Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Báo cáo thực tập công ty xăng dầu khu vực 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 43 trang )

Báo cáo thực tập

Công ty xăng dầu khu vực III

LỜI CẢM ƠN
Trong hơn 1 tháng vừa qua, nhóm sinh viên thực tập em đã có dịp tham
quan và tìm hiểu Công ty xăng dầu khu vực 3. Thời gian qua, em đã được ôn lại,
kiểm chứng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn. Hơn thế
nữa, em còn được tiếp cận với các quy trình sản xuất cụ thể, được tiếp xúc, tìm
hiểu các trang thiết bị hiện đại nhất và học thêm những bài học thực tế mà trên
ghế nhà trường khó có thể hình dung được.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc điều hành Công ty
xăng dầu khu vực 3 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và làm việc
trong thời gian qua. Chúng em xin cảm ơn các cô, chú, anh chị thuộc các bộ
phận trong Công ty đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt đợt
thực tập này.
Sau cùng em xin cảm ơn thầy giáo-TS.Nguyễn Minh Việt đã tận tình
hướng dẫn em và tạo điều kiện cho em đi thực tập.
Qua đợt thực tập này, em đã củng cố thêm cũng như học hỏi thêm được
rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong ngành học của mình. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

1

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:



Báo cáo thực tập

Công ty xăng dầu khu vực III

LỜI MỞ ĐẦU
Từ thời cổ xưa con người đã biết đến dầu mỏ. Dầu mỏ được dùng làm nhiên
liệu để đốt cháy, thắp sáng từ thế kỷ xviii. Sang đến thế kỷ thứ xix, dầu được coi
như là nguồn nhiên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông và cho nền kinh
tế quốc dân. Hiện nay, dầu mỏ đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất
của mọi quốc gia trên thế giới. Khoảng 6570% năng lượng sử dụng đi từ dầu
mỏ, chỉ còn 2022% năng lượng đi từ than, 56% từ năng lượng nước và
812% từ năng lượng hạt nhân.
Bên cạnh đó, dầu mỏ còn cho những sản phẩm hết sức quan trọng và đa
dạng đi từ quá trình tổng hợp hữu cơ - hoá dầu trong công nghiệp như: cao su,
chất dẻo, tơ sợi tổng hợp, các chất hoạt động bề mặt, phân bón, thậm chí cả
protein,....
Hiệu quả sử dụng dầu mỏ còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ các
phân đoạn chưng cất dầu thô, kể cả cặn chưng cất, điều này phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng của các quá trình chế biến, mà các quá trình xúc tác giữ
một vai trò then chốt. Từ đó hiệu quả sử dụng của dầu mỏ được nâng cao rõ
rệt, tiết kiệm được trữ lượng dầu thô trên thế giới.
Là những sinh viên ngành công nghệ hữu cơ - hoá dầu, việc hiểu biết về các
quá trình và sản phẩm chuyên ngành là hết sức cần thiết, đặc biệt là bản chất của
chúng. Nhằm hướng tới mục đích trên, kỳ thực tập kỹ thuật này là một yếu tố
hết sức quan trọng cho sinh viên chúng em, giúp sinh viên chúng em có cơ hội
được hiểu biết hơn về những ứng dụng thực tiễn của dầu mỏ, việc giữ và bảo
quản các sản phẩm xăng dầu,...cũng như những thông số hoá lý đặc trưng của
chúng có tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng sau này.


2

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Qua quá trình đi thực tế và tìm hiểu qua tài liệu, bản thân em rút ra được
những kết quả nhất định, và em xin trình bày một số kết quả mà em thu được
qua đợt thực tập tại tổng công ty xăng dầu khu vực III.

MỤC LỤ
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
Chương 1: Công ty xăng dầu khu vực III..............................................................5
1.1.Giới thiệu tổng công ty xăng dầu khu vực III.................................................5
1.2.Bộ máy tổ chức................................................................................................6
Chương 2: Tổng quan về bộ phận thực tập.........................................................10
2.1 Nhiệm vụ của tổng kho xăng dầu khu vực III...............................................10
2.2 Khu vực hóa nghiệm.....................................................................................10
2.3 Khu vực xuất hàng........................................................................................10
2.4 Khu vực kho 1, kho 2....................................................................................11
2.5 Khu vực cầu cảng..........................................................................................11
Chương 3: Thực nghiệm và kết qủa....................................................................12
3.1 An toàn lao động trong thực tập tại công ty xăng dầu khu vực III................12
3.2 Khu vực cầu cảng ( Nhập hàng bằng đường tàu thủy ).................................13
3.3 Khu vực kho..................................................................................................15
3.3.1 Hệ thống bể chứa của tổng kho..................................................................16

3.3.2 Hệ Thống bơm của kho..............................................................................18
3.3.3 Các thao tác đo bể, kiểm tra và bảo dưỡng bơm........................................19
3.3.3.1 Các thao tác đo bể...................................................................................19
3.3.3.2 Các thao tác kiểm tra bơm.......................................................................19
3.4 Khu vực xuất hàng........................................................................................20
3.4.1 Quy trình xuất hàng đường bộ...................................................................20
3.4.2.Quy trình xuất xăng dầu bằng đường sắt....................................................22
3.4.2.1 Các ô tô chuyên chở................................................................................27
3

