Tải bản đầy đủ (.docx) (233 trang)

Thiết kế bến container 15 000DWT cảng hải an – hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 233 trang )

Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển có đường bờ biển dài (khoảng 3260 km) và hệ
thống sông ngòi dày đặc phân bố từ Bắc tới Nam nên hệ thống giao thông thủy nói
chung và hệ thống cảng biển, cảng sông nói riêng rất phát triển. Đặc biệt là hai Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung khá nhiều cảng sông,
cảng biển. Hiện nay, ngành giao thông vận tải thủy nước ta đang được chú trọng phát
triển để giúp đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Những năm gần đây, lượng hàng hàng hóa thông qua cụm cảng Hải Phòng ngày
càng gia tăng, kèm theo đó là yêu cầu cơ sở hạ tẩng cảng phải đủ khả năng tiếp nhận
tàu 15.000DWT đầy tải. Ta nhận thấy hệ thống cảng trên sông Cấm hoàn toàn đủ khả
năng đáp ứng các yêu cầu trên, do có luồng tàu sâu và rộng rất thuận lợi cho việc tiếp
nhận hàng hóa của các tàu lớn, hơn nữa cửa sông Cấm là Vịnh Bắc Bộ rất thuận tiện
giao thông thủy cho các tàu lớn.
Trong đồ án này, em được giao nhiệm vụ “Thiết kế bến container 15.000 DWT
Cảng Hải An – Hải Phòng”. Nội dung đồ án bao gồm:
− Chương 1: Giới thiệu chung
− Chương 2: Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình
− Chương 3: Thiết kế quy hoạch cảng
− Chương 4: Thiết kế kỹ thuật công trình bến
− Chương 5: Thiết kế kỹ thuật thi công bến
− Chương 6: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình
Đồ án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Bùi Việt Đông,
các thầy cô giáo trong bộ môn Cảng – Đường thủy và các bạn. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và lời chúc tốt đẹp đến các thầy cô giáo và các bạn đã giúp em trong quá


trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện

Đỗ Anh Đô

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

1


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

MỤC LỤC

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

2


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng


1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Vị trí xây dựng cảng Hải An nằm bên bờ hữu Sông Cấm, thuộc địa phận
phường Đông Hải - Hải An - Hải Phòng. Cách Hải Phòng khoảng 2km về phía hạ lưu
sông Cấm và nằm trên tuyến luồng tàu ra vào cảng Hải Phòng.

Hình 1.2.1.1.a...1.1: Vị trí xây dựng công trình
Bảng 1.2.1.1.a...2: Bảng tọa độ khu đất xây dựng cảng

Vị trí
20o50’58’’ Vĩ độ Bắc
106o44’55’’ Kinh độ Đông

Position
20o50’58’’ N
106o44’55’’ E

Cảng Hải An được xây dựng gần cửa sông Bạch Đằng, luồng ra vào rộng trên
100m, chiều dài luồng tàu chạy từ phao số 0 đến cảng khá ngắn, độ sâu trước bến
-8,7m. Với những lợi thế này, cảng Hải An đủ khả năng đón tàu trọng tải lớn trên
15.000 DWT, các chi phí hoa tiêu, luồng lạch giảm đáng kể.
Nhưng quan trọng hơn cảng Hải An còn nằm trên những trục giao thông quan
trọng của cả nước như: Sân bay Cát Bi, Đường sắt - đường cao tốc Hà Nội – Hải
Phòng. Hậu phương phát triển của cảng phải kể đến tứ giác phát triển kinh tế khu vực
Bắc Bộ (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Lạng Sơn), cùng hàng loạt các địa
phương đang phát triển mạnh về công nghiệp như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Được đầu tư
mạnh về hạ tầng nên Hải An có được ưu thế tuyệt đối để cạnh tranh phát triển cảng
biển và Logistic.


SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

3


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG HẤP DẪN
1.3.1. Tổng quát về vùng hấp dẫn
Chiến lược phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020 xác định Cảng Hải
Phòng là một thương cảng lớn nhất miền Bắc, có vai trò quan trọng trong việc luân
chuyển hàng hoá phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế Bắc Bộ.
Khu vực hấp dẫn của cảng Hải Phòng bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Bắc Bộ và Nam
Trung Quốc, trong đó vùng hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng
(đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng Quảng Ninh), vùng hấp dẫn gián tiếp là các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và
Nam Trung Quốc.
1.3.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng KTTĐ Bắc bộ gồm có 7 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hưng Yên), với tổng diện tích tự nhiên toàn
vùng là 15.593 km2, bằng 4,7% diện tích cả nước, dân số trung bình năm 2010 là 14,46
triệu người, bằng 16,6% so cả nước. Nằm giữa hai bộ phận lãnh thổ là đồng bằng sông
Hồng và vùng núi Đông Bắc với 3 cực phát triển là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,
Vùng có vị trí thuận lợi, với nhiều lợi thế so sánh mang ý nghĩa quốc gia và khu vực,
cũng như đảm nhận vị trí quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.
Vùng KTTĐ Bắc bộ có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,

khoa học kỹ thuật của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khá đầy
đủ và đang tiếp tục được đầu tư phát triển. Hiện nay, Vùng đã có 2 sân bay quốc tế là
Nội Bài và Cát Bi và tương lai sẽ có thêm sân bay ở Quảng Ninh có công suất 3,5 triệu
khách/năm; Hệ thống cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân là cửa mở ra vào toàn vùng Bắc
bộ (và có thể cả vùng Tây Nam Trung Quốc) và là một trong những cụm cảng nước
sâu hàng đầu cả nước. Các tuyến Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 là 2 trục xương sống cho cả
Bắc bộ ngoài ra còn có Quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, đường cao
tốc Láng - Hòa Lạc, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài và tương lai gần là đường
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh và đường cao tốc
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình.
Đây cũng là Vùng có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nhất cả nước. Trên địa
bàn tập trung nhiều cơ sở công nghiệp mang ý nghĩa quốc gia. Đặc biệt là cơ khí chế
tạo (Vùng sản xuất khoảng 90% máy công cụ, máy cắt gọt kim loại, trên 74% sản
phẩm công nghiệp điện…), khai thác than (trên 90%)… Trên vùng đã và đang hình
thành nhiều cụm, khu công nghiệp tạo động lực có tác dụng lan tỏa cao phát triển kinh
tế.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

4


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Bên cạnh đó, Vùng có nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo (Vịnh Hạ Long,

