Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.4 KB, 21 trang )

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
Trường ĐH Sư Phạm TDTT TP.HCM

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO
Năm Học 2018-2019

SINH VIÊN : Nguyễn Hải Đăng
Lớp : ĐH LIÊN THÔNG 12A2

TP.HCM ngày 15 tháng 8 năm 2018


CHUYÊN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO.
CÂU HỎI: Anh(chị) hãy trình bài tóm lược qua trình phát triển của lịch sử
TDTT qua các thời kỳ , bối cảnh ra đời lời kêu gọi tập thể dục của chủ tịch
Hồ Chí Minh đã góp phần thúc đẩy TDTT Việt Nam hội nhập và phát triển.
I . Quá trình phát triển của lịch sử TDTT qua các thời kỳ.
1. Thời kỳ công xã nguyên thủy.
TDTT ra đời cùng với sự ra đời của xã hội loài người, dưới sự tác động
của môi trường và mối quan hệ cộng đồng, đòi hỏi phải đấu tranh sinh tồn vì
cuộc sống như đi, đứng, chạy, nhảy..... Đây là nhân tố khách quan và ý thức chủ
quan (săn, bắn, hái, lượm...), luôn gắn chặt với lao động sản xuất để tồn tại.
TDTT như là một bộ phận nền văn hóa chung của loài người. Thời kỳ đầu sử
dụng các công cụ thô sơ. Qua thời gian, họ biết phối hợp các hành vi vận động
của từng cá nhân làm tăng vị thế và uy lực, GDTC được phát triển thông qua các
bài tập sức mạnh, nhanh, bền, mềm dẻo, khéo. Sự kiên trì và nổ lực ý chí đã
khắc phục môi trường xung quanh, nâng cao ý thức tập thể, tính phối hợp đồng
đội dẫn đến hình thành tổ nhóm. Trong các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh
rằng: “Trang bị kỹ thuật kém cỏi của con người ở thời kỳ đồ đá đã buộc họ phải
hành động tập thể…”. Năng lực tư duy được nâng lên, có sự phối hợp, hiệp
đồng, lập kế hoạch hành động, chuần bị, phân công... Ở thời kỳ này, bản chất tự


nhiên của con người được đặt lên hàng đầu, vì họ không chú trọng nhiều đến sự
thay đổi của thế giới tự nhiên bên ngoài, mọi hành động chỉ để đối phó, khắc
phục với điều kiện môi trường sống hiện tại thông qua kinh nghiệm tích luỹ. Từ
đó hình thành các kĩ năng giao tiếp thông thường đến chuyên môn hoá sâu, đó là
giáo dục thể chất (tự hoàn thiện, tự thích nghi); Các bài tập thể chất ra đời, phản
ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người, nó trở
thành nhu cầu để củng cố, nâng cao năng xuất lao động và hoàn thiện thể chất.
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 2


Thể dục thể thao trong xã hội thị tộc Chế độ thị tộc xuất hiện là hình
thức tổ chức xã hội đầu tiên: Con người biết làm ăn chung, biết phối hợp, phân
công lao động, tạo của cải vật chất nuôi sống con người. Lúc bấy giờ chưa có
lực lượng vũ trang, song bắt đầu có những xung đột nhỏ của các bộ tộc. Vì vậy,
nhu cầu về thể lực được quan tâm và coi trọng. Từ đó công tác GDTC và hoạt
động TDTT bước đầu phát triển. Đặc điểm chung của GDTC trong xã hội thị tộc
Công tác GDTC ở thời kỳ này chủ yếu là các hoạt động phát triển cơ bắp về sức
nhanh, sức mạnh, sức bền. Mục đích con người tham gia tập luyện các bài tập
TDTT đơn thuần nhằm để phô trương quyền lực và sức mạnh của các bộ tộc, mở
mang bờ cõi, việc nâng cao tố chất thể lực chỉ chú trọng vào giáo dục lòng dũng
cảm và các phẩm chất ý chí. Các môn thể thao phát triển: chạy, nhảy, ném, vật,
mang vác vật nặng và các trò chơi. Điều này đã phản ánh khách quan tính tích
cực của con người dưới chế độ thị tộc chưa có giai cấp, nhưng đã chứng minh
tiềm lực của con người là vô tận: duy trì phát triển văn hóa, cải tạo thiên nhiên
môi trường, nâng cao năng suất lao động…., trong đó TDTT đóng vai trò then
chốt. => Đấu tranh là quy luật tất yếu giữa các mặt đối lập dẫn đến chế độ thị tộc
tan rã.