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
3.4.2.2 các wagon xitec.......................................................................................28
3.5 Khu vực hóa nghiệm.....................................................................................28
3.5.1 Các chỉ tiêu phân tích.................................................................................28
3.5.2 Độ nhớt động học.......................................................................................28
3.5.2.1 Ý nghĩa....................................................................................................28
3.5.2.2 Thiết bị - dụng cụ....................................................................................29
3.5.2.3 Phương pháp đo.......................................................................................29
3.5.2.4 Báo Cáo kết quả......................................................................................31
3.5.3 Xác định thành phần cất thủ công..............................................................31
3.5.3.1 Mục đích và ý nghĩa................................................................................31
3.5.3.2 Thiết bị và dụng cụ..................................................................................32
3.5.3.3 Phương pháp đo.......................................................................................33
3.5.3.4 Báo cáo kết quả.......................................................................................33

3.5.4 Xác định điểm đông đặc.............................................................................34
3.5.4.1 Mục đích và ý nghĩa................................................................................34
3.5.4.2 Thiết bị và dụng cụ..................................................................................34
3.5.4.3 Phương pháp đo.......................................................................................35
3.5.5 Xác định độ ăn mòn tấm đồng....................................................................36
3.5.5.1 Mục đích và ý nghĩa................................................................................36
3.5.5.2 Thiết bị và dụng cụ..................................................................................37
3.5.5.3 Phương pháp đo......................................................................................38
3.5.5.4 Báo cáo kết quả.......................................................................................39
KẾT LUẬN.........................................................................................................40

4

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập

Công ty xăng dầu khu vực III

Chương 1: Công ty xăng dầu khu vực III

1.1

Giới thiệu tổng công ty xăng dầu khu vực III
Công ty Xăng dầu Khu vực III tiền thân là Tổng kho xăng dầu mỡ

Thượng Lý Hải Phòng được thành lập ngày 29/7/1955 theo quyết định số 1566

UBQC/HP của Chủ tịch uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng và được thành
lập lại theo quyết định số 349/TM/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương Mại,
đăng ký kinh doanh số 108123 ngày 10/5/1993 do Trọng tài kinh tế Hải Phòng
cấp. Công ty Xăng dầu Khu vực III là một trong những đơn vị đầu tiên đặt nền
móng cho việc hình thành nên Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam nay là Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Công ty có chức năng tiếp nhận, bảo quản, cung ứng các loại xăng, dầu, gas, dầu
mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu cho các ngành kinh tế, an ninh quốc phòng và
tiêu dùng của nhân dân thành phố Hải Phòng. Trong chặng đường 57 năm xây
dựng và phát triển, Công ty đã đóng góp thành tích lớn trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước với nhiều tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và sản xuất.
Ngày nay Công ty đang trên đà đổi mới, phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học
và kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị cung ứng xăng dầu,công nghệ quản
lý, mở rộng mạng lưới cửa hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo nguồn
xăng dầu cho sự nghiệp CNH,HĐH, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
5

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Hải Phòng và khu vực, xứng đáng là hình ảnh tiêu biểu của Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam tại Hải Phòng
Trong quá trình 57 năm hoạt động của mình, với nhiều thành tích đóng góp cho
đất nước, Công ty Xăng dầu Khu vực III được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Độc lập hạng
Nhì, hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; huân

chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; nhiều bằng khen của Chính
phủ, của cấp Bộ Ngành và bằng khen của UBND thành phố Hải Phòng. Nhiều
cá nhân, tập thể của Công ty đã được tặng thưởng Huân chương, Huy chương,
bằng khen của Nhà nước và thành phố. Được các khách hàng tin cậy.

1.2

Bộ máy tổ chức
Để phù hợp với đặc điểm quản lý, hạch toán kinh doanh của Tổng công ty
nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và thế mạnh của đơn vị, hiện nay
bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến
tham mưu gồm:
- 7 phòng ban nghiệp vụ: phòng kinh doanh xăng dầu, phòng kinh doanh gas,
phòng tổ chức cán bộ- lao động tiền lương, phòng kế toán tài vụ, phòng quản
lý kỹ thuật, phòng tin học và phòng hành chính quản trị
- 5 đơn vị trực thuộc: Tổng kho xăng dầu Thượng Lý, xưởng cơ khí, đội xe,
đội cứu hoả bảo vệ, kho vật tư.
- 23 cửa hàng bán buôn, bán lẻ.

6

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Toàn bộ bộ máy quản lý của công ty được trình bày theo sơ đồ sau:


Trong đó:
- Giám đốc công tylà người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng
công ty và Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc là
người đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, có
quyền ký kết hợp đồng kinh tế có liên quan tới mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hợp đồng đó, có
quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm, bãi miễn, khen
thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên dưới quyền theo đúng chính sách pháp
luật của nhà nước và quy định của Tổng công ty..
- Phó giám đốc kỹ thuật : Phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác quản
lý kỹ thuật, vật tư.
- Phó giám đốc nội chính : Phụ trách khối nội chính, trực tiếp chỉ đạo và
chịu trách nhiệm về công tác thanh tra bảo vệ, hành chính, lao động tiền lương,
công tác thi đua, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác đoàn thể quần chúng.
7

