Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NGHỆ THUẬT với GIÁO dục THỊ HIẾU THẨM mỹ CHO SINH VIÊN ở nước TA HIỆN NAY THỰC TRẠNG và NHỮNG vấn đề đặt RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.74 KB, 38 trang )

NGHỆ THUẬT VỚI GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1. Những nhân tố tác động đến thị hiếu thẩm mỹ và vận dụng nghệ thuật trong
giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay
Tháng 01 năm 2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 30 năm thực hiện công cuộc
đổi mới của đất nước, 5 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), 5 năm thực hiện Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và 2 năm thực hiện Hiến pháp 2013.
Trong 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù phải đối diện với nhiều khó
khăn, thách thức nhưng toàn Đảng, toàn dân ta đã “đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử” [1, tr.16], đánh dấu một chặng đường thành công trong quá trình
phát triển. “Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát
triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Văn hóa, xã hội có bước phát
triển; bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ
nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng
cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống
chính trị được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên
quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và
chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu;
vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao” [1, tr.66]. Với
những thành tựu này, cho thấy cách mạng Việt Nam đã tìm được bước đi đúng
hướng. Vì vậy, trước yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đảng Cộng sản
Việt Nam tiếp tục xác định: “Thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện,
đồng bộ hơn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại,
trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; xây

1




dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần; tăng cường quốc phòng, an ninh là
trọng yếu, thường xuyên” [1, tr.17]. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam chấp
nhận xu thế tất yếu của sự phát triển nền kinh tế - xã hội cùng với tất cả những tác
động tích cực và tiêu cực của quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên bước đường
xây dựng đất nước của mình.
Quá trình đổi mới đã tạo điều kiện hình thành nên những giá trị mới. Hội
nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đã làm thay đổi một bước hết sức
quan trọng trong nhận thức và đánh giá của nhân dân ta. Lối suy nghĩ tiểu nông
manh mún, kiểu tư duy của nền kinh tế hiện vật được thay thế bằng kiểu tư duy
năng động của nền kinh tế hàng hoá vận hành theo nguyên tắc cung - cầu trong toàn
xã hội. Đặc trưng cơ chế thị trường đã đề cao tiêu chí giá trị thực dụng. Sự giàu có
về vật chất được bổ sung và thậm chí được đề cao như một ý nghĩa thực tế bên cạnh
sự giàu có về tinh thần. Tiêu chí dân giàu, nước mạnh đang được nêu thành mục tiêu
phấn đấu của mọi thành viên trong xã hội. Chủ nghĩa bình quân như một chuẩn mực
giá trị từng tồn tại trong đời sống xã hội có nền kinh tế quan liêu, bao cấp giờ đây bị
quy luật của sự phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá và quy luật thị trường phá
vỡ. Thay vào đó là sự vươn tới công bằng, bình đẳng: các hưởng thụ và đãi ngộ
được dựa trên tài năng và sự cống hiến. Chính tiêu chí công bằng, bình đẳng là mục
tiêu để nhân dân ta phấn đấu, vươn tới một xã hội văn minh, làm hình thành trong
xã hội một yêu cầu mới: vươn lên chiếm lĩnh từng đỉnh cao trong mọi lĩnh vực hoạt
động của từng cá nhân. Bản chất cạnh tranh cao độ của kinh tế thị trường đề cao các
phẩm chất linh hoạt, chính xác và khả năng làm việc độc lập. Do đó, đòi hỏi sự gia
tăng trí thông minh, chất trí tuệ trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của từng người
lao động. Điều này có nghĩa là hôm qua, cái tốt, cái đẹp là những gì mang giá trị và
đem lại giá trị bảo đảm cho sự ổn định cá nhân, gia đình, xã hội thì hôm nay, cái tốt,
cái đẹp còn phải là những gì đem lại hiệu quả kinh tế, văn hoá – xã hội … cho sự
phát triển, sự tiến bộ của con người, mở ra tầm nhìn vươn tới cái tiến bộ có tính
nhân văn cao. Mẫu người “lý tưởng” ngày nay không chỉ là những con người hiền

lành, tình nghĩa, yêu nước, yêu lao động chung chung mà còn là những nhà doanh
nghiệp, nhà khoa học thông minh, năng động, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, vượt lên

2


những hạn chế truyền thống. Đó là những con người đầy tinh thần và ý chí khám
phá, sáng tạo. Giá trị cá nhân được đề cao bên cạnh giá trị cộng đồng, tồn tại hài hoà
với giá trị cộng đồng. Sự phát triển chính bản thân con người được lấy làm mục tiêu
phấn đấu cho sự phát triển xã hội. Tất cả những gì có thể tạo điều kiện cho sự giải
phóng con người với tư cách là cá nhân tự do sáng tạo chính là những giá trị cao
đẹp mới trong thời đại hiện nay. Quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường làm cho
con người linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong thị hiếu thẩm mỹ. Sản phẩm sản xuất
trong xã hội không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà còn phải có sự phong phú về
mặt hình thức, phải đẹp. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và kinh tế thị trường cũng
mở ra khả năng sáng tạo cho con người và tạo điều kiện để con người tự do sáng
tạo. Nó kích thích con người không ngừng vươn lên để thích ứng với biến chuyển
không ngừng của xã hội. Tính chất toàn cầu hoá của kinh tế thị trường buộc chúng
ta phải giao lưu và hội nhập với thế giới trên lĩnh vực kinh tế và cả trên tất cả các
lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hoá – xã hội. Quá trình giao lưu và hội nhập
với thế giới một mặt giúp cho dân tộc Việt Nam có dịp giới thiệu với thế giới những
sáng tạo văn hoá, những giá trị truyền thống của dân tộc mình, mặt khác tiếp thu
những giá trị mới, những tinh hoa văn hoá của nhân loại làm phong phú thêm đời
sống văn hoá tinh thần của dân tộc đồng thời tạo ra sự hài hoà cho tiêu chuẩn thẩm
mỹ, những giá trị bản sắc của nền văn hoá dân tộc với tiêu chuẩn thẩm mỹ, những
giá trị tiên tiến của nhân loại.
Tuy nhiên, vì tính chất nhiều mặt của mình, sự cạnh tranh của nền kinh tế thị
trường đã làm nảy sinh không ít những vấn đề phức tạp do hệ quả mặt trái của nó.
Trong nền kinh tế mở cửa, quốc tế hóa như hiện nay, sự cạnh tranh của nền kinh tế
thị trường đã làm cho tư tưởng thực dụng xuất hiện và phát triển mạnh ở một bộ

phận quần chúng nhân dân. Tư tưởng làm giàu bằng mọi giá, coi đồng tiền là mục
đích cuối cùng của cuộc sống đã làm méo mó những chuẩn mực về cái đẹp, cái tốt,
sự cân đối hài hoà trong cuộc sống con người. Lợi ích và tai hoạ trở thành những
“cái bẫy” đối với con người. Tâm lý sùng bái vật chất, sùng bái nước ngoài ngày
càng lan rộng trong xã hội, tạo khoảng cách giữa sống đẹp và sống thực ngày càng
lớn. Có những lúc trong đời sống xã hội, cái đẹp bị biến thành vật trao đổi. Người ta