2. Thời kỳ chiếm hửu nô lệ.
Trong giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, sự xuất hiện của
lực lượng sản xuất đã tăng lên nhiều. Một trong những nguyên nhân của hiện
tượng đó là sự xuất hiện của các công cụ sản xuất mới và cùng sự phân công lao
động đã đem lại năng xuất lao động cao hơn. Con người đã sản xuất được nhiều
sản phẩm so với sự cần thiết để sống, khả năng bóc lột lao động đã xuất
hiện.Việc biến các tù binh bắt được thành nô lệ đã trở nên có lợi.
Sau này xã hội phát triển đã phân chia thành chủ nô và nô lệ, giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị.

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 3


Mặc dù xã hội nô lệ bất công và tàn ác, song nó cũng tiến bộ hơn xã hội
công xã nguyên thủy.Bởi nó đã giải phóng một số người khỏi lao động chân tay
nặng nhọc, thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành bộ máy nhà nước, xây
dựng các công trình lớn, phát triển chữa viết và nền văn hóa chung, trong đó có
TDTT.
Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là thông qua chiến tranh mà chiến
đòi hỏi phải có sự chẩn bị tốt về thể lực cho binh sĩ. Sức mạnh, sức bền, khéo
léo cũng như kỹ năng sử dụng vũ khí đã được xã hội hóa coi trọng.Từ đó hệ
thống giáo dục thể chất và hệ thống giáo dục quân sự, huấn luyện thể lực ra đời
vào thời gian này; chúng đã mang tính giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích
của giai cấp thống trị.
TDTT ở các quốc gia phương Đông cổ đại
Các xã hội có sư phân chia giai cấp sớm nhất là ở các quôc gia phương Đông cổ
đại, các nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập, Attxiri, Babilon, Ba Tư, Ấn Độ, Trung

Quốc.
Khuynh hương quân sự là nét đặc trưng của TDTT ở các nước phương Đông cổ
đại. Các bài tập quân sự cũng như tâp cưỡi ngụa, vật, bươi, săn bắt và các bài tập
gần gũi với quân sự dược áp dụng rông rãi.
Các tầng lớp quý tộc, tầng lớp thống trị và con em của họ được đến
trường để học cách cưỡi ngựa và kỹ năng sử dụng vũ khí, luyện thể chất…
TDTT ở Hy Lạp cổ đại
TDTT ở Hy Lạp cổ đại được phát triển như là một bộ phận của văn hóa cổ
đại, bắt đàu từ những thời kỳ lớm nhất của lịch sử Hy Lạp. Ở Hy Lạp cổ đại,
người ta chú ý đến giáo dục thể chất và các cuộc thi đấu khác nhau.Sức manh,
sức nhanh, bền bỉ và long dũng cảm được đanh giá rất cao.
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 4


Họ cho rằng các vị thần cũng rất thích sức mạnh thể chất và thể hiện qua đua
tài. Do đó thi đấu của lịch sử đã trở thành một bộ phận cua nghi thức tôn giáo từ
rất sớm.
Hệ thống giáo dục thể chất ở Xpéctơ và Athens .
Ở Hy Lạp cổ đại có nhiều bang , nhiều quốc gia và không thống nhất thành
quốc gia chung . Vì vậy người Hy Lạp quan tân đến giáo duc và huấn luyên
quân sự , thể lự cho từng người .
Hệ thống giáo dục Xpéctơ
Xpéctơ là một nhà nước báo thù còn duy trì nhiều truyền thống của chế độ thị
tộc như nền kinh tế tự nhiên dựa vào lực lương quan sự . Chính điều đó qui định
sự khác biệt trong hệ thống giáo dục .
Ờ Xpéctơ , nhười ta rất chú ý rèn luyện thể chất cho trẻ em từ thời kỳ thơ
ấu , trẻ khỏe mạnh cứng cáp thì được nuôi , con trai được giáo dục trong gia

đình đến năm 7 tuổi , từ 7 tuổi phải tập trung vào các trương để nuôi dạy . Từ 14
tuổi chúng được tập luyện sử dung các laoi vũ khí và bắt đầu làm nghĩa vụ quân
sự để trở thành những chiến binh giỏi . Phụ nữ chưa chồng cũng phải luyện tập
như con trai , mục đích là khỏe mạnh để sinh những đứa con khỏe mạnh .
Hệ thống giáo dục thể chất ở Athens
Athens là một nhà nước tiến bộ, có nền văn hóa, kinh tế phát triển nhanh,
các công dân Athens không chỉ có sức khỏe mà còn có học vấn.
Ở Athens , giáo dục thẩm mỹ ca hát âm nhạc có ý nghĩa lớn . Trẻ em dưới 6 tuổi
đươc giáo dục ở nhà. Từ 7-14 tuổi được học ở trường . Từ 16 tuổi trở lên , thanh
niên được giáo duc ở trường ttrung học , được giáo dục thể chất nghiêm khắc
hơn cung với học văn hóa .