đảo Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn) cùng các điểm du lịch lân cận (Đồng Mô - Ngái Sơn,
Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Hương…), những di tích lịch sử nổi tiếng ở Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh… có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Đây là lợi thế phát triển để Vùng hấp dẫn thu hút FDI vào các dự án du lịch.
Hơn nữa, với các cơ sở nghiên cứu khoa học nhiều nhất trong cả nước, Vùng
cũng “sở hữu” nguồn nhân lực có chất lượng cao so với mặt bằng chung của 4 vùng
KTTĐ.
1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC CẢNG
Một trong bốn quan điểm phát triển Vùng của Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 (Quy hoạch) là phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là đầu tàu kinh tế,
dẫn đầu khu vực miền Bắc và cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nền
kinh tế tri thức, đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp xanh phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển
dâng.
1.4.1. Mục tiêu phát triển
1) Mục tiêu đến năm 2020
a) Về kinh tế:

− Tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 7,5% và thời kỳ 2016 2020 đạt 9% (gấp 1,25 lần mức bình quân chung của cả nước); GDP bình quân đầu
người (giá hiện hành) đến năm 2015 đạt 3.200 - 3.500 USD, đến năm 2020 đạt 5.500
USD;
− Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong
GDP là 7,7%, công nghiệp - xây dựng 48,3% và dịch vụ 44%; đến năm 2020 có tỷ
trọng tương ứng là 5,5% - 49,1% - 45,4%;
− Tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với cả nước bằng 27 - 29% vào năm 2015 và
bằng 32% vào năm 2020; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm, tỷ lệ
công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%.
b) Về văn hóa - xã hội:


− Tốc độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 1,2 - 1,3%, trong
đó tăng dân số tự nhiên dưới 1%; thời kỳ 2016 - 2020 tăng dân số 1,1 - 1,2%, trong đó
tăng dân số tự nhiên 0,85 - 0,9%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40 - 45% vào năm 2015 và 50 57% vào năm 2020;

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

5


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

− Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, đào tạo nghề
khoảng 30 - 40%; đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 80 - 85%, đào tạo
nghề khoảng 40 - 50%. Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 250 ngàn lao
động; kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở mức 4%;
− Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 2%; nâng mức thu nhập bình quân
đầu người hộ nghèo gấp 2,5 - 3,5 lần sau mỗi thời kỳ 5 năm.
c) Về an ninh, quốc phòng:

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng. Bảo đảm vững chắc thế trận
quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên mọi mặt trận. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng
quốc phòng, an ninh đảm bảo yêu cầu tác chiến khi cần thiết.
2) Định hướng đến năm 2030:
a) Về kinh tế:


− Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2021 - 2030 đạt 8,7% (gấp 1,3
lần mức bình quân chung của cả nước); GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt
10.500 - 12.000 USD vào năm 2030;
− Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2030 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong
GDP là 2,2%, công nghiệp - xây dựng 47,8% và dịch vụ 50%;
− Tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với cả nước bằng 39% vào năm 2030; đi đầu
trong tiến trình hiện đại hóa, tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20%/năm;
b) Về phát triển các lĩnh vực xã hội:

− Tốc độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 1 - 1,1%, trong đó
tăng dân số tự nhiên khoảng 0,8 - 0,85%. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 60 - 70%;
− Phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90%, đào tạo nghề
đạt khoảng 60 - 70%; hàng năm giải quyết việc làm cho 200 - 230 ngàn lao động; kiểm
soát tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở mức 3%;
− Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 1,5 - 2%; nâng thu nhập bình
quân đầu người hộ nghèo gấp 1,5 - 2,5 lần sau mỗi giai đoạn 5 năm.
c) Về kết cấu hạ tầng:

− Có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại. Hệ thống vận tải
hành khách công cộng đa dạng, văn minh và an toàn kết nối thành phố Hà Nội với các
đô thị vệ tinh, các huyện và với các đô thị ngoài vùng;

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

6


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

− Đảm bảo 100% người dân có nhà ở với tiện nghi sinh hoạt cần thiết phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong vùng với
diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt từ 20 - 25 m 2/người. Nhà ở, đất
ở khu vực nông thôn được quy hoạch hợp lý, có môi trường sống tốt và điều kiện làm
việc thuận tiện và phù hợp theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới;
− Hệ thống lưới điện được hiện đại hóa, đảm bảo vận hành hiệu quả, an toàn;
quy hoạch xây dựng hệ thống công trình ngầm đồng bộ, hiện đại; bảo đảm 100% hệ
thống cáp điện, cáp thông tin ở các thành phố, thị xã được ngầm hóa; hệ thống chiếu
sáng tại các đô thị được xây dựng theo tiêu chuẩn. Trên 70% dân số sử dụng Internet.
100% hộ dân cư được cung cấp nước sạch sinh hoạt. Giải quyết cơ bản không để ngập
úng ở khu vực đô thị.
1.4.2. Định hướng phát triển các ngành , lĩnh vực
1) Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch:

− Tập trung phát triển du lịch văn hóa gắn với nền văn minh sông Hồng; du lịch
lễ hội, tâm linh; du lịch biển - đảo, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ
chức sự kiện, du lịch khen thưởng (MICE), sinh thái nông nghiệp nông thôn và vui
chơi giải trí cao cấp; phát triển dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo,
ngân hàng - tài chính, các dịch vụ có sức cạnh tranh cao trong cộng đồng ASEAN và
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
− Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai
thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các
lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
− Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ, tăng cường đầu
tư, nâng cấu kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp với xây dựng môi trường kinh doanh

cạnh tranh lành mạnh; mở rộng mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị ở các đô thị
trong vùng; phát triển tốt các hệ thống kho bãi theo chuẩn quốc tế, gắn liền với các
tuyến cao tốc, tuyến đường ven biển, tuyến cửa khẩu.
− Mở rộng mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị ở các đô thị; củng cố, nâng
cấp hạ tầng các chợ đầu mối nông sản, thủy sản tại các vùng sản xuất tập trung, các
trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm ở các đô thị quy mô lớn. Hoàn thiện
hệ thống thương mại điện tử và hệ thống thông tin giao dịch thương mại đáp ứng nhu
cầu hội nhập quốc tế.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

7


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

− Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng hiện đại hóa và đa dạng
hóa các tổ chức và dịch vụ. Phát triển Hà Nội trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng
có uy tín và đạt đẳng cấp quốc tế.
− Đầu tư xây dựng một số khu du lịch trọng điểm quốc gia đạt tiêu chuẩn tầm
quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, thu hút 7-8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tổng thu
từ du lịch đạt 3 tỷ USD; đến năm 2030, thu hút 10-12 triệu lượt khách du lịch quốc tế,
doanh thu du lịch đạt 6 - 7 tỷ USD. Hoàn thành việc lập phê duyệt quy hoạch và triển
khai xây dựng các khu du lịch quốc gia và các điểm du lịch quốc gia nhằm định hướng
thu hút đầu tư đồng bộ và bền vững.