3


có thể làm giàu trên chính nỗi đau của người khác. Chủ nghĩa cá nhân có cơ hội để
phát triển với những biểu hiện rất đa dạng: lừa lọc vì lợi ích cá nhân, vụ lợi, cục bộ,
tham nhũng, thái độ né tránh sự thật, quan hệ bà con thân thuộc, xóm giềng trở nên
lỏng lẻo hơn, con người ít quan tâm đến nhau hơn. Trong xã hội xuất hiện tâm lý coi
thường kỷ cương pháp luật, thiếu tôn trọng pháp luật, tự do quá trớn dẫn đến hành
vi vi phạm pháp luật như: trốn thuế, lách luật, cố ý làm trái…; thậm chí người ta
cũng có thể bất chấp tất cả, chà đạp lên nhau để đạt được mục đích của mình. Lối
sống thiếu văn hoá, thiếu tôn trọng phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc có xu
hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong tầng lớp giới trẻ, thanh niên sinh viên đã
góp phần khơi dậy các thị hiếu thực dụng, tầm thường, thậm chí đến mức thấp hèn
trong đời sống con người. Các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và có xu
hướng trẻ hóa về độ tuổi. Năm 2007, cả nước có hơn 2.000 sinh viên sử dụng ma
tuý và nghiện hút. Năm 2012, cả nước có hơn 6.000 tội phạm là người chưa thành
niên. Tỷ lệ nạo phá thai trong nữ sinh viên ngày càng gia tăng, bạo lực học đường
đang là những vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội.
Tất cả thay đổi của xã hội dưới tác động hai mặt của sự phát triển kinh tế - xã
hội và quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên thực tế đã và đang có những tác động
không nhỏ đến sự thay đổi của hệ thống giá trị của nền văn hóa nói chung và thị
hiếu thẩm mỹ của người dân trong đó có thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên và việc vận
dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên như tác giả luận án

trình bày trong phần thực trạng thuộc chuyên đề này.
Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và quá trình quốc tế hóa, toàn
cầu hóa, sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ phát
triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội và các phương tiện điện tử, truyền thông là
nhân tố thứ hai tác động sâu sắc đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên và vận dụng
nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã diễn ra ba cuộc cách mạng công
nghiệp, đó là cuộc cách mạng lần thứ nhất vào cuối thế kỷ XVIII với phát minh
động cơ hơi nước, cuộc cách mạng lần thứ hai vào cuối thế kỷ XIX với năng lượng

4


điện, cuộc cách mạng lần thứ ba vào cuối thế kỷ XX với vai trò của điện tử, công
nghệ thông tin và sản xuất tự động. Giờ đây, ở vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI,
“thế giới đang nói đến sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với
trí tuệ ảo, kỷ nguyên số và sự phát triển bùng nổ của các công nghệ liên ngành, đa
ngành, xuyên ngành làm lu mờ ranh giới của các lĩnh vực nghiên cứu đơn ngành
truyền thống, như vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Tốc độ phát triển theo cấp số lũy
thừa và quy mô tác động của các công nghệ mới thời hiện đại đã và sẽ làm thay đổi
mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội…” [2].
Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0) lần đầu tiên
được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được chính
phủ Đức thông qua vào năm 2012. Theo giáo sư Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn
Kinh tế Thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư là một thuật ngữ bao gồm một
loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công
nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý
trong không gian ảo, Internet của vạn vật và Internet của các dịch vụ. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời các nhà máy

thông minh. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo
sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với
internet của vạn vật, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và
với con người theo thời gian thực, và thông qua internet của các dịch vụ thì người
dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như kỹ thuật số, công
nghệ in 3D, internet của vạn vật … đã làm thay đổi nhận thức của chúng ta về thế
giới, về vị trí của con người trong thế giới đồng thời làm thay đổi cả quan niệm về
sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh nối
mạng internet, mọi người dân đều có thể theo dõi các buổi chất vấn của quốc hội với
các thành viên chính phủ cũng như theo dõi những biến chuyển từng giờ trong cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ; để gọi taxi Uber (với giá rẻ) hay đặt vé máy bay (cũng giá
rẻ), mua một sản phẩm ưng ý giao bán trên mạng; thực hiện thanh toán qua mạng;

5


kết nối bạn bè trên facebook và cũng chỉ với một chiếc điện thoại thông minh kết
nối với internet, mọi người dân có thể nghe các bản nhạc hay xem những bộ phim
được sản xuất từ nhiều nơi trên thế giới. Thậm chí, người ta còn có thể dùng chiếc
điện thoại thông minh của mình để tự sản xuất các bản nhạc, các video clip và phát
sóng trực tiếp lên mạng xã hội. Với internet của vạn vật, nghệ thuật trở nên đa chiều
hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn. Nó tạo điều kiện cho cách tiếp cận cũng như sáng
tạo nghệ thuật mới. Thông qua internet và mạng xã hội cùng với các phương tiện
điện tử, truyền thông mới, mỗi người đều có thể tự viết blog hay dùng YouTube để
chia sẻ các hình ảnh riêng tư, những ý tưởng độc đáo của mình. Và các tác phẩm có
thể đi thẳng, trực tiếp đến người tiếp nhận mà không cần phải qua bất kỳ khâu trung
gian nào như giới thiệu, phê bình, kiểm duyệt … Tất cả các di sản nghệ thuật quá
khứ được số hóa và dễ dàng truy cập trên mạng internet, tất cả các bảo tàng lớn trên
thế giới đều mở rộng website cho người truy cập và có thể lấy ảnh tác phẩm qua

mạng, những nghệ sỹ có tên tuổi đều được tự động tích hợp thông tin và thành quả
trên google. Theo Lê Hường trong bài viết “Sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật
trong thời đại truyền thông” đăng trên Tạp chí Triết học, số 1, 2011, sự phát triển
của kỹ thuật số, các phương tiện điện tử truyền thông, internet và mạng xã hội đã
làm cho nghệ thuật không còn chỉ được xem là một hình thái ý thức xã hội mà còn
là một ngành công nghiệp sản xuất, vận động theo quy luật của thị trường. Với tính
cách là một ngành công nghiệp sản xuất, nghệ thuật cũng vận hành theo nhiều công
đoạn với những công nghệ: sáng tác, xuất bản, lưu thông, trình diễn sân khấu, …
Các công nghệ này đã tạo điều kiện cho nghệ thuật được sản xuất “hàng loạt” và tác
phẩm nghệ thuật biến thành một sản phẩm thương mại với mục đích doanh thu và
lợi nhuận lớn. Vì thế, trong các tác phẩm nghệ thuật, hình thức nghệ thuật có
khuynh hướng chiếm ưu thế hơn nội dung, chất lượng và ý nghĩa nghệ thuật. Những
dòng nhạc, phim thị trường, những cuốn sách ăn khách dựa vào tâm lý đám đông
ngày càng nhiều và làm xuất hiện một xu hướng mới trong sáng tạo và thưởng thức
nghệ thuật đương đại, đó là thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật không phụ thuộc
vào sự phân loại theo kiểu bác học – bình dân hay cao – thấp, ranh giới giữa nghệ
thuật với đời sống thường ngày cũng bị xoá nhoà dẫn đến việc phủ nhận những cái
gọi là chuẩn mực. “Nghệ thuật công nghệ” đang dần thay thế nghệ thuật cổ điển.