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 5


Sự giống nhau vế giáo dục thể chất của hai quốc gia này : Muc đích giáo
dục thể chất nhằm để đào tạo thanh niên thành những chiến binh ; Các phương
tiện giáo dục thể chất đều sử dung năm môn phối hợp .
Thể dục ở Hy Lạp cổ đại
Trong hệ thống giáo dục thể chất ở Hy Lạp cổ đại có sử dung nhiều phương
tiện dưới dạng các bài tập thân thề và gọi chung là “ Thể dục” Về nội dung thể
dục ở Hy Lạp được chia thành 3 loại :
- Palextorica : Các bài tập năm môn phối hợp gồm có chạy 200m , nhảy
xa ,ném đĩa , lao , vật . Các bài tập này phù hợp với thao tác chiến đấu của các
chiến binh , thể hiện được sức mạnh , sức bền và sự khéo léo .
- Orkhextorica: các bài tập vũ đạo gồm múa cổ điển , múa dân gian ,có
nhạc đệm, đàn trống

-

Trò chơi: được sử dụng trong tập luyện cho trẻ em gồm nhiều loại trò

chơi với bóng, kéo co , thăng bằng, trò chơi kết hợp với chạy.
TDTT ở La Mã cổ đại.
La Ma cổ đại là một nhà nước có chế độ nô lệ phát triển cao và phát triển như
một nhà nước tập quyền.Lich sư La Mã cổ đại gồm có 3 thời kỳ chính.
- Thời kỳ Quốc vương. Chủ yếu là mang tính chất quân sự, phổ biến là các
cuộc thi đấu kỵ sĩ, đua xe, bài tập phóng lao, vật, võ tay không.
- Thời kỳ cộng hòa hệ thống huấn luyện cho các chiến binh đã hoàn thiện.
- Thời kỳ Đế Chế:Do có chiến tranh nội chiến nên có các thế lực thống trị
củng cố quyền lực, bằng cách thiết lập chế độ chuyên chính, tăng cường công
tác quân sự. Để khuếch trương quyền lực, họ đã tiến hành xây dựng các công
trình đồ sộ để tổ chức thi đấu.
Đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 6


Người Hy Lạp cổ đại tính thời gian 4 năm 1 lần để tiền hành đại hội
Olympic.Các đại hội Olympic được tổ chức tại thành phố Olympic nằm ở tây
bắc bán đảo Pelopoen, trên lưu vực song An phây, dưới chân núi Cronoc và bắt
đầu từ năm 776 trước công nguyên. Các đại hội có ý nghĩa chinh trị xã hội rất to
lớn. vì trong thời gian tiến hành đại hội Olympic phải ngừng tất cả các cuộc
chiến tranh. Các nhà lãnh đạo các thành bang phải đến dự đại hội, họ có thể ký
kết các hiệp ước quan hệ thương mại, văn hóa
Các đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại là ngày hòa bình của các quốc

giaHy Lạp, có ý nghĩa xã hội sâu sác thời đó và cả trong thời kỳ hiện đại ngày
nay.
3. Thời kỳ phong kiến sơ kỳ.
Sau khí chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, phần lớn các nước chế độ phong
kiến đã thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ. Thời kỳ này gọi là thời kỳ trung cổ.
Các nước mạnh đã bắt đầu thực hiện các cuộc xâm lược .Xã hội phân
thành nhiều cấp bậc với quyền lợi khác nhau.
Từ đó việc đào tạo quân sự là việc bắt buộc đối với các chúa phong kiến.
song mâu thuẫn giũa các chúa phong kiến thường xảy ra như nội chiến của các
chúa phong kiến phai luôn luôn sằn sang chiến đấu và huấn luyện quân sự cho
binh sĩ, sau này tổ chức các cuộc thi đấu hiệp sĩ (để thể hiện uy lực).
Đối với nông dân, ngay từ ngày đầu sơ kỳ họ cũng phải chu ý tới các trò
chơi giải trí và các bài tập phát triển sức mạnh sức bền khéo léo và các bài tập
mang tính quân sự vì họ phải thường xuyên chông kẻ thù để bảo vệ mình.
TDTT trong thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển.