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Ban giám đốc công ty hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách.
- Các phòng nghiệp vụ là cơ quan tham mưu giúp việc cho ban giám đốcvề
từng mặt công tác, đáp ứng công tác chỉ đạo và điều hành của giám đốc với các
đơn vị.
- Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về phần
nghiệp vụ của phòng được giao, có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các đơn

vị trực thuộc công ty về kỹ thuật, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của
phòng.
Mối quan hệ giữa các phòng là bình đẳng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về
chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ của giám đốc giao.
- Các đơn vị trực thuộc là những bộ phận trực tiếp quản lý, điều hành và tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ được giao: tổ chức có hiệu quả các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ trên nguyên tắc phục vụ kinh doanh chính và có lãi,
tham mưu, đề xuất với giám đốc các vấn đề về tổ chức sản xuất, kinh doanh của
bộ phận.
* Thành quả :
Doanh thu, lợi nhuận của công ty ngày càng tăng, có điều kiện để tích luỹ,
đời sống của CBCNV không ngừng nâng lên, uy tín của doanh nghiệp ngày
càng được củng cố : Petrolimex một gương mặt doanh nghiệp đã khẳng định
được vị trí của mình trên thị trường Hải Phòng và cả nước qua 40 năm xây dựng
và phát triển.
Từ những cố gắng trên đây, kết quả của sự phấn đấu bền bỉ và liên tục, sự
vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế đã giúp cho công ty không những tồn tại
mà còn không ngừng phát triển trong cơ chế thị trường để kinh doanh có hiệu
quả, ổn định tổ chức, cơ sở vật chất, kho tàng máy móc thiết bị được từng bước
hoàn thiện, đầu tư, trang bị mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
8

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Trải qua hơn 40 năm lịch sử vừa sản xuất và chiến đấu tập thể cán bộ CNV

trong công ty đã đạt được những chiến công vẻ vang ghi trong những trang vàng
lịch sử truyến thống của công ty đó là :
- Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
- 1 huân chương lao động hạng nhất
- 3 huân chương lao động hạng hai
- 4 huân chương lao động hạng ba
- 14 Cờ thi đua xuất sắc của các bộ. Tổng LĐLĐ Việt nam, UBND
thành phố Hải Phòng.
- 25 bằng khen của Chính phủ, các bộ, Tổng LĐLĐ Việt nam,
UBND thành phố HP.

9

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập

Công ty xăng dầu khu vực III

Chương 2: Tổng quan về bộ phận thực tập
2.1 Nhiệm vụ của tổng kho xăng dầu khu vực III
Trong quá trình xây dựng và phát triển, tổng kho xăng dầu khu vực III thể hiện
rõ vai trò và mục đích của mình. Có 3 mục đích chính là :
 Tiếp nhận các sản phẩm xăng dầu qua các đường : tàu thủy, đường ống.
 Bảo quản, lưu trữ các sản phẩm dầu khí
 Kiểm tra, đánh giá các sản phẩm dầu khí
 Xuất các sản phẩm ra các khu vực khác: các cây xăng lẻ, các tỉnh thành

khu vực phía bắc.
Trong tổng kho chia làm 3 khu vực chính với các nhiệm vụ rõ ràng, 3 khu
vực này liên kết chặt chẽ với nhau để có thể vận hành được cả một bộ
máy.
2.2 Khu vực hóa nghiệm
Là khu vực có nghiệm vụ kiểm tra, đánh giá các sản phẩm xăng dầu.
Phải kiểm tra, đánh giá các sản phẩm xăng dầu khi :
 Nhập các sản phẩm xăng dầu từ tàu thủy và đường ống.
 Trước khi xuất các sản phẩm xăng dầu từ kho.
 Kiểm tra định kì các bể chứa, toa P, ..
Các thiết bị và chỉ tiêu đánh giá của khu vực hóa nghiệm:
Máy đo nhớt động học
Máy xác định điểm đông đặc
Máy đo độ ăn mòn tấm đồng
Máy xác định thành phần cất thủ công
Máy ổn nhiệt ...

.

2.3 Khu vực xuất hàng.
Là khu vực có nhiệm vụ xuất các sản phẩm xăng dầu của tổng kho.
Các sản phẩm bao gồm: Xăng E5, Ron 95, DO 0,05s, KO, FO, JetA1.
10

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập

Công ty xăng dầu khu vực III
Khu vực xuất sản phẩm qua 2 phương tiện chính là:
 Ô tô: Xuất các sản phẩm đi các tỉnh thành như : Hà Nội, Nghệ An, …
 Tàu hỏa ( xuất P ) : Xuất các sản phẩm lên các tỉnh thành như: Lào Cai,
Yên Bái, …
2.4 Khu vực kho 1, kho 2
* Kho 1:
- Với quy mô 7 bể chứa 3000m3 , trong đó : + 2 bể chứa dầu KO
+ 5 bể chứa dầu FO
Với nhiệm vụ chính là bảo quản các sản phẩm dầu, sau đó xuất đi theo
đơn hàng và mã lệnh.
* Kho 2
Với quy mô 15 bể chứa, trong đó có: 10 bể 1000m3
3 bể 3000m3
2 bể 5000m3
Với nhiệm vụ chính là bảo quản các sản phẩm dầu, sau đó xuất đi theo
đơn hàng và mã lệnh.
Quy trình xuất hàng của kho 2 gần như là tự động, chỉ cần phải chuyển,
đảo van và bật thiết bị để bắt đầu quy trình xuất các sản phẩm.
2.5 Khu vực cầu cảng
Là khu vực chính nhập các sản phẩm xăng dầu bằng đường thủy.
Ở khu vực này sẽ có các nhiệm vụ chính là:
 Đánh giá, kiểm tra các tàu chở hàng, chuẩn bị cho nhập từ tàu vào đường ống.
 Đo đạc, tính toán sơ bộ lượng sản phẩm nhập.
 Thông báo lại với ban điều hành để bắt đầu quá trình nhập sản phẩm.