− Phấn đấu tăng trưởng dịch vụ bình quân năm thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng
8,2%, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 8,9% và thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9,1%. Cân bằng cán
cân xuất - nhập khẩu vào năm 2015, đến năm 2020 đạt mức xuất siêu trung bình 3 4% GDP.
2) Về phát triển công nghiệp:

− Tập trung phát triển, nâng cao năng lực và vị thế của các ngành công nghiệp
có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả năng tham gia sâu
vào chuỗi giá trị toàn cầu như: Điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chế tạo
máy; sửa chữa, đóng tàu thủy và phương tiện hàng hải; thép chất lượng cao và vật liệu
xây dựng mới; hóa - dược phẩm, công nghiệp chế biến thực phẩm và ngành dệt may,
da - giày.
− Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, phát
thải thấp và thân thiện với môi trường, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Chú
trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao,
tạo bước nhảy vọt về chất lượng, nâng cao năng suất lao động, có khả năng cạnh tranh
và hiệu quả cao trong chuỗi giá trị.
− Ưu tiên phát triển theo chiều sâu công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin,
sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng. Mở rộng qui mô công nghiệp dược,
công nghiệp chế biến thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu.
− Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành hỗ trợ như sợi, chỉ may,
nhuộm, thiết kế mẫu sản phẩm để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa hóa
sản phẩm vào năm 2020.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

8


Trường đại học Xây dựng

Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

− Tập trung huy động, thu hút nhà đầu tư phát triển các khu kinh tế, các khu cụm công nghiệp hiện có. Ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít thâm dụng lao
động, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia
tăng cao và thân thiện với môi trường.
− Tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt
khoảng 8,2%, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 10%, thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%.
3) Về phát triển nông lâm thủy sản:

− Phát triển nông nghiệp thâm canh cao nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên
diện tích canh tác, từng bước xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao nhằm cung cấp
sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân. Chú trọng phát triển làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ xuất khẩu.
− Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ và viễn dương, chuyển đổi nghề khai thác
thủy sản ven bờ sang các hoạt động kinh tế khác. Hình thành trung tâm dịch vụ hậu
cần nghề cá ở Hải Phòng là Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ.
− Tập trung phát triển gia súc, gia cầm với quy mô công nghiệp; nuôi thủy sản
nước lợ, nước ngọt và nuôi trồng hải sản gắn với cơ sở giết mổ, chế biến đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, đầu tư hệ thống kho lạnh phục vụ xuất
khẩu. Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công tác quản
lý nhằm nâng cao giá trị sản xuất.
− Tăng trưởng nông lâm thủy sản bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng 3 3,2%, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 2,8 - 3%, thời kỳ 2021 - 2030 đạt 2,5%.
4) Phát triển hệ thống giao thông:

− Giao thông vận tải:

+ Đường bộ: Hoàn thành xây dựng đúng tiến độ các tuyến đường bộ cao tốc
nhằm liên kết các trung tâm kinh tế trong Vùng với cả nước và quốc tế, các trục liên
kết vùng, các tuyến đường ven biển gắn với đê biển, cảng biển. Đầu tư cơ bản vào cấp
theo quy mô được duyệt các tuyến quốc lộ trong vùng, các trục giao thông hướng tâm,
tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; các nút giao thông tại các điểm
giao nhau, các tuyến tránh đô thị và các đường vành đai. Củng cố đường tỉnh, đường
huyện và giao thông nông thôn bảo đảm giao thông thông suốt.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

9


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

+ Hàng không: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Hoàn thành xây dựng nhà
ga hành khách T2 trước năm 2015, đưa công suất lên 10 ÷ 15 triệu hành khách/năm và
260.000 tấn hàng hóa/năm; đến năm 2020, hoàn chỉnh nâng cấp đưa công suất lên 25
triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm; sau năm 2020, xây dựng thêm
nhà ga hành khách T3 (hoặc T3 và T4) để nâng công suất cảng hàng không quốc tế
Nội Bài lên 50 triệu hành khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Hoàn thiện cảng
hàng không quốc tế Cát Bi dự phòng cho Nội Bài, nâng cấp cảng hàng không Gia Lâm
và nghiên cứu xây dựng cảng hàng không tại tỉnh Quảng Ninh.
+ Vận tải thủy: Xây dựng hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, mang tầm khu
vực và quốc tế với trung tâm là cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh; tập trung phát

triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) đáp ứng nhu cầu vận tải biển khu
vực và quốc tế; nâng cấp và xây dựng một số cảng đầu mối, bến hàng hóa và hành
khách trên tuyến sông Hồng, sông Thái Bình và các tuyến đường thủy nội địa khác
phục vụ giao thông đường thủy nội địa phù hợp với các quy hoạch ngành đã được phê
duyệt.
+ Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống tuyến đường sắt hiện
có để nâng cao năng lực phục vụ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng đường
sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân và ưu tiên triển khai các dự án đường sắt
đô thị Hà Nội đúng quy hoạch và tiến độ, bảo đảm an toàn, hiệu quả và mỹ quan đô
thị. Nghiên cứu đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội tỏa đi các
vùng và các địa phương trong Vùng. Phấn đấu đến năm 2020, vận tải hành khách công
cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15 - 20%
số lượng hành khách công cộng.
1.5. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG KHU VỰC
1.5.1. Hiện trạng hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh
1) Cảng biển khu vực Hải Phòng:

− Cảng khu bán đảo Đình Vũ:
Hoàn thành xây dựng 1020m bến làm hàng tổng hợp và container (từ bến số 1
đến bến container VIPCO). Chiều dài đường bờ còn lại phía hạ lưu bố trí tập trung khu
cảng chuyên dụng xăng dầu, hóa chất (từ vị trí kho cảng hóa dầu của VIPCO về phía
hạ lưu). Hoàn thiện KCN Đình Vũ làm hậu phương cho cảng, phát triển hệ thống hậu
cần sau cảng (logistic).
− Cảng Lạch Huyện
Có thể phân cảng cửa ngõ Lạch Huyện thành hai khu chính:
SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