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 7


Đến khoảng thế kỷ IX, các quan hệ phong kiến đã thiết lập hoàn toàn ở
Tây Âu.Hệ thống huấn luyện quân sự và thể lực cho các đẳng cấp quý tộc được
phát triển gọi là hệ thống giáo dục hiếp sĩ.
Trong thời gian nay, các cuộc thi đấu có ý nghĩa lớn trong việc phát triển
TDTT.Các môn nén đá, đẩy tạ, ném búa chim, chạy vượt chướng ngại vật hay
các trò chơi đã hình thành quy tắc trong thi đấu dần dần được mọi người thừa
nhận.Ở thời kỳ trung cổ, thi đấu mang tính chất thuần túy, tham gia thi đấu mang
tính tình nguyện, thi đấu không gắn với tôn gióa, thi đấu có tính hài hước và từ

thể thao có lẽ ra đời từ thời gian này.
4. Thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản.
Trong thời kỳ trung cổ, hoc thuyết cua các nhà nhân đạo chủ nghĩa ra đời
và phát triển.Trong lĩnh vực giáo dục thể chất va tinh thần, những nhà chuyền bá
ý thức thế hệ mới này là các nhà nhân đạo chủ nghĩa, họ hết sức chú ý đến lợi
ích bản thân con người.
Tư tưởng cơ bản của các nhà nhân đạo thời kỳ này là sử dụng giáo dục thể
chất không chỉ để huấn luyện quân sự mà còn để tăng cường sức khỏe và phát
triển sức mạnh thể chất. Đó là một tư tưởng mới, tiến bộ. Tuy nhiên, quan điểm
của các nhà nhân đạo chủ nghĩa còn hạn chế khuynh hướng chỉ nhằm đảm bảo
hạnh phúc cá nhân con người.
Nhà nhân đạo chủ nghĩa Italia Vichtorino Đơ Pheltoro (1378-1446) đã
thành lập trường học kiểu mới “nhà vui sướng” .Trong trường có giảng dạy
TDTT và giáo dục thể chất. Lần đầu tiên giáo dục thể chất được đưa vào kế
hoạch học tập của trường. Một lượng thời gian đáng kể được giành cho các trò
chơi và các bài tập thể chất.Người ta dạy cho các trẻ biết đấu kiếm, cưỡi ngựa,
bơi và thực hiện các quy tắc vệ sinh.

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 8


Nhà nhân đạo chủ nghĩa người pháp Phorangxoa Rablo(1449-1553) đã đề
nghị luân phiên giờ học văn hóa và tập thể dục. Ông kết hợp bài tập của giờ quý
tộc và người nghèo vào mục đích giáo dục con người.
5. Thời kỳ xã hội chủ nghĩa
Thời đại phát triển của chủ nghĩa tư bản từ cuộc cách mạng tư sản đầu
tiên ở thế kỷ 17 (cách mạng tư sản Anh 1640) đến trước cách mạng tháng xã hội

chủ nghĩa tháng mười vĩ đại gọi là thời cận đại
Trong thời kỳ này nền kinh tế văn hóa của chế độ xã hội mới đã được phát
triển, đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái mới, tiến bộ và cái cũ phản động . Đồng
thời , trong lí luận và thực tiễn của giáo dục chung và giáo dục thể chất ,của y
học và một số ngành văn hóa khácco1 quan hệ với tăng cường sức khỏe , phát
triển và hoàn thiện con người đã đạt được những thành tựu đáng kể .
thâthể sinh ra trước con người
Những cơ sở tư tưởng của giáo dục thể chất
Thời kì này triết học duy vật , khoa học tự nhiên và lí luận giáo dục mới có
ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cơ sở lí luận giáo dục thể chất .
Giăng Giác Rút xô (1712-1778) đã phát triển tư tưởng về vai trò qui định của
môi trường bên ngoài trong việc hình thành nhân cách con người . Ông viết “
thân thể sinh ra trước tâm hồn , nên việc quan tâm đến thân thể phải là việc
trước tiên”. Bắt đầu là rèn luyện cơ thể , sau đó là các trò chơi và các bài tập thể
dục thể chất .
Nhà giáo dục Thụy Sĩ Logan Pêxtalot xi (1746-1827)có công lớn trong lĩnh vực
giáo dục thể chất . Ông đã soạn ra phương pháp phân tích , gọi các động tác ở
khớp là động tác sơ đẳng , là cơ sở để giảng dạy động tác phối hợp phức tạp .

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 9


Các nhà cách mạng tư sản Pháp ở cuối thế kỉ XVIII có công lớn trong cơ sở lí
luận cho giáo dục thể chất . họ cho rằng cần phải đưa giáo dục thể chất vào hệ
thống giáo dục quốc dân.
Sự nảy sinh và phát triển của các hệ thống giáo dục thể chất quốc gia
Vào đầu thế kỉ XIX hầu hết các nước tư bản , các hệ thống giáo dục thể chất

