện sản xuất
và những tồn tại về xử lý nguồn thải ra từ Công ty trong bối cảnh hiện nay.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Tìm hiểu thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải ngành sản xuất tinh bột
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

1


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
khoai mì nói chung và nhà máy chế biến sữa Nutifood nói riêng.
 Tìm hiểu tình hình hoạt động và quy trình sản xuất của nhà máy sản xuất tinh bột
khoai mì Tân Trường Hưng
 Từ đó, đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
máy sản xuất tinh bột khoai mì Tân Trường Hưng đạt tiêu chuẩn đầu ra và tính
toán, thiết kế chi tiết công trình đơn vị.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Giới hạn về mặt không gian: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước thải trong
quá trình sản xuất tinh bột khoai mì của nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì Tân
Trường Hưng
 Ngoài ra đề tài còn có thể áp dụng cho các cơ sở sản xuất tinh bột khoai mì khác
trên cả nước với qui mô tương tự.
 Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện từ 4/7/2017 – 1/12/2017.
 Giới hạn về mặt nội dụng: Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp và tính toán thiết kế
các công trình đơn vị cho hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất tinh bột
khoai mì Tân Trường Hưng
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Thu thập tài liệu, giới thiệu nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì Tân Trường
Hưng, tỉnh Tây Ninh
 Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng
gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải trong nghành chế biến tinh bột khoai
mì.Thu thập một số thông tin về tình hình sản xuất, công nghệ sản xuất.
 Lựa chọn công nghệ, thiết kế hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kinh tế
và điều kiện của nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì Tân Trường Hưng.
 Dự trù kinh phí thực hiện cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy
sản xuất tinh bột khoai mì Tân Trường Hưng
 Thực hiện các bản vẽ kỹ thuật cho các công trình đơn vị trong hệ thống.
 Hướng dẫn vận hành và đưa ra một số biện pháp khắc phục sự cố cho hệ thống
xử lý.

SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

2


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu về công nghệ sản xuất, thành
phần và tính chất nước thải và một số công nghệ đang được áp dụng hiện nay.
 Tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nước thải nhà máy sản xuất
tinh bột khoai mì Tân Trường Hưng
 Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để đưa ra
giải pháp xử lý có hiệu quả hơn.

 Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong ngành về các vấn đề có liên
quan.
 Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức để tính toán các công trình đơn vị
của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống theo quy
định hiện hành.
 Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để vẽ các công trình xử lý nước
thải đã tính toán.

SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

3


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ CÔNG
TY TNHH TÂN TRƢỜNG HƢNG
1.1

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

Hình 1.1: công ty thuộc công ty TNHH Tân Trƣờng Hƣng
 Nhà máy đặt tại xã Thạnh Bắc, Huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
 Nhà máy chế biến tinh bột khoai mì thuộc công ty TNHH Tân Trường Hưng đi
vào hoạt động sản xuất tinh bột khoai mì từ năm 2005

 Hoạt động với công suất 60 tấn/ngày
 Về cơ bản, vị trí nhà máy có những thuận lợi sau :
 Nhà máy toạ lạc tại ấp Thanh Hiệp, Xã Thạnh Bắc, Huyện Tân Biên, Tỉnh Tây
Ninh, nay là vùng rộng lớn trồng khoai mì làm nguyên liệu cho ngành chế biến
tinh bột khoai mì của tỉnh Tây Ninh.
 Khu vực đã có hệ thống chuyển tải điện đủ khả năng cung cấp điện cho các hoạt
động của nhà máy.
 Vị trí của công ty TNHH Tân Trường Hưng trên bản đồ hành chính tỉnh Tây
Ninh
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

4


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

Hình 1.2 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty Tân Trƣờng Hƣng
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

5


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho công ty TNHH Tân Trường Hưng do

Cục Sở Hửu Trí Tuệ – Bộ Khoa Học và Công Nghệ cấp:

Hình 1.3: giấy chứng nhận
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

6


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
Sản phẩm
Sản phẩm chính của nhà máy là tinh bột khoai mì và bã mì. Dự kiến 80% sản phẩm
tinh bột khoai mì sẽ được xuất khẩu và các sản phẩm không đủ chất lượng xuất khẩu
sẽ được cung cấp làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước (như ngành
sản xuất giấy, hồ dán, ngành dệt, sản xuất ván ép, cao su, dược liệu, đường, thực phẩm
và các công ty sản xuất bột ngọt).
Ngoài ra, bã mì sẽ được cung cấp cho ngành chăn nuôi làm thức ăn gia súc tại địa
phương và các tỉnh lân cận hoặc sẽ được dùng làm phân bón sau khi đã qua xử lý.
Nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nhà máy sẽ áp dụng
tiêu chuẩn Starch UDC 664.227 và được tóm tắt trong bảng sau :
Bảng 1.1 : Tiêu chuẩn tinh bột của nhà máy (áp dụng Starch UDC 664.227 đối với
tinh bột khoai mì)
Chất lƣợng

Loại sản phẩm
Cao cấp

1


2

3

Độ ẩm, không quá

12,5

13

14

14

Trọng lượng tinh bột sau khi sấy,
không dưới (%)

97,50

97,50

96

96

Trọng lượng tro, không quá (%)

0,01


0,15

0,30

0,30

Trọng lượng đạm, không quá (%)

0,20

0,30

0,30

0,30

4,5 – 7

4,5 – 7

3,5 – 7

3,5 – 7

1

1

3


5

Độ dính

700

500

400

350

Độ trắng (%)

98

95

90

88

Độ pH
Lọc tổng trọng lượng bằng vi trắc
kế 150, không quá

(Nguồn : Tổng hợp từ công ty TNHH Tân Trường Hưng)

SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà


7


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
Bảng 1.2 : Sản lượng sản phẩm của nhà máy
Sản phẩm

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Tinh bột khoai mì (tấn)

2.800

11.250

15.750

18.000


18.000

Bã mì *(tấn)

8.400

33.750

47.250

54.000

54.000

(Nguồn : Tổng hợp từ công ty TNHH Tân Trường Hưng)
(*) : Khối lượng bã mì tính trong trường hợp không tách riêng phần vỏ.
1.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ PHÁT THẢI
a. Quy trình công nghệ và phát thải:
Khoai mì củ tươi

Bóc vỏ
Nước

Nước

Vỏ

khoai

Rửa


Tạp
chất,
nước thải

Gĩa

Ồn

Nghiền

Ồn,
nước thải

SO2, nước

Máy trích ly 1

Hơi SO2

SO2, nước

Máy trích ly 2

Hơi SO2

SO2, nước

Máy trích ly 3


Hơi SO2, bã mì

Nước

Sàng loại lần 1

Nước thải

Nước

Sàng loại lần 2

Nước thải

SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

8


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

Máy tách ly 1

Máy tách ly 2

Máy tách ly 3


Nhiệt

Khử nước

Nước thải

Sấy khô

Nhiệt thừa

Sàng lọc

Bụi

Đóng gói

Bụi, bao bì hư hỏng

Tinh bột thành phẩm

Hình 1.4: Quy trình sản xuất của nhà máy
b. Thuyết minh quy trình
Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy hiện đại, được áp dụng phổ biến tại các
công ty sản xuất tinh bột khoai mì trên thế giới. Các công đoạn chủ yếu có thể được
mô tả như sau :
Khoai mì nguyên liệu vận chuyển từ đồng về sẽ được đưa vào bồn chứa sau đó
được đưa qua máy rửa và máy bóc vỏ trên các băng tải nghiêng. Khoai mì sau khi
được bóc vỏ và rửa sạch sẽ được đưa đến dây chuyền kiểm tra. Các tạp chất còn sót lại
sẽ được loại bỏ tại đây.


SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

9


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
Sau khi kiểm tra xong, khoai mì sẽ được đưa vào máy đập vỡ vụn ra và phân phối
qua các máy nghiền. Trong máy nghiền, khoai mì sẽ được nghiền nhuyễn bằng lưới
sàng và đồng thời các vật liệu nghiền nhuyễn có chứa tinh bột được tách ra để tinh bột
có thể được trích ly dễ dàng. Vật liệu được nghiền nhuyễn từ máy nghiền sẽ được thu
gom lại trong hố máy nghiền và được pha loãng bằng nước có chứa tinh bột lấy từ máy
ép bột nhão.
Bằng dụng cụ bơm đặc biệt, vật liệu được nghiền nhuyễn từ máy nghiền sẽ được
bơm đến trạm trích ly 3 giai đoạn. Máy trích ly là máy ly tâm nghiêng kết hợp với hoạt
động rửa và sàng. Nhờ lực ly tâm, vật liệu được nghiền nhuyễn sẽ được bơm vào
thùng sàng hình côn nơi mà vật liệu trích ly được lọc riêng, đồng thời vật liệu được
nghiền nhuyễn được tẩy bằng các vòi nước. Việc trích ly được tiến hành đối ứng nhau.
Tinh bột được pha nước từ các máy trích ly sẽ được luân chuyển nhờ các máy bơm.
Tinh bột được pha nước từ máy trích ly số 1 là loại tinh bột dạng lỏng thô sẽ được thu
gom vào bồn chứa sau đó sẽ được các bơm ly tâm tiếp tục bơm đến các máy trích ly số
2 và 3.
Vật liệu thừa ra từ máy trích ly số 3 là loại bột nhão sẽ được thu gom vào băng
chuyền xoắn. Sau đó, tinh bột dạng lỏng thô sẽ được bơm thông qua máy đánh bột
chổi xoay và khí xoáy tụ dùng khử cát đến máy tách ly tinh bột thứ nhất, nơi mà tinh
bột được cô đặc và tẩy bằng nước. Vữa tinh bột được rửa trong hệ thống khí xoáy tụ
đa chiều. Từ đây, tinh bột dạng lỏng được đưa vào ống dẫn đến các máy ly tâm khử
nước tự động. Sau khi nước đã được khử, dao truyền động bằng thủy lực sẽ xả tinh bột

đến các băng chuyền xoắn thu gom để cung cấp cho băng tải thang để đưa đến máy
sấy. Tại đây, tinh bột được sấy khô bằng luồng khí đóng được tạo ra bằng hơi nước.
Sau khi tách ly, tinh bột được khí xoáy tụ thổi lên các van xoay và các băng chuyền
xoắn đến hệ thống làm nguội chạy bằng hơi. Máy sấy được vận hành tự động bằng các
phím mức độ và bằng máy kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo sự ổn định về độ ẩm trong
tinh bột.
Tinh bột ra khỏi máy làm nguội thông qua băng chuyền xoắn và khóa khí quay sẽ
rơi xuống máy rây tinh bột là nơi mà các hạt vật liệu có kích cỡ quá khổ sẽ bị loại bỏ.
Bên dưới máy ray được nối với cánh xoắn đóng bao nơi tinh bột được đóng gói. Bột
nhão được tạo ra từ các máy trích ly sẽ được thu gom và phân phối đến các máy ép
xoắn. Bột nhão đã được khử nước có thể được phơi khô ở sân phơi dưới ánh nắng mặt
trời hoặc bằng hệ thống phơi khô khác. Sân phơi trên có bề rộng khoảng 3.000 m2.
Việc sản xuất tinh bột cần phải có nước chứa SO2. Khí SO2 được tạo ra bằng cách
đốt lưu huỳnh trong lò đốt. Khí SO2 được sục vào nước trong bồn và được máy bơm
bơm đến các công đoạn chế biến cần sử dụng nước chứa SO2.
1.3 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ĐẾN MÔI TRƢỜNG
 Thành phần và tính chất nƣớc thải
Nguồn phát sinh :
Trong công nghiệp chế biến tinh bột, nước được sử dụng trong quá trình sản xuất
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

