Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố vũng tàu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 94 trang )

Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

TÓM TẮT
Thành phố Vũng Tàu thuộc đô thị loại 1 nên phát triển mạnh về kinh tế dịch vụ du
lịch nên lượng rác thải nguy hại ngày càng tăng nên một số bãi rác đang quá tải, lượng
rác thu gom phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa. Đây đang là một nguy cơ ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng, cùng với mục
tiêu nâng cao hiệu quả thu gom CTNH lên 100% của công ty Môi trường Đô thị Vũng
Tàu thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý là vô cùng cần thiết.
Trong bài luận văn này, đã sử dụng chủ yếu 3 phương pháp đó là phương pháp
khảo sát thực tế với 45 phiếu tại các hộ dân và cơ quan, phương tham khảo ý kiến chuyên
gia và phương pháp sử dụng cơ sở dững liệu không gian ArcGis, để có thể đánh giả được
hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu.
Nội dung thực hiện bao gồm khảo sát các bệnh viện, cơ quan quản lý và các xí
nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản lý chất
thải nguy hại còn gặp nhiều khó khăn, lượng rác thải nguy hại phát sinh lớn. Khối lượng
chất thải xây dựng thải ra là 92,4 tấn/ngày trong đó chất thải nguy hại chiếm 20%. Khối
lượng chất thải công nghiệp nguy hại khoảng 269 tấn/ngày, trong đó gần 200 tấn/ngày
phát sinh từ hoạt động khai thác dầu khí chiếm 68,36%. Khối lượng rác thải y tế nguy hại
thải ra 176.32 kg/ngày, được thực hiện phân loại ngay tại các khoa phòng. Xây dựng cơ
sở dữ liệu không gian phục vụ cho công tác quản lý chất thải nguy hại, đề ra các tuyến
đường thu gom rác phù hợp cho Thành phố.
Qua kết quả đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại luận văn đã đưa ra một
số giải pháp bao gồm: giải pháp về quy hoạch quản lý chất thải nguy hại, thực hiện thu
phí bảo vệ môi trường, ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy
hại, tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh


Page 4


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

ABTRACT
Vung Tau City of grade 1 should thrive on tourism service economy, the amount
of hazardous waste is increasing, some landfill are overloaded, garbage collectors have to
move to where the new processors carrying really far.This is a risk of serious
environmental pollution and a strong influence on the health community, with the goal of
improving efficiency to 100% hazardous waste collection company Vung Tau Urban
Environment, the application information technology in the management process is
essential.
In this essay, I have used three main methods practical survey method with 45
votes in households and offices, consult the experts and the methods used

spatial

database ArcGis, to be able to assess the current situation of hazardous waste
management in the province of Vung Tau City.
Contents include survey in hospital, authorities and enterprises in the city of Vung
Tau. The study results showed that the management of hazardous waste are difficult, the
amount of hazardous waste large. The volume of construction waste is emitted 92.4 tons /
day hazardous waste which accounts for 20%. The volume of hazardous industrial waste
about 269 tons / day, of which nearly 200 tonnes / day arising from mining activities oil
gas account for 68.36% . The volume of hazardous medical waste discharged 176.32 kg /
day, sorting at the departments. Construction spatial databases serving for the
management of hazardous waste, set garbage collection routes suitable for the city.
The result of the current hazardous waste management thesis gave a number of

solutions including planning solutions for hazardous waste management, implementation
of environmental protection charges, some applications technical solutions in hazardous
waste management, dissemination of environmental protection issues in the community.

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 5


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thanh Ngân

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 6


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Giáo viên phản biện

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 7


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các đơn vị hành chính thành phố Vũng Tàu…………………………. 19
Bảng 1.2 Địa hình một số ngọn núi chính của TP Vũng Tàu…………………… 20
Bảng 1.3 Nhiệt độ trung bình thành phố Vũng Tàu qua các năm ……... …….. 20
Bảng 1.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014.………………......…….. 21
Bảng 2.1 Thành phần chất thải xây dựng tại thành phố Vũng Tàu…………… 40
Bảng 2.2 Khối lượng phát sinh bùn cặn………………………………………..... 41
Bảng 2.3 Dự báo CT xây dựng phát sinh và được thu gom đến ……… ……...42
Bảng 2.4 Dự báo bùn cặn phát sinh và được thu gom đến năm 2025…………. 42
Bảng 2.5 Tình hình hoạt động của các KCN, CCN ở Tp.Vũng Tàu…………… 42
Bảng 2.6 Thống kê khối lượng CT công nghiệp nguy hại…………………….. 43
Bảng 2.7 Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn công nghiệp……………………... 45
Bảng 2.8 Khối lượng rác thải y tế phát sinh tại Tp.Vũng Tàu………………… 48
Bảng 2.9 Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện………………………………… 49
Bảng 2.10 Dự báo chất thải y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến
năm 2025……………………………………………………………….……...