quốc gia bắt đầu được xây dựng ở Đức , Thụy Điển , Pháp . Tất cả các hệ thống
ấy đều là những hệ thống thể dục , bởi thể dục đã tạo khả năng huấn luyện các
bộ phận khác nhau của thân thể . huấn luyện các động tác và kĩ xảo cụ thể và
cũng đáp ứng tốt hơn với phương thức tiến hành chiến tranh trong thời gian ấy .
Hệ thống giáo dục thể chất ở Đức
- Rèn luyện chông thời tiết xấu và nhiệt độ thấp của không khí , biết chịu
đói khát , mất ngủ
- Các bái tập phát triển các giác quan , chủ yếu trong luc tham gia trò chơi
đặc biệt
- Tất cả các bài tập Hy Lạp , trượt băng ,mang vác vật nặng
- Các tró chơi giải trí
- Các bài tập cưỡi ngựa , đáu kiếm , nhảy múa , trong đó có các bài trên
ngưa gỗ và một số dung cụ khác .
- Các động tác đơn giản của từng bộ phậ cơ thể .
- Lao động chân tay
Công lao chính là cua Gútmut là soạn thảo kỹ thuật cảu các bài tập thể dục và
đưa vào trường học .
Hệ thống giáo dục thể chất ở Thụy Điển
Dấu hiệu chủ yếu của bải tập thể dục Thụy Điển là tính đối xứng và thẳng
hàng , tư thế đúng của tay , chân được đặc biệt chú ý . Trong thời gian tập có

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 10


nhiều lần nghỉ giữa giờ . Thể dục Thụy Điển đã đặt cơ sở cho sự phát triển thể
dục chung .
Đến nay hệ thống thể dục Thụy Điển vẫn được áp dung rộng rãi trong nhà

trường
Hệ thống giáo dục thể chất của Pháp
Vào những năm 1770- 1848 Đại tá phoranxixco Amorot và những người kế
tục Ông có công lao to lớn trong việc xây dựng hệ thống giáo dục Pháp . Các
ông đã biên soạn hệ thống bài tập có tính chất ứng dung quân sự , đào tạo binh sĩ
Ông cho rằng bài thể dục tốt nhất là bài tập phát triển kỹ năng cần thiết trong
đời sống , đặc biệt là trong chiến tranh như các bài tập đi , cahy5 , nhảy , mang
vác ở các địa hình tự nhiên . Các bài tập thăng bằng , bò ,leo trèo , lơi lặn, vật
,bắn , đấu kiếm , nhào lộn hay các bài tập tay không , múa .
Quan điểm dạy của ông là không theo một sơ đồ nào mà dựa vào nguyên tắc
chung , vừa sức vói người tập và đơn giản trong chừng mực có thể theo nguyên
tắc từ dễ đến khó và chú ý đặc điểm cá nhân . Đây là hệ thống có tiếng vang .
Hệ thống giáo dục thể chất và thể thao ở các nước khác
Đan Mạch , Anh , Mỹ và một số nước Đông á , Đông nam á , ở các nước này
trường học trở thành trung tâm chính phát triển thể thao . Tại các trường học
xuất hiện các nhóm thể thao nghiệp dư . Từ những năm 30 của thế kỷ XIX người
ta tổ chức các cuộc thi thường xuyên về các môn thể thao cho học sinh .
Tại các nước Đông nam á , trong các trường học truyền đạo , giáo dục thể
chất gồm trò chơi , bơi , các cuộc hành tiến …. Song việc giảng dạy trong các
trường này có trình độ thấp
Những mặt mạnh và tồn tại của các nhà nhân đạo chủ nghĩa và các nhà xã hội
không tưởng góp phần làm cơ sở tư tưởng của lý luận giáo dục thể chất .
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 11


*Sự xuất hiện các tổ chức thể dục đấu tiên của công nhân .
Trong quá trình đấu trang bảo vệ lợi ích, giai cấp công nhân đã xây dựng các

tổ chức của mình . Liên đoàn những nhà cộng sản đã lãnh đạo hoạt động của
các hội quần chúng khac nhau của giai cấp công nhân .
Những người cộng sản đã tham gia các tổ chức thể dục khác nhau và xây
dựng trong quần chúng các nhóm thể dục và ca hát mới . Về sau trở thành
một tổ chức quần chúng tự lập của những người lao động .
Phong trào thể thao của công xã Pari
Sau công xã Pari , số lượng các tổ chức khác nhau của giai cấp công nhân đã
tăng lên , trong số đó có những tổ chức thể thao do công nhân thành lập cho họ
và con cái của họ . Có tổ chức thể thao hoạt động không mang tính chính trị ,
nhưng cũng có tổ chức tích cực tham gia chính tri , theo yêu cầu của các tổ chức
đảng , trở thành trung tâm tuyên truyền cổ động .
Sự phát triển rộng rãi của thể thao công nhân diễn ra ở cuối thế kỷ XIX ở
Đức , Pháp , Hunggary ….phong trào trở thành một bộ phân của các lực lượng
tiến bộ trong lịch sử TDTT ….
Phong trào “Chim ưng” và thể dục “Chim ưng”
Để thu hút thanh niên , phong trào “ chim ưng” ở Tiệp Khắc đã soan thảo hệ
thống và quy định trang phục thống nhất , có nhạc đệm .
Bài tâp được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Thể dục dụng cụ gồm có xà đơn , xà kép , ngựa gỗ …
Nhóm 2: Những động tác tay không.
Nhóm 3: Các động tác tập thể.
Nhóm 4: Các động tác chiến đấu gồm có vật, đấu gươm, thể dục quân sự.
Sự phát triển tiếp tục của thể thao và hệ thống giáo dục thể chất
Các tổ chức thể thao tư sản .
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 12



