Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lý thuyết và bài tập về Điều chế kim loại có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.22 KB, 3 trang )

Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
Nguyên tắc: khử ion kim loại trong hợp chất
Mn+ + ne  M
- phương pháp nhiệt luyện: khử oxit kim loại bằng chất khử mạnh (C, CO, H2,
Al) ở nhiệt độ cao
=> điều chế kim loại trung bình và yếu
- phương pháp thuỷ luyện: khử ion kim loại trong dung dịch bằng kim loại mạnh
hơn
=> điều chế kim loại trung bình và yếu
- phương pháp điện phân: khử ion kim loại bằng dòng điện
+ điện phân nóng chảy: điều chế kim loại mạnh
+ điện phân dung dịch: điều chế kim loại trung bình và yếu
Câu 1:
Để điều chế kim loại người ta thực hiện :
A. quá trình oxi hóa kim loại trong hợp chất
B. quá trình khử kim loại trong hợp chất
C. quá trình khử ion kim loại trong hợp chất
D. quá trình oxi hóa ion kim loại trong hợp chất
Câu 2:
Trong trường hợp nào sau đây ion Na+ bị khử thành Na.
A. Điện phân dung dịch NaOH
B. Điện phân dung dịch Na2SO4
C. Điện phân NaOH nóng chảy
D. Điện phân dung dịch NaCl
Câu 3:
Từ dung dịch muối AgNO3 để điều chế Ag ta dùng phương pháp:
A.thuỷ luyện
B. nhiệt phân.


C.điện phân dung dịch
D.
cả A,B,C
Câu 4:
Để điều chế đồng từ dung dịch đồng (II) sunfat, người ta có thể :
A. Dùng sắt đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối
B. chuyển hóa đồng (II) sunfat thành CuO rồi dùng H2 khử ở nhiệt độ cao
C. Điện phân dung dịch CuSO4
D. Cả 3 phương pháp trên.
Câu 5:
Để điều chế Mg từ dung dịch MgCl2 người ta có thể :
A. Chuyển hóa dung dịch MgCl2 thành MgO rồi khử bằng H2 ở nhiệt độ cao
B. Dùng kim loại mạnh đẩy Mg ra khỏi dung dịch muối
C. Điện phân MgCl2 nóng chảy
D. Cả 3 phương pháp trên.


Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

Câu 6:
Dùng khí H2, CO để khử ion kim loại trong oxit là phương pháp có thể
dùng để điều chế kim loại nào sau đây:
A. Mg
B. Al
C. Fe
D. Na
Câu 7:
Những kim loại nào sau đây có thể điều chế được từ oxit bằng phương
pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO:
A. Fe, Al, Cu

B. Mg, Zn, Fe
C. Fe, Mn, Ni
D.
Cu, Cr, Ca
Câu 8:
Kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân:
A. Cu
B. Mg
C. Ag
D. Fe
Câu 9:
Những kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện
phân nóng chảy hợp chất của chúng?
A. Fe, Al, Cu
B. Al, Mg, K
C. Na, Mn, Ni
D. Ni, Cu, Ca
Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều có thể điều chế trong công nghiệp bằng phương
pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:
A. Na, Ca, Zn
B. Na, Ca, Al
C. Fe, Ca, Al
D.
Na, Cu, Al
Câu 11:
Dãy gồm các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân
dung dịch muối của chúng là:
A. Mg, Zn, Cu
B. Al, Fe, Cr
C. Fe, Cu, Ag

D. Ba, Ag, Au
Câu 12:
Dãy các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch
muối (với điện cực trơ) là:
A. Li, Ag, Sn
B. Ni, Cu, Ag
C. Ca, Zn, Cu
D.
Al, Fe, Cr
Câu 13:
Cho dòng khí H2 dư đi qua hỗn hợp các oxit kim loại đun nóng gồm:
CuO, MgO, Al2O3, NiO, BaO, ZnO, K2O, PbO, Ag2O, HgO, CaO, MnO2, Li2O,
Cr2O3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn có thể thu được nhiều nhất là bao nhiêu
kim loại?
A. 8
B. 9
C. 11
D. 14
Câu 14:
Cho phát biểu đúng về phương pháp nhiệt nhôm.
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau hidro trên dãy điện hóa.
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trên dãy điện hóa.
C. Nhôm có thể khử các oxit kim loại đứng trước và sau Al trên dãy điện hóa
với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi.
D. Nhôm có thể khử tất cả các oxit kim loại.
Câu 15:
Dãy gồm các oxit đều bị khử bởi Al ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, CuO, Cr2O3
B. PbO, K2O, SnO



Gv: đẶNG ThỊ Hương Giang – THPT Đường An

C. FeO, MgO, CuO
D. Fe3O4, SnO, BaO
Câu 16:
Thổi 1 lượng hỗn hợp khí CO và H2 dư đi chậm qua một hỗn hợp nung
nóng gồm Al2O3, CuO, Fe2O3, Fe3O4. Kết quả thu được chất rắn gồm :
A. Cu, Fe, Al2O3
B. Cu, FeO, Al
C. Cu, Fe3O4, Al2O3
D. Cu,
Fe, Al
Câu 17:
Hỗn hợp bột gồm FeO, CuO, MgO, Al2O3. Dùng CO dư để khử hoàn toàn
hỗn hợp trên ở nhiệt độ cao. Hỗn hợp rắn thu được là:
A. Fe, Cu, MgO, Al
B. Fe, Cu, Mg, Al2O3
C. Fe, Cu, MgO, Al2O3
D. Fe, Cu, Mg, Al
Câu 18:
Cho luồng khí H2 (dư) đi qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe 2O3, ZnO, MgO
nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, Mg
B. Cu, Fe, Zn, MgO
C. Cu, Fe, ZnO, MgO
D. Cu, FeO, ZnO, MgO
Câu 19:
Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách :
A. Điện phân dung dịch MgCl2

B. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy
C. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch
D. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi thành MgO và khử MgO bằng CO
Câu 20:
Từ Ca(OH)2 người ta điều chế Ca bằng cách nào trong các cách sau?
1. Điện phân Ca(OH)2 nóng chảy
2. Hoà tan Ca(OH)2 vào dung dịch HCl sau đó điện phân dung dịch CaCl2 có
màng ngăn
3. Nhiệt phân Ca(OH)2 sau đó khử CaO bằng CO hoặc H2 ở nhiệt độ cao
4. Hoà tan Ca(OH)2 vào dung dịch HCl, cô cạn dung dịch rồi điện phân CaCl2
nóng chảy.
Cách làm đúng là:
A. 1 và 4
B. chỉ có 4
C. 1,3 và 4
D. cả 1,2,3 và 4
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Na được điều chế từ NaCl nóng chảy điện phân
B. Kim loại Mg được điều chế từ MgO bằng chất khử CO ở t0 cao
C. Kim loại Al được điều chế từ Al2 O3 bằng điện phân nóng chảy
D. Kim loại Fe được điều chế từ Fe2O3 bằng chất khử CO ở t0 cao.
Câu 22:

Với phản ứng: FexOy + CO  FemOn + CO2. Hệ số đứng trước chất khử

là:
A. m

B. 2m


C. nx – my

D. my – nx



×