6


Chúng ta có thể mặc đồ ngủ, ngồi tại nhà thưởng thức cuộc viếng thăm ảo các
phòng triển lãm và bảo tàng vòng quanh thế giới thông qua các trang Web.
Những cuộc viếng thăm như thế thậm chí còn trở nên đa cảm giác hơn khi được áp
dụng thêm vào công nghệ hiện thực ảo với kính 3D và găng tay cảm ứng. Nhạc
kịch, kịch nghệ và các màn múa ballet được thường xuyên phát trên ti vi và rất
nhiều người chỉ biết đến âm nhạc của Bethoven qua đài truyền thanh hay các trang
mạng xã hội chứ không phải từ các buổi hòa nhạc sống trong các nhà hát. Và giới
trẻ nói chung cũng như sinh viên nói riêng hiện nay tiếp cận với các tác phẩm nghệ

thuật chủ yếu là qua internet. Kết quả từ cuộc khảo sát mà tác giả luận án thực hiện
ở 12 trường đại học và cao đẳng trên cả nước cho thấy, có tới 87,6% sinh viên
thường xuyên và rất thường xuyên tiếp cận với các thông tin về nghệ thuật và tác
phẩm nghệ thuật qua internet, chỉ có 1,0% sinh viên trả lời rằng họ không bao giờ
tiếp cận các thông tin nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật qua ineternet. Và khi tiếp
cận nghệ thuật qua internet, sinh viên quan tâm và rất quan tâm đến chuyện bên lề,
hậu trường của giới showbiz: 57,5%; tin tức về các hoạt động văn hóa nghệ thuật:
70,8%; nội dung của tác phẩm nghệ thuật: 69,2%; hình thức của tác phẩm nghệ
thuật: 65,3%; giá trị nghệ thuật của tác phẩm: 69,1%; doanh thu mà tác phẩm nghệ
thuật hay hoạt động nghệ thuật mang lại: 47,8%. Như vậy, có thể thấy, sự phát triển
của internet, mạng xã hội và kỹ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư có tác động sâu sắc đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên và vận dụng nghệ thuật
trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên hiện nay. Thị hiếu thẩm mỹ của sinh
viên có những biến đổi đa dạng hơn và vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu
thẩm mỹ cho sinh viên cũng trở nên phức tạp hơn khi mà nghệ thuật ngày càng có
xu hướng biến đổi đa chiều trước những tác động của sự phát triển công nghệ.
Chính sự phát triển của nền kinh tế - xã hội với quá trình quốc tế hóa, toàn
cầu hóa và sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những tác
động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới đã làm cho nghệ thuật có nhiều biến đổi
trong quá trình phát triển. Sự biến đổi của nghệ thuật trong quá trình phát triển của
nó là nhân tố tiếp theo tác động đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên và vận dụng
nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên hiện nay.

7


Trong quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, nghệ thuật được coi là một hình thái ý thức xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen cho
rằng nghệ thuật là hoạt động có tính thẩm mỹ sâu rộng. Nó mang trong bản thân
mình hoạt động có tính ý thức xã hội. Và ý thức ở bất kỳ hình thức nào thì cũng là

đều là tồn tại được ý thức. Vì thế, giống như các hình thái ý thức xã hội khác, nghệ
thuật vừa phản ánh cuộc sống vừa phục vụ cuộc sống. Sự vận động của nghệ thuật
được quy định bởi sự vận động của tồn tại xã hội. Do đó, trong quá trình phát triển,
tồn tại xã hội biến đổi thì nghệ thuật cũng biến đổi.
Với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – sự phát
triển của kỹ thuật số, công nghệ in 3D, internet và mạng xã hội, nghệ thuật đã và
đang có những biến đổi mạnh mẽ. Bên cạnh các loại hình truyền thống, nền nghệ
thuật hiện nay xuất hiện các loại hình mới như: Video Art, nghệ thuật âm thanh,
nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật kỹ thuật số và nghệ thuật mạng… Đặc trưng chung
của các loại hình nghệ thuật mới này là đa phương tiện, siêu văn bản và tính tương
tác. Các tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo từ việc sử dụng các phương tiện công
nghệ kỹ thuật số, tạo ra ảo giác đa phương tiện về hiện thực, về chiều sâu, và về
chuyển động xuyên không gian. Một bộ phim 3D không phải mang lại cho người
xem cảm giác đang thưởng thức tác phẩm mà là cảm giác trải nghiệm đầy tính sáng
tạo khi họ được sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật để tham gia vào tác phẩm, trở
thành một phần của tác phẩm. Tính đa phương tiện, siêu văn bản và tương tác của
nghệ thuật mạng còn cho phép một người không cần phải là một nghệ sĩ hay một
phòng triển lãm nghệ thuật có thể truyền đi khắp thế giới các sáng tác của mình một
cách trực tiếp; những đường link mang chúng ta tới những cú nhấp chuột và dẫn
chúng ta tới những con đường tìm kiếm xa hơn; sự kết hợp mạnh mẽ của ngôn ngữ
và hình ảnh phá vỡ cái phân chia quan trọng giữa ngôn ngữ và thị giác; các phạm trù
của sự truyền khẩu và văn chương viết bị nhòe đi bởi các ứng dụng kỹ thuật mới
nhất của phim hoạt hình, bản tin nội bộ và các phần mềm nghe nhạc trực tuyến;
người xem có thể nhấp chuột vào các phần trên hình ảnh để từ đó nảy ra một bài
thơ, một hình ảnh mới hoặc có thể góp ý về việc thay đổi, chỉnh sửa các hình ảnh ấy
hay đưa ra các bình luận, nhận xét trực tiếp với tác phẩm. Những đặc trưng đó làm

8



cho nghệ thuật trở nên đại chúng, gần gũi hơn nhưng cũng đa chiều hơn trong đời
sống xã hội.

9


Bên cạnh việc xuất hiện các loại hình mới, nghệ thuật cũng biến đổi cả nội dung và
hình thức, mở ra những khuynh hướng sáng tác và tiếp nhận đa dạng, mới mẻ so với
trước đây. Bên cạnh khuynh hướng tiếp tục phản ánh các đề tài lịch sử, chiến tranh cách
mạng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc với cảm hứng sử thi và tầm khái quát mới, là sự phát
triển mạnh khuynh hướng quan tâm đến cuộc sống bình dị, nhiều góc cạnh đời thường
của con người, làm phong phú hơn và làm sâu sắc thêm chủ nghĩa nhân văn; sự thể hiện
trách nhiệm xã hội và vai trò công dân của nghệ sĩ, ý thức về truyền thống và bản sắc dân
tộc trong các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện sâu sắc hơn. Tính tự do, dân chủ trong
sáng táo và thưởng thức nghệ thuật ngày càng được mở rộng. Dấu ấn cá nhân và cá tính
trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật ngày càng đậm nét.
Tuy nhiên, cũng chính sự phát triển của các phương tiện truyền thông, internet và
mạng xã hội đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa được mở rộng trên phạm vi toàn
cầu mà mặt trái của nó là điều kiện để các sản phẩm đồi trụy, “lai căng” từ bên ngoài du
nhập vào nền văn hóa - nghệ thuật vốn lành mạnh và giàu tính nhân văn của nước ta.
Đồng thời, sự phát triển đó cũng tạo ra xu hướng “thương mại hóa” trong lĩnh vực hoạt
động nghệ thuật ở nước ta hiện nay, làm xuất hiện các tác phẩm nghệ thuật có nội dung tư
tưởng xấu, có tác động tiêu cực đến thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ nói chung và sinh viên
nói riêng. Không hướng đến các giá trị nghệ thuật, tính sáng tạo và tìm tòi của nhiều tác
phẩm chỉ nhằm mục đích đạt được hiệu quả thương mại. Nhiều tác phẩm được sản xuất
hàng loạt với dạng “phim mì ăn liền”, “nhạc thị trường”, “sách best-seller” thỏa mãn nhu
cầu giải trí thuần túy. Những sản phẩm này chủ yếu chứa nội dung độc hại, kích động tình
dục và bạo lực, cổ vũ lối sống ăn chơi sa đọa, đề cao quá mức chủ nghĩa cá nhân – vị kỷ,
xa rời cái đẹp, phản ánh lệch lạc thậm chí là xuyên tạc bản chất hiện thực, bài xích các giá
trị thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Trong Cảm thụ thẩm mỹ và người Hà Nội, Hồ Sỹ