10


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
chủ yếu là ở các công đoạn rửa củ, ly tâm, sàng loại xơ, khử nước.
Trong công đoạn rửa, nước được sử dụng cho việc rửa củ mì trước khi lột vỏ để loại

bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt. Nếu rửa không đầy đủ, bùn bám trên củ sẽ làm cho
tinh bột có màu rất xấu.
Trong công đoạn ly tâm và sàng loại xơ, nước được sử dụng nhằm mục đích rửa và
tách tinh bột từ bột xơ củ mì.
Ngoài ra, nước còn được sử dụng trong quá trình nghiền củ mì nhưng với khối
lượng không đáng kể.
Tóm lại, lượng nước thải phát sinh từ nhà máy dự kiến có 10% bắt nguồn từ nước
rửa củ và 90% xả ra từ công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước.
Lƣu lƣợng
Tổng khối lượng nước thải của nhà máy chiếm khoảng 80% tổng khối lượng nước
cấp sử dụng, tương đương 900 m3 nước thải/ngày, trong đó :
: 90 m3/ngày

-

Nước thải từ công đoạn rửa củ

-

Nước thải từ công đoạn ly tâm, sàng lọc, khử nước : 810 m3/ngày
Bảng 1.3: Thành phần tính chất nước thải
Nước thải chế biến tinh bột

.Chỉ tiêu

Đơn vị

Từ công
đoạn rửa củ


Từ công đoạn ly
tâm, sàng lọc

Nước thải tổng
hợp (cống chung)

--

6,5 – 7,5

4 – 4,5

4,5 – 5,0

Chất rắn tổng cộng

mg/l

400 – 500

700 – 850

1.100 – 1.300

Cặn lơ lửng

mg/l

200 – 300


320 – 450

450 – 670

BOD

mg/l

40 – 60

1200 – 1680

1860 – 2100

COD

mg/l

100 – 150

1350 – 1800

1950 – 2250

Nitơ tổng cộng

mg/l

10 – 18


20 – 25

25 – 35

Phosphat tổng cộng

mg/l

1 – 1,5

5,5 – 10

5,5 – 10

CN-

mg/l

pH

5 – 25

(Nguồn: Xí nghiệp công nghệ môi trường – ECO)
Nước thải khoai mì được thải ra chủ yếu từ giai đoạn rửa củ và tách tinh bột (ly tâm,
sàng lọc). Loại nước thải này có đặc tính tương tự như đặc tính nước thải các ngành
thực phẩm khác. Tức là trong thành phần của nước thải khoai mì chứa hàm lượng chất
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