10



Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

+ Khu Bắc Lạch Huyện: nằm phía trong Kênh Tráp, trên sông Chanh (cảng
hàng lỏng, cảng công nghiệp chuyên dùng và đóng sửa tàu biển). Khu cảng hàng lỏng:
nằm phía trong bán đảo Hà Nam (bán đảo Cát Hải), bờ phải sông Chanh, thượng lưu
kênh tráp và kênh Hà Nam. Đây sẽ là khu kho cảng tiếp nhận xăng dầu, LPG, nhựa
đường, sản phẩm hóa dầu khác vào loại lớn nhất ở khu vực phía Bắc (hỗ trợ, thay thế
dần khu cảng xăng dầu B12 - Cái Lân). Cỡ tàu quy hoạch đến 50.000 DWT. Diện tích
cảng 80ha, kho, bể và công nghiệp sau cảng 140ha, chiều dài tuyến bến ~ 2100m.
+ Khu Nam Lạch Huyện: nằm phía ngoài (cảng Tổng hợp). Khu cảng Tổng
hợp: nằm phía ngoài thị trấn Cát Hải, Đông Nam đảo Cát Bà (phần đầu giáp biển).
Gồm các khu làm hàng:
* Khu bến Container: tiếp nhận tàu sức chở 3000 - 4000 TEU (~ 50.000 DWT)
giai đoạn đến 2020; về lâu dài có thể nâng cấp tiếp nhận tàu đến 6000TEU.
* Khu bến hàng rời: cỡ tàu quy hoạch 30.000 DWT.
* Khu bến hàng bách hóa: cỡ tàu quy hoạch 30.000 DWT.
Diện tích khu đất cảng tổng hợp: 850ha, chiều dài tuyến bến ~ 13.200 m.
2) Cảng biển khu vực Quảng Ninh

− Cảng Cái Lân
Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành 7 bến với tổng chiều dài 1480m ,cỡ tàu
lớn nhất ra vào cảng là 50.000DWT. Tuy nhiên khả năng mở rộng bị hạn chế do quỹ
đất và khả năng nâng cấp luồng đoạn qua vịnh Hạ Long.
− Cảng Cẩm Phả

Tổng chiều dài bến 550m, cao độ -10,5m, chuyên dùng cho hàng rời (than) và
bến phao Hòn Nét. Cảng sẽ đầu tư cải tạo 300m bến chính, nạo vét luồng Con Ong đến
cầu cảng đạt -8,50m, đóng 02 cần cẩu nổi phục vụ chuyển tải. Tổng lượng hàng thông
qua 10,167 triệu tấn (năm 2004) và dự kiến đạt 15 triệu tấn 2010.
− Các cảng chuyên dùng khác
Các cảng nhà máy xi măng Thăng Long, cảng nhà máy xi măng Hạ Long được
bố trí nằm sâu phía trong vũng Cái Lân. Cỡ tàu khai thác đến 20.000DWT.
Cảng dầu B12 theo quy hoạch sẽ không mở rộng phát triển, di dời về khu vực
sông Chanh (Lạch Huyện Bắc).
1.5.2. Quy hoạch phát triển nhóm cảng biển phía Bắc đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

11


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Theo Quyết định Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 Số: 1741/QĐ-BGTVT có những nội dung chủ
yếu sau:
1) Mục tiêu cụ thể

− Bảo đảm thông qua cảng lượng hàng các giai đoạn quy hoạch như sau:

+ 112 ÷ 125 triệu T/năm vào năm 2015;
+ 146 ÷ 176 triệu T/năm vào năm 2020;
+ 320 triệu T/năm vào năm 2030.
− Tập trung nguồn lực để hoàn thành đầu tư phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải
Phòng tại khu bến Lạch Huyện để có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT, tạo
cửa ra cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận tải trên các tuyến biển xa, và
thu hút một phần hàng trung chuyển quốc tế khu vực.
− Cải tạo, đầu tư có chiều sâu để nâng cao năng lực khai thác cảng Hải Phòng
(khu bến Đình Vũ, khu bến trên sông Cấm), cảng Hòn Gai (khu bến Cái Lân) và các
bến tổng hợp địa phương khác để khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có, đáp ứng
nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển từng khu vực.
2) Nội dung quy hoạch

Nhóm 1 gồm các cảng: Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Hải Hà, Vạn Gia, Mũi
Chùa, Vạn Hoa, Diêm Điền, Hải Thịnh.
− Cảng Hải Phòng: Là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), gồm
các khu bến cảng Lạch Huyện, khu bến cảng Đình Vũ (gồm cả Nam Đình Vũ), khu
bến cảng trên sông Cấm và khu bến cảng Yên Hưng - Đầm nhà Mạc. Cụ thể như sau:
+ Khu bến cảng Lạch Huyện: Khu bến có quy mô tiếp nhận tàu container có
trọng tải tới 100.000 DWT. Bố trí các bến tổng hợp cho tàu hàng tổng hợp trọng tải
trên 50.000 DWT. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2015 đạt khoảng từ 12,1 13,8 triệu tấn/năm và năm 2020 đạt khoảng từ 28,2 - 34,8 triệu tấn/năm, và dự kiến đạt
xấp xỉ 120 triệu tấn/năm vào năm 2030.
+ Khu bến cảng Đình Vũ (gồm cả Nam Đình Vũ): Tiếp tục đầu tư xây dựng
các bến tổng hợp, container và các bến chuyên dụng theo quy hoạch cho cỡ tàu đến
20.000 DWT không đầy tải, lợi dụng thủy triều ra vào làm hàng. Năng lực thông qua
dự kiến vào năm 2015 đạt đến 19,1 triệu tấn/năm, vào năm 2020 đạt khoảng 31 triệu
tấn/năm, và dự kiến đạt khoảng 42 triệu tấn/năm vào năm 2030.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT


12


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

+ Khu bến cảng Yên Hưng (sông Chanh, Đầm nhà Mạc): gồm các bến tổng
hợp, chuyên dụng tại khu Yên Hưng dọc sông Chanh cho tàu có trọng tải đến 50.000
DWT giảm tải và tại khu vực Đầm nhà Mạc cho tàu trọng tải đến 10.000 DWT; Các
bến tổng hợp chủ yếu tập trung bên phía bờ phải sông Chanh, các bến chuyên dụng
chủ yếu tập trung bên bờ trái của sông Chanh và khu vực Đầm nhà Mạc; khu bến xăng
dầu cho tàu có trọng tải đến 40.000 DWT dự kiến là vị trí di dời của bến cảng dầu B12
tại Hòn Gai. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2015 đạt khoảng 5,3 triệu tấn/năm,
đến năm 2020 đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, và đến năm 2030 dự kiến đạt khoảng 25
triệu tấn/năm.
+ Khu bến cảng Diêm Điền: Là cảng tổng hợp địa phương (loại II), khai thác
với cỡ tàu từ 1.000 - 3.000 DWT, thông qua lượng hàng dự kiến khoảng 0,25 triệu
tấn/ năm vào năm 2015 và khoảng 0,5 triệu tấn/ năm vào năm 2020.
+ Khu bến cảng Hải Thịnh: Là cảng tổng hợp địa phương (loại II), khai thác
với cỡ tàu từ 1.000 - 3.000 DWT, thông qua lượng hàng dự kiến khoảng 0,25 triệu
tấn/năm vào năm 2015 và khoảng 0,5 triệu tấn/năm vào năm 2020.
+ Bến cảng Nam Đồ Sơn: khu cảng tiềm năng, chuyên phục vụ quốc phòng –
an ninh.
− Cảng Hòn Gai: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm khu
bến chính Cái Lân và các bến chuyên dụng của các nhà máy xi măng Thăng Long, xi
măng Hạ Long, nhiệt điện Thăng Long, bến dầu B12, bến tàu khách Hòn Gai. Phát