Vịnh nhận định: “Một số tác phẩm bộc lộ thái độ phủ nhận quá khứ với những lời lẽ quy
kết mơ hồ về những chiến công chống ngoại xâm của dân tộc” [3, tr.136], trong nhiều tác
phẩm “xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa tự nhiên, xu hướng dung tục, khai thác
những mặt tối tăm, nổi loạn của cái tôi cá nhân, kích động những ham muốn thể xác, bản
năng của con người. Trong khi đó hình tượng các nhân vật tích cực, chính diện thì còn
10


mờ nhạt. Cũng có những tác phẩm miêu tả những gương người tốt, việc tốt, những con
người trong thời kỳ đổi mới, nhưng còn thiếu sự nồng thắm” [3, tr.136]. Những sản phẩm
này ngày càng phát tán, lan tràn một cách khó kiểm soát và có ảnh hưởng to lớn đến thị
hiếu thẩm mỹ của sinh viên. Ở 12 trường đại học, cao đẳng mà tác giả thực hiện cuộc
khảo sát, phần đông sinh viên nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm độc hại
đối với bản thân họ; trong đó, cho rằng văn hóa phẩm độc hại hiện nay có tác động xấu
đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận sinh viên là: 87,2%; làm
hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc là: 84,2%; làm
gia tăng lối sống thực dụng là: 83,6%; làm cho cái xấu, cái ác tăng lên rõ rệt là: 80,3%;
làm ảnh hưởng đến môi trường đạo đức và văn hóa là: 83,0%; gây ra nguy cơ mất
phương hướng trong lựa chọn giá trị, lối sống, niềm tin là: 81,5%; ảnh hưởng trực tiếp
đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là: 81,8%. Rõ ràng, những sản phẩm phản văn hóa,
phản nghệ thuật như trên càng truyền bá rộng rãi thì thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên càng
phát triển lệch lạc, mơ hồ và việc vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ
cho sinh viên thật sự gặp phải thách thức không nhỏ.
2. Thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở
nước ta hiện nay
2.1. Vài nét về sinh viên ở nước ta hiện nay
Sinh viên là một tầng lớp của xã hội. Họ là những người tốt nghiệp phổ thông
trung học và được tuyển chọn gắt gao qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia đang trong quá
trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn một cách tập trung, có quy củ ở các
trường đại học và cao đẳng để bước vào một bộ phận xã hội mới là trí thức. Phần đông

sinh viên ở vào độ tuổi còn rất trẻ, khoảng từ 19 đến 25 tuổi. Là một bộ phận của thanh
niên, của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ là nhóm người có vị trí chuyển tiếp,
chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao cho xã hội.
Họ được coi là nguồn dự trữ chủ yếu, bổ sung cho đội ngũ trí thức của xã hội; các tổ chức
chính trị, xã hội, dòng họ, gia đình đều kỳ vọng vào họ. Do đó, sinh viên có vai trò, vị trí
xã hội rất rõ rệt.
11


Là một bộ phận của tầng lớp thanh niên nhưng có uy tín xã hội nổi trội hơn các
thành phần thanh niên khác về mặt học vấn, một bộ phận tương lai của tầng lớp trí thức,
sinh viên là một trong những lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước. “Để giải phóng công nhân còn có những bác sỹ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học
và các chuyên gia khác, vì vấn đề không phải chỉ nắm lấy việc quản lý bộ máy chính trị
mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa, và ở đây cần đến những kiến thức vững chắc
…”[4, tr.613-614]. Đối với Đảng ta, sinh viên cũng được đánh giá rất cao trong sự nghiệp
cách mạng của đất nước. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trong bài phát biểu tại Đại hội
sinh viên toàn quốc lần thứ V năm 1993 đã khẳng định: …đất nước ta bước vào thế kỷ
XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu do thế hệ thanh niên
hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận có vai trò hết sức quan trọng.
Những năm gần đây, do những thay đổi trong chính sách giáo dục, đào tạo và dạy
nghề nên số lượng sinh viên ở nước ta đã không ngừng tăng lên một cách đáng kể. Theo
báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam: “Tính đến năm 2013, cả nước có 2.204.000 sinh
viên, đạt tỷ lệ 250/1 vạn dân. Trong đó, sinh viên đại học chiếm 66%, sinh viên cao đẳng
chiếm 34%; nữ sinh viên chiếm 49,6%; sinh viên học tập trong các trường công lập
chiếm 85%, các trường ngoài công lập chiếm 15%; sinh viên hệ chính quy là 1.960.000.
Ngoài ra, còn có khoảng 90.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở các quốc gia, vùng
lãnh thổ trên thế giới” [5, tr.21].
Là tầng lớp chiếm lĩnh và sở hữu tri thức, sinh viên là đối tượng động, hằng năm
thường xuyên thay đổi về số lượng, nhạy bén trong khả năng tiếp thu tri thức, tiếp thu cái

mới. Đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hằng năm sẽ làm gia tăng vốn quý của quốc gia, sẽ trở
thành những người lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo trên mọi lĩnh vực của xã
hội, góp phần đảm bảo sự phát triển của đất nước. Chính sinh viên sẽ cùng với những
tầng lớp thanh niên khác là người kế tục thực hiện các nhiệm vụ trọng đại và ước mơ cao
đẹp của các thế hệ trước và cũng chính họ là người kế thừa và phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.

12


Trong cuộc sống hiện nay, phần đông sinh viên đã khẳng định được vai trò chủ
nhân tương lai của đất nước. Hầu hết họ đều ấp ủ trong ước mơ những hoài bão cho cuộc
sống của mình và thể hiện quyết tâm thực hiện những ước mơ, hoài bão ấy. Họ biểu lộ sự
chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn. Họ không chỉ
học tập ở giảng đường và thư viện mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức của mình bằng
nhiều cách khác nhau. Họ học thêm ở các khóa khác, trường khác, tìm đọc ở nhiều thư
viện, học trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trên mạng internet, giao lưu,
giao tiếp với hàng loạt các mối quan hệ đan xen … Họ ngày càng năng động hơn, tự tin
hơn trong cuộc sống của mình. Họ không chỉ biết sống vì cá nhân mà còn biết quan tâm
đến mọi người xung quanh, đến cộng đồng. Họ tham gia ngày càng nhiều các hoạt động
xã hội, góp sức vào xây dựng đất nước phát triển một cách bền vững, xoá bỏ dần cái xấu,
cái lỗi thời và làm xuất hiện thêm nhiều giá trị thẩm mỹ mới. Họ biết khát khao và tha
thiết với cái đẹp, mong muốn cái đẹp trở thành người bạn đường của mình và hàng ngày
lấy cái đẹp làm tấm gương ngời sáng soi rọi khuôn mặt và tâm hồn mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực ấy, thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trong
những năm gần đây đang có những diễn biến ngày càng phức tạp. Tư tưởng thực dụng,
chạy theo đồng tiền hình thành và phát triển mạnh ở một bộ phận không ít sinh viên.
Những giá trị vật chất đôi khi được đề cao quá đáng làm méo mó những chuẩn mực về
cái đẹp, sự hài hoà trong đời sống xã hội. Cái đẹp bị thực dụng hoá, nhiều thị hiếu thẩm
mỹ rơi vào lai căng, bắt chước nước ngoài, coi thường các giá trị thẩm mỹ truyền thống