11



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
hữu cơ rất cao, độ đục cao do ảnh hưởng của cặn lơ lửng nên có khả năng gây ô nhiễm
môi trường rất lớn.
Đặc biệt với loại nước thải này là trong khoai mì có chứa HCN là một acid có tính
chất độc hại. Đây là chất hoá học trong khoai mì gây nên trạng thái say, ngộ độc khi ăn
phải quá nhiều. Khi ngâm khoai mì vào nước một phần HCN sẽ vửa ra tan vào trong
nước và theo nước thải ra ngoài. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động có sục khí SO2
vào trong nước ở công đoạn trích ly, SO2 khi gặp nước sẽ chuyển hoá thành acid
H2SO3 làm cho pH trong nước giảm xuống rất nhiều.
* Nhận xét:
Nước thải rửa củ có pH gần như trung tính (tuy vẫn phụ thuộc vào chất lượng
nguồn nước cấp), hàm lượng chất rắn tổng cộng nằm trong khoảng 550 – 700 mg/l với
khoảng 70 – 75% là chất rắn lơ lửng, nồng độ BOD và COD của nước thải nằm trong
khoảng 40 – 60 mg/l và 100 – 150 mg/l.
Nước thải từ công đoạn ly tâm, sàng lọc mang tính acid với pH nằm trong khoảng 4
– 4,5. Ngoài ra, nước thải còn có hàm lượng chất rắn tổng cộng khá cao (từ 700 – 850
mg/l), trong đó nồng độ cặn lơ lửng chiếm khoảng từ 35 – 45% (khoảng 320 – 550
mg/l). Nồng độ BOD và COD của nước thải từ công đoạn này nằm trong khoảng 1500
1800 mg/l và 1600-2100 mg/l.
Tỷ lệ BOD/COD trong nước thải lên đến 87%. Chứng tỏ có thể áp dụng công nghệ
sinh học cho việc xử lý nước thải. Do tính chất đặc trưng của nguồn nước thải (hàm
lượng CN cao, dao động từ 5–25 mg/l), trong một số trường hợp đặc biệt do nguồn
nguyên liệu chế biến là các loại khoai mì trồng lâu năm hoặc khoai mì đắng dẫn đến
hàm lượng CN trong nước thải có thể lên đến hơn 25 mg/l. Chính hàm lượng CN cao
là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý, ảnh
hưởng đến hoạt động các công trình xử lý sinh học sau này. Vì vậy, công nghệ xử lý

nước thải khoai mì cần chú trọng giai đoạn khử CN trước để bảo đảm tính ổn định của
hệ thống. Sau đó áp dụng phương pháp sinh học kết hợp xử lý kỵ khí và hiếu khí.
 Khí thải
Khí thải của nhà máy tinh bột sắn phát sinh từ các nguồn:
Khí thải từ lò đốt dầu tạo khí nóng đề sấy khô sản phẩm. Nhà máy dùng dầu FO để
đốt lò tạo không khí nóng cho quá trình sấy khô thành phẩm.
Bụi phát sinh do các hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy,
trong quá trình xe chạy và bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm cũng gây ra ô nhiễm bụi cho
khu vực xung quanh nhà máy.
Các khí phát sinh do quá trình phân hủy sinh học từ các hồ sinh học, các chất thải
rắn thường chứa các thành phần H2S, CH4, metan…Tạo mùi hôi thối khó chịu. Tuy
nhiên lượng khí thải này phát sinh không lớn và phạm vi ảnh hưởng hẹp .
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

12


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

 Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau:
Vỏ củ và tạp chất (đất, cát) ở công đoạn rửa và bóc vỏ, lượng chất thải này nhà
máy xử lý bằng cách chôn lấp. Bã sắn từ công đoạn tách, trích ly chiết suất. Bã này
dùng làm thức ăn gia súc hoặc phân bón hữu cơ vi sinh. Nhà máy ký kết bán bã sắn
với một số công ty chế biến thức ăn cho gia súc.
Bùn từ công đoạn xử lý nước thải hiện nay chưa được xử lý, mà chủ yếu thải ra
suối gần nhà máy và nạo vét bỏ tại bờ các hồ sinh học.


SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

13


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

CHƢƠNG 2
CÁC PHƢƠNG PHÁP CƠ BẢN XỬ LÝ NƢỚC THẢI
2.1 CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHO NGÀNH SẢN XUẤT
TINH BỘT KHOAI MÌ
2.1.1 Phƣơng pháp cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước
thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. Xử lý nước thải
bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song
chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ… Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại
chỗ tách các chất phân tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công
trình xử lý nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Một số công trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp cơ học bao gồm:
a. Song chắn rác:
Song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon, vỏ cây và
các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị
xử lý nước thải ở phía sau hoạt động ổn định.
Các song chắn được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn, nghiêng một
góc 60 – 70%. Thanh song chắn có thể có tiết diện tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Thanh

song chắn có tiết diện tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật bị giữ lại.
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và trước
các công trình xử lý nước thải.
b. Thiết bị nghiền rác
Là thiết bị có nhiệm vụ cắt và nghiền vụn rác thành các hạt nhỏ lơ lửng trong nước
thải để không làm tắc ống, không gây hại cho bơm. Trong thực tế cho thấy việc sử
dụng thiết bị nghiền rác thay cho thiết bị chắn rác đã gây nhiều khó khăn cho các công
đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên sẽ làm tắc nghẽn hệ thống phân phối khí và
các thiết bị làm thoáng trong các bể (đĩa, lỗ phân phối khí và dính bám vào các tua bin).
Do vậy cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