11

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt


SVTH:


Báo cáo thực tập

Công ty xăng dầu khu vực III

Chương 3: Thực nghiệm và kết qủa

3.1 An toàn lao động trong thực tập tại công ty xăng dầu khu vực III
Trong khi đi vào nhà máy chúng ta phải hết sức chú ý đến vấn đề an toàn. Vì
đây là các nhà máy về xăng, dầu, gas do xăng, dầu, gas đều có sự nở khối nên
các thiết bị chứa đựng không được quá 95% thể tích trống của thiết bị, mặt khác
ở bất kỳ nhiệt độ nào xăng dầu cũng bay hơi, hơi xăng dầu bay lên khoảng
không bể chứa thiết bị chứa đựng xăng dầu dần dần tự bão hoà với không khí
trong khoảng đó và có thể tạo thành môi trường nguy hiểm gây cháy nổ. Nhưng
không phải ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng, hỗn hợp hơi của nó với không
khí cũng có thể xảy ra cháy, do đó yếu tố về an toàn là rất cần thiết và quan
trọng. Để có thể gây ra cháy cần có tác nhân gây ra tia lửa và được gia nhiệt đến
nhiệt độ bắt cháy, cho nên việc để các bồn bể chứa xa tác nhân gây ra tia lửa là
việc bắt buộc đối với bất kỳ một nhà máy xí nghiệp nào do đó các yêu cầu về an
toàn lao động khi làm việc là:
 Không đi giầy đinh, và mang bất cứ vật dụng phát ra tia lửa vào gần nơi
để xăng dầu.
 Các bồn, bể, chứa, cũng như phòng thí nghiệm phải bố trí riêng biệt, có
chu vi bảo vệ.
 Bên dưới các bồn, bể chứa phải trồng cỏ xanh hoặc rải sỏi để giải toả
nhiệt và chống ngọn lửa lan ra các nơi khác khi xảy ra hoả hoạn.
 Phải bố trí các loại bình chữa cháy ngay bên cạnh các bồn, bể chứa.
 Trong lúc làm việc nhân viên công tác, công nhân phải đeo tạp dề cao su,

mang găng tay và đi ủng cao su, đeo kính.
 Không sờ mó vào các máy móc đang vận hành đặc biệt là không được
ngắt cầu dao, không đi lung tung trong nhà máy, đồng thời phải vào ra
theo đúng giờ quy định của các cơ quan như một nhân viên.
12

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Khi ra vào nhà máy cần thực hiện đúng các hướng dẫn của người
hướng dẫn và các quy định khác của cơ quan.
 Tuyệt đối không sử dụng điện thoại di động trong khu vực kho vì có nguy
cơ cháy nổ rất cao.
3.2 Khu vực cầu cảng ( Nhập hàng bằng đường tàu thủy )

Các bên phải tuân thủ quy định giao nhận xăng dầu của tập đoàn xăng dầu
Việt Nam theo nghị quyết số 101/PLX- QĐ-TGĐ
- Sau đây là thủ tục nhập hàng tại công ty xăng dầu KV III:
Bước 1: Nhận thông tin đơn hàng .
13

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:



Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Trưởng kho xăng dầu nhận thông tin từ ban giám đốc công ty gồm các
thông tin liên quan : loại hàng , số lượng hàng dự kiến nhập , các thông tin khác
nếu cần .
Bước 2: Lập kế hoạch nhập hàng
A: Trưởng kho bố chí nhân sự, điều kiện bồn bể chuẩn bị nhập hàng .
- Kiểm tra kế hoạch xuất hàng trong ngày.
- Đo lại tất cả các bể trước nhập.
B: Trước khi tàu cập cảng giao nhận thực hiện việc an toàn cho giao tiếp
tàu – bờ , yêu cầu tàu ra vào giao nhận hàng hóa đảm bảo dây , neo và trang
thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Bước 3 : Triển khai nhập hàng.
- Kiểm tra niêm phong hàng hóa và đối chiếu niên phong với biên bản đầu
mối.
- Kiểm tra và đo các két dầu máy , két chứa nước , két cách ly.
- Lấy mẫu hàng tại phương tiện, niêm phong hệ thống công nghệ không
tham gia trong quá trình nhập hàng của phương tiện.
- Đo và tính hàng hóa tại tàu.
Bước 4 : Hướng dẫn đại diện của tàu về công nghệ nhập hàng của kho .
- Thống nhất với đại diện giao hàng về quy trình điền đầy đường ống
theocông nghệ của kho.
- Kiểm tra nước tại bồn.
Bước 5 : Tiến hành đo bồn.
- Đóng tất cả các van xuất nhập tại các bồn (Niên phong nếu thấy cần
thiết ).
- Chốt số công tơ các đồng hồ xuất xăng dầu gồm (đồng hồ xuất thủy và
đồng hồ xuất bộ ).
- Tiến hành đo bồn (yêu cầu đo ít nhất 02 lần/bể số đo không được chênh
lệch quá 1mm . Nhiệt độ điện tử phải thả đúng chiều theo quy định và ngâm