của dân tộc. Sự phát triển nhanh chóng của Internet nói riêng và truyền thông nói chung
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên. Các loại hình
nghệ thuật thông qua những phương tiện nghe nhìn hiện đại như máy nghe nhạc cá nhân,
điện thoại di động, máy tính cá nhân, truyền hình, ... đã và đang đáp ứng các nhu cầu đa
dạng và phong phú về nghệ thuật của công chúng nói chung và giới trẻ, sinh viên nói
riêng, đồng thời có những tác động tích cực và tiêu cực nhất định, trong số đó có sự lệch
lạc của thị hiếu thẩm mỹ. Trước những sản phẩm phản nghệ thuật, độc hại, một bộ phận
sinh viên đã không tạo cho mình khả năng tự phòng ngừa, "miễn dịch" hiệu quả. Ngược
lại, đó là sự tiếp thu không có chọn lọc, thậm chí còn ca ngợi nó. Một bộ phận sinh viên
13


chạy theo thị hiếu thấp hèn, lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ, có quan niệm lệch lạc về
cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài... Tình trạng mơ hồ về thị hiếu thẩm mỹ trong sinh viên
hiện nay đang có xu hướng gia tăng.
3.2.2. Những kết quả đạt được khi vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm
mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay
Trong quá trình đổi mới và phát triển, bên cạnh các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội thì
Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của xây
dựng môi trường văn hóa và phát triển con người toàn diện. Trong giai đoạn phát triển
mới, trước những điều kiện và đòi hỏi mới của hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt
Nam tiếp tục nhấn mạnh: “trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội đều phải đề cao
nhân tố văn hóa, con người. Mọi hoạt động văn hóa, từ bảo tồn, phát huy các di sản lịch
sử văn hóa; phát triển văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản đến bảo tồn, phát huy văn
hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa tôn giáo, xây dựng thiết chế văn hóa,… đều phải phục
vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người” [1, tr.29] và “xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát
triển” [1, tr.126]. Một con người phát triển toàn diện phải là một con người phát triển hài
hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ, tâm hồn với đầy đủ các phẩm chất Thể - Đức - Trí - Mỹ. Vì
vậy, xây dựng con người phát triển toàn diện là bên cạnh việc phát triển nền kinh tế - xã

hội, nâng cao đời sống vật chất còn cần phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức hướng đến chân –
thiện – mỹ cho nhân dân. Trong những năm qua, từ nhận thức về vai trò của giáo dục
thẩm mỹ và giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đối với sự phát triển toàn diện của con người, đặc
biệt là đối với thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên mà công tác giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho
sinh viên ở nước ta hiện nay, đặc biệt là việc vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu
thẩm mỹ cho sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định.
Thứ nhất, tình cảm, tri thức thẩm mỹ của sinh viên ngày càng phong phú. Có được
điều này trước hết là do các trường có sự quan tâm rất lớn đến việc vận dụng nghệ thuật
trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên. Một cuộc khảo sát được tác giả thực hiện
14


trên 1200 mẫu ở 12 trường đại học, cao đẳng trên cả nước cho thấy nhiều trường đại học
và cao đẳng đã có những biện pháp đa dạng trong việc vận dụng nghệ thuật trong giáo
dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên như: chiếu phim công cộng trong khuôn viên trường,
mời các ca sĩ, nghệ sĩ đến biểu diễn, triển lãm các tác phẩm nghệ thuật, tổ chức hội diễn,
liên hoan nghệ thuật trong sinh viên, tổ chức các cuộc thi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật
trong sinh viên v.v… Mức độ thường xuyên tổ chức các hoạt động nghệ thuật cho sinh
viên tham gia ở các trường
(Biểu 1: Mức độ tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cho sinh viên ở các trường
đại học và cao đẳng. Các hoạt động được tính thành điểm trung bình, trong đó, điểm càng thấp
thì mức độ thường xuyên càng cao. 1. Rất thường xuyên, 2. Thường xuyên, 3. Thỉnh thoảng, 4.
Hiếm khi, 5. Không bao giờ)

Qua biểu đồ, ta có thể thấy hoạt động tổ chức hội diễn, liên hoan nghệ thuật trong
sinh viên thường xuyên được thực hiện phổ biến ở hầu hết các trường được khảo sát với
mức điểm trung bình là từ 2.11 đến 2.72. Đặc biệt, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức rất thường xuyên với mức điểm trung bình là 1.75. Hoạt động tổ chức các
cuộc thi sáng tạo tác phẩm nghệ thuật trong sinh viên xếp thứ 2 với mức điểm trung bình

là từ 2.48 đến 3.27. Các hoạt động khác là chiếu phim công cộng, mời các ca sĩ, nghệ sĩ
đến trường biểu diễn hay triển lãm các tác phẩm nghệ thuật trong khuôn viên trường chỉ
15


là được tổ chức ít thường xuyên hơn và không có hoạt động nào nằm ở mức 5.0 điểm.
Chứng tỏ rằng, các trường đã có nhận thức đúng đắn về vận dụng nghệ thuật trong giáo
dục thị hiếu thẩm mỹ để xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên và môi trường văn
hóa lành mạnh cho xã hội.
Không chỉ tổ chức các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật, các trường còn tổ chức và
duy trì các câu lạc bộ để sinh viên tham gia ngoài giờ học như: câu lạc bộ thể dục thể
thao, câu lạc bộ công tác xã hội, các câu lạc bộ về biểu diễn nghệ thuật (âm nhạc, kịch,
đàn, sáo), các câu lạc bộ về sáng tác nghệ thuật (văn, thơ, hội, họa, nhiếp ảnh).
Thông qua việc tổ chức cho sinh viên tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, các
trường đại học, cao đẳng đã tạo điều kiện phát huy vai trò của nghệ thuật đối với định
hướng tình cảm, tri thức trong thị hiếu thẩm mỹ cũng như xây dựng hệ chuẩn giá trị cho
thị hiếu thẩm mỹ và định hướng nhân cách trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên. Việc tổ
chức các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật trong khuôn viên trường cũng như tổ chức và
duy trì các câu lạc bộ cho sinh viên tham gia ngoài giờ học đã tạo ra được môi trường
sinh hoạt nghệ thuật lành mạnh cho sinh viên, làm tăng cơ hội cho sinh viên được tắm
mình trong không gian của nghệ thuật, tiếp cận nhiều hơn với các tác phẩm nghệ thuật có
chất lượng. Thông qua đó, các hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm nghệ thuật với
tính điển hình, tính biểu cảm, tính ước lệ của mình có tác động đến tình cảm, nhận thức
của sinh viên, giúp họ có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về nghệ thuật, từ đó, có cơ sở
hình thành các chuẩn mực thị hiếu thẩm mỹ của bản thân họ trong thưởng thức và đánh
giá. Không những thế, các hoạt động như tổ chức hội diễn, liên hoan nghệ thuật trong
sinh viên hay tổ chức các cuộc thi sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật trong sinh viên còn
tạo điều kiện cho sinh viên được thể hiện năng lực và tài năng sáng tạo của họ một cách
năng động hơn, tự tin hơn. Điều này cũng được chính bản thân các sinh viên thừa nhận.
Trong cuộc khảo sát với 12 trường đại học, cao đẳng trên đây, tác giả thu được kết quả từ

việc sinh viên đánh giá về tác dụng của các hoạt động sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mà
nhà trường tổ chức cho sinh viên và tác dụng của việc tham gia vào các câu lạc bộ trong
trường học qua hai bảng dưới đây:
16


Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về các hoạt động nghệ thuật mà nhà trường tổ
chức cho sinh viên
Đánh giá