Giai cấp tư sản cố gẳng mở rộng ảnh hưởng của chúng bằng cách thành lập
các hội và các câu lạc bộ thể thao mới , khuyến khích hoạt động thể thao trong
các tổ chức khác nhau
Sự xuất hiện các hình thức mới trong giáo dục thể chất
Trong lĩnh vực thể thao có những nhà hoạt động tiến bộ , họ nhìn thấy thể
thao là phương tiện tốt nhất để giáo duc đạo đức và thể chất cho thanh niên ,
tăng cường hữu nghị giữa các dân tộc.
Trong thời kỳ này có hệ thống thể dục của người Pháp Gioocgiơ Đêmêni –
Phương pháp tự nhiên của Gooc-Ebe
Những quan điểm giáo dục thể chất tiến bộ ở nước Nga trước cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng mười
- Giáo dục trí tuệ và giáo dục thể chất phải chuẩn bị cho con người lao
động có năng suất cao , vì hạnh phúc của toàn xã hội .
- Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất là trau dồi kỹ năng lĩnh hội
các kết quả thu được từ các bài tập cũng như kỹ năng phân tích chung .
- Chỉ có giáo dục phát triển con người hài hòa mới có thể có năng suất và
hiệu quả cao .
* Các quan điểm của các nhà nhân đạo chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
không tưởng bàn về giáo dục thể chất cho con người.
* Về mặt mạnh
- Tư tưởng cơ bản của các nhà nhân đạo chủ nghĩa: Sử dụng giáo dục thể chất
không những để huấn luyện quân sự mà còn để tăng cường sức khỏe, phát triển
sức mạnh thể chất cho con người. Đây là tư tưởng mới và tiến bộ hơn trước.

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 13



- Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Italia V.D.Phentro(1378-1446) thành lập
trường học có dạy thể dục, giáo dục thể chất được đưa vào kế hoạch giảng dạy
trong trường, dạy các bài tập cưỡi ngựa, đấu kiếm, bơi, đua thuyền.
-Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Pháp Phơrangxoa Rappolo (1494-1553) vì coi
trọng giáo dục thể chất nên ông đề nghị luân phiên giờ học văn hóa và giờ tập
thể dục. Ông sử dụng các bài tập của giới quý tộc và của cả người nghèo vào
mục đích giáo dục con người.
- Các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Tomatmo (1478-1535) người Anh và
Tômado Campalena (1568-1639) người Italia là đỉnh cao của sự phát triển về
giáo dục của các tư tưởng theo trường phái nhân đạo chủ nghĩa. Các ông miêu tả
về xã hội tương lai và đời sống hạnh phúc con người.Theo các ông, mục đích
của giáo dục là chuẩn bị kiến thức cho trẻ em phục vụ xã hội, tăng cường giáo
dục thể chất là điều cần thiết để phát triển hài hòa tinh thần và thể chất của con
người, trong đó có người lao động.
* Về mặt tồn tại
Hạn chế của quan điểm này là khuynh hướng giáo dục thể chất chỉ nhằm đảm
bảo hạnh phúc cá nhân của con người.
II. Bối cảnh ra đời của lời kêu gọi tập thể dục của chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh
khỏe tức là cả nước mạnh khỏe", đó là một câu trong bài "Sức khỏe và thể
dục" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc ngày 27-3-1946.
Và cũng chính là "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Bác, từ đó chính
thức khai sinh ra ngành thể dục, thể thao cách mạng.

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 14



Từ thuở niên thiếu đến lúc đi tìm đường cứu nước và sau này trở về lãnh
đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thành công, đem lại độc lập và tự
do cho nhân dân, Bác không chỉ tìm hiểu về văn hóa thể chất phương Đông,
phương Tây mà còn tự mình rèn luyện thân thể thường xuyên, kiên định, đồng
thời nắm vững bản chất của TDTT đối với sức khỏe con người và ý nghĩa của nó
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bác Hồ đã viết bài thể dục và sức khỏe, kêu gọi đồng bào cả nước hăng hái
luyện tập TDTT giữ gìn sức khỏe và ngày đó đã trở thành ngày truyền thống của
ngành Thể thao Việt Nam. Chúng ta cùng ôn lại nội dung bài viết: “Giữ gìn dân
chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới
thành công. Mỗi một người dân yếu, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân
mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức
khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó
khăn gì. Gái trai, già trẻ cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày tập một ít
thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là
sức khỏe. Bộ giáo dục có nhà thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng
bào tập thể dục, giữ gìn và bồi dưỡng sức khỏe. Dân cường nước thịnh. Tôi
mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục - tự tôi ngày nào tôi cũng tập
thể dục”.
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 15


Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác đã trở thành di sản quý báu của
ngành TDTT. Học tập và làm theo lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, 64 năm qua, ngành
TDTT đã phát triển lớn mạnh không ngừng và đã đóng góp tích cực vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế...

Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha
Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên. Ngành TDTT mới có nhiệm vụ là
liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và
thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng cường sức khỏe quốc dân và cải
tạo nòi giống Việt Nam. Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực
tiếp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, hai tháng sau, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 38 ngày 27-3-1946 thành lập Nha Thanh niên và
Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Từ năm 1991, Chính phủ quyết định lấy
ngày 27-3 hằng năm là Ngày Thể thao Việt Nam.
Để nền thể thao mới hình thành và phát triển mang bản chất cách mạng, vì
lợi ích của toàn dân và đất nước thì điều cơ bản nhất phải có sự định hướng đúng
đắn, chỉ ra được mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” dẫn đường, chỉ lối cho công tác
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 16


TDTT cách mạng lúc đó. Bác vạch rõ cả ý nghĩa, mục đích cũng như phương
pháp, lợi ích của việc tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Bác viết: “Giữ gìn dân
chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới
làm thành công”. Theo Bác: “Dân cường thì quốc thịnh”. Lời kêu gọi của Bác
Hồ có ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm, tinh thần và hành động của nhân dân.
Ngay từ những ngày đầu chính quyền cách mạng cho đến những năm dài kháng
chiến, hòa bình xây dựng đất nước, lời kêu gọi của Bác đã cổ vũ, động viên toàn
dân, toàn quân ta khắp mọi miền đất nước, dấy lên phong trào luyện tập, bồi bổ
sức khỏe sâu rộng. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác
đối ngoại TDTT. Người cho rằng, đó là một trong những phương tiện quan trọng
để giao lưu, đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước năm châu.

“Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”, câu cuối cùng trong lời kêu gọi của Bác
cho thấy Người hiểu được giá trị của việc rèn luyện thể lực và luôn xem việc rèn
luyện là lẽ sống, là điều hiển nhiên ở đời, đúng như câu nói “Một tinh thần minh
mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe
mới đem lại cho con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác,
chiến đấu và học tập tốt. Những ngày ở Dục Thanh, theo tài liệu của Viện Lịch
sử Đảng thì “sáng nào, thầy Thành cũng dậy sớm và gọi mọi người ra sân tập thể
dục”. Hầu hết trong các tài liệu đều ghi: Xuân 1941, từ nước ngoài về đến Cao
Bằng, hoạt động bí mật trong điều kiện cực kỳ ngặt nghèo, Bác không những
duy trì việc tập luyện cho riêng mình, mà còn nung nấu làm sao cho mọi người
cùng được tập luyện, đặng giữ gìn tăng cường sức khỏe... Không những vậy,
Bác còn rất am hiểu và chơi nhiều môn thể thao như bóng chuyền, bi-a, bơi lội,
võ thuật, cờ tướng...
III. Sự phát triển và hội nhập sau lời kêu gọi tập TDTT của Bác
Từ năm 1956 đến mùa hè năm 1969, Bác Hồ có hàng trăm cuộc tiếp
đón, gặp gỡ, thăm hỏi các đoàn thể thao các nước bạn đến thăm và thi đấu
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 17


hữu nghị tại Việt Nam. Đặc biệt có các hoạt động thể thao lớn: Giải Bóng
chuyền Việt-Trung-Triều-Mông (1958), Giải Bóng đá Quân đội Hữu nghị
các nước (SKDA) 1963, Đại hội Thể thao Các lực lượng mới trỗi dậy
(GANEFO) 1963, GANEF