50


Bảng 2.11 Khối lượng chất thải phát sinh………………………………..……... 50
Bảng 2.12 Thành phần chất thải sinh hoạt nguy hại các khu vực………...

51

Bảng 2.13 Dự báo khối lượng CT sinh hoạt đô thị phát sinh………………...

52

Bảng 2.14 Các loại trang thiết bị thu gom, vận chuyển………………………... 55
Bảng 2.15 Thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CT y tế…………...……...

58

Bảng 2.16 Hiện trạng năng lực thu gom CT sinh hoạt….....…………..……...

60

Bảng 2.17 Hiện trạng các cơ sở xử lý CT công nghiệp nguy hại……….…….. 62
Bảng 2.18 Các dự án xử lý chất thải nguy hại đang triển khai……….....……... 63
Bảng 2.19 Hệ thống lò đốt chất thải y tế tại các bệnh viện tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu…………………………………………………………………………..…….. 65
Bảng 2.20 Khả năng tái chế và sử dụng của CT xây dựng…………….……..

67

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh


Page 8


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu……………………..…….....18
Hình 1.2 Lễ hội rước Nghinh Ông …………………………………………..…… ..22
Hình 1.3 Quy trình quản lý chất thải nguy hại……………………………..........24
Hình 1.4 Sơ đồ tiến trình để thực hiện…………………………………….…….. ..36
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải ………..……...……....... ..38
Hình 2.2 Tỷ lệ % của các thành phần chất thải xây dựng………..……....…….. ..40
Hình 2.3 Thành phần chất thải công nghiệp………………………………........ ..44
Hình 2.4 Tỷ lệ chất thải công nghiệp nguy hại theo ngành………….…………. ..44
Hình 2.5 Tỷ lệ thành phần CTCN thu gom năm 2025………………………… ..45
Hình 2.6 Chất thải nguy hại y tế………………………………………………......48
Hình 2.7 Dự báo phát sinh CT y tế đến năm 2025……………………..................49
Hình 2.8 Xe benz phục vụ thu gom CTNH.......……………………………..….....53
Hình 2.9 Thu gom và vận chuyển rác thải y tế………………………………......59
Hình 2.10 Tỷ lệ thu gom CT sinh hoạt đô thị và nông thôn………………..……60
Hình 2.11 Xử lý rác thải y tế tại bãi xử lý bệnh viện …………………………....66
Hình 2.12 Nguyên tắc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTNH xây dựng……….67
Hình 2.13 Sơ đồ tái chế, tái sử dụng CT y tế...…………………………………....70
Hình 2.14 Bộ cơ sở dữ liệu không gian…………………………………………....73
Hình 2.15 Các nguồn phát thải…………………………………………………....74
Hình 2.16 Các cơ quan quản lý chất thải nguy hại……..…………………….....75
Hình 2.17 Các tuyến đường thu gom chất thải hiện trạng………………….......76
Hình 2.18 Tuyến đường thu gom chất thải đề xuất……………………………...78


GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 9


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

MỤC LỤC
Contents
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ 2
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ....................................................................................3
BẬC ĐẠI HỌC CHÍNH QUY ......................................................................................................3
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2016 ............................................................... 4
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................5
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ...................................................................................7
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................................9
MỤC LỤC ....................................................................................................................................10
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................12
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 13
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................13
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13
3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................14
4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN .................................................................................................14
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ....................................................................................14
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................17
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................................17
1.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ....................................................................17

1.1.1 Điều kiện kinh tế tự nhiên ........................................................................................... 17
1.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội ............................................................................................. 20
1.2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ............................................21
1.2.1 Tổng quan về chất thải nguy hại ...............................................................................21
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển quản lý chất thải nguy hại ......................................22
1.2.3 Quy trình quản lý chất thải nguy hại .........................................................................23
1.2.4 Quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam ....................................................................26
1.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ...........................................................................27
1.3.1 Cơ sở khoa học của GIS ............................................................................................... 27
1.3.2 Các ứng dụng của GIS trong quản lý môi trường .......................................................29
1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ............................................................................................................................... 30
1.4.1 Ở một số nước trên thế giới ........................................................................................30
1.4.2 Tại Việt Nam ...............................................................................................................31
1.5
QUY TRÌNH THỰC HIỆN ........................................................................................33
1.5.1 Sơ đồ để thực hiện .......................................................................................................33
1.5.2 Thuyết minh quy trình .................................................................................................34
GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 10


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................35
KẾT QUẢ THỰC HIỆN.............................................................................................................35
2.1 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI THÀNH PHỐ VŨNG
TÀU ………………………………………………………………………………………….35