Có ý
Đáp ứng
nghĩa
được nhu
Phát
Mang
cầu
huy tính
định
tính
Trường bạn đang học
sáng tạo thưởng
giáo dục hướng thị trong
thức
hiếu
đạo đức,
nghệ
sinh
thẩm mỹ
lối sống cho sinh

thuật của
viên
sinh viên
viên

Đại học Sư phạm Kỹ
huật Tp. HCM
Đại học Đà Lạt
Đại học Văn Lang
(Tp.HCM)
Đại học Phú Xuân
(Huế)
Đại học Khoa học
Huế
Đại học Quốc gia
Tp.HCM
Cao đẳng Công
thương TP. HCM
Cao đẳng Công
nghiệp Huế
Đại học Quốc gia Hà
Nội
Học viện Quản lý
Giáo dục Hà Nội
Cao đẳng Du lịch Hà
Nội

Mang
lại hiệu
quả cao

trong
giáo dục
thị hiếu
thẩm
mỹ cho
sinh
viên

Chỉ
mang
tính giải
trí,
không
mang
lại hiệu
quả giáo
dục đạo
đức, lối
sống, thị
hiếu
thẩm
mỹ cho
sinh
viên

1.79
1.79

2.18
2.10


1.69
1.82

1.96
2.12

2.08
2.27

2.62
2.82

1.88

2.10

1.78

1.95

2.16

2.55

1.80

1.97

1.80


1.93

2.02

2.29

1.92

2.07

1.90

2.18

2.17

2.54

1.81

2.20

1.68

1.96

2.12

2.61


1.96

2.23

1.85

2.28

2.31

2.87

1.82

2.08

1.85

2.12

2.08

2.32

2.12

2.52

2.09


2.50

2.57

2.86

1.89

2.32

1.93

2.03

2.25

2.83

1.88

2.17

1.87

2.25

2.14

2.30


17

Khác

3.17


Đại học Tài chính –
QTKD (Hà Nội)
2.20
2.34
1.94
2.33
2.51
2.95
(Các đánh giá được tính thành điểm trung bình, trong đó, điểm càng thấp thì mức độ đồng
ý càng cao. 1- Hoàn toàn đồng ý, 2 - Đồng ý, 3 - Không đồng ý, 4 - Không trả lời)

Bảng 2: Đánh giá về tác dụng của việc sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ
trong trường học
Đánh giá

Trường bạn đang học

Đại học Sư phạm Kỹ huật
Tp. HCM

Tạo ra
Giúp sinh Đáp ứng không gian

yêu cầu đa
viên sử
dạng
Mất
sinh
hoạt cho
dụng
thời
thời Chỉ có tính
gian rảnh văn hóa sinh viên
gian, vô giải trí
rỗi một nghệ thuật trau dồi
bổ
cách hợp của sinh nhân cách,
xa rời các

viên
phản giá trị

Định
hướng thị
hiếu thẩm
mỹ cho
sinh viên

Khác

2.87

2.43


2.15

2.05

1.86

2.07

2.25

2.98

2.38

1.98

2.01

1.80

1.87

1.00

2.98

2.39

2.25


2.14

2.05

2.11

2.49

2.17

1.86

1.89

1.75

1.84

2.80

2.51

2.25

2.18

2.02

2.09


3.06

2.56

2.15

2.01

1.84

2.12

3.06

2.69

2.27

2.26

2.10

2.14

2.79

2.41

2.18


2.05

2.04

2.05

Đại học Quốc gia Hà Nội
Học viện Quản lý Giáo
dục Hà Nội

3.00

2.79

2.27

2.46

2.12

2.51

2.89

2.87

2.42

2.43


2.31

2.46

Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Đại học Tài chính – Quản
trị kinh doanh (Hà Nội)

2.74

2.37

2.16

2.30

2.35

2.16

2.97

2.49

2.22

2.19

2.00


2.33

Đại học Đà Lạt
Đại học Văn Lang
(Tp.HCM)
Đại học Phú Xuân (Huế)
Đại học Khoa học Huế
Đại học Quốc gia Tp.HCM
Cao đẳng Công thương TP.
HCM
Cao đẳng Công nghiệp
Huế

2.00

(Các đánh giá được tính thành điểm trung bình, trong đó, điểm càng thấp thì mức độ
đồng ý càng cao. 1- Hoàn toàn đồng ý, 2 - Đồng ý, 3 - Không đồng ý, 4 - Không trả lời)

18


Qua đó có thể thấy rằng, các trường đại học, cao đẳng đã đạt được những thành
quả đáng kể trong phát huy vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho
sinh viên, tạo ra không gian đa dạng cho sinh viên trau dồi nhân cách, nâng cao trình độ
tri thức thẩm mỹ và làm phong phú thêm tình cảm thẩm mỹ của họ.
Bên cạnh đó, tri thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ của sinh viên cũng được bồi đắp
qua các hoạt động khác từ sự chủ động của cá nhân trong tham gia các hoạt động sinh
hoạt văn hóa nghệ thuật ở địa phương. Cũng từ cuộc khảo sát trên, có 14,4% sinh viên trả
lời rằng họ tham gia dạy hát, múa cho thiếu nhi trong các dịp hè, lễ hội ở địa phương nơi

cư trú; 21,8% sinh viên tham gia vào đội văn nghệ của địa phương biểu diễn trong các dịp
lễ hội hay kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; 13,6% sinh viên tham gia sinh hoạt các câu
lạc bộ văn hóa nghệ thuật ở địa phương. Điều này cho thấy ở các địa phương cũng có khá
nhiều các hình thức hoạt động nghệ thuật giúp sinh viên mở rộng thực tiễn thẩm mỹ của
họ. Và đây cũng là môi trường thẩm mỹ để sinh viên trau dồi và phát triển tình cảm thẩm
mỹ, tri thức thẩm mỹ.
Thứ hai, đa dạng hóa chuẩn mực thẩm mỹ đối với thưởng thức, đánh giá và sáng
tạo trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên. Như đã phân tích ở chương 1, thưởng thức thẩm
mỹ và đánh giá thẩm mỹ là quá trình hoạt động hết sức phức tạp của chủ thể đối với
khách thể với những chuẩn mực, tiêu chí nhất định được rút ra từ thực tiễn xã hội và nghệ
thuật. Thực tiễn xã hội hay hiện thực cuộc sống là cội nguồn của nội dung nghệ thuật và
nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt của sự sáng tạo, là đỉnh cao của các giá trị thẩm mỹ.
Trong những năm gần đây, sự đổi mới của đất nước trên tất cả các phương diện của đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa đã mang đến một nền nghệ thuật phát triển đa dạng.
Những hình thức thưởng thức nghệ thuật xuất hiện phong phú trong sinh viên như: những
ban nhạc, những câu lạc bộ khiêu vũ, âm nhạc, đàn, sáo, nhiếp ảnh, hội họa của sinh viên
ra đời; ...những trò chơi âm nhạc, những cuộc thi âm nhạc, vẽ tranh, viết văn; những cuộc
thi trình diễn thời trang, thiết kế thời trang và cả những cuộc thi sắc đẹp, duyên dáng ...
được tổ chức. Sự phong phú này thể hiện tính đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ trong sinh
viên. Những tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ là tính nhân văn, sự hài
19


hòa thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ, tính biểu cảm và tính hình tượng có sự biến đổi rõ
rệt trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên hiện nay.
Tính nhân văn trong các tác phẩm nghệ thuật hiện nay, một mặt kế thừa tinh thần
nhân đạo chủ nghĩa trong chuẩn mực nhân văn truyền thống, mặt khác, vượt qua được
những hạn chế có tính lịch sử của những chuẩn mực đó và có sự bổ sung, nâng cao với
những ý nghĩa, nội dung mới. Ở các tác phẩm nghệ thuật xuất hiện trong thời kỳ đổi mới,
tính nhân văn không chỉ thể hiện thái độ trân trọng, tin tưởng con người mà còn đặc biệt