14


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
c. Bể lắng cát
Bể lắng cát gồm các loại sau:
 Bể lắng ngang: có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài của bể. Bể
có tiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
 Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên theo chân bể. Nước được dẫn theo
ống tiếp tuyến với phần hình trụ vào bể.
 Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được dẫn vào
bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài.
 Bể lắng cát làm thoáng: để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng hiệu
quả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thông thường một dàn thiết bị phun khí.
Dàn này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy

bể với một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các
phẩn tử nặng có thể lắng.
d. Bể điều hòa
Bể điều hòa là đơn vị khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu lượng
và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả các công trình xử lý phía sau, đảm bảo đầu ra
xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.
Có 2 loại bể điều hòa:
 Điều hòa lưu lượng.
 Điều hòa lưu lượng và chất lượng.

e. Bể lắng

Hình 2.1: Bể điều hòa

Bể lắng dùng để tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng
riêng của nước thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ
từ từ nổi lên bề mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu gom và vận
chuyển lên công trình xử lý cặn.
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

15


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:
 Bể lắng đợt 1: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các
chất rắn lơ lửng không hòa tan.

 Bể lắng đợt 2: Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các cặn vi
sinh, bùn trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Dựa vào cấu tạo bể lắng đƣợc chia thành các dạng bể lắng nhƣ:
 Bể lắng đứng:
Bể lắng đứng thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông, đáy dạng nón hay chóp cụt.
Nguyên lý hoạt động:
+ Nước được đưa vào ống trung tâm và di chuyển xuống theo phương đứng và kết
thúc ống trung tâm tại miệng loa hình phễu.
+ Sau khi ra khỏi ống trung tâm dòng nước va vào tấm hắt hình phễu và thay đổi
hướng đứng sang hướng ngang rồi dâng lên theo thân bể, khi đó cặn lắng xuống
đáy bể theo hướng ngược lại với dòng nước.
+ Nước sau khi lắng trong tràn qua máng thu đặt xung quanh thành bể và đi ra
ngoài theo ống dẫn nước ra đến công trình xử lý tiếp theo.
 Bể lắng ngang:
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật, tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều dài không
nhỏ hơn 1/4 và chiều sâu đến 4m. Nước thải theo máng phân phối ngang vào bể qua
đập tràn thành mỏng hoặc tường đục lỗ xây dựng ở đầu bể dọc suốt chiều rộng. Đối
diện ở cuối bể cũng xây máng tương tự để thu nước và đặt tấm chắn nửa chìm nửa nổi
cao hơn mực nước 0,15 – 0,2m và không sâu quá 0,25 – 0,5m. Để thu và xả chất nổi,
người ta đặt một máng đặc biệt ngay sát kề tấm chắn. Bể lắng ngang có thể làm một hố
thu cặn ở đầu bể hoặc có thể làm nhiều hố thu cặn dọc theo chiều dài của bể.
Hình 2.2: Bể lắng cát

SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

16


Đồ án tốt nghiệp

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.