triển cảng Hòn Gai cần đặc biệt lưu ý đến môi trường vịnh Hạ Long. Cụ thể như sau:
+ Khu bến cảng Cái Lân: Tiếp tục xây dựng các bến tổng hợp, container một
cách hợp lý, nối tiếp các bến hiện có cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT để phát huy
lợi thế của khu bến tổng hợp hiện có. Năng lực thông qua dự kiến vào năm 2015 đạt
khoảng 11 triệu tấn/năm, đến năm 2020 đạt khoảng 14 -16 triệu tấn/năm.
+ Các bến cảng chuyên dùng: Tiếp tục duy trì và xây dựng theo dự án đã được
duyệt với các bến cảng chuyên dùng của Nhà máy xi măng Thăng Long, Nhiệt điện
Thăng Long, Xi măng Hạ Long cho cỡ tàu lớn nhất đến 15.000 DWT. Hạn chế tối đa
phát triển các bến chuyên dụng khác trong vùng vịnh Cái Lân để đảm bảo bền vững
cho môi trường di sản thế giới vịnh Hạ Long.
Từng bước di dời bến dầu B12: đến năm 2015 di dời các bến xăng dầu đầu tiên
và kết thúc việc di dời trước năm 2020.
Bến tàu khách Hòn Gai: Là nơi đón nhận tàu khách du lịch Bắc - Nam, tàu
khách quốc tế với cỡ tàu đến 100.000 GRT. Số bến tàu sẽ phát triển theo yêu cầu thực
tế.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

13


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

− Cảng Cẩm Phả: Là cảng chuyên dùng, có bến tổng hợp. Cụ thể như sau:
+ Bến cảng chuyên dùng cho than: Tiếp tục duy trì và phát huy khai thác đối

với khu bến than Cửa Ông cho tàu có trọng tải đến 70.000 DWT (bao gồm cả khu
chuyển tải Hòn Nét). Lượng hàng thông qua dự kiến đến năm 2015 là khoảng 23 triệu
tấn/năm, và đến 2020 dự kiến khoảng 28 triệu tấn/năm.
+ Bến cảng tổng hợp Cẩm Phả: Nếu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, có
thể nghiên cứu khả năng phát triển các bến tổng hợp tại khu vực hòn Con Ong cho tàu
từ 30.000 DWT - 50.000 DWT.
− Cảng Hải Hà: Là cảng chuyên dùng, có bến tổng hợp; cảng tiềm năng, dự
kiến phát triển cho tàu có trọng tải từ 30.000 - 80.000 DWT đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hóa phục vụ các cơ sở công nghiệp tại khu kinh tế Hải Hà. Phát triển theo
nhu cầu và năng lực đầu tư của các nhà đầu tư khu kinh tế.
− Các cảng tổng hợp địa phương: Phát triển chủ yếu trên cơ sở hạ tầng sẵn có,
đầu tư chiều sâu về con người và thiết bị để khai thác hiệu quả. Cụ thể như sau:
+ Cảng Vạn Gia: Là cảng tổng hợp địa phương (loại II), gồm bến chuyển tải
bằng phao neo cho cỡ tàu từ 5.000 - 10.000 DWT. Năng lực thông qua dự kiến đạt 1
triệu tấn/ năm.
+ Cảng Mũi Chùa, Vạn Hoa: Là cảng tổng hợp địa phương (loại II). Bến cảng
Mũi Chùa khai thác với cỡ tàu từ 1.000 - 3.000 DWT. Lượng hàng thông qua dự kiến
vào năm 2015 là khoảng 0,25 triệu tấn/ năm, đến năm 2020 là khoảng 0,5 triệu
tấn/năm. Bến cảng Vạn Hoa trước mắt chưa phát triển.
1.6. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nhiệm vụ của Đồ án tốt nghiệp của em là: “Thiết kế bến container 15.000DWT
Cảng Hải An – Hải Phòng”. Do thời gian và năng lực có hạn nên đồ án này em được
hoàn thành với các nội dung như sau:
Bảng 1.6.1.1.a...1: Nội dung và khối lượng hoàn thành đồ án

Stt
1
2
3
4

5

Nội dung
Thu thập, chỉnh lý và phân tích số liệu
Thiết kế quy hoạch công trình
Thiết kế kỹ thuật công trình
Thiết kế thi công công trình
Dự toán xây dựng công trình

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

Đơn vị
%
%
%
%
%

Khối lượng
5
20
45
25
5

14


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương

cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG
2.1. ĐỊA HÌNH KHU VỰC XÂY DỰNG
Theo tài liệu khảo sát tháng 01/2008, hệ tọa độ Nhà nước, hệ cao độ Hải đồ,
khu vực dự kiến xây dựng như sau:
− Phần trên cạn hiện nay là bãi sông tương đối bằng phẳng, hiện tại là nơi tập
kết vật liệu cát san lấp.
− Phần dưới nước chính là sông Cấm, hiện nay có cầu tàu cũ dài 40m và rộng
10m. Phía trong cầu tàu bề mặt sông thoải đều, phía ngoài khá dốc và cao độ thay đổi
nhanh. Tại khu vực khảo sát tim luồng lệch hẳn về phía bên bờ Hữu.
Tuyến đường bộ theo tuyến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Theo số liệu khảo sát địa chất công trình tại vị trí xây dựng, cấu trúc địa tầng
các lớp đất từ trên xuống bao gồm các lớp đất sau:
Lớp đất lấp 1a:
Lớp đất lấp được hình thành khi san lấp mặt bằng khi thi công cầu tàu cũ.
Thành phần là sét pha màu xám vàng, xám nâu, lẫn rễ cây, trạng thái dẻo mềm. Lớp
đất đắp chỉ gặp ở lỗ khoan LK1. Bề dày lớp tại lỗ khoan LK1 là 0,6m. Cao độ mặt lớp
chính là cao độ bề mặt địa hình tự nhiên.
Lớp đất lấp 1b:
Thành phần là cát pha màu xám nâu. Diện phân bố khá rộng có mặt ở toàn bộ
phần dưới nước. Bề dày lớp tại các lỗ khoan thay đổi từ 0,5m (LK2) đến 0,6m (LK3).
Cao độ mặt lớp chính là cao độ bề mặt địa hình tự nhiên.
Lớp 2: Sét màu xám nâu, xám tro đến xám đen, trạng thái chảy
Thành phần chủ yếu là sét màu xám nâu, xám tro đến xám đen, chứa ít hữu cơ,
trạng thái chảy. Diện phân bố rộng khắp, gặp ở tất cả các lỗ khoan khảo sát, nằm sát

