Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BA XÃ KIM QUAN CẨM YÊN VÀ ĐẠI ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.38 KB, 15 trang )

ĐỂ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BA XÃ KIM QUAN CẨM YÊN VÀ ĐẠI
ĐỒNG.
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.
Để đề xuất các giải pháp của một vấn đề mang tính chất quản lý, theo em cơ
sở của vấn đề ta nên đi từ lý luận đến thực tiễn.
Các giải pháp quản lý môi trường trước tiên cần phải đảm bảo:
- Bảo đảm tính hệ thống: trên cơ sở thu thập tổng hợp và xử lý thông tin về trạng
thái hoạt dộng của đối tượng quản lý đưa ra những quyết định quản lý phù hợp,
thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa hướng tới mục
tiêu đã định.
- Bảo đảm tính tổng hợp: cần phải dựa trên cơ sở tác động tổng hợp của hoạt động
phát triển lên đối tượng quản lý. Các hoạt động phát triển thường diễn ra với dưới
nhiều hình thái rất đa dạng ( hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ, hoạt động
thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh thần
của các cộng đồng…). Trong khi hoạt định chính sách và chiến lược môi trường,
trong việc điều ra các quyết định quản lý môi trường, cần phải tính đến các tác
động và hậu quả của chúng.
- Bảo đảm tính nhất quán: môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và
phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin “chảy” liên
tục trong không gian và thời gian. Từ đó phài nâng cao năng lực dự đoán và xử lý
tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Bảo đảm tính dân chủ: đây là một đặc tính cơ bản của của quản lý kinh tế và quản
lý xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện nhiểu cấp khác nhau. Do đó cần bảo
đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi
trường.
- Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ: quản lý các thành phần môi trường
như không khí đất, nước, sông hồ, biển sinh vật các hệ sinh thái các khu dân cư,
khu sản xuất khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên,danh lam thắng cảnh.
Nếu không kết hợp quản lý các ngành theo thì sẽ giảm hiệu lực của hiệu quả quản
lý môi trường và tại nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác sử dụng không hợp lý


và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái.
- Kết hợp hài hòa các lợi ích: quản lý môi trường trước hết là quản lý các hoạt động
phát triển do con người vì mục đích phát triển bền vững. Con người dù là cá nhân
tập thể hay hay cộng đồng đều có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu
cầu phát triển nhất địn. Do đó một trong những nhiệm vụ của quản lý môi trường
là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả hành vi thái
độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của họ.
Trên đây là cơ sở đề đề xuất những giải pháp mang tính chất lý thuyết, hơn
nữa xét từ thực tiễn của ba xã nghèo như ở chương 2.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường như trên là do ý thức của người dân và năng
lực điều hành của chính quyền xã đối với việc hướng dẫn, truyên truyền các quy
định về bảo vệ môi trường có nhiều bất cập và hạn chế, thiếu các quy định cụ thể
về công tác bảo vệ môi trường.
Công tác vệ sinh môi trường thu gom rác thải vẫn được duy trì nhưng chưa
được rộng khắp. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ
môi trường trên thông tin đại chúng số giờ phát thanh còn ít, tin bài chưa phong
phú, nên chưa kịp thời phục vụ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương.
Tại các cụm, điểm công nghiệp san lấp, xây dựng, xe cơ giới lưu thông trên
đường...tạo ra nhiều khói bụi làm cho không khí bị ô nhiễm. Các đơn vị thi công đã
có áp dụng các biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến môi trường (che kín xe chở dất,
cát, phun nước rửa và làm ướt đường…) nhưng lượng đất rơi vải trên dường còn
nhiều và là nguồn gây bụi khi xe khác chạy qua.
Trong sản xuất trồng trọt, người nông dân còn sử dụng nhiều thuốc trừ sâu
bệnh và các chế phẩm hoá học cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường.
Quy hoạch khu xử lý rác sử dụng chưa hợp lý, việc phát triển các ngành sản
xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ như: Sản xuất đồ
mộc, sản xuất gạch, ngói, mây tre giang…là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm
môi trường do những hành vi vứt rác thải bừa bãi trong khu dân cư, khu chợ; vỏ
chai, túi đựng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan ...Ý thức của nhân
dân về bảo vệ môi trường chưa cao, hiện tượng đổ rác, xả rác dọc quốc lộ 6 và hệ