2.1.1 Hệ thống quản lý chất thải nguy hại ...........................................................................35
2.1.2 Khối lượng phát sinh và thành phần ............................................................................36
2.1.3 Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại ...............................................48
2.1.4 Hiện trạng xử lý chất thải nguy hại ............................................................................57
2.1.5 Ngăn ngừa, giảm thiểu và tái chế ...............................................................................62
2.2 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI ...........................................................................................................................................66
2.3 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LIÊN QUAN ...............................................................................69
2.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .....................................................................................................74
2.4.1 Nguồn gốc phát sinh .....................................................................................................74
2.4.2 Khối lượng và thành phần ............................................................................................ 75
2.4.3 Công tác thu gom - vận chuyển ....................................................................................75
2.4.4 Kết quả khảo sát ...........................................................................................................76
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................................................81
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...............................................................................................................81
3.1 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ........................................................................................... 81
3.2 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ............................................................................................ 85
3.3 GIẢI PHÁP CÁC BÊN LIÊN QUAN ................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................................88
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................................88
2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................90
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................91

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 11



Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCL: Bãi chôn lâp
BCLHVC: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
BVMT: Bảo vệ môi trường
CSSX: Cơ sở sản xuất
CSDL: Cơ sở dữ liệu
CCN: Cụm công nghiệp
CTNH: Chất thải nguy hại
CTRCNNH: Chất thải công nghiệp nguy hại
CTSH: Chất thải sinh hoạt
CTRYT: Chất thải rắn y tế
DVMT: Dịch vụ môi trường
HTX: Hợp tác xã
KCN: Khu công nghiệp
KXL: Khu xử lý
QLCTR: Quản lý chất thải rắn
TNMT: Sở Tài nguyên Môi trường
TP: Thành phố
VLXD: Vật liệu xây dựng

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 12


Luận văn tốt nghiệp:

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường Việt Nam trong 10 năm đã chịu những tác động đáng kể do tốc độ
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia
tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Do đó môi trường ngày càng có vị trí quan trọng
trong đời sống thường ngày.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, qua nhiều năm liên tục thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, thành phố Vũng Tàu đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội, thì còn phát sinh lượng chất thải rắn nguy
hại vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Một số bãi rác cũng đang quá tải, lượng
rác thu gom phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa. Còn lại hầu hết các chất thải rắn
nguy hại đều phải xử lý chung cùng các loại rác thải khác. Đây đang là một nguy cơ ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng.
Đang trên đà phát triển công nghiệp, sản xuất, du lịch một trong những thách thức
lớn của thành phố Vũng Tàu là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, gắn phát triển
kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải
pháp quản lý chất thải rắn nguy hai phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thành
phố Vũng Tàu là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề
cập đến. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng quản lý
chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý” làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý môi trường của
Trường Đại Học Tài Nguyên và môi trường Tp Hồ Chí Minh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu tổng quát:
-

Xác định hiện trạng quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn thành phố Vũng Tàu
tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.

 Mục tiêu cụ thể:

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 13


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
-

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại thành phố Vũng Tàu trong năm
2016.

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian phục vụ cho việc quản lý chất thải nguy hại
trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

-

Đề xuất các giải pháp giúp cho việc quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng
Tàu được hiệu quả hơn.

3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
-

Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.


-

Cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố
Vũng Tàu.

-

Phạm vi nghiên cứu: khu vực Thành phố Vũng Tàu có tọa độ 10,320 => 10,430 Vĩ
Bắc; 107,050 => 107,170 Kinh Đông..

4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Đề tài gồm 5 nội dung nghiên cứu sau:
Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý các dữ liệu.
Nội dung 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu chất thải làm dữ liệu đầu vào.
Nội dung 3: Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu cho tuyến đường thu gom.
Nội dung 4: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại.
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp nâng cao cho công tác quản lý chất thải nguy
hại.
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
a. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Mục đích: Thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài.
Cách thực hiện: Tìm và tổng hợp các tài liệu khác nhau như các báo cáo thống kê,
văn bản luật, trang web tra cứu hoặc từ phương tiện thông tin đại chúng.
Số liệu sau khi thu thập được thống kê và xử lý bằng các phần mềm như Word,
Excel. Kết quả của quá trình này được trình bày dưới dạng các bảng. Dùng để tổng hợp
các số liệu, chỉ tiêu thu thập được.
GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh


Page 14


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
Số liệu thứ cấp: số liệu từ công ty dịch vụ đô thị và Môi trường Tp.Vũng Tàu.
Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua khảo sát thực tế từ các nhân viên vệ sinh của
công ty, đi theo các chuyến xe thu gom rác.
Qua đó, chúng ta có thể đánh giá đúng hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên
địa bàn TP.Vũng Tàu.
b. Phương pháp khảo sát ý kiến người dân:
Mục đích: Đánh giá đúng hiện trạng nhằm đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả
phục vụ nhu cầu của người dân.
Cách thực hiện:
Sử dụng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin, thu thập ý kiến từ các khu dân cư,
công ty xí nghiệp, lãnh đạo cơ quan quản lý.
 Phỏng vấn hộ gia đình, công ty xí nghiệp:
Thực hiện các câu hỏi sau:
1. Hộ gia đình – xí nghiệp có được thu gom rác hay không? Nếu được thu gom rác
trả lời các câu 2, 3 còn ngược lại trả lời các câu hỏi 4, 5
2. Thời gian thu gom?
3. Phí thu gom mỗi tháng?
4. Phương thức xử lý rác của gia đình – xí nghiệp?
5. Có mong muốn được thu gom hay không?
 Phỏng vấn cán bộ quản lý của Ban quản lý thành phố:
Thực hiện các câu hỏi sau:
1. Câu hỏi: Cho biết thành phần chủ yếu chất thải nguy hại?
2. Câu hỏi: Phương pháp xử lí chất thải nguy hại của thành phố chủ yếu là?
3. Câu hỏi: Các chính sách quản lý chất thải nguy hại đến nay có mang lại hiệu quả?
4. Câu hỏi: Việc xử lý các vi phạm về quản lý chất thải nguy hại có thỏa đáng?

5. Câu hỏi: Những chính sách giúp nâng cao ý thức của cộng đồng có mang lai hiệu
quả?
GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 15


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
c. Phương pháp khảo sát thực địa:
Mục đích: Ghi nhận thêm những trường hợp cụ thể. Kiểm chứng những thông tin
đã ghi nhận trong quá trình phỏng vấn.
Cách thực hiện:
-

Quan sát nắm bắt phương pháp, hình thức thu gom, vận chuyển rác thải của các
công nhân vệ sinh nhằm bổ sung cho việc đề xuất các giải pháp.

-

Khảo sát thực tế BCL Tóc Tiên.

-

Thu thập số liệu về cách thức thu gom, phân loại chất thải, địa điểm thu gom và
xử lý, phương tiện thu gom vận chuyển và tần suất thu gom.

d. Phương pháp ứng dụng GIS:
Trên cơ sở vận dụng phần mềm ArcGIS xây dựng, thành lập bản đồ gồm cả dữ

liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
Từ đó, tiến hành xử lý, tích hợp phân tích, mô hình hoá, biên tập, xuất bản...ra hệ
thống dữ liệu theo mục đích đề ra. Phương pháp này được sử dụng nhiều để xây dựng hệ
thống bản đồ chuyên đề về kinh tế - xã hội, bản đồ về văn hoá, giao thông, môi trường...
Sử dụng một số công cụ GIS để thực hiện:
-

Tìm ra lộ trình ngắn nhất từ các điểm trung chuyển tới các bãi chôn lấp.

-

Tối ưu hóa sử dụng cơ sở hạ tầng dựa trên ứng dụng công nghệ GIS (tìm đường
đi ngắn nhất).

e. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia được thực hiện trong suốt quá trình
nghiên cứu, cụ thể:
-

Tham khảo các ý kiến định hướng của cán bộ hướng dẫn.

-

Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để hoàn thiện
đề tài

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 16



Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
1.1.1 Điều kiện kinh tế tự nhiên [5]

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
(Nguồn: Ủy ban nhân dân Tp.Vũng Tàu, 2015 )
Theo Quyết định 612/QĐ-TT ngày 23/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ công
nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là một
trong những trung tâm du lịch, nghĩ mát, dịch vụ, giao dịch thương mại của Vùng và của
Quốc gia, một trung tâm khai thác và dịch vụ dầu khí của cả nước và là một đô thị có ý

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 17


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng Nam Bộ. Là một đô thị thuộc Vùng
đô thị TP Hồ Chí Minh, một trong 05 thành phố biển của cả nước.
Thành phố Vũng Tàu là một bán đảo có ba mặt giáp biển Đông với bờ biển dài
hàng chục kilômét.

Bảng 1.1 Các đơn vị hành chính thành phố Vũng Tàu
STT

Đơn vị
hành chính

Diện tích
(ha)

STT

Đơn vị
hành chính

Diện tích
(ha)

1

Phường 1

1.830

10

Phường 10

4.144

2


Phường 2

1.920

11

Phường 11

10.201

3

Phường 3

903

12

Phường 12

36.869

4

Phường 4

810

13


Phường Thắng Tam

2.464

5

Phường 5

3.874

14

Phường Nguyễn An Ninh

4.480

6

Phường 6

2.728

15

Phường Thắng Nhất

8.595

7


Phường 7

1.625

16

Phường Rạch Dừa

5.864

8

Phường 8

1.877

17

Xã Long Sơn

57.166

9

Phường 9

3.926

-


-

Tổng

-

150.002 ha
( Nguồn: UBND Tp.Vũng Tàu, 2015 )

 Địa chất
Địa chất của TP Vũng Tàu có thể phân thành 3 tầng cấu trúc chính:
-

Tầng cấu trúc dưới .