Phạm vi ứng dụng: sử dụng bể có công suất > 3000 m3/ngày.đêm đối với trường
hợp xử lý nước có dùng phèn và áp dụng với bất kỳ công suất nào cho các trạm xử lý
không dùng phèn.
 Bể lắng ly tâm:
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn, đường kính có thể từ 5m trở lên, thường được sử
dụng với công suất lớn hơn hoặc bằng 30.000m3/ngày đêm.
Nguyên lý hoạt động:
+ Bể lắng ly tâm là loại bể lắng trung gian giữa bể lắng ngang và bể lắng đứng. Nước
từ vùng lắng chuyển động từ trong ra ngoài và từ dưới lên.
+ Nước cần xử lý vào ống trung tâm rồi vào giữa ngăn phân phối, rồi được phân phối
vào vùng lắng. Trong vùng lắng nước chuyển động chậm dần từ tâm bể ra.
f. Lọc
Lọc được dùng để tách các chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải, mà
các bể lắng không thể loại chúng. Người ta tiến hành quá trình lọc nhờ các vật liệu lọc,
vách ngăn xốp, cho phép chất lỏng đi qua và giữ các tạp chất lại.
Vật liệu lọc thường được sử dụng nhiều nhất là cát thạch anh, than cốc hoặc sỏi,
thâm chí cả than nâu, than bùn hoặc than gỗ.
Có nhiều dạng lọc: lọc chân không, lọc áp lực, lọc chậm, lọc nhanh, lọc chảy ngược,
lọc chảy xuôi…
g. Bể tách dầu mỡ
Bể tác dầu mỡ: Dùng để tách và thu các loại mỡ động thực vật, các loại dầu… có
trong nước thải. Bể tách mỡ thường được bố trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường
học, bệnh viện… xây bằng gạch, bể tông cốt thép, thép, nhựa composite… và bố trí
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

17



Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
bên trong nhà, gần các thiết bị thoát nước hoặc ngoài sân gần khu vực bếp ăn để tách
dầu mỡ trước khi xả vào hệ thống thoát nước bên ngoài cùng với các loại nước thải
khác.
2.1.2 Phƣơng pháp xử lý hóa lý
a. Bể keo tụ, tạo bông
Mục tiêu: Giảm độ đục, khử màu, khử các chất ô nhiễm hòa tan (kim loại nặng)
cặn lơ lửng và vi sinh vật kích thước nhỏ (10-7-10-8 cm).
Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl,
KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4.7H2O,
FeCl3 hay chất keo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay
tổng hợp.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo
bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các
chất phân tán không tan gây ra màu.
Hình 2. 3: Bể keo tụ tạo bông

b. Bể tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất rắn không tan
hoặc tan hoặc lỏng có tỉ trọng nhỏ hơn làm nền. Nếu sự khác nhau về tỉ trọng đủ để
tách, gọi là tuyển nổi tự nhiên.
Trong xử lý nước thải, về nguyên tắc, tuyển nổi thường được sử dùng để khử các
chất lơ lửng và nén bùn cặn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục bọt khí nhỏ (thường là không
khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các
bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại

với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu..
SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

18


Đồ án tốt nghiệp
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Khoai Mì
Tân Trường Hưng, tỉnh Tây Ninh, công suất 900m3/ngày đêm.
Có các loại tuyển nổi như:
+ Tuyển nổi phân tán không khí bằng thiết bị cơ học;
+ Tuyển nổi phân tán không khí bằng máy bơm khí nén (qua các vòi phun, qua các
tấm xốp);
+ Tuyển nổi với tách không khí từ nước (tuyển nổi chân không; tuyển nổi không
áp; tuyển nổi có áp hoặc bơm hỗn độn hợp khí nước);
+ Tuyển nổi điện, tuyển nổi sinh học và hoá học.

Hình 2.4: Bể tuyển nổi
2.1.3 Phƣơng pháp hóa học
Phương pháp xử lý hóa học là đưa hóa chất vào nước thải để gây tác động với các
tạp chất, biến đổi hóa học và tạo cặn lắng (kết tủa) hoặc phân hủy chất độc hại tạo
dạng chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

SVTH: Huỳnh Hải Sơn
GVHD: TS. Bùi Thị Thu Hà

19



×