thống kênh mương, các hồ ao và khu chợ diễn ra thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống, làm ô nhiễm nguồn nước. Nguyên nhân của hiện tượng trên
là do ý thức của người dân và năng lực điều hành của chính quyền xã đối với việc
hướng dẫn, truyên truyền các quy định về bảo vệ môi trường có nhiều bất cập và
hạn chế đối với công tác bảo vệ môi trường
Để từng bước nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong xã hội, các tổ
chức, cá nhân coi sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã
hội, cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, Sớm nghiên cứu xây dựng và thực hiện Quy chế bảo vệ môi trường
cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của địa phương, trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với pháp luật về môi trường. Thiết
lập các cơ chế đảm bảo sự tham gia của cộng đồng nghèo trong quá trình xây dựng
và thực hiện chính sách, luật pháp và các quy định về môi trường trên địa bàn của
xã.
Hai là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về
bảo vệ môi trường trên thông tin đại chúng để nâng cao ý thức tự giác của nhân
dân về công tác bảo vệ môi trường, nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia xây
dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực giám sát,
thực thi pháp luật của chính quyền địa phương.
Ba là, Xây dựng và ban hành và thực thi các chính sách, công cụ kinh tế trong
lĩnh vực bảo môi trường để thu hút vốn đầu tư, xã hội hoá công tác bảo vệ môi
trường, phát triển dịch vụ môi trường thông qua các quy định cấp xã.
3.2. Các giải pháp cụ thể.
Để thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong thời gian tới, trước
mắt cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phối hợp triển khai ở các địa phương
trong triển khai xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường, đồng thời đề nghị các xã sớm ban hành Quy chế bảo vệ môi
trường ở từng địa phương nhằm thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị, Chiến lược BVMT quốc gia đến

2010 và định hướng đến 2020 và các quy định của Luật Bảo vệ môi trường về xã
hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Hai là: Tại các xã cần có chương trình hành động cụ thể lồng ghép trong
công tác bảo vệ môi trường với xoá đói, giảm nghèo vào kế hoạch công tác phát
triển kinh tế xã hội hàng năm của xã.
Ba là: Việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo
của các xã cần được chi tiết theo từng địa bàn và từng tổ chức về ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn để làm căn cứ đề nghị phân bổ nguồn kinh phí cho phù hợp với nội
dung triển khai.
Bốn là: Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của Chính quyền và các tổ chức
đoàn thể trong xã đối với cơ sở trong công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi
trường kết hợp với xoá đói, giảm nghèo; bố trí cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm
về môi trường đáp ứng được việc theo dõi, triển khai các hoạt động bảo vệ môi
trường ở địa bàn cấp xã/phường.
Năm là: Tập trung nguồn nhân lực và tài chính để hỗ trợ cho Chính quyền
và các tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp để triển khai các hoạt động bảo vệ môi
trường ở mức cần thiết để duy trì và phổ biến nhân rộng các mô hình điểm hình
thành công kết hợp với xoá đói, giảm nghèo, có hướng dẫn và chuyển giao công
nghệ hoặc khuyến khích các tổ chức đứng ra vay Quỹ Bảo vệ môi trường, NH
chính sách với lãi suất ưu đãi đầu tư vào các công trình vệ sinh, thu gom rác thải...
và hỗ trợ một phần kinh phí để nuôi dưỡng các mô hình đang triển khai xây dựng
và nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước.
Sáu là: Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho các cán
bộ làm công tác môi trường trong Chính quyền xã và các đoàn thể nhân dân,
cũng như việc cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi kinh nghiệm cho Chính
quyền xã và các tổ chức đoàn thể nhân dân ở các địa phương phải được quan
tâm nhiều hơn.
Bảy là: Tổ chức tập huấn, hội thảo rút kinh nghiệm, giới thiệu những bài học
hay, những điển hình bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo tốt,... Hỗ trợ cho
cán bộ của xã và các tổ chức được tham quan, nghiên cứu, học tập các mô hình,

loại hình hài hòa giữa đói nghèo và bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới,
đặc biệt là các nước có điều kiện sống của cộng đồng dân cư giống với địa phương.
Tám là: Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, nhiệm vụ phối hợp
giữa Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể trong các hội nghị sơ, tổng kết,
kiểm điểm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội với nhau trên cùng một địa bàn
trong triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo để hạn
chế sự trùng lặp. (Chương trình đa mục tiêu, kết hợp giữa bảo vệ môi trường với
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác)
3.3. Các khuyến nghị đề xuất.
3.3.1 Lâm nghiệp và Thuỷ sản
- Tái nghèo vì không có sinh kế mới.
- Nguồn nước là vấn đề, nguồn sinh thủy cạn kiệt. Các dòng sông Tích, Đáy,
Nhuệ bị ô nhiễm nặng còn do ảnh hưởng xả thải từ Hà Nội và hàng trăm làng nghề
- Nghèo đói là vấn đề nan giải khó có thể xóa được trong ngắn hạn; trách nhiệm
là ở phía chính sách còn chưa phù hợp do trách nhiệm của các nhà quản lý
- Một số hộ nghèo có mặt nước để nuôi thủy sản nhưng do bị ô nhiễm bởi các cơ
sở sản xuất kinh doanh nên không thể nuôi trồng được
- Việc đánh bắt thủy sản trên các dồng sông như sông Đà, sông Hồng ngày càng
khó khăn do lượng nước sông thường xuyên cạn
- Nghề thủy sản trên các sông Nhuệ, Đáy không còn gì do ô nhiễm quá cao
3.3.2 Tài nguyên – Môi trường và Năng lượng tái tạo
- Thiếu nguồn nước: nhiều vùng chất lượng nước kém hay thiếu nước sinh hoạt.
Khu vực kinh tế khó khăn của tỉnh, người dân không có điều kiện trả tiền nước.
- Nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt ở các làng nghề.

×