-

Tầng cấu trúc giữa.

-

Tầng cấu trúc trên.
 Địa hình
Thành phố Vũng Tàu là vùng đất có địa hình khá đa dạng với nhiều ngọn núi lớn

và một số ngọn đồi cát nằm rải rác trong toàn Thành phố.

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh


Page 18


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
Bảng 1.2 Địa hình một số ngọn núi chính của TP Vũng Tàu
STT

Tên núi

Độ cao
lớn nhất (m)

Vị trí

1

Núi Lớn (Núi Tương Kỳ)

248,89

Phường 1, Phường 5, Phường 6.

2

Núi Nhỏ (Núi Tao Phùng)

180,50


Phường 1, Phường 2.

3

Núi Long Sơn (Núi Nứa)

183,30

Xã Long Sơn.

4

Đồi 84

84,00

Xã Long Sơn.

(Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.Vũng Tàu, 2014)

 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình di chuyển và chuyển hóa các
chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ của các phản ứng hóa học
trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển sẽ càng giảm.
Bảng 1.3 Nhiệt độ trung bình thành phố Vũng Tàu qua các năm (ĐVT: 0C)
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011


Năm 2012

Tháng 1

25,5

26,3

25,8

26,2

Tháng 2

26,7

27,1

26,0

25,0

Tháng 3

28,7

28,3

27,3


28,3

Tháng 4

29,3

29,5

27,7

27,7

Tháng 5

28,3

30,8

29,0

29,1

Tháng 6

28,9

29,5

28,3


27,6

Tháng 7

27,7

28,4

27,8

28,0

Tháng 8

28,7

27,9

28,2

28,6

Tháng 9

27,8

28,6

27,8


26,3

Tháng 10

27,5

27,3

27,8

28,0

Tháng 11

27,6

27,3

27,7

27,4

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 19


Luận văn tốt nghiệp:

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
Tháng 12

26,5

26,7

26,3

27,9

Cả Năm

27,8

28,1

27,5

27,5

(Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.Vũng Tàu, 2014)

1.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội [5]
 Dân số
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có quy mô dân số thấp nhất vùng
Đông Nam Bộ, xếp thứ 39 so với 63 tỉnh thành trong cả nước. Theo Niên giám thống kê
2011, dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.027.226 người, với mật độ 513 người/km2.
Bảng 1.4 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014
Đơn vị hành chính


Diện tích (km2) Dân số (người)

Mật độ dân số
(người/km2)

TP. Vũng Tàu

150,0

305.315

2.035

(Nguồn: Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.Vũng Tàu, 2014)

 Kinh tế
Cơ cấu chuyển dịch trong những năm vừa qua theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ
theo đúng định hướng. Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, cơ
cấu kinh tế của tỉnh năm 2012: Công nghiệp - xây dựng chiếm 69,69%, dịch vụ chiếm
24,52% và nông lâm ngư nghiệp chiếm 5,79%.
Phát triển công nghiệp của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, hóa chất, luyện
kim, chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo và gia công kim
loại… Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 tăng 6,19%. Các ngành công nghiệp khí,
điện, đạm, thép…vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. Khai thác
dầu khí đạt mốc khai thác tấn dầu thứ 200 triệu.
 Văn hóa - xã hội
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ,
chính quyền thành phố, về Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam tại Tỉnh. Tiếp tục triển khai

thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 20


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
tang và lễ hội, tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm
2011, triển khai phương hướng năm 2012, tổ chức Hội hoa Xuân năm 2012 và lễ Giỗ tổ
Hùng Vương, lễ Hội Nghinh Ông – Đình thần Thắng Tam thu hút đông đảo nhân dân
tham gia, phối hợp tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa Việt - Hàn tại tỉnh.

Hình 1.2 Lễ hội rước Nghinh Ông
(Nguồn: Nguyễn Long, 2014)

1.2

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.2.1 Tổng quan về chất thải nguy hại [4]
Chất thải nguy hại là những chất có tính độc hại nhất thời đáng kể hoặc tiềm ẩn
đối với con người và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bền
trong tự nhiên, gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát, liều lượng tích lũy đến 1
liều lượng nhất định nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra các tác động tiêu cực.
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau được xác định là chất thải rắn
nguy hại:

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân

SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 21


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
Chất có khả năng gây cháy: Chất có nhiệt độ bắt cháy < 600oC, chất có thể cháy
do ma sát, tự thay đổi về hóa học.
Chất có tính ăn mòn: là nhũng chất trong nước tạo ra môi trường pH<3 hay
pH>12,5, chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những chất có tính axit hoặc
bazơ.
Chất có tính độc hại: Những chất thải mà bản thân nó có tính độc đặc thù được xác
định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần trong các pha hơi, rắn,
lỏng, khi. Khi có thành phần hóa học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất thải đó
được xếp vào loại chất thải độc hại.
1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển quản lý chất thải nguy hại [4]
Quản lý chất thải nguy hại là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái
chế hoặc tiêu hủy, và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là nhằm
giảm các nguy cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con người và môi trường.
Sự phát triển của các loại hình công nghiệp, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng
thụ vật chất đã dẫn đến 1 lượng lớn chất thải được thải ra môi trường trong đó có chất
thải rắn nguy hại và độc hại. Ngoài ra bên cạnh đó có các cuộc chiến tranh nhằm giải
quyết mâu thuẫn khu vực hay các cuộc nội chiếm cũng góp phần đưa một lượng lớn chất
độc hại vào môi trường. Từ các nguyên nhân làm phát sinh sự gia tăng của các loại hình
chất thải rắn nguy hại có thể kể đến như : sự phát triển của khoa học kỹ thuật ( khoa học
phân tích, y học, độc chất học) nhận thức của chủ thải và cộng đồng, hành vi cố tình, sự
yếu kém của bộ máy quản lý đã dẫn đến các hậu quả bi thảm do chất thải rắn nguy hại
gây ra.
Từ những thực tế như vậy, trên thế giới đặc biệt là các nước tiên tiến như ở châu

Âu, Mỹ, Nhật, Úc… ngày càng hoàn thiện bộ Luật bảo vệ mội trường của mình, và trong
đó các quy chế quản lý các chất thải rắn nguy hại là các thành phần không thể thiếu trong
bộ luật. Tại Việt Nam, theo các con số ước tính về lượng chất thải rắn nguy hại cho thấy
cả nước 1 năm thải vào môi trường khoảng gần 150.000 tấn, riêng tháng phố Hồ Chí
Minh - một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, số lượng chất thải ra chiếm trên 40%
tổng số. Do là 1 trung tâm công nghiệp quan trong trong cả nước lượng chất thải nguy hại
GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 22


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
của thành phố này một gia tăng và theo như số liệu thống kê của dự án “ Quy hoạch tổng
thể về chất thải rắn nguy hại “, số lượng chất thải rắn nguy hại ( bao gồm cả chất thải rắn
nguy hại trong sinh hoạt) theo ước tính riêng cho thành phố Hố Chí Minh đến 2012 lượng
chất thải rắn nguy hại thải ra 1 năm lên đến 321.000 tấn/năm.
1.2.3 Quy trình quản lý chất thải nguy hại [4]

Hình 1.3 Quy trình quản lý chất thải nguy hại
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Châu,2014)

Có 5 giai đoạn trong toàn bộ quy trình quản lý chất thải nguy hại bao gồm:
 Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh chất thải.
 Giai đoạn 2: Thu gom và vận chuyển.
 Giai đoạn 3: Xử lý trung gian.
 Giai đoạn 4: Chuyên chở chất thải rắn nguy hại đến giai đoạn xử lý tiếp theo.
 Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải (chôn lấp cuối cùng).
Giai đoạn 1 – Quản lý nguồn phát sinh chất thải

Các chất thải nguy hại thường phát sinh từ các nguồn thải khác nhau, chúng không
có khả năng giảm thiểu, phục hồi, tái sinh và tái sử dụng cần được xử lý và thải bỏ theo

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 23


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
một trình tự nhất định. Quản lý nguồn phát sinh cần phải nắm vững và quản lý các thông
tin về nguồn phát sinh chất thải nguy hại: Trong địa phương có các ngưồn phát thải nào?
Lượng phát thải là bao nhiêu? Thành phần và tính chất độc hạo của các chất thải đó. Ở
nhiều nước đã tiến hành thủ tục đăng ký và cấp giấy phép đối với các nguồn chất thảu rắn
nguy hại, nhất là đối với các ngành công nghiệp. Nhiều khi cơ quan quản lý môi trường
tiến hành khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn chất thải nguy hiểm cụ thể để đảm bảo
các thông tin về nguồn chất thải nguy hại là chính xác, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra
sự tuân thủ luật về quản lý chất thải nguy hại với các chất thải thông thường, đôi khi
người ta còn phân loại thành phần chất thải rắn nguy hại và rất nguy hại.
Giai đoạn 2: Phân lập và thu gom vận chuyển
Giai đoạn này thực hiện nhiệm vụ thu gom toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh từ
các nguồn thải khác nhau và được chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến trạm trung
chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể của từng
khu vực và của các đơn vị, cơ sở phát sinh ra nguồn thải.
Việc thu gom chất thải nguy hại từ các nguồn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện,
khả năng cụ thể của nguồn thải. Rác thải nguy hại trước khi xử lý phải được phân loại để
giảm chi phí cho vần đề xử lý tiếp theo. Công việc đầu tiên phải phân thành 2 loại:
 Rác thải thường.
 Rác thải nguy hại.