không ít hơn 5 phút ).
Bước 6 : Bơm hàng.
14

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
- Kiểm tra hệ thống đầu nối đường ống nhập từ tàu lên cảng chắc chắn
chưa.
- Thông tuyến toàn bộ các van tuyến ống công nghệ nhập đảm bảo sẵn sàng
để nhập hàng.
- Thường xuyên kiểm tra các van nhập,đường ống xuất nhập, mức chứa
bồn bể để đảm bảo an toàn hàng hóa .
- Kiểm tra và nhắc nhở hoạt động phòng cháy chữa cháy trong kho . yêu
cầu những người không có nhiệm vụ không được phép vào khu bồn bể.
Bước 7 : Kiểm tra phương tiện sau nhập.
- Giao nhận kiểm tra độ khô sạch của hầm hàng , tuyến ống công nghệ ,
bầu lọc , hầm cách ly , đo lại két dầu máy …
- Khi phát hiện còn hàng phải yêu cầu bơm hết lên bồn cho đến khô sạch
.Trường hợp vì lý do kỹ thuật tàu không thể bơm hết hàng. Phòng kho báo cáo
ban lãnh đạo công ty để tiến hành đo tính và lập biên bản lượng hàng còn lại trên
phương tiện .
Bước 8 : Điền đầy đường ống , kiểm tra nước, đo bể .
- Sau khi bơm hàng xong phải để đủ thời gian cần thiết để ổn định bề mặtvà
lắng tách nước tại bồn (Xăng : 10 phút . dầu D.O 20 phút /mét chiều cao hàng
hóa ).

- Tiến hành điền đầy đường ống theo công nghệ của kho .
- Đóng tất cả van công nghệ nhập xuất tại cảng đến khu bồn bể niêm phong
nếu thấy cần thiết .
- Chốt số công tơ các đồng hồ xuất xăng dầu gồm (đồng hồ xuất thủy và
đồng hồ xuất bộ ).
- Kiểm tra nước tại bồn.
- Tiến hành đo bồn (yêu cầu đo ít nhất 02 lần/bể số đo không được chênh
lệch quá 1mm . Nhiệt độ điện tử phải thả đúng chiều theo quy định và ngân
không ít hơn 5 phút ).
Bước 9 : Lập biên bản tính toán hàng hóa
15

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Sau khi tiến hành bơm xong , nhiên liệu được đưa vào các bể chứa tại nhà máy.
Tại đây , nhiên liệu sẽ được bảo quản , phân tích đánh giá và kiểm tra chất lượng
đợi đi xuất hàng.
3.3 Khu vực kho
Về hệ thống bể chứa của tổng công ty xăng dầu khu vực III gồm tổng cộng
4: Kho I , Kho II, Kho III và kho An Lạc.Tổng diện tích đất của kho I,II,III do
công ty SDKV III đang quản lsi là 436.000 . Diiejn tích đất khu An Lạc là
13.700 .
Công ty đang quản lí 29 bể trụ đứng các loại từ 800 – 3000 với tổng sức
chứa tối đa là 46,665 . Hầu hết các bể đã được sử dụng trên 30 năm.
3.3.1 Hệ thống bể chứa của tổng kho

Bể trụ đứng : thường là những bể có thể tích lớn 400 – 10.000 m 3, bể thường
có cấu tạo 4 phần:
 Móng bể
 Đáy bể
 Thân Bể
 Mái bể
- Phần móng bể nó bao gồm các lớp: lớp đất đầm tong lớp dày từ 15 – 20
cm lớp đất này có thể dày 50 – 60 cm . Trên lớp đất này là lớp cát khô dày
từ 20 - 30 cm để phân dầu đều lực cũng như lún ổn định móng. Sau đó là
lớp nhựa đường trên lớp cát dày 10 – 15 cm để chống them nước . Xung
quanh móng bể người ta xây kè đá hoặc bê tông có rãnh thoát nước mưa
và nước sả từ bể ra
- Phần đáy bể bao gồm các tấm thép hàn lại với nhau làm bằng tôn dày 4 –
6mm. Còn tôn đáy sát thành bể còn chịu lực cắt tập trung của thành bể
nên người ta làm tôn dày 10 – 12mm
- Phần thành bể bao gồm
16

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
- Nhiều tấm thép ghép hàn với nhau chiều dài tấm thép theo chu vi, chiều
rộng tấm thép theo chiều caocủa bể thường gọi là các tầng. Do phải chịu
áp lực thuỷ tĩnh lớn dần theo độ sâuvà chịu lực từ trong của các tầng phía
trên nên thép tấm làm thành bể có chiều dày thay đổi và lớn dần từ trên
xuống dưới

Phần mái bể: có các dạng mái:

Bể mái nhọn

Bể mái hình cầu

17

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
** Các thiết bị của bể chứa :