chú ý tới con người cá nhân với những đặc điểm về cá tính, lợi ích, nguyện vọng, sở
trường, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được phát triển. Ý thức phản tỉnh, sự trỗi dậy
của ý thức cá nhân bản thể chính là một biểu hiện quan trọng của thị hiếu thẩm mỹ trong
giai đoạn hiện nay. Đi qua cái thời cả dân tộc có chung khuôn mặt, chung tâm hồn, giờ
đây, con người tự soi ngắm, nhìn nhận lại mình một cách đời thường nhất. Con người cá
nhân trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ băn khoăn đi tìm cho mình một miền mỹ cảm
mới là cơ hội trở về với bản thân mình, tìm lại chính mình trong cảm thức của một con
người toàn diện. Cái khẩn thiết của sự sống, cái chân thực của hiện thực là ở chỗ: trong
mỗi con người đều có phần ánh sáng và bóng tối, thánh thiện và độc ác … nhưng cá nhân
hoàn toàn không tách rời khỏi cộng đồng và xã hội của họ. Do đó, chuẩn mực nhân văn
hiện đại chú ý tới con người với tính cách là con người hiện thực, con người với tính chất
đa diện, phong phú và nhu cầu nhiều mặt trong đời sống cá nhân và xã hội của nó. Tính
nhân văn ở đây không chỉ hướng tới cái đẹp của con người với tư cách là “động lực” của
lịch sử mà còn hướng tới cái đẹp của con người với tư cách là “mục tiêu” của sự phát
triển, tiến bộ xã hội. Nói cách khác, tính nhân văn trong chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ
hiện nay là dựa trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn hiện thực, hướng tới con người hiện thực,
vì hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện thực sự của con người.
Tiêu chí toàn thiện, toàn mỹ trong chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ là hướng tới sự
hài hòa. Hài hòa là đặc trưng chủ yếu của cái đẹp nói chung và cái đẹp nghệ thuật nói
riêng. Hài hoà không chỉ là dấu hiệu thuần tuý về hình thức mà còn là một tiêu chí rất
quan trọng về mặt nội dung của cái đẹp. Sự hài hòa làm cho sự vật trong thiên nhiên hay
hình tượng trong nghệ thuật trở nên hoàn thiện, toàn mỹ. Trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh
20


viên hiện nay, sự hài hòa được thể hiện không chỉ là sự tương hợp, thống nhất giữa những
cái khác nhau đa hình, đa dạng mà còn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Sự hài hoà thể hiện trong mình nó sự vận động, đấu tranh của cái đối lập, bao hàm cả sự
không đối xứng, không trật tự, không xác định - sự hài hòa trong khác biệt - sự hài hòa
của các giá trị trong một quá trình phát triển toàn diện và hoàn thiện.

Nghệ thuật là sự tái hiện, sự phản ánh một cách sáng tạo cái đẹp trong tự nhiên và
cái đẹp trong cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà
khi trong cuộc sống không thiếu những cái đẹp của tự nhiên, của xã hội nhưng con người
vẫn luôn luôn tìm đến nghệ thuật để thoả mãn nhu cầu về cái đẹp. Một đồ vật, một phong
cảnh thiên nhiên, một con người hay một hiện tượng xã hội khi đi vào nghệ thuật, trở
thành hình tượng nghệ thuật, chúng đã được điển hình hoá. Chính những cái đẹp điển
hình đó đã khắc họa sâu sắc tính hình tượng và tính biểu cảm trong nghệ thuật. Tính hình
tượng và tính biểu cảm của nghệ thuật có tác động mạnh mẽ đến ý thức, tình cảm, tư
tưởng của con người, đến sự phong phú và sâu sắc trong đời sống tinh thần của con người
và có sức lan toả rộng lớn, mạnh mẽ đến tình cảm thẩm mỹ, rèn luyện và nâng cao năng
lực thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ của con người. Trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên hiện
nay, tính hình tượng và tính biểu cảm đòi hỏi ở mức cao tác dụng, ý nghĩa và chức năng
thẩm mỹ của đối tượng, nhấn mạnh yêu cầu về khả năng cảm hóa toàn diện con người,
đặc biệt là cá tính sáng tạo và các tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự hình thành con người
với tư cách là những chủ thể sáng tạo.
Thứ ba, hình thành những xu hướng sáng tạo mới trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh
viên. Một trong những khuynh hướng đó là sự thể hiện cái tôi mãnh liệt. Yêu cầu về tính
tự do, sự độc đáo trong thị hiếu thẩm mỹ cá nhân khiến việc thể hiện cái tôi đối với các
bạn sinh viên hiện nay phải là làm cho mọi người thấy cái tôi đó khác với mọi người,
không “đụng hàng” với bất kỳ ai. Đa số sinh viên thể hiện cái tôi của họ bằng những cách
tích cực như khả năng học tập, các năng khiếu cá nhân (múa, hát, vẽ, ...) hay các hoạt
động thiện nguyện vì cộng đồng ... Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú
vị và họ cố gắng tận dụng mọi cơ hội để biến chúng thành hiện thực. Họ mạnh dạn sáng
tạo khi tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia cuộc thi sáng tạo robocon,
21


các sinh hoạt học thuật cấp khoa, cấp trường, ... Họ năng động trong các hoạt động xã hội
như: hiến máu nhân đạo, các chiến dịch tình nguyện như mùa hè xanh, ngày chủ nhật
xanh, xuân tình nguyện, tiếp sức mùa thi,... Họ còn thể hiện cái tôi của mình ở phong

cách sống tự lập không chỉ riêng trong học tập mà cả trong mọi vấn đề khác của cuộc
sống. Họ biết chủ động trong giải quyết vấn đề cá nhân, biết dám nghĩ, dám làm, dám
chịu thử thách, táo bạo nhưng không liều lĩnh.
Một xu hướng mới khác trong thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên là cố gắng bắt chước
các nhân vật trong truyện tranh, trong phim hoạt hình, trong trò chơi điện tử, trong các
chương trình truyền hình hoặc các ban nhạc. Việc bắt chước này thể hiện cả ở trong trang
phục, hành động, giao tiếp, sinh hoạt … mà phổ biến nhất là trong trang phục. Sự tự do,
đa dạng về phong cách cũng như sự phong phú về đề tài và thể loại là đặc điểm nổi bật
của xu hướng này. Sự lan tỏa của phong cách không cần chuẩn mực này ngày càng nhanh
chóng trong giới sinh viên và đây là một trong những lý do khiến cảm hứng sáng tạo của
họ càng có dịp được thăng hoa. Nhiều bạn sinh viên tự thiết kế ra bộ trang phục của riêng
mình hay tự thực hiện cả những bộ sưu tập về nhiều đề tài khác nhau như vẽ tranh, chụp
ảnh, làm phim … để khẳng định “gu” thẩm mỹ cá nhân và cá tính.
3.2.3. Những bất cập, hạn chế khi vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm
mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay
Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể nhưng việc vận dụng nghệ thuật trong
giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay vẫn còn những bất cập và hạn
chế nhất định.
Thứ nhất, việc vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên
ở nước ta hiện nay thiếu tính đồng bộ giữa các chủ thể: nhà trường, gia đình và xã hội,
điều này xuất phát từ nhận thức về vai trò của các yếu tố thẩm mỹ ở các chủ thể chưa
được coi trọng.
Về phía nhà trường, mặc dù đã có nhận thức đúng đắn về vận dụng nghệ thuật
trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ để xây dựng lối sống lành mạnh cho sinh viên và môi
22