Hiện tại có rất nhiều phương cách thu gom và vận chuyển như:
Thu gom và vận chuyển bằng xe chở rác: Loại này thường được sử dụng để thu
gom và vận chuyển CTCN dạng rắn. Chất thải được chất lên xe bằng máy xúc bánh lốp
hoặc guồng xúc và đổ xuống bằng cách nghiêng than benz.
Thu gom và vận chuyển bằng các xe có cầu xếp đỡ: Loại xe này có kiểu than
giống với các thiệt bị cơ khí bốc dỡ như là cần cẩu hay bàn nâng phía sau.
Thu gom và vận chuyển bằng xe hút chân không chở bùn: Loại xe này có thể hút
bùn hay chất thải lỏng lên thùng theo cách làm giảm áp suất bằng bơm chân không,

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 24


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
Đường kính hút của xe này rộng hơn ống trong xe chân không dùng để thu hút bể phối để
giải quyết các chất lỏng có độ nhớt cao.
Thu gom và vận chuyển bằng hệ thống thùng rời: Hệ thống này sử dụng loại xe tải
chuyên dụng với thiết bị bốc dỡ bằng container có thể tháo rời. Do đó, với một xe có khả
năng chở nhiều loại container riêng biệt.
Thu gom và vận chuyển chất thải bằng xe tải lớn chở chất thải dạng lỏng: Đây là
loại xe tải thường kín, nó có thể chở một số dạng chất lỏng có độ nhớt thấp khác nhau
theo những khoang được trang bị trong thùng chứa này.
Giai đoạn 3: Xử lý trung gian.
Trong giai đoạn này, chất thải được xử lý để giảm về khối lượng, được ổn định,
giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính và làm cho phù hợp hơn đối với khâu thải bỏ cuối cùng.
Các phương pháp xử lý bao gồm xử lý cơ học, xử lý hóa, sinh học và nhiệt. Có thể xử lý
kết hợp hoặc riêng lẽ tùy theo loại rác. Một số biện pháp xử lý trung gian chất thải nguy

hại là:
Chất thải lỏng như các dung môi sẽ được xử lý bằng phương pháp ơn định hóa/
làm cứng với xi măng và chất phụ gia khác.
Chất thải chứa axit và kiềm đầu tiên sẽ được xử lý bằng phương pháp trung hòa
sau đó được cố định nếu cần thiết.
Bùn thải được tách ra khỏi nước và làm khô sau đó được ổn định.
Dầu thải sẽ được đốt trong các lò đốt nhỏ cùng với than nếu cần thiết.
Nhựa thải không chứa các chất nguy hiểm sẽ được chôn tai khu chôn lấp chất thải.
Việc ngăn ngừa và giảm thiểu sự ô nhiễm đối với chất thải công nghiệp nguy hại
là hết sức quan trọng. Việc tái sử dụng thu hồi chất thải rắn công nghiệp nguy hại cũng
không thể xem nhẹ.
Thường có các phương pháp xử lý như sau:
 Xử lý cơ học.
 Các quá trình hóa/lý.
 Các quá trình nhiệt.
 Chôn lấp.
GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 25


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
Trong đó, xử lý cơ học thông thường được áp dụng để chuẩn bị cho chất thải trong
quá trình xử lý sơ bộ của phương pháp xử lý hóa lý hay xử lý nhiệt. Ví dụ chất thải
xianua rắn cần phải đập thành những hạt nhỏ trước khi hòa tan để xử lý hóa hoc. Cũng
tương tự như thế, chất thải hữu cơ dạng rắn cần phải được băm và nghiền nhỏ rồi cuối
cùng được trộn với chất thải hữu cơ dạng rắn trước khi đốt.
Giai đoạn 4: Chuyên chở chất thải nguy hại đi xử lý tiếp

Cặn thải sau xử lý ở giai đoạn 3 có thể được chuyên chở tới nơi khác để xử lý tiếp
theo nhằm các mục đích khác nhau trên cơ sở của các điều kiện kinh tế và kỹ thuật hiện
có ở từng nới và từng lúc.
Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải.
Phần chất thải không còn được tái sử dụng cho bất kì mục đích nữa sẽ được mang
thải bỏ bằng cách chôn lấp hoặc thiêu đốt.
1.2.4 Quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam [4]
a. Thu gom chất thải nguy hại
Thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị Việt nam được tổ chức có hệ thống,
hiện tại chủ yếu do các công ty môi trường đô thị do Nhà nước thành lập đảm nhiệm. Tất
cả các đô thị đều có từ 1 đến một vài các công ty như vậy, tùy thuộc vào quy mô và dân
số đô thị. Ở một số thành phố và đô thị đã bắt đầu có công ty tư nhân tham gia và xu
hướng này đang lan rộng tới nhiều đô thị khác cùng với chủ trương của Nhà nước thu hút
sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong thu gom và xử lý chất thải đô thị. Ở
địa bàn nông thôn (huyện, xã, thôn), một số nơi cũng có tổ chức thu gom và vận chuyển
chất thải rắn trên địa bàn, hoạt động dưới hình thức môi trường xã hoặc tổ, đội vệ sinh
môi trường.
b. Xử lý chất thải nguy hại
Ở Việt nam, thu hồi và tái chế, tái sử dụng chất thải còn hạn chế, việc xử lý chất
thải chủ yếu là chôn lấp. Các bãi chôn lấp chất thải ở các địa phương, kể cả ở các đô thị
lớn, được xây dựng chưa hợp vệ sinh và chưa được quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát
triển nhanh và rộng của sản xuất, kinh doanh cũng như của đô thị hóa. Sự tồn tại các bãi