Công ty xăng dầu khu vực III

Các thiết bị trang bị tại bể chứa xăng dầu nhằm đẩm bảo cho thao tác xuất nhập
tại bể được thuận tiện và đảm bảo an toàn trong việc chứa xăng dầu trong bể
- Cầu thang bể để phục vụ cho việc lên xuống trong qui trình thao tác tại bể
của người công nhân giao nhận
- Lỗ ánh sáng được đặt trên nắp bể trụ đứng có tác dụng để thông gió trước
khi lau chùi bể, sửa chữa và kiểm tra bên trong bể
- Lỗ người chui có tác dụng để đi vào trong bể khi tiến hành lau chùi, sửa
chữa bên trong bể, lỗ người chui được đặt ngay tại vành thân thứ nhất của
bể trụ đứng
- Lỗ đo lường lấy mẫu có tác dụng thả các thiết bị đo, thiết bị lấy mẫu trong
trường hợp xác định độ cao mức nhiên liệ, lỗ đo lường lấy mẫu được lắp
đặt trên mái bể tru đứng.

- Ống tiếp nhận cấp phát dùng để nối với đường ống công nghệ tiếp nhận
cấp phát, nhưng ống này được đặt ngay ở tầng thép thứ nhất của bể thép
hình trụ đứng
- Van hô hấp và van an toàn
. Van hô hấp kiểu cơ khí dùng để điều hoà áp suất dư và chân không
trong bể chứa
. Van hô hấp lắp kết hợp với van ngăn tia lửa
Có tác dụng điều chỉnh bởi bể chứa trong giới hạn 20 – 200mm cột nưcs và
ngăn tia lửa từ bên ngoài vào trong bể chứa
- Van an toàn kiểu thuỷ lực có tác dụng điều hoà áp suất dư hoặc chân
không trong bể chứa khi van hô hấp không làm việc, dưới áp suất dư từ
55 – 60mm cột nước và chân không 35 – 40mm cột nước
- Hộp ngăn tia lửa, được lắp trên bể chứa phía dưới van hô hấp loại không
kết hợp có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh ngọn lửa hoặc tia lửa bên
trong bể chứa

18

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
- Van bảo vệ có tác dụng hạn chế hao hụt mất mát nhiên liệu trong trường
hợp đường ống bị vỡ hoặc khi van hai chiều chính của bể chứa bị hang
hóc, van bảo vệ lắp ở đầu cuối ống tiếp nhận cấp phát quay vào phía trong
bể chứa
- Bộ điều khiển của van bảo vệ được lắp ở phía trên của ống tiếp nhận cấp

phát có tác dụng để mở van bảo vệ, giữ cho nó ở tư thế mở và đóng van
bảo vệ lại
- Van xi phông có tác dụng định kỳ xả nước lắng lẫn trong bể chứa
- Thiết bị đo mức nhiên liệu trong bể chứa: với mục đích tiết kiệm thời gian
đo mức nhiên liệu trong bể chứa đồng thời đảm bảo kiểm tra dễ dàng
được mức nhiên liệu
- Thiết bị cứu hoả phụ thuộc vào thể tích bể chứa người ta có thể lắp đặt
trên bể đến 6 bình bọt cưú hoả hỗn hợp và các bình bọt cố định có tác
dụng để đẩy bọt hoá học và bọt khí cơ học vào bể khi trong bể có sự cố bị
cháy
- Van cạnh bể
- Hệ thống tiếp địa để tránh hiện tượng sét đánh vào bể thường bố trí trên
mỗi bể từ 3 – 6 cột thu lôi
- Hệ thống tưới mát dùng để làm mát bể khi trời nắng to nđể giảm hao hụt
xăng dầu do bay hơi
- Hệ thống thoát nước
3.3.2 Hệ Thống bơm của kho
- Bơm: Bơm ly tâm, hệ thống với 11 bơm:
Họng 1, 2: DO ( 0.05)
Họng 3, 4 : JetA1
Họng 5 : KO
Họng 6 : RON95
Họng 7, 8 : E5
Họng 11, 12 : JetA1
Họng 11 : Dự phòng
19

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:



Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
Các bơm được công nhân điều khiển bằng tay qua hệ thống PLC
3.3.3 Các thao tác đo bể, kiểm tra và bảo dưỡng bơm
3.3.3.1 Các thao tác đo bể
* Mục đích của việc đo bể:
- Kiểm tra định kì mực sản phẩm ở trong bể để ghi lại, từ đó có thể tính toán và
đánh giá mức độ hao hụt nhiên liệu.
- Từ số liệu đo bể có thể khớ số liệu xuất nhiên liệu ra và khi nhập nhiên liệu
vào tránh hiện tượng mất mất cũng như nhầm lẫn trong quá trình xuất hàng.
* Các thao tác đo bể:
Bước 1: phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng ( thước đo, các loại
thuốc thử nước, thuốc cắt dầu )
Bước 2: Mở nắp lỗ thở của bế chứa ( lưu ý: khi mở nắp lỗ thở của bế chứa thì
nên đứng cách xa lỗ thở 5m tránh nguy hiểm) , sau khi thoát hết khí trong bể
chứa có thể quan sát sơ bộ và tìm vị trí đứng phù hợp bắt đầu tiến hành đo.
Bước 3: Trước tiên thả máy đo nhiệt độ xuống vào bể chứa dầu. Có 3 mức cần
đo là: đáy bể, giữa bể và mặt bể. Khi thả cảm biến xuống thì nhiệt độ sẽ hiện
trên máy cầm tay và sẽ biết nhiệt độ là bao nhiêu. Sau đó ghi lại vào số và báo
cáo lại.
Bước 4: Tiếp tục đo đến thể tích của bể. Thước đo sẽ được bôi thuốc thử nước
( nếu có nước trong bể, sẽ xuất hiện màu đỏ. Sau khi thả dây kịch đáy bể sẽ kéo
lên để kiểm tra, khi kéo dây lên sẽ thấy xuất hiện vạch váng dầu là chiều cao của
mực nhiên liệu trong bể ( nếu chưa nhìn rõ có thể dùng thuốc cắt dầu bôi khoảnh
vạch chưa rõ sẽ thấy vạch chia hồng rất rõ.)
Bước 5: Ghi lại số liệu để tính toán. Sau đó báo cáo lại bố phận kho.
3.3.3.2 Các thao tác kiểm tra bơm
* Mục đích:

Việc kiểm tra bơm thường xuyên là rất quan trọng và là công việc hằng ngày
trong khu vực kho 1 cũng như kho 2. Bơm sẽ được kiểm tra thường xuyên trong
ngày để phòng tránh tối đa hiện tượng hỏng hóc dẫn đến trì hoãn việc xuất các
20

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
sản phẩm đi. Hệ thống bơm nếu không kiểm tra thường xuyên sẽ dến đến một số
hiện tượng như: khô dầu, tiếng chạy không ổn định,…
* Các bước kiểm tra bơm:
Bước 1: Theo dõi toàn bộ hệ thống bơm đề phòng bị nứt, vỡ các bộ phận trên
bơm.
Bước 2: Lắng nghe tiếng hoạt động của bơm có ổn định hay không, nếu có tiếng
động lạ phải dừng bơm để kiểm tra.
Bước 3: Dùng máy đo nhiệt độ của bơm, kiểm tra áp suất của bơm có đều
không, nếu áp suất thấp hơn thì lượng nhiên liệu bơm ra sẽ không đủ, còn nếu
quá cao sẽ gây nguy hiểm. ( Ví dụ như kho 1 có áp suất bơm trung bình là 5bar,
còn kho 2 là 7-10bar )
Bước 4: Kiểm tra dầu của máy qua mắt dầu. Nếu dầu trong mắt dầu ở dưới vạch
dầu thì tức là lượng dầu để đảm bảo đang ít hơn, cần phải bơm bằng vạch kẻ của
mắt dầu.
3.4 Khu vực xuất hàng
3.4.1 Quy trình xuất hàng đường bộ
Bước 1: Công tác chuẩn bị.- Phòng kho thông báo các mặt hàng xuất, bể xuất, số
lượng giới hạn cho giaonhận.- Trường ca bố trí giao nhận tại các vị trí sản xuất.Giao nhận kiểm tra toàn bộ tuyến ống liên quan, đồng thời tiến hành thôngtuyến,

xả khí tuyến ống xuất trước bơm (nếu cần) để đảm bảo hệ thống xuấthoạt động
tốt.- Giao nhận kiểm tra các trang thiết bị tại giàn xuất hàng: các van chặn,
lọctách khí, lượng kế, thiết bị đo, đếm,... - Giao nhận vận hành bơm kiểm tra
điện nguồn cung cấp cho bơm, chế độ làmviệc của bơm, kiểm tra dầu làm mát ổ
trục,...
Bước 2: Lập thủ tục nhận hàng.- Phòng kho tiếp nhận thông tin nhận hàng của
khách hàng từ phòng kinh doanh- Sau khi kiểm tra chính xác của các thông tin
nhận hàng, cập nhật thông tin vào “Sổ theo dõi Đề nghị xuất hàng”
Bước 3: Kiểm tra phương tiện trước khi nhận hàng.- Nhân viên bảo vệ kiểm tra,
ghi chép các nội dung như: Số phương tiện, họ tên, loại hàng, số lượng vào “Sổ
theo dõi”.- Nhân viên bảo vệ tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn của phương
21

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
tiện gồm trang thiết bị PCCC của xe; đo và niêm phong (bằng hình thức kẹp chì)
téc nhiên liệu chạy máy và các téc phụ (nếu có), ghi nhận vào “Sổ theo dõi”
đồng thời yêu cầu lái xe để hết các vật dụng chứa kèm theo (xô, can,…) tại vị trí
quy định và đóng dấu “Đủ điều kiện” để nhận hàng.
Bước 4: Hướng dẫn phương tiện vào làn xuất hàng.- Giao nhận phối hợp với bảo
vệ hướng dẫn phương tiện vào làn xuất, đúng vị trí nhận xăng dầu.- Giao nhận
tại giàn xuất hàng tiến hành kiểm tra khô sạch của các hầm hàng trên phương
tiện.
Bước 5: Xuất hàng.- Khi phương tiện vào vị trí nhận hàng, giao nhận tại cần
xuất yêu cầu lái xe tắt máy, kẹp dây tiếp địa chống tĩnh điện, kiểm tra van xả các

