Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

C6 đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.76 KB, 4 trang )

/>
Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và
đoàn kết quốc tế
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Cơ sở hình thành
Thứ nhất: Truyền thống đoàn kết dân tộc
Yêu nước, đoàn kết trở thành tình cảm tự nhiên, là triết lý nhân sinh của mọi
người dân nước Việt
Thứ hai: Tổng kết những bài học kinh nghiệm trong nước và thế giới:
Trong nước: Thực tiễn hào hùng, bi tráng của dân tộc chứng tỏ rằng, bước vào
thời đại mới chỉ có tinh thần yêu nước thì không thể đánh bại được các thế lực đế quốc
xâm lược. Vận mệnh đất nước đòi hỏi phải có một đường lối cách mạng đúng đắn đủ sức
quy tụ cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống thực dân, xây dựng khối đoàn kết bền vững,
cách mạng mới đi tới thắng lợi.
* HCM đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước thực chất là tìm phương thức tổ
chức đoàn kết mới, vượt ra khỏi hệ tư tưởng và phương thức đoàn kết truyền thống
Thế giới:
“ Sự suy yếu của các dân tộc phương Đông đó là sự biệt lập”
Thứ ba: Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về đoàn kết: Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, liên minh công nông, đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế…
Thứ tư: Yếu tố chủ quan HCM
“Trong bầu trời không có gì quý hơn nhân dân, trong thế giới này không có gì
mạnh bằng sức mạnh của nhân dân”
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất
cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Hồ Chí Minh đọc báo cáo tại Đại Hội II
( 2 – 1941)
2. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công


của cách mạng
- Đoàn kết là chiến lược chứ không phải là sách lược, một thủ đoạn chính trị nhất
thời
- Nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong các phong trào yêu nước chống Pháp là
diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, cả dân tộc chưa hợp thành một lực lượng thống nhất
- Đại đoàn kết là chiến lược, song không phải là không có sách lược trong từng
giai đoạn cụ thể về lực lượng, tổ chức, phương pháp phù hợp, nhưng “sách lược đó nằm
trong chiến lược”
Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần phải động viên toàn dân,vũ
trang toàn dân
b. Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
- Đoàn kết là phương tiện, cao hơn phương tiện, trở thành mục tiêu của cách mạng
- Muốn thực hiện được mục tiêu, điều quan trọng, có ý nghĩa hàng đầu là phải tuyệt
đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, từ đó xây dựng khối đoàn kết toàn dân


/>
3. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa –
đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân
dân, tin vào con người:
“ Trong mấy triệu người Việt Nam cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế
khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận
rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng
bào lạc lối, lầm đường ta phải dùng tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành
đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”
“ Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những
người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”
4. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
- Có đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống nhất thì mới phát huy được sức
mạnh của dân tộc. Đó là sức mạnh của quần chúng có tổ chức, có lãnh đạo.
- Tuy nhiên, tuỳ theo từng thời kỳ cách mạng mà có những hình thức tổ chức Mặt
trận cho phù hợp
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất:
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh
công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của
dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ,
bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững
- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, chân thành, thân ái,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế
a.Thực hiện đoàn kết nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo
sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
- lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin:
+ Các nhóm, các cộng đồng, dân tộc có cùng quyền lợi bao giờ cũng có khuynh
hướng xích lại gần nhau, liên kết với nhau, và sự kết hợp này ngày càng gia tăng (đây là
nguyên lý thống nhất)
+ Cách mạng vô sản muốn thành công, phải tạo ra hình bình hành lực
Hồ Chí Minh:
+ Thực hiện đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc
phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế
+ Đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng để chiến thắng kẻ thù



/>+ Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan
trọng giúp cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi
“Có sức mạnh cả nước một lòng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ
có một sức mạnh tổng hợp với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng
nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng”
b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện
thắng lợi các mục tiêu của cách mạng
“Cách mạng An Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trên thế
giới đều là đồng chí của nhân dân An Nam”
- Sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, và sự nghiệp cách mạng Việt Nam cũng
góp phần quan trọng vào tiến trình tiến bộ chung của cách mạng thế giới
- Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì
mục tiêu chung, các Đảng cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của
chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỳ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh…, những khuynh hướng làm
suy yếu sức mạnh đoàn kết thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn trong tư tưởng
đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh
2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tếâ.Các lực lượng đoàn kết
a. Nội dung
- Phong trào cộng sản và công nhân thế giới
- Phong trào giải phóng dân tộc
- Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và
công lý
b. Hình thức đoàn kết
Tư tưởng đoàn kết Hồ Chí Minh định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt
trận:
+ Mặt trận đại đoàn kết dân tộc
+ Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào

+ Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam
+ Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu, lợi ích, có lý, có tình
- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
Kết luận:
- Đoàn kết dân tộc là chiến lược cách mạng, là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến
trình cách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào lý luận cách mạng thế giới
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại
trong bối cảnh hiện nay, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh cần thiết phải đảm bảo các nội
dung:
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
- Tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế
- Kiên trì cảnh giác, đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch


/>“ Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các
nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình”
( Hồ Chí Minh toàn tập, t 5, tr 30)
“ Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với ngũ
cường là một thái độ bạn bè”
( Hồ Chí Minh toàn tập, t 5, tr 136)



×