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 26


Luận văn tốt nghiệp:

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
chôn lấp chất thải ở địa phương đang tao nên những nỗi bức xúc về môi trường không chỉ
cho cộng đồng dân cư gần bãi chôn lấp mà còn cả cư dân ở các địa bàn thu gom rác thải.
Hiện nay, trước sức ép và thách thức ngày càng gia tăng trong việc xử lý CTNH,
một số công nghệ xử lý chất thải rắn đã được triển khai nghiên cứu, áp dụng thí điểm tại
một số tỉnh thành ở nước ta, bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác xử lý rác
thải.
1.3

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ [4]

1.3.1

Cơ sở khoa học của GIS
a. Định nghĩa
Tùy theo cách tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau về GIS, dưới đây

là một số định nghĩa của một vài tác giả:
Theo Dueker (1979): GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống thông tin với cơ
sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay những sự kiện phân bố trong
không gian được biểu diễn như những điểm, đường, vùng trong hệ thống máy tính. GIS
xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, đường, vùng, phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích
đặc biệt.
Theo Pavlidis (1982): GIS là một hệ thống có chức năng xử lý thông tin địa lý
nhằm phục vụ quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Theo Burrough (1986): GIS là một hộp công cụ mạnh, dùng để lưu trữ, truy vấn
tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc
biệt.
Theo Calkins và Tomlinson (1977), Marble (1984) và Star and Ester (1990): GIS
là một hệ thống thông tin bao gồm một phụ hệ có khả năng biến đổi dữ liệu địa lý thành

những thông tin có ích.
b. Thành phần của GIS [4]:
Một hệ GIS được hình thành bởi các thành phần chính sau:
 Con người:

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 27


Luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Vũng Tàu…
Là thành phần quan trọng nhất, là nhân tố thực hiện các thao tác điều hành sự hoạt
động của hệ thống GIS. Người dùng GIS là những người sử dụng các phần mềm GIS để
giải quyết các bài toán không gian theo mục đích của họ.
 Dữ liệu:
Người ta chia dữ liệu trong GIS thành hai loại:
Dữ liệu không gian (spatial) cho ta biết kích thước vật lý và vị trí địa lý của các
đối tượng trên bề mặt trái đất.
Dữ liệu thuộc tính (non-spatial) là các dữ liệu ở dạng văn bản cho ta biết thêm
thông tin thuộc tính của đối tượng.
 Phần cứng:
Là các máy tính điện tử: PC, mini Computer, MainFrame…là các thiết bị mạng
cần thiết khi triển khai GIS trên môi trường mạng. GIS cũng đòi hỏi các thiết bị ngoại vi
đặc biệt cho việc nhập và xuất dữ liệu như: máy số hoá (digitizer), máy vẽ (plotter), máy
quét (scanner).
 Phần mềm:
Hệ thống phần mềm GIS rất đa dạng. Mỗi công ty xây dựng GIS đều có hệ phần
mềm riêng của mình. Tuy nhiên, có một dạng phần mềm mà các công ty phải xây dựng là

hệ quản trị CSDL địa lý. Dạng phần mềm này nhằm mục đích nâng cao khả năng cho các
phần mềm CSDL thương mại trong việc: sao lưu dữ liệu, định nghĩa bảng, quản lý các
giao dịch do đó ta có thể lưu các dữ liệu đồ địa lý dưới dạng các đối tượng hình học trực
tiếp trong các cột của bảng quan hệ và nhiều công việc khác.
 Phương pháp:

Sự thành công trong các thao tác với GIS phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạch định
phương pháp tiến hành công việc (đề cương chi tiết cho một dự án).
c. Chức năng của GIS:
Mục đích chung của các hệ thống thông tin dữ liệu là thực hiện sáu chức năng sau:
-

Nhập dữ liệu.

-

Lưu trữ dữ liệu.

-

Hỏi đáp và phân tích.

GVHD : Th.S Nguyễn Thanh Ngân
SVTT : Nguyễn Nhật Anh

Page 28


×