trường văn hóa lành mạnh cho xã hội nhưng công tác giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh
viên ở các trường chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật và
các câu lạc bộ cho sinh viên sinh hoạt ngoài giờ mà chưa có một chương trình giáo dục

thẩm mỹ phù hợp. Câu châm ngôn của người cổ đại: muốn yêu thì phải hiểu có lẽ phù
hợp với tình huống mà chúng ta đang bàn. Thị hiếu thẩm mỹ có sự thống nhất giữa tình
cảm và lý trí. Vì vậy, để hình thành thị hiếu thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ phải được trang bị
tri thức thẩm mỹ. Hệ thống các tri thức thẩm mỹ được trình bày trong khoa học mỹ học.
Mỹ học là một môn khoa học về cái đẹp.
Đối tượng nghiên cứu của nó là toàn bộ các quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời
sống thẩm mỹ bao gồm khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Đó là hệ
thống lý luận về cái đẹp, cái cao cả, cái, bi, cái hài trong hiện thực khách quan; tình cảm
thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ trong chủ thể thẩm mỹ;
hình tượng nghệ thuật trong các loại hình nghệ thuật. Hệ thống lý luận này cung cấp cho
con người những tri thức cần thiết về thẩm mỹ và nghệ thuật để xây dựng thị hiếu thẩm
mỹ cho bản thân. Tuy nhiên, hiện nay, sinh viên của chúng ta chưa được tiếp cận nhiều
với môn khoa học này. Khi đặt câu hỏi: bạn có được học (hoặc tìm hiểu) cơ bản về môn
khoa học Mỹ học chưa và học (hoặc tìm hiểu) những kiến thức đó ở đâu, với tổng số
1200 sinh viên ở 12 trường đại học, cao đẳng trên cả nước qua điều tra bằng bảng hỏi, tác
giả thu được kết quả với bảng sau:
Bảng 3.3: Tỷ lệ sinh viên được tiếp cận với môn Mỹ học
Có, trong
Có, trong
chương trình chương trình
đại cương
chuyên ngành
của trường của trường
đang học
đang học

Có, tự bản
thân tìm hiểu Có, tự bản thân
ở các chương tìm hiểu thông
trình bổ sung qua người thân,

bạn bè
ki ến thức bên
ngoài
%
%

Hoàn toàn
không

Trường bạn đang học
Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP. HCM

%

%

8.4

12.3

10.7

13.0

5.0

Đại học Đà Lạt

5.1


2.5

7.4

6.2

10.6

Đại học dân lập Văn
Lang TP.HCM

7.9

11.1

7.0

10.3

8.1

23

%


Đại học dân lập Phú
Xuân Huế
Đại học khoa học Huế

Đại học Quốc gia
TP.HCM
Cao đẳng Công thương
TP. HCM
Cao đẳng Công nghiệp
Huế
Đại học Quốc gia Hà
Nội
Học viện Quản lý giáo
dục Hà Nội
Cao đẳng Du lịch Hà
Nội
Đại học dân lập Tài
chính – Quản trị kinh
doanh Hà Nội

11.2

27.2

6.3

4.8

6.6

35.4

25.9


1.5

1.4

1.9

5.1

0

9.2

18.5

7.5

0.6

0

8.5

7.5

12.6

12.4

0


7.4

6.8

9.3

1.7

4.9

8.1

4.1

12.6

14.4

6.8

8.5

3.9

0

7.3

9.9


7.7

7.5

9.3

1.1

6.2

11.8

13.0

7.9

Kết quả này cho thấy, tri thức thẩm mỹ của sinh viên ở nước ta hiện nay đang bị
thiếu hụt và nhận thức về vai trò của các yếu tố thẩm mỹ cũng như vai trò của nghệ thuật
đối với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên chưa thật sự được coi trọng. Ở một số
trường như trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có sinh viên
ngành Thiết kế thời trang thuộc khoa Công nghệ May và Thời trang là có học môn Thẩm
mỹ học trong chương trình bắt buộc và nội dung của môn học được soạn theo hướng dành
riêng cho sinh viên chuyên ngành nên chủ yếu là hướng đến thị hiếu thẩm mỹ của người
sáng tạo. Việc thiếu hụt tri thức thẩm mỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị
hiếu thẩm mỹ của sinh viên hiện nay dễ bị phát triển lệch lạc như Ca Lê Thuần bộc bạch:
“Ngày nay, chúng ta rất nên thận trọng với hai lực lượng công chúng trẻ. Thứ nhất, một
số thanh niên say mê khoa học công nghệ, điều đó rất tốt, nhưng không nên để sự say mê
ấy biến con người thành một cái máy. Sợ nhất là việc con người suy nghĩ máy móc. Thế
hệ trẻ rất giỏi khoa học công nghệ thông tin nhưng không được giáo dục văn hóa – nghệ
thuật nên thiếu cảm xúc. Thứ hai, giới trẻ không được định hướng nên cái gì cũng xúc

động được. Xúc động lung tung cũng rất nguy hiểm (…) phải là xúc động bằng trái tim
thông qua trí tuệ con người. Xúc động theo bản năng là lệch chuẩn” [6, tr.216].

24


Về phía gia đình, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên cũng như vận dụng nghệ
thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ không phải là vấn đề cần được quan tâm đối với sự
phát triển của con cái. Các gia đình hiện nay mong muốn con em họ thành công trong quá
trình lập thân, lập nghiệp mang ý nghĩa thực dụng với đích đến là địa vị cao trong xã hội
và sự giàu có vật chất hơn là sự phong phú, nhuần nhụy trong tâm hồn, sự tinh tế trong lối
sống. Trong cuộc khảo sát với 1200 sinh viên mà tác giả đã thực hiện ở trên, có 66,5% trả
lời rằng gia đình khuyến khích, ủng hộ họ tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật
ở trường học hay ở địa phương và 33,5% trả lời rằng gia đình không khuyến khích, ủng
hộ họ tham gia vào các hoạt động này. Trong số 33,5% đó thì lý do mà gia đình không
khuyến khích là: thấy việc tham gia các hoạt động này làm mất thời gian, vô bổ: 30,7%;
không thích con tham gia các hoạt động cộng đồng: 18,4% ; cho rằng con không có năng
khiếu về các lĩnh vực nghệ thuật: 32,7% và có tới 18,2% không quan tâm đến vấn đề này
của con. Sở dĩ các gia đình không quan tâm đến giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên
cũng như vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên là vì: thứ
nhất, sinh viên phần lớn học tập tập trung ở các đô thị, thành phố lớn và phải sống xa gia
đình; thứ hai, các gia đình nghĩ rằng con em họ đã trở thành sinh viên thì trách nhiệm
giáo dục phải thuộc về nhà trường; thứ ba, một số ít gia đình cho rằng sinh viên là những
người đã trưởng thành nên hoàn toàn tự chủ trong sở thích, thị hiếu mà không cần thêm
bất cứ sự giáo dục nào.
Về phía xã hội, các trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao, các nhà hát, câu lạc bộ,
rạp chiếu phim, khu di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng
sách, báo, khu vui chơi giải trí… xuất hiện nhiều hơn và ngày càng có những đổi mới về
phương thức hoạt động, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ văn hóa
nghệ thuật của công chúng nói chung và công chúng sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, hoạt

động của các tổ chức nghệ thuật hiện nay chủ yếu chạy theo mục tiêu giải trí và lợi
nhuận. Nhiều nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn quá chú trọng vào việc đánh bóng tên tuổi.
Các phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng tuyên truyền văn hóa nghệ thuật
thì có khuynh hướng sa đà vào những biểu hiện thẩm mỹ lệch lạc của văn hóa nghệ thuật
mà bỏ qua việc định hướng, giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt
25


×