Trong nước Bác đã đến dự lễ bế giảng khóa bổ túc của các cựu HLV
Trường Cao đẳng Thể dục Phan Thiết và Đà Lạ tháng 11/1946. Người đến các
địa điểm tập luyện ở Nha Đảo xảo (Cung văn hóa Hữu nghị hiện nay); Quảng

trường Nhà hát Lớn; sân vận động SEPPO (Sân Hàng Đẫy hiện nay)… . Ngày
8/3/1946, Người đã đá quả bóng danh dự, mở màn trận đấu giữa đội Thanh niên
cứu quốc Hoàng Diệu và Đội Vệ quốc Đoàn, xem thi đấu bóng đá hữu nghị giữa
hai đội Hà Nội và Khmer tại SVĐ Hàng Đẫy (6/1957); dự Lễ khánh thành sân
Hàng Đẫy và trận đấu bóng đá giữa ĐT Phnôm Penh (Campuchia) và Hà Nội
(24/8/1958); dự Đại hội Bơi lội thiếu niên miền Bắc lần I (1958, bể bơi Ba
Đình); dự lễ bế mạc Đại hội TDTT Thủ đô lần I (1961), tiếp các đoàn thể thao
nước ngoài vv…
Ngày19/12/1966, khi tiếp các đoàn VĐV đoàn TTVN tham dự GANEFO
châu Á thắng lợi trở về (có các danh thủ Trần Oanh-bắn súng, Trần Hữu Chỉđiền kinh, Vũ Thị Sen-bơi…), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đánh giặc Mỹ
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 18


gian khổ khó khăn như vậy, nhưng quân và dân ta có quyết tâm đánh thắng. Các
cháu phải quyết tâm đặt thành tích, cao hơn nữa. Muốn vậy phải đoàn kết, giúp
đỡ nhau trong tập luyện và thi đấu, phải cố gắng thật nhiều để xứng đáng là
những VĐV của dân tộc anh hùng”…
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT, 65 năm qua, nền TDTT
nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn. Phong trào TDTT quần chúng phát
triển sâu rộng ở các địa bàn và nhiều đối tượng dân cư, đã góp phần nâng cao
thể lực, phòng chữa bệnh tật, xây dựng lối sống mới lành mạnh cho nhân dân và
góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Hưởng ứng lời kêu
gọi toàn dân tập thể dục, 65 năm qua, nhân dân cả nước tham gia nhiều phong
trào TDTT rộng lớn, đặc biệt là phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện theo
tấm gương Bác Hồ do Uỷ ban TDTT Việt Nam phát động từ năm 1990 đến nay
đã mang lại tầm vóc mới, sức vóc mới cho TDTT nước ta.
Sau 70 năm xây dựng và trưởng thành, nền TDTT nước nhà đã có những

buớc tiến đáng kể qua từng chặng đường phát triển. Mỗi chặng đường đi qua
được ghi dấu ấn với sự phát triển của phong trào thể thao quần chúng và thể thao
thành tích cao, qua đó tạo dựng và lan tỏa hình ảnh, con người Việt Nam ra thế
giới.

Có sức khỏe là có tất cả, chỉ có sức khỏe mới đem lại cho con người
có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công tác, chiến đấu và học tập tốt.
Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 19


IV. Là giáo viên bạn sẽ làm gì?
- Tôi cố gắng rèn luyên TDTT thường xuyên theo lời bác dạy, luôn làm tấm
gương sáng để các học sinh noi theo
- Thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp cho học sinh có
nhiều hứng thú trong môn thê dục.
- Luôn tiềm kiếm và nâng cao kiến thức để bổ sung những kiến thức mới và
các phương pháp giảng dạy mới.
- Tuyên truyền việc rèn luyện cho mọi người trong trường học và ngoài xã
hội
-

Phát triển thể thao thành tích cao phải bao gồm giáo dục năng khiếu và
giáo dục tâm lý học thể thao. Giáo dục năng khiếu, kỹ thuật thể thao là
nhiệm vụ thường xuyên để phát triển TDTT, song song với quá trình đó là
việc hướng dẫn, huấn luyện các chiến thuật thi đấu hợp lý, chủ động, bình
tĩnh và tự tin, vững vàng trong mọi tình huống nhằm đạt kết quả thi đấu
cao nhất. Giáo dục tâm lý học thể thao sẽ giúp cho các học sinh có bản

lĩnh thể thao, “thắng không kiêu, bại không nản”, thể hiện đúng bản sắc
văn hóa của thể thao Việt Nam truyền thống và hiện đại. Bên cạnh đó,
việc chăm sóc sức khỏe, thể lực cho các học sinh có vai trò rất quan trọng
để duy trì độ dẻo dai, sức bền, hạn chế tối đa những chấn thương trong thi
đấu . Vì vậy phát triển y học thể thao góp phần giải quyết nhiều vấn đề
thực tiễn: tuyển chọn, kiểm tra đánh giá trình độ luyện tập của học sinh,
khám và chữa trị các bệnh lý chấn thương và bệnh lý do luyện tập thể thao
gây nên, tư vấn và hướng dẫn dinh dưỡng thể thao và tham gia phục vụ tốt
công tác y tế của các giải thi đấu thể thao .

Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 20


Sinh viên: Nguyễn Hải Đăng
Lớp : 12A2

Page 21



×