hầm hàng của phương tiện trước khi xuất.- Giao nhận tại cần xuất kiểm tra các
thông tin trên phiếu xuất hàng và xuất hàng theo thông tin trên trên phiếu xuất
hàng.- Trong quá trình xuất hàng, giao nhận phải liên tục theo dõi đồng hồ xuất,
tình trạng hầm hàng, lưu lượng, số đồng hồ hiển thị của từng hầm hàng, kết
thúc mỗi phiếu ghi các thông tin: số lượng xuất qua đồng hồ, nhiệt độ, chỉ số
lượng kế tổng…vào “biên bản giao nhận đường bộ ”. Trong quá trình xuất hàng
nếu có sự cố, giao nhận ấn nút Stop trên đồng hồ.
- Khi xuất xong, giao nhận yêu cầu lái xe ngắt cần xuất ra khỏi hầm hàng, đóng
kín các nắp hầm hàng, tháo dây tiếp địa chống tĩnh điện cho phương tiện, hướng
dẫn phương tiện rời làn xuất về khu kiểm định và lái xe không được rời bỏ vị trí
khi phương tiện chưa ra khỏi làn xuất an toàn.
- Công nhân giao nhận ghi lại số lượng kế trước và sau xuất vào “Sổ ghi số công
tơ”
- Trong quá trình xuất hàng, nếu có sự cố về hệ thống, giao nhận phải báo cáo
ngay cho phòng kho để được chỉ đạo xử lý.
Bước 6: Kiểm tra phương tiện sau khi nhận hàng.(Đội bảo vệ)
- Bảo vệ đo mức dầu thực tế so với tấm mức của phương tiện và kiểm tra tình
trạng của hầm hàng không nhận hàng (nếu có); nhân viên bảo vệ ghi nhận số
liệu âm/dương mức xăng dầu thực tế của từng hầm đã xuất vào “biên bản giao
nhận đường bộ”.
22

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
- Bảo vệ kiểm tra niêm phong téc dầu máy phương tiện, ghi vào “biên bản giao

nhận đường bộ và sổ theo dõi xe.- Trường hợp phương tiện không nhận hàng cả
xe (trống hầm), bảo vệ kiểm tratình trạng hầm không nhận hàng, ghi vào “biên
bản giao nhận đường bộ”.
Bước 7: Lấy mẫu phương tiện.
- Lấy mẫu lưu tại phương tiện (2 mẫu/loại hàng “mỗi mẫu 1 lít”)
- Gắn “Tem mẫu” giao cho lái xe: 01 mẫu/loại hàng, mẫu còn lại để lưu tại Công
ty.
Bước 8: Niêm phong và hoàn thiện biên bản giao nhận đường bộ.
- Bảo vệ tiến hành niêm phong các hầm hàng và đầu cửa xả của phương tiện, ghi
nhận vào “biên bản giao nhận đường bộ” và “Sổ quản lý niêm”.
- Bảo vệ kiểm tra lại chứng từ, đóng dấu cho phương tiện rời kho

3.4.2 Quy trình xuất xăng dầu bằng đường sắt

- Dàn xuất Wagon (đường sắt) với 8 họng xuất đóng dầu ma- dút, dầu đi-êden, xăng cho 8 toa cùng lúc; có hệ thống cân điện tử 60 tấn bảo đảm chính xác
để giao dầu ma-dút cho khách hàng.
23

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập
Công ty xăng dầu khu vực III
- Công ty xăng dầu KVIII xuất xăng dầu qua đường sắt chủ yếu tới Yên
Bái.
- Mọi thủ tục quy trình xuất hàng tương tự như trên . Tuy nhiên cần chú ý
một số những an toàn như sau:
Các wagon xitec làm nhiệm vụ chuyên chở xăng dầu phải đảm bảo yêu cầu

kỹ thuật, có barem dung tích đã được kiểm định và do các cơ quan đo lường nhà
nước cấp (hoặc đơn vị được uỷ quyền).
Tại nơi giao phải kiểm tra độ sạch, độ kín, các yêu cầu kỹ thuật khác và các
thủ tục giấy tờ cần thiết, đo tính khối lượng xăng dầu thông qua việc đo tính
dung tích và qui về nhiệt độ 15 °C. Số liệu đo tính tại phương tiện là số liệu
pháp lý để hạch toán.
Xăng dầu bị hao hụt trong quá trình vận chuyển theo đường sắt do:
- Bay hơi trong khi xuất nhập vào wagon xitéc
- Bay hơi theo dọc đường vận chuyển do nắp xitéc không kín
- Rò rỉ qua các khe hở trong các thiết bị của dàn đóng xăng dầu và các máy
bơm trong trạm xuất nhập
- Tràn vãi ra ngoài xitéc trong khi xuất nhập và dọc đường vận
chuyển cặn tồn không thể xả hết (gọi là cặn chết) dưới đáy xitéc hoặc do dính
bám trên thành xitéc.


Chính vì vậy cần cẩn trọng trong việc bơm nhiên liệu vào các

khoang wagon xitec

24

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


Báo cáo thực tập

Công ty xăng dầu khu vực III


3.4.3 Quy trình xuất sản phẩm bằng ô tô

25

GVHD: TS.Nguyễn Minh Việt

SVTH:


×