ngay dưới lớp 1a và 1b. Riêng tại lỗ khoan LK1 có gặp một lớp đá đổ dày 1,1m và
phân bố ở độ sâu từ 3,0m đến 4,1m. Lớp có bề dày tại các vị trí lỗ khoan biến đổi từ
3,4m (LK3) đến 6,8m (LK1). Cao độ mặt lớp tại vị trí lỗ khoan thay đổi từ 2,70m
(LK1) đến -4,85m (LK2). Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn xác định được giá trị N30 biến
đổi từ 1 đến 2 búa.
Lớp 3: Sét màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo chảy

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

15


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Thành phần chủ yếu là Sét màu xám xanh, xám vàng đến vàng xám, trạng thái
dẻo chảy. Diện phân bố rộng khắp, gặp ở tất cả các lỗ khoan và nằm sát ngay dưới lớp
2. Lớp có bề dày không khá lớn, tại các vị trí lỗ khoan thay đổi từ 10,1m (LK2) đến
12,7m (LK3). Bề mặt của lớp có cao độ tại các vị trí khoan biến đổi từ -4,10m (LK1)
đến -8,75m (LK2). Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn xác định được giá trị N30 biến đổi từ
2 đến 5 búa.
Lớp 4: Sét màu xám vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng
Thành phần chủ yếu là Sét màu xám vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo cứng đến
nửa cứng. Diện phân bố rộng khắp, có mặt ở tất cả các lỗ khoan, nằm sát ngay dưới
lớp 3. Lớp có bề dày không lớn lắm, tại các lỗ khoan bề dày thay đổi từ 3,6m (LK3)
đến 4,8m (LK1). Cao độ mặt lớp tại các vị trí lỗ khoan biến đổi từ -14,90m (LK1) đến

-20,40m (LK3). Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn xác định được giá trị N30 biến đổi từ 7
đến 20 búa.
Lớp 5: Sét màu xám xanh, xám tro đến xám đen, trạng thái dẻo mềm đến dẻo
cứng
Thành phần chủ yếu là sét màu xám xanh, xám tro đến xám đen, trạng thái dẻo
mềm đến dẻo cứng. Diện phân bố rộng khắp, có mặt ở tất cả các lỗ khoan, nằm sát
ngay dưới lớp 4. Trong lớp này có kẹp thấu kính cát hạt mịn, gặp ở lỗ khoan LK1 và
LK3. Lớp có bề dày tương đối lớn, tại các vị trí lỗ khoan bề dày lớp biến đổi từ 10,2m
(LK2) đến 13,2m (LK1). Cao độ bề mặt lớp tại vị trí lỗ khoan biến đổi từ -19,7m
(LK1) đến -24,00m (LK3). Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn xác định được giá trị N30 từ
5 đến 10 búa.
Lớp 6: cát mịn hạt nhỏ, màu xám đến vàng ghi nhạt, trạng thái rất chặt
Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn nhỏ, màu xám đến vàng ghi nhạt, trạng thái
rất chặt. Diện phân bố rất rộng, gặp ở tất cả các lỗ khoan, nằm sát ngay dưới lớp 5. Bề
dày của lớp tại các vị trí lỗ khoan thay đổi từ 3,3m (LK2) đến 5,1m (LK1). Bề mặt lớp
tại các lỗ khoan có cao độ biến đổi từ -32,90 mét (LK1) đến -35,70m (LK3). Thực hiện
thí nghiệm SPT trong lớp này cho kết quả N30 biến đổi từ 35 đến 53 búa.
Lớp 7: Cát hạt trung đến thô lẫn sạn sỏi nhỏ, màu xám – xám vàng, xám ghi,
trạng thái rất chặt

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

16


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Thành phần chủ yếu là cát hạt trung đến thô lẫn sạn sỏi nhỏ, màu xám - xám
vàng, xám ghi, trạng thái rất chặt vừa. Diện phân bố cục bộ, chỉ gặp ở LK2 và LK3,
nằm sát ngay dưới lớp 6. Bề dày của lớp tại các vị trí lỗ khoan thay đổi từ 4,7m (LK3)
đến 5,8m (LK2). Bề mặt lớp tại các lỗ khoan có cao độ thay đổi từ -36,95m (LK2) đến
-40,20m (LK3). Thực hiện thí nghiệm SPT trong lớp này cho kết quả N30 biến đổi từ
60 đến 67 búa.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

17


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Bảng 2.2.1.1.a...1: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất 2 đến lớp đất 5
Chỉ tiêu cơ lý
Thành phần hạt cát
Thành phần hạt bụi
Thành phần hạt sét
Độ ẩm tự nhiên
Khối lượng thể tích tự nhiên
Khối lượng thể tích khô
Khối lượng riêng hạt

Hệ số rỗng tự nhiên
Độ rỗng
Độ bão hoà
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt
Góc nội ma sát
Lực dính đơn vị
Hệ số nén lún
p lực tính toán quy ước
Mô đun biến dạng

Ký hiệu
P

W
γw
γk
γs
e
n
G
Wt
Wp
Id
B
φ
c
a1-2

Ro
Eo

Đơn vị
(%)
(%)
(%)
(%)
(g/cm3)
(g/cm3)
(g/cm3)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(độ)
(kG/cm2)
(cm2/kG)
(kG/cm2)
(kG/cm2)

Lớp 2
25.3
53.6
21.1
56.1
1.52
0.99
2.65

1.677
62.6
88.7
53.8
34.1
19.7
1.12
3o03'
0.03
0.154
0.34
13.9

Lớp 3
8.9
63.3
27.8
50.1
1.63
1.11
2.65
1.387
58.1
95.7
51.6
33.2
18.4
0.92
4o05'
0.073

0.121
0.53
15.8

Lớp 4
9.2
66.3
24.5
29.1
1.88
1.47
2.7
0.837
45.6
93.9
42.4
25
17.4
0.24
11o25'
0.271
0.035
1.77
117.6

Lớp 5
6.9
63.5
29.6
42.1

1.66
1.19
2.66
1.235
55.3
90.7
48.5
28.9
19.6
0.67
4o57'
0.102
0.082
0.7
38.1

Bảng 2.2.1.1.a...2: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất 6 và 7
Chỉ tiêu cơ lý
Thành phần hạt cát
Thành phần hạt bụi
Khối lượng thể tích khô nhỏ nhất
Khối lượng thể tích khô lớn nhất
Khối lượng riêng hạt

Ký hiệu
P
γk-min
γk-max
γs


Đơn vị
(%)
(%)
(g/cm3)
(g/cm3)
(g/cm3)

Lớp 6
96.7
3.3
1.22
1.46
2.66

Lớp 7
91.1
0.3
1.34
1.7
2.67

Hệ số rỗng của cát lớn nhất

εmax

1.18

0.993

Hệ số rỗng của cát nhỏ nhất


εmin

0.822

0.571

K
W
Ro
Eo

o

28o24'
26o25'
3
300

Góc nghỉ của cát khi khô
Góc nghỉ của cát khi ướt
p lực tính toán quy ước
Mô dun biến dạng

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

(độ)
(độ)
(kg/cm2)
(kg/cm2)


31 22'
29o15'
2.5
250

18


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Lớp 8: Đá sét bột kết phong hóa mạnh, màu nâu tím, nứt nẻ mạnh
Thành phần thạch học là đá sét bột kết phong hoá mạnh, màu nâu tím, nứt nẻ
mạnh. Diện phân bố rộng khắp gặp ở tất cả các lỗ khoan, nằm sát ngay dưới lớp 7. Bề
dày của lớp không lớn, tại các vị trí khoan xác định được bề dày lớp biến đổi từ 2,7m
(LK1) đến 5,6m (LK2), riêng tại lỗ khoan LK3 đến độ sâu 44m mới chỉ khoan vào lớp
này 2,8m. Cao độ mặt lớp biến đổi từ -38,00m (LK1) đến -44,90m (LK3).
Lớp 9: Đá sét bột kết phong hóa nhẹ, màu nâu tím, ít nứt nẻ
Thành phần thạch học là đá sét bột kết phong hoá nhẹ, màu nâu tím, ít nứt nẻ.
Diện phân bố rộng khắp bắt gặp ở hầu hết các lỗ khoan, nằm sát ngay dưới lớp 8. Bề
dày của lớp khá lớn, với chiều sâu khảo sát thực tế các lỗ khoan kết thúc vẫn đang
trong lớp này, mới chỉ khoan vào từ 4,0m (LK2) đến 6,0m (LK1). Cao độ mặt lớp biến
đổi từ -40,70m (LK1) đến -48,35m (LK2).
Bảng 2.2.1.1.a...3: Các chỉ tiêu cơ lý của lớp đất 8 và 9


Chỉ tiêu cơ lý
Khối lượng thể tích tự nhiên
Khối lượng thể tích khô
Khối lượng riêng hạt
Cường độ kháng nén 1 trục khi khô
Cường độ kháng nén 1 trục khi bão
hoà
Hệ số mềm hóa

Ký hiệu
γw
γk
γs

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

Đơn vị
(g/cm3)
(g/cm3)
(g/cm3)
(kG/cm2)

Lớp 8
2.43
2.35
2.71
42.8

Lớp 9
2.62

2.58
2.72
340.8

(kG/cm2)

15.3

251.8

0.36

0.74

19


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

chó dÉn

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

20



Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương
cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Hình 2.2.1.1.a...3.1: Mặt cắt địa chất công trình khu vực xây dựng cảng

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

21


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

2.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG
Tổng hợp số liệu quan trắc nhiều năm (1974-2004) tại trạm khí tượng Hòn Dấu
và tham khảo số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng tại TCVN 4088:1985. Các
thông số chính như sau:
− Nhiệt độ: trung bình 23,90C, tmax = 38,60C (03/08/1985), tmin = 6,60C
(21/02/1996)
− Độ ẩm: trung bình 85,7%, cực tiểu 27% (tháng 10/1991).
− Sương mù: Tập trung vào các tháng mùa Đông, bình quân năm là 21,2 ngày.
Tháng 3 nhiều sương mù nhất (6,5 ngày/tháng), các tháng mùa hạ hầu như

không có sương mù.
− Mưa: Tập trung vào tháng 5 -10 chiếm 86,5% cả năm.
Lượng mưa trung bình năm 1447,7mm.
Số ngày mưa trung bình năm là 131 ngày. Tháng 8 có số ngày mưa nhiều nhất
15,4 ngày, tháng 12 có số ngày mưa ít nhất 5,7 ngày.
Lượng mưa cực đại ngày quan trắc được 320,5mm (14/07/1992).
− Gió: từ tháng 10 đến tháng 1 gió thịnh hành hướng Đông Bắc, từ tháng 2 đến
tháng 5 gió thịnh hành hướng Đông, từ tháng 6 đến tháng 8 gió thịnh hành hướng
Nam và Đông Nam, tháng 9 gió có nhiều hướng.
Tốc độ gió phân bố chủ yếu từ 0,1 - 8,9m/s (hướng Đông chiếm 28,27%, Bắc
14,36%, gió lặng chiếm 5,6%).
Vận tốc gió cực đại 40m/s theo hướng Đông Bắc (ENE) năm 1975; hướng Bắc
Tây Bắc (NNW) năm 1977; hướng Nam Đông Nam (SSE) năm 1980, hướng Tây
Nam, Nam (SW, S) năm 1989.
− Bão: hàng năm trung bình có 1 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Hải
Phòng. Tốc độ gió lớn nhất trong bão ở cấp 12 (36m/s) vào ngày 23/7/1980 và
27/9/2005.
2.4. ĐẶC ĐIỂM THỦY HẢI VĂN
2.4.1. Thủy triều và mực nước
Khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng rất mạnh của thuỷ triều. Thuỷ triều ở đây
thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, trong tháng có khoảng 25 ngày có một lần nước lớn
và một lần nước ròng, độ lớn triều ở đây thuộc loại lớn, khoảng 3m đến 4m vào thời
kỳ triều cường.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

22


Trường đại học Xây dựng

Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Lưu lượng lớn nhất vào mùa kiệt đo được khi triều xuống là 4368m 3, tốc độ mặt
cắt trung bình 0,8m/s (2h ngày 23/4/1992). Lưu lượng mùa kiệt lớn nhất khi triều lên
là 4597m3, tốc độ mặt cắt trung bình 0,78m/s (ngày 19/4/1992).
Lưu lượng lớn nhất vào mùa lũ đo được khi triều xuống là 9340m 3, tốc độ mặt
cắt trung bình 1,62m/s (21h ngày 22/8/1992). Lưu lượng mùa lũ lớn nhất khi triều lên
là 4908m3, tốc độ mặt cắt trung bình 0,8m/s (ngày 30/7/1992).
+ Mực nước triều cao nhất

=+4,21m (ngày 22/10/1995)

+ Mực nước triều thấp nhất

= +0,03m (ngày 2/1/1991)

Bảng 2.4.1.1.a...1: Mực nước ứng với các tần suất lũy tích tại Hải An

Hệ cao độ Hải Đồ
P%
H(cm)

1

3

5


10

20

50

70

90

95

97

99

H đỉnh

383

377

362

352

338

305


277

235

225

211

204

H chân

196

180

174

156

134

91

72

47

40


31

22

H giờ

380

338

325

305

275

220

149

90

71

64

60

H t.bình


230

225

225

217

210

195

189

182

174

171

167

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

23


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương cao


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

Các trị số mực nước tính toán cho công trình bến cảng như sau:
+ Mực nước cao thiết kế ứng với tần suất P1% đường mực nước giờ: +3,80m.
+ Mực nước trung bình ứng với tần suất P50% đường mực nước giờ: +2,20m.
+ Mực nước thấp thiết kế:
HTB - Hmin = 2,20 – 0,03 = 2,17 (m)
Tra bảng 1, Tiêu chuẩn ngành 22TCN 207 – 92, ta có mực nước thấp thiết kế
tương đương với tần suất P99% đường mực nước giờ: +0,60m.
Ghi chú: Cao độ mực nước tính theo Hệ cao độ Hải Đồ.
2.4.2. Sóng
Khu vực dự kiến xây dựng cảng nằm trong cửa sông Cấm, hầu như không chịu
tác động của sóng lan truyền từ ngoài khơi.
2.4.3. Dòng chảy
− Mùa kiệt
Theo tài liệu đo mùa kiệt đo tháng 04/1992 tại Bạch Đằng do Xí nghiệp khảo
sát thiết kế và xây dựng Đường thuỷ khảo sát và tài liệu khảo sát thủy văn tại vị trí
công trình do Portcoast thực hiện tháng 05/2007 cho thấy lưu lượng lớn nhất đo được
khi triều xuống là 4,368 m3/s, tốc độ mặt cắt trung bình là 0,8m/s (2h ngày 23/4/1992).
Lưu lượng lớn nhất khi triều lên là 4,597 m 3/s, tốc độ mặt cắt trung bình là
0,78m/s (19/4/1992).
− Mùa lũ
Mùa lũ đo từ 15h ngày 25/7/92 đến 11h ngày 9/8/1992 cho thấy lưu lượng lớn
nhất đo được khi triều xuống là 9340 m 3/s, tốc độ trung bình 1,62 m/s (21h ngày
28/2/1992).
Lưu lượng lớn nhất khi triều lên là 4,908 m 3/s, tốc độ trung bình là 0,8m/s (13h
ngày 30/7/1992).
2.5. LUỒNG TÀU VÀO CẢNG

Hiện nay luồng chạy Sông Cấm đã cải tạo, đồng thời lợi dụng chế độ thủy triều
có thể đưa tàu cỡ 20.000DWT đầy tải qua luồng vào cảng. Công trình cầu cảng có tuổi
thọ hoạt động lâu dài, kết cấu công trình thích hợp nhất với điều kiện địa chất yếu tại
vị trí xây dựng là móng cọc đóng sâu đến tầng đất có khả năng chịu lực tốt. Cao trình
đáy trước bến sẽ được nạo vét đến độ sâu thích hợp theo từng giai đoạn tương ứng với
kế hoạch cải tạo nâng cấp luồng tàu, trên cơ sở đảm bảo hiệu ích chung của cả quá
trình vận tải và bốc xếp hàng hóa đi/đến cảng.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

24


Trường đại học Xây dựng
Ban quản lý và đào tạo kỹ sư Chất lương cao

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế bến container 15.000DWT cảng Hải An – Hải Phòng

2.6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.6.1. Kết luận
− Địa hình địa mạo: Điều kiện địa hình, địa mạo và giao thông khu vực rất
thuận lợi cho việc thiết kế cũng như khi thi công xây dựng công trình.
− Địa tầng địa chất: Đơn giản, đồng nhất, ít biến đổi nhưng các lớp đất yếu khá
dày. Lớp đất số 2 và 3 có sức chịu tải rất yếu và bề dày cũng rất lớn gây biến dạng
nhiều khi có tác dụng của tải trọng công trình. Lớp đất số 4 cũng có sức chịu tải khá
tốt, mô đun biến dạng nhỏ, nhưng bề dày lại nhỏ. Lớp đất số 5 có sức chịu tải yếu, bề
dày vừa phải, mô đun tổng biến dạng nhỏ. Lớp đất số 6; 7; 8 và 9 có sức chịu tải rất
tốt, đây là các lớp đất chịu tải chính cho móng công trình.
− Địa chất thuỷ văn: Với đặc điểm thủy văn khu vực, nhất là vào mùa mưa lũ sẽ

có ảnh hưởng đến phương án thi công công trình cũng như sự ổn định công trình. Dưới
tác động của dòng chảy có thể xảy ra hiện thực xâm thực bờ sông, sói lở chân móng
công trình. Ngoài ra do nước ngầm ở rất nông nên gây ra hiện tượng nước ngập hố
móng khi thi công.
2.6.2. Kiến nghị
− Các hạng mục công trình trên cạn, kè bờ có thể tuỳ chọn phương án móng sao
cho phù hợp với tải trọng thiết kế, nên bóc bỏ lớp đất lấp, bùn đáy sông và thực vật
trước khi thi công.
− Đối với hạng mục Cầu tàu kiến nghị dùng phương án móng cọc ma sát, mũi
cọc tựa sâu vào lớp đất 6 và 7.
− Cần phải lưu ý đến tác động của nước sông nhất là vào mùa mưa lũ, hạn chế
tối đa các hiện tượng sinh ra do dòng chảy (xâm thực, sói lở…) và do hoạt động của
các phương tiện giao thông thủy (sóng cục bộ…) ảnh hưởng trực tiếp đến chân móng
cũng như sự ổn định của công trình xây dựng.

SV: Đỗ Anh Đô – MSSV: 2888.55 – Lớp: 55